Nhiều, nhanh, tốt, rẻ

Lâu nay chúng ta thuận mồm nói: nhanh- nhiều- tốt- rẻ; và, nhiều khi hiểu chưa chuẩn xác các chữ này mà xem đó là một khẩu hiệu thi đua đơn thuần. Dưới bút danh C.K.,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bốn bài báo khác nhau đăng trên báo Nhân Dân vào tháng 3 năm 1960, để phân tích ý nghĩa của rừng chữ. Mở đầu bài báo đầu tiên Người viết: “Nhiều, nhanh, tốt, rẻ, là phương châm chung của chúng ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Người giải thích : “Trước hết phải nói đến Nhiều. Vì có làm ra nhiều của cải, vừa có thể tăng tích lũy để mở rộng sản xuất, vừa nâng cao mức tiêu dùng của nhân dân lao động. Muốn làm ra nhiều của cải, phải có hai điều kiện: Một là phải có nhiều người sản xuất. Hai là mỗi người phải sản xuất được nhiều. Hai điều này thật ra không tách rời nhau”. Ở đây cần phân tích “hai điều kiện” mà Hồ Chí Minh nêu ra để “làm ra nhiều của cải” cho xã hội, nhằm làm sáng tỏ hơn quan điểm của người khi Người đặt Nhiều lên trước, làm nền tảng cho Nhanh, Tốt, Rẻ. Cả hai điều kiện “nhiều người” và “mỗi người” đều nói tới nhân tố lao động – sức lao động hoặc sức sản xuất – nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất. “Nhiều người sản xuất” là nói về yếu tố số lượng lao động. Mỗi người phải sản xuất được nhiều” là yếu tố chất lượng lao động. Hai yếu tố này “thật ra không tách rời nhau”. Dù ở trình độ cao hay trình độ thấp thì phân công lao động xã hội tồn tại khách quan trong các hình thái kinh tế- xã hội. Sự phân công ấy hình thành các loại: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động chân tay và lao động trí óc, lao động chính và lao động phụ, lao động phức tạp và lao động giản đơn . Một xã hội văn minh là một xã hội trong đó bất kỳ ai trong độ tuổi lao động đều phải làm việc và có việc để làm. Và, Hồ Chí Minh quan niệm: “Việc này và việc kia đều cần thiết cho xã hội, đều là quang vinh, Nhưng nếu số người làm loại việc này nhiều lên, ắt số người làm loại việc kia phải ít đi.Chúng ta muốn nước nhà giàu mạnh, nhân dân ấm no, nên phải luôn luôn cố gắng sắp xếp để có thật nhiều người trực tiếp sản xuất. Còn số người không trực tiếp sản xuất thì càng ít càng tốt, nhưng phải thông thạo công việc để đủ sức gánh vác nhiệm vụ”. Rõ ràng, quan điểm của Hồ Chí Minh về phân công lao động xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (cụ thể ở miền Bắc) là rất quan trọng, rất cần thiết, bởi đó là đòi hỏi tất yếu khách quan khi hình thái kinh tế- xã hội thay đổi. Bản chất xã hội thay đổi thì sự phân công lao động cũng phải thay đổi về bản chất và sự thay đổi ấy là tự giác, tức là có tổ chức, có kế hoạch, có mục tiêu và là động lực phát triển lực lượng sản xuất.Ngược lại, khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ tác động tích cực cho phân công lao động xã hội tiếp tục phát triển. Sự phân công lao động xã hội và quá trình diễn tiến của nó có quan hệ mật thiết với công tác điều tra cơ bản, công tác lập kế hoạch, tới từng bước đi cụ thể và với cơ chế chính sách, tức là nó chịu tác động của các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan.

docx10 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiều, nhanh, tốt, rẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nhiều, nhanh, tốt,rẻ Lâu nay chúng ta thuận mồm nói: nhanh- nhiều- tốt- rẻ; và, nhiều khi hiểu chưa chuẩn xác các chữ này mà xem đó là một khẩu hiệu thi đua đơn thuần. Dưới bút danh C.K.,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bốn bài báo khác nhau đăng trên báo Nhân Dân vào tháng 3 năm 1960, để phân tích ý nghĩa của rừng chữ. Mở đầu bài báo đầu tiên Người viết: “Nhiều, nhanh, tốt, rẻ, là phương châm chung của chúng ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Người giải thích : “Trước hết phải nói đến Nhiều. Vì có làm ra nhiều của cải, vừa có thể tăng tích lũy để mở rộng sản xuất, vừa nâng cao mức tiêu dùng của nhân dân lao động. Muốn làm ra nhiều của cải, phải có hai điều kiện: Một là phải có nhiều người sản xuất. Hai là mỗi người phải sản xuất được nhiều. Hai điều này thật ra không tách rời nhau”. Ở đây cần phân tích “hai điều kiện” mà Hồ Chí Minh nêu ra để “làm ra nhiều của cải” cho xã hội, nhằm làm sáng tỏ hơn quan điểm của người khi Người đặt Nhiều lên trước, làm nền tảng cho Nhanh, Tốt, Rẻ. Cả hai điều kiện “nhiều người” và “mỗi người” đều nói tới nhân tố lao động – sức lao động hoặc sức sản xuất – nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất. “Nhiều người sản xuất” là nói về yếu tố số lượng lao động. Mỗi người phải sản xuất được nhiều” là yếu tố chất lượng lao động. Hai yếu tố này “thật ra không tách rời nhau”. Dù ở trình độ cao hay trình độ thấp thì phân công lao động xã hội tồn tại khách quan trong các hình thái kinh tế- xã hội. Sự phân công ấy hình thành các loại: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động chân tay và lao động trí óc, lao động chính và lao động phụ, lao động phức tạp và lao động giản đơn…. Một xã hội văn minh là một xã hội trong đó bất kỳ ai trong độ tuổi lao động đều phải làm việc và có việc để làm. Và, Hồ Chí Minh quan niệm: “Việc này và việc kia đều cần thiết cho xã hội, đều là quang vinh, Nhưng nếu số người làm loại việc này nhiều lên, ắt số người làm loại việc kia phải ít đi.Chúng ta muốn nước nhà giàu mạnh, nhân dân ấm no, nên phải luôn luôn cố gắng sắp xếp để có thật nhiều người trực tiếp sản xuất. Còn số người không trực tiếp sản xuất thì càng ít càng tốt, nhưng phải thông thạo công việc để đủ sức gánh vác nhiệm vụ”. Rõ ràng, quan điểm của Hồ Chí Minh về phân công lao động xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (cụ thể ở miền Bắc) là rất quan trọng, rất cần thiết, bởi đó là đòi hỏi tất yếu khách quan khi hình thái kinh tế- xã hội thay đổi. Bản chất xã hội thay đổi thì sự phân công lao động cũng phải thay đổi về bản chất và sự thay đổi ấy là tự giác, tức là có tổ chức, có kế hoạch, có mục tiêu và là động lực phát triển lực lượng sản xuất.Ngược lại, khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ tác động tích cực cho phân công lao động xã hội tiếp tục phát triển. Sự phân công lao động xã hội và quá trình diễn tiến của nó có quan hệ mật thiết với công tác điều tra cơ bản, công tác lập kế hoạch, tới từng bước đi cụ thể và với cơ chế chính sách, tức là nó chịu tác động của các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan. Việc “sắp xếp để có thật nhiều người trực tiếp sản xuất” , theo cách nói của Hồ Chí Minh, thực sự là một cuộc cách mạng trong phân công lao động xã hội khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội – chuyển từ hình thái tự phát sang tư giác. Vấn đề mấu chốt của sự chuyển đổi này là làm thế nào để tạo ra các điều kiện cho sự thay đổi nhận thức của người lao động về tính chất của công việc, coi việc làm nào cũng là cần thiết; đồng thời tạo ra những cơ hội để giữa lao động được đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cơ hội để họ đảm đương, hoàn thành nhiệm vụ. Chiến lược phát triển và phân bố lực lượng lao động ( trong chiến lược chung về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất) cùng với hệ thống và cơ chế chính sách về lao động hợp lý và phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển sẽ giải quyết hiệu quả vấn đề mấu chốt trên. Ngay từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng quan tâm đến vấn đề biên chế tinh giản và vấn đề cải cách thủ tục hành chính, Người viết: “ Trong bộ máy của Nhà nước,số người làm việc giấy tờ và những việc linh tinh có nơi cũng còn quá nhiều. Ví dụ: đến một vài cơ quan, chúng ta vẫn phải qua quá nhiều “cửa ải”: ngoài cổng một người xem giấy; vào phòng thường trực, lại một người ghi tên; ở chân cầu thang, một người ách lại, đến đầu cầu thang, lại một người “hỏi han”. Thực là phung phí sức lao động”. Lời phê phán của Hồ Chí Minh hiểu rộng ra có nghĩa: sự phung phí sức lao động đã “biến” nhiều thành ít, mạnh thành yếu và quan trọng hơn là nó gây sự phiền hà cho nhiều người khác, gây sự khó chịu trong các mối quan hệ giữa người với nhau, lâu dần thì sự phiền hà và khó chịu ấy nếu không được khắc phục và tiêu diệt thì sẽ trở thành những căn bệnh truyền nhiễm trong xã hội: cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, quan liêu, mệnh lệnh,…. Những căn bệnh vừa là nguyên nhân vừa là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Lời phê phán của Hồ Chí Minh hơn bốn mươi năm sau vẫn có ý nghĩa thời sự. Do đó, lúc sinh thời,Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng. Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thanh tra ngày 5 tháng 3 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Nạn lãng phí, tham ô là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước gây ra (…). Vì vậy, các cơ quan thanh tra nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ quan nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy nhà nước”. Với người lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Còn muốn “ mỗi người sản xuất được nhiều”, thì phải luôn luôn cố gắng cải tiến kỹ thuật và giữ vững kỷ luật lao động”. Trong câu nói trên, Hồ Chí Minh đã cấp cho Nhiều một “phổ” nghĩa mới- người lao động làm việc trong điều kiện sản xuất công nghiệp phải có tác phong công nghiệp, được xác định bởi hai yếu tố - tính khoa học và tính kỷ luật. Dây chuyền sản xuất công nghiệp đòi hỏi sự chuyên môn hóa sâu sắc ở mỗi khâu công việc. Nếu tập thể và cá nhân mỗi người lao động không hội tụ đủ cả hai- tính khoa học và tính kỷ luật, thì dây chuyền sản xuất dù hiện đại bao nhiêu cũng trở thành vô giá trị. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện cụ thể của nền kinh tế nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra những yêu cầu vừa phải đối với người lao động là “luôn luôn cố gắng cải tiến kĩ thuật và giữ vững kỷ luật lao động”. Về cải tiến kỷ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Muốn phát triển sản xuất thì phải cải tiến kỹ thuật, nghĩa là: phải biết học tập để nắm vững kỹ thuật, sử dụng đầy đủ công suất máy móc.Phải tìm tòi sáng kiến để tổ chức lao động cho hợp lý. Phải cải tiến phương tiện, máy móc làm việc để đạt năng suất cao chất lượng tốt”. Tính logic biện chứng của đoạn văn trên thật rõ ràng, khúc chiết: muốn cải tiến trước tiên phải học và học phải đi đôi với hành; mục tiêu của cải tiến kỹ thuật là nhằm đạt năng suất cao,chất lượng tốt. Nhưng, để “nối” điều kiện và mục tiêu với nhau thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất thì cần phải tổ chức lao động hợp lý, bởi nếu không như vậy thì mọi cải tiến đều không dẫn đến mục tiêu năng suất và chất lượng. Tính hợp lý vừa là đòi hỏi khách quan của công tác tổ chức lao động, vừa như là biện pháp để đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Chất lượng lao động, vì vậy là nhân tố quyết định để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, “phung phí sức lao động” kéo dài sẽ dẫn đến sự triệt tiêu hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng là tác nhân hình thành các thói xấu: ỷ lại, chây lười, chỉ thích hưởng thụ và dẫn đến tham ô, tham nhũng,… Người lao động muốn có chất lượng làm việc cao, thì ngoài sự nỗ lực của bản thân họ trong việc nâng cao nhận thức, ý thức về công việc, về tinh thần kỷ luật và nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn…., rất cần sự tổ chức sản xuất hợp lý, quản lý sản xuất chặt chẽ, để mỗi người lao động trong tập thể ( nhóm, tổ, doanh nghiệp) gắn kết với nhóm, cùng nhau hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng vì mục tiêu chung, vì quyền lợi chung và từ đó đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân thành viên. Ở góc độ khác, tổ chức và quản lý sản xuất hợp lý, chặt chẽ chính là quá trình xây dựng và luôn luôn cải thiện môi trường lao động ngày một tốt hơn; và khi đó, môi trường lao động có tác động tích cực nâng cao chất lượng lao động. Vì vậy, ở các doanh nghiệp có trình độ tổ chức và quản lý sản xuất cao thực sự đã loại bỏ được sự phung phí sức lao động. Ngược lại, ở các đơn vị sản xuất- kinh doanh yếu là do năng lực và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý lao động kém, sức lao động bị phung phí. Tiết kiệm sức lao động là tiết kiệm thời gian lao động và do đó có điều kiện để nâng cao năng suất và chất lượng. Việc tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lao động còn đồng nghĩa với việc giải phóng người lao động khỏi những việc nặng nhọc vô bổ, không cần thiết, tạo điều kiện cho họ có nhiều thời gian nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao sự hiểu biết những vấn đề rộng lớn khác về văn hóa xã hội. Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả kinh tế, còn đòi hỏi phải tiết kiệm vật tư, nguyên liệu (không đồng nghĩa với bớt xén, bòn rút) để hạ giá thành sản phẩm – một trong những tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế). Như vậy, để thực hiện yêu cầu “mỗi người sản xuất được nhiều” thì tất yếu phải tiêu diệt những thói hư, tật xấu của xã hội cũ còn sót lại trong mỗi người lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. Chữ Nhiều trong thao tác tư duy của Hồ Chí Minh được trải rộng trên nhiều bình diện, mà lại sâu sắc với những tầng ngữ nghĩa khác nhau. Tư duy kinh tế của Người luôn luôn gắn kết với tư duy về con người, về xã hội. Điều này rất hiếm thấy trong thao tác tư duy của các nhà kinh tế phương Tây. Bàn về chữ Nhanh Hồ Chí Minh viết: “…. Nhanh là một khẩu hiệu hết sức quan trọng. Nhanh không phải là chỉ gắng sức lên từng lúc, từng đợt. Nhanh là phải tiến bước không ngừng và bước sau bao giờ cũng phải dài hơn, vững hơn bước trước. Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng”. Thật là một kiểu tư duy độc đáo – đậm đà phong cách của Hồ Chí Minh, kiểu tư duy của một nhà minh triết phương Đông. Nhanh là một yêu cầu khách quan của sự phát triển. Nhưng nhanh không có nghĩa là đốt cháy giai đoạn, mà là phát triển từng bước, từng bước vững chắc. Tại Hội nghị phổ biến kế hoạch Nhà nước năm 1965, ngày 19 tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đặt ra kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, nhưng đó chỉ là bước đầu. Kế hoạch mười phần thì biện pháp cụ thể phải hai mươi phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải ba mươi phần. Có Như thế mới chắc chắn hoàn thành tốt kế hoạch. Khi đặt kế hoạch phải nhìn xa. Có nhìn xa mới quyết định đúng đắn thời kỳ nào phải làm công việc gì là chính. Phải thấy rộng. Có thấy rộng mới sắp đặt các ngành hoạt động một cách cân đối. Khi đi vào thực hiện thì mỗi nghành, mỗi nghề phải rất tỉ mỉ, chu đáo, thật sát với mỗi cơ sở. Đó là “một bộ ba” để hoàn thành tốt kế hoạch.  Để hoàn thành tốt kế hoạch, điều quan trọng bậc nhất là bồi dưỡng tư tưởng, chính trị cho cán bộ và quần chúng. Phải làm cho mỗi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể, ý chí cần kiệm xây dựng nước nhà”. Đoạn trích trên đây càng cho chúng ta sáng tỏ luận điểm của Hồ Chí Minh về sự phát triển từng bước vững chắc, phát triển không ngừng, bước sau dài hơn, vững hơn bước trước, không thể và không khi nào được phép đốt cháy giai đoạn. Sự phát triển tuần tự từng bước một cách vững vàng là con đường ngắn nhất, nhanh nhất tới mục tiêu đã định. Đó chính là quy luật lượng đổi thành chất. Ngược lại, vì nóng vội muốn đi nhanh mà “vượt ẩu”, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thì khi nhận ra đã đi chệch hướng, lạc lối sẽ phải quay lại điểm xuất phát, thậm chí không thể quay lại được nữa đành phải “đã đâm lao phải theo lao”; điều đó gây lãng phí thời gian, của cải và sức lực, làm nhụt ý chí cách mạng, làm chậm quá trình phát triển, thậm chí từ bỏ lý tưởng cách mạng, ngoặt sang đường khác, đối kháng với cách mạng. Ở đây, khái niệm “tăng trưởng” không hoàn toàn đồng nghĩa với khái niệm “phát triển”. Sự tăng tốc không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sụp đổ. Duy ý chí cũng là một nguyên nhân làm tan rã hệ thống mô hình kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Ở Trung Quốc phải hạn chế tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bởi đã xuất hiện những nguy cơ phá vỡ tính ổn định và tính bền vững của nền kinh tế trong quá trình phát triển. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu khi đặt kế hoạch phải “nhìn xa”, phải “thấy rộng” ( thấy rộng chứ không phải trông rộng) là có cơ sở khoa học. Người đã vận dụng sáng tạo những nguyên lí của chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam trong việc hoạch định đường lối chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà thể hiện cụ thể ở việc xây dựng một nền kinh tế phát triển có kế hoạch. Người tin tưởng: “Tư tưởng cách mạng không ngừng” nhất định sẽ làm được, hoàn toàn được. Vì trên miền Bắc nước ta ngày nay, nhân dân lao động đã thực sự trở thành người chủ. Những khả năng tiềm tàng trong nhân dân là vô tận. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội càng tiến lên, lực lượng của ta càng lớn, kinh nghiệm của ta càng nhiều. Chúng ta chẳng khác gì một người đi đường càng đi càng sung sức”. Sự sung sức ấy, như Người nói, sẽ gạt phăng những người mang nặng tính bảo thủ. Sự sung sức ấy đã được Người trải nghiệm trên con đường bôn ba khắp thế giới để tìm cách giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, khỏi kiếp nô lệ, thoát đói nghèo,khổ đau và hướng tới ấm no, hạnh phúc, thái bình. Người tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân, vào sức mạnh tềm tàng của quần chúng lao động. Người nhìn xa, thấy rộng và dẫn dắt nhân dân từng bước thực hiện mục tiêu cao cả ấy dù có phải vượt muôn trùng sóng gió, dù có phải gặp vô vàn trở lực cản ngăn. Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô giá, không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà đối với cả thế giới, với cả thời đại. Tôn vinh công lao của Người, Nghị quyết 24C/18.65 của Đại hội đồng UNESCO khóa 24 – 1987 khẳng định: “…… Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và danh nhân văn hóa kiệt xuất…Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội…. Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa- giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau….”. Quan điểm của Hồ Chí Minh về “phát triển” là một quan điểm toàn diện, và như Người nói: “Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng”. Phát triển là một quá trình. Quá trình đó cần phải nhanh, nhưng phải tuân thủ quy luật tuần tự. Việc tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là dựa trên những điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Bởi, cách mạng dân chủ nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo giành được thắng lợi là kết quả của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác- Lênin, những bào học kinh nghiệm trực tiếp và sâu xa của cách mạng tháng Mười Nga, của phong trào cộng sản quốc tế đúng lúc, đúng thời cơ, khi mà dân tộc đã hội tụ đầy đủ những điều kiện chín muồi, đầy đủ sức mạnh vật chất và tinh thần quyết tâm giành độc lập tự do và cương quyết bảo vệ nền độc lập tự do, khi mà những mâu thuẫn của đế quốc thực dân lên tới cực điểm, sự đối lập đã phá tan mối liên minh ma quỷ vốn trước đây rất chặt chẽ của chúng- những mắc xích đã tuột khỏi sợi dây xích. Khi nước Việt Nam độc lập ra đời cũng là lúc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu hình thành, thế giới chia thành hai phe và cuộc đấu tranh giữa hai con đường trở nên quyết liệt. Mặc dù hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và cả nước tiếp tục tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc về cơ bản có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất lúc này là cả hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trong thời kỳ xác lập mô hình phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa. Những kinh nghiệm của Liên Xô là rất quý báu, nhưng không thể áp dụng hoàn toàn, không thể bê nguyên xi vào thực tiễn cách mạng của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Do đó, những bước đi trong lộ trình tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam được xác định là vừa tuân thủ những quy luật chung vừa tìm ra cách đi cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh. Hồ Chí Minh viết: “Muốn tiến bước không ngừng và tiến ngày càng nhanh, càng vững phải có hai điều kiện. Một là, không ngừng cải tiến công tác; hai là, lúc nào cũng phải làm bước trước chuẩn bị bước sau, làm hôm nay chuẩn bị ngày mai. Không làm như vậy, thì chỉ tiến lên được từng đợt ngắn, rồi ngừng lại. Bởi vậy, những người lao động xã hội chủ nghĩa không thể chỉ biết làm việc cần cù, mà còn phải có tinh thần cải tiến công tác, không ngừng và chủ động tính trước, lo xa mọi việc. Như vậy mới thật đúng là người làm chủ nước nhà”. Phân tích chữ “Nhiều” , Hồ Chí Minh đặt tâm điểm vào nhân tố con người, vào sức lao động. Muốn nâng cao năng suất và chất lượng lao động, thì phải chăm lo giáo dục người lao động có và không ngừng nâng cao ý thức, thái độ, tinh thần lao động đúng đắn, trình độ lao động tinh thông để liên tục “cải tiến kỷ thuật và giữ vững kỷ luật lao động”. Phân tích chữ Nhanh, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh tới ý thức, thái độ, tinh thần “làm chủ nước nhà” của người lao động với hai điều kiện: “Cải tiến công tác không ngừng và chủ động tính trước, lo xa mọi việc”. Cách phân tích ấy, cách thao tác tư duy ấy của Hồ Chí Minh luôn nhằm tới cái bản chất của sự phát triển. Thứ nhất, phát triển là quá trình đổi mới không ngừng , trước hết là đổi mới cách nghĩ, cách làm. Muốn “cải tiến kỹ thuật”, “cải tiến công tác” thì phải thay đổi nhận thức, thay đổi lối nghĩ, cách nghĩ, phải học tập, phải thực hành, phải tu dưỡng. Mỗi cá nhân người lao động phải tự tu dưỡng và cả tập thể lao động cũng phải thực hiện “lý luận gắn liền với thực tế”. Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại của công cuộc đổi mới. Không liên tục đổi mới sẽ không có sự phát triển. Sự trì trệ, bảo thủ của một người không chỉ cản trở quá trình phát triển của bản thân người đó, mà nó ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình phát triển của tập thể có người đó tham gia. Sự trì trệ, bảo thủ của một nền kinh tế, xuất phát từ quá trình tích đọng lâu ngày sự trì trệ, bảo thủ của các bộ phận trong nó, sẽ không chỉ còn là nguy cơ mà là tác nhân kéo đất nước tụt hậu, bế tắc, khủng hoảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Thật ra, cái làm vướng chân họ (tức là những người bảo thủ) nhất lại chính là tư tưởng bảo thủ, rụt rè của họ. Cho nên, muốn tiến nhanh, thì trước hết phải phát quang những dây ràng buộc ấy đi đã”. Rõ ràng, Muốn phát huy tính chủ động sáng tạo của người lao động, thì phải giáo dục và đấu tranh loại bỏ tư tưởng bảo thủ trong xã hội. Điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và thường xuyên nhắc nhở cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân. Thức hai, phát triển kinh tế phải đi liền với tiến bộ xã hội. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam nói một cách giản dị như Chủ tịch Hồ Chí Minh, là: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì(….). Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Sự tiến bộ xã hội cũng là một quá trình, cũng phải đi từng bước chắc chắn, bước trước đạt kết quả sẽ là nền tảng vững vàng cho bước sau đạt kết quả cao hơn. “Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sang mọi việc, phải làm dần dần, không thề một tháng, một năm mà làm được hết. Song ngày từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm” “sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc”. Hạnh phúc của nhân dân từng bước được nâng lên, trước hết là do thành quả lao động của chính họ; song, để đem lại hạnh phúc thực sự, lâu bền và toàn diện,cho toàn xã hội, thì vai trò của Nhà nước hết sức to lớn, có ý nghĩa quyết định, vì nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân, do dân và vì dân. Vại trò đó thể hiện ở chính sách cụ thể về phát triển kinh tế- xã hội của từng giai đoạn, tửng thời kỳ theo mục tiêu chiến lược, về sự phân phối mọi lợi ích trên nguyên tắc dân chủ, bỉnh đẳng và công khai, về sự động viên đầy đủ mọi nguồn tiềm lực vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân phục vụ cho lợi ích dân tộc. Vai trò đó còn thể hiện ở hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, đảm bảo cho mọi người trong xã hội thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, được hưởng những quyền lợi chung. Do đó, công tác giáo dục phải từng bước nâng cao tinh thần làm chủ, ý thức công dân của quần chúng nhân dân lao động.  Quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhiều, Nhanh trong quá trình phát triển còn toàn diện ở chỗ: miền Bắc tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, thì không có nghĩa quay lưng lại, bỏ qua những kinh nghiệm to lớn, đúc rút từ mấy trăm năm, về các phương pháp, biện pháp phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Bởi đó là kinh nghiệm của loài người, của lịch sử phát triển văn minh loài người. Những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đạt được trong quá trình phát triển có những giá trị nhất định, thúc đẩy tiến bộ xã hội tiến nhanh, tiến mạnh hơn hẳn chế độ phong kiến trước đó, đặc biệt là sự lớn mạnh không ngừng của tiến bộ khoa học- kỷ thuật và công nghệ; và, từ trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mỗi bước phát triển của nó lại làm xuất hiện những mầm mống mâu thuẫn – động lực sản sinh ra những yếu tố đầu tiên của một phương thức sản xuất mới- phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chính quá trình bóc lột giá trị thặng dư sức lao động một cách tàn bạo, chính sự phát triển độc quyền – độc quyền của tư sản mại bản, độc quyền của nhà nước- đến chủ nghĩa đế quốc, đã khiến chủ nghĩa tư bản tự đào mồ chôn mình. Lịch sử đã đặt lên vai giai cấp vô sản thế giới sứ mệnh đắp mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Cách mạng tháng Mười Nga đã tiên phong thực hiện sứ mệnh đó. Đó là tính tất yếu khách quan của lịch sử. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã sau này là chuyện khác, thuộc các nguyên nhân khác. Học tập Lênin và sớm nhận thức tình hình biến chuyển của thời đại, cũng như những quy luật phổ biến, ngay sau khi giành được độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhanh chóng đưa dân tộc hào nhập cùng thời đại. Trong nước Người kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng bảo vệ nền độc lập tự do, vận động và giáo dục quần chúng nhân dân chung lòng chung sức giải quyết những vấn đề cấp bách của đất nước. Với quốc tế, Người tranh thủ mở rộng các mối quan hệ trên cơ sở của những nguyên tắc bất di bất dịch. Người tuyên bố với Liên Hợp Quốc: “….Nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc. ….. Chính sách mở cửa và hợp tác nói trên, Chính phủ Việt Nam cũng dành cho nước Pháp trong Hiệp định ngày 6 tháng 3 năm 1946…” Chính phủ các nước phát triển, trong đó có chính phủ Pháp, đã khước từ những nỗ lực và thiện chí của Chủ tich Hồ Chí Minh. Tư tưởng bảo thủ của họ đã đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến tranh tàn khốc; kéo dài không phải chỉ chín năm mà gần trọn ba mươi năm. Sau ngày gửi “Lời kêu gọi tới Liên Hợp Quốc” không lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh… Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng.Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm… Cả nước Pháp lẫn nước Việt Nam đều không thể phí sức gây một cuộc chiến tranh khốc hại, và nếu phải kiến thiết trên đống hoang tàn thì thật là một điều tai hại”. “Điều tai hại” đó đã diễn ra trên thực tế.Nhưng, ở phía đối thủ, không chỉ có nước Pháp mà sau này còn có nước Mỹ và các nước chư hầu cũng phải gánh lấy những hậu quả tai hại. Sau ba mươi năm kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, những vấn đề hậu Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hoàn toàn, trái lại vẫn tiếp tục nảy sinh những khía cạnh mới, trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và xã hội của các nước đó. Tất cả đều do tính bảo thủ của các nhà cầm quyền các nước tư bản chủ nghĩa. Đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Chiến tranh đã cản trở sự phát triển, kìm hãm tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng, chiến tranh lại là giải pháp chính mà chủ nghĩa tư bản sử dụng hòng thoát khỏi sự khủng hoảng toàn diện và triền miên cũng như giải quyết những mâu thuẫn, nội bộ ở chính quốc và trong toàn bộ hệ thống của nó. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, giải pháp chiến tranh mà các đế quốc áp dụng không những không giải quyết được các mâu thuẫn, không ngăn chặn được các cuộc khủng hoảng, mà còn làm cho tình hình thế giới ngày càng phức tạp, càng phân hóa sâu sắc các mối quan hệ quốc tế, càng đẩy các nước yếu vào sự lệ thuộc, cuộc sống của nhân dân lao động ngày càng rơi vào “cực” của nghèo đói- thế giới luôn trong trạng thái khủng hoảng toàn diện và triền miên. Trong thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là người tiên phong,là chiến sĩ dũng cảm đấu tranh không mệt mỏi vì nền hòa bình thế giới. Thế giới có đại đồng, thỉ các nước, các dân tộc mới có điều kiện kiến thiết để đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn thể quần chúng nhân dân lao động một cách thực sự, bền lâu và chắc chắn. Thế giới hòa bình, thì mới cùng nhau xây dựng nền dân chủ, tự do, khuyến khích mọi người lao động sáng tạo không ngừng, để năng suất lao động ngày một nâng cao, của cải ngày càng dồi dào. Dân tộc Việt Nam có truyền thống hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm cũng xuất phát từ khát vọng sống yên vui trong thái bình. Từ dân tộc ấy đã sinh ra người con ưu tú bậc nhất là Hồ Chí Minh. Và, Người đã trở thành hiện thân của khát vọng dân tộc, các dân tộc khác trên thế giới. Luận về chữ Nhanh, Hồ Chí Minh bao quát mọi vấn đề, mọi khía cạnh một cách thấu đáo trong những câu chữ giản dị, súc tích. Tư duy của Người là như vậy. Nhân cách và phong cách của Người là như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta thi đua làm nhiều, làm nhanh là cốt tăng nhanh mức sống của nhân dân lao động và tăng nhanh tích lũy để xây dựng công nghiệp, mở mang kinh tế. Cho nên nhiều, nhanh phải đi đôi với tốt, rẻ. nếu chỉ vì nhiều, nhanh mà không nghĩ đến tốt, rẻ thì kết quả cuối cùng vẫn là không nhiều, không nhanh”. Trong thao tác tư duy của Hồ Chí Minh, tốt gắn liền với hạch toán và tốt là một “cấp” khác của tiết kiệm. Hạch toán và tiết kiệm hợp lý trong quá trình sản xuất là yếu tố quan trọng đối với nâng cao hiệu quả kinh tế. Người lấy ví dụ: xây dựng một nhà máy đúng tiêu chuẩn kỹ thuật có thể vận hành được năm mươi năm; ngược lại thì chỉ dùng được vài chục năm- “như vậy khác nào bỏ vốn xây một nhà máy mà chỉ được một nửa nhà máy”. Và bất cứ cái gì cũng vậy, công cụ, máy móc hoặc hàng tiêu dùng, nếu làm tốt thì dùng lâu gấp rưỡi, gấp đôi những thứ làm xấu. Người tỉ mĩ chỉ ra những tác hại của những sản phẩm kém chất lượng là do “làm bừa, làm ẩu”; và, sản phẩm đã kém chất lượng đều gây tác hại – hại cho sản xuất, hại cho quá trình xây dựng kinh tế chung, hại cho đời sống nhân dân. Người quan niệm, đã sản xuất thì phải có lãi, dùng lãi đó để nâng cao mức sống của nhân dân, để tích lũy mở rộng sản xuất. Sản xuất muốn có lãi thì phải hạch toán, phải tổ chức sản xuất tốt, phải quản lý tốt, để làm sao tiết kiệm được thời gian, sức lao động, vốn, nguyên vật liệu; để làm sao hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng lao động. Như vậy, Tốt trở thành một khái niệm và khái niệm này có nội hàm rộng lớn, bao trùm tất cả các khâu trong quy trình sản xuất, trong quá trình sản xuất thống nhất. Bất kỳ một khâu sản xuất nào để lọt ra những thứ xấu đều ảnh hưởng đến các khâu sau đó và ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất. Từ đó, quá trình sản xuất không đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tính chất sản xuất công nghiệp là sản xuất dây chuyền. Sản xuất công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp. Vì xuất phát từ một nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên người lao động nước ta chưa có tác phong công nghiệp. Đây là một khó khăn rất lớn khi bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Để người lao động có được tác phong công nghiệp, thì phải có thời gian để vận động, giáo dục mọi người sửa đổi nếp nghĩ, nếp làm của sản xuất nông nghiệp đã ăn sâu vào tiềm thức cộng đồng. Qua đây càng thấy việc xác định độ dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội quả là không đơn giản. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc lại nhiều lần, rằng:muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa, mà tiêu chuẩn cụ thể là vừa có đức vừa có tài, đức là quan trọng bậc nhất, bao gồm cần, kiệm, liêm, chính. Con người xã hội chủ nghĩa có đủ bốn đức này và thường xuyên tu dưỡng, thì sẽ có khả năng tiếp nhận vào mình những tri thức, kinh nghiệm bên ngoài bản thân, biến chúng thành tri thức và kinh nghiệm của mình, đem chúng tra phục vụ cho tổ quốc, cho nhân dân. Cái Tốt của hành động, ví dụ trong sản xuất, phải xuất phát từ cái Tốt trong suy nghĩ, trong ý thức, trong tinh thần; nếu không thì không thể, không bao giờ có được cái Tốt trong hành động. Nền tảng của đổi mới tư duy nói chung, của đổi mới tư duy kinh tế nói riêng, Đối với mỗi người là tri thức, đối với toàn xã hội là nền đạo đức xã hội, mà biểu hiện trước hết là phải có một xã hội học tập. Khi xã hội đã giải quyết vấn đề cơ bản về ăn, ở, mặc, đi lại, thì phải hướng mọi người vào việc học tập. Thế giới ngày nay đang chuyển mình sang thời đại kinh tế tri thức là vì lẽ đó. Sự chuyển mình ấy nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề nóng bỏng hiện nay đang có xu hướng kéo lùi tiến trình phát triển văn minh, cản bước tiến xã hội. Khái niệm Tốt do Hồ Chí Minh sáng tạo, càng suy ngẫm càng thấy tính triết lý sâu xa của nó. Tốt, theo tư duy của Hồ Chí Minh  , cũng có tính chất cách mạng, bởi nó có tác dụng làm thay đổi đến tận gốc rễ những thói quen cố hữu, gột rửa những thói hư tật xấu trong con người, trong xã hội. Nó khẳng định sự chuyển mình của một dân tộc đồng lòng xây cuộc đời mới, xây nền kinh tế- xã hội mới và con người mới- con người xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: “làm nhanh mà không tốt, Có gì là vẻ vang ? Đã là người làm chủ, Tính toán phải đàng hoàng: nhiều, nhanh, tốt rẻ, rõ ràng Lợi dân, lợi nước đôi đàng vẹn đôi”. Lâu nay, khi nói nhanh, nhiều, tốt rẻ, nhiều người cho rằng: đã nhanh, nhiều thì rất khó tốt, đã tốt thì lấy đâu mà rẻ. Cách nghĩ Rẻ như vậy là nghĩ tới giá rẻ của một món hàng nào đó. Cách hiểu nhanh, nhiều, tốt, rẻ, như vậy cũng xoay quanh vấn đề sản xuất đơn thuần. Đó không phả là bản chất của Nhiều, Nhanh, Tốt, Rẻ mà Hồ Chí Minh đề xướng. Hồ Chí Minh phê phán về cách nghĩ rẻ như trên là “thói thường”. Hồ Chí Minh bàn về Rẻ là bàn về việc làm thế nào trong quá trình sản xuất phải tiết kiệm sức người, sức của. Sự tiết kiệm này cũng nhằm mục đích tăng nhanh mức sống của nhân dân và tăng nhanh tích lũy để mở mang kinh tế. Người chỉ ra rằng: “Điều quan trọng trước hết vẫn là nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất là tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời gian lao động. Đó là cách làm vừa nhanh vừa rẻ”. Đó là tiết kiệm sức người. Còn để tiết kiệm sức của thì sao ? theo Hồ Chí Minh, cách tiết kiệm sức của hiệu quả nhất là “Phải dùng nguyên liệu, vật liệu thật hợp lý và không để nhiều nguyên liệu, vật liệu bị loại bỏ”. Cách tiết kiệm này không mới, nhưng để làm được không dễ. Không mới bởi vì chính các nước công nghiệp tiên tiến đã từng làm như vậy. Các công ty lớn trên thế giới giàu lên cũng nhờ tiết kiệm triệt để nguyên vật liệu. Giá trị thực và ý nghĩa quan trọng của công nghệ tiên tiến trong thời đại ngày nay chính là ở chỗ: nó giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, đi đến hạ giá thành sản phẩm. Đổi mới công nghệ là con đường để doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu là cách làm không dễ, bởi vì người lao động nhà quản lý phải có trình độ hiểu biết nhất định, phải động não tìm tòi và cải tiến kỹ thuật. Trong một tập thể lao động, trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật đã không đồng đều, song ý thức cải tiến kỹ thuật, ý thức tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu càng không đồng đều. Hồ Chí Minh phê phán cách hiểu Rẻ theo “thói thường” chính vì “khi người lao động còn phải bán sức mình như một món hàng để kiếm sống”, tức là không làm chủ, thì không thể có ý thức tiết kiệm sức người, sức của được. Theo Hồ Chí Minh, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu chung quy đều là tiết kiệm vốn, tức là tiết kiệm sức của. Người nói tiếp: “Nhưng còn một cách tiết kiệm vốn nữa mà công nhân ta còn ít nghĩ đến. Đó là việc làm cho vốn “quay vòng nhanh”… Biết làm cho vốn quay vòng nhanh, thì có ít vốn mà dùng được nhiều lần, nên sản xuất được nhiều”. Nói như ngày nay, đó là hiệu quả sử dụng vốn. Cấu nói xưa “Buôn tài không bằng dài vốn” nay có lẽ không còn chuẩn xác cả trăm phần trăm. Việc kinh doanh ngày nay dựa trên vốn tri thức là căn bản. Kết thúc bài báo “Rẻ”, Hồ Chí Minh viết: “ Tăng năng suất lao động, tiết kiệm vốn, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, không những giảm được giá thành, mà còn dôi ra một số khá lớn sức người, sức của để sản xuất thêm hàng hóa, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới. Thế là đã nhiều, nhanh lại rẻ. Và do rẻ, nên càng nhiều, càng nhanh”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhiều, nhanh, tốt,rẻ.docx
Tài liệu liên quan