Nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng giày dép của công ty giầy Thượng Đình

nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng giày dép của Công ty Giầy Thượng Đình. Chương I: Lý luận về cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh mặt hàng giày dép của Công ty Giầy Thượng Đình. Chương III:Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng giày dép của Công ty Giầy Thượng Đình.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng giày dép của công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế thị trường, cung luôn lớn hơn cầu thì việc sản phẩm có sức cạnh tranh hay không phụ thuộc vào rất nhiều giá cả của nó. Người tiêu dùng luôn luôn có sự so sánh khi đứng trước quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng và điều quan trọng sẽ đưa ra quyết định mua hàng là giá cả. Chất lượng sản phẩm : Các sản phẩm giống nhau về mức giá nhưng chưa chắc đã có sức cạnh tranh giống nhau. Một sản phẩm có sức cạnh tranh khi mà nó vừa đảm bảo mức giá chấp nhận và tương xứng với chất lượng. Vì thế đối với Doanh nghiệp thì giá cả và chất lượng được coi là vấn đề sống còn. Do đó, các Doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đưa ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. . 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm. 1.2.3.1. Nhân tố nguồn lực sản xuất sản phẩm: Các nhân tố thuộc nhóm này bao gồm: nguồn vốn, công nghệ, nhân lực.. Nguồn vốn và công nghệ: Các nhân tố này là nhân tố biến động và ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của Doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh sản phẩm của Doanh nghiệp nói riêng. Với nguồn tài chính lớn, Doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế ban đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Không một Doanh nghiệp nào lại không muốn sản xuất ra các sản phẩm trên một dây chuyền công nghệ hiện đại để tối ưu hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời dưới sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới đòi hỏi các Doanh nghiệp không ngừng thu thập thông tin về khẳ năng ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm. Nguồn nhân lực: Bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng vậy, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, đảm bảo sự thành công của mình. Nguồn nhân lực trong công ty sẽ được chia làm các cấp khác nhau, với chức năng và nhiệm vụ riêng. Cấp quản trị viên cấp cao sẽ tạo ra hướng đi cho sản phẩm thông qua việc đưa ra các chiến lược phát triển của Doanh nghiệp. Cấp thấp hơn sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh sản phẩm thông qua việc nghiên cứu và tạo gia những giá trị mới cho sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Đội ngũ công nhân lao động cũng sẽ tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố về năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm.. 1.2.3.2 Nhân tố về việc tổ chức sản xuất gia công sản phẩm: Có được những nguồn lực tốt là điều kiện tốt cho mọi doanh nghiệp nhưng để thành công thì chưa đủ, sự phối hợp hợp lý, hài hoà trong sản xuất, kinh doanh sẽ tạo ra được lợi thế cho Doanh nghiệp, góp phần đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có sức cạnh tranh. Khả năng tổ chức sản xuất, gia công sản phẩm thể hiện thông qua sự phân công, sắp xếp hợp lý các nguồn lực, sự kiểm tra đánh giá, nhằm phát hiện những sản phẩm không đảm bảo, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh... nâng cao sức cạnh tranh trực tiếp cho sản phẩm. 1.2.3.3 Nhân tố thị trường và kênh tiêu thụ: Sức cạnh tranh sản phẩm sẽ được nâng cao khi mà sản phẩm sản xuất ra luôn đến và được thông tin nhanh chóng tới thị trường nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu về thị trường và quyết định đưa ra những chiến lược phân phối hợp lý đối với từng thị trường sẽ đảm bảo sản phẩm của Doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường một cách hợp lý. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được cung cấp cho khách hàng, từ đó khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quết định mua sản phẩm của Doanh nghiệp. 1.2.3.4 Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô: Sẽ là có lợi thế nếu như các tác động của môi trường vĩ mô tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, sự phù hợp của chính sách luật pháp, sự ổn định của nền kinh tế nước nhà,.. sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty. Nền kinh tế thị trường của một nước phát triển, với các hệ thống quản lý chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thương mại phát triển nhanh chóng, sự quan tâm, lãnh đạo của nhà nước cầm quyền sẽ tạo ra một môi trường ổn định, một nền kinh tế với cơ sở hạ tầng phát triển, sản xuất và lưu thông phát triển. Những yếu tố đó sẽ tạo ra một cơ chế hoạt động có hiệu quả cho mọi thành phần kinh tế, cho mọi Doanh nghiệp và tạo ra một môi trường cạnh tranh thông thoáng, có lợi. Chương II Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của công ty Giầy Thượng Đình. 2.1 Khái quát tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty Giày Thượng Đình. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Tiền thân của Công ty Giầy Thượng Đình là xí nghịêp X30 được thành lập tháng 1 năm 1957 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại giầy vải và mũ phục vụ quân đội. Giai đoạn từ năm 1960- 1970 X30 liên kết với một số xí nghiệp thuộc tư sản quản lý thành lập xí nghiệp giầy vải Hà Nội, trực thuộc sở Công nghịêp giầy vải Hà Nội. Từ năm 1970 bắt đầu sản xuất giầy xuất khẩu theo phương thức nghị định thư. Năm 1978, xí nghiệp giầy vải Hà Nội kết hợp với xí nghiệp giầy vải Thượng Đình thành lập xí nghiệp giày vải Thượng Đình Hà Nội. Nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ này chủ yếu là sản xuất giày bảo hộ lao động, phục vụ quốc phòng và xuất khẩu chủ yếu là Basket cho Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu. Năm 1989, xí nghiệp giầy vải Thượng Đình tách thành hai xí nghiệp là giầy vải Thuỵ Khê và giày vải Thượng Đình. Năm 1991, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu. Mặt khác xoá bỏ chế độ bao cấp, xí nghiệp phải tự đứng ra hạch toán độc lập nên gặp nhiều khó khăn về vốn, thiết bị, nguyên vật liệu. Tháng 7 năm 1992, xí nghiệp chính thức thực hiện chương trình hợp tác sản xuất kinh doanh giầy vải xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc- Đài Loan. Tổng kinh phí đầu tư nhà xưởng thiết bị là 1,2 triệu USD. Từ đây công suất khoảng 4- 5 triệu đôi/năm. Tháng 11 năm 1992, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước, giấy phép thành lập số 2753 ngày 10-11-1992, xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Giầy Thượng Đình. Công ty thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập có sự quản lý của Nhà nước. Tên giao dịch: ZIVIHA Trụ sở chính: Km 8, đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân- Hà Nội Tổng diện tích sử dụng: 35000m2 Tổng vốn kinh doanh hiện nay: 51791100000 VNĐ, trong đó: Vốn cố định: 38662100000VNĐ, Vốn lưu động: 13129000000VNĐ. Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, chủng loại. Sản phẩm của công ty không ngừng đạt danh hiệu TOPTEN năm 1996, 1997 và năm 1999 được công nhận là sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng ISO 9002. 2.1.2.Tổ chức quản lý, kinh doanh: (Sơ đồ sau) Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tính phức tạp của kỹ thuật quy mô sản xuất và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nứơc, Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm chung vè sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo giám sát 3 phòng ban là : phòng kinh doanh XNK, phòng hành chính tổ chức và phòng kế toán tài chính. Dưới Giám đốc có 4 Phó Giám đốc tham mưu điều hành các phòng ban còn lại. Nhiệm vụ cơ bản của các Phó Giám đốc, phòng ban, phân xưởng trong Công ty như sau: *PGĐ kỹ thuật công nghệ: điều hành hoạt động của trưởng phòng chế thử mẫu và trưởng phòng kỹ thuật công nghệ. *PGĐ sản xuất- chất lượng: phụ trách quản lý các trưởng phòng kế hoạch vật tư, phòng quản lý chất lượng, phòng tiêu thụ và các quản đốc phân xưởng. *PGĐ thiết bị an toàn: phụ trách quản lý xưởng, trưởng xưởng cơ năng và phòng bảo vệ. *PGĐ BHXH-VSMT: phụ trách ban vệ sinh công nghiệp – vệ sinh môi trường và trạm y tế. *Phòng hành chính- tổ chức: có nhiệm vụ tiếp khách công ty, quản lý các giấy tờ thuộc hành chính. Lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động trong toàn Công ty như : lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động. Giúp Giám đốc quản lý về mặt con người, nắm được năng lực của từng người để phân công , bố trí phù hợp. Kết hợp với các phân xưởng để quản lý định mức lao động, từ đó hình thành lương, thưởng cho từng người, tính các sổ BHXH cho từng người lao động và các khoản khác. *Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu: khai thác các đơn hàng, làm kế hoạch sản xuất giầy và kế hoạch nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị khác phối hợp với phòng thiết kế mẫu, theo đơn đặt hàng thiết kế những mẫu mới phù hợp với từng vùng thị trường tiêu thụ. *Phòng kế toán hành chính: quản lý toàn bộ vốn của Công Ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Phòng phải thường xuyên hạch toán việc chi tiêu của Công Ty, tăng cường công tác quản lý vốn. Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫn các phòng ban làm đúng thủ tục với khách hàng, đồng thời tính toán lỗ lãi trước Giám đốc. *Phòng chế thử mẫu: nhận mẫu giầy và sản xuất thử các loại giầy theo dơn đặt hàng, nghiên cứu tạo mẫu giầy mới. Phòng này cũng có đủ máy móc thiết bị để hoàn chỉnh một đôi giầy nhưng với số lượng nhỏ. *Phòng kỹ thuật công nghệ: nghiên cứu tạo ra đơn phan chế cao su, hoá chất và soát sửa đổi, bổ xung nguyên vật liệu. Hướng dẫn kiểm tra theo dõi quy trình công nghệ và đối ngoại và công tác kỹ thuật. Định mức vật tư, hoá chất và theo dõi các chỉ tiêu cơ lý. *Phòng kế hoạch vật tư: lập kế hoạch điều độ cho sản xuất cho công ty, khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày , từng tháng, quý , năm. có kế hoạch cung cấp vật tư cho từng phân xưởng sản xuất theo tình hình thực tế, đông thời nắm vững lượng vật tư xuất ra cho sản xuất, lượng vật tư tồn kho, lượng thiếu hụt, dự tính theo kế hoạch thời điểm cung ứng vật tư cho sản xuát kịp thời. *Phòng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn, quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất. *Phòng tiêu thụ: lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên giao dịch với khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Cải tiến phương thức bán hàng, chào hàng , đề xuất và xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh. *Xưởng cơ năng: Bố trí điện nứơc, năng lượng cho sản xuất và phục vụ cho các hoạt động khác của Công ty. *Phòng bảo vệ : Thường xuyên kiểm tra bảo vệ của cải vật chất cũng như con người trong Công ty, kịp thời xử lý các hành vi về mặt an ninh trật tự. *Ban vệ sinh công nghiệp-vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan Công ty luôn sạch sẽ, mặt khác đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. *Trạm y tế: tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng chữa bệnh chăm sóc của toàn bộ công nhân viên toàn Công ty. *Phân xưởng bồi cắt: đảm nhận hai khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt. *Phân xưởng may: Là phân xưởng đảm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng bồi cắt để may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. Quá trình này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can đầu góc, kẻ chỉ, may nẹp vào mũ. *Phân xưởng cán: nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến hoá chất, sản xuất đế giầy bằng cao su. *Phân xưởng gò: đây là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của nó là từng đôi giầy thành phẩm. 2.2 Thực trạng hoạt sức cạnh tranh sản phẩm giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trong thời gian qua. 2.2.1.Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua. Trong những năm gần đây với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Công ty Giầy Thượng Đình luôn giữ vững nhịp độ tăng trưởng toàn diện qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể mà công ty đã đạt được: Bảng1: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty từ 2000-2003 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị SXCN Tỷ 104.5 108.11 121 147 Doanh thu Tỷ 105.85 99.61 105 120 Sản lượng Triệu 4.37 4.8 5.3 Lợi nhuận Tỷ 1.632 1.602 1.8 1.95 Nộp NSNN Tỷ 0.745 0.851 0.805 0.905 Số CBCNV Người 1928 1922 2048 2137 TNBQ Nghìn 790 815 870 1050 Qua bảng trên ta thấy rằng: Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm và đạt mức doanh thu cao > 100 tỷ VNĐ. Đặt biệt trong các năm gần đây 2002, 2003 doanh thu của công ty đạt mức cao nhất tương ứng: 105, 120 tỷ ( sản lượng tương ứng 4,8 và 5.3 triệu đôi). Nguyên nhân có mức doanh thu cao trong khi sản lượng tiêu thụ tăng không nhiều là do trong các năm này công ty đã triển khai đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm kết hợp với các phương thức vừa gia công vừa mua nguyên liệu bán thành phẩm. Các chính sách sản xuất kinh doanh mới đã được áp dụng và đạt hiệu quả cao. Giá trị sản xuất Công nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2001 tăng 3610 triệu (3,45% so với năm 2000) và năm 2002 tăng 12980 triệu ( 19,9 % so với năm 2001) và năm 2003 tăng 26000 triệu so với năm 2002 (tương ứng với 41.3 % so với năm 2002). Dấu hiệu trên chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng đa dạn và hiệu quả, sảm phẩm của công ty được người tiêu dùng chấp nhận và thị trường luôn luôn mở rộng. Công ty luôn phát triển ổn định và phát huy được lợi thế của mình. 2.2.2 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua lợi thế của công ty. 2.2.2.1 Lợi thế về nguồn lực: Nguồn vốn: Công ty Giầy Thượng Đình là một Công ty Nhà nước trực thuộc tổng công ty Da giầy Việt Nam, công ty được Nhà nước cấp hoàn toàn nguồn vốn kinh doanh. Hơn nữa với thời gian hoạt động lâu dài, có hiệu quả của mình, công ty đã tạo ra được một nguồn vốn lớn, ổn định trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn của công ty bao gồm: Vốn Nhà nước cho vay ưu đãi, vốn tự bổ xung hoặc vốn vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.. Bảng2: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng vốn Kd 48 850 290 61 982 390 78 644 152 Vốn chủ SH 26 645 960 34 704 582 45 200 398 Vốn vay 22 204 330 25 825 408 26 783 754 Đơn vị: Ngìn đồng Nguồn vốn của công ty không ngừng tăng mạnh qua các năm tuy nhiên nguồn vốn vay vẫn chiến tỷ trọng lớn. Nhưng nguồn vốn vay có tỷ trọng ngày càng giảm dẫn tới việc độc lập về vốn tạo điều kiện độc lập trong sản xuất kinh doanh và cũng chứng tỏ công ty ngày càng chủ động trong việc quá trình hoạt động của mình. Với tiềm lực về vốn, công ty luôn có thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.. để từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty. Nguồn nhân lực: Với hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng nên số lao động của công ty không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tính từ năm 2000 -2003 số lao động của công ty tăng lên là 209 người. Trong đó số cán bộ có trình độ quản lý (Đại học và trên Đại học ) tăng, số cán bộ có trình độ Trung cấp giảm. Đây cũng là đặc điểm chung dễ nhận thấy trong khối các Doanh nghiệp Nhà nước do mặt bằng giáo dục được nâng lên. Chính sự nâng cao về nguồn lực, cả về số và chất lượng đã mang lại sự thành công cho Doanh nghiệp trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, góp phần gián tiếp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Công nghệ: Ngành da giầy là một ngành đặc thù, sản phẩm có sức cạnh tranh chủ yếu dựa trên công nghệ máy móc. Do vậy, đối với công ty thì việc yêu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ là hết sức cần thiết. Với Công ty Giầy Thượng Đình là Doanh nghiệp đầu tiên của thành phố Hà nội ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm như: giầy vải, giầy thể thao, dép Sadan.. nhằm mở rộng thị trường. Đặc biệt là từ năm 2000, công ty đã đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất giầy thể thao với công nghệ hiện đại của Hàn Quốc và Đài loan. Từ một Doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất gia công cho các công ty nước ngoài, đến nay hơn 90 % giá trị sản xuất được thực hiện bằng phương thức mua đứt bán đoạn. 2.2.2.2 Chiếc lược và uy tín của công ty. Với thời gian hoạt động lâu dài trong lĩnh vực sản xuất giầy dép thì công ty đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh nói chung và các chiến lược nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nói chung. Về chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm: Đây là chiến lược quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của công ty trên thị trường. Trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, đời sống người dân ngày càng nâng cao do đó nhu cầu của họ đối với sản phẩm của công ty là cao hơn, nắm bắt được nhu cầu đó công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm bằng cách đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, nhà xưỏng và nhập nguyên vật liệu chất lượng tốt nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Về chiến lược phát triển sản phẩm mới: Công ty luôn có đội ngũ chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Có như thế sản phẩm của công ty mới có sức cạnh tranh hấp dẫn hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác. Tất cả các sản phẩm của công ty đưa ra đều là kết quả của việc nghiên cứu thị trường, đó chính là các ý kiến đóng góp quý báu của khách hàng. Về uy tín của Công ty: Với trên 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong những năm qua công ty còn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ vào chính uy tín và thương hiệu của chính mình. Thượng đình đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình thông qua các sản phẩm giày dép truyền thống: Bata, baket.. và tiến tới trong các sản phẩm mới như: giày thể thao. 2.2.3 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm thông qua các công cụ. 2.2.3.1 Sản phẩm của công ty: Ngành da giày là ngành Công nghiệp nhẹ, sản phẩm của công ty vừa phục vụ cho sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành là rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng là rất đa dạng. Đối với công ty Giầy Thượng Đình thì sản phẩm chính là giầy, dép các loại tiêu dùng tại thị trường nội địa và dùng cho xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm của công ty bao gồm: Bảng3: Cơ cấu sản phẩm của Công ty: Sp mới Giầy GTS, Supage, Black, Snoweat, Avia Sp mới tương tự Giầy Allstar, giầy Eagle, Nike, Arrian Sp mới cải tiến Giầy 98-01, 98-02. 98-03 Sp truyền thống Giầy cao cổ, Basket, Bata Sp gia công Giầy Footeck 9709-9716 Như vây, sản phẩm của công ty Giầy Thượng Đình rất đa dạng, trước đây công ty chỉ sản xuất những mặt hàng truyền thống để phục vụ cho quan đội nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty cũng đã thay đổi cơ cấu sản phẩm cuả mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường. So với các đối thủ cạnh tranh như: Công ty giầy Thụy Khê (Miền Bắc), giầy Hiệp Hưng (Miền Nam). Thì sn của công ty đa dạng hơn nhiều, Công ty không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống có thế mạnh của mình mà còn mở rộng ra cả thị trường giầy thể thao dùng cho nội địa và dùng cho xuất khẩu, mở rộng thị trường dép sandan.. phục vụ cho mọi đối tượng tầng lớp dân cư. Hiện nay công ty còn đang đầu tư vào việc sản xuất giầy thể thao chất lượng cao, mẫu mã đẹp dành cho đối tượng có thu nhập cao. Bảng 4: Tỷ trọng sản phẩm giầy Sản phẩm 2000(%) 2001(%) 2002(%) 2003(%) Giầy truyền thống 91.16 81.55 89.44 78.3 Giầy thể thao 8.84 8.45 10.56 21.7 Trước năm 2000, công ty chưa có dây chuyền sản xuất giầy thể thao nên tỷ trọng các sản phẩm chủ yếu phân bổ vào các sản phẩm truyền thống. Nhưng từ khi có đưa dây chuyền mới vào thì tỷ trọng giầy thể thao có sự tăng mạnh từ 8.84 % tăng lên 21.7% và tỷ trọng giầy truyền thống trong sản phẩm của công ty giảm. Về chất lượng sản phẩm: Là một Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã nhiều năm nên yếu tố chất lượng luôn được Công ty quan tâm và và đảm bảo. Công ty luôn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đối tượng khách hàng: Bền, đẹp, thời gian độ mòn của đế lâu,... Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đều là những nguyên liệu được sơ chế trực tiếp trong tự nhiên và tương đối phổ biến. Và nhờ đảm bảo được nguồn nguyên liệu trong nước giá rẻ, nguồn cung luôn được đảm bảo nên công ty không bị gián đoạn trong sản xuất kinh doanh. Do đó sản phẩm của công ty luôn có mặt và đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh nhất. Sản phẩm của Công ty được sản xuất trên các dây chuyền mới nhập, công nghệ cao( Gồm 2 dây chuyền sản xuất giầy vải và giầy thể thao). Trong quá trình sản xuất luôn có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ cho nên sản phẩm sản xuất ra luôn luôn được người tiêu dùng bình chọn hàng TOPTEN, sản phẩm Việt nam chất lượng cao, trên 10 sản phẩm đã đạt các HCV, HCB tại các hội chợ và triển lãm trong và ngoài nước. 2.2.3.2 Giá cả: Để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trong nền kinh tế thị trường thì Công ty cũng đã vận dụng tốt chiến lược giá trong quá trình sản xuất kinh doanh. So với mặt hàng của đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước thì giá của công ty luôn hấp dẫn với mọi đối tượng người tiêu dùng. Bảng 6: Giá của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm Công ty Thượng Đình Thuỵ Khuê Thăng Long Bata thường 13000-15000 12000-15000 13000-14000 Bata cl cao 18000-22000 18000-21000 19000-21000 Basket 14000-17000 12000-15000 13000-14000 Giầy nam cl cao 35000-55000 35000-50000 35000-47000 Qua bảng trên ta thấy khung giá của công ty đưa ra khá linh hoạt và rộng nhưng so với các đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường thì ta thấy giá sản phẩm của công ty đưa ra là cao so với đối thủ thường cao hơn 1-2000 đồng một sản phẩm, điều này đã gây bất lợi cho sức cạnh tranh sản phẩm của công ty về giá, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì tình trạng giầy nhập lậu từ Trung quốc đang ngày càng gia tăng. Do vậy, để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường nội địa- một thị trường với mức tiêu dùng còn hạn chế thì việc điều chỉnh giá bán sản phẩm của Công ty phù hợp với giá thị trường là một điều kiện quyết định nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty. 2.2.3.3 Marketing và hệ thống phân phối: Là một công ty vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động kinh doanh, do đó việc tạo lập hệ thống Marketing và phân phối là hết sức cần thiết. Chính hệ thống này sẽ giúp sản phẩm của Doanh nghiệp có sức cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp Doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng hoá tồn động và giải quyết nhanh chu kỳ quay vòng vốn. Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm công ty đã tạo lập ra hệ thống phân phối rộng khắp thông qua các đại lý, các của hàng giới thiệu sản phẩm... trên khắp các thị trường trên toàn quốc. Đại lý của công ty được mở trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước, đây là khu vực thị trường chính của công ty như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định, Thành phố Vinh, Buôn Mê Thuột, An Giang .. Tuy nhiên công ty cần mở rộng hơn nữa các đại lý của mình ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, chú ý tới các tỉnh thành phố đang có tốc độ phát triển nhanh như: Quảng Ninh, Cần Thơ.. Công ty thực hiện bán sỷ và lẻ thông qua các cửa hàng trực thuộc công ty (hiện có 6 của hàng trực thuộc khuôn viên của công ty với doanh số mỗi của hàng lên tới hàng trăm ngàn đôi mỗi năm), hoặc bán thông qua các chợ đầu mối như: Chợ Đồng Xuân(Hà Nội ), chợ Kim Liên(TP HCM).. Chợ Đồng Xuân sẽ là nơi đưa hàng đi tới các tỉnh miền Bắc không có đại lý, chợ Kim Liên sẽ phân hàng đi các tỉnh không có đại lý ở miền Nam. Ngoài ra hàng của công ty còn được phân phối không chính thức theo đường tiểu ngạch để tới thị trường Lào và Campuchia. Như vậy, với một hệ thống phân phối rộng khắp trên thị trường nội địa đã tạo ra cho công ty một lợi thế, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nhanh nhất tới sản phẩm của công ty. Chính điều này làm tăng thêm sức cạnh tranh sản phẩm của công ty so với các đối thủ khác trên thị trường trong nước. 2.2.4 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua các chỉ tiêu. 2.2.4.1 Thị phần: Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi nhuận của Doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố khẳng định sức cạnh tranh sản phẩm của Doanh nghiệp. So với các Doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng này ta thấy: Bảng 6 : Thị phần giầy vải của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Miền Công ty 2002 2003 Sản lượng DT(tỷ) Sản lượng DT(tỷ) Bắc Cty giầy TĐ 3 425 812 67.58 3 985 415 78.9 Cty giầy TK 1 525 646 22.65 1 245 079 18.1 Trung ----------------- ------------- --------- ------------ -------- Nam Cty giày HH 1 486 465 20.6 1 594 584 23.5 Cty giầy âu lạc 945 455 17.5 785 865 16.8 Qua số liệu bảng trên ta thấy thị phần giầy mà công ty chiếm lĩnh là rất lớn, nó chiếm tới hơn 20 % thị phần giầy đã tiêu thụ trong thị phần giầy đã tiêu thụ tại thị trường nội địa. Cũng qua đó ta thấy số lượng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước có xu hướng giảm sút, trong khi đó số lượng tiêu thụ của công ty lại có xu hướng tăng lên (tuy nhiên số lượng tăng không cao: tăng hơn 500000 đôi nhưng giá trị lại tăng cao: hơn 11 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ là sức cạnh tranh sản phẩm giầy dép của công ty là rất cao, nó dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do thị trường trong nước chỉ tiêu thụ các loại hàng giầy truyền thống, hoặc các loại giầy thể thao có giá trị thấp cho lên mặc dù sản lượng tiêu thụ chiếm hơn 70 % sản lượng của công ty nhưng giá tri mang lại thấp chỉ chiếm 50 -55 % doanh thu. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của mặt hàng giầy thể thao cao cấp, mang lại giá trị cao cho công ty còn kém và chưa có chỗ đứng trên thị trong nước. 2.2.4.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức cạnh tranh. Sức cạnh tranh sản phẩm có cao thì sản phẩm mới tiêu thụ được nhiều và khi đó doanh thu lớn, chi phí giảm cho một đơn vị sản phẩm giảm -> lợi nhuận tăng. Để đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của công ty Giầy Thượng Đình, ta dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty so với đối thủ cạnh tranh: Bảng 7: Tình hình lợi nhuận của công ty và các công ty khác Công ty Thực hiện 2002/2001 2003/2002 2001 2002 2003 Cty Thượng Đình 1.602 1.8 1.95 0.19 0.148 Cty Thuỵ khuê 0.92 1.1 0.8 0.18 -0.2 Cty Hiệp Hưng 2.4 1.8 2.1 -0.6 0.3 Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, ncầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng ngày càng tăng, sản lượng hàng năm giầy dép tiêu thụ tăng. Điều đó cũng phản ánh lợi nhuận của 3 công ty đều tăng tuy nhiên lợi nhuận của công ty Giầy Thượng Đình là tăng đều nhất qua các năm. Cụ thể là năm 2002 tăng 1.9 tỷ, tương ứng với 10.5 %; năm 2003 tăng 1.48 tỷ, tương ứng với 7,58 %. Sở dĩ có lợi nhuận Công ty Giầy Thượng Đình tăng đều qua các năm là do cả doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Bảng10: Tương quan tỷ suất lợi nhuận của Công ty Giầy Thượng Đình và Công ty khác. Công ty Thực hiện 2001 2002 2003 Cty Thượng Đình 2.52 2.66 2.67 Cty Thuỵ khuê 2.5 2.56 2.34 Cty Hiệp Hưng 2.7 1.85 2.6 Qua bảng số liệu trên ta thấy , tỷ suất lợi nhuận các công ty luôn có sự thay đổi khác nhau. Với công ty Giầy Thượng Đình trong 3 năm qua do đã đẩy nhanh được lượng bán ra, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra còn tìm được nguồn cung nguyên vật liệu giá rẻ, ổn định và chất lượng do đó góp phần giảm giá vốn hàng hoá, giảm chi phí sửa chữa máy móc, chất lượng sản phẩm được nâng cao.. tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm giầy dép của công ty. 2.2.2.3 Năng suất lao động. Để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình, Công ty phải thực hiện giảm chí phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. Để làm được điều đó thì việc nâng cao năng suất lao động và một yếu tố cần thiết trong sản xuất. Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của Doanh nghiệp. Việc tăng năng suất lao động sẽ làm tăng năng lực sản xuất trong một đơn vị thời gian, do đó sẽ dẫn tới sản lượng tăng, chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm. Công ty Thực hiện 2002/2001 2003/2002 2001 2002 2003 CL TL CL Cty Thượng Đình 23.8 21.8 20 -1.58 -1.8 Cty Thụy Khuê 23 21.38 19.28 -1.62 -2.1 Cty Hiệp Hưng 23.2 21.6 19.6 -1.6 -2 Qua bảng trên ta thấy rằng: Năng suất lao động qua các năm của các Công ty( từ năm 2001-2003) đều dao động ở mức 1.5%-2.2% cụ thể như sau: Đối với Công ty Giầy Thượng Đình thì năm 2003 giảm so với 2002 giảm 1.8 % . Nhìn chung sự giảm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trình độ và kỹ năng của người lao động. Mặt dù hàng năm Công ty luôn bổ sung thêm một lượng lao động lớn nhưng trình độ kỹ năng, kinh nghiệm làm việc còn hạn chế, phải qua một quá trình đào tạo và đào tạo lại mới thực sự đem lại hiệu quả trong công việc, hơn nữa một số lại chưa được sắp xếp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo. dẫn tới năng suất lao động thấp. 2.2.3 Đánh giá chung thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm của công ty. 2.2.3.1 Kết quả đạt được. Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Giầy Thượng Đình không ngừng lớn mạnh, tạo được uy tín của mình với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Sản phẩm của công ty đã có sức cạnh tranh lớn ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự mở của của nền kinh tế nước nhà, việc tìm ra những vận hội mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại nhiều thành công cho Công ty nói chung và ngành da giầy Việt nam nói riêng. - Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó công ty không chỉ tạo uy tín trên thị trường nội địa mà còn tạo uy tín trên thị trường thế giới. - Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Hiện nay công ty đã có một cơ sở sản vật chất vững mạnh nhờ vậy đã nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ. - Đối với thị trường nội địa, công ty luôn có chiến lược hoạch định đúng hướng. Đã có những chính sách hợp lý: Chính sách Mar, hệ thống phân phối, .. và các chính sách này tỏ ra rất hiệu quả, đã tạo ra nhiều lợi thế của sản phẩm so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân có được các kết quả trên: Những thành công của Việt nam trên trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại đã tạo điều kiện cho Doanh nghiệp Việt nam nói chung va Công ty Giầy Thượng Đình nói riêng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Việc chúng ta tham gia vào các tổ chức APEC, ASEAN .. và hoà nhập vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, WTO.. là điều kiện để cho công ty mở rộng thị trường xuất khẩu. Da giầy là một ngành được khuyến khích phát triển phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, công ty đã được hưởng những lợi thế từ phía Nhà nước nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty đã biết tận dụng mọi lợi thế của mình: Nguồn lực, uy tín, kinh nghiệm .. để đưa ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, từng bước tạo lòng tin cho người tiêu dùng, tìm chỗ đứng trên thị trường. 2.2.3.2 Những mặt còn tồn tại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sức cạnh tranh sản phẩm của công ty còn bộc lộ một số hạn chế như: Công tác nghiên cứu chế tạo mẫu mã sản phẩm mới còn chưa được quan tâm chú ý đúng mức, dẫn tới sức cạnh tranh sản phẩm còn kém. Chất lượng nguồn lực vẫn còn bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lao động tay nghề cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý còn hạn chế trong việc tiếp nhận phong cách quản lý mới. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lao động của công ty, ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh sản phẩm. Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng nhưng công ty chỉ mới đưa vào thị trường này những sản phẩm truyền thống, giá trị thấp.. Qua việc phân tích khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty Giầy Thượng Đình trong thời gian gần đây nhằm đánh giá thành tựu và khó khăn tồn tại để từ đó xác định được phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nói riêng và sức cạnh tranh của công ty nói chung. Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giày dép của Công ty Giầy Thượng Đình. 3.1 Định hướng phát triển của ngành da giầy Việt nam và công ty Giầy Thượng Đình. 3.1.1 Định hướng phát triển của ngành giầy dép Việt nam tới năm 2010. Đến năm 2010 ngành giầy dép Việt nam tập trung phát triển theo quan điểm và định hướng sau: - Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu với phướng hướng chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm và tăng tích luỹ. - Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước về các mặt hàng thông dụng, trang phục, nhu cầu bảo hộ lao động và đáp ứng các nhu cầu sản xuất công nghiệp khác. - Chú trọng tới khâu thiết kế và triển khai mẫu mới vào sản xuất. ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị và đồng bộ hoá tạo thể chỉ ộng trong sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành cũng như mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nước tới năm 2020. Ưu tiên các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng công suất, đảm bảo đạt trình độ công nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các mục tiêu trong chiến lược phát triển của ngành. - Trong giai đoạn tới, ngành da giầy tiếp tục tham gia vào tiến trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, chịu sự phân công lao động, góp phần tạo ra thị trường thế giới rộng lớn về giày thông qua sự hợp tác chặt chẽ và cạnh tranh gay gắt. 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. Công ty Giầy Thượng Đình là một công ty có bề dày thành tích nhưng Thượng Đình vẫn luôn cố gắng nỗ lực bảo vệ ve phát huy hơn nữa thành quả của mình. Với tinh thần và sức mạnh của mình, trong thời gian tới Công ty đã đặt ra các mục tiêu sau: - Tiếp tục duy trì tốt với các bạn hàng cũ ở trong nước và nước ngoài với tư cách vừa là người sản xuất và tiêu thụ. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu và Châu Âu, Châu Mỹ. Thị trường Châu Âu trọng tâm là thị trường EU, với dân số trên 370 triệu người với mức sống và nhu cầu tiêu thụ giầy dép cao. - Tiếp tục nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm để nâng cao chất lượng cạnh tranh, tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính như Nhật Bản và Mỹ. - Đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước bởi đây là một thị trường hấp dẫn trong tương lai gần.Tận dụng mọi nguồn lực trong nước để góp phần giảm giá thành bán ra, nâng cao sức cạnh tranh thông qua giá thành. - Chú trọng đào tạo đội ngũ thiết kế mẫu mốt thời trang, đào tạo đội ngũ tiếp thị có năng lực để giới thiêu sản phẩm tới người tiêu dùng. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của công ty để nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất. Để từ đó nâng cao trực tiếp sức cạnh tranh sản phẩm của công ty. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giầy dép của công ty Giầy Thượng Đình. Trải qua một chặng đường tồn tại và phát triển Công ty Giầy Thượng Đình đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giầy dép, đáp ứng được nhu cầu thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng, sản phẩm của công ty đã có được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do đặc trưng của nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Công ty muốn tồn tại và phát triển hơn thì luôn phải chú trọng tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh mà chính ở đây là nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Thông qua thông tin về sức cạnh tranh sản phẩm hiện tại của công ty, thông qua lợi thế cạnh tranh của công ty có được và những tồn tại còn vướng mắc. Thông qua phướng hướng phát triển của ngành và nhất là phương hướng phát triển của Công ty , em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty nói chung và sức cạnh tranh sản phẩm của công ty nói riêng. 3.2.1 Giải pháp về chất lượng sản phẩm: Khi mua một sản phẩm ngoài việc mong muốn sản phẩm, dịch vụ phải có khả năng thoả mãn một nhu cầu xác định, người tiêu dùng còn mong muốn sản phẩm có độ tin cậy, độ an toàn nhất và chi phí để thoả mãn nhu cầu phải thấp hơn các sản phẩm cùng loại. Đây chính là một trong các yếu tố làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong mấy năm vừa qua chất lượng sản phẩm của công ty đã được nâng cao lên rất nhiều nhưng với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng khắt khe hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Do vậy, để đảm bảo chất lượng của hàng hoá thì ngay từ khi chọn bạn hàng phải chọn những bạn hàng có thể cung cấp những nguyên vật liệu tốt nhất. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng thì Công ty phải chú trọng ngay từ khi chuẩn bị sản xuất và sản xuất theo những tiêu chuẩn đã đề ra khi thiết kế. Bên cạnh đó Công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất tăng khả năng tự động hoá quá trình sản xuất kết hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 . Bởi các sản phẩm giầy dép là một ngành đặc thù, được sản xuất theo các dây chuyền, máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài. Nếu máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ sẽ gây ra hỏng hóc ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động, ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Như vậy đầu tư hiện đại hoá máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng mở rộng quy mô, tăng lực sản xuất là biện pháp cần thiết và cấp bách của Công ty hiện nay. 3.2.2.Giải pháp về đa dạng hoá sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm giúp Doanh nghiệp có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng. Góp phần mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng, tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung vào xây dựng đầu tư và hoàn thiện trung tâm thiết kế mẫu mốt hoàn chỉnh hơn nữa, đặc biệt coi trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển mẫu mốt thời trang phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước. Khi tham gia vào thị trường giầy dép thế giới thì công ty phải đương đầu đầu với vấn đề lớn là cạnh tranh trong quá trình này thì giá trị của sản phẩm được coi trọng do tác động của mẫu mốt. Để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mốt, đa dạng thì công ty cần phải: - Liên kết kinh tế và kỹ thuật chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu mẫu mốt để có thể tập trung nguồn vốn vào trí tuệ cho việc hình thành và phát triển các nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt. Với thiết bị đã được trang bị trong thời gian qua, công ty cũng cần tổ chức nguồn tư liệu và thông tin phục vụ cho nghiên cứu sáng tác mẫu mốt một cách hệ thống và cung cấpkịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất. - Chu kỳ mẫu mã ngày càng trở lên ngắn hơn, do con người những ý tưởng phong phú và phức tạp đòi hỏi sản phẩm cũng phải thay đổi liên tục theo mong muốn đó. Vì vậy công ty sẽ chỉ thành công khi thường xuyên thay đổi mẫu mã, tìm kiếm sáng tạo nhiều mẫu mốt với nhiều loại, kích cỡ khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng thị trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng loại khách hàng. - Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi của nhu cầu, đồng thời phát hiện nhu cầu mới trên thị trường trọng điểm. Để xây dựng được hệ thống thông tin này, Công ty cần có sự liên kết, hỗ trợ của các đối tác trên thị trường các khu vực. Đặc biệt Công ty cần đẩy mạnh sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin như Internet giúp thu thập, xử lý và dự báo thị trường nhanh chóng, chính xác. 3.2.3 Giải pháp về chi phí và giá bán sản phẩm. Phần lớn người tiêu dùng thường đưa ra quyết định tiêu dùng một loại sản phẩm dịch vụ nào đấy khi đã biết công dụng, chất lượng và giá cả có phù hợp hay không. Trong kinh tế thị trường thì cạnh tranh về giá đang là một công cụ cạnh tranh đắc lực. Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm giầy dép, Công ty Giầy Thượng Đình cần chú ý hơn nữa đến các giải pháp về giá sản phẩm. Trên thị trường trong nước, giá các sản phẩm của Công ty thường là cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là cao hơn từ 15-20% so với sản phẩm của Trung Quốc, để giảm giá thành Công ty phải cần tìm nguồn hàng hợp lý, giảm giá hàng bán, cắt giảm các chi phí không mang lại hiệu quả cho Công ty. Bên cạnh đó Công ty phải cần áp dụng mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Cụ thể: - Chi phí nguyên vật liệu: Đối với hàng giầy dép thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để giảm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu dưới định mức kỹ thuật cho phép bởi làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công ty chỉ có thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách định mức tiêu hao nguyên vật liệu chặt chẽ hơn, tìm nguồn cung nguyên vật liệu trong nước: đảm bảo chất lượng, chi phí lại thấp.. - Tăng năng suất lao động, giảm chi phí cố định: Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm. Nhưng chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất ra tăng chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sẽ giảm. Muốn tăng sản lượng trên quy mô hiện có thì Công ty phải tăng năng suất lao động, tận dụng triệt để năng lực máy móc trang thiết bị hiện có, bảo quản tốt tài sản cố định để tránh hỏng hóc, giảm chi phí sửa chữa. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty còn cần thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, gia công, đóng gói và phân phối sản phẩm. 3.2.3. Giải pháp về Marketing và phân phối sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, các Công ty luôn bán cái thị trường cần chứ không phải là cái mà Công ty có. Nhưng để biết thị trường đang có nhu cầu gì ? về loại sản phẩm nào thì công ty cần nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là một công việc phức tạp đòi hỏi có đội ngũ cán bộ chuyên môn về Marketing có kiến thức, am hiểu thị trường và nhiệt tình với công việc. Quy luật đã chỉ rằng: Sản xuất cần thực hiện ở những nơi có nguồn lao động rẻ, cơ sở hạ tầng tốt, còn thương mại thì cần được tiến hành ở các khu vực giàu có, nền kinh tế phát triển. Để giải quyết vấn đề trên thì công ty cần xây dựng một đội ngũ bán hàng có kinh nghiệm, thiết lập các cơ sở phân phối hợp lý, rộng khắp mọi ngõ ngách của thị trường. Khác với thị trường nước ngoài đa số là các đơn hàng trực tiếp, bạn hàng lớn nên công ty cần thực hiện tốt nhằm giữ quan hệ. Nhưng đối với thị trường trong nước, đa phần là qua hệ thống phân phối gián tiếp do đó việc thực hiện phân phối là khó khăn và phức tạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sức cạnh tranh sản phẩm sẽ được nâng cao nếu như hệ thống kênh phân phối mạnh và rộng lớn. Công ty có thể lập ra các đại lý sâu rộng hơn nữa ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, làm như vậy các đại lý có thể thực hiện chức năng phân phối hàng hoá ở các địa phương nơi mình làm đại lý như: trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, .. sản phẩm tới người tiêu dùng. Làm như vậy có thể rút ngắn được khoảng giữa sản phẩm với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tăng cao khẳ năng tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Thực hiện tham gia các hội chợ triển lãm cũng là một giải pháp tốt nhất để phát triển và mở rộng thị trường, tìm bạn hàng mới. Thông qua việc tham dự các hội chợ Công ty có thể vừa bán được hàng, có thể vừa tiếp xúc được với khách hàng, người tiêu dùng để hiểu biết hơn về họ đồng thời đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm của Công ty. Giữ vững thị trường và mở rộng thị trường gắn liền với việc cải tiến sản phẩm, mẫu mã, tung ra thị trường những sản phẩm mới thoả mãn ncầu của khách hàng. Ngoài ra công ty còn cần chú ý tới các dịch vụ sau bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua việc thực hiện các chương trình khuyến mãi khi mua hàng, thực hiện chế độ bảo hành sản phầm không đạt chất lượng... Như vậy, để tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm thì bên cạnh việc giữ vững, vừa ổn định kênh phân phối trực tiếp đồng thời hình thành, tham gia kênh phân phối gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận đơn đặt hàng giao hàng đúng tiến độ. 3.2.5 Các điều kiện thực hiện. Trong quá trình thúc đẩy hoạt động kinh doanh cả ngành da giầy nói cung và Công ty Giầy Thượng Đình nói riêng đều gặp phải những khó khăn mà tự thân không giả quyết được. Đồng thời các Công ty là một thực thể trong nền kinh tế nên phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật do Nhà nước đề ra. Do đó ngoài các biện pháp mà Doanh nghiệp có thể tự tác động điều chỉnh ở phạm vi Doanh nghiệp thì vai trò của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển thì Công ty cũng rất cần các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước và ngành da giầy: - Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho các Doanh nghiệp, tất cả các Doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật. Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho mọi tác nhân kinh tế thông qua chính sách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền là vấn đề bức bách có tính chất thời sự đối với nước ta hiện nay. - Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với các Doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phái xuống đến mức thấp nhất,.. Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và tạo được cơ hội cho các Doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, Nhà nước còn tạo mội trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của Doanh nghiệp để phát triển triển ngành công nghiệp da giầy. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng hợp cảo bởi nó cần sự phối hợp của chính phủ, của mọi ngành chức năng và các đinh chế xã hội, văn hoá. Về mặt pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hoá, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng hiệu quả. Việt Nam đang trong quá trình cải cách về mặt thể chế, Do vậy, cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các Doanh nghiệp trước hết là trong nước. Kết luận Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường, các Doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều hơn, do vậy xuất hiện các sản phẩm cùng loại của các Công ty trong và ngoài nước, điều này dẫn tới sự cạnh tranh tất yếu. Tuy nhiên, với thế mạnh riêng của từng Doanh nghiệp, từng thành phần kinh tế kết hợp với các chính sách, hành động cụ thể của mình mà các Doanh nghiệp sẽ thành công dựa trên chính sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Trong chuyên đề này,vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thời gian được tìm hiểu thực tế tại Công ty Giầy Thượng Đình, em đã cố gắng phân tích, đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm giầy dép của Công ty trên thị trường nội địa. Do còn hạn chế về trình độ, thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đựơc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn, của các cán bộ trong Công ty Giầy Thượng Đình để bài viết đựơc hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn ! Mục lục Trang Chương I. Lý luận cơ bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh sản phẩm 1.1. Lý thuyết cạnh tranh. 1.1.1.Khái niệm cạnh tranh. 1.1.2.Vai trò, tầm quan trọng. 1.1.3.Các hình thức cạnh tranh. 1.1.4. Các công cụ cạnh tranh. 1.2 Sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.1. Khái niệm sức cạnh tranh sản phẩm. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm. Chương II. Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng giầy thể thao của Công ty Giầy Thượng Đình 2.1. Đặc điểm tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 2.1.2 Tổ chức quản lý 2.2 Thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình thời gian qua. 2.2.1 Hoạt động sản xuất của Công ty Giầy Thượng Đình những năm gần đây. 2.2.2 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm thông qua lợi thế của công ty. 2.2.2.1 Lợi thế về nguồn lực. 2.2.2.2 Chiến lược và uy tín của công ty. 2.2.3 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm thông qua các công cụ. 2.2.3.1 Sản phẩm. 2.2.3.2 Giá cả. 2.2.3.3 Marketing và hệ thống phân phối. 2.2.4 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua các chỉ tiêu. 2.2.4.1 Thị phần. 2.2.4.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. 2.2.4.3 Năng suất lao động. 2.2.3 Đánh giá chung thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty Giầy Thượng Đình. 2.2.3.1 Kết quả đạt được. 2.2.3.2 Những mặt còn tồn tại. Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giày dép của Công ty Giầy Thượng Đình. 3.1 Định hướng phát triển của ngành da giầy Việt nam và công ty Giầy Thượng Đình. 3.1.1 Định hướng phát triển của ngành da giầyViệt nam tới năm 2010. 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Giầy Thượng Đình trong thời gian tới. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giầy dép của công ty Giầy Thượng Đình. 3.2.1 Giải pháp về chất lượng sản phẩm. 3.2.2.Giải pháp về đa dạng hoá sản phẩm. 3.2.3 Giải pháp về chi phí và giá bán sản phẩm. 3.2.3. Giải pháp về Marketing và phân phối sản phẩm. 3.2.5 Các điều kiện thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng giày dép của Công ty Giầy Thượng Đình.doc
Tài liệu liên quan