Năng lực cạnh tranh và phát triển

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước.

ppt43 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Năng lực cạnh tranh và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lực cạnh tranh và phát triển Tài liệu tham khảo chính Báo cáo “Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người” (World Bank 2005) Báo cáo “Năng lực cạnh tranh Việt Nam” (Lê Đăng Doanh 2004) NĂNG LỰC CẠNH TRANH Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. MỐI QUAN HỆ NĂNG LỰC CẠNH TRANH Năng lực cạnh tranh quốc gia cao đòi hỏi có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh;đồng thời phải xây dựng môi trường đầu tư tốt, chính sách vĩ mô và kết cấu hạ tầng thích hợp. Chính phủ phải tạo ra một môi trường kinh doanh tốt để doanh nghiệp cạnh tranh tốt. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Chính phủ phại tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho mọi người? Năng lực cạnh tranh là một cuộc đua không giới hạn? Không nâng cao được NLCTQG: ít thu hút được đầu tư, doanh nghiệp mất thị phần trên thị trường trong nước và thế giới; Mỗi một quốc gia, mỗi một doanh nghiệp phải tiến nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh để không bị tụt hậu hoặc bị thua thiệt trong kinh doanh. Phải so sánh với đối thủ cạnh tranh chứ không chỉ so sánh với chính mình trong quá khứ. Phải biết đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước. Đo năng lực cạnh tranh như thế nào? Năng lực cạnh tranh quốc gia đã được hình thành như là một khái niệm phức hợp, dựa trên một chùm (cluster) các yếu tố khác nhau. Các yếu tố quan trọng chưa xét đến như độ lớn của nền kinh tế; sức mua thực tế; truyền thống lịch sử, văn hoá; tài nguyên thiên nhiên. Những yếu tố này có hệ số tương quan thấp với tăng trưởng nên khó đưa vào mô hình. WEF sử dụng tám nhóm yếu tố Độ mở cửa hay mức độ hội nhập Sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường Công nghệ Cơ sở hạ tầng Lao động Quản lý doanh nghiệp Chính phủ Thể chế công Đánh giá nhóm các nhân tố cơ cấu tính cạnh tranh quốc gia Nhóm các nhân tố cơ cấu tính cạnh tranh quốc gia Nguồn : World Economic Forum Việt Nam đang ở đâu trên thế giới? Dân tộc kiên cường, có lịch sử và có nền văn minh lâu đời. Người lao động thông minh, khéo tay (kỷ luật ?). Có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á; Đang cải cách, hội nhập, phát triển; Đứng trước những thách thức và cơ hội rất lớn; Thế giới đang có những thay đổi rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Khoa học-công nghệ trở thành yếu tố quyết định Việt Nam ở đâu trên thế giới (tt)? Dân số xếp thứ 11 trên thế giới; Kinh tế xếp (theo PPP) thứ 130/175 nước, theo HDI xếp thứ 109/175 nước (2003), xếp 112/177 nước (2004); GDP chỉ với 50 tỷ US$, chỉ bằng 0,4 % kinh tế toàn cầu (2006). Theo LHQ < 735US$/người là kinh tế thu nhập thấp, Việt Nam đang ở ngưỡng thu nhập này. Các chỉ tiêu phát triển về giáo dục, khoa học-công nghệ đều có khoảng cách khá xa và đang tiếp tục trở nên yếu hơn tương đối. Vị trí xếp hạng của Việt Nam So sánh chỉ số GCI với Thái Lan và Trung Quốc So sánh các yếu tố tạo nên GCI So sánh các yếu tố tạo nên GCI Tăng trưởng GDP của hai mô hình cải cách Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước trong khu vực 1980-1999 (%) Nguồn: Asian Development Bank (2000). Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO CÔNG ĐOẠN Việt Nam:nâng cao NLCTQG? Độ mở của nền kinh tế Thể chế công Hệ thống tài chính, tiền tệ Lao động Khoa học và công nghệ Cơ sở hạ tầng Năng lực quản lý của doanh nghiệp và môi trường quản lý vi mô Vai trò của Chính phủ  Môi trường cạnh tranh tốt cho mọi người 1. Độ mở của nền kinh tế Tiến bộ: Cơ chế xuất, nhập khẩu được cải thiện rất nhiều Dỡ bỏ hạn chế đối với doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Tỷ giá ổn định. Huỷ bỏ yêu cầu kết hối ngoại tệ. FDI có xu hướng tốt trong năm 2006-2007 Trở ngại: Mức thuế nhập khẩu cao cho dù gia nhập WTO Đồng tiền chưa chuyển đổi. - Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn kém phát triển ( nghiên cứu thị trường, tư vấn) Thương mại điện tử chưa phát triển 2. Thể chế công Tiến bộ: Luật doanh nghiệp. Cải cách hành chính, đối thoại với doanh nghiệp. Chính sách xuất khẩu cởi mở Khẳng định quyết tâm lớn chống tham nhũng Trở ngại: Môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng. Luật pháp có thể được vận dụng khác nhau; "tiền, hậu bất nhất"; khó dự đoán; thiếu ổn định. Quan chức nhà nước lạm quyền, vận dụng luật pháp tuỳ tiện. Tham nhũng và quan liêu chưa có xu hướng giảm rõ rệt. 3.Hệ thống tài chính, tiền tệ Đã có nhiều tiến bộ, phát triển, cải tiến. Tuy vậy, so với các nước trong khu vực còn kém phát triển, thiếu đa dạng, qui mô còn nhỏ; Thị trường chứng khoán nhỏ bé, phát triển chưa ổn định (nóng và dễ bị đổi chiều do tâm lý bầy đàn) và tính minh bạch thấp; các Tổng Công ty nhà nước lớn chưa tham gia. Năng lực đánh giá dự án đầu tư thấp; công nghệ ngân hàng lạc hậu;giá cổ phiều tăng nhưng nguy cơ cạnh tranh với ngân hàng nước ngòai. Tỷ lệ nợ xấu còn cao; độ an toàn của ngân hàng cần được nghiên cứu và xem xét. 4. Lao động Thuận lợi: Lao động trẻ, đông đảo, trình độ phổ thông tương đối cao so với thu nhập còn tương đối thấp. Người lao động thông minh, khéo tay, cần cù, chịu khó, với mức lương tương đối thấp Trở ngại: Lao động lành nghề và chuyên môn thấp (<=20%) Lao động trình độ cao quá ít Sức khoẻ chưa đáp ứng yêu cầu Chưa có tác phong công nghiệp Các cơ sở đào tạo yếu kém, lạc hậu Thị trường lao động chưa phát triển Thuế thu nhập cá nhân cao, không cho phép khấu trừ các khoản chi thiết yếu. SO SÁNH CHI PHÍ LAO ĐỘNG SO SÁNH CHI PHÍ LAO ĐỘNG 5. Khoa học và công nghệ Trình độ khoa học và công nghệ còn thấp và chậm tiến bộ Công nghệ lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực Chuyển giao công nghệ chưa có tiến bộ cần thiết. Thị trường công nghệ là một tiến bộ trong gắn kết công nghệ với kinh doanh. Trình độ công nghệ thông tin còn rất thấp Liên hệ giữa cơ sở nghiên cứu, giảng dạy với doanh nghiệp còn yếu. Trình độ khoa học ( qua số lượng bài công bố) cao hơn nhiều so với trình độ kinh tế. Đầu tư từ khu vực doanh nghiệp vào khoa học và công nghệ còn thấp Tư vấn khoa học và công nghệ chưa được coi trọng đúng mức 6. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhiều, song còn kém phát triển và lạc hậu so với khu vực; sử dụng kém hiệu quả. Cơ sở hạ tầng làm tăng chi phí kinh doanh. Giá bất động sản rất cao và phát triển mang tính đầu cơ; Độc quyền, áp đặt giá quá cao với chất lượng dịch vụ thấp; Kiểm soát độc quyền chưa có hiệu quả (vd: giá xăng dầu công ty tự định theo thị trường, nhưng các công ty này lại là độc quyền) CHÍ PHÍ THUÊ VĂN PHÒNG (USD/M2/tháng) TIẾN BỘ CỦA VIỆT NAM SO SÁNH CƯỚC PHI VIỄN THÔNG SO SÁNH CHI PHÍ ĐIỆN THOẠI SO SÁNH CHI PHÍ ĐIỆN SO SÁNH CHI PHÍ VẬN TẢI 7. TRÌNH ĐỘ VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Mục tiêu xuất khẩu phần mềm chưa đạt được. Trình độ về CNTT của Việt Nam còn thấp, cản trở khả năng thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Đứng cuối danh sách 53 nước về chỉ số xã hội thông tin do IDC xếp hạng. Xếp 71/82 nước về chỉ tiêu sử dụng mạng.Xếp 56/60 nước về chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử. Xếp thứ 125/196 nước về mật độ điện thoại trên 100 dân, xếp thứ 126 về số người sử dụng Internet trên 10.000 dân, xếp thứ 124 về chỉ số máy tính/ 100 dân, xếp thứ 144 về điện thoại di động/ 100 dân. Điện thoại cố định Mật độ điện thoại trên 100 dân Điện thoại di động Số người sử dụng Internet Số điện thoại cố định trên nhân viên Thu nhập trên nhân viên Năng suất lao động trên nhân viên Năng lực cạnh tranh:sản phẩm "Made in Vietnam" I. Nhóm có khả năng cạnh tranh 1. Thuỷ sản 11. Động cơ Diesel công suất 2. Trái cây đặc sản ( vải thiều, soài, bưởi ...) thấp (dưới 32 sức ngựa) 3. Một số đặc sản nông nghiệp ( mè, măng khô ) 12. Giấy viết, photocopy 4. Điều 13. Bóng đèn, bình thuỷ 5. Tiêu 14. Xăm lốp ô tô, xe máy 6. Gạo 15. Chất tẩy rửa 7. Cà phê 16. Biến thế, cáp điện 8. May mặc 17. Du lịch 9. Da giày 18. Dịch vụ xây dựng ( cầu, 10. Đồ uống (rượu đặc sản, bia) kết cấu kim loại 20. Hàng thủ công, mỹ nghệ 19. Khoáng sản ( dầu thô, (thêu, ren, đồ gỗ khảm ) than anthrazit, khí đốt, chromit ...) Năng lực cạnh tranh:sản phẩm "Made in Vietnam" II. Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện 1. Chè 10. Công nghệ phần mềm 2. Cao su 11. Thịt heo 3. Rau 12. Dịch vụ ngân hàng 4. Hoa tươi 13. Dịch vụ viễn thông 5. Thực phẩm chế biến ( thịt, cá chế biến, 14. Vận tải hàng không bánh đậu xanh, kẹo dừa v.v. ) 15. Vận tải hàng hải 6. Lắp ráp điện tử dân dụng 16. Kiểm toán 7. Một số sản phẩm cơ khí nhỏ 17. Dịch vụ bảo hiểm 8. Một số hoá chất 18. Dịch vụ tư vấn (pháp luật, quản lý) 9. Xi măng 19. Dịch vụ chữa bệnh (kết hợp đông, tây y, v.v..) Năng lực cạnh tranh:sản phẩm "Made in Vietnam" III. Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp 1. Mía đường 2. Bông 3. Cây có dầu 4. Đỗ tương 5. Ngô 6. Sữa bò 7. Gà chăn nuôi công nghiệp 8. Thép Năng lực cạnh tranh:địa phương Hãy thảo luận trên 8 yếu tố của WEF về năng lực cạnh tranh địa phương mình. Hãy thảo luận các sản phẩm mà địa phương có khẳ năng cạnh tranh. Các giải pháp có thể cải thiện năng lực cạnh tranh địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcanhtranh7.ppt
Tài liệu liên quan