Nghiên cứu sự phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Võ Thy Trang

MỘT SỐ HẠN CHẾ TỒN TẠI Qua phân tích trên cho thấy sự phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển còn thiếu tính bền vững. Cụ thể là: - Năng lực tài chính của các chủ đầu tư hạ tầng hạn chế dẫn đến tiến độ triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng chậm và không thực hiện theo đúng cam kết - Các dự án thứ cấp thu hút đầu tư vào KCN giai đoạn 2010 – 2012 chủ yếu là các doanh nghiệp có dự án quy mô đầu tư vừa và nhỏ, công nghệ trung bình, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, giá trị lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận còn khiêm tốn. Do đó hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội tạo ra cho KCN còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng và mức độ sử dụng nguồn lực. - Trong KCN, việc thiếu nguồn lực tập trung cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch gắn với đầu tư xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng đã là một cản trở rất lớn trong việc lựa chọn và thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN. - Quá trình đầu tư thiết bị và công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế, dẫn đến sự cố về môi trường, có những tác động không tốt đến môi trường sống tại KCN và xung quanh KCN. - Những vấn đề khó khăn phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp chưa được giải quyết triệt để, thời gian giải quyết còn kéo dài như Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trong KCN. - Về tổ chức của Bộ máy quản lý của BQL KCN Thái Nguyên thiếu tính ổn định (10 năm thay đổi 05 thủ trưởng Ban) đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý KCN và xúc tiến thu hút đầu tư vào KCN - Hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển KCN đã có sửa đổi, bổ sung nhưng trên thực tế khi triển khai thực hiện còn có sự chồng chéo, mẫu thuẫn giữa các văn bản và giữa các cơ quan quản lý. - Quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch còn chậm, có sự mất cân đối lớn giữa công nghiệp thượng nguồn và các ngành công nghiệp phụ trợ, chưa có nhiều sản phẩm mang tính đột phá, các ngành có trình độ cao. Cơ cấu công nghiệp theo ngành còn thiếu thân thiện với môi trường và tiềm ẩn nguy cơ không bền vững cao do tập trung chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng, có tác động lớn đến môi trường như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy. - Quá trình sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN chưa đáp ứng được yêu cầu về quá trình Sản xuất sạch hơn, sản phẩm thân thiện môi trường, một phần là do công nghệ sản xuất, một phần là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc BVMT chưa tốt, ô nhiễm môi trường đã có biểu hiện gia tăng. - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, các chính sách đãi ngộ và bảo hộ lao động cho công nhân, thiếu quan tâm đến các vấn đề về phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua áp dụng các bộ quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn như SA 8000, WRAP, ISO 14000 trong các doanh nghiệp của Thái Nguyên chưa được quan tâm đúng mức.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Võ Thy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 121 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Võ Thy Trang*, Nguyễn Thu Hà Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các khu công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước. Phát triển khu công nghiệp đã có tác động tích cực như đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Bên cạnh đó nó cũng tạo ra nhiều thách thức cho môi trường và xã hội cần giải quyết. Vì vậy việc nghiên cứu phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết. Bài viết đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của khu công nghiệp. Trên cơ sở đó đã tập trung phân tích thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2012 thông qua đánh giá phát triển bền vững nội tại khu công nghiệp như tình hình thu hút đầu tư, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN; Đánh giá tác động lan tỏa về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Từ khóa: Phát triển, Phát triển bền vững, Khu công nghiệp, bền vững nội tại, tác động lan tỏa ĐẶT VẤN ĐỀ* Ở Việt Nam phát triển Khu công nghiệp là nhu cầu khách quan, phù hợp với tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng định rõ “Hình thành các KCN tập trung tạo địa bàn thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp mới” và “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các Khu công nghiệp”. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển mô hình khu công nghiệp (KCN), trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành một mạng lưới các KCN và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, vùng và cả nước. Tuy nhiên nó cũng tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt là tính bền vững trong phát triển các KCN. Vì thế việc đánh giá thực trạng hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh Thái nguyên trên theo quan điểm phát triển bền vững. Từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hoàn toàn cấp thiết. * Tel: 0915 259889, Email: Thytrangkt@yahoo.com QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP Phát triển bền vững KCN là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng trong khu vực có KCN. Như vậy, bảo đảm phát triển bền vững KCN phải được xét trên hai góc độ [8] (1) Bảo đảm duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của bản thân KCN (2) Tác động lan tỏa của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương có KCN Mô hình phát triển bền vững của World Bank Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 122 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Vấn đề Tiêu chí Chỉ số 1. Nghiên cứu bền vững về kinh tế 1.1. Bền vững kinh tế nội tại KCN (1) Vị trí đặt KCN Khả năng tiếp cận về cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bay, bến cảng (2) Quy mô KCN Đối chiếu với quy mô bình quân, cơ cấu diện tích KCN có hiệu quả (3) Tỷ lệ lấp đầy KCN - Tỷ lệ diện tích đất có thể cho thuê/diện tích tự nhiên - Tỷ lệ diện tích đã cho thuê/diện tích đất có thể cho thuê (4) Hiệu quả hoạt động của DN trong KCN - Năng suất lao động tính theo doanh thu: doanh thu/lao động - Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận/doanh thu - Doanh thu trên một đơn vị diện tích (5) Trình độ công nghệ - Qui mô vốn đầu tư/ dự án - Tỷ lệ vốn/lao động - Tính chất công nghệ (6) Hoạt động liên kết sản xuất của DN - Năng lực liên kết trong sản xuất của các DN trong KCN - Tính chất chuyên ngành của KCN (7) Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu đầu tư - Chất lượng hệ thống CSHT của địa phương, CSHT trong và ngoài KCN - Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ 1.2. Bền vững về kinh tế địa phương có KCN (1) Đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế địa phương - Giá trị SXCN của KCN đóng góp vào giá trị SXCN của địa phương - Qui mô và giá trị XK của KCN chiếm trong giá trị XK của địa phương - Tỷ lệ giá trị SXCN/ diện tích KCN của địa phương - Tỷ lệ giá trị XK/ diện tích KCN của địa phương (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương - Cơ cấu ngành kinh tế trong địa phương - Tỷ trọng các ngành trong giá trị gia tăng của địa phương - Đo lường sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương (3) Tác động đến hệ thống hạ tầng kinh tế địa phương - Tác động của KCN đến thay đổi về hạ tầng ngoài hàng rào KCN: hệ thống đường xá, các công trình điện, nước, hệ thống thông tin ở KCN 2. Nghiên cứu bền vững về xã hội 2.1. Chất lượng mức sống của người lao động trong KCN (1) Thu nhập của người lao động - Mức thu nhập bình quân /tháng/người so sánh với lao động cùng ngành nghề của KCN khác (2) Đời sống vật chất của người lao động - Điều kiện, môi trường làm việc của người lao động - Các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người lao động - Số lượng và chi phí thiệt hại cho người lao động trong KCN do hỏa hoạn, tai nạn lao động (3) Đời sống tinh thần của người lao động - Số điểm văn hóa, vui chơi, giải trí phục vụ người lao động - Số lượt tổ chức các hoạt động văn hóa do DN, KCN tổ chức hàng năm 2.2. Địa phương bị ảnh hưởng có KCN phát triển (1) Chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, tính chất công việc và trình độ lao động - Tỷ lệ sử dụng lao động địa phương trong tổng số lao động KCN (2)Thay đổi về đời sống vật chất của người dân - Thu nhập của người dân địa phương trước và sau khi có KCN - Tốc độ đô thị hóa tại địa phương có KCN (3) Tình hình an ninh, trật tự - Số vụ gây rối trật tự, số lượng nghiên ngập, phát sinh các tệ nạn xã hội trong KCN - Số lượng và tỷ lệ gia tăng các vụ án hình sự trong KCN Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 123 3. Nghiên cứu bền vững về môi trường Tác động của việc phát triển KCN đến môi trường trong và ngoài KCN (1) Đánh giá việc xử lý nước thải các KCN - Quy mô hệ thống xử lý nguồn nước thải tập trung của toàn bộ KCN, của từng DN - Mức độ xử lý các nguồn thải từ KCN so với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn (2) Đánh giá việc xử lý chất thải rắn các KCN - Tỷ lệ các KCN có hệ thống xử lý và phân loại chất thải rắn, hệ thống tái chế chất thải rắn, hệ thống xử lý tại chỗ rác thải - Tỷ lệ được các DN xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là các chất thải nguy hại (3) Ô nhiễm về không khí - Các chỉ số phản ánh chất lượng không khí trong và ngoài KCN như nồng độ SO2, NO2, chì. - Quy mô giá trị đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường không khí của các DN trong KCN trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT Ma trận phân tích SWOT Opportinities (Cơ hội) - Xu thế tăng trưởng cao của các tỉnh lân cận: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... - Sản phẩm có cơ hội thâm nhập vào thị trường quốc tế - Được ưu tiên, chú trọng phát triển theo Nghị quyết số 37/NQ- TW của Bộ Chính trị Threats (Thách thức) - Tụt hậu so với các địa phương khác trong cả nước. - Sản phẩm không có khả năng cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA, WTO... - Phá vỡ cảnh quan, môi trường, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nghiên cứu lý luận phát triển bền vững khu công nghiệp Tiêu chí đánh giá PTBV KCN Hệ thống chỉ tiêu PTBV KCN Khảo sát, thu thập số liệu Đánh giá PTBV các KCN trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương về PTBVKCN Bài học về PTBVKCN trên địa bàn Tỉnh TN PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA PHƯƠNG PHÁP SWOT Xác định các yếu tố AH đến PTBVKCN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 124 Strengths (điểm mạnh) - Có nhiều cơ sở đào tạo, đảm bảo có nguốn nhân lực có chất lượng cao. - Có nguồn tài nguyên và nguyên liệu phong phú cho phát triển công nghiệp. - Có vị trí địa lý thuận lợi. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của 1 số ngành công nghiệp tương đối phát triển: cơ khí, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản. *Kết hợp điểm mạnh và cơ hội - Xác định ngành công nghiệp mũi nhọn là ngành cơ khí chế tạo, bên cạnh đó vẫn ưu tiên chú trọng các ngành công nghiệp truyền thống và có thế mạnh khác của địa phương: luyện kim, sản xuất vất liệu xây dựng, chế biến... - Bước đầu xây dựng và dần hình thành các khu công nghiệp mới, có kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại như: công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới... *Kết hợp điểm mạnh và nguy cơ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống. - Việc phát triển các ngành công nghiệp truyền thống phải gắn với yêu cầu PTBV bằng cách thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp BVMT, giải quyết thích đáng các vấn đề xã hội. Weeknesses (điểm yếu) - Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KCN còn hạn chế. - Năng lực tài chính và quản lý các nhà đầu tư còn hạn chế - Thâm dụng tài nguyên, nguyên liệu sẽ có tác động rất lớn đến môi trường, đe dọa đến sự PTBV của địa phương cũng như các khu vực lân cận. *Kết hợp điểm yếu và cơ hội: - Huy động mọi nguồn vốn đầu tư của để phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ các KCN. - Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào KCN *Kết hợp điểm yếu và nguy cơ: - Phát triển KCN không vì lợi ích trước mắt - Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển KCN công nghệ cao. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Đánh giá phát triển bền vững nội tại trong khu công nghiệp Công tác xây dựng quy hoạch KCN Theo Quyết định số 1107/QĐ – TTg ngày 21/8/2006; Văn bản số 1854/TTg – KTN ngày 08/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 1645/TTg – KTN ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số KCN của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Tỉnh Thái Nguyên có 06 KCN bao gồm KCN Sông Công I; KCN Sông Công II; KCN Nam Phổ Yên; KCN Yên Bình I; KCN Điềm Thụy, KCN Quyết Thắng. Riêng KCN Tây Phổ Yên sẽ quy hoạch sau năm 2020. Đến nay, có 4/6KCN đã có quy hoạch chi tiết được duyệt bao gồm: Điềm Thụy, Nam Phổ Yên, Sông Công I, Sông Công II; còn lại 02 KCN Yên Bình I và KCN Quyết Thắng đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch và đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 để trình duyệt [1]. Các KCN được quy hoạch với tính chất là KCN đa ngành. Các ngành nghề chủ yếu thu hút đầu tư vào KCN là: Luyện cán thép kim loại, gia công cơ khí, y cụ, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử... Với diện tích quy hoạch đã được duyệt của các KCN đảm bảo đáp ứng về quỹ đất với tính chất, chức năng hoạt động của các KCN. Tuy nhiên, những diện tích trên của các khu công nghiệp chỉ là trên quy hoạch còn trên thực tế thì trong số đó phần diện tích là quỹ đất sạch còn rất hạn chế do đó còn gây nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư. Nhiều KCN còn đang thu hút chủ đầu tư hạ tầng, các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chưa tạo ra được hiệu quả kinh tế - xã hội mang tính chất đột phá. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp Diện tích đất quy hoạch của các KCN đã đảm bảo điều kiện cần thiết cho KCN cấp tỉnh nhưng diện tích đất đã được GPMB chưa nhiều và chậm, có nhiều khó khăn trong quá trình GPMB do đơn giá trả đền bù còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng việc giải tỏa đền bù là do người dân đòi giá đền bù cao, khu tái định cư chưa sẵn sàng tiếp nhận di Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 125 dời, chính quyền thị xã Sông Công chưa có biện pháp kiên quyết kịp thời. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đạt hiệu quả và phát triển bền vững cho các KCN. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư dẫn đến chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, chưa đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho tỉnh. * Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn thấp. Cụ thể KCN Sông Công I là 41,7%, KCN Nam Phổ Yên là 11%. Hầu hết các KCN mới đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, tốc độ giải phóng mặt bằng chậm, điều này đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi tiếp cận đất đai để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, với sự phát triển ồ ạt các KCN của các tỉnh cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến khó khăn hơn trong thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Thái Nguyên. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN Tính đến tháng 12/2012, KCN Sông Công I đã thu hút được 69 dự án, vốn đầu tư thực hiện chưa cao (vốn đầu tư đăng ký đạt 5701,1 tỷ đồng và 2387 triệu USD, tổng vốn thực hiện là 1902,75 tỷ đồng và 4,32 triệu USD). Trong đó có 30 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 2353,1 tỷ đồng và 17,476 triệu USD; Vốn thực hiện đạt 77% đối với doanh nghiệp trong nước và 16% đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện bồi thường GPMB hoặc chưa triển khai nên chưa có số vốn đầu tư thực hiện. Điều này thể hiện tiến độ triển khai hạ tầng các chủ đầu tư còn chậm, chưa bố trí kinh phí đúng mức đã gây ảnh hưởng đến việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp và tiến độ thực hiện dự án vào KCN. Bảng 01: Tình hình GPMB của KCN trên địa bàn tỉnh TN TT Tên KCN Diện tích quy hoạch (ha) Diện tích đã BTGPMB (ha) Diện tích chưa GPMB (ha) Tỷ lệ diện tích chưa GPMB (%) 2011 2012 2011 2012 2011 2012 1 KCN Sông Công I 220 72,27 89,1 147,73 130,9 67,72 65,5 2 KCN Sông Công II 250 Hoàn thành lập quy hoạch chi tiết 3 KCN Nam Phổ Yên 200 69 70 131 130 65,5 65 4 KCN Điềm Thụy 350 10 30 340 320 97,2 91,42 5 KCN Quyết Thắng 200 Đang hoàn thành lập quy hoạch chi tiết 6 KCN Yên Bình I 200 - 100 100 - 50 (Nguồn: Ban Quản lý KCN tỉnh Thái Nguyên)[4] Bảng 02: Tình hình đầu tư tại KCN Sông Công I (tính đến tháng 12/2012) Chỉ tiêu DN FDI (tr USD) DN DDI (tỷ đồng) Tỷ lệ so sánh (%) DN FDI DN DDI Đang hoạt động Số doanh nghiệp 2 28 50 43 Vốn đăng kí 17,476 2353,1 0,72 41,3 Vốn thực hiện 2,82 1820,75 65 32 Đang XDCB Số doanh nghiệp 1 4 25 6,2 Vốn đăng kí 2367 286 99,16 5 Vốn thực hiện 1,5 82 4,3 Chưa triển khai Số doanh nghiệp 1 33 25 50,8 Vốn đăng kí 3,0 3062 0,12 53,7 Vốn thực hiện 0 0 0 0 (Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên) [5] Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 126 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Bảng 03: Hiệu quả sản xuất kinh doanh các DN tại KCN trên địa bàn tỉnh TN Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 Chênh lệch 2012/2010 Mức % I. KCN Sông Công I I.1 Các dự án DDI Vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 1531,52 1820,75 +289,23 + 18,8 Lao động Người 5682 5223 - 459 - 8,07 Diện tích sử dụng Ha 62 64 +2 +3,22 Doanh thu Tỷ đồng 3883,19 3455,1 -428,1 -11,02 Xuất khẩu 379,31 540,4 + 161,1 + 42,46 Nhập khẩu 686,32 458,14 -228,18 - 33,24 Lợi nhuận Tỷ đồng 19,8 0,23 -19,57 - 98 Nộp ngân sách Tỷ đồng 36,809 38,1 +1,29 + 3,5 Vốn đầu tư/Diện tích Tỷ đồng/ha 24,7 28,4492 +3,75 15,17 Lao động/ Diện tích Người/ha 91,65 81,6093 -10,04 - 11 Nộp ngân sách/ Diện tích Tr. đồng/ha 593,6 595,3 -0,3 - 0,05 Doanh thu/Vốn đầu tư lần 2,5355 1,8976 -0,6379 - 25,15 Doanh thu/Lao động Tr.đồng/Người 683,4 661,5 -21,9 -0,032 Lợi nhuận/Vốn đầu tư % 1,29 0,01 -1,28 -99 Lợi nhuận/Lao động 1000đ/Người 3400 44 - 3356 I.2. Các dự án FDI Vốn đầu tư thực hiện Tr. USD 3,21 2,82 -0,39 - 12,14 Lao động Người 164 327 + 163 + 99 Diện tích sử dụng Ha 6,5 9 +2,5 + 38 Doanh thu Tr. USD 7,9 4,07 - 3,83 - 48 Xuất khẩu Tr. USD - 1,285 Nhập khẩu Tr. USD - 0,091 Nộp ngân sách Tỷ VNĐ 0,129 0,335 + 0,2 Lợi nhuận Tr. USD 0,05 - Vốn đầu tư /Diện tích Tr. USD/ha 0,4938 0,3133 - 0,228 Lao động/Diện tích Người/ha 25 37 + 12 + 48 Nộp ngân sách/Diện tích Tr. USD/ha 19 37,2 + 12,2 + 64 Doanh thu/Vốn đầu tư lần 2,46 1,4432 -1,01 + 41 Doanh thu/Lao động Tr. USD/người 0,048 0,0124 -0,03 -74 II. KCN Nam Phổ Yên Các dự án DDI Vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 100 100 0 0 Lao động Người 100 70 -30 -30 Diện tích sử dụng Ha 7,1 7,1 0 0 Doanh thu Tỷ đồng 24 25,58 +1,58 6,5 Nộp ngân sách Tỷ đồng 2,2 2,5 +0,3 1,36 Vốn đầu tư/Diện tích Tỷ đồng/ha 14,08 14,08 0 0 Lao động/Diện tích Người/ha 14,08 10 -4,08 29 Nộp ngân sách/ Diện tích Tỷ đồng/ha 0,31 0,3521 +0,4 Doanh thu/Vốn đầu tư % 24 25,58 +1,58 +6,5 Doanh thu/Lao động Tr đ/Người 240 365,4 +125,4 +52 (Nguồn: [5] và phần tự tính toán của tác giả) Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 127 So sánh năm 2012 so với năm 2010 ta thấy, các doanh nghiệp DDI có xu hướng tăng dần thể hiện qua vốn đầu tư và nộp ngân sách trên 1ha đất công nghiệp nhưng doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm rõ rệt. Điều này dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn, lao động và đất chưa cao, giá trị nộp ngân sách còn thấp. Các doanh nghiệp FDI không ổn định, vốn đầu tư thực hiện giảm - 0,39 triệu USD (tương ứng giảm 12%); số lao động thu hút vào khối doanh nghiệp này có xu hướng tăng nhưng doanh thu lại có xu hướng giảm. Điều này phán ánh tính thiếu bền vững trong phát triển KCN. - Về trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong KCN Tiêu chí này phản ánh khả năng cạnh tranh và sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp (đặc biệt việc sử dụng công nghệ ở những ngành nghề chính của KCN) trong nội bộ khu công nghiệp cũng như giữa các KCN với nhau. Thực tế tại KCN Sông Công I các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực luyện cán kim loại đen chủ yếu sử dụng công nghệ lò nấu thép trung tần và hồ quang, loại lò này chỉ dùng được những nguyên liệu đầu vào là thép phế, sỉ và phôi gang đúc sẵn không sử dụng được nguyên liệu đầu vào là quặng (một nguyên liệu có sẵn tại Thái Nguyên) mà phải nhập hoặc mua lại phôi gang; đối với ngành luyện cán kim loại mầu thì chỉ có 02 doanh nghiệp là CN HTX CN& VT Chiến Công và Nhà máy kẽm điện phân TN có công nghệ luyện nấu sử dụng nguyên liệu từ quặng. Như vậy có thể nói việc sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN chủ yếu vẫn là công nghệ trung bình, có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến môi trường KCN. - Mức độ hợp tác và liên kết kinh tế Các DN hoạt động trong KCN chủ yếu tập trung ở một số ngành: Chế biến nông sản, thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Cơ khí chế tạo, May mặc, điện tử.... Ngoài ra, có một số DN hoạt động trong lĩnh vực DV: vận tải, dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, sân chơi thể thao, kho bãi, xuất nhập khẩu, ngân hàng... Trong các KCN đều quy hoạch diện tích dùng để đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, kho trung chuyên hàng hoá... thu hút các DN DV vận tải, cho thuê kho đầu tư, tổ chức hoạt động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN. KCN Sông Công I được đầu tư xây dựng các trạm biến áp, hệ thống điện động lực, chiếu sáng; Trạm cấp nước sạch, hệ thống cấp nước sạch; Hệ thống thoát nước mưa, nước thải; Trạm xử lý nước thải, với công suất thiết kế đảm bảo nhu cầu của các nhà đầu tư. - Về mức độ thỏa mãn nhu cầu các nhà đầu tư Xét một cách tổng thể, KCN Sông Công I chưa thật sự làm hài lòng các nhà đầu tư. Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Cụ thể: hoàn thiện hạ tầng KCN (có khu nhà ở cho công nhân, hoàn thiện các công trình còn đang thi công dang dở); có chính sách đào tạo nguồn lao động theo nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư; chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Mối quan hệ liên kết giữa các KCN với nhau, giữa các doanh nghiệp trong KCN còn hạn chế, sự liên kết trong sản xuất kinh doanh còn ít, chủ yếu là liên kết sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ. Mối quan hệ liên kết kinh tế chủ yếu được thực hiện giữa các DN sản xuất với các DN dịch vụ trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi.... Tình hình lao động và thu nhập tại các doanh nghiệp trong KCN Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng số lao động hiện trong KCN là 5570 lao động (lao động của các doanh nghiệp trong nước là 5223 lao động và 347 lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); thu nhập bình quân đạt 2,8 triệu đồng /người/tháng; thực hiện chế độ BHXH, BHYT và quyền lợi khác đạt 100%. Năm 2011, tổng số lao động trong KCN là 5049 lao động, số lao động trong năm 2012 tăng lên 521 lao động, nhưng thu nhập bình quân giảm 240.000 đồng/người/tháng (thu nhập bình Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 128 quân năm 2011 là 3,040 triệu đồng/người/tháng). Mức thu nhập này cũng tạm đủ sống với nhu cầu tối thiểu của người lao động. [2] * Tình hình tai nạn lao động trong các doanh nghiệp trong KCN như sau: Trong năm 2012 có tổng số 12 vụ tai nạn, trong đó Công ty Đầu tư và Thương mại TNG là 10 vụ và Nhà Máy Gạch Ốp lát Việt – Ý là 2 vụ. Trong các vụ tai nạn đó không có tai nạn chết người, chỉ có bị thương nhẹ và chủ yếu là nữ ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn chủ yếu do không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc bảo hộ lao động. Người bị nạn vi phạm quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn trong sản xuất. Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động là 169 ngày, tổng số ngày thiệt hại năm 2012 giảm xuống so với năm 2011 (năm 2011 là 566 ngày); Tổng chi phí thiệt hại là 93.562 (nghìn đồng). Điều này báo động đến các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo hộ an toàn lao động. [3] Về khía cạnh môi trường Trong 06 KCN thì chỉ có KCN Sông Công I là có hệ thống xử lý nước thải, còn các KCN còn lại chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Trong đó KCN Nam Phổ Yên triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2009 và đã có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh từ 2010 nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng Hệ thống xử lý nước thải. Khi nghiên cứu nội tại KCN Sông Công I đã chỉ ra rằng đây lại là yếu tố phát triển thiếu tính bền vững. Cụ thể như sau: Toàn bộ các doanh nghiệp trong KCN Sông Công I đã thực hiện xả nước thải vào hệ thống xử lý tập trung của KCN, tuy nhiên chỉ có 03 doanh nghiệp thực hiện xả thải có hợp đồng xử lý, có thiết kế điểm đấu nối, có đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Các doanh nghiệp còn lại xả thải vào hệ thống xử lý còn thiếu đồng hồ đo lưu lượng và hợp đồng xử lý. Các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động đều thực hiện quan trắc giám sát môi trường định kì, tuy nhiên tần suất thực hiện chỉ đạt 70% nội dung đã cam kết. Khu công nghiệp Sông Công I đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đến tháng 11/2010 hệ thống xử lý nước thải tập trung toàn khu công nghiệp mới được đưa vào hoạt động. Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường không khí ổn định. So sánh với QCVN 05: 2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh cho thấy không có chỉ tiêu nào vượt so với quy định. Có đến 80% các doanh nghiệp trong KCN sản xuất kinh doanh trong ngành cơ khí như là Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, Nhà máy luyện thép Sông Công Vấn đề môi trường lớn nhất là nguy cơ gây ô nhiễm từ nước thải, khí thải và chất thải rắn do công đoạn luyện cán thép kim loại, nhuộm, tẩy do sử dụng hóa chất và tiếng ồn, bụi... từ quá trình gia công sản phẩm cơ khí. Hiện tại công trình xử lý nước thải của KCN Sông Công I chưa xử lý được các chỉ tiêu kim loại trong nước thải đạt quy chuẩn QCVN 40: 2011/ BTNMT (cột B) khi thải ra môi trường. Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Công quý II năm 2012 và so sánh với QCVN 40: 2011/BTNMT (cột B) cho thấy: có 03 thông số kim loại nặng là không đạt quy chuẩn, cụ thể là: thông số Cadimi (Cd) vượt 9,25 lần, Mangan (Mn) vượt 21,8 lần và kẽm (Zn) vượt 27,2 lần. [6],[7] Đánh giá tác động lan tỏa của KCN Đánh giá sự tác động lan tỏa về mặt kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (năm 2005-2010) thị xã Sông Công đạt 19,19%, tỉnh Thái Nguyên đạt 11,11%, của Việt Nam là 7%; GDP bình quân đầu người giai đoạn năm 2005 - 2010 của thị xã Sông Công là 1.117 USD (Kế hoạch đề ra là 1.000 USD), tỉnh Thái Nguyên 800 USD (Năm 2010 đạt 950USD), ở Việt Nam là 1.168 USD, như vậy có thể nói KCN Sông Công đã góp phần không nhỏ làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người của thị xã Sông Công và tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 129 - Thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng bình quân của thị xã Sông Công là 20%, tỉnh Thái Nguyên 18%. Số thu ngân sách về thuế tại KCN Sông Công hàng năm tăng, trong năm 2010, đạt 36,52 tỷ đồng, bằng 3% thu ngân sách của tỉnh và bằng 56,6% số thu ngân sách của thị xã Sông Công. - Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5 năm 2005 - 2011 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh và của thị xã Sông Công đã chuyển dịch đúng hướng theo hướng CNH - HĐH, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Cụ thể năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng 38,64%; dịch vụ 34,82%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 26,54%, năm 2011 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: công nghiệp - xây dựng 41,54% (tăng 2,9%); dịch vụ 36,73% (tăng 1,91%), nông lâm nghiệp - thuỷ sản: 21,73 % (giảm 4,81%); tại thị xã Sông Công còn có sự chuyển dịch mạnh hơn: ngành công nghiệp tăng 5%; dịch vụ tăng 2,5% và nông lâm nghiệp - thuỷ sản giảm 7,5%. Đánh giá sự tác động lan tỏa về mặt xã hội - Về giải quyết việc làm: Sự phát triển của KCN là yếu tố quan trọng tác động đến việc làm, đời sống người lao động Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng số lao động hiện trong KCN là 5570 lao động (lao động của các doanh nghiệp trong nước là 5223 lao động và 347 lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); thu nhập bình quân đạt 2,8 triệu đồng /người/tháng; thực hiện chế độ BHXH, BHYT và quyền lợi khác đạt 100%. KCN đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là những người dân bị mất đất do xây dựng KCN. Điều này vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, vừa làm tăng thu nhập bình quân đầu người và là dấu hiệu chứng tỏ phát triển KCN có yếu tố của sự phát triển bền vững. - Thu nhập bình quân của người lao động: Mức thu nhập này đã đáp ứng tối thiểu đời sống của người lao động và cao hơn so với thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên muốn trở thành lao động trong các khu công nghiệp thì người dân cần phải đạt một trình độ nhất định nào đó về tay nghề. Mức thu nhập thấp đã không chỉ ít hẫp dẫn nhân lực, kể cả nhân lực phổ thông, mà còn là một nguyên nhân khiến trong những năm qua, người lao động đã không có cơ hội tự đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp. Đánh giá sự tác động lan tỏa về mặt về môi trường Trong KCN không có tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các doanh nghiệp tập trung trong một khu vực, đã có hệ thống xử lý chất thải chung. Trên địa bàn có KCN, người dân tương đối hài lòng về sự tồn tại của KCN và chưa có phàn nàn gì về vấn đề môi trường trong cũng như ngoài KCN. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các kết về xử lý chất thải: Khói bụi, tiếng ồn Một chỉ tiêu khác của yếu tố bền vững về môi trường là tiết kiệm tài nguyên, việc khai thác tài nguyên luôn được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên nhìn chung hợp lý, không có vi phạm nghiêm trọng xảy ra, đảm bảo yếu tố phát triển bền vững và cân bằng sinh thái. MỘT SỐ HẠN CHẾ TỒN TẠI Qua phân tích trên cho thấy sự phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển còn thiếu tính bền vững. Cụ thể là: - Năng lực tài chính của các chủ đầu tư hạ tầng hạn chế dẫn đến tiến độ triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng chậm và không thực hiện theo đúng cam kết - Các dự án thứ cấp thu hút đầu tư vào KCN giai đoạn 2010 – 2012 chủ yếu là các doanh nghiệp có dự án quy mô đầu tư vừa và nhỏ, công nghệ trung bình, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, giá trị lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận còn khiêm tốn. Do đó hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội tạo ra cho KCN còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng và mức độ sử dụng nguồn lực. Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133 130 - Trong KCN, việc thiếu nguồn lực tập trung cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch gắn với đầu tư xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng đã là một cản trở rất lớn trong việc lựa chọn và thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN. - Quá trình đầu tư thiết bị và công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế, dẫn đến sự cố về môi trường, có những tác động không tốt đến môi trường sống tại KCN và xung quanh KCN. - Những vấn đề khó khăn phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp chưa được giải quyết triệt để, thời gian giải quyết còn kéo dài như Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trong KCN. - Về tổ chức của Bộ máy quản lý của BQL KCN Thái Nguyên thiếu tính ổn định (10 năm thay đổi 05 thủ trưởng Ban) đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý KCN và xúc tiến thu hút đầu tư vào KCN - Hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển KCN đã có sửa đổi, bổ sung nhưng trên thực tế khi triển khai thực hiện còn có sự chồng chéo, mẫu thuẫn giữa các văn bản và giữa các cơ quan quản lý. - Quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch còn chậm, có sự mất cân đối lớn giữa công nghiệp thượng nguồn và các ngành công nghiệp phụ trợ, chưa có nhiều sản phẩm mang tính đột phá, các ngành có trình độ cao. Cơ cấu công nghiệp theo ngành còn thiếu thân thiện với môi trường và tiềm ẩn nguy cơ không bền vững cao do tập trung chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng, có tác động lớn đến môi trường như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy... - Quá trình sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN chưa đáp ứng được yêu cầu về quá trình Sản xuất sạch hơn, sản phẩm thân thiện môi trường, một phần là do công nghệ sản xuất, một phần là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc BVMT chưa tốt, ô nhiễm môi trường đã có biểu hiện gia tăng. - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, các chính sách đãi ngộ và bảo hộ lao động cho công nhân, thiếu quan tâm đến các vấn đề về phát triển cộng đồng... Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua áp dụng các bộ quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn như SA 8000, WRAP, ISO 14000 trong các doanh nghiệp của Thái Nguyên chưa được quan tâm đúng mức. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật Một trong những điểm yếu nổi bật của các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện. Cụ thể: Không có quỹ đất sạch, không có hạ tầng sẵn cho doanh nghiệp thuê, chưa trồng cây xanh đầy đủ, chưa có khu nhà ở công nhânVì vậy trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng tạo quỹ đất sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê, trồng cây xanh, khu nhà ở công nhân; Tập trung huy động mọi nguồn lực hỗ trợ các nhà thầu xây lắp và vốn ứng trước của các nhà đầu tư thứ cấp để tạo ra quỹ đất sạch từ 30 – 50 ha thường xuyên tại các KCN gắn với kết cấu hạ tầng đồng bộ để tạo động lực thu hút đầu tư các dự án có chất lượng vào các KCN. Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư Đổi mới nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư và lựa chọn dự án đầu tư theo hướng tập trung vận động, thu hút chủ yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48408_52323_992015107020_2447_2046523.pdf