Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường là một hình thức đặc biệt quan trọng trong giao thương ở các xã hội trước khi có chữ viết và xã hội mà một số ngôn ngữ đã được sử dụng. Nhãn hiệu tạo ra một cách thức truyền tin thuận tiện và súc tích về hàng hóa mà nhãn hiệu được gắn lên. Những hình thức ban đầu của nhãn hiệu hiện đại là việc sử dụng các nhãn mác trên công-ten-nơ, các công cụ, viên gạch và các vật dụng tương tự ở thời kỳ Ai-cập và Lưỡng Hà cổ đại. Dường như mục đích ban đầu của những dấu hiệu này là để chỉ quyền sở hữu, nhưng chúng cũng liên quan đến phương pháp nhận biết nhà sản xuất các vật dụng được gắn nhãn mác.

pdf76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y được thực hiện theo quy định gọi là điều khoản "bảo vệ", Điều 9sexies của Nghị định thư. Theo đó, có 3 loại đơn quốc tế: – đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước; có nghĩa là mọi sự chỉ định đều được thực hiện theo Thoả ước; – đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư; có nghĩa là tất cả mọi chỉ định đều được thực hiện theo Nghị định thư; – đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư; có nghĩa là một số chỉ định được thực hiện theo Thoả ước và một số chỉ định được thực hiện theo Nghị định thư. Đơn quốc tế phải được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan xuất xứ. Đơn phải có, trong số những nội dung khác, một mẫu nhãn hiệu (phải trùng với nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở) và danh mục những hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ, được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Bảng phân loại Nice). Nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước thì đơn phải được làm bằng tiếng Pháp; nếu đơn chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư thì đơn có thể được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, dù cho Cơ quan xuất xứ có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơn đối với một trong số hai ngôn ngữ này. Đơn quốc tế có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều 4 của Công ước Paris, trên cơ sở đơn nộp cho Cơ quan xuất xứ hoặc cũng có thể trên cơ sở đơn nộp trước đó cho một Cơ quan khác, không nhất thiết phải là Cơ quan của một bên tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư. Câu hỏi tự đánh giá Câu 20 Đơn phải được nộp bằng (những) ngôn ngữ nào? Trả lời Nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước Madrid thì đơn đó phải làm bằng tiếng Pháp; nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư hoặc của cả Thoả ước và Nghị định thư thì đơn đó có thể làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, dù cho Cơ quan xuất xứ có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơn đối với một trong số hai ngôn ngữ này. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 56 Đơn quốc tế phải chịu những khoản lệ phí sau: – lệ phí cơ bản – lệ phí bổ sung đối với mỗi Bên tham gia được chỉ định trong trường hợp không phải nộp lệ phí riêng; – lệ phí riêng đối với mỗi Bên tham gia nào được chỉ định theo Nghị định thư và đã tuyên bố rằng mình muốn nhận được một khoản lệ phí riêng (mức lệ phí riêng được xác định bởi các Bên tham gia tương ứng và được công bố trong Công báo); – phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm; tuy nhiên sẽ không phải nộp phụ phí nếu tất cả các chỉ định thuộc loại phải nộp lệ phí riêng. Các khoản lệ phí này có thể được nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế hoặc, nếu Cơ quan xuất xứ chấp nhận thu và chuyển các khoản lệ phí đó thì nộp thông qua Cơ quan đó. Các khoản lệ phí dành riêng cho những bên tham gia nào sẽ được Văn phòng quốc tế chuyển cho các Bên tham gia đó, còn các khoản phụ phí và lệ phí bổ sung được phân chia cho các Bên tham gia không nhận các khoản lệ phí riêng theo tỷ lệ số lần chỉ định đối với Bên tham gia đó. Cơ quan xuất xứ phải xác nhận rằng: nhãn hiệu đăng ký quốc tế chính là nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, rằng thông tin bất kỳ, ví dụ, phần mô tả nhãn hiệu hoặc yêu cầu bảo hộ màu sắc như đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu đều trùng với những thông tin đó trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, và rằng hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn quốc tế đều thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. Cơ quan xuất xứ cũng phải xác nhận ngày nhận được yêu cầu nộp đơn quốc tế; với điều kiện Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó (và với điều kiện có đầy đủ các thông tin và tài liệu thiết yếu), ngày đó sẽ là ngày đăng ký quốc tế. Văn phòng quốc tế kiểm tra xem đơn có đáp ứng hay không đáp ứng các yêu cầu của Thoả ước hay Nghị định thư và Quy chế chung, bao gồm cả các yêu cầu về việc chỉ ra hàng hoá và dịch vụ và phân loại hàng hoá và dịch vụ, và kiểm tra xem lệ phí theo quy định đã được nộp hay chưa. Cơ quan xuất xứ và người nộp đơn được thông báo về sai sót bất kỳ và những sai sót đó phải được sửa chữa trong vòng 3 tháng, nếu không đơn sẽ bị coi là được rút bỏ. Nếu đơn quốc tế đáp ứng các yêu cầu quy định, Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 57 nhãn hiệu sẽ được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và công bố trên Công báo. Sau đó, Văn phòng quốc tế sẽ thông báo cho từng Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ. Đăng ký quốc tế có hiệu lực trong 10 năm. Đăng ký quốc tế có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm với điều kiện phải nộp lệ phí theo quy định. Câu hỏi tự đánh giá Câu 21 Cơ quan xuất xứ có những chức năng gì? Trả lời Cơ quan xuất xứ xác nhận ngày mà cơ quan đó nhận được yêu cầu nộp đơn quốc tế và xác nhận rằng nhãn hiệu đăng ký quốc tế chính là nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, rằng bất cứ thông tin nào chẳng hạn phần mô tả nhãn hiệu hoặc yêu cầu bảo hộ màu sắc như đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu đều trùng với những thông tin trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, và rằng hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn quốc tế đều thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. (ii) Hiệu lực của đăng ký quốc tế Kể từ ngày đăng ký quốc tế, việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng nước của các Bên tham gia được chỉ định sẽ tương tự như thể nhãn hiệu đó là đối tượng của một đơn đăng ký nộp trực tiếp cho Cơ quan của Bên tham gia đó. Nếu không có thông báo từ chối gửi cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định thì việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi Bên tham gia được chỉ định sẽ tương tự như thể nhãn hiệu đó được đăng ký bởi Cơ quan của Bên tham gia đó. Hiệu lực của đăng ký quốc tế có thể được mở rộng tới một Bên tham gia không được chỉ định trong đơn quốc tế bằng cách nộp đơn chỉ định sau. Việc chỉ định sau có thể được thực hiện đối với Bên tham gia mới tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư sau thời điểm nộp đơn quốc tế. (iii) Từ chối bảo hộ Mỗi Bên tham gia được chỉ định có quyền từ chối bảo hộ. Sự từ chối bất kỳ cũng đều phải được Cơ quan của Bên tham gia có liên quan thông báo cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định tại Thoả ước hoặc Nghị định thư. Việc từ chối được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo và một bản sao được gửi cho chủ sở hữu đăng ký quốc tế. Thủ tục bất kỳ sau đó, như xem xét lại hoặc khiếu nại, Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 58 được tiến hành một cách trực tiếp giữa chủ sở hữu và Cơ quan của Bên tham gia có liên quan, còn Văn phòng quốc tế sẽ không liên quan đến các thủ tục đó. Tuy nhiên, Bên tham gia có liên quan phải thông báo cho Văn phòng quốc tế quyết định cuối cùng về việc xem xét lại hoặc khiếu nại đó. Quyết định này cũng được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo. Thời hạn dành cho mỗi Bên tham gia để thông báo từ chối thường là 12 tháng. Tuy nhiên, theo Nghị định thư, mỗi bên có thể tuyên bố rằng thời hạn này là 18 tháng hoặc dài hơn trong trường hợp từ chối dựa trên cơ sở phản đối. Câu hỏi tự đánh giá Câu 22 Hiệu lực của đăng ký ở từng nước được chỉ định như thế nào? A. Việc bảo hộ nhãn hiệu ở các nước đó tương tự như thể nhãn hiệu là đối tượng của đơn đăng ký được nộp trực tiếp cho cơ quan nhãn hiệu của nước đó. (iv) Sự phụ thuộc vào Nhãn hiệu cơ sở Trong thời hạn năm năm kể từ ngày đăng ký, đăng ký quốc tế phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký hoặc được nộp đơn tại Cơ quan xuất xứ. Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị huỷ bỏ theo quyết định của Cơ quan xuất xứ hay toà án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc không gia hạn, trong thời hạn năm năm đó, đăng ký quốc tế sẽ bị đình chỉ. Tương tự, đối với đăng ký quốc tế dựa trên cơ sở đơn nộp tại Cơ quan xuất xứ, đăng ký đó sẽ bị đình chỉ trong trường hợp đơn đó bị từ chối hoặc rút bỏ trong thời hạn năm năm, hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo đơn đó bị mất hiệu lực trong thời hạn đó. Cơ quan xuất xứ phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về các sự kiện và quyết định liên quan đến việc đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực hoặc từ chối đơn và, nếu phù hợp, phải yêu cầu đình chỉ (trong phạm vi thích hợp) đăng ký quốc tế đó. Việc huỷ bỏ này được công bố trên Công báo và được thông báo cho Các bên tham gia được chỉ định. Sau khi khi kết thúc thời hạn năm năm, đăng ký quốc tế sẽ trở thành độc lập với đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. Câu hỏi tự đánh giá Câu 23. Thời hạn dễ bị từ chối bảo hộ của một đăng ký là bao lâu? Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 59 Trả lời Năm năm kể từ ngày đăng ký ở nước xuất xứ. (v) Thay đổi và Huỷ bỏ đăng ký quốc tế Sự thay đổi về tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế theo yêu cầu. Tương tự, sự thay đổi về quyền sở hữu đối với một đăng ký quốc tế có thể được ghi nhận đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ và đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định. Tuy nhiên, một người có thể được ghi nhận là chủ sở hữu của một đăng ký quốc tế đối với một Bên tham gia nhất định chỉ khi người đó được phép (do có cơ sở thương mại, nơi cư trú hoặc quốc tịch) chỉ định Bên tham gia đó trong đơn quốc tế. Những thông tin dưới đây cũng có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế: – giới hạn danh mục hàng hoá và dịch vụ đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định; – từ bỏ đăng ký đối với một số Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ; – huỷ bỏ đăng ký quốc tế đối với tất cả các Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả hàng hoá và dịch vụ. Những thay đổi và huỷ bỏ này được công bố trên Công báo và thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định khác. Không thể thay đổi nhãn hiệu là đối tượng của đăng ký quốc tế khi gia hạn cũng như ở thời điểm bất kỳ khác. Danh mục hàng hoá và dịch vụ cũng không được thay đổi nếu việc thay đổi dẫn đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ. (c) Tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư Nước bất kỳ là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư hoặc cả hai điều ước đó. Ngoài ra, một tổ chức liên chính phủ cũng có thể tham gia Nghị định thư (nhưng không thể tham gia Thoả ước) nếu đáp ứng được những điều kiện sau: ít nhất một trong số những Nước thành viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước Paris và tổ chức đó có một cơ quan khu vực có chức năng đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 60 Nước tham gia Thoả ước và/hoặc Nghị định thư và các tổ chức tham gia Nghị định thư được gọi chung là các Bên tham gia. Mỗi thành viên của Liên minh Madrid là một thành viên của Hội đồng Liên minh đó. (d) Những ưu điểm của Hệ thống Sau khi đăng ký nhãn hiệu, hoặc nộp đơn đăng ký vào Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một Cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một cơ quan; thủ tục này thay thế cho việc phải nộp đơn riêng biệt cho từng Cơ quan nhãn hiệu của các Bên tham gia khác nhau bằng những ngôn ngữ khác nhau, và phải trả các khoản lệ phí riêng biệt cho từng Cơ quan. Khi gia hạn hoặc sửa đổi đăng ký cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Đăng ký quốc tế cũng có lợi cho các Cơ quan nhãn hiệu. Ví dụ, các Cơ quan nhãn hiệu sẽ không cần xem xét việc tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của đơn hoặc không cần phân loại hàng hoá và dịch vụ hoặc công bố nhãn hiệu. Như trên đã trình bày, các khoản lệ phí riêng biệt và các khoản lệ phí chỉ định khác được thu bởi Văn phòng quốc tế được chuyển cho các Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ. Hơn nữa, nếu Dịch vụ đăng ký quốc tế đóng tài khoản sau 2 năm mà có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ được chia cho các bên tham gia. ‰ Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (TLT) (a) Giới thiệu Hiệp ước Luật Nhãn hiệu được thông qua ngày 27/10/1994 tại một Hội nghị ngoại giao ở Geneva. Mục đích của Hiệp ước là đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu quốc gia. Mỗi quốc gia riêng biệt cũng như các tổ chức liên chính phủ có Cơ quan đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ các nước thành viên, như Cộng đồng châu Âu (EU) và Tổ chức SHTT châu Phi (OAPI) đều có thể trở thành thành viên của Hiệp ước. Các điều khoản của Hiệp ước được bổ sung bằng các Quy chế và các Mẫu đơn Quốc tế. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ 01/8/1996. (b) Các loại nhãn hiệu mà Hiệp ước này được áp dụng Theo Điều 2, Hiệp ước này được áp dụng cho các nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ. Không phải tất cả các nước hiện nay đều đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và vì vậy khi tham gia Hiệp ước, Nước thành viên phải có nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 61 Thêm vào đó, theo Điều 16, Nước thành viên đó cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu bảo đảm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước này bởi vì việc đăng ký các loại nhãn hiệu này thường đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt, đa dạng ở các nước khác nhau khiến cho việc hài hoà hoá rất khó khăn. Nhãn hiệu ba chiều và nhãn hiệu vô hình, như nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước này bởi vì chúng không dễ dàng tạo mẫu các nhãn hiệu đó bằng phương pháp đồ hoạ và rất ít quốc gia quy định trong luật quốc gia của mình về việc bảo hộ các loại nhãn hiệu này. Nhãn hiệu có khả năng được đăng ký phải bao gồm các dấu hiệu có thể nhìn thấy được và liên quan tới nhãn hiệu ba chiều thì chỉ những nước chấp nhận đăng ký nhãn hiệu ba chiều mới có nghĩa vụ phải tuân theo Hiệp ước đối với các nhãn hiệu loại này. (c) Đơn Điều 3 Hiệp ước gồm toàn bộ danh mục các thông tin mà Cơ quan được phép yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ, những thông tin này là tên và địa chỉ của người nộp đơn và của đại diện, tuyên bố yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, hoặc khai báo về việc dự định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực tế. Ngoài những thông tin được quy định trong Hiệp ước, không được yêu cầu những thông tin khác, như Đăng ký kinh doanh, chứng cứ về việc người nộp đơn đang tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ được liệt kê trong đơn. Cùng một đơn có thể đăng ký cho nhiều hàng hóa và dịch vụ. Theo Điều 6 của Hiệp ước, Cơ quan phải chấp nhận đơn đăng ký cho dù các hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc nhiều nhóm khác nhau trong Bảng phân loại Nice. Trong trường hợp này, đơn phải tương ứng với một đăng ký duy nhất. Cơ quan không được từ chối đơn bằng bản giấy nếu đơn đó được làm theo mẫu tương ứng với mẫu đơn nêu trong Quy chế hoặc, nếu việc gửi tài liệu tới Cơ quan bằng fax là được phép thì bản sao bằng giấy từ bản chuyển đó phải đúng với mẫu đơn. Câu hỏi tự đánh giá Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 62 Câu 24 Cơ quan nhãn hiệu có thể yêu cầu các thông tin gì theo quy định của TLT? A. Tên và địa chỉ của người nộp đơn và của đại diện, tuyên bố yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, hoặc khai báo về việc dự định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực tế. (d) Đại diện Điều 4 Hiệp ước cho phép Bên tham gia yêu cầu đại diện của người nộp đơn hoặc chủ sở hữu phải là người được phép hoạt động đại diện trước Cơ quan của Bên tham gia đó, và người không có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự và có hiệu quả, hoặc thường trú trên lãnh thổ nước đó phải có đại diện. Theo quy định này, giấy ủy quyền có thể liên quan đến nhiều đơn hoặc đăng ký hiện có hoặc trong tương lai. (e) Ngày nộp đơn Việc ghi nhận ngày nộp đơn có ý nghĩa quan trọng bởi vì các quyền phát sinh trên cơ sở ngày đó, và vì có thể đòi hỏi quyền ưu tiên từ ngày đó đối với đơn được nộp sau ở những nước khác. Điều 5 của Hiệp ước quy định những thông tin tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu đối với việc ghi nhận ngày nộp đơn. Những thông tin này bao gồm các thông tin về người nộp đơn, thông tin đủ để liên lạc với người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa và dịch vụ yêu cầu đăng ký nhãn hiệu, v.v.. Ngoài ra, để ghi nhận ngày nộp đơn, Cơ quan có thể yêu cầu nộp lệ phí nếu luật nhãn hiệu của quốc gia áp dụng điều kiện này trước khi tham gia Hiệp ước. (f) Tách Đơn và Đăng ký Nếu việc đăng ký một nhãn hiệu bị từ chối đối với một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, Điều 7 Hiệp ước quy định người nộp đơn có thể tách đơn để tránh bị chậm trễ trong việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho những hàng hóa hoặc dịch vụ không bị từ chối và vẫn giữ được ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày ưu tiên nếu có. Đồng thời, người nộp đơn có thể tiến hành khiếu nại đối với đơn có hàng hóa hoặc dịch vụ bị từ chối. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 63 Cũng có sự lựa chọn tương tự đối với việc tách đăng ký khi mà hiệu lực của đăng ký bị một bên thứ ba phản đối, hoặc trong trường hợp có khiếu kiện nào đó chống lại quyết định của Cơ quan Sở hữu công nghiệp liên quan đến thủ tục này. (g) Chữ ký Điều 8 Hiệp ước có các quy định về chữ ký và các dấu hiệu khác cho phép xác định nguồn của một thông tin như việc nộp một đơn vào Cơ quan, cụ thể là khi việc chuyển tài liệu được thực hiện bằng fax hoặc các phương tiện điện tử. Thay vì chữ ký viết tay, Cơ quan có thể chấp nhận chữ ký dưới hình thức in, dán tem hoặc đóng dấu. Điều quan trọng là không được phép yêu cầu chứng thực, công chứng, xác nhận, hợp pháp hóa hay hình thức xác nhận chữ ký bất kỳ khác, trừ trường hợp chữ ký liên quan đến việc hủy bỏ một đăng ký nếu pháp luật quốc gia quy định như vậy. Câu hỏi tự đánh giá Câu 25 TLT có cho phép nộp đơn điện tử không? Trả lời Có. Điều này được phép theo quy định tại Điều 8. (h) Những thay đổi và sửa chữa liên quan đến Đơn và Đăng ký Điều 10 và 11 Hiệp ước quy định về những yêu cầu đối với việc ghi nhận sự thay đổi về tên, địa chỉ và quyền sở hữu. Điều 12 có những yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu nhằm sửa chữa những thiếu sót của người nộp đơn hoặc chủ sở hữu trong tài liệu gửi cho cơ quan – những nội dung sẽ được in trong đăng bạ. Các quy định từ Điều 10 đến Điều 12 được áp dụng cho cả việc thay đổi hoặc sửa chữa đơn và đăng ký. Các điều khoản này quy định một đơn duy nhất có thể yêu cầu ghi nhận việc thay đổi hoặc sửa chữa liên quan đến nhiều đơn hoặc đăng ký hoặc cả hai. Đơn yêu cầu phải chỉ ra một cách rõ ràng những thông tin có liên quan được thực hiện bởi Cơ quan đăng ký và những thay đổi hoặc sửa chữa được yêu cầu. Cơ quan không thể yêu cầu các thông tin thêm ngoài những thông tin đã được đề cập trong Hiệp ước, trừ khi Cơ quan có cơ sở nghi ngờ tính xác thực của thông tin, ví dụ, khi cơ quan đó nghi ngờ về việc thay đổi tên và địa chỉ thực tế lại là sự thay đổi quyền sở hữu. Đặc biệt, Cơ quan không được phép yêu cầu cung cấp tài liệu xác nhận việc thay đổi tên hoặc địa chỉ, chứng cứ về việc chủ sở hữu mới tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ được thay đổi quyền sở hữu, hoặc chủ sở hữu quyền chuyển giao cơ sở thương mại của mình cho chủ sở hữu mới. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 64 Theo Điều 11, đối với yêu cầu ghi nhận việc thay đổi quyền sở hữu, Cơ quan có thể yêu cầu nộp bản sao hoặc bản trích sao hợp đồng có xác nhận, văn bản xác nhận việc chuyển giao và tài liệu chuyển giao. Nếu sự thay đổi quyền sở hữu là kết quả của việc sát nhập hoặc thực thi luật hoặc quyết định của toà án, ví dụ, trong trường hợp thừa kế hoặc phá sản, Cơ quan có thể đòi hỏi nộp yêu cầu kèm với bản sao có xác nhận tài liệu chứng minh việc thay đổi quyền sở hữu. Thiếu sót của Cơ quan đăng ký phải được Cơ quan sửa chữa một cách chủ động hoặc theo yêu cầu. (i) Thời hạn và Gia hạn Đăng ký Điều 13 Hiệp ước quy định đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm đối với kỳ hạn hiệu lực đầu tiên và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi kỳ hạn là 10 năm. Đối với việc gia hạn, điều này liệt kê những yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể đặt ra. Những yêu cầu này tương ứng với các yêu cầu về nộp đơn. Đặc biệt, Cơ quan không được vì các mục đích ảnh hưởng tới việc gia hạn mà tiến hành thẩm định nội dung đăng ký hoặc yêu cầu nộp mẫu nhãn hoặc cung cấp những chứng cứ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu đó. Câu hỏi tự đánh giá Câu 26 Thời hạn của đăng ký nhãn hiệu theo Hiệp ước Luật Nhãn hiệu là bao lâu? Trả lời Thời hạn đầu tiên là 10 năm, và có thể gia hạn nhiều lần tiếp theo với mỗi kỳ hạn là 10 năm (j) Các quy định khác trong Hiệp ước Theo Điều 14, trong trường hợp dự định từ chối đơn yêu cầu ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ và quyền sở hữu hoặc đơn yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc đơn yêu cầu gia hạn, Cơ quan phải dành cho người yêu cầu một thời hạn thích hợp để có cơ hội đưa ra ý kiến về dự định từ chối đó. Nói chung, mặc dù Hiệp ước đặt ra các yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu đối với đơn, đại diện, gia hạn, v.v. nhưng Cơ quan cũng có quyền yêu cầu cung cấp thêm các thông tin nếu có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của thông tin nhận được. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 65 Hiệp ước cũng cho phép Cơ quan yêu cầu việc nộp đơn hoặc các thông tin trao đổi được đăng ký phải được làm bằng một ngôn ngữ nhất định, hoặc một trong số các ngôn ngữ mà Cơ quan đó cho phép. (k) Tuân thủ các Công ước khác Hiệp ước Luật Nhãn hiệu không yêu cầu các Nước thành viên phải có nghĩa vụ tham gia các điều ước quốc tế khác. Tuy nhiên, Điều 15 quy định các Nước thành viên phải tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu và Điều 3 liên quan đến việc nộp đơn, theo đó các Nước thành viên phải đảm bảo rằng Bảng phân loại Nice được áp dụng cho việc phân nhóm hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn. (l) Quy chế và các Mẫu đơn quốc tế Các quy định của Hiệp ước được bổ sung bằng Quy chế, Quy chế này quy định các quy tắc liên quan đến hướng dẫn chi tiết việc thi hành các điều khoản về các thủ tục và yêu cầu hành chính theo Hiệp ước. Quy chế này được áp dụng đối với các yêu cầu về đơn, đại diện, ngày nộp đơn, chữ ký, thời hạn, gia hạn, cách ghi tên và địa chỉ, cách nhận biết đơn mà không có số đơn. Ví dụ, Quy chế quy định về số lượng mẫu nhãn hiệu cần nộp kèm theo đơn, thời hạn nộp lệ phí và nộp các tài liệu khác cho Cơ quan như giấy uỷ quyền, yêu cầu sửa đổi trong trường hợp không đúng quy định, v.v. Quy chế còn bao gồm 8 mẫu Đơn quốc tế về việc nộp đơn đăng ký, yêu cầu gia hạn, ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ và quyền sở hữu, sửa chữa các thiếu sót, chỉ định đại diện, giấy xác nhận việc chuyển giao và các văn bản chuyển giao. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin không được quy định theo luật quốc gia nhưng lại được thừa nhận theo yêu cầu của Hiệp ước, ví dụ, về đơn, Cơ quan phải chuẩn bị một "Mẫu đơn quốc tế riêng". Mẫu này không được quy định thêm các yêu cầu mang tính bắt buộc bổ sung hoặc trái với Hiệp ước hoặc Quy chế. Bằng việc sử dụng Mẫu đơn quốc tế hoặc Mẫu đơn quốc tế riêng, người nộp đơn và các bên khác được đảm bảo rằng Cơ quan của Bên tham gia sẽ không thể từ chối đơn đăng ký hoặc đơn yêu cầu được làm theo các mẫu đó. (m) Các điều khoản chuyển tiếp Các điều khoản chuyển tiếp của Hiệp ước cho phép các Nước thành viên được hoãn thi hành một số quy định của Hiệp ước đến ngày 28/10/2004, ví dụ, đối với hệ thống đơn có nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ, quy định cấm việc yêu cầu xác nhận chữ ký trong đơn và giấy uỷ quyền, nộp tuyên bố và/hoặc chứng cứ về việc sử dụng liên tục Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 66 nhãn hiệu khi yêu cầu gia hạn đăng ký nhãn hiệu và tiến hành thẩm định nội dung khi gia hạn. (g) Tên miền có xung đột Điều 6 quy định rằng một tên miền sẽ bị coi là xung đột với một nhãn hiệu nổi tiếng ít nhất nếu tên miền đó, hoặc một phần chủ yếu của nó, tạo thành sự mô phỏng, bắt chước, biên dịch, hoặc chuyển ngữ của nhãn hiệu nổi tiếng, và tên miền đó được đăng ký hoặc sử dụng với mục đích không trung thực. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có quyền yêu cầu, bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền, người đăng ký tên miền xung đột đó phải hủy bỏ đăng ký, hoặc chuyển giao đăng ký đó cho chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Chỉ dẫn địa lý 1. Giới thiệu Chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu chỉ xuất xứ được nhà sản xuất sử dụng để có được sự thừa nhận của thị trường. Các nhãn hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá có lẽ là các loại nhãn hiệu sớm nhất. Ví dụ, dòng chữ Hy Lạp khắc trên bia được tìm thấy trên các bình Etruscan có niên đại từ 800 đến 400 năm trước công nguyên. Luật đầu tiên của Pháp về chỉ dẫn xuất xứ của nho trồng có từ ngày 1 tháng 8 năm 1905; Một luật năm 1935 đã thiết lập hệ thống kiểm soát tên gọi xuất xứ quốc gia (appellations d’origine contrôlée (AOC)) dưới sự kiểm soát của một cơ quan công: Viện quốc gia về tên gọi xuất xứ (Institut Nationale des Appellations d’Origine (INAO)); các loại pho mát được bảo hộ bởi nhiều luật, như Roquefort (1925), Comté (1952) và Cantal (1956). Một hệ thống bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tạo ra một quyền độc quyền thông qua (i) việc đăng ký một từ hoặc biểu tượng mang ý nghĩa địa lý, (ii) việc xác định mối liên hệ giữa một sản phẩm và một lãnh thổ về mặt địa lý. Trong ví dụ thứ hai, các chỉ dẫn địa lý là một hình thức can thiệp của nhà nước vào việc điều chỉnh sản phẩm. Các chế độ đa phương đã phát triển việc thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo một, hoặc cả hai chức năng này. Nhưng chế độ quan trọng nhất là Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883); Thoả ước Madrid về Ngăn chặn chỉ dẫn sai hoặc lừa dối về nguồn gốc (1891); Thoả ước Lisbon về Bảo hộ và đăng ký tên gọi xuất xứ (1958); và Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS 1994). Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 67 2. Các định nghĩa (a) Các chỉ dẫn địa lý Vì có rất nhiều cách khác nhau mà việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý được tạo ra theo các luật quốc gia nên không có một thuật ngữ được chấp nhận chung. Các thuật ngữ dưới đây là các định nghĩa thông thường mà có thể được tìm thấy trong tài liệu về các chỉ dẫn địa lý: ‘Chỉ dẫn nguồn gốc’ chỉ một dấu hiệu thể hiện việc một sản phẩm có nguồn gốc từ một vùng địa lý đặc biệt. ‘Tên gọi xuất xứ' chỉ một dấu hiệu thể hiện việc một sản phẩm có xuất xứ từ một khu vực địa lý đặc biệt chỉ khi các chất lượng đặc thù của sản phẩm có do môi trường địa lý, bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và con người. ‘Chỉ dẫn địa lý’ bao gồm cả hai khái niệm trên. Với mục đích bàn luận các đề xuất cải cách vào tháng tư năm 2001 của Hội đồng TRIPS, Ban thư ký WTO đã thông qua thuật ngữ "chỉ dẫn nguồn gốc địa lý" để chỉ các sự thể hiện khác nhau được các thành viên của WTO sử dụng để bảo hộ nguồn gốc địa lý của sản phẩm. (b) Các nhãn hiệu Trong các điều kiện chung, các nhãn hiệu là các dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Điều 15.1 Hiệp định TRIPS quy định rằng: "Dấu hiệu bất kỳ, hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể được coi là một nhãn hiệu". Theo định nghĩa này thì chức năng chính của nhãn hiệu là phân biệt hàng hoá và/hoặc dịch vụ trong đó nhãn hiệu được sử dụng. Chỉ những nhãn hiệu có tính phân biệt mới có thể thực hiện được chức năng này. Hiệp định TRIPS không đưa ra chỉ dẫn nào về việc trong trường hợp nào thì một dấu hiệu phải được coi là có tính phân biệt đối với hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. Tuy nhiên, thường chấp nhận rằng để được coi là có tính phân biệt, các dấu hiệu được sử dụng như nhãn hiệu phải không mang tính mô tả hoặc lừa dối. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 68 Như một đề xuất chung, các chỉ dẫn địa lý không chắc được nghĩ đến hơn là mang tính mô tả. Thực vậy, nhiều luật nhãn hiệu loại trừ một cách rõ ràng các dấu hiệu chỉ địa lý khỏi bảo hộ như những dấu hiệu vốn mang tính phân biệt và đồng thời quy định như một sự bảo vệ đối với sự xâm phạm nhãn hiệu, thực tế rằng một dấu hiệu khu vực địa lý được hiểu ngầm để tuyên bố một sự liên hệ đối với xuất xứ của hàng hoá có liên quan. Tuy nhiên, nó có thể sử dụng một tên địa lý như một nhãn hiệu trong các trường hợp khi nhãn hiệu đó, cho dù mang tính mô tả về nguồn gốc, có được đặc tính phân biệt (hoặc ý nghĩa thứ hai) thông qua việc sử dụng. (c) Những sự khác nhau giữa Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu Như đã được chỉ ra trong phần bàn luận trên đây, một chỉ dẫn địa lý là một sự mô tả chung có khả năng áp dụng bởi mọi thương nhân ở một khu vực địa lý cụ thể đối với hàng hóa mà có nguồn gốc từ khu vực đó. Nhãn hiệu là một dấu hiệu phân biệt các sản phẩm của một thương nhân cụ thể với những hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh của mình. Vì vậy, nó không thể mang tính mô tả và không thể là tên chung. Mọi thương nhân từ khu vực địa lý cụ thể được hưởng quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sự chiếm đoạt trái phép, trong khi đó một nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó. Nói chung, các chỉ dẫn địa lý được giám sát và bảo hộ bởi các hiệp hội của các nhà sản xuất ở khu vực có liên quan. Không giống các nhãn hiệu, các chỉ dẫn địa lý không thể tự do chuyển giao từ một chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác, bởi vì một người sử dụng phải có sự liên tưởng phù hợp với khu vực địa lý và phải tương thích với thực tiễn sản xuất của khu vực đó. 3. Bảo hộ quốc tế Chỉ dẫn địa lý (a) Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, năm 1883 Công ước đa phương đầu tiên đưa "các chỉ dẫn nguồn gốc hoặc các tên gọi xuất xứ" vào như các đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu công nghiệp, là Công ước Paris. Theo Điều 10(1) của Công ước Paris, quy định được xây dựng để nhằm bắt giữ việc nhập khẩu hàng hoá mang các chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá hoặc chỉ dẫn sai của nhà sản xuất. Theo Điều 10(2), Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 69 ... nhà sản xuất, nhà chế tạo, hoặc thương gia bất kỳ dù là cá nhân hay pháp nhân, tham dự hay không vào việc sản xuất, hoặc chế tạo hoặc buôn bán các hàng hoá như vậy và được thành lập ở khu vực bị chỉ dẫn sai lệch như nguồn gốc hoặc tại vùng có khu vực như vậy, hoặc ở nước bị chỉ dẫn sai lệch, hoặc ở nước nơi chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc được sử dụng, trong trường hợp bất kỳ cũng được coi là bên có liên quan. Điều 10bis cũng đưa ra sự bảo hộ chống lại các chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc như một cách thức ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh. Theo định nghĩa, sự cạnh tranh không lành mạnh là những hành động bất kỳ tạo ra sự nhầm lẫn hoặc những sự viện dẫn bất kỳ mà việc sử dụng chúng trong tiến trình thương mại có khả năng khiến cho công chúng nhầm lẫn về bản chất đối với quy trình sản xuất, các đặc tính, tính phù hợp với mục đích của chúng, hoặc chất lượng của hàng hoá. (b) Thỏa ước Madrid về ngăn chặn các chỉ dẫn sai hoặc lừa dối về nguồn gốc của hàng hoá, năm 1891 Hình thức nguyên thủy của Công ước Paris cấm việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý sai lệch. Một số nước đã ký kết Công ước đề xuất một hình thức toàn diện hơn đối với việc điều chỉnh được coi là lạm dụng đáng kể quyền SHTT. Năm 1891 Thỏa ước Madrid đối với việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý là câu trả lời của các nước này. Điều 1 quy định tất cả hàng hóa "mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối" tới một nước ký kết Thỏa ước, hoặc tới một nơi ở nước đó “sẽ bị bắt giữ đối với việc nhập khẩu”. Tuy nhiên, thoả thuận này không thu hút được sự tham gia của các nước có nền thương mại chủ yếu như Mỹ, Đức và Ý. Vấn đề ban đầu đối với Thoả ước này và với các sửa đổi tiếp theo là khả năng các nước không miễn trừ những chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung trong phạm vi biên giới của họ. (c) Thoả ước Lisbon về Bảo hộ và đăng ký tên gọi xuất xứ, năm 1958 Thoả ước Lisbon thiết lập một hệ thống quốc tế về đăng ký và bảo hộ tên gọi xuất xứ. Thoả ước đã thông qua định nghĩa bằng tiếng Pháp đối với tên gọi xuất xứ bằng việc hạn chế các chỉ dẫn được bảo hộ cho những trường hợp mà trong đó chất lượng và các đặc tính của sản phẩm “hoàn toàn hoặc hầu như do môi trường địa lý, gồm các yếu tố tự nhiên và con người tạo ra". Thoả ước quy định về việc đăng ký tại Văn phòng quốc tế của WIPO các tên gọi xuất xứ "được công nhận và bảo hộ như tại nước xuất xứ của chúng". Do đó, các nước được Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 70 tự do trong việc thông qua hệ thống của mình về việc xác định tên gọi hoặc bằng quyết định hành chính hoặc quyết định tư pháp, hoặc cả hai. Một khi đã được đăng ký, một chỉ dẫn địa lý sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác. Các nước phải đảm bảo rằng luật quốc gia của mình cấm hình thức chiếm đoạt hoặc bắt chước bất kỳ. Cuối cùng, Thoả ước quy định rằng không chỉ dẫn chung nào có thể bị coi là tên gọi chung ở nước bất kỳ khác chừng nào nó còn được bảo hộ ở nước xuất xứ. Thoả ước Lisbon không thu hút được sự ủng hộ từ nhiều nước mà chỉ là một số. Một vấn đề là việc gia nhập chỉ dành cho những nước bảo hộ các tên gọi xuất xứ "theo nghĩa như vậy". Do đó, các nước bảo hộ hình thức này của quyền sở hữu trí tuệ theo luật cạnh tranh không lành mạnh hoặc luật bảo hộ người tiêu dùng đã không được tham gia. Ngoài ra, Thoả ước không quy định ngoại lệ đối với các chỉ dẫn địa lý đã hầu như trở thành tên gọi chung ở các nước thành viên. (e) Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (i) Định nghĩa và phạm vi Điều 22 định nghĩa chỉ dẫn địa lý như sau: ...các chỉ dẫn để nhận biết một hàng hoá có nguồn gốc từ lãnh thổ của một Thành viên, hoặc từ một vùng hoặc khu vực thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác của hàng hoá chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định. Định nghĩa này mở rộng khái niệm về tên gọi xuất xứ của Thoả ước Lisbon nhằm bảo hộ những hàng hoá chỉ có danh tiếng bắt nguồn từ nơi xuất xứ mà không có chất lượng hoặc các đặc tính khác có do nơi đó mang lại. Ngoài ra, theo Hiệp định TRIPS, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải là một chỉ dẫn, nhưng không nhất thiết phải là tên của một địa danh trên thế giới. Vì vậy, ví dụ, “Basmati” được sử dụng như một chỉ dẫn cho gạo đến từ tiểu lục địa Ấn Độ mặc dù không có tên địa danh như vậy. Chỉ dẫn phải xác định hàng hoá có nguồn gốc từ lãnh thổ của Thành viên, một vùng hoặc một địa điểm của lãnh thổ đó. Định nghĩa này cũng chỉ ra rằng hàng hoá được bảo hộ phải bắt nguồn từ lãnh thổ, vùng hoặc khu vực có liên quan. Điều này ngụ ý rằng các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các chỉ dẫn địa lý không thể được bảo hộ theo Hiệp định TRIPS. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 71 Định nghĩa của TRIPS cho phép các Thành viên bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của hàng hoá nếu chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác của hàng hoá có được là do nguồn gốc địa lý của chúng mang lại. (ii) Các tiêu chuẩn tối thiểu và bảo hộ chung được quy định cho các chỉ dẫn địa lý đối với tất cả các sản phẩm Điều 22.2 Hiệp định TRIPS yêu cầu các Thành viên "phải quy định các biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa "việc sử dụng phương tiện bất kỳ để chỉ dẫn hoặc giới thiệu hàng hoá để biểu thị rằng hàng hóa đó có nguồn gốc từ một khu vực địa lý khác với xuất xứ thực, khiến cho công chúng nhầm lẫn về xuất xứ địa lý của hàng hoá". Ví dụ, việc sử dụng các biểu tượng như Tháp Eiffel hoặc Tượng Nữ thần tự do để tạo ra mối liên tưởng tới nước Pháp hoặc nước Mỹ, hoặc việc sử dụng một ngôn ngữ hoặc chữ viết để gợi ra hàm ý sai lệch về nguồn gốc cũng nằm trong phạm vi cấm này. Hiệp định TRIPS không xác định các biện pháp pháp lý để bảo hộ các chỉ dẫn địa lý. Việc này dành cho các Thành viên quyết định. Điều 22.2 cũng cấm việc sử dụng bất kỳ "cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 10bis của Công ước Paris. Phạm vi của Điều 10bis được mở rộng tới cả chỉ dẫn địa lý mà mặc dù đúng theo nghĩa đen với một lãnh thổ, vùng hoặc khu vực mà hàng hóa có nguồn gốc từ đó, nhưng lại chỉ dẫn sai cho công chúng rằng hàng hóa có nguồn gốc từ một lãnh thổ khác. (iii) Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu Mối tương quan giữa bảo hộ nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ được điều chỉnh bởi Điều 22.3 Hiệp định TRIPS cho phép Thành viên, theo thẩm quyền nếu pháp pháp luật quốc gia cho phép hoặc theo yêu cầu của một bên có liên quan, "từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu có chứa hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý đối với hàng hoá không có nguồn gốc từ lãnh thổ được chỉ dẫn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trên nhãn hiệu cho những hàng hoá như vậy tại nước Thành viên đó về bản chất khiến công chúng hiểu sai lệch về nơi xuất xứ thực". Biết rõ sự kiện rằng đối với hầu hết các nước, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ là một sự đổi mới, Điều 24.4 loại bỏ khỏi hình thức bảo hộ những nhãn hiệu "được sử dụng hoặc đăng ký với thiện ý" hoặc các nếu các quyền đối với nhãn hiệu có được thông qua việc sử dụng có thiện ý" hoặc trước khi thực thi các quy định của Hiệp định TRIPS hoặc trước khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở nước xuất xứ của nó. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 72 Điều 24.7 quy định rằng một Thành viên có thể quy định rằng đề nghị bất kỳ được làm theo mục liên quan đến việc sử dụng hoặc đăng ký một nhãn hiệu phải được đưa ra trong vòng 5 năm kể từ khi việc sử dụng đối nghịch chỉ dẫn được bảo hộ trở nên được biết đến chung ở nước Thành viên đó hoặc sau ngày đăng ký của nhãn hiệu đó với điều kiện đăng ký đó đã được công bố và chỉ dẫn địa lý này không được sử dụng hoặc đăng ký với dụng ý xấu. Giống với quy định tương tự trong hầu hết các luật về nhãn hiệu, Điều 24.8 bảo vệ "quyền của một người sử dụng tên của mình hoặc tên của người tiền nhiệm trong kinh doanh theo tiến trình hoạt động, trừ khi tên đó được sử dụng theo cách thức khiến cho công chúng nhầm lẫn". Cuối cùng, Điều 24.9 quy định rằng không có nghĩa vụ nào theo Hiệp định TRIPS để bảo hộ những chỉ dẫn địa lý mà "không hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ ở nước xuất xứ hoặc không còn được sử dụng ở nước đó nữa". (iv) Bảo hộ bổ sung các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh Bổ sung cho việc bảo hộ chung đối với các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh trong ngữ cảnh chung của việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý nêu trong Điều 22, việc bảo hộ bổ sung được quy định đối với chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh bằng Điều 23. Việc bảo hộ bổ sung này gồm hai phần. Thứ nhất, bảo hộ cho từng chỉ dẫn địa lý trong trường hợp các chỉ dẫn đồng âm. Thứ hai, thiết lập một hệ thống đa phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang có khả năng được bảo hộ ở các nước Thành viên tham gia vào hệ thống. Các quy định này đã đem lại cho các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh những sự bảo hộ mạnh hơn so với những quy định nêu trong Điều 22 đối với tất cả sản phẩm. Đối với một số nước, việc bảo hộ bổ sung này được xem như một sự phân biệt đối xử không chấp nhận được chống lại tất cả các sản phẩm khác và họ đã tuyên truyền đối với việc mở rộng bảo hộ đó dành cho tất cả các dạng chỉ dẫn địa lý. Các yêu cầu về đăng ký Hiệp định TRIPS không đặt ra các yêu cầu về đăng ký cho một chỉ dẫn địa lý. Nó đưa ra vấn đề theo cách phủ định bằng cách cho phép, nêu trong Điều 23.2, các Thành viên tự xây dựng luật để quy định “một người có quan tâm” yêu cầu từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký của một nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý nhận biết rượu vang hoặc rượu mạnh bao gồm hoặc chứa một chỉ dẫn địa lý mà không có xuất xứ như đã được chỉ dẫn. Những người có quan tâm sẽ thường gồm các nhà sản xuất có liên quan từ Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 73 khu vực địa lý đó, do hiệp hội đại diện từ các khu vực đó, hoặc thậm chí là các hiệp hội của người tiêu dùng. Thông thường, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ ghi rõ người nộp đơn, tên gọi xuất xứ, khu vực địa lý có liên quan, các sản phẩm mang tên gọi xuất xứ được sử dụng và “các chất lượng đặc trưng chủ yếu của sản phẩm mang tên gọi xuất xứ đó”. Như đối với các nhãn hiệu, các tên gọi xuất xứ "trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng hoặc lừa dối về bản chất, nguồn gốc, quy trình sản xuất, chất lượng đặc trưng hoặc tính tương thích đối với mục đích sử dụng của hàng hoá có liên quan" có thể bị từ chối bảo hộ. Việc sử dụng bị cấm Điều 23.1 cho phép từng Thành viên "quy định các biện pháp pháp lý để các bên có quan tâm ngăn chặn việc sử dụng chỉ dẫn địa lý để chỉ dẫn cho rượu vang hoặc rượu mạnh mà không có nguồn gốc từ nơi được chỉ dẫn bởi chỉ dẫn địa lý đó. Quy định cấm này mượn từ Điều 3 Thoả ước Lisbon, bao gồm những chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá như vậy hoặc khi chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, hoặc khi chỉ dẫn địa lý "được kèm theo các cụm từ như "loại", "kiểu", "dạng", "phỏng theo" hoặc loại tương tự. Cũng đã chỉ ra rằng, cũng có thể điều chỉnh các chỉ dẫn địa lý bởi các biện pháp hành chính. Các chỉ dẫn địa lý đồng âm cho rượu vang Trong trường hợp các chỉ dẫn địa lý đồng âm cho rượu vang, Điều 23.3 cho phép từng Thành viên "xác định các điều kiện thực tế để các chỉ dẫn đồng âm được phân biệt với nhau, khi tính đến nhu cầu đảm bảo việc đối xử công bằng với các nhà sản xuất có liên quan và người tiêu dùng không bị nhầm lẫn". Các chỉ dẫn đồng âm là những từ mà được đánh vần và phát âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa và được sử dụng để chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của những sản phẩm bắt nguồn từ các nước khác nhau. Ví dụ “Rioja” là tên của một khu vực ở Tây Ban Nha và Achentina và tên này được dùng cho những rượu vang được sản xuất ở cả hai nước. Các xung đột thường gia tăng khi các sản phẩm mang các chỉ dẫn địa lý đồng âm được sử dụng và bán ở cùng thị trường. Vấn đề được nhấn mạnh là nếu các chỉ dẫn địa lý đồng âm đó được sử dụng cho những sản phẩm đồng nhất. Việc sử dụng trung thực những chỉ dẫn địa lý như vậy là có thể vì các chỉ dẫn đó chỉ nguồn gốc địa lý thật của các sản phẩm mà các chỉ dẫn địa lý được sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng thời các chỉ dẫn địa lý đồng âm trên cùng một lãnh thổ có thể là vấn đề nếu các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó có những đặc tính và chất lượng đặc thù mà không có trong những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đồng âm. Trong trường hợp này, việc sử dụng chỉ Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 74 dẫn địa lý đồng âm sẽ là sự lừa dối bởi những kỳ vọng liên quan đến chất lượng của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đồng âm không được đáp ứng. (v) Những ngoại lệ đối với bảo hộ các chỉ dẫn địa lý Trong nỗ lực hòa giải việc đăng ký và sử dụng của các nước có các chỉ dẫn địa lý liên quan đến rượu vang và rượu mạnh, Điều 24.4 giải phóng các Thành viên ra khỏi điều: phải "ngăn chặn việc sử dụng tiếp tục và tương tự một chỉ dẫn địa lý cụ thể về rượu vang và rượu mạnh của một Thành viên khác cho các hàng hoá hoặc các dịch vụ" nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng "một cách liên tục đối với các hàng hoá hoặc các dịch vụ cùng loại hoặc có liên quan trên lãnh thổ của Thành viên đó trong hoặc ít nhất 10 năm trước ngày 15/4/1994 (ngày Hiệp định TRIPS có hiệu lực) hoặc khi việc sử dụng liên tục dựa trên thiện ý. Như đã chỉ ra các dạng của các vấn đề rơi vào các ngoại lệ nêu trong Điều 24. Việc tham khảo có thể thực hiện đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh do Văn phòng của Mỹ về Rượu, Thuốc lá và Súng (BATF). Các quy định của Văn phòng này cho phép sử dụng "các tên bán chung" như ‘Champagne’, ‘Burgundy’ và ‘Chablis’ nếu "khu vực xuất xứ chính xác cùng liên kết với tên này một cách trực tiếp". Thực tiễn này có thể rơi vào ngoại lệ nêu trong Điều 24.4 hoặc ngoại lệ nêu trong Điều 24.6 mà miễn trừ những chỉ dẫn địa lý của Thành viên "đối với các sản phẩm của cây nho, theo đó chỉ dẫn có liên quan trùng với tên gọi thông thường của một giống nho quả đã có ở lãnh thổ của Thành viên đó vào thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực". Điều 24.5 tuyên bố rằng khi một nhãn hiệu có được hoặc được đăng ký với thiện ý trước ngày áp dụng Hiệp định tại nước Thành viên đó hoặc trước khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở nước xuất xứ của nó, các biện pháp được thông qua để thực thi Mục 3 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng có thể được bảo hộ hoặc hiệu lực đăng ký của một nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng một nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu như vậy trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý. (vi) Đàm phán và Xem xét lại Điều 24.1 buộc các Thành viên phải "tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm tăng cường sự bảo hộ các chỉ dẫn địa lý cá nhân theo Điều 23". Mặc dù Điều 24 chứa đựng một số mục loại trừ một số đối tượng ra khỏi sự bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Điều 24.1 không cho phép Các thành viên sử dụng những ngoại lệ này như một lý do để từ chối việc thực hiện đàm phán. Cũng trong thực hiện nghĩa vụ đàm phán, Điều 24.3 yêu cầu rằng Thành viên không được "giảm sự bảo hộ các chỉ dẫn địa lý" đã tồn tại ở Thành Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 75 viên đó trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Mặc dù vậy, một nhóm nước cho rằng giải thích trên đây dẫn tới một cách tiếp cận rất hợp pháp. Họ tin rằng quy định này cho phép đàm phán để mở rộng sự bảo hộ bổ sung cho các chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh cho tất cả các loại sản phẩm. Để thúc đẩy việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang, Điều 23.4 quy định rằng "Các cuộc đàm phán về việc thành lập một hệ thống đa phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang mà có thể được bảo hộ tại các Thành viên tham gia hệ thống đó phải được tiến hành tại Hội đồng TRIPS". Hiệu quả của quy định này sẽ là sự tiếp thu mô hình đăng ký được thiết lập theo Thoả ước Lisbon và xoá bỏ những lý lẽ trong các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WIPO về một điều ước mới đối với việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý đã được chuẩn bị từ năm 1974. Theo Điều 24.2 Hội đồng TRIPS có nghĩa vụ giám sát việc áp dụng các quy định trên đây và thực hiện việc xem xét lại trong vòng 2 năm đầu kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Các vấn đề liên quan đến tính phù hợp với các nghĩa vụ của các Thành viên theo các quy định này đều có thể được Hội đồng xem xét, "theo yêu cầu của một Thành viên, sẽ tham vấn với một hay các Thành viên bất kỳ về vấn đề như vậy mà chưa thể tìm ra giải pháp thoả đáng thông qua những cuộc thương lượng song phương hoặc đa phương giữa các Thành viên có liên quan". Hội đồng được trao thẩm quyền chung "để tiến hành hoạt động như vậy giống như có thể đã được thống nhất để thúc đẩy việc thực hiện và các mục tiêu tiếp theo về bảo hộ các chỉ dẫn địa lý đã được đặt ra trong Hiệp định TRIPS. Hội đồng TRIPS đã hạn chế những nỗ lực ban đầu của mình trong việc xem xét lại các chỉ dẫn địa lý đối với một đề xuất về đăng ký đa phương các chỉ dẫn địa lý của rượu vang. Trước Hội nghị bộ trưởng tại Seattle, một đệ trình của Thổ Nhĩ Kỳ vào 9/7/1999 đề xuất mở rộng các chỉ dẫn địa lý trong TRIPS ra ngoài rượu vang và rượu mạnh. Đề xuất này được nhóm các nước châu Phi tán thành khi đề nghị việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý được mở rộng "tới cả các sản phẩm khác có thể được công nhận bởi nguồn gốc địa lý của chúng (các sản phẩm nông - lương, thủ công nghiệp)". Đề xuất này cũng được tiếp tục bởi Cu Ba, Cộng hoà Czech, Cộng hoà Dominican, Honduras, Ấn Độ, Indonesa, Nicaragua, Pakistan và Sri Lanka, Uganda và Venezuela. Tại các cuộc họp của Hội đồng TRIPS năm 2000, Chủ tịch đã tìm cách để tách thảo luận Điều 23.2 ra khỏi Điều 24.2 nhằm tránh sự nhầm lẫn. Đáp lại đề nghị này là một đề xuất từ Bungari, Cộng hoà Czech, Ai Cập, Ailen, Kenya, Liechtenstein, Pakistan, Slovenia, Sri Lanka, Thuỵ Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ rằng việc mở rộng các chỉ dẫn địa lý tới các sản phẩm khác ngoài rượu vang và rượu mạnh được tính đến như việc mở rộng Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 76 chương trình nghị sự gắn liền. Vấn đề này cũng được tiếp tục bởi Uỷ ban thường trực của WIPO về Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý. Khoản 18 của Tuyên bố Doha mở ra một cách rõ ràng khả năng mở rộng việc bảo hộ bổ sung, thông qua hệ thống đăng ký đa phương, cho các sản phẩm khác ngoài rượu vang và rượu mạnh và các nước hiện đang thăm dò các ảnh hưởng về mặt chi phí và các vấn đề thực tiễn khác của việc mở rộng này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.pdf