Một số nội dung cơ bản của điều lệ đảng cộng sản Việt Nam

* Tập trung trong đảng: Mọi ý chí, nguyện vọng của đảng viên được tập trung thành chủ trương, NQ định hướng lãnh đạo của TC đảng các cấp. Yêu cầu: Mọi ĐV phải nói và làm theo NQ của TC đảng (thảo luận, bàn bạc có nhiều ý, khi thực hiện phải theo một định hướng thống nhất của đa số. Chống biểu hiện: + ĐV nói và làm sai NQ của TC đảng. + Tránh hiện tượng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược. * Mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung trong đảng: + Mở rộng dân chủ trong đảng nhưng phải gắn với tập trung (ý chí, nguyện vọng của đa số đảng viên trở thành chủ trương, NQ định hướng của TC đảng.) +Tập trung trong đảng phải gắn với mở rộng dân chủ, tập trung trên cơ sở dân chủ. + Hai nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, thiếu một trong 2 nội dung này, nguyên tắc trong đảng sẽ bị lợi dụng (biểu hiện: hình thức, gò ép, ý chí của tập thể trở thành của một nhóm người hoặc một cá nhân đại diện . thực tế là sùng bái cá nhân là nguyên nhân của mất dân chủ mà ra .)

doc12 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 18040 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung cơ bản của điều lệ đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHÍNH TRỊ ĐỀ CƯƠNG: BÀI SỐ 3 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng) Lê Văn Long ĐỀ CƯƠNG: BÀI 3 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng) PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Giới thiệu. 2- Mục đích yêu cầu bài giảng. - Giúp các đồng chí đối tượng Đảng nắm vững các nội dung sau: + Điều lệ Đảng là gì? + Các quy định của Điều lệ Đảng về: Đảng viên, tổ chức Đảng, cơ quan lãnh đạo của Đảng, TCCS Đảng, tổ chức Đảng trong quân đội, trong công an, công tác kiểm tra, khen thưởng và kỹ luật của đảng, ... + Từ nhận thức đó giúp các đ/c có kế hoạch và động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn, rõ ràng, sớm rèn luyện trưởng thành được vinh dự đứng trong hàng ngũ của đảng. 3- Phương pháp: - Giảng viên truyền đạt lần lượt từng phần theo đề cương quy định. - những nội dung quan trọng cần thiết: nói chậm, nói mạnh để các đ/c ghi chép. - Những nội dung cần phân tích, mở rộng, liên hệ, sẽ nói nhanh và nói 1 lần để các đ/c tham khảo. 4- Tài liệu tham khảo: - Tài liệu học tập chính trị lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng năm 2007. - Điều lệ Đảng CSVN khoá X. - Quy định số 23 (ngày 31/10/2006)của Bộ chính trị, Hướng dẫn số 03 về cụ thể thi hành điều lệ đảng cuar BTC TW. PHẦN II: NỘI DUNG BÀI GIẢNG I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐIỀU LỆ ĐẢNG. 1- Điều lệ Đảng là gì? * Khái niệm: Điều lệ Đảng là văn bản xác định (5 nội dung cơ bản sau): - Tôn chỉ mục đích của Đảng. - Hệ tư tưởng của Đảng - Các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của đảng. - Cơ cấu tổ chức bộ máy của đảng. - Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và tổ chức đảng các cấp. * Mở rộng: - Được hiểu Điều lệ là 1 văn bản gốc của 1 tổ chức chính trị (ĐCSVN) - So sánh dễ hiểu tương tự nhà nước có hiến pháp là đạo luật mẹ, đạo luật gốc, - Các loại quy định, quy chế, QĐ của Bộ chính trị, Ban bí thư, các hướng dẫn, thông tư của các ban ngành và các cấp ủy địa phương đều được cụ thể hoá từ Điều lệ Đảng và không được trái với điều lệ. * Vị trí, vai trò điều lệ Đảng: Nhằm thống nhất cao về tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn đảng... Mọi tổ chức đảng, mọi đảng viên đều phải tuân thủ và thực hiện theo điều lệ Đảng. * Thẩm quyền ban hành điều lệ Đảng: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng - mới có đủ thẩm quyền thông qua và ban hành điều lệ đảng. 2- Đặc điểm của điều lệ Đảng: Gồm 3 đặc điểm chính sau đây. - ĐLĐ là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng - ĐLĐ có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn đảng. - ĐLĐ có tính ổn định tương đối và có tính kết hợp. ĐLĐ hiện nay được đại hội X thông qua ngày 25/4/2006. Tóm lại: Phần I gồm 2 nội dung chính. - Định nghĩa ĐLĐ. - Đặc điểm ĐLĐ. II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG A-PHẦN MỞ ĐẦU Đảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng: Trình bày khái quát về 8 nội dung sau: a- Nguồn gốc của Đảng CSVN: Phần mở đầu ĐLĐ khẳng định: Đảng CSVN do HCM sáng lập và rèn luyện (từ tổ chức tâm tâm xã những thanh niên VN giác ngộ yêu nước về nước được Bác Hồ (1924) tổ chức thành VNTNCM ĐCH – tuyên truyền giác ngộ, rèn luyện, tiến tới thành lập đảng năm 1930...) b- Bản chất của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai cấp CN, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc VN, là đại biểu trung thành của giai cấp CN và nhân dân lao động - khẳng định bản chất giai cấp CN của Đảng. c- Mục tiêu lý tưởng của Đảng: Xây dựng nước VN độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người. Thực hiện thành công CNXH – CNCS- mục tiêu không thay đổi từ khi đảng ra đời đến nay. d- Nền tảng tư tưởng của Đảng: Đảng lấy CN Mác-Lênin – tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng. e- Nguyên tắc tổ chức của Đảng: Đảng là 1 tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của đảng. h- Vai trò của đảng trong hệ thống chính trị: Đảng cầm quyền được khẳng định trong điều lệ: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là 1 bộ phận của hệ thống ấy (nói rõ hệ thống chính trị ...) g- Quan điểm quốc tế của Đảng: Đảng kết hợp CN yêu nước chân chính với CN quốc tế trong sáng của giai cấp CN, góp phần tích cực .... thế giới. (Bác khẳng định: Quan sơn muôn dặm một nhà, ........anh em). i-Về công tác xây dựng Đảng: - Tổ chức Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. - Không ngừng nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TC Đảng. B-CÁC CHƯƠNG CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG CHƯƠNG I: ĐẢNG VIÊN (Gồm 5 nội dung chính sau) 1- Vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của người đảng viên: (Điểm 1 điều 1) - Vị trí, vai trò: ĐV là chiến sĩ CM trong đội tiên phong của giai cấp CNVN. - Tiêu chuẩn ĐV: (Điểm 1 điều 1 ĐLĐ) 2- Điều kiện để xem xét kết nạp vào Đảng: (Điểm 2 điều 1) Gồm 3 điều kiện chính sau: - Là công dân VN có đủ từ 18 tuổi trở lên.(Trên 60 tuổi-phải được BTV Tỉnh uỷ đồng ý-Với huyện ta:....) - Thừa nhận và tự nguyện thực hiện cương lĩnh, ĐLĐ có đủ tiêu chuẩn ĐV, có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ ĐV (4 nhiệm vụ) hoạt động trong phạm vi lãnh đạo của 1 TCCS Đảng. - Là quần chúng qua thực tiễn thử thách chứng tỏ là người ưu tú, được quần chúng nhân dân tín nhiệm. => Đối với các cấp uỷ đảng người vào đảng còn phải đảm bảo điều kiện có lịch sử chính trị bản thân và gia đình không vi phạm quy định tại Điều 2, quy định 57 của Bộ chính trị ... 3- Nhiệm vụ và quyền của ĐV: - Nhiệm vụ của ĐV (Điều 2 ĐLĐ) gồm 4 nhiệm vụ: - Quyền của ĐV (Điều 3 ĐLĐ) gồm 4 quyền chính. (Nói tại phần III) 4- Thủ tục kết nạp ĐV: - Quy định của người vào đảng (đủ 4 điều kiện). - Quy định về người giới thiệu: có đủ 2 người, Ban chấp hành đoàn và công đoàn nơi không có tổ chức đoàn thay cho 1 người đảm bảo. - Quy định về biểu quyết kết nạp (NQ chi bộ, Đảng uỷ đều từ 2/3, cấp trên cơ sở(huyện) là trên 1/2) - Quy định chuyển chính thức ĐV dự bị- Điều 5-ĐLĐ-Gồm các loại thủ tục, hồ sơ:... 5- Quy định về quản lý Đảng viên, Gồm: - Thẻ ĐV - Hồ sơ ĐV - Miễn Công tác, miễn SH Đảng - Xoá tên, xin ra khỏi Đảng. (Quy định tại các điều 6,7,8 ĐLĐ) CHƯƠNG II NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG (Gồm 6 điều, từ điều 9-14) Chương 2 bao gồm những quy định về các nội dung sau: 1- TC của đảng được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Gồm 6 nội dung tại Điều 9 – nói ở mục III. 2- Hệ thống tổ chức của đảng: (Điều 10- gồm 3 nội dung) - Hệ thống tổ chức đảng được lập tương ứng hệ thống tổ chức Nhà nước - gồm 4 cấp: + Cấp trung ương: Đảng CSVN + Cấp Tỉnh thành phố trực thuộc TW: Đảng bộ Tỉnh, Thành phố và tương đương + Cấp Huyện, Quận, Thị xã: Đảng bộ huyện, Quận, Thị xã và tương đương. + Cấp xã phường, thị trấn: Đảng bộ xã phường, thị trấn và tương đương – TCCSĐ. - TCCSĐ : Cấp 4 trong hệ thống TC đảng (nói t chương V) - Cấp ủy cấp trên trực tiếp được quyết định thành lập và giải thể TCĐ cấp dưới (khác giải tán). 3- Chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ các cấp trong việc triệu tập ĐH Đảng: (Điều 11) gồm 3 nhiệm vụ chính sau đây: - Chuẩn bị về nội dung trong ĐH.................................................... - Chuẩn bị về nhân sự cấp uỷ khoá mới........................................... - Chuẩn bị về vật chất, tinh thần phục vụ ĐH................................... 4- Tiêu chuẩn, số lượng cấp uỷ viên các cấp: - Tiêu chuẩn cấp uỷ viên (Điểm 1 điều 12) - Số lượng cấp uỷ viên (hiện nay theo CT 46-BCT) + Cấp uỷ chi bộ: chi bộ có 9 ĐVCT trở lên bầu chi uỷ (3-7) dưới 9 ĐVCT bầu bí thư khi cần bầu phó bí thư). + Cấp uỷ đảng bộ cơ sở tối đa không quá 15. + Cấp uỷ Huyện và tương đương từ 27-39. + Cấp uỷ Tỉnh và tương đương không quá 59. + BCH TW: do ĐH toàn quốc quy định cụ thể từng nhiệm kỳ - ĐL mới được bầu uỷ viên TW dự khuyết. 5- Các quy định về kiện toàn bổ sung cấp uỷ các cấp: Gồm 6 nội dung được quy định tại Điều 13 ĐLĐ. CHƯƠNG III, IV: CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Ở TW VÀ ĐỊA PHƯƠNG 1- Đối với cấp TW: (Điều 15, 16, 17) - ĐH đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong toàn quốc (nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, sớm hoặc muộn hơn không quá 1 năm). - BCH TW (do ĐH bầu) là cơ quan lãnh đạo của đảng giữa 2 kỳ đại hội (BCH bầu Bộ chính trị, bầu Tổng bí thư, bầu UB KTTW thành lập Ban bí thư). 2- Đối với đảng bộ các cấp ở địa phương: (Điều 18, 19, 20- Tỉnh, Huyện và tương đương - cấp cơ sở có quy định riêng) - Đại hội đại biểu cấp Tỉnh, Huyện và tương đương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ở địa phương (nhiệm kỳ 5 năm – không sớm hoặc muộn quá 1 năm). - BCH Đảng bộ Tỉnh, Huyện và tương đương là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ đại hội (BCH bầu ra BTV, Bí thư, Phó BT, UB KT các cấp). CHƯƠNG V: TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (Từ điều 21 đến 24) 1- Hình thức tổ chức: a- Khái niệm: TCCSĐ (gồm ĐB cơ sở, chi bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, được thành lập tương ứng với cấp hành chính nhà nước ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) và các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hoặc đơn vị cơ sở trong công an nhân dân và quân đội ND. - Tên gọi: + ĐBộ cơ sở + Cbộ cơ sở + TCĐ cơ sở Đều là TCCSĐ - TCCSĐ bao gồm đảng bộ, chi bộ trực thuộc, trực tiếp cấp Huyện, Quận và tương đương. - Dưới đảng bộ cơ sở còn có đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở. Tham khảo: Huyện Thạch Thành gồm 62 TCCSĐ: - Đảng bộ xã, thị trấn là 28 đơn vị (ĐB Thạch Long, Thạch Đồng, TT Kim Tân...) - Đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp: 6 đơn vị (ĐB quân sự, CA, UBND Huyện, cty MĐ....) - chi bộ cơ sở gồm 26 đơn vị: (Ngân hàng, kho bạc, toà án, kiểm sát, trường cấp 3: I, II, III, IV.) b- Hình thức tổ chức: - Từ 3 đến dưới 30 ĐVCT được thành lập chi bộ (có các tổ đảng). - Từ 30 ĐVCT trở lên được thành lập Đảng bộ cơ sở (có các chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở). - Những trường hợp trên 30 ĐV lập chi bộ, dưới 30 ĐV lập Đảng bộ phải được cấp uỷ Huyện, Quận và tương đương đồng ý. 2- Quy định về ĐH và hoạt động của cấp uỷ cơ sở: (Điều 22 ĐLĐ) - Quy định về nhiệm kỳ ĐH. + Đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn 5 năm 1 lần (không sớm hoặc muộn quá 1 năm) + ĐBộ, chi bộ cơ sở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, LLVT 5 năm 1 lần (không sớm hoặc muộn quá 1 năm). + Cbộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở 5 năm 2 lần (không sớm hoặc muộn quá 6 tháng). - ĐH ĐB+CB cơ sở chủ yếu là ĐH ĐV (ĐB có trên 200 ĐV được ĐH đại biểu). - ĐH ĐB cơ sở bầu BCH, BCH bầu BTV, bầu BT, phó BT, bầu UBKT đảng uỷ. - ĐH Cbộ (cơ sở và trực thuộc) bầu ban chi uỷ, trực tiếp bầu BT, phó BT (dưới 9 ĐV thì bầu BT, nếu cần thì bầu phó BT). 3- Nhiệm vụ của TCCSĐ: (Điều 23-gồm 5 nhiệm vụ - trang 49 ĐLĐ) 4- Các quy định về trực thuộc Đảng uỷ cơ sở: (Điều 21) - Phân biệt các điểm khác với Cbộ cơ sở + Là những cbộ trực thuộc trực tiếp cấp uỷ cơ sở (cách cấp huyện 1 cấp) + Nhiệm kỳ Cbộ này là 2 lần/5 năm. + Nhiệm vụ Cbộ này quy định tại điều 24- T50 ĐLĐ. Tham khảo: Đối với huyện Thạch Thành hiện có 349 Cbộ/36 đảng bộ cơ sở bao gồm: + Các xã, thị trấn: Cbộ thôn, trường học, trạm xá. + Các cơ quan doanh nghiệp: gồm Cbộ ban, phòng, đội sản xuất........ CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG QĐND VÀ CAND (Từ điều 25 đến điều 29) Cần nắm vững 3 nguyên tắc cơ bản sau: - Tổ chức đảng trong QĐ và CAND đều nằm trong hệ thống TC chung của Đảng CSVN. - Đảng uỷ quân sự TW (quân uỷ TW) và đảng uỷ CA TW đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của BCH TW Đảng (thường xuyên là Bộ chính trị và Ban bí thư). - Tổ chức đảng QS, CA ở địa phương nào đều đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương đó về mọi mặt; đồng thời chấp hành NQ của đảng uỷ QS và CA cấp trên. (ví dụ: ...) CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ UBKT CÁC CẤP (Từ điều 30 đến điều 33) gồm: 1- Vị trí, nội dung công tác kiểm tra của đảng: Quy định - Kiểm tra giám sát là một trong chức năng lãnh đạo của đảng. - Các cấp uỷ lãnh đạo công tác kiểm tra (từ đảng bộ cơ sở trở lên bầu UBKT là cơ quan tham mưu cho cấp uỷ đảng về công tác kiểm tra giám sát). - Nội dung công tác kiểm tra giám sát: kiểm tra giám sát tổ chức đảng, ĐV chấp hành cương lĩnh, điều lệ, chỉ thị, NQ của Đảng. 2- Hình thức tổ chức và hoạt động của UBKT các cấp: - UBKT cấp nào do cấp uỷ cấp đó bầu ra (các Cbộ đảng không bầu UBKT, đ/c bí thư cấp uỷ làm phụ trách công tác kiểm tra của Cbộ). - UBKT các cấp gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các ủy viên (phân biệt với ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên). - UBKT làm việc theo chế độ tập thể, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ và UBKT cấp trên. 3- Nhiệm vụ của UB kiểm tra các cấp: (Điều 32 – 5 nhiệm vụ- T58 ĐLĐ) CHƯƠNG VIII: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG (Từ điều 34 đến điều 40 – nói tại mục III) CHƯƠNG IX, X: ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC, ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ ĐOÀN TNCS HCM (Từ điều 44 đến điều 45) 1- Đối với Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội: a- Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội (gồm có: HĐND, UBND các cấp,MTTQ, PN, ND, CCB, CĐ, Đoàn TN): - Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh chính trị, chủ trương chính sách, công tác tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ. - Đảng lãnh đạo bằng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, NQ của đảng. Lưu ý: Đảng lãnh đạo không bao biện làm thay, ôm đồm lấn sân các cơ quan quản lý vàấcc ngành chuyên môn. b- Phương thức lãnh đạo: - Đảng đưa ĐV của mình tham gia sinh hoạt - hoạt động trong tổ chức chính quyền- đoàn thể. - Đảng thành lập các tổ chức của Đảng (Đảng bộ, chi bộ) trong cơ quan Nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội; cụ thể hoá NQ, chủ trương của Đảng thành các văn bản pháp luật và các quy định của Nhà nước và các đoàn thể chính trị. - Đảng giới thiệu cán bộ là ĐV đủ tiêu chuẩn ứng cử để bầu vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của cơ quan Nhà nước, đoàn thể chính trị. c- Quy định về lập Đảng đoàn đối với các cơ quan Nhà nước, đoàn thể cấp tỉnh trở lên: (Điều 42). d- Quy định về lập ban cán sự đảng đối với cơ quan hành pháp, tư pháp từ cấp tỉnh trở lên: (Điều 43) 2- Đối với đoàn TNCS HCM: - Đảng lãnh đạo đoàn TNCS HCM nội dung, phương thức lãnh đạo được quy định giống như các đoàn thể chính trị xã hội khác. Còn vì: + Tổ chức Đoàn TNCS HCM là đội dự bị tin cậy, thường xuyên bổ xung lực lượng trẻ kế tục sự nghiệp của đảng. + Đoàn TNCS là LL nòng cốt trong phong trào TN, là trường học XHCN tu dưỡng, rèn luyện, thanh niên trẻ trưởng thành. + Đoàn TNCS có trách nhiệm phụ trách đội thiếu niên tiền phong trưởng thành. CHƯƠNG XI: TÀI CHÍNH ĐẢNG (Điều 46) CHƯƠNG XII: CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG (Điều 47, 48) (Tham khảo sgk) * Hệ thống mục II: cần nắm vững các nội dung sau: 1- Phần mở đầu: Đảng và những vấn đề cơ bản về đảng: bao gồm 8 nội dung: - Nguồn gốc của Đảng. - Bản chất của đảng. - Mục tiêu lý tưởng của Đảng (xây dựng nước VN ...) - Nền tảng tư tưởng của Đảng (CN Mác-LN + tư tưởng HCM) - Nguyên tắc tổ chức của Đảng (...) - Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị - Quan điểm quốc tế của Đảng. - Công tác xây dựng Đảng (tự chỉnh đốn, tự đổi mới ...) 2- Nội dung các chương điều lệ Đảng: Gồm 12 chương, 48 điều quy định cụ thể về: - ĐV (vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp, nhiệm vụ, quyền ĐV). - Tổ chức Đảng: + Nguyên tắc TC và cơ cấu TC của Đảng + Cơ quan lãnh đạo của Đảng TW + địa phương (ĐH +BCH)... + TCCSĐ + TC đảng trong QĐ và CAND. - Quy định về công tác kiểm tra giám sát của đảng và UBKT các cấp. - Đảng lãnh đạo nhà nước, đoàn thể chính trị XH và đoàn TN. - Công tác khen thưởng và kỷ luật của Đảng. - Công tác tài chính đảng... III- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG (Bao gồm 4 nội dung sau- trọng tâm) 1- Bản chất giai cấp CN của Đảng: Bản chất giai cấp CN của Đảng được quán triệt trong toàn bộ ĐLĐ được thể hiện tập trung ở các nội dung: - Thế giới quan, hệ tư tưởng của đảng. - Cương lĩnh, đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. a- Thế giới quan hệ tư tưởng của đảng: (3 nội dung) * Bản chất giai cấp CN của Đảng được khẳng định: trong điều lệ: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp CN VN, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc VN; Đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp CN, của nhân dân lao động và của dân tộc.” Thể hiện: + Đảng đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp CN + Mục tiêu của Đảng là: Độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện xây dựng đất nước ta trở thành một quốc gia độc lập, giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ và văn minh. + Từ mục tiêu đó đảm bảo cho lợi ích chủ yếu của giai cấp CN, đồng thời cũng là lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc. * Bản chất giai cấp CN của đảng xuất phát từ nhận thức khoa học về vai trò và xứ mệnh lịch sử của giai cấp CN, vì: + G/c CN được hình thành, phát triển cùng với nền sản xuất đại công nghiệp. Đất nước càng phát triển nền CN càng lớn mạnh, g/c CN cũng phát triển và không ngừng lớn mạnh. + G/c CN (g/c duy nhất) đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ, có tinh thần CM triệt để nhất, có tính tổ chức và kỷ luật cao nhất. + Thế giới ngày nay càng phát triển (thời đại KH công nghệ, thời đại CN trí thức ...). Nhưng bản chất CM và sứ mệnh lịch sử của g/c CN vẫn không thay đổi; đó là đánh đổ g/c tư sản, xoá bỏ bóc lột, giải phóng người LĐ. * Bản chất g/c CN VN còn được thể hiện: “Đảng lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình”. Bởi vì: + Học thuyết Mác-Lênin là học thuyết CM nhất, KH nhất của g/c CN trên toàn thế giới. + Tư tưởng HCM được vận dụng sáng tạo, khoa học từ học thuyết Mác-lênin vào thực tiễn CM VN... + Thắng lợi của thực tiễn lịch sử hơn 75 năm qua (từ 1930) khẳng định việc vận dụng học thuyết Mác-lênin vào đường lối lãnh đạo của đảng là hoàn toàn đúng đắn... b- Về cương lĩnh, đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng: Bản chất g/c CN của Đảng được thể hiện rõ nét về mục tiêu nhiệm vụ trong điều lệ và các văn kiện ĐH đảng 8, 9, 10. Đó là: (6 nội dung – T77sgk) - Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CN XH. - Kiên định và vận dụng sáng tạo phát triển CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn. (Đó là ...). - Đấu tranh kiên quyết, kịp thời chống lại mọi biểu hiện cơ hội, tả khuynh, giáo điều, bảo thủ ... - Luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa của thời đại... - Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng... - Thường xuyên giáo dục bồi dưỡng lập trường quan điểm, ý thức tổ chức của đảng đối với đội ngũ ĐV ... - Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết... - Kết hợp CN yêu nước chân chính với CN quốc tế trong sáng... Tóm lại: Bản chất g/c CN của đảng là 1 nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác XD đảng, nó được thể hiện tập trung và chủ yếu ở: - Thế giới quan hệ tư tưởng của đảng. - Cương lĩnh, đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. 2- Nhiệm vụ và quyền của ĐV: Yêu cầu: - Khi trở thành ĐV cộng sản: + 5 nhiệm vụ của TCCSĐ + 4 nhiệm vụ của ĐV Là yêu cầu bắt buộc mọi ĐV phải nắm vững và thực hiện, phục vụ cho hoạt động và sinh hoạt đảng. - Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử, nhiệm vụ của ĐV được điều chỉnh phải bổ sung phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của đảng. a- Nhiệm vụ của đảng viên: (Quy định tại điều 2- gồm 4 nhiệm vụ-T78 sgk) b- Quyền của ĐV: (Quy định tại điều 3- gồm 4 quyền-T82 sgk) 3- Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng: Trong các nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt đảng thì nguyên tắc hàng đầu và cơ bản nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc này còn được áp dụng trong toàn bộ hệ thống chính trị của đảng: Đảng chính quyền, đoàn thể các cấp. (Ngoài ra còn các nguyên tắc trong sinh hoạt đảng như: Nguyên tắc phê bình và tự phê bình trong đảng, các nguyên tắc kiện toàn bầu cử trong đảng). a- Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ: (bao gồm 5 nội dung: quy định tại điều 9-T84 sgk) b- Mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung trong đảng: Dân chủ trong đảng được thực hiện bằng 2 hình thức: * Dân chủ trực tiếp: Mọi đảng viên trong tổ chức đảng đều được bàn bạc, thảo luận thống nhất (biểu quyết, bỏ phiếu) chủ trương, NQ của TC đảng. Cụ thể: + Thảo luận, đề ra chủ trương, nghị quyết của chi bộ, đảng bộ. + Thảo luận, biểu quyết, bỏ phiếu, kết nạp, kỷ luật, xếp loại ĐV... + Thảo luận, bỏ phiếu bầu cử trong các TC đảng (bầu BCH, đại biểu) ... Yêu cầu của hình thức dân chủ trực tiếp: Khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của TC đảng và ĐV. Chống biểu hiện: + Dân chủ áp đặt hình thức (thảo luận, bàn bạc cho hay...) + Dân chủ tự do vô chính phủ (kiểu tư sản ...) * Dân chủ đại diện: Ý chí của ĐV của TC đảng được thể hiện thông qua người hoặc tập thể đại diện (thông qua hình thức bầu cử, lựa chọn). Cụ thể: + TC đảng cấp dưới bầu ra đại biểu ĐH cấp trên. + Cấp uỷ của TC đảng giữa 2 kỳ ĐH. + Các hội nghị cán bộ chủ chốt trong việc thực hiện quy trình nhân sự của đảng... Yêu cầu của hình thức dân chủ đại diện: + TC đảng và ĐV chọn cử người đại diện phải đủ tiêu chuẩn, phải có năng lực đại diện cho ý chí của TC đảng ĐV. Chống biểu hiện: + Thể hiện dân chủ một cách hình thức. + Lợi dụng dân chủ thể hiện ý chí cá nhân của người được đại diện ... * Tập trung trong đảng: Mọi ý chí, nguyện vọng của đảng viên được tập trung thành chủ trương, NQ định hướng lãnh đạo của TC đảng các cấp. Yêu cầu: Mọi ĐV phải nói và làm theo NQ của TC đảng (thảo luận, bàn bạc có nhiều ý, khi thực hiện phải theo một định hướng thống nhất của đa số. Chống biểu hiện: + ĐV nói và làm sai NQ của TC đảng. + Tránh hiện tượng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược. * Mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung trong đảng: + Mở rộng dân chủ trong đảng nhưng phải gắn với tập trung (ý chí, nguyện vọng của đa số đảng viên trở thành chủ trương, NQ định hướng của TC đảng...) +Tập trung trong đảng phải gắn với mở rộng dân chủ, tập trung trên cơ sở dân chủ... + Hai nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, thiếu một trong 2 nội dung này, nguyên tắc trong đảng sẽ bị lợi dụng (biểu hiện: hình thức, gò ép, ý chí của tập thể trở thành của một nhóm người hoặc một cá nhân đại diện ... thực tế là sùng bái cá nhân là nguyên nhân của mất dân chủ mà ra ...) Tóm lại : Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong TC và sinh hoạt đảng. Nguyên tắc này đảm bảo cho mọi hoạt động lãnh đạo của đảng đúng đắn, khoa học và thống nhất cao nhất. Nguyên tắc này còn được thực hiện cho mọi TC trong hệ thống chính trị của đảng... 4- Khen thưởng và kỷ luật trong đảng: a- Khen thưởng trong đảng: (Quy định tại điều 34-T86 sgk) b- Kỷ luật trong đảng: (Quy định từ điều 35 đến điều 40-T88 sgk) Hệ thống mục II: Tóm lại..................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_so_3_doi_tuong_dang_5984.doc