Nho giáo và kinh tế

Nho giáo ra đời vào thời Xuân thu, Chiến quốc. Xuân thu (722 - 481), Chiến quốc (481-221) là thời đại của lừa lọc, bạo lực và chiến tranh. Mấy trăm nước chư hầu thành lập đầu đời Chu lần lượt bị tiêu diệt để còn lại vài chục vào thời Xuân thu và bảy nước vào thời Chiến quốc. Bảy nước dùng chiến tranh khốc liệt tranh nhau quyền làm chủ toàn Trung Quốc. Khổng tử và Mạnh tử, hai vị thánh của Nho giáo là những người rất nhiệt thành cứu đời. Đều làm cho hai người đó lo lắng là cảnh loạn ly “con giết cha, tôi giết vua, tranh giành nhau, gây chiến tranh với nhau, làm đủ chuyện bậy bạ”. Hai người để cả cuộc đời chạy vạy khắp các nước, mong kiếm một ông vua chịu theo Đạo; Nghĩa của mình, thực hành vương đạo để có thái bình. Nguồn gốc của loạn ly, theo Khổng tử và Mạnh tử là tranh giành, kiện tụng và chiến tranh, đẻ ra từ chỗ không ai chịu yên phận, yên mệnh, người nghèo muốn giàu, người giàu muốn giàu thêm, tìm mọi cách giành thêm cho nhiều. Cho nên cách của đời theo họ ý họ là xác định phân vị, làm cho mọi người biết phận, yên phận, nhường nhịn nhau. Như thế thì xã hội sẽ hòa mục, trật tự và ổn định. Khổng tử và Mạnh Tử không chỉ mong chấm dứt loạn lạc trước mắt mà còn mong muốn, tin tưởng có thể lập ra một trật tự hợp lý vĩnh viễn để sau đó người làm vua có thể “thõng tay mà cai trị”. Tất nhiên muốn đến đó những người có trách nhiệm – kẻ làm vua và làm quan – phải nỗ lực làm việc chính sự (chủ yếu là giáo hóa). Khổng tử nói: “Xử kiện (cho công bằng) thì ta cũng như những người khác; khác chăng là ở năm thì có thể khắc phục sự tàn bạo và hủy bỏ việc giết người”. Từ ái, khiêm nhường, lấy hòa làm quý là bỏ nguyên tắc tổ chức đời sống xã hội. Nho giáo ra đời trên cơ sở một tổ chức chính trị- xã hội đặc biệt. Ở Trung Quốc từ đời Ân (thế kỷ XVII trước CN) đã xuất hiện một vị Đế - từ đời Chu gọi Thiên tử - một vị Vua chung có quyền phong cấp và tước bỏ các vua chư hầu. Đế (hay Thiên tử) biện chính sự thống trị tập quyền của mình bằng tư tưởng trở thành nguyên lý lập hiến. “Dưới trời đất đai nào chẳng là của vua, dân ở trên đất người nào chẳng là tôi tớ của vua”. Chính quyền tập trung đó dựa vào tôn giáo, vào tình nghĩa họ hàng và người thân tín (cố cựu), dựa vào lễ để duy trì quyền lực, tạo thành một tổ chức chính trị - xã hội phân biệt nghiêm ngặt theo chế độ phân phong, đẳng cấp và họ hàng. Đến thời Xuân thu Chiến quốc, qua chiến tranh liên miên mấy trăm năm, chế độ đó bị tan rã. Nhà Trần chia đất nước thành quận, huyện, xây dựng nhà nước chuyên chế, quan liêu và quân sự. Nhà Hán tiếp thu đất nước đã địa vực hóa của nhà Tần, ổn định thể chế dòng họ (hương đảng tộc cư) ở bên dưới cơ sở. Nhà nước Âu - Chu dựa vào sự gắn bó họ hàng, tình nghĩa người cố cựu, tức là lấy quý tộc làm phên giậu. Từ đời chiến quốc Mặc gia và Pháp gia đã nêu thật rõ cái sự thật quý tộc không thể đều tài giỏi, hơn thế, nguy cơ tranh giành ngôi vua lại đến từ phía quý tộc. Nhà Tần tin dùng bộ máy quan liêu, tiến cử hiền tài ngoài quý tộc, đã thử thách qua công việc thực tế. Nhà Hán thay thế chế độ tiến cử bằng cách mở khoa thi để chọn người cho bộ máy quan liêu. Chế độ khoa cử làm cho đội ngũ nho sĩ phát triển thành một đẳng cấp xã hội đông đảo. Nho sĩ coi chức nghiệp của mình là đi học, thi đỗ và làm quan. Đó là đẳng cấp không dựa vào dòng máu quý tộc và sở hữu tài sản, quyền lợi rất gắn bó với sự thống nhất đất nước và quyền hành vào một mình ông vua. Trong quá trình lịch sử lâu dài, dầu quận huyện đã thay cho các nước chư hầu vua quan, thứ dân đã thay cho quân tử, tiểu nhân, và về sau, các địa phương hoặc giao cho quan văn cai trị hay các tướng lĩnh nhiều quyền hành quản chế, tức là trung ương khống chế được các châu quận nhiều hay ít, thì nguyên tắc vương hữu và thần dân hóa toàn thể vẫn được bảo vệ, làm cơ sở cho một ngôi vua chuyên chế, tập trung mọi quyền hành trong tay, dẫu có khi trên thực tế điều đó chỉ có danh nghĩa suông. Dùng bộ máy quan liêu, lựa chọn qua khoa cử và đội quân thường trực, ông vua chuyên chế đã tìm ra phương án tối ưu để giữ ngai vàng.

docx9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nho giáo và kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nho giáo và kinh tế Trần Đình Hượu I Nho giáo ra đời vào thời Xuân thu, Chiến quốc. Xuân thu (722 - 481), Chiến quốc (481-221) là thời đại của lừa lọc, bạo lực và chiến tranh. Mấy trăm nước chư hầu thành lập đầu đời Chu lần lượt bị tiêu diệt để còn lại vài chục vào thời Xuân thu và bảy nước vào thời Chiến quốc. Bảy nước dùng chiến tranh khốc liệt tranh nhau quyền làm chủ toàn Trung Quốc. Khổng tử và Mạnh tử, hai vị thánh của Nho giáo là những người rất nhiệt thành cứu đời. Đều làm cho hai người đó lo lắng là cảnh loạn ly “con giết cha, tôi giết vua, tranh giành nhau, gây chiến tranh với nhau, làm đủ chuyện bậy bạ”. Hai người để cả cuộc đời chạy vạy khắp các nước, mong kiếm một ông vua chịu theo Đạo; Nghĩa của mình, thực hành vương đạo để có thái bình. Nguồn gốc của loạn ly, theo Khổng tử và Mạnh tử là tranh giành, kiện tụng và chiến tranh, đẻ ra từ chỗ không ai chịu yên phận, yên mệnh, người nghèo muốn giàu, người giàu muốn giàu thêm, tìm mọi cách giành thêm cho nhiều. Cho nên cách của đời theo họ ý họ là xác định phân vị, làm cho mọi người biết phận, yên phận, nhường nhịn nhau. Như thế thì xã hội sẽ hòa mục, trật tự và ổn định. Khổng tử và Mạnh Tử không chỉ mong chấm dứt loạn lạc trước mắt mà còn mong muốn, tin tưởng có thể lập ra một trật tự hợp lý vĩnh viễn để sau đó người làm vua có thể “thõng tay mà cai trị”. Tất nhiên muốn đến đó những người có trách nhiệm – kẻ làm vua và làm quan – phải nỗ lực làm việc chính sự (chủ yếu là giáo hóa). Khổng tử nói: “Xử kiện (cho công bằng) thì ta cũng như những người khác; khác chăng là ở năm thì có thể khắc phục sự tàn bạo và hủy bỏ việc giết người”. Từ ái, khiêm nhường, lấy hòa làm quý là bỏ nguyên tắc tổ chức đời sống xã hội. Nho giáo ra đời trên cơ sở một tổ chức chính trị- xã hội đặc biệt. Ở Trung Quốc từ đời Ân (thế kỷ XVII trước CN) đã xuất hiện một vị Đế - từ đời Chu gọi Thiên tử - một vị Vua chung có quyền phong cấp và tước bỏ các vua chư hầu. Đế (hay Thiên tử) biện chính sự thống trị tập quyền của mình bằng tư tưởng trở thành nguyên lý lập hiến. “Dưới trời đất đai nào chẳng là của vua, dân ở trên đất người nào chẳng là tôi tớ của vua”. Chính quyền tập trung đó dựa vào tôn giáo, vào tình nghĩa họ hàng và người thân tín (cố cựu), dựa vào lễ để duy trì quyền lực, tạo thành một tổ chức chính trị - xã hội phân biệt nghiêm ngặt theo chế độ phân phong, đẳng cấp và họ hàng. Đến thời Xuân thu Chiến quốc, qua chiến tranh liên miên mấy trăm năm, chế độ đó bị tan rã. Nhà Trần chia đất nước thành quận, huyện, xây dựng nhà nước chuyên chế, quan liêu và quân sự. Nhà Hán tiếp thu đất nước đã địa vực hóa của nhà Tần, ổn định thể chế dòng họ (hương đảng tộc cư) ở bên dưới cơ sở. Nhà nước Âu - Chu dựa vào sự gắn bó họ hàng, tình nghĩa người cố cựu, tức là lấy quý tộc làm phên giậu. Từ đời chiến quốc Mặc gia và Pháp gia đã nêu thật rõ cái sự thật quý tộc không thể đều tài giỏi, hơn thế, nguy cơ tranh giành ngôi vua lại đến từ phía quý tộc. Nhà Tần tin dùng bộ máy quan liêu, tiến cử hiền tài ngoài quý tộc, đã thử thách qua công việc thực tế. Nhà Hán thay thế chế độ tiến cử bằng cách mở khoa thi để chọn người cho bộ máy quan liêu. Chế độ khoa cử làm cho đội ngũ nho sĩ phát triển thành một đẳng cấp xã hội đông đảo. Nho sĩ coi chức nghiệp của mình là đi học, thi đỗ và làm quan. Đó là đẳng cấp không dựa vào dòng máu quý tộc và sở hữu tài sản, quyền lợi rất gắn bó với sự thống nhất đất nước và quyền hành vào một mình ông vua. Trong quá trình lịch sử lâu dài, dầu quận huyện đã thay cho các nước chư hầu vua quan, thứ dân đã thay cho quân tử, tiểu nhân, và về sau, các địa phương hoặc giao cho quan văn cai trị hay các tướng lĩnh nhiều quyền hành quản chế, tức là trung ương khống chế được các châu quận nhiều hay ít, thì nguyên tắc vương hữu và thần dân hóa toàn thể vẫn được bảo vệ, làm cơ sở cho một ngôi vua chuyên chế, tập trung mọi quyền hành trong tay, dẫu có khi trên thực tế điều đó chỉ có danh nghĩa suông. Dùng bộ máy quan liêu, lựa chọn qua khoa cử và đội quân thường trực, ông vua chuyên chế đã tìm ra phương án tối ưu để giữ ngai vàng. Nho giáo ra đời và tồn tại trên cơ sở những điều kiện chính trị -xã hội đó. Cách cứu đời và lý tưởng chính trị của họ đều là xuất phát từ mạng tiền đề đó, tìm cách hoàn thiện những thiết chế đó để giữ thái bình. Nho giáo chủ trương thuyết thiên mệnh, coi trời là cha chung. Ngôi vua thuộc về dòng họ của người có đức, được Trời lựa chọn, giao cho cai quản đất nước và thần dân, Vua cũng là chung. Do mệnh trời mà có mệnh vua hay mệnh vua cũng là mệnh trời. Việc vua phong chư hầu hay cử quan lại – sắp xếp tước vị và ban bổng lộc – là thực hiện chức năng theo thiên mệnh, làm cho mọi người có vị có phận, lập ra trật tự xã hội. Phận vị là căn cứ để có quan hệ trong đời sống xã hội. Mọi người theo phận, theo vị mà sống, hưởng thụ về nền kinh tế và ứng xử với người khác. Không được tiếm vị, vượt phận. Nên khiêm tốn, nhường nhịn, không được tranh giành. Khổng tử nói: “Giàu và sang là điều ai cũng muốn, không bằng cách hợp đạo mà được thì cũng không nhận; nghèo và hèn là điều ai cũng ghét, không bằng cách hợp đạo mà hết cũng không bỏ”. Thế là “Gặp giàu sang thì xử cảnh giàu sang, gặp nghèo hèn thì xử cảnh nghèo hèn”, “không oán trời, không trách người”. Thực tế và phương hướng chung nói ở trên chi phối các quan điểm kinh tế của Nho giáo từ thái độ của từng người đối với của cải, đối với việc kiếm ăn, làm giàu cho đến chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước. Cơ sở là xuất phát điểm cho những quan điểm kinh tế đó là quyền vương hữu, quyền thần dân hóa toàn thể, là một ông vua có quyền và có trách nhiệm sắp xếp mọi mặt cho mọi người, không cần quan tâm đến quyền sở hữu và thân phận làm người của họ, là những người dân – tôi con của vua- trông chờ ở phận vị theo mệnh vua, mệnh trời, cũng không cần và không được quan tâm đến quyền sở hữu và quyền làm người của mình. II Tín đồ của Khổng Mạnh vốn đặt việc tu dưỡng đạo đức lên trên hết, theo đúng lời dạy “Kẻ quân tử lo Đạo chứ không lo nghèo đói”, tu dưỡng không chỉ là để cho mình có đạo đức mà còn nhằm mục đích trị dân, tạo ra xã hội lễ nhượng và bình trị. Biện pháp trị dân là dùng Đức để treo gương, để thu phục, dùng Lễ Nhạc để giáo hóa, tổ chức. Nhưng Khổng tử cũng đã coi làm cho dân đủ ăn là một công việc hàng đầu để trị nước. Mạnh tử nói: “Người ta có hằng sản mới có hằng tâm”, “năm đói kém nhiều người hung bạo”. Cho nên kẻ cai trị nước phải lo cho dân sống no ấm “trông lên có thể phụng dưỡng cha mẹ, trông xuống có thể nuôi nấng vợ con”. Có no ấm thì mới dễ theo điều thiện, trật tự mới để bảo vệ, ngôi vua mới dễ vững vàng. Phải lo cho dân no ấm nhưng no ấm chưa phải là mối lo hàng đầu. Khổng tử nói: “Kẻ có nước, có nhà không lo ít mà lo không đều, không lo nghèo mà lo không yên. Bởi vì đã đều thì không có nghèo, đã hòa mục thì không có ít, đã yên ổn thì không có nghiêng đổ”. Với quyền vương hầu, vua làm chủ một quốc gia rộng lớn nhưng lại với một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu và phân tán. Sản xuất nông nghiệp và thủ công đều nhằm tự túc, tiến hành ở từng hộ. Chưa có nhu cầu trao đổi hàng hóa rộng rãi ngoài làng xã. Vua, người có quyền sở hữu không trực tiếp nắm giữ vật sở hữu - ruộng đất và sức lao động – để quản lý và khai thác kinh doanh như chủ nô và lãnh chúa. Vua giao ruộng đất cho làng xã, làng xã, quận cấp cho dân, theo hộ mà cày cấy. Vua chỉ thu vật cống nạp: tô dưới hình thức thuế, với cách đó vua chỉ làm chủ việc phân phối vật cống nạp; tác dụng đến sản xuất chỉ là gián tiếp ảnh hưởng không nhiều. Việc tập trung quyền sở hữu mọi nguồn lợi ruộng đất, núi rừng, sông biển, quyền phân phối hoa lợi, quyền ban cấp tước vị vào chỉ một người đặt vua chuyên chế vào vị trí đầu mối của những mâu thuẫn: mâu thuẫn với dân, mâu thuẫn với quý tộc (họ hàng, công thần và hào trưởng địa phương), mâu thuẫn giữa nhà nước và làng xã, tức là giữa trung ương và địa phương, giữa tập trung và phân tán. Có làm cho các lực lượng mâu thuẫn về quyền lợi đó, hoặc vui lòng hoặc sợ uy mà chịu yên, không tranh giành thì đất nước mới thái bình, ngôi vua mới yên ổn. Để tránh tranh giành cần ổn định một tỷ lệ hợp lý giữa các phía. Cách giản tiện nhất là theo một phương án không thay đổi: nguồn cống nạp ổn định và mức chia ổn định. Mạnh tử chủ trương “Dân theo hạng mà chia ruộng, quan theo tước mà được cấp lộc”, nói cách khác nhà nước sắp xếp danh vị, và mọi người theo danh vi mà có quyền, có lợi. Xác định danh vị - chính danh - vì lẽ đó được Khổng tử coi là việc đầu tiên phải làm khi chấp chính. Cái để chia có thể nhiều hay ít nhưng chia phải đạt yêu cầu quân bình. Quân bình là đều nhưng không có nghĩa là đồng đều, cào bằng mà có nghĩa là có tương quan hợp lý. Theo Mạnh tử vua có 10, khanh có 1, quan khanh có 4, Đại phu có 1… là quân bình. Tất nhiên, xuống phía dưới quãng cách có rút bớt, nhưng người dân cách xa quan Khanh, Đại phu không phải không nhiều. Sự cách biệt để biểu hiện trật tự không chỉ là ở sự khác nhau về tước và lộc mà còn cả ở quy chế về chát liệu, màu sắc, độ dìa ngắn của quần áo, ở quy mô nhà cửa, mồ mả, ở quy định về cách xưng hô, đi đứng… Một xã hội bất bình đẳng! Bất bình đẳng về tài sản, bất bình đẳng về thân phận xã hội, trái với lòng mong ước tự nhiên của con người là ai cũng chỉ muốn giàu sang. Cũng khó mà thuyết phục mọi người cách chia ở trên là quân bình, là hợp lý để ai ai cũng vui lòng với cái ít, không chê nghèo, sống hòa mục. Cho nên Khổng tử giải thích, sự bất bình đẳng xã hội bằng Mệnh : “chết sống là có Mệnh, giàu sang là tại Trời”. Con người phải biết sống theo Lễ; Nghĩa. “Ai cũng muốn giàu sang”, nhưng “thấy lợi thì phải nghĩ đến nghĩa”, vì “giàu sang mà do bất nghĩa thì đối với ta cũng như mây nổi” Khổng Mạnh đem nghĩa đối lập với Lợi, cực lực chống Lợi, ngăn chặn tâm lý không chịu sống nghèo hèn, tự lực làm giàu. Xu hướng đó, theo Mạnh tử, là nguy cơ của xã hội, “Trên dưới tranh nhau cái lợi”, mọi người giao tiếp với nhau bằng lợi” thì “Nước ít khi không mất”. “Quân bình thì không có nghèo, hoà mục thì không có ít” như Khổng tử dạy, cũng chỉ là nói cái nghèo, cái ít tâm lý, Không cảm thấy nghèo, thấy ít mà đâm ra thắc mặc, suy bì, tranh giành mà thôi. Còn cái nghèo, cái ít thực tức là cái đói rét. thiếu thốn thì vẫn còn. Sách Đại học bàn đến “Đạo lớn làm ra của cải”, “làm cho của cải luôn luôn đủ”. Đạo đó là “Người làm nhiều mà người dùng ít, làm gấp gáp mà dùng thong thả". Kẻ làm nhiều, làm gấp gáp là dân lao động. Còn kè dùng? Không chỉ là kẻ làm ra của cải. Mạnh tử phản đối Hứa Hành và Nông Gia là những người chủ trương mọi người – kể cả vua quan - phải cấy lấy mà ăn, dệt lấy mà mặc. Mạnh tử đưa ra thuyết “thông công dịch sự” trao đổi sản phẩm lao động trên cơ sở phân công lao động xã hội. Theo cách trao đổi đó “người lao tâm được người nuôi, người lao lực phải nuôi người” là lẽ phải chung”. Người lao tâm có chức trách “lấy của chia cho thiên hạ” (vua quan) lấy điều thiện dạy cho thiên hạ” (kẻ sỹ), tức là “lo việc cho thiên hạ” được dùng của người “chỉ phải lo cho trăm mẫu ruộng của mình” (nông dân) là việc đương nhiên. Nền sản xuất của xã hội là nông nghiệp, tô thuế cũng lấy từ nông nghiệp, cho nên nông nghiệp được coi là nghề gốc. Khổng Mạnh và các nhà nho đời sau đều kêu gọi chăm lo cái gốc đó; đòi hòi người cầm quyền quan tâm đến nông nghiệp, đến nông dân; vua coi trọng lễ cày tịch điền, treo gương cho dân, ra chiều khuyến nông, vỗ về, khuyến khích nông dân cày cấy: Khổng Mạnh chủ trương điều động lực dịch ngoài thời vụ, thu thuế nhẹ, định ngạch và được báo trước... đều là nhằm làm cho nông dân có thời giờ và có hứng thú sản xuất. Nông nghiệp là nghề vất vả, gặp nhiều bắt trắc và lợi xuất không cao. Những người muốn có nhiều lợi muốn làm giàu đều bỏ nghề nông mà buôn bán. Cho nên Nho giáo coi buôn bán là nghề của kẻ hèn hạ (tiện trượng phu). Trong tứ dân thương nhân bị xếp vào hạng bét, và về sau nhiều chính sách ức thương khác được ban hành. Mạnh tử đã bàn về vấn đề phân công, vấn đề trao đổi, vấn đề giá cả, chính sách thu thuế chợ, thuế đường...tức là không phải chủ trương một nền sản xuất chỉ tự túc nhưng đường lối kinh tế là trọng nông ức thương, giữ nôn dân không cho rời bỏ ruộng đất, lãng xã để ổn định việc nộp thuế, đi phu, đi lính cho nhà vua. Biện pháp quan trọng nhất để giải quyết cái nghèo vẫn là tiết kiệm. Người làm ruộng sau khi nộp tô thuế, không còn lại bao nhiêu. Nhà vua thu cống nạp trên toàn quốc không phải là ít, nhưng cũng không phải luôn luôn đủ. Lỗ Ai Công phàn nàn với Hữu Nhược chi dùng không đủ muốn tăng thuế lên 2/10. Hữu Nhược nói với vua: “Trăm họ đủ thì ai để cho vua không đủ, trăm họ không đủ thì ai để cho vua đủ”. Nhà nước theo Nho giáo, vốn quan hệ với dân theo kiểu cha con: cũng giàu, cũng nghèo, tài sàn không rành mạch. Vua dễ dàng lấy của con dân sống xa xỉ nghĩa là bóc lột nặng. Khổng tử và Mạnh tử đều chủ trương thuế suất 1/10. Theo Mạnh tử thì thu quá 1/10 là Kiệt Trụ tàn bạo. Để chi dùng đủ Khổng Mạnh đều khuyên tiết kiệm. Trừ các khoản phụng dưỡng cha mẹ, tang ma, tế lễ và tiếp đãi tân khách, các khoản khác đều nên lựa chọn cách ít tốn kém nhất. Tuy vậy Nho giáo vốn trọng nghi lễ và chuộng sự đúng mức. Người cầm quyền tiết kiệm là có đức, nhưng nếu đến như Án Anh làm Tướng quốc nước Tề hùng cường mà suốt 30 năm chỉ đi một cỗ xe tàng, mặc một chiếc áo lông sờn rách thì lại là thiếu thể thống không xứng với địa vị. Để làm cơ sở lý thuyết cho chủ trương tiết kiệm, Nho giáo thuyết minh quan điểm tri túc, thiếu một chút cũng là đủ, tiết dục hạn chế sự đời hỏi, coi thường của cải và hạnh phúc vật chất, lê án dục vọng. “Kẻ sĩ để tâm tới đến Đạo mà lại thẹn ăn xấu, mặc xấy thì không đáng để cùng bàn”. Không thấy Khổng tử nói cái vui cái sướng của nghèo túng: “ăn cơm rau, uống nước lã, co tay làm gối mà nằm, cái vui đã có ở trong ấy”. Không phải Nho giáo chủ trương sóng ép xác. An bần lạc đạo là sống theo Mệnh, theo Nghĩa, theo Lễ: sống đúng với Phận, vị. Có người hỏi Khổng tử: nghèo mà không oán thán, giàu mà không kiêu căng thì đã được chưa? Khổng tử nói: chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà ham lễ”. “Vui và ham lễ, giàu hay nghèo đều yên phận, yên mệnh, tôn trọng trật tự được sắp xếp theo danh vị. Mạnh tử còn muốn tiến thêm một bước quy định tài sản của dân bằng phép Tỉnh điền. Tỉnh điền là hcia ruộng đất thành ô vuông. Một khoảnh 900 mẫu, vạch theo hình chữ “tỉnh” thành 9 ô vuông đều nhau, mỗi ô 100 mẫu. Tám ô giao cho nông dân cày và tự thu hoạch. Ô ở giữa do tám hộ ấy cày và nộp cho nhà vua. Mạnh tử tính mỗi hộ có 100 mẫu ruộng và 5 mẫu vườn để cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, nuôi 2 lợn nái và 5 gà mẹ thì đủ cung cấp cho một gia đình 9 người. người già có thể mặc áo lụa, ăn thịt. Không phải lao động nặng các quan theo tước vị cao thấp mà được nhiều hơn. Thật là tốt đẹp và quân bình. Khi đã chia xong không ai được lấn thêm bờ cõi, khai hoang thêm diện tích, làm giàu ngoài phận. Những gia đình quan lại, đã được hưởng lộc, không được làm thêm nghề phụ, tranh lợi với dân. Không chỉ Mạnh tử mà cả các thế hệ nhà nho đời sau, cho đến tận dưới thời Tự Đức ở ta, vẫn còn tiếc rẻ cái phương án lý tưởng đó. Phương án của Mạnh tử quả chứa đựng không ít nguyện vọng tốt đẹp nhưng vị á thánh Nho giáo lại không tính đến chỗ ruộng đất không có địa hình dễ vạch thành ô vuông sau vài đời các hộ sinh con đẻ cháu thì làm sao giữ được các ô vuông cố định, làm sao giữ được sự quân bình? Và mọi hộ đều đồng loạt nuôi lợn nái, trồng dâu nuôi tằm thì cũng đẻ ra không ít vấn đề kinh tế khó giải quyết. Cái được Nho giáo quan tâm hàng đầu là trật tự theo lễ. Những vấn đề kinh tế không được đặt ra theo góc độ kinh tế mà ở góc độ chính trị - xã hội, được giải quyết không theo cách kinh tế mà theo cách đạo đức, hành chính. Nếu không làm được cho mọi người no ấm hơn thì cũng làm cho mọi người vui với cảnh nghèo khổ trong trật tự phân vị. An bần chứ không trí. phú. Kẻ quân tử lo nghĩ về đạo chứ không lo nghĩ về cái ăn “chết đói” là chuyện nhỏ, thất tiết (trái lễ) mới là chuyện lớn”. Với sự thống trị lâu dài, Nho giáo đã ổn định một thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và con người cũng dần dần tìm ra cách sống phù hợp với nó. Không ai vui lòng chịu chết đói. Ai cũng tìm một cách nào đó trong khuôn khổ những điều kiện mà mình có thể kiếm sống, sống càng súng sướng càng tốt. Thể chế xã hội theo Nho giáo chỉ mở một con đường độc đáo để sống sung sướng: kiếm danh bằng cách đi học, thi đậu và làm quan. Danh vị là phương tiện kiếm sống: có vị thì có lộc. Điều đó thì cũng bình thường như có việc làm thì có lương và lộc cũng không phải là hậu. Nhưng kẻ có vị - theo Nho giáo là kẻ có đức, có công giáo hóa, là cha mẹ dân cần có vinh dự, được dân yêu kính, biết ơn. Ngoài vị là danh. Ngoài lộc là bổng. Bổng là quà tặng, vật biếu- của vi thiềng để tỏ lòng kính trọng và biết ơn- người làm thầy làm cha mẹ dân. Vớ cách sống lễ nghĩa, vật vi thiềng đó là hợp pháp. Bổng lộc, cái được ban cấp, biếu xén, bao giờ cũng quý hơn miếng ăn tự kiếm lấy. Người có vị không những có lợi, có quyền, có uy tín mà còn có tiêng thơm, không những bản thân mình hưởng mà chia phúc cho cả gia đình, họ hàng, thậm chí cho cả làng xóm. Thực tế đó tạo ra trong xã hội tâm lý chạy theo danh vị không chuộng thực nghiệp. Có nghề cầm tay, trong thực tế cũng có thể đảm bảo cho bản thân và gia đình sống ấm no, nhưng không ai coi đó là vinh dự. Cho nên người làm cha mẹ nào cũng cố gắng cho con đi học. Người đi học nào cũng lo thi đỗ, có khi đi học, đi thi cho đến 80 tuổi. Học không phải để có tri thức mà để kiếm danh vị. Việc làm giàu không được coi là chính đáng. Có làm được giàu cũng không được bảo vệ. Hưởng thụ của cải do mình làm ra, nếu không hợp danh vị, thì cũng phải vụng trộm, giấu giếm, không đàng hoàng. Đã phú thì phải chuyển thành qúy mới chắc chắn. Có thể kiếm danh bằng con đường thi đỗ. Nhưng cũng có thể kiếm danh, nhanh chóng và chắc chắn hơn, bằng mua bán và tìm nơi dựa dẫm. Nho giáo tạo ra một xã hội coi thường lao động, sản xuất coi thường nghề nghiệp, coi thường kinh doanh. Quả là một xã hội ham học nhưng học để làm quan. Di hại của nó là ở cách suy nghĩ, tính toán, là từ con đường mòn nó vạch sẵn, từ tâm lý xã hội mà nó để lại. III Ở nước ta khoa cử đã bị bãi bỏ từ năm 1918, thể chế nhà nho cuối dùng cũng đã chết hết; trong nước không còn ai học theo Nho giáo nữa. Quá trình xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa bắt đầu sau sự biến đổi cực lớn là Cách mạng tháng Tám và đến ngày nay đã hơn 30 năm. Có hay không ảnh hưởng Nho giáo ở đây? Nếu có thì tìm ảnh hưởng đó ở chỗ nào? Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà ta xây dựng hoàn toàn khác nền kinh tế theo Nho giáo. Đó là nền sản xuất công nông nghiệp hiện đại, nền sản xụất lớn, dựa vào lao động có kỹ thuật và theo kế hoạch. Để phát triển nền sản xuất như vậy chúng ta đã chuẩn bị về quan hệ sản xuất, về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, chủ trương nền giáo dục hướng nghiệp... Rõ ràng tất cả đều theo đúng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, các kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Nho giáo không len vào đường lối, chủ trương như vậy. Công việc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa của ta gặp nhiều khó khăn, khó khăn do hoàn cảnh chiến tranh, do thực tế nghèo nàn, lạc hậu, do thiếu hiểu biết thực tế, thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý... Mà điều cũng đáng chú ý là khi thực hiện nhiều chủ trương có nội dung cách mạng, xã hội chủ nghĩa thực sự mà kết quả thì lại giống như trở lại thời xưa. Tình hình như vậy ở nông thôn nhiều khi khá rõ. Trong nông nghiệp, chúng ta đã thực hiện sở hữu nhà nước và tập thể xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, từ quy mô thôn nâng lên quy mô xã. Gặp khó khăn trong sản xuất và để thực hiện quyền làm chủ tập thể của quần chúng, nâng cao tính chủ động sáng tạo, kích thích hứng thú sản xuất, tạo điều kiện sử dụng hợp lý sức lao động trong gia đình, chúng ta để hợp tác xã khoán sản phẩm cho các hộ nông nghiệp. Ở làng xã mà nhìn việc đó giống như việc chia cày công điền ngày xưa. Chúng ta đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật đông đảo. Nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển còn thấp, không có đủ cơ sở để sử dụng thì kỹ sư không phải là người hành nghề mà thành cán bộ, sống bằng bằng cấp và danh vị. Ta theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Trả lương theo lao động nhưng với chính sách bao cấp thì cũng giống phân phối theo phận vị. Và người có vị, có chức vụ có nhiều quyền lợi được Nhà nước đảm bảo chắc chắn làm nảy nở tâm lý kiếm bằng cấp, vào biên chế, giành chức vị.  Vài hiện tượng vừa kể là giống xưa chứ không phải đồng nhất với xưa. Ta không định làm như thế có khi vì khó khăn khách quan mà thành ra như thế có khi vì khó khăn khách quan mà thành ra như thế nhưng điều quan trọng là nhiều cái giống nhau như vậy gây ra quang cảnh chung giống xưa, cái này gọi cái kia. Con đường cũ tái hiện, tâm lý cũ tái sinh, những kinh nghiệm sống trước đây lại được vận dụng, có khi là vận dụng để đối phó với nhà nước xã hội chủ nghĩa (dựa vào tình họ hàng, quê hương, nâng đỡ, bao che, coi tài sản nhà nước là của cha chung...) Thanh niên và các bậc phụ huynh lại toan tính con đường chắc chân: Học cho có bằng cấp, vào biên chế, sống dựa vào nhà nước kiếm lộc, kiếm bổng. Chuẩn bị vào đời bằng trau dồi “tư cách (đánh giá về đạo đức, vốn hoạt động chính trị) và bằng bằng cấp chứ không phải bằng nghề nghiệp tự lập. Ngoài cách đó cũng lại có chuyện làm giàu trái pháp luật, cũng hưởng thụ lén lút, cũng tìm chỗ dựa dẫm để che giấu.  Nên giải thích bằng nền sản xuất nhỏ hay nền sản xuất nhỏ chịu ảnh hưởng Nho giáo, tổ chức theo cách Nho giáo? Nói cách khác là nên chú ý đến cơ sở kinh tế hay cùng với cơ sở kinh tế là tổ chức xã hội, ý thức tâm lý xã hội, gắn bó chặt chẽ với nhau một cách tất yếu lịch sử? Nên nhìn cái phổ biến hay cái đặc thù ở đây? Ta thường hiểu Nho giáo đơn giản, phiến diện, sách vở, coi nó chỉ là ngoại lai, theo quân xâm lược phương Bắc vào, phục vụ cho chế độ phong kiến... dường như nó là công cụ xâm lược, là chỉ có sức hấp dẫn - những giai cấp thống trị cũ mà không thấy Nho giáo rất thích hợp với cuộc sống hẹp, tự nhiên, đóng kín gia đình, họ hàng, làng xã rất thích họp với nông thôn với nền sản xuất của hộ tiểu nông. Một cuộc sống có trên, có dưới, có tình anh em bà con, láng giềng, cô bác kiểu gia đình êm ấm, từ trong nhà ra đến làng, đến nước; một cuộc sống thái bình ổn định, an cư lạc nghiệp vốn rất hợp với lòng mong mỏi của nông dân. Không phải quân xâm lược phương Bắc đã áp đặt được Nho giáo cho ta, mà chính các triều đại Lý, Trần, Lê sau khi đánh đuổi quân xâm lược đã lựa chọn Nho giáo để làm công cụ bảo vệ nhà nước thống nhất và cơ chế làng xã họ hàng bên dưới là những tổ chức cần thiết và thích hợp với nhu cầu sản xuất, sống và bảo vệ độc lập lúc đó. Yêu nước, thương dân không phải là xa lạ đối với nhà nho. Xã hội chủ nghĩa cũng được các nhà nho thích thú, hoan nghênh vì rất giống lý tưởng Đại đồng của thánh hiền. Chỉ có những điểm đặc trưng cho đời sống công nghiệp hiện đại tức là thành phố chứ không phải nông thôn, công nghiệp chứ không phải nông nghiệp, khoa học kĩ thuật chứ không phải đạo lý, cá nhân - công dân trong xã hội chứ không phải con em trong làng nước, luật pháp chứ không phải tình nghĩa mới không dung hòa được với Nho giáo. Phát sinh vấn đề là từ chỗ khi ta bắt đầu xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải tiếp nhận một tổ chức kinh tế - xã hội của những hộ tiểu nông, những làng xã với số ít đô thị chưa có công nghiệp phát triển với cả tâm lý xã hội tương ứng với tình hình phổ biến là nông thôn như vậy. Ở nông thôn có sẵn cơ chế gia đình - họ hàng - làng xã nên Nho giáo dễ có ảnh hưởng sâu. Thực dân Pháp tuy có gạt bỏ Nho giáo nhưng cũng chỉ là ở thành phố, trường học, công sở xí nghiệp, lề lối hành chính, ít đụng chạm đến nông thôn. Từ Cách mạng tháng Tám tuy bản thân cuộc cách mạng và cả nhiều công cuộc cải tạo và xây đựng mà tiến hành sau đó, nhưng ta không chú ý cái nguồn gốc Nho giáo. Khi tiến hành tổ chức lại ta không có ý thức tránh hội tụ những điều kiện làm cái cũ tái sinh. Nhân dân ta thích chủ nghĩa cộng sản, yêu mến và biết ơn Đảng, tin tưởng ở Đảng, thích nói “khoa học”, “hiện đại” nhưng không vì thế mà thấy cần phải có nghề nghiệp, tinh thông nghề nghiệp. Rất nhiều người vẫn mong được nhàn nhã, quý sự thanh bần, tự hào về đạo đức, sống bị động, chờ đợi ở Nhà nước. Những chủ trương cải tạo tư sản được hưởng ứng rộng rãi nhiều trường hợp là do tâm lý ghét giầu, ghét buôn bán, để chống tư bản mà cũng khó nhập cuộc với nền sản xuất công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Ta mở rất nhiều trường học, rất quan tâm xây dựng con người mới nhưng nhà trường và Đoàn thanh nhìn chung chưa chú ý rèn luyện thanh niên khắc phục đúng những cách suy nghĩ, thói quen, tâm lý của xã hội cũ để chuẩn bị cho việc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Ở đây có vấn đề nhận diện ảnh hưởng Nho giáo. Nếu như trước đây, trong cuộc sống phổ biến có tính nông thôn, Nho giáo ảnh hưởng không chỉ đến các tầng lớp thống trị mà cả đến trí thức, nông dân thì ngày nay, cuộc sồng căn bản vẫn còn là nông thôn, cũng không chỉ nông dân mà cả trí thức, cán hộ, đảng viên, nếu không ý thức đầy đủ rằng ta đi từ Nho giáo mà đến chủ nghĩa Mác, rằng nền kinh tế của ta không chỉ là sản xuất nhỏ mà còn là trải qua nhiều thế kỷ nhào nặn theo mô hình Nho giáo làm nên nét đặc thù của ta, và có thể là của một số nước Đông Á- thì cũng không dễ nhận diện ra. Trong bước phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, những quan điểm coi nghĩa trọng hơn lợi, đức trọng hơn tài, giáo hóa hơn Hình Chín, Tình nghĩa hơn lẽ phải mới dẫn đến chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa gia đình; không đặt vấn đề kinh tế theo góc độ kinh tế, giải quyết theo cách kinh tế, gây ra tình trạng lùng nhùng. Những con người, ông già và thanh niên, giống như những nhà nho xưa trà lá, lề mề và hay nói suông, thiếu khả năng và quả quyết hành động thực tế, đầy thiện chí thương dân, yêu nước mà căng đầy ảo tưởng; theo ảo tưởng nên tính toán sai, đầy thiện chí nên tự tin, cố chấp không những gây ra lùng nhùng mà giẫy giụa trong lưới lùng nhùng. Đó là chỗ tai hại khó khắc phục nhất của ảnh hưởng Nho giáo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nho giáo không phải là học thuyết kinh tế, không ra mặt đối lập với chủ nghĩa xã hội, không tác động trực tiếp vào công việc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa bằng những chủ trương kinh tế. Nhưng bằng những quan điểm về cách sống, bằng cách suy nghĩ, tính toán, bằng động cơ, tâm lý do nó để lại công việc đó bị sa lầy, bị làm mục rỗng, bị phá hoại. Quyết định vấn đề xây dựng kinh tế là tài nguyên, là vốn, là kĩ thuật, tổ chức quản lý, kinh doanh… chứ khôn phải là nhận thức, tâm lý… Tuy vậy nếu không giải quyết những vấn đề liên quan đến xã hội, đến con người như vậy thì xây dựng cũng dễ bị làm lạc hướng, lạc hướng về nẻo xưa. Sự định hướng củ những cái cũ, vô ý mà để trỗi dậy như vậy, đều chắc chán không thể làm hỏng con đường theo quy luật tất yếu la xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng gây ra nhiều bước quanh co, mất nhiều thời gia và sức lực. Trước đây Nho giáo đã tồn tại lâu, có ảnh hưởng sâu sắc nên khó khăn do nó gây ra có thể là rất lớn nhưng không phải vô phương khắc phục. Trong vùng Đông Á, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng Nho giáo. Nếu không phải là đã có cách khắc phục nó thì Nhật Bản đã không duy tân thành công và có sư phát triển như ngày nay. Sát với thực tế ta hơn thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa cũng gặp trở ngại là Nho giáo. Để xây dựng đô thị, phát triển công thương nghiệp truyền bá văn hóa châu Âu, thực dân Pháp cũng đã tìm ra cách gạt sang một bên, cô lập, vô hiệu hóa ảnh hưởng của Nho giáo ở những điểm, những khu vực nhất định để xây dựng kinh tế hiện đại. Và cuối cùng thì cái hiện đại được tạo ra (đường giao thông, đô thị, công thương nghiệp), làm Nho giáo tiêu vong, tiêu vong ở phạm vi lớn toàn xã hội. Thực dân Pháp và Nhật Bản chỉ xây dựng kinh tế tư bản chủ nghĩa. Kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế xã hội chủ nghĩa tất nhiên khác nhau về bản chất nhưng lại giống nhau ở một chỗ đều là kinh tế hiện đại. Kinh nghiệm khai thác thuộc địa của Pháp và duy tân của Nhật Bản tất nhiên là không thích hợp để xây dựng kinh tế của chủ nghĩa xã hội, nhưng ở một điểm chắc chắn là có ích cho ta ngày nay. Đó là cách đối phó với ảnh hưởng của Nho giáo để hiện đại hóa kinh tế. Điều quan trọng là hiểu rõ để nhận diện đúng, là nắm vững cách cô lập, vô hiệu hóa ảnh hưởng Nho giáo, tránh hội tụ các điều kiện để nó thông qua thói quen suy nghĩ, tâm lý xã hội cũ làm bánh xe rơi xuống rãnh cũ. Nói cách khác đó cũng là giữ vững tính đô thị, tính công nghiệp, tính khoa học trong các cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa. Với một cái đã có lâu đời như vậy tất nhiên cũng không thể thanh toán tất cả cùng một lúc nên cũng phải giải quyết vấn đề bỏ cái gì, tạm giữ cái gì, bỏ lúc nào, giữ đến lúc nào để việc vô hiệu hóa có hiệu quả. Nhận thức về vai trò Nho giáo và nhận diện ảnh hưởng của nó trong thực tê là điều hết sức quan trọng trong thời gian ban đầu đi lên xã hội chủ nghĩa. Nhưng chúng ta không nên bằng lòng với những nhận định sách vở mà nên có những kết luận xã hội học về thực tế ảnh hưởng đó ở nông thôn và thành thị, ở xí nghiệp, cơ quan, trường học, ở người già và người trẻ, ở dân thường, cán bộ, đảng viên, ở miền Nam và miền Bắc, ở một số tỉnh có ý nghĩa vùng văn hoá... thì mới có biện pháp giải quyết có hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNho giáo và kinh tế.docx
Tài liệu liên quan