Ngân hàng câu hỏi thi và đáp án bổ túc nâng hạng gcnkncm thuyền trưởng hạng ba ngân hàng câu hỏi và đáp án lí thuyết tổng hợp

Câu19.(3 điểm) Mô tả bảng thuỷ triều của một cảng chính và cách tra?(Dùng bảng thuỷ triều của năm thi, kiểm tra) Trảlời 1.Cấu tạo Mỗi cảng chính đều dự đoán cả 12 tháng trong năm (tháng dương lịch) Mỗi tháng được trình bày như sau: - Góc trên bên phải là múi giờ(múi thứ 7). - Góc bên trái là toạ độ của cảng chính(Vĩ độ và kinh độ) - Giữa là tên cảng chính và tháng năm - Bảng gồm 6 cột chính. + Hai cột ngoài cùng ( 1và 6) là ngày Dương lịch.Cột này từ trên xuống dưới ghi tất cả các ngày trong tháng. + Cột thứ hai là ngày Âm lịch.chỉ ghi ngày mồng 1 và ngày rằm + cột thứ 3 Độ cao mực nước từng giờ (m).Cột này chia thành 24 cột nhỏ từ 0 đến 23 giờ trong ngày.Tương ứng với ngày, giờ có độ cao mực nước + Cột thứ 4. Nước lớn có 4 cột nhỏ thứ tự:giờ nước lớn,độ cao nước lớn tương ứng với ngày.Nếu là bán nhật triều có cả lần một, lần hai + Cột thứ 5. Nước ròng cấu tạo tương tự như cột 4 2. Cách tra: + Muốn tra mực nước của một giờ nào đó trong ngày, ta chỉ việc * Gióng hàng ngang là ngày * Gióng cột dọc là giờ *.Giao điểm cho ta kết quả mực nước. + Muốn biết giờ nào đó trong ngày có mực nước ta cần thì phải: * Tìm ngày, tìm mực nước đã cho trong ngày * Gióng ngược lên ta có giờ muốn tìm. Câu 20. Nêu cấu tạo bảng phụ 1 và cách hiệu chỉnh độ cao giữa cảng chính và cảng phụ(Dùng bảng thuỷ triều năm sử dụng) Trả lời: 1. Cấu tạo và cách tra Bảng phụ 1 a.Cấu tạo - Dòng trên cùng là số hiệu cảng phụ, phụ thuộcvào cảng chính. - Dòng thứ 2 là tên các cảng phụ - Cột đầu tiên là độ cao cảng chính - Giao điển cột và dòng tiếp theo là độ cao thuỷbtriềucác cảng phụ.

doc82 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng câu hỏi thi và đáp án bổ túc nâng hạng gcnkncm thuyền trưởng hạng ba ngân hàng câu hỏi và đáp án lí thuyết tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi điều động qua cầu tàu phải bám trụ đầu gió (2) - Quan sát phía sau nếu thấy khi tàu đã qua cầu khoảng 2/3 thân tàu mà không có hiện tượng dạt thì giữ nguyên hướng và tăng tốc độ để qua càu, nếu thấy đuôi tàu có hiện tượng dạt thì tăng tốc độ , bể lái về trụ hoặc mố cầu cuối gió (3) (đánh lái) để đánh bật đuôi tàu ra, khi tàu đã qua cầu ta lại tiếp tục đi dà về phía luồng đầu gió Câu 13: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến điều động tàu thủy? Với tàu sông những yếu tố nào là quan trọng? Hãy phân tích các yếu tố đó? ( 3 điểm) Trả lời: 1- Những yếu tố ảnh hưởng đến điều động tàu: gió; dòng chảy; sóng; độ sâu luồng lạch; sự phân bổ hàng hóa; sự chênh lệch mớn nước tàu, sự hút nhau giữa các tàu; sự tăng giảm tốc độ. 2- Đối với tàu sông những yếu tố quan trọng là: gió; dòng chảy; độ sâu luồng lạch. * Gió. Với đường thủy nội địa bị hạn chế về chiều rộng lại ngoằn nghèo với cường độ mạnh của gió sẽ làn tàu bị dạt vào bờ, bãi và các chướng ngại vật khi tàu đang hành trình hay neo đậu, nhất là khi tàu quay trở - Đi ngược gió tốc độ giam, kém ăn lái, mũi tàu luôn có xu hướng bị đổ - Đi xuôi gió tốc đọ tăng, nhưng quán tính lớn đôi khi tàu mất chủ động - Đi ngang gió tàu dạt mạnh * Dòng chảy. Như nói ở trên vì đường sông ngoằn nghoèo, nên lưu tốc và hướng dòng chảy thay đỏi liên tục phụ thuộc vào mùa.Mùa đông ken dòng chảy nhẹ, hướng it thay đổi, mùa lũ lưu tốc dòng chảy lớn và hướng cũng thay đổi , vì có dòng chảy ngược, dòng chảy xiên, nước vật .đều ảnh hưởng đến điều động tàu. - Đi ngược nước tốc độ giảm, quán tính giảm, tính ăn lái tốt nhưng khó giữ hướng - Đi xuôi nước tốc độ tăng, quán tính lớn, ăn lái kém - Đi ngang nước tàu bị dạt mạnh * Độ sâu luồng. Luồng sông luôn bị thay đổi cả về hướng và độ sâu mỗi khi qua mùa lũ. đa số vùng trung lưu và hạ lưu lòng sông càng bị thu hẹp và nông hơn, mà ngày nay lại có nhiều phương tiện lớn. Vào mùa đông ken không đủ độ sâu nên tàu không thể đi được có đi được thì mất tốc độ, tính ăn lái kém, làm đáy tàu đập mạnh xuống đáy sông. Để đảm bảo an toàn cho tàu thì độ sâu dưới đáy luồng phải là từ 0,5 mét trở lên Câu 14: Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu và ngược lại hướng đậu khi nước, gió êm? ( 3 điểm) 2 2 3 1 1 25-300 60-700 3 a b a- Ra cầu đi theo hướng đậu. b- Ra cầu đi ngược hướng đậu. Trả lời: 1- Rời cầu đi theo hướng đậu.(h.a) - Tháo các dây , để lại dây chéo mũi ,cho máy tiến, bẻ lái vào cầu (1).Mũi gục vào cầu; lái ngả ra ngoài từ 1đến 2 - Tàu làm với cầu một góc từ 25-30 độ Ta tháo dây bờ ,cho máy lùi (2) ,tàu lùi từ 2đến 3. - Tàu ra xa cầu ta dừng máy lùi cho máy tiến và điều động tàu đi theo 2- Rời cầu đi ngược hướng đậu.(h.b) - Tại (1) mọi thao tác giống như đi theo hướng đậu,nhưng góc ra lớn - Khi tàu làm với cầu một góc từ 60-70 độ.ta tháo dây, cho máy lùi, có trớn lùi bẻ lái ngược lại (2),tàu lùi từ 2 đến 3. - Tàu ra xa cầu và đổi hướng từ 100-đến125 độ dừng máy lùi cho máy tiến, điều động tầu đi ngược hướng đậu. Câu 15: Điều động tàu rời cầu đi theo hướng đậu và ngược lại hướng đậu khi có dòng nước chảy từ mũi về lái? ( 3 điểm) Trả lời: 30 1 2 1200 1 2 Khi có dòng chảy từ mũi về lái ta phải tận dụng dòng chảy. 1- Đi theo hướng đậu - Tháo bỏ các dây chỉ để lại dây chéo lái, bẻ lái ra ngoài (1), dòng nước tác động vào bánh lái làm lái ép vào, mũi ngả từ 1đến 2.( Dòng nước yếu cho máy chạy lùi) - Khi tàu ngả một góc khoảng 30 độ, nhanh chóng tháo dây, Cho máy tiến ,bẻ lái vào cầu và điều động tầu đi theo hướng đâu(2) 2- Đi ngược hướng đậu - Ta cũng để lại dây chéo lái nhưng vòng ra bích mạn ngoài(1), mũi tàu ngả ra từ 1 đến 2 a b a- Đi theo hướng đậu b- Đingược hướng đậu. - Khi tàu ngả một góc khoảnge 120 độ , nhanh chóng tháo dây , cho máy tiến điều động tàu đi ngược hướng đậu(2) Câu16. Trình bày phương pháp điều động tàu đi theo chập tiêu tim luồng? ( 3 điểm) Trả lời : 1- Khái niệm chập tiêu. Những đoạn luồng bị hạn chế về chiều rộng, để hướng dẫn các phương tiện thủy đi theo một quỹ đạo thẳng nhất định người ta phải dùng chập tiêu tim luồng. Chập tiêu tim luồng gồm hai tiêu được dựng thẳng đứng trên trục luồngg kéo dài, tiêu trước thấp hơn tiêu sau. Khoảng cách giữa hai tiêu phụ thuộc vào chiều rộng và chiều dài luồng( Hình dáng các tiêu giống tiêu sang luồng) 2- Đi theo chập tiêu. - Bắt đầu sử dụng đường chập là khi mép trên tiêu trước trùng mép dưới tiêu sau.- Đi đúng chập là người điều khiển phương tiện luôn thấy hai tiêu trùng vào nhau, nghĩa là đường mũi lái phải trùng với trục luồng, nếu thấy khe hở giưa hai tiêu là đi sai chập nhìn thấy khe hở ở bên nào (trái,phải) là tàu đã đi lệch về phia ngược lại, ta phải lấy lái về phía trục luồng để vào đường chập . - Khi đi theo chập thì tốc độ phải nhỏ, luôn đo nước dò luồng, neo phải sẵn sàng - Khi mép trên của hai tiêu trùng nhau là kết thúc đường chập. 3. Khi có dòng chảy hay gió ngang. Trường hợp này người điều khiển phải hướng cho tàu đè gió, nghĩa là người điều khiển vẫn thấy hai tiêu trùng nhau, nhưng đường mũi lái tạo với trục luồng một góc nào đó, góc lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào cường độ của gió nước a b c Đi đúng chập Đi sai chập Khi có gió, nước ngang Câu17. Cách chọn vị trí thả neo? Xác định bán kính an toàn khi neo? ( 3 điểm) Trảlời: 1- Chọn vị trí thả neo. Neo tàu là một hình thức cố định tàu trên mặt nước nhờ một đường dây liên kết giữa tàu và neo, neo được cắm vào đáy sông. Để đảm bảo khi đẫ neo tàu không bị trôi dạt thì công việc chọn vị trí thả neo rất quan trọng. - Chỗ thả phải rộng đủ vòng quay khi dòng chảy hoặc gió đổi chiều - Nơi thả dòng chảy nhẹ, ít sóng gió. - Có đủ dộ sâu khi thủy triêù xuống thấp nhất. - Chất đáy phải tốt không được là đá tảng, san hô. Nên neo ở những nơi chất đáy là đất rắn, đất sét, đất pha cát, cát mịn, cát bùn. - Không được neo ở nơi cấm thả neo. - Phải có mục tiêu cố định để xác định neo trôi hay bò. 2- Xác định bán kính an toàn khi neo. Khi neo đẫ cố định , do ảnh hưởng của gió nước tầu quay quanh neo, nếu lấy neo làm tâm, đường lỉn và tàu làm bán kính thì khi tàu quay sẽ vẽ lêm một hình tròn. Tất cả các CNV nằm trong vòng tròn này đề gây va chạm, phải tính toán sao cho các CNV phải nằm ngoài hình tròn l R L Lx R a b a- Bán kính của vòng tròn an toàn khi neo b- Các thông số để tính bán kính an toàn 2- Xác định bán kính an toàn khi neo . . R = L + Lx + l Trong đó: R: Bán kính an toàn khi neo (m) L: Chiều đà từ lái tàu đến lỗ lỉn (m) Lx: Hình chiếu của đường lỉn xuống đáy sông (m) l : chiều dài đường lỉn xông thêm ra, Câu18. Điều động tàu thả và thu một neo? (điểm 3) Trả lời: 1-Cách thả. - Sau khi đã tìm được vị trí thả neo và làm tốt công tác chuẩn bị cho tàu chạy theo hướng nước, gió ngược đến vị trí thả neo (1) 2 1 3 - Đến vị trí thả tàu phải hết trớn hay trớn còn rất nhỏ, ta cho thả neo( tàu một chân vịt chiều phải thả neo mạn trái), chỉ xông lỉn từ 1,5 đến 2 lần độ sâu rồi hãm lại để neo bám đáy (2) - Khi neo đã bám đáy ta xông lỉn cho đủ định mức rồi hãm lỉn (3), sau đó kéo bóng tròn hay thắp đèn theo luật. 2-Cách thu. - Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị để thu lỉn, ta tiếp tục cho thu lỉn, hướng mũi tàu về phía neo. Nếu dòng chảy mạnh cho máy tiến kết hợp nhưng chú ý tốc dộ máy tiến và tốc độ thu lỉn phải tương đương - Neo rời đáy phải dùng máy chính điều động và tăt đèn hay hạ bóng tròn, ở vùng nước mặn phải dùng nước ngọt để rửa neo Phương pháp thả một neo Câu 19: Điều động tàu quay trở trong sông rộng? ( 3 điểm) Trả lời: . 1 2 2 1 a b Quay trở trong sông rộng. a- đi nước xuôi quay lại nước ngược b- Đi nước ngực quay lại nước xuôi Quay trong sông rộng. Vì sông rông lớn hơn đường kính vòng quay trở, khi quay ta đang đi với một tốc độ nào đó chỉ cần bẻ lái một lần là tàu đổi hướng được 180 độ so với hướng ban đầu nhưng phải đảm bảo nguyên tắc như trên thì tàu quay nhanh , vòng quay hẹp. Câu 20. Công tác chuẩn bị điều động tàu cập cầu? Phương pháp cập cầu nước ngược, gió ngược? ( 3 điểm) Trả lời: 1- Công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu cập cầu. - Kéo ba tiếng còi dài để thông báo cho cảng. - Động viên toàn tàu về vị trí chuẩn bị - Quan sát điểm cập, các CNV xung quang, điều kiện gió nước - Chuẩn bị dây, đệm va ở các vị trí, chuẩn bị cầu thang lên xuống, chuẩn bị neo nếu thấy cần thiết 3 2 1 300 1 2- Điều động tàu cập cầu nước ngược gió ngược - Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị cho tau chỉ vào điểm cập với góc độ khoảng 30 độ, tàu đi với tốc độ chậm sao cho đến điểm cập hết trớn hay trớn còn rất nhỏ, lấy lái qua lại để giữ hướng (1) - Khi tàu cách điểm cập khoảng một tầm tàu , lấy lái ra ngoài để tàu song song với cầu(2). Mũi táu sát cầu phải chú ý đệm va và bắt dây đầu nước trước - Khi đã bắt được dây đầu nước,ta bẻ lái ra ngoài để dòng nước tác động vào mặt lái ép lái tàu vào cầu, nhanh chóng bắt các dây cần thiết khác (3). . Cập cầu nước ngược, gió ngược II- CÂU MÔN HANG HẢI . Câu 1. (4 điểm) Thế nào là trục, cực, vòng tròn lớn, vòng tròn nhỏ của quả đất? Trả lời: 1.Trục trái đất Quả đất quay từ Tây sang Đông hết 24 giờ quanh một trục tưởng tượng (trục ảo). Vậy trục chính là trục quả đất(Trục Pn-Ps là trục quả đất) 2. Cực quả đất.( Giao điểm giữa trục quả đất và mặt đất là cực. Quả đất có hai cực: Cực Bắc(Pn), Cực Nam (Ps); đây cũng là các cực ảo Pn Pn Pn Ps Trục và cực 3. Vòng tròn lớn . Là các vòng tròn có tâm là tâm quả đất và đường kính là đường kính quả đất. Các vòng tròn PnEPSQ, PnGPSG", QGQG"là vòng tròn lớn Pn E Q Ps Vòng tròn lớn 4. Vòng tròn nhỏ Là các vòng tròn có tâm và đường kính không phải là tâm và đường kính của quả đất. Các vòng tròn AA,BB là vòng tròn nhỏ V òng tròn nhỏ Câu 02. (4 điểm) Thế nào là xích đạo, vĩ tuyến của quả đất? Trả lời 1/. Xích đạo. Là một vòng tròn lớn mà mặt phẳng của nó vuông góc với trục quả đất và chia quả đất thành hai phần bằng nhau, phần trên chứa cực Bắc(Pn) gọi là Bắc bán cầu (BBC) , Phần dưới chứa cực Nam gọi là Nam bán 2/Đường vĩ tuyến. Vĩ tuyến là những vòng tròn nhỏ, song song với xích đạo, càng gần cực càng nhỏ -Các vĩ tuyến ở Bán cầu bắc gọi là vĩ tuyến bắc - Các vĩ tuyến ở bán cầu nam gọi là vĩ thuyến nam - Đường xích đạo là vĩ truyến số 0 ) - Bán cầu Bắc Pn Vĩ tuyến Bắc Đường xích đạo Vĩ tuyến Nam Bán cầu Nam Ps Các bán cầu Bắc, Nam, đường xích đạo và các vĩ tuyến Bắc, nam Câu 03: (4 điểm) Thế nào là kinh tuyến, kinh tuyến gốc, bán cầu đông, bán cầu tây? Trả lời: 7. Kinh tuyến - Vòng tròn kinh tuyến là các vòng tròn lớn đi qua hai cực Pn và Ps, nhận tâm và trục quả đất làm đường kính và tâm các vòng tròn. - Kinh tuyến là 1/2 vòng tròn kinh tuyến, nối hai cực Pn,Ps - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua dài thiên văn Greenwich còn gọi là kinh tuyến số 0, đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến đối kinh tuyến 180O. Kinh tuyến gốc và kinh tuyến đối tạo thanh vòng kinh tuyến gốc, mặt phẳng vòng kinh tuyến gốc chia quả đất thành hai phần, nếu đứng ở kinh tuyến gốc mặt hướng về Cực Bắc thì bên phải gọi là Đông bán Cầu(ĐBC); bên trái là Tây bán cầu(TBC) - Các kinh tuyến ở bán cầu nào mang tên bán cầu đó (đông hoặc tây). - số thứ tự của kinh tuyến từ 0 đến180O Ps Các bán cầu Đông, Tây,Kinh tuyến gốc, kinh tuyến đối, các kinh tuyến Đ ông Tây Câu 04: (4 điểm Thế nào là hải lí, liên dùng trong hàng hải?Đơn vị đo góc và cung là gì? Trả lời. 1. Hải lí liên. - Hải lí là độ dài của 1 phút( 1 )' trên cung kinh tuyến của quả đất, kí hiệu 1 hải lí là r( den-ta). Qua công thức trên thì hải lí thay đổi theo vĩ độ (j), nó không phải là một đại lượng cố định Để thuận tiện cho cho việc tính toán người ta lấy hải lí tại vĩ độ j = 45o làm chuẩn: r =1852m được lấy làm chuẩn, hải lí trung bình thế giới. - Liên. 1liên =1/10 hải lí= 185,2m 2..Đơn vị đo góc, cung. - Đơn vị cung và góc là độ, phút giây được kí hiệu độ(o), phút('), giây ("), viết bên phải , phía trên chứ số. Ví dụ: 215 độ 20 phút 30giây. Viết là 215020 ' 30 '' - Một vòng tròn chia thành 360 phần bằng nhau, mỗi phần là một độ + 10 = 60' + 1' = 60" + 10 = 3600" - Chú ý: + Phút và giây phải viết hai chữ số. Ví dụ: 15', 07', 20'', 08" . + Khi phút giây viết dưới dạng 1/10 thì không cần viết kí hiệu. Vì 10 = 60' Câu 05 (4 điểm) Thế nào là vĩ độ, kinh độ? Trả lời. 1.Vĩ độ của một điểm là khoảng cách được tính trên cung kinh tuyến, tính từ xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó, kí hiệu là j (fi), đơn vị là độ phút giây. - Đặc điểm: +Xích đạo có vĩ độ bằng 0 ( j xd = 0 ). Cực Bắc có vĩ độ bằng 90 độ Bắc ( jPn =900N). Cực Nam có vĩ độ bằng 90 độ Nam ( jPS =900S). + Giá trị của vĩ độ từ 0 đến 90 độ Bắc hoặc Nam. + Các điểm nằm trên cùng vĩ tuyến có cùng vĩ độ + Các điểm ở Bán cầu Bắc(BCB) vĩ độ mang tên Bắc( j N) và có giá trị từ 0 đến 900N. Các điểm ở ăans cầu Nam(BCN) vĩ độ mang tên Nam( j S) và có giá trị từ 0 đến 900S Pn M1 A A E Q B B M2 Ps Điểm M1 ở BCB nên có vĩ độBắc M2 ở Nbc nên có vĩ độ nam Pn Kinh tuyến gốc Kinh tuyến đối M4 Kinh tuyến Kinh tuyến Tây Đông M3 . Điểm M3 ở BCĐ nen có kinh độ Đông. M4 ở BCT nên có kinh độ Tây 2.Kinh độ. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách được tính trên cung xích đạo, tính từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó, kí hiệu là l(lămda), đơn vị là độ phút giây. - Đặc điểm: + Giá trị của kinh độ từ 0 đến 180 độ Đông hoặc Tây(E,W) + Kinh tuyến gôc có lg. = 0. Các điểm nằm ở bán cầu Đông ta có kinh độ Đông (lE) , kinh tuyến đối có kinh độ (lđ = 180oE), Các điểm nằm ở bán cầu Tây ta có kinh độ Tây(lW), kinh tuyến đối có kinh độ (lđ = 180oW ). + Các điểm nằm trên cùng một kinh tuyến thì có cùng kinh độ Câu 06 . (4 điểm) Hệ thống góc gió được tính như thế nào? Trả lời: Hệ góc gió( hướng gió) Vòng tròn được chia thành 32 phần bằng nhau mỗi phần gọi là một góc gió hay hay một hướng gió, có giá trị là 11015' (1101/4) ta còn gọi là 1 ca. Các hướng có tên gọi như sau: - 4 hướng chính: N (Bắc), S (Nam), E (Đông), W (Tây) - 4 hướng phụ: + NE (Đông bắc). + SE ( Đông nam) + SW( Tâynam. ) + NW( Tây Bắc) + SSW (Nam - Tây nam). + WSW(Tây - Tay nam). + WNW (Tây - Tây bắc). + NNW (Bắc - Tây bắc) - 6 hướng trung gian nhỏ(tự tìm hiểu) N NNW NNE NW NE WNW ENE W E WSW ESE SW SE SSW SSE S + SSW (Nam - Tây nam). + WSW(Tây - Tay nam). + WNW (Tây - Tây bắc). + NNW (Bắc - Tây bắc) - 6 hướng trung gian nhỏ(tự tìm hiểu) Câu 07. (4 điểm) Thế nào là hướng thật, phương vị thật? Trả lời: 1. Hướng thật - Khái niệm. Trên mặt phảng chân trời góc hợp bởi hướng bắc thật(Nt)) và hướng mũi lái tàu theo chiều kim đồng hồ, gọi là hướng thật kí hiệu là Ht. Số đo là độ, phút giây. - Giá thị. Giá trị của hướng thật(Ht) là từ 0 đến 360 độ Hướng Bắc thật Nt Ht Đường mũi, lái Kinh tuyến thật .2.Phương vị thật - Khái niệm. Trên mặt phẳng chân trời góc hợp bởi hướng bắc thật(Nt)) và hướng từ tàu tới mục tiêu theo chiều kim đồng hồ, gọi là phương vị thật kí hiệu Pt đơn vị tính là độ, phút giây. - Giá thị. Giá trị của phương vị thật là từ 0 đến 360 độ Nt Mục tiêu 1 Pt Pt Mụctiêu 2 Câu 08 (4 điểm ) Thế nào là góc mạn? Trả lời: 1. Góc mạn - Trên mặt phẳng chân trời góc hợp bởi hướng mũi lái tàu và hướng từ tàu đến mục tiêu,gọi là góc mạn, kí hiệu là G. +Mục tiêu nằm ở mạn trái tàu ta có góc mạn trái kí hiệu Gtr hay G < 0 +Mục tiêu nằm ở mạn phải tàu ta có góc mạn phải kí hiệu Gph hay G> 0 ,phải) - Giá trị của góc mạn từ 0 đến 180 độ(trái, phải) Nt Gtr Gph + Mục tiêu ở phía mũi tàu ta có G=0 + Mục tiêu ở sau lái tàu ta có G =180o(Trái + Góc mạn bằng 900 , ta gọi là mục tiêu chính ngang Câu 09. (4 điểm) Cho điểm A trên hải đồ, phương pháp tìm toạ độ (vĩ độ, kinh độ) của điểm đó như thế nào? Cho toạ độ ( vĩ độ, kinh độ) của một điểm B, phương pháp tìm điểm B như thế nào? Trả lời: 1. Cho một điểm trên hải đồ. Tìm tọa độ. Bài toán: Cho một điểm A trên hải đồ. Tìm (jA,lA) ? Thực hiện: + Vẽ điểm A + Từ A vẽ một vĩ tuyến, vĩ tuyến này cắt thang vĩ độ ở giá trị nào thì đó là vĩ độ của điểm A(jA)) + Cũng từ A vẽ một kinh tuyến, kinh tuyến này cắt thang kinh độ ở giá trị nào thì đó là kinh độ của điểm A ( lA) 2: Cho tọa độ (j,l).Tìm điểm. Bài toán: Cho tọa độ (jB,lB) .Tìm điểm B trên hải đồ? Thực hiện: + Trên hải đồ tìm giá trị jB trên thang vĩ độ và vẽ qua giá trị này một vĩ tuyến + Tương tự trên thang kinh độ ta tìm giá trị lB và vẽ qua giá trị này một kinh tuyến + Giao điểm của kinh tuyến và vĩ tuyến chính là điểm B. . Câu 10. (4 điểm) Cho hai điểm A và B trên hải đồ. Hãy trình bày phương pháp tìm hướng thật (HtAB )và khoảng cách (SAB ) giữa hai điểm đó?) Trả lời: Thực hiện: + Nối hai điểm A- B + Tìm HtAB . Ta có thể tìm Ht bằng hai cách * Cách 1. Ta đặt thươc song song(hay thước tam giác) sao cho đường AB trùng với mép thước, Sau đó tịnh tiễn thước về tâm vòng phương vị gần nhất , mép thước phải qua tâm vòng phương vị và sẽ cắt ở hai giá trị trên vòng tròn này, ta chỉ lấy giá trị theo chiều tiến của tàu. * Cach 2 Ta đặt thước đo độ sao cho tâm thước trùng với giao điểm giữa đường AB và kinh tuyến thật (đường tâm của thươc phải trùng với dường AB) . Kinh tuyến thật cắt giá trị nào của thước đó chính là Ht . + Tìm SAB * Nếu cự ly AB nhỏ hơn khẩu độ compa, ta chỉ việc mở khẩu độ compa sao cho băng cự ly AB. Rồi giữ nguyên khẩu độ compa đưa ngang sang thang vĩ độ, số phút giưa hai mũi com pa chính là khoảng cách SAB.(1 phút là một hải lí). Nếu khoảng cách AB lớn, ta mở khẩu độ compa với một giá trị nhất định rồi đo cuốn chiếu Câu 11. (4 điểm) Cho điểm A, cho cự ly SAB, cho hướng thật HtAB. Tìm tọa độ B.? Trả lời Thực hiện:+ Xác định A trên hải đồ + Từ A vẽ hướng HtAB. Bằng cách chọn vòng phương vị gần A nhất, đặt thước song song sao cho mép thước trùng với giá trị HtAB. đông thời phải qua tâm, sau đó tịnh tiễn thước về A, từ A vẽ hướng HtAB. . Mở khẩu độ compa băng SAB , một đầu compa ở A, đầu kia cắt HtAB ở đâu đó chính là điểm B. Từ đây tim tọa độ B theo bài toán 1 . Câu 12(4 điểm) Hệ thống định vị toàn cầu GPS gồm nấy khâu chính? đó là những khâu nào?Hãy mô tả khâu vệ tinh?) Trả lời: Hệ thống GPS gồm ba khâu chính:khâu vệ tinh, khâu điều khiển và khâu sử dụng. 2.1.2.1.Khâu vệ tinh Gồm 24 vệ tinh( 21 hoạt động và 3 dự trữ)được bay trên 6 quỹ đạo khác nhau, mỗi quỹ đạo 4 vệ tinh. Các quỹ đao có độ cao so với mặt đất khoảng 20.183 đến 20.200 km. Các vệ tinh bay quanh trái đất với chu kì 12 tiếng 1 vòng, như vậy trong 1 ngày vệ tinh bay được 2 vòng quanh quả đất. Bất cứ 1 thời điểm nào trong ngày, bất cứ nơi nào trên trái đất cũng có thể quan sát được từ 5 đến 7 vệ độ Độ 1 1 1 2 2 3 3 Quỹ đạo và các vệ tinh 1.các quỹ đạo bay, 2. các vệ tinh, 3 quả đất Câu 13. (4 điểm) Anh hãy mô tả khâu điều khiển, khâu sử dụng của hệ thống định vị toàn cầu? ( 4 điểm) Trả lời: . Khâu điều khiển Khâu vệ tinh Khâu sử d ụng Khâu điều khiển Khâu điều khiển gồm các trạm giám sát được đặt khắp nơi trên trái đất và một trạm điều khiển đặt tại COLORADO SPRING(Mỹ) Hoạt động của trạm điều khiển: Trạm giám sát liên tục lựa chon thông tin của các vệ tinh và truyền về trạm điều khiển. Trạm điều khiển lựa chon các thông tin và cứ 8 tiếng lại phát lên vệ tinh một lần. Trạm điều khiển thiết lập các quỹ đạo tương lai cho các vệ tinh. Trạm điều khiển điều chỉnh các quỹ đạo , thay thế các vệ tinh và chỉnh các đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh. Câu 14. Anh hãy mô tả khâu sử dụng? Trả lời .. Khâu sử dụng. Khâu sử dụng là tất cả các máy thu có trang bị máy tính điện tử, màn hình, anten, khâu sử dụng còn được gọi là máy dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS.Trên cơ sở của các vệ tính, máy thu lựa chọn chùm vệ tinh. đo độ trễ thời gian của tín hiệu Ghi nhận sự kiện hàng hải của vệ tinh Tính toán vị trí và thời gian của tàu Các máy thu phải có ít nhất 3 vệ tinh mới có thể xác định vị trí tàu Các máy thu chỉ sử dụng các vệ tinh có độ cao lớn hơn 5 độ Câu 15. ( 4 điểm) Anh hãy mô tả cách tắt mở máy GPS và các kiểu màn hình NAV1 và NAV2? Trả lời: 1. Tắt mở máy +Mở máy.Những máy đã sử dụng, chỉ cần bật máy chờ trong khoảng 2 giây là cho ta hình ảnh trên màn hình. Với máy mới khi bật máy ta phải chờ khoảng 15 phút để máy nhập các số liệu của vệ tinh, sau đó ta mới sử dụng được. Thứ tự các bước mở máy như sau: - Nhấn nút PWR/DIM để cung cấp điện cho máy, chú ý khi nhấn nút này ta dùng ngón tay cái, không dùng vật gì khác - Nhấn nút PWR/DIM lần nữa để chọn ánh sáng . -Nhấn nút CTRS vài lần để chọn mức tương phản của màn hình( có 8 mức) +Tắt máy.Ta cũng chỉ cần dùng ngón tay cái nhấn vào nút OFF và chờ trong 2 giây , máy sẽ tắt. 2 Các kiểu màn hình. Có 4 kiểu màn hình NAV1, NAV2,VAV3 và PLOT . ß Màn hình NAV1.Màn hình này cho ta kinh, vĩ độ có kích thước lớn, dễ nhìn. Kiểu này đi ở chế độ tự động ß Màn hình NAV2. Ở màn hình này dùng để xử lí tình huống , nếu có vật gì rơi hay khi có người ngã xuống nước, ta nhấn nút MOB màn hình NAV2 xuất hiện kèm theo tiếng báo động. Ta thấy trên màn hình có các thông số sau: Hướng đi tại điểm rơi(STG) Hướng mũi tàu (CRS). Bán kính vòng tròn chỉ hướng (RNG) Tốc độ tàu (SPD) Sau khi đã xử lí xong, để đưa màn hình về vị trí ban đầu ta nhấn nút CLR hai lầ Câu 16. ( 4 điểm) Nguyên lí đo sâu bằng âm thanh? Trả lời Trong môi trường nước với nhiệt độ là 130C, độ mặn 35 0/ 00, áp suất là 1 at thì tốc độ lan truyền của âm thanh trong nước sẽ là 1.500m/s Giả sử ta muốn đo độ sâu H’ từ mặt nước xuống đáy sông, mà H’ = H + d. Trong đó: d là chiều chìm của tàu, H là độ sâu từ đáy tàu xuống đáy sông. d ta biết vậy phải đo H độ sâu mà máy đo sâu phải đo. Để đo H ta áp dụng công thức H = T/2. Vat (m). * Trong đó : T là khoảng thời gian âm thanh đi từ đáy tàu xuống đáy sông và quay trở lại đáy tàu, T = Tf - Tth (giây). Tf là thời điểm máy phát, phát xung âm thanh từ đáy tàu, Tth là thời điểm máy thu, thu xung âm thanh phản xạ từ đáy sông về đáy tàu. Như vậy khoảng thời gian âm thanh đi từ đáy tàu xuống đáy sông chỉ là T/2, mặt khác Vat = 1500m/s thay vào công thứ * ta được công thức H = T/2 . 1500 (m/s) ** Đây là công thức tính độ sâu Câu 17. ( 4 điểm) Trình bày sơ đồ khối của máy đo sâu dùng âm thanh? Trả lời: 3 4 5 1. Máy phát -4. Bộ tính toán thời gian 2. Bộ chuyển đổi -5. Màn hển thị Máy thu 2 1 . Máy phát. Phát xung dưới dạng năng lượng điện đưa đến bộ chuyển đổi 2 Bộ chuyển đổi. Bộ chuyển đổi có hai chức năng. - Chức năng thứ nhất là nhận xung năng lượng điện từ máy phát 1và biến đổi thành năng lượng âm thanh phát vào trong nước xuống đáy sông - Chức năng thứ hai là khi tín hiệu âm thanh đến đáy sông phản xạ trở lại bộ chuyển đổi, tai đây bộ chuyển đổi biến biến đổi xung năng lượng âm thanh thành năng lượng điện đưa về máy thu 3. Máy thu. Nhận xung năng lượng điện từ bộ chuyển đổi, khếch đại tín hiệu và đưa tín hiệu về bộ tính toán. Bộ tín toán nhận tín hiệu từ máy thu và tính toán hiệu thời gian, giá trị độ sâu rồi đưa về màn hiển thị. Màn hiển thị. Cho ta kết quả độ sâu. Tùy theo cấu tạo của máy mà giá trị độ sâu được thể hiện dưới các dạng khác nhau như: bút tự ghi, đèn neon hay điện tử. Câu 18. ( 4 điểm) Anh hãy nêu các bộ phận chính của Radar? Trả lời: 1- Anten(AT) AT còn được là bộ quét có chức năng - Nhận sóng vô tuyến ở tần số siêu cao từ máy phát và phát sóng đó vào không gian theo một phương nhất định đến mục tiêu nào đó - Nhận sóng phản xạ từ mục tiêu trở về, rồi đưa về máy thu 2- Máy phát (MF): Máy phát có chức năng tạo ra những xung điện có tần số siêu cao, có công suất lớn và chuyển đến AT rồi phát vào không gian. Năng lượng của sóng phát ra trong một giây gọi là công suất máy phát . Công suất máy phát càng lớn thì tầm nhìn thấy mục tiêu càng lớn (công suất có thể lên tới hàng vạn von) 3- Máy thu (MT) Máy thu có chức năng: Khi sóng phản xạ từ mục tiêu trở về AT thì MT có Chức năng: - Thu các tín hiệu phản xạ từ AT - Khuyếch đại và biến đổi các tin hiệu này, vì các tín hiệu này rất yếu có thể nhỏ tới một phần một triệu triệu của một oát, rồi khuếch đại lên hàng triệu lần. Sau đó đưa sang màn hiện sóng(Màn ảnh) 4- Máy hiện sóng(Máy chỉ báo) còn được gọi là Dislay nó có chức năng: - Nhận các tín hiệu đã được khếch đại từ MT - Biến đổi những tín hiệu này thành hình ảnh của mục tiêu dạng chấm sáng, qua đó ta đo được phương vị và khoảng cách của mục tiêu đó từ tàu. 5- Máy bién dòng Các bộ phận của Rada khi hoạt động sẽ tiêu thụ một năng lượng điện rất lớn. Nên nguồn điện cung cấp phải có những yêu cầu riêng biệt vì vậy phải có mấy biến dòng riêng. Câu19. ( 4 điểm) Khi mở radar trên màn hình xuất hiện hình ảnh, kí hiệu khác nhau. Anh hiểu các hình ảnh và kí hiệu đó như thế nào? Trả lời: Khi rada hoạt động nhìn vào màn hình ta thấy sáng và xuất hiện các hình ảnh, các kí hiệu trên nó, ý nghĩa của các kí hiệu và hình ảnh như sau: - Tâm hình học của các vòng cự ly phải trùng với tâm quét có hình(+) - Trên màn ảnh xuất hiện các vòng tròn đồng tâm, cố định, đó chính là các vòng cự ly. Khoảng cách từ tâm ra biên chính là thang tầm xa tối đa, tuỳ ta chọn(1,5 -3-6-12-24-48) .Khoảng các giữa hai vòng tròn là thang cự ly(phụ thuộc vào thang tầm xa). -Vòng cự ly biến đổi còn gọi là vòng di động. Khi đo phương vị hay khoảng cách ta phải điều chỉnh cho vòng này trùng với mục tiêu sau đó mới đọc kết quả -Ngoài cùng của màn ảnh là một vòng chia độ 360 độ theo chiều kim đồng hồ, đường thẳng 0 - 180 độ (qua tâm) phải song song hay trùng với đường mũi lái -Đường dấu mũi tàu là một đường đi từ tâm đến 0 độ, đây chính là đường chỉ hướng mũi tầu dùng làm chuẩn để đo góc mạn các mục tiêu - Tia điện tử quay tròn khi qua các mục tiêu làm cho các mục tiêu sáng lên ta dễ nhận biết Câu 20. ( 4 điểm) Khi có mục tiêu xuất hiện trên màn hình ta đọc phương vị và khoảng cách của mục tiêu như thế nào? Trả lời 1- Đọc phương vị. - Nếu trên tàu không có la bàn điện thì hướng tàu chạy ta phải căn cứ vào hướng bàn từ (Hl). Vậy + Ht=Hl+Dl(đã học ở địa văn) +Chỉnh cho vòng biến đổi và đường thẳng chỉ hướng qua mục tiêu. Góc hợp bởi đường dấu mũi tàu và đường thẳng chỉ hướng chính la góc mạn (G). Phương vị của mục tiêu Pt= Ht+ G : Gf dùng (+) , Gt dùng (-) - Nếu trên tàu có la bàn điện , thì trên màn ảnh rada xuát hiện vòng phương vị la bàn phản ảnh của la bàn điện.Vì vậy đường dấu mũi tàu chỉ vào giá tri nào đó chính là hướng tàu Ht (La bàn điện độ sai rất nhỏ).Và đường thẳng từ tâm qua mục tiêu chỉ vào giá trị nào của la bàn phản ảnh đó chính là phương vị. 2-Khoảng cách chính là cự ly tính từ tâm màn ảnh đến hình ảnh mục tiêu . Tuỷ thuộc vào thang tầm xa. Ví dụ ta lấy thang tầm xa là 12 hải lí, mà có 3 vòng tròn đồng tâm thì thang cự ly là 4 hải lí. Ví dụ trên màn hình, hình ảnh của mục tiêu tàu lạ có phương vị là 3150 và cách tàu ta là 8 hải lí. Tàu ta ở chính tâm màn hìn 3150 450 12 hai lí 4 h/lí III. KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN (21 câu) Câu 1 ( 3 điểm) Thời tiết là gì?nhiệt độ là gì?Có mấy đơn vị đo nhiệt độ? ( 3 điểmTrả lời: 1. Thời tiết. Trạng thái khí quyển của trái đất trong một thời điểm nhất định, trong một không gian nhất định gọi là thời tiết. Trạng thái thời tiết được thể hiện đặc tính độ ẩm, nhiệt độ khí quyển, áp suất không khí ( khí áp), gió, mây, mưa được gọi chung là các yếu tố khí tượng. 2. Nhiệt độ. Nhiệt độ khí quyển là một đại lượng vật lý, nó biểu thị sự nóng, lạnh của không khí. Nhiệt độ không khí ký hiệu lầ to. Căn cứ vào điểm đóng băng và điểm sôi mà phân ra các loại nhiệt độ khác nhau như: Celcuis (Co); Fahenheit (F); Kenvin (K); Reamur (R). Câu 2. (3điểm) Khí áp là gì? Trả lời: 1. Khí áp. Không khí tác động lên một đơn vị diện tích được gọi là khí áp: Người ta đã tính trung bình 1 cm2 chịu 1000 gam (1 Kg) không khí. 2. Các đơn vị khí áp - Để đo khí áp người ta có hai đơn vị đo: + Kí hiêụ mmHg (mi-li-mét thuỷ ngân), nghĩa là thuỷ ngân đựng trong ống thuỷ tinh có độ cao 76 cm (760mm) đáy là 1cm2 +Kí hiêu mb (mi-li-ba), ký hiệu P. - Khí áp trung bình: ở điều kiện to = 00 C ở vĩ độ j = 45o khi H = 760 mmHg và P = 1013 mb được lấy làm giá trị trụng bình. - Độ biến thiên của khí áp trong ngày:Trong một ngày đêm trung bình khí áp không phải là một con số nhất định, mà có hai lần khí áp cao nhất và hai lần thấp nhất + 04 giờ giảm thấp nhất tăng dần đến 10 giờ + 10 giờ cao giảm đến 16 giờ + 16 giờ tăng đến 22 giờ + 22 giờ giảm đến 4 giờ sáng hôm sau Câu 3. ( 3 điểm) Gió là gì, đơn vị tính tốc độ gió là gì?. Trả lời: Khái niệm: Sự chuyển động của không khí từ vùng khí áp cao đến vùng khí áp thấp gọi là gió. Nguyên nhân hình thành các vùng khí áp khác nhau: Trên mặt đất sự nóng lạnh ở mỗi nơi cũng khác nhau - ở vùng cực, mặt trời chiếu xuống mặt đất xiên góc nên ít nhận được năng lượng mặt trời, làm cho nhiệt độ nơi này thấp. Không khí nặng chìm xuống, mật độ không khí lớn tạo thành vùng khí áp cao. - ở vùng mặt trời chiếu thẳng góc nên mặt đất nhận nhiều năng lượng mặt trời làm cho nhiệt độ nơi này cao và hun nóng không khí.Do vậy không khí nhẹ bay lên cao mật độ không khí vùng này nhỏ tạo thành vùng khí áp thấp. Khi khối không khí nóng ở vùng khí áp thấp bốc lên cao thì không khí lạnh ở vùng có khí áp cao phải tràn về bù đắp vào chỗ trống đó. Sự chuyển động này tạo thành gió. Ta có thể nói gió thổi từ vùng có không khí lạnh đến vùng có không khí nóng hơn. Nếu ở một khu vực nào đó khí áp mọi điểm bằng nhau thì không có gió, ngược lại chênh lệch giữa hai vùng khí áp càng lớn thì gió có cường độ càng cao 2. Đơn vị đo tốc độgió. Tốc độ gió. Trong ngành hàng hải tốc độ gió đo bằng m/giây, Km/giờ.kí hiệu là V 3. áp lực gió: góc). Câu4. ( 3 điểm) Tính theo hướng tàu tiến, hướng gió được quy định như thế nào? Thế nào là gió thực, gió cảm giác, gió biểu kiến? Cách tính gió biểu kiến.? Trảlời: 1.Tính theo hướng tàu tiến: 1 1. Ngược gió 2. Vát phải 8 2 3. Ngang phải 4. Chếch phải 5. Gió xuôi 7 3 6. Chính trái 7. Ngang trái 8. Vát trái 6 4 5 Hướn gió khi tàu chạy tiến. 2. Gió biểu kiến - Gió biểu kiến là tổng hợp của các gió tác động vào tàu, gồm có gió cảm giác, gió thực - Gió thực (Gió thiên nhiên), gió này dù tàu chuyển động hay đỗ thì gió này vẫn tác động vào tàu Gió Cảm giác - Gió cảm giác, là gió do tàu chuyển động tạo nên, nó GióThực có hướng ngược với hướng Vt chuyển động của tàu , có tốc độ bằng hay gần bằng tốc độ tàu. Khiàu dừng gió cảm giác cũng mất Gió Biểu kiến Vbk Trong đó: Vbk là gióbiểu kiến Vth là Gió thực Vcg là gió cảm giác Vt llà tốc độ tàu Câu 5.( 3 điểm) Lượng mây, tốc độ mây, màu sắc, thời gian xuất hiện, dự báo thời tiết như thế nào? ( 3 điểm) Trả lời: Mây bay lơ lửng trên bầu trời, hình dáng, mầu sắc luôn thay đổi. Độ cao, thấp, dày, mỏng cũng không giống nhau.Thời gian xuất hiện cũng khác nhau. .Quan sát đặc điểm mây người ta cần chú ý: Lượng mây, loại mây, tốc độ, màu sắc, thời gian xuất hiện và một số hiện tượng quang học *Lượng mây: Được tính phần mười bầu trời( cả bầu trời khi mây phủ kín dược quy định là 10/10. - Mây càng thấp, dày thì thời tiết xấu. - Mây càng cao, mỏng thời tiết càng tốt. * Tốc độ mây - Thấy mây bay chậm là mây cao - Thấy mây bay nhanh là mây thấp * Màu sắc: - Nếu bầu trời mây che kín mà mặt đất vẫn sáng là mây cao - Nếu mây đen ,xám, trên mặt đất đen tối là là mây thấp. * Thời gian xuất hiện: - Mây xuất hiện vào buổi sáng thì thời tiết xấu. - Mây xuất hiện vào giữa trưa hay xế chiều thì thời tiết ổn định. - Ban đêm mây xuất hiện thì thời tiết xấu sẽ xảy ra. Câu 6. ( 3 điểm) Nêu đăc điểm của mây Ti (Ci), mây Ti tích (Ce), mây Ti tầng (Cs) và dự báo thời tiết khi có mây này? Trả lời: 1. Mây ti(Ci) - Đặc điểm: Tạo thành chùm như những dải tơ mịn, trắng muốt, có khi đuôi cong lên như móc câu, có khi vắt ngang bầu trời, có khi thành hình chữ V Vào lúc hoàng hôn có mầu vàng chói hay hồng đỏ - Dự báo: Mây này ít sinh mưa. mùa hè có thể báo hiệu giông bão. nếu thành hình chữ V thì tâm bão ở cách xa, đỉnh nhọn khoảng từ 9000¸ 10000 Km 2- Mây ti tích(Ce) - Đặc điểm: Có dạng giống như lông chim, thành từng lớp vẩy tê tê hay lớp sóng lăn tăn như bãi cát bờ biển tụ lại thành đám hay kéo thành hàng dài, thường xuất hiện tán. - Dự báo: Không khí có thể đột nhiên trở lạnh, báo hiệu trời xấu hoặc mưa lớn. 2. Mây ti tầng(Cs) - Đặc điểm: Màn mây mỏng trắng đục như sữa, có khí nhìn giống như mớ chỉ rối. Có hiện tượng quầng tán quanh mặt trời, mặt trăng - Dự báo: Thường xuất hiện sau khi có mưa to, khi khí áp bắt đầu hạ thấp, biểu hiện có thể có bão lớn. Câu 7. ( 3 điểm) Cấp bão được quy định như thế nào? Trả lời: Cấp bão. Bão là cơn gió xoáy mãnh liệt kèm theo mưa to, gió lớn ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn. Bão phát sinh từ biển đi dần vào đất liền và đi rất xa sau đó tan.Căn cứ vào cấp gió, sóng và sự phá hoại của bão người ta phân ra các loại bão khác nhau. -Bão nhẹ: Sức gió mạnh nhất tại tâm bão là cấp 6 cấp 7(10¸15 m/s), cây to rung chuyển, sóng biển cao, thuyền nhỏ có thể đắm. - Bão vừa: Sức gió mạnh nhất ở tâm bão từ cấp 8¸10(18¸25m/s), cây cối bật rễ, sóng biển rất lớn và nguy hiểm cho tàu thuyền đi biển. - Sức gió mạnh nhất ở tâm bão từ cấp 11 trở lên(³ 30m/s), sức phá hoại rất lớn, nhà cửa cây cối bị tàn phá, sóng biển cực kỳ lớn. Bão không sinh ra tại trên đường xích đạo mà cách xích đạo chừng 300¸400 Hải lý. Câu 8. ( 3 điểm) Khi sắp có bão triệu chứng mặt biển và bầu trời như thế nào? Trả lời: 1.Tình hình mặt biển. Gió bão thổi vào mặt biển tạo thành đợt sóng lừng truyền đi trước 1500km, nhưng rõ nét nhất khi tâm bão cách 1000km . Đặc điểm sóng lừng là chu kỳ dài, đều đặn đầu tròn, bước sóng từ 200¸300m. Tốc độ di chuyển sóng lừng nhanh hơn tốc độ di chuyển của tâm bão. Hướng truyền của sóng lừng thẳng từ tâm bão ra hoặc hơi chếch về bên trái, nhưng đôi khi cũng bị đổi hướng do gặp các đảo. 2. Tình hình bầu trời. Trước khi bão đến trên bầu trời xuất hiện mây Ti(Ci). Nếu mây màu nhạt, xung quanh tơi tả thì đó là cơn bão lớn đang hình thành. Những đám mây Ti tiến dần vào đất liền và người ta ước lượng tâm bão cách khoảng 900km. Bão đến gần mây nhường chỗ cho Ti tầng(Cs) gây hiện tượng quầng sáng quanh mặt trời, mặt trăng, lúc mặt trời lặn mây này có màu vàng nhạt. Sau mây Ti và Ti tầng thường thấy xuất hiện mây trung tính(Ac), cả bầu trời che lấp bởi một lớp mây màu sữa. Sau đó mây đen dày thấp dần ngày càng nhiều và dần dần chuyển sang xám đó là vũ tầng(Ns). Mưa bắt đầu như trút, gió giật từng hồi cả bầu trời và mặt biển thành một màu xám đen, sóng nổi lên dữ dội. Quan sát mây vũ tầng ở khoảng cách xa thì thấy không thay đổi vị trí, hình dạng trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Vì loại mây lài ở xung quanh tâm bão nên hướng tới tâm đám mây cũng là hướng tới tâm bão. Câu9. Hiện tượng gió trong một cơn bão thể hiện như thế nào? (điểm 3) Trả lời: Gió trong cơn bão. Gió trong cơn bão là gió xoáy, gió từ các phía thổi dồn về theo một dòng hội tụ vào một vùng gọi là tâm bão. càng gần tâm bão gió càng mạnh có khi lên tới 50 ¸ 60m/s. Các cơn bão ở bán cầu bắc gió thổi ngược chiều kim đồng hồ. Gió trong cơn bão có sức ép ghê gớm vì tốc độ gió rất lớn, gió không thổi đều mà giật từng cơn và xoay chiều liên tục, nhanh chóng. Ví dụ một cơn bão có tốc độ khoảng: 10m/s (Cấp 6) thì sức ép là 12kg/m2. 30m/s (Cấp 11) thì sức ép là 110kg/m2. 50m/s (Trên cấp 12) thì sức ép là 300kg/m2. Cần phải nhận biết tốc độ di chuyển của tâm bão và tốc độ gió trong cơn bão. Tâm bão không đứng yên một chỗ mà di chuyển theo một qui đạo nhất định Chiều gió xoáy trong cơn bão. Hướng di chuyển tính từ tàu ra và tốc độ thường tính km/h (15 ¸ 30 km/h). Gió trong cơn bão là tốc độ gió xoáy quanh tâm bão không phụ thuộc vào tâm bão đứng yên hay di chuyển. Tốc độ gió tính từ ngoài vào trong, đơn vị tính là m/s. Câu10. ( 3 điểm) Hiện tượng mưa và thuỷ triều trong cơn bão như thế nào? Trả lời: 1. Mưa trong cơn bão. Bão lôi cuốn một khối không khí ẩm ướt rất lớn nên sinh nhiều mưa. Diện mưa rộng hẹp không nhất định vì vùng mưa và loại mưa phân bổ không đối xứng. Mưa to thường xảy ra cách tâm bão 100 ¸ 120km trước tâm bão, phía sau tâm bão mưa yếu hơn. ở tâm bão mưa to, không có sấm chớp. Giông tố xảy ra ngoài phạm vi của cơn bão hay bão đã tan. Quanh tâm bão với đường kính 100 ¸ 120km mưa to. 2.Thuỷ triều và dòng nước trong cơn bão. Trong cơn bão thuỷ triều cao hơn bình thường. Do ảnh hưởng của khí áp và mưa to. Mức nước ở tâm bão cao hơn ở ngoài tâm bão vì ở ngoài khí áp cao nén xuống mặt biển còn ở tâm bão khí áp thấp hơn. Người ta tính khí áp tăng, giảm1mmHg thì mực nước tăng hay giảm 1cm theo chiều ngược lại. Ngoài ra mức nước tăng, giảm còn do ảnh hưởng của gió vì gió thổi nhanh, mạnh vào mặt nước cũng tạo thành dòng chảy. ở nửa bên phải khi dòng nước gặp bờ nước dâng lên cao và khi gặp thuỷ triều lên thành một con nước rất lớn, con nước này còn gọi là con nước bão xuất hiện trước tâm bão 800 ¸ 1500km. ở tâm bão mực nước có khi dâng lên 8 ¸ 9m, Câu11. ( 3 điểm) Là người thuyền trưởng, khi có tin bão thì việc theo dõi cơn bão như thế nào? Trả lời: Để theo dõi các cơn bão người ta thường quan tâm tới toạ độ và hướng của áp thấp, kho ảng c ách từ tam bão đ ến đất liền sau đó áp thấp biến thành bão ta phải quan tâm hơn. Theo dõi một cơn bão được phân làm 2 phần: Theo dõi cự ly của tâm bão đến đất liền và hướng đi của bão. 1. Xác định khoảng cách từ tâm bão đến đất liền: Bản tin trên đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam do cục khí tượng thuỷ văn theo doĩ và cung cấp được phân ra các loại: cơn bão xa, cơn bão gần, bão khẩn cấp, bão tan. - Cơn bão cách đất liền lớn hơn 1000km trở lên, đất liền chưa có triệu chứng của bão và cũng chưa xác định được bão sẽ đi về đâu, nơi mình có ảnh hưởng hay không . - Bão cách bờ từ 500 đến1000km, đát liền có biểu hiện triệu chứng của bão nhưng vẫn chưa xác định bão có về mình hay không. - Bão cách bờ nhỏ hơn 500km, biểu hiện triệu chứng bão rất rõ rệt và đã xác định rõ hướng bão vào vùng nào của đất liền. Cơn bão tan: Là cơn bão đang tan hay suy yếu dần có thể ở đất liền hay biển. 2. Dự đoán và theo dõi hướng đi của bão trên bản đồ bão. Từ khi có báo tin bão gần và trong quá trình báo tin bão khẩn cấp, phải theo dõi cơn bão trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải vẽ vào bản đồ báo bão. Khi vẽ vào bản đồ báo bão phải thể hiện những thông số sau: Tên bão. Ngày, giờ và toạ độ của bão. Tốc độ di chuyển của tâm bão cũng như tốc độ của gió trong cơn bão (Bão cấp mấy). hướng đi của bão. Dự đoán điểm tiếp theo. Câu 12. ( 3 điểm) Ảnh hưởng của sóng đến tàu thuỷ như thế nào? Trảlời : Chiều cao sóng, tốc độ sóng, bước sóng ảnh hưởng rất lớn đến tàu thuyền đi biển. Đi xuôi, sóng tác động vào hông tàu làm tàu bị dạt không giữ được phương hướng, sóng đánh vào bánh lái chân vịt làm việc điều khiển khó khăn Đi ngược sóng mũi tàu chao đảo, lắc dọc mạnh, nước thường doà lên boong tàu. Dù đi ngược hay đi xuôi thân tàu khi nằm trên đỉnh sóng (nằm trên một đỉnh hay gối lên hai đỉnh). Dưới trọng lượng tàu có thể làm tàu bị gẫy, nứt mối hàn hoặc biến dạng Đi ngang sóng tàu lắc ngang mạnh. Tàu hai chân vịt, hai bánh lái thì một bên mất tác dụng. Hàng hoá bị xô dạt nhất là hàng lỏng làm trọng tâm tàu xê dịch dễ làm tàu đắm, lật. Sóng ảnh hưởng rất lớn đến công việc của thuyền viên và cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của thuyền viên và hành khách. Câu 13 ( 3 điểm) Thế nào là dòng nước chính, dòng chảy chậm? Trảlời: 1 Dòng nước chính. Dòng nớc chính là dòng nước có lưu tốc chảy nhanh nhất. ở những đoạn sông thẳng dòng nước chính thường chảy ở giữa sông, trên đoạn sông cong thì dòng nước chính hơi lệch sang bờ lõm (lở). Quan sát mặt cắt ngang thì chỗ nào sâu dòng chảy mạnh , càng gần bờ dòng chảy càng chậm. Tàu đi xuôi nước trên những đoạn sông thẳng , rộng không có chướng ngại vật thì thường tận dụng dòng nước chính Khi đi xuôi qua đoạn sông cong, nếu đi vào luồng nước chính thì tàu bị dạt vào bờ lở 2. Dòng chảy chậm. Dòng nước chảy chậm nằm giữa dòng nước chính và dòng chảy ngược hay dòng nước đứng. Dòng chảy chậm có lưu tốc nhỏ hơn dòng nước chính. Độ sâu của sông có dòng chảy chậm tương đối ổn định, không nguy hiểm như dòng chảy ngược.Tàu thuyền khi đi ngược nước phải tận dụng dòng chảy chậm, đây là dòng nước an toàn và kinh tế nhất. Khi đến đoạn sông cong ta cũng nên cho tàu chạy ở dòng chảy chậm bên bờ bãi (bờ lồi) Câu 14 ( 3 điểm) Thế nào là dòng giao nhau, dòng chảy ngang, dòng nước xoáy? Trảlời 1. Dòng nước giao nhau. Là khu vực có các dòng nước chảy khác nhau dồn về, thường xuất hiện ở ngã ba, ngã tư các sông. Vì các dòng nước có lưu tốc không giống nhau, chỗ nước giao nhau dòng nước rối loạn sinh nhiều bọt , xoáy phân tán ra các phía. Chỗ dòng nước giao nhau nếu lưu tốc lớn khá phức tạp. Tàu thuyền đi vào dễ bị mất phương hướng , chòng chành, đoàn sà lan kéo có thể bị đứt dây. Do vậy không nên cho tàu đi vào vùng nước giao nhau. 2. Dòng chảy ngang. ở những đoạn sông cong gấp, những nơi có mỏ kè, khi có dòng nước bị chặn lại thì sẽ xuất hiện dòng chảy ngang hay chéo. Dòng nước này có khi làm thay đổi dòng nước chính, hay thường làm cho tàu xoay ngang dẽ bị va đập hoặc mắc cạn. 3.Dòng nước xoáy. Khi có hai dòng nước chảy ngược chiều nhau và khi gặp nhau sẽ tạo thành cuộn nước xoáy xoay tròn ở giữa dòng nước lõm xuống. Nó thường xuất hiện khi có các mũi đá nhô ra xa, ở cửa sông, các bãi đá ngầm. Dòng nước xoáy có thể lâu dài cũng có thể tạm thời. Dòng nước xoáy ảnh hưởng đến tính năng điều động của tàu thuyền , do vậy không nên đưa tàu thuyền vào những nơi có xoáy. Câu 15. ( 3 điểm) Nêu khái niệm mực nước biển?Thế nào là mực nước biển trung bình? Trả lời Bờ Mực nước biển Mực nước biển trung bình Đáyy Mực nước biển 1. Khái niệm mực nước biển . Giá trị mực nước tự do ở đại dương tại một thời điểm nào đó theo chiều thẳng đứng. Người ta gọi là mực nước biển Mực nước biển 2.Mực nước biển trung bình. Mực nước biển trung bình là mực nước trung bình cộng của một khoảng thời gian dài quan trắc, tại một điểm của một vùng nào đó. Người ta phân mực nước biển trung bình là ngày, tháng, năm. Mực nước biển trung bình ngày là trung bình cộng của các giờ quan trắc trong ngày. Mực nước biển trung bình tháng là trung bình cộng của các mực nước biển trung bình các ngày trong tháng. Mực nước biển trung bình năm là trung bình cộng của các mực nước biển trung bình các tháng trong năm. Câu 16. ( 3 điểm) Nguyên nhân dao động mực nước biển ? Trảlời Sự lên xuống của mực nước biển quanh giá trị trung bình do những nguyên nhân sau: 1 .Do khí tượng thuỷ văn. Tất cả các yếu tố khí tượng đều có tác động làm cho mực nước biển cao thấp khác nhau - Nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí cao làm cho nước biển nóng lên làm nước biển dãn nở, nước biển sẽ lên cao, còn khi khi không khí xuống thấp làm cho nước biển lạnh đi co lại nên mực nước biển xuống thấp. - Khí áp. Khi khí áp cao nén xuống mặt nước biển làm mực nước thấp xuống, khi khí áp thấp làm cho mặt nước biển vồng lên , mực nước cao lên. Sự thay đổi khí áp sẽ tỉ lệ nghịch với sự lên xuống của mực nước biển. - Gió. Gió thổi vào mặt biển lamg nước biển ép xuống, nhất là khi gió thổi theo một hướng lâu dài sẽ làm cho mặt nước bị dồn, nếu phía cuối gió là bờ thì mực nước tại khu vực này sẽ lên cao. - Giáng thuỷ. Do mưa nhiêù làm cho mực nước các cửa sông cao lên. 2. Nguyên nhân do thiên văn. Do lực hấp dẫn vũ trụ giữa mặt trăng, mặt trời, quả đất. Tại một thời điểm nào đó lực hấp dẫn làm cho mực nước biển chỗ này phình ra (mực nước cao), chỗ khác nước biển lại lõm xuống (mực nước thấp) 3. Nguyên nhân do địa chấn. Do động đất. Do nứt hoặc sụt đất. Do núi lửa phun. Do sự chuyển mình của các lớp nham thạch. Câu 17. ( 3 điểm) Hiện tượng thuỷ triều là gì ?Nêu các nguyên nhân gây ra thuỷ triều? Trảlời 1.Hiện tượng thuỷ triều Hiện tượng thuỷ triều là hiện tượng mà mực nước biển lên xuống đều đặn, tuần hoàn tại các vùng biển và đại dương dưới tác dụng của lực hấp dẫn giữa quả đất và các thiên thể. 2.Nguyên nhân gây ra thuỷ triều. Ta đã biết dao động mực nước biển do nhiều nguyên nhân như khí tượng thuỷ văn hay địa chấn. Địa chấn là nguyên nhân mang tính chất đột biến, nguyên nhân khí tượng thuỷ văn thường xuyên nhưng không đều đặn, kh ông có chu kì, nên các nguyên nhân này chỉ được coi là thứ yếu. Nguyên nhân chính là các hiện tượng thiên văn, nghĩa là nói đến lực hút hấp dẫn giữa mặt trăng , mặt trời và quả đất. Các vị trí tương đối của mặt trăng, mặt trời so với quả đất sẽ gây nên nước lớn, nước ròng, nhật triều, bán nhật triều hay tạp triều. Nguyên nhân thuỷ triều là do lực tạo triều. Lực tạo triều bao gồm :Lực hút hấp dẫn giữa quả đất và mặt trăng FHM, lực hút hấp dẫn giữ quả đất và mặt trời FHS và lực ly tâm FL. . Câu 18 ( 3 điểm) Đối với Việt nam có mấy loại thuỷ triều? Trảlời: Các lọai thuỷ triều Như ta đẫ biết, thuỷ triều tại một vùng nào đó thuộc loại thuỷ triều nào, khoảng thời gian giữa nước lớn nước ròng có giống nhau không, biên độ thuỷ triều có bằng nhau không. nó phụ thuộc vào xích vĩ của mặt trang đối với quả đất. - Bán nhật triều + Khi xích vĩ (d) = 0. nghĩa là mặt trăng nằm trên mặt phẳng xích đạo.Trong một ngày đêm có hai lần nước lớn, hai lần nước ròng, thời gian đều đặn cứ 6giờ 12 phút từ nước lớn đến nước ròng hoặc từ nước ròng đến nước lớn và biên độ của các lần nước lớn hay nước ròng bằng nhau. Ta có bán nhật triều đều. H(m) a/ H(m) b/ Giờ/ngày Giờ/ngày a- Bán nhật triều đều, b- Thuỷ triều hỗn hợp - Thuỷ triều hỗn hợp + Khi (d) ¹ 0.Ta cũng có hai lần nước lớn, hai lần nước ròng. Nhưng khoảng thời gian nói trên không giống nhau, biên độ thuỷ triều của nước lớn hay nước ròng cũng không bằng nhau .Ta gọi là thuỷ triều hỗn hợp. + Trong vòng một tháng cũng có khi có một số ngày chỉ có một lần nước lớn và một lần nước ròng,nhưng thời gian triều rút không đồng nhất - Nhật triêù ở những vĩ độ cao trong 24giờ 50 phút chỉ có một lần nước lớn, một lần nước ròng, khoảng thời gian khoảng 12 giờ 24 phút tương đối đều đặn H(m) Giờ/ngày 0 6 12 18 24 Chế độ nhật triều Câu19.(3 điểm) Mô tả bảng thuỷ triều của một cảng chính và cách tra?(Dùng bảng thuỷ triều của năm thi, kiểm tra) Trảlời 1.Cấu tạo Mỗi cảng chính đều dự đoán cả 12 tháng trong năm (tháng dương lịch) Mỗi tháng được trình bày như sau: Góc trên bên phải là múi giờ(múi thứ 7). Góc bên trái là toạ độ của cảng chính(Vĩ độ và kinh độ) Giữa là tên cảng chính và tháng năm Bảng gồm 6 cột chính. + Hai cột ngoài cùng ( 1và 6) là ngày Dương lịch.Cột này từ trên xuống dưới ghi tất cả các ngày trong tháng. + Cột thứ hai là ngày Âm lịch.chỉ ghi ngày mồng 1 và ngày rằm + cột thứ 3 Độ cao mực nước từng giờ (m).Cột này chia thành 24 cột nhỏ từ 0 đến 23 giờ trong ngày.Tương ứng với ngày, giờ có độ cao mực nước + Cột thứ 4. Nước lớn có 4 cột nhỏ thứ tự:giờ nước lớn,độ cao nước lớn tương ứng với ngày.Nếu là bán nhật triều có cả lần một, lần hai + Cột thứ 5. Nước ròng cấu tạo tương tự như cột 4 2. Cách tra: + Muốn tra mực nước của một giờ nào đó trong ngày, ta chỉ việc * Gióng hàng ngang là ngày * Gióng cột dọc là giờ *.Giao điểm cho ta kết quả mực nước. + Muốn biết giờ nào đó trong ngày có mực nước ta cần thì phải: * Tìm ngày, tìm mực nước đã cho trong ngày * Gióng ngược lên ta có giờ muốn tìm. Câu 20. Nêu cấu tạo bảng phụ 1 và cách hiệu chỉnh độ cao giữa cảng chính và cảng phụ(Dùng bảng thuỷ triều năm sử dụng) Trả lời: 1. Cấu tạo và cách tra Bảng phụ 1 a.Cấu tạo - Dòng trên cùng là số hiệu cảng phụ, phụ thuộcvào cảng chính. - Dòng thứ 2 là tên các cảng phụ - Cột đầu tiên là độ cao cảng chính - Giao điển cột và dòng tiếp theo là độ cao thuỷbtriềucác cảng phụ. b. Cách tra. Căn cứ vào độ cao thuỷ triều cảng chính. Muốn biết độ cao thuỷ triều cảng phụ có độ cao tương ứng là bao nhiêu, tâ chỉ việc: * Từđộ cao cảng chính, gióng ngang * Từ cảng phụ gióng xuống * Giao điểm cho ta kết quả độ caocảng phụ C âu 21 Nêu cấu tạo bảng phụ 2 và cách hiệu chỉnh giờ giữa cảng chính và cảng phụ(Dùng bảng thuỷ triều năm sử dụng) Tr ả lời: -B ảng ph ụ 2. mục đích đ ể tìm được GNL, GNR tại các cảng phụ thông qua cảng ch ính - Hiệu chính Giờ V ào n ày th áng n ăm c ảng ch ính t ìm giờ nước lớn GNL, giờ n ư ớc dòng GNR 02h 34 17h 57 *Hiệu chỉnh giờ Hải Phòng (Bảng phụ 2) + 01h 05 - 01h 00 *GNL,GNR tại H.Phòng 03h 39 14h 57 b. Hiệu chỉnh độ cao Độ cao NL Độ cao NR *Hòn Dáu ngày 2.11.2005 2.5m 1.5m *Hiệu chỉnh độ cao mực nước Tại Hải Phòng (Bảng phụ 1) 2.7m 1.6m CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM cỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lạp - Tự do - Hạnh phúc CÂU HỎI THI THƯC HÀNH ĐIỀU ĐỘNG Đề lẻ Thuyền trưởng hạng ba Thang điểm 10 Số TT Các thao tác Điểm chuẩn Điểm GV đánh giá I 1 2 3 4 5 Ra cầu ( 5điểm) - Làm tốt công tác chuẩn bị. - Để dây đúng (căn cứ vào điều kiện của thiên nhiên thời điểm kiểm tra),. - Sử dụng máy, lái phù hợp - Tàu không va chạm - Ra cầu nhanh 0,5 1,0 1,0 2,0 0,5 II 1 2 3 4 5 Vớt phao ( 5 điểm) - Khẩu lệnh rõ ràng, chính xác, dứt khoát, - Dừng máy đúng lúc khi nhận được thông tin. Bẻ hết lái ôm về phía phao. - Điều đ - Điều động tiếp cận đúng phương háp, nha pháp - Khi tiếp cận phao: + Tàu hểt trớn + Che được sóng, gió + Phao phải ngang với vị trí chỗ mạn thấp nhất + Khoảng cách giữa phao và mạn tàu từ 0.5 đến 1.5m - Vớt nhanh. 0,5 1,0 1,0 2,0 0,5 Tổng cộng 10.0 CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hội Đồng thi Độc lạp - Tự do - Hạnh phúc CÂU HỎI THI THƯC HÀNH ĐIỀU ĐỘNG Đề chẵn Thuyền trưởng hạng ba Thang điểm 10 Số TT Các thao tác Điểm chuẩn Điểm GV đánh giá I 1 2 3 4 Đi theo chập tiêu (4 điểm) - Làm tốt công tác chuẩn bị, vào đường chập đúng thời điểm - Tốc độ tàu đi trong chập phù hợp - Giữ hướng tàu đi trong chập ổn định - Rời chập đúng thời điểm 0,5 1,0 2,0 0,5 II 1 2 3 4 Cập cầu ( 6điểm) - Làm tốt công tác chuẩn bị - Góc cập phù hợp, sử dụng máy, lái hợp lý - Tàu không va chạm - Thời gian cập nhanh 1,0 2,0 2,5 0,5 Tổng cộng 10.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccau_hoi_18_6264.doc
Tài liệu liên quan