Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng

Ngoài ra để đạt hiệu quả kinh doanh cao công ty cũng cần chú ý một số vấn đề như : - Nâng cao, đào tạo nhân viên các kỹ năng về tài chính để có thể đảm nhận nhiệm vụ và linh hoạt trong hoạt động quản trị vốn. - Tổ chức quá trình quản lý lao động, tăng cường kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả lao động. - Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hoạt động quảng bá thương hiệu . - Xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung ứng phân phối và đầu tư nhằm củng cố uy tín trên thị trường . - Hoàn thiện các chính sách: chính sách giá, chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

doc31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động +Tỷ số thanh toán nhanh: Giá trị TSNH-Giá trị Tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Giá trị nợ Ngắn hạn +Tỷ số thanh toán hiện thời: Giá trị TSNH Tỷ số thanh toán hiện thời = Giá trị nợ NH 1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 1.2.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động Vốn lưu động bao gồm giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản khả năng chuyển hóa tiền mặt trong một chu kỳ kinh doanh.Cấu trúc vốn lưu động gồm có : tiền mặt , khoản phải thu , hàng tồn kho . 1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động Trong công ty tài sản ngắn hạn thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Đặc biệt là các tài sản ngắn hạn do tốc độ vòng quay nhanh với tính sinh lợi thấp. Nếu quản lý một cách lỏng lẻo thì lượng tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho sẽ phình ra rất nhanh, do đó giảm khả năng sinh lợi . 1.2.3. Nội dung quản trị vốn lưu động -Quản trị vốn lưu động liên quan đến các quyết định quản trị tài sản và nợ ngắn hạn, bao gồm : + Quản trị tiền mặt (xác định số dư tiền mặt tối ưu ) + Quản trị khoản phải thu (chính sách tín dụng và thủ tục thu nợ ) + Quản trị hàng tồn kho (mức tồn kho hợp lý và kiểm soát tồn kho ) 1.3. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT 1.3.1. Tầm quan trọng của quản trị tiền mặt Tiền mặt được xem là tài sản không sinh lợi, vì vậy mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối thiểu hoá lượng tiền mặt nắm giữ, nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối giữa nhập quỹ và xuất quỹ diễn ra một cách bình thường. Chính vì vậy , nhu cầu đặt ra đối với nhà quản trị tài chính là phải xác định mức độ hợp lý các tài sản thanh toán cho các hoạt động kinh doanh thường ngày như : chi trả lương, thanh toán cổ tức, trả trước thuế và các chi phí khác… Thông thường, một công ty sử dụng tiền mặt cho các hoạt động sau : + Giao dịch : Là hoạt động cần thiết để đối phó với các phát sinh trong khi giao dịch với ngân hàng, khách hàng… + Cất trữ : Hoạt động nhằm duy trì số dư như là một lớp đệm để đối phó với những nhu cầu kinh doanh thường ngày ( trả lương, thuế và cổ tức ) và các phát sinh ngẫu nhiên ( dự phòng hoả hoạn, thiên tai..) + Đầu cơ : Là hoạt động nhằm tìm kiếm các cơ hội đầu tư nhằm kiếm lời từ chênh lệch giá hoặc hưởng chiết khấu… 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt 1.3.2.1. Tốc độ thu hồi tiền mặt + Đẩy nhanh việc chuẩn bị và gửi hoá đơn bằng cách vi tính hoá hoá đơn, gửi kèm theo hàng, gửi qua fax, yêu cầu thanh toán trước, cho phéo ghi nợ trước. + Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ trả nợ sớm bằng cách áp dụng các chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ thanh toán trước hạn. Quan điểm chung là “ nỗ lực thu các khoản phải thu càng sớm càng tốt và trì hoãn các khoản phải trả đến mức có thể càng tốt ” 1.3.2.2. Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận bằng cách thực hiện giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt để có thêm tiền mặt nhằm đầu tư sinh lợi bằng cách khác, thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hoá đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanh toán nhưng trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán chạm mang lại. 1.3.3. Lập dự toán ngân sách tiền mặt Ngân sách tiền mặt là dự án lưu chuyển tiền tệ cho thấy thời điểm và số lượng tiền mặt vào và ra trong một thời kỳ, thường là hằng tháng. Mục đích lập dự toán này để các nhà quản trị tài chính có khả năng tốt hơn về xác định nhu cầu tiền mặt trong tương lai, hoạch định để tài trợ cho các nhu cầu tái sản xuất, thực hiện việc kiểm soát tiền mặt và khả năng thanh toán cho daonh nghiệp. 1.3.4. Một số công cụ theo dõi tiền mặt + Vòng quay tiền mặt: Doanh thu thuần Vòng quay tiền mặt = Tiền mặt bình quân Trong đó : Tiền mặt bình quân = (Tiền mặt ĐK+ Tiền Mặt CK)/2 + Chu kỳ vòng quay tiền mặt: Tiền mặt Chu kỳ vòng quay tiền mặt = Tiền bán trung bình một ngày 1.4. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU Công ty thường thích bán hàng thu tiền ngay thay phải bán tín dụng, nhưng do áp lực cạnh tranh mà hầu hết các Công ty đưa ra các chính sách tín dụng cho khách hàng. Khi chính sách tín dụng được thực hiện sẽ làm thay đổi giá trị tồn kho cũng như khoản phải thu, nói cách khác Công ty thực hiện đầu tư vào khoản phải thu làm phát sinh các chi phí trực tiếp và gián tiếp để thực hiện khoản phải thu, kết quả lợi nhuận sẽ thay đổi đáng kể do do doanh số tăng lên khi mở rộng tín dụng. Quản trị khoản phải thu liên quan đến các quyết định liệu có cấp tín dụng cho khách hàng nào đó hay không? Tiến trình xây dựng một chính sách tín dụng sẽ được thực hiện như thế nào và các phương thức điều khiển khoản phải thu. Việc thiết lập một hệ thống kiểm soát là cần thiết bởi vì không có nó thì khoản phải thu sẽ vượt qua mức làm cho dòng ngân quỹ giảm xuống, các nguy cơ xuất hiện mất mát sẽ tăng lên. Một chính sách tín dụng tối ưu sẽ xác định mức hợp lý khoản phải thu tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động của công ty. Chẳng hạn một công ty chưa khai thác đầy đủ năng lực sản xuất trong khi chi phí biến đổi thấp sẽ mở rộng tín dụng tự do hơn, và tất yếu khoản phải thu sẽ lớn hơn so với công ty đã hoạt động hết năng lực sản xuất trong việc gia tăng doanh số. Trong khi doanh số lại chịu tác động bởi các biến số mà công ty có thể kiểm soát được như : giá bán, chất lượng sản phẩm, và chính sách tín dụng của công ty. Như vậy, các biến số của cính sách tín dụng mà người quản trị tài chính phải xem xét bao gồm: + Xác định tiêu chuẩn tín dụng + Quyết định thời hạn và suất chiết khấu + Xây dựng chính sách thu nợ Người quản trị tín dụng có trách nhiệm xây dựng chính sách tín dụng cho công ty phù hợp với mục đích kinh kinh doanh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lại liên quan đến các bộ phận khác nhau như : tài chính, tiếp thị và sản xuất . 1.4.1. Chính sách tín dụng 1.4.1.1. Khái niệm Chính sách tín dụng là một yếu tố quyết định quan trọng liên quan đến mức độ , chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng 1.4.1.2. Thuận lợi và bất lợi khi mở rộng tín dụng. * Thuận lợi : -Doanh số bán hàng tăng lên, giảm lượng hàng tồn kho không cần thiết. -Duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống và tìm kiếm những khách hàng mới. -Tạo uy tín và làm cho khách hàng mua thường xuyên hơn. -Các thủ tục cấp phát tín dụng tương đối đơn giản hơn * Bất lợi : -Vốn đọng lại trong hàng hoá mà khách hàng đã mua. -Có thể phát sinh chi phí tiền lãi mà công ty vay để mở rộng tín dụng -Một số khách hàng thanh toán trễ, và dẫn đến mất mát không đòi được nợ. -Phát sinh thêm chi phí mở rộng tín dụng và thu hồi nợ. 1.4.1.3. Mô hình tiêu chuẩn đánh giá tín dụng Tiêu chuẩn đánh giá tín dụng được hiểu là mức độ chấp nhận đối với các yêu cầu tín dụng. Về mặt thực tế, một công ty khi mở rộng tín dụng sẽ phải cân nhắc khả năng sinh lợi mà chính sách tín dụng mang lại Lợi nhuận ròng tăng thêm = Thu nhập tăng thêm –chi phí tăng thêm 1.4.1.4. Hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng Tiêu chuẩn tín dụng chỉ ra sức mạnh và độ tin cậy mà một khách hàng phải đáp ứng với chính sách chất lượng tín dụng. Nếu một khách hàng chưa đáp ứng với tiêu chuẩn tín dụng thì việc cấp tín dụng có thể bị từ chối hoặc đáp ứng tín dụng hạn chế. Tiêu chuẩn tín dụng của công ty là cơ sở để xác định những khách hàng nào đủ điều kiện tín dụng đưa ra và giá trị tín dụng mà mỗi khách hàng sẽ nhận được là bao nhiêu. Cơ sở để lập tiêu chuẩn tín dụng dựa trên kết quả đo lường chất lượng tín dụng của khách hàng. Các phương pháp được áp dụng để đo lường chất lượng tín dụng được sử dụng trong thực tế: + Hệ thống điểm tín dụng ( Credit Scoring Systems ) Mặc dầu các quyết định đưa ra hầu hết mang tính chủ quan, nhưng nhiều công ty cũng cố gắng xây dựng hệ thống điểm tín dụng dựa trên phân tích hồi quy tương quan bội. Chẳng hạn, điểm số tín dụng là các biến số gồm: số lần trả lãi (TIE), tỷ lệ thanh toán nhanh (Rq), thông số nợ (D/A ), và số năm hoạt động (Yb ) Như vậy, mỗi công ty sẽ có hệ thống cho điểm tín dụng khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố đánh giá và trọng số của mỗi yếu tố. Hệ thống này được xây dựng dựa trên mối tương quan của các chỉ tiêu nghành và được điều chỉnh thường xuyên phù hợp với mỗi thời kỳ cụ thể. + Hệ thống 4Cs (4 Cs Sytem) Theo phương pháp này, chất lượng tín dụng khách hàng được đánh giá qua 4 yếu tố của khách hàng sau: -Đặc điểm ( Character): khả năng trả nợ và trách nhiệm với các khoản nợ . - Vốn (Capital) :các điều kiện và hiệu suất tài chính . -Thế chấp (Collateral) :khả năng thế chấp tài sản để đảm bảo tín dụng . - Điều kiện (Conditions): các xu hướng kinh tế, khu vự kinh tế và thành phần kinh tế . Thông qua 4 yếu tố này có thể thu nhập từ hồ sơ lưu trữ của khách hàng hoặc đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm…thông qua việc đánh giá 4 chính sách người quản trị tín dụng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về chất lượng tín dụng của khách hàng hay nhóm khách hàng . 1.4.2. Phân tích chính sách tín dụng 1.4.2.1. Nguồn thu nhập thông tin tín dụng Thu nhập thông tin là bước đầu tiên trong tiến trình phân tích tín dụng. Là cơ sở để xử lý và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Vì vậy, yêu cầu của nguồn thông tin là phải chính xác và cung cấp kịp thời. Các công cụ để thu nhập thông tin bao gồm: + Các báo cáo tài chính của khách hàng + Các đánh giá của cơ quan tín dụng và cơ quan tư vấn tài chính +Thông tin lưu trữ của công ty về khách hàng . 1.4.2.2. Xác định thời hạn và điều kiện tín dụng -Thời hạn tín dụng : Là khoảng thời gian kể từ lúc một khoản tín dụng được cấp cho đến lúc nó được hoàn trả xong. -Điều kiện tín dụng : Là phát biểu trong phạm vi thời hạn tín dụng, bao gồm : thời hạn chiết khấu và suất chiết khấu -2/10,Net 60 : Nghĩa là thời gian tín dụng là 60 ngày kể từ ngày ghi trên hoá đơn,nếu khách hàng thanh toán trong phạm vi 10 ngày đầu thì sẽ được hưởng chiết khấu 2% trên giá bán. -2/10 EOM, Net 60 : nghĩa là thời hạn tín dụng 60 ngày kể từ ngày ghi trên hoá đơn, nếu khách hàng thanh toán trong phạn vi 10 ngày đầu trước cuối tháng ( End Of Month) thì được giảm giá 2%. -2/COD, Net 60 : thời hạn tín dụng là 60 ngày nếu thanh toán ngay(Cash on date) thì được chiết khấu 2%. -Net 60 : ngĩa là thời hạn tín dụng cho phép là 60 ngày. 1.4.2.3. Quyết định mở tín dụng Sau khi tiến hành các phân tích cần thiết, nhà quản trị cần đưa các quyết định tín dụng : + Quyết định có gửi hàng và mở tín dụng cho khách hàng mới không. + Đối với khách hàng đã mở tín dụng, cần xem xét và thiết lập một thủ tục để đánh giá lại mỗi khi nhận được đơn hàng . 1.4.3. Chính sách thu nợ Chính sách thu nợ : Chỉ ra các thủ tục mà theo đó để công ty thực hiện việc thu tiền đối với các hoá đơn hay khoản nợ đến hạn. Biến số cơ bản của chính sách thu nơn là giá trị kỳ vọng của thủ tục thu nợ . Đó là sự cân nhắc giữa chi phí thực hiện thu nợ với với việc giảm tỷ lệ mất mát và rút ngắn thời hạn thu tiền. Thủ tục thu nợ : Thường bao gồm một trình tự hợp lý cho các giải pháp mà nó áp dụng cho các hoá đơn quá hạn. Các biện pháp có thể thực hiện như : gọi điện nhắc nhở, gửi thư yêu cầu, viếng thăm hoặc nhờ pháp luật can thiệp. Như vậy tiến trình thu nợ không những phát sinh thêm chi phí mà có thể làm giảm mối quan hệ và mất lòng khách hàng tốt có lý do chính đáng cho sự chậm trễ của họ. Các khách hàng thường muốn kéo dài thời hạn thanh toán, nhưng lại không muốn đối phó với ngân hàng nhờ thu hay pháp luật. Trong khi các công ty lại mong muốn thu hồi các khoản nợ quá hạn sớm để hạn chế mất mát. Tóm lại, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách thu nợ đều có ảnh hưởng đến doanh số và kỳ thu tiền, tỷ lệ mất mát. Chính vì vậy, người quản trị phải xem xét tác động của các sự thay đổi trong chính sách thu nợ cùng với các thay đổi trong các biến số tín dụng khác để xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chỉ tiêu khoản phải thu. 1.4.4. Theo dõi khoản phải thu 1.4.4.1. Mục đích -Nhà quản trị tài chính theo dõi khoản phải thu nhằm : Xác định đúng thực trạng khoản phải thu , đánh giá tính hữu hiệu của chính sách thu tiền . 1.4.4.2. Một số công cụ theo dõi khoản phải thu +Kỳ thu tiền bình quân : Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bán chịu bình quân +Vòng quay khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu 1.5. QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì tất cả các công đoạn mua,sản xuất và bán không diễn ra trong cùng một lúc. Mặt khác, cần có hàng tồn kho để duy trì khả năng hoạt động thông suốt của dây chuyền sản xuất và các hoạt động phân phối, ngăn chặn những bất trắc trong sản xuất, vì vậy quản trị hàng tồn kho trong sản xuất là một việc rất quan trọng. 1.5.1. Khái niệm hàng tồn kho Hàng tồn kho là những tài sản được giữ bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường ;đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ . 1.5.2. Phân loại Hàng tồn kho bao gồm : thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang; sản phẩm chưa hoàn thành, sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho . 1.5.3. Chức năng quản trị tồn kho +Liên kết: Chức năng chủ yếu nhất của quản trị tồn kho là liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng. Khi cung cầu của một loại hàng tồn kho nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ thì việc duy trì thường xuyên một lượng tồn kho nhằm tích luỹ đủ cho thời kỳ cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết. Thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, trách sự thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất . +Ngăn ngừa tác động lạm phát: Một doanh nghiệp nếu biết trước tình trạng tăng giá nguyên vật liệu hay hàng hoá họ có thể dữ trữ tồn kho để tiết kiệm chi phí . Như vậy, tồn kho là một hoạt động đầu tư tốt, lẽ dĩ nhiên khi thực hiện hoạt động tồn kho chúng ta phải xem xét đến chi phí và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tồn kho . +Khấu trừ theo số lượng Một chức năng khá quan trọng của quản trị tồn kho là khấu trừ theo số lượng. Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể đưa đến việc giảm phí tổn sản xuất. Tuy nhiên, mua hàng với số lượng lớn sẽ chịu chi phí tồn trữ lớn, do đó trong quá trình quản trị tồn kho người ta cần phải xác định một lượng hàng hoá tối ưu để được hưởng giá khấu trừ, mà chi phí tồn trữ tăng không đáng kể . 1.5.4. Quản trị chi phí tồn kho Để dữ trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí.Các chi phí liên quan đến việc dữ trữ tồn kho : Chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng , chi phí mua hàng. 1.5.4.1. Chi phí tồn trữ : Chi phí tồn trữ là những loại chi phí có liên quan đến việc tồn trữ hay hoạt động tồn kho.. 1.5.4.2. Chi phí đặt hàng Bao gồm những phí tổn trong việc tìm các nguồn, các nhà cung ứng; hình thức đặt hàng, thực hiện quy định đặt hàng hỗ trợ cho các hoạt động văn phòng…Khi đơn hàng được thực hiện, phí tổn đặt hàng vẫn còn tồn tại, những lúc đó chúng được hiểu như phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng . Phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng là những chi phí cho việc chuẩn bị máy móc hay công nghệ để thực hiện đơn hàng. Do đó, cần xác định thời điểm và số lượng cho mỗi lần đặt hàng thật chi tiết để cố gắng tìm những biện pháp giảm bớt chi phí chuẩn bị cũng như phí tổn đặt hàng . Trong nhiều trường hợp, chi phí chuẩn bị có mối quan hệ rất mật thiết đối với thời gian chuẩn bị thực hiện đơn hàng . Nếu giảm được thời gian này là một giải pháp hữu hiệu để giảm lượng đầu tư cho tồn kho và cải tiến được năng suất . 1.5.4.3. Chi phí mua hàng Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của dơn hàng và giá mua một đơn vị. Chú ý: (1) Chi phí tồn kho = Chi phí tồn trữ + Chi phí đặt hàng +Chi phí mua hàng (2) Chi phí tồn kho = Chi phí tồn trữ + Chi đặt hàng 1.5.5. Một số công cụ đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho + Vòng quay hàng tồn kho : Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho +Số ngày luân chuyển hàng tồn kho : Hàng tồn kho *360 Số ngày luân chuyển hàng tồn kho = Doanh thu thuần CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Lịch sử hình thành : * Về quy mô : Công ty có trụ sở chính đặt tại 186 Trần Phú , Quận Hải Châu TP Đà Nẳng với diện tích khoảng 440 m2 . Ngoài ra công ty còn có 2 Chi nhánh tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế và các tuyến trực thuộc khác . * Về mặt pháp lý : - Công ty được thành lập theo giấy phép số : 3160 / QĐ-UB , ngày 5 tháng 11 năm 1992 do UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẳng cấp -Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nhà Đà Nẵng (DND) chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 31 tháng 3 năm 2010 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0400101323 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Đà Nẵng cấp. - Giấy đăng ký kinh doanh số 103650 ngày 23 tháng 11 năm 1992 do Trọng tài kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẳng cấp . - Điện thoại số : 0511 - 3824410 - Fax : 0511 - 872213 2.1.1.2. Quá trình phát triển : Công ty là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập với nguồn vốn kinh doanh là 2.581 triệu đồng . Trong đó : Vốn cố định là 71 triệu đồng , vốn lưu động là 2.510 triệu đồng theo nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp là 2.581 triệu đồng . Đến năm 1997 , khi tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng công ty được chuyển về trực thuộc sở địa chính - nhà đất, nay là sở tài nguyên và môi trường TP Đà Nẵng theo quyết định số 177 / QĐ-UB ngày 27 tháng 1 năm 1997 , đến năm 1999 mảng quản lý nhà nước của công ty được tách ra để hình thành công ty mới. Ngay từ ngày thành lập , công ty nhận được sự chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng và các Sở ban ngành có liên quan . Đặc biệt từ khi trở thành đơn vị trực thuộc Sở địa chính nhà đất , sự quan tâm ấy đã được cụ thể hoá bằng sự chỉ đạo và hỗ trợ hết mình trong mọi hoạt động của công ty . Chính từ những điều kiện được nêu trên, với sự phấn đấu liên tục của Ban giám đốc và toàn bộ cán bộ công nhân viên, chỉ tính riêng trong vòng 7 năm từ năm 1997 đến năm 2003 công ty luôn vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại để hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm và kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước . 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng: Đứng trước tình hình đô thị hoá ngày càng mạnh mẻ , Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nhà Đà Nẵng được thành lập nhằm đáp ứng một số yêu cầu về xây dựng cơ bản và một số lĩnh vực liên quan đến xây dựng cơ bản , từng bước hình thành các kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và chỉnh trang bộ mặt đô thị . 2.1.2.2. Nhiệm vụ: Là một doanh nghiệp nhà nước Công ty được sự chỉ đạo của các sở ban ngành từ đó công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau : - Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì Công ty phải giúp Thành phố đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. - Đối với nguồn vốn tín dụng : Là nguồn vốn vay để phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty, thuộc nguồn vốn này gồm có : + Vốn tín dụng thương mại dùng để đầu tư xây dựng mới , cải tại mở rộng , đổI mới kỹ thuật và công nghệ để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả . + Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước : Công ty sử dụng nguồn vốn này đúng như kế hoạch nhà nước giao . Là một doanh nghiệp ngoài những nhiệm vụ nhà nước giao , để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường Công ty còn phải phấn đấu hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước tạo công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt là nâng cao năng lực cho sản xuất kinh doanh của công ty để cạnh tranh với một số Công ty khác trong ngành . 2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động : Công ty hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng cơ bản và một số lĩnh vực liên quan đến xây dựng cơ bản, từng bước hình thành cơ sở vật chất trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Để sử dụng đồng vốn có hiệu quả và phân tán rủi ro công ty đã mạnh dạng đầu tư vào các lĩnh vực sau : - Kinh doanh bất động sản, đầu tư phát triển các dự án bất động sản, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê . - Đầu tư khai thác thuỷ điện. - Xây dựng công trình dân dụng , công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, cầu cảng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp . - Xây dựng công trình điện từ 100KW trở xuống, công trình cấp thoát nước đô thị, công trình bưu chính viễn thông, công trình xăng dầu. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. - Khai thác chế biến khoáng sản -Kinh doanh dịch vụ vận tải, dịch vụ sữa chữa các loại phương tiện có động cơ. -Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ giải trí nghỉ dưỡng. -Đầu tư BOT,BT -Tư vấn thiết kế xây dựng, tư vấn giám sát công trình, tư vấn đo dạc bản đồ. -Quảng cáo thương mại, xúc tiến thương mại. Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị .Nghiên cứu thị trường. 2.1.3.Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức: Đối với một doanh nghiệp đi cùng với những điều kiện đủ để tồn tại thì nó còn cần phải được tổ chức hợp lý, xuyên suốt từ trên xuống điều này nó góp phần quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh . Với một bộ máy tổ chức quản lý một cách khoa học là cần thiết nó sẽ giúp Công ty hoạt động một cách năng động, linh hoạt và hiệu quả hơn trong nền kinh tế luôn biến động. Sau đây là sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Nhà Đà Nẵng : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KẾ HOẠCH BAN ISO TT TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH 2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Trong những năm qua tình hình kinh doanh của Công ty có bước phát triển tốt và tạo chổ đứng trên thị trường. Đó là do một phần công tác quản trị của Công ty thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu đề ra, kết quả đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: BẢNG I: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Trđ Chỉ tiêu / Năm 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/ - +/ - 1.Doanh thu thuần và cung cấp dvụ 81.023 192.677 212.425 111.654 19.748 2.Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 0 0 3. Doanh thu thuần 81.023 192.677 212.425 111.654 19.748 4. Giá vốn hàng bán 63.103 175.147 193.098 112.044 17.951 5. Lợi nhuận gộp 17.920 17.530 19.327 -390 1.797 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.667 1.551 1.427 -116 -124 7. Chi phí tài chính 2.543 1.660 1.340 -883 -320 Trong đó: lãi vay phải trả 231 271 269 40 -2 8.Chí phí bán hàng - 2.610 1.950 2.610 -660 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.534 5.973 6.370 -3.561 397 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 7.510 7.955 11.094 445 3.139 11.Thu nhập khác 6.556 3.197 4.146 -3.359 949 12.Chi phí khác 4.184 3.055 4.003 -1.129 948 13. Lợi nhuận khác 2.372 142 143 -2.230 1 14.Tổng lợi nhuân trước thuế 10.765 8.097 11.237 -2.668 3.140 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.643 1.847 4.350 -1.796 2.503 16. Lợi nhuận sau thuế 7.122 6.250 6.887 -872 637 Qua bảng số liệu hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy doanh thu của Công ty tăng lên rất nhanh qua 3 năm qua. Cụ thể doanh thu tăng từ 81.023 trđ lên 21.2425 trđ năm 2010. Điều này cho thấy hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên. Đây một rất tích cực khi mà nền kinh tế đang cạnh tranh gay gắt.Tuy nhiên chi phí rất lớn chiếm gần 90% doanh thu. Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh đất nên chi phí vật liệu công trình cao cộng với chi phí chuyển quyền sử dụng đất trong khu dân cư. Ta thấy LNST lại giảm từ 7.122 trđ xuống 6.250 trđ năm 2009, và tăng lên 6.887 trđ năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 là 225 trđ. Nguyên nhân là do chi phí tăng lên cao. 2.3.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG Trong những năm qua,công việc quản lý VLĐ của Công ty do bộ phận kế toán tài vụ kết hợp với phòng tài chính đảm nhận. Hiện nay Công ty có thể đứng vững trên thị trường phần lớn là do các nhà điều hành công ty có khả năng quản trị vốn tốt đặc biệt là quản trị VLĐ. Để đánh giá thực trạng quản trị VLĐ khái quát hơn cần dựa vào kết cấu vốn: BẢNG II : KẾT CẤU VỐN CÔNG TY Chỉ Tiêu/Năm Đvt 2008 2009 2010 2009 /2008 2010 /2009 + /- % + /- % VLĐ Trđ 267.510 198.394 201.135 -69.116 -25,84 2.741 1,38 VCĐ Trđ 278.530 27.996 25.985 -250.534 -89,95 -2.011 -7,18 Nợ P Trả Trđ 251.484 175.006 184.474 -76.478 -30,41 5.468 3,12 N Vốn Trđ 546.040 226.390 227.120 -319.650 -58,54 730 0,32 VLĐ / NV % 48,99 87.63 88.56 38,64 78,88 0,93 1,06 VCĐ / NV % 51,01 12.37 11.44 -38,64 -75,76 -0,93 -7,48 Tỷ Số Nợ Lần 0,46 0.77 0.65 0,31 67,39 -0,12 -15,58 Qua bảng trên nguồn vốn của Công ty sau 3 năm đã giảm từ 546.040 trđ xuống 227.120 trđ do VCĐ giảm. Ngược lại VLĐ lại tăng từ 198.394 trđ năm 2009 lên 201.135 trđ năm 2010, sau khi có sự giảm xuống từ 267.510 trđ năm 2008 xuống 198.394 trđ năm 2009, tăng một lượng 2.741 trđ. Điều này cho thấy VLĐ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nguồn vốn thể hiện qua các năm: + Năm 2008 : 48,99% + Năm 2009 : 87,63% + Năm 2010 : 88,56% Ta nhận thấy tỷ trọng VCĐ thấp hơn so với VLĐ là một điều hợp lý đối với Công ty. Đặc biệt tỷ số nợ của Công ty có xu hướng tăng từ năm 2008 đến 2009 và giảm vào năm 2010 là một tín hiệu tích cực cho các chủ nợ của công ty. Vì như vậy,công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Cụ thể,năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,31 lần và sang năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,12 lần. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ: BẢNG III : MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỐN LƯU ĐỘNG Chỉ Tiêu /Năm Đvt 2008 2009 2010 2009 /2008 2010 /2009 + / - + / - Vòng quay VLĐ Vòng 0,3 0,97 1,67 0,67 0,08 Số ngày LC VLĐ Ngày 400 371 340 -29 -31 Tỷ số TT hiện thời Lần 1,43 1,18 1,26 -0,25 0,08 Tỷ số TT nhanh Lần 0,81 0,51 0,63 -0,3 0,12 Nợ NH Trđ 187.466 168.136 160.023 -19.330 -7.906 Dựa vào chỉ tiêu này ta thấy vòng quay VLĐ có xu hướng tăng lên từ 0,3 vòng lên 1,06 vòng,cụ thể năm 2009 tăng 0,67 vòng so với năm 2008,và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,08 vòng, tương ứng với số ngày luân chuyển VLĐ giảm lần lượt là 29 ngày và 31 ngày. Hệ số thanh khoản hiện thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Hệ số thanh khoản hiện thời tròn 3 năm như sau: năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0,25 lần,và tăng lên 0,08 lần năm 2010. Nhưng Công ty vẫn đảm bảo khả năng trả nợ ngắn hạn,làm tăng uy tín của Công ty. Trong khi đó, hệ số thanh khoản nhanh của Công ty >=0,5 đây là biểu hiện tốt thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tương đối khả quan, có thể đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh và mở rộng hoạt động kinh doanh hơn nữa. Sau khi đánh giá tổng quan về vốn tôi tiếp tục đánh giá cơ cấu VLĐ bao gồm tỷ trọng các thành phần tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho,tài sản lưu động khác. BẢNG IV : KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG Chỉ Tiêu / Năm Đvt 2008 2009 2010 Tiền % Tiền % Tiền % Tiền Mặt Trđ 21.895 8,33 8.678 4,36 11.472 5,68 Khoản Phải Thu Trđ 116.815 44,47 75.397 37,9 80.454 40 HTK Trđ 116.448 44,33 112.981 56,79 100.230 49,83 TSLĐ khác Trđ 7.552 2,87 1.878 0,95 9.024 4,49 Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tiền mặt của công ty rất nhỏ so với VLĐ chiếm dưới 10% qua 3 năm và có xu hướng giảm dần,và chủ yếu là khoản phải thu và hàng tồn kho là chiếm tỷ trọng lớn gần 50% VLĐ. Cơ cấu trên đòi hỏi nhà quản trị xem xét rõ hai khoản phải thu và hàng tồn kho,nếu đó là điểm tích cực thì phát huy còn đó là tiêu cực thì cần làm rõ nguyên nhân.Để đi sâu phân tích VLĐ của Công ty chúng ta cần phân tích rõ các thành phần VLĐ của Công ty. 2.3.1. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Khởi điểm của việc kiểm soát đầu tư vào tài sản ngắn hạn là sự kiểm soát một cách hữu hiệu tiền mặt hay những khoản tương đương tiền. Tiền mặt của Công ty thường giữ dưới hình thức tiền mặt tại quỹ,tiền gửi ngân hàng trong tài khoản Công ty và cổ phiếu. 2.3.1.1. Sự cần thiết quản trị tiền mặt Đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục công ty phải quản trị tiền mặt thật tốt nhằm đáp ứng cho các mục đích sau: +Thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động bình thường: trả lương cho nhân viên,nộp thuế nhà nước +Ngoài ra tiền còn dùng vào mục đích dự phòng khi xảy ra tình huống bất lợi cho hoạt động Công ty. 2.3.1.2.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt + Đẩy nhanh chuẩn bị và gửi hóa đơn Tốc độ thu hồi tiền mặt phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm,và việc thực hiện các dự án xậy dựng của công ty, việc xây lắp các công trình thường vốn rất chậm,trong khi đó Công ty phải vay vốn để kinh doanh nên chịu chi phí lãi cao. + Yêu cầu khách hàng thanh toán trước. Nhìn chung,trong 3 năm qua Công ty đã quản lý tốt tiền mặt qua các chính sách đẩy nhanh nguồn vốn về Công ty. Bên cạnh tốc độ thu hồi tiền mặt Công ty cũng có những chính sách tối ưu để giảm lượng tiền mặt chi ra. Thể hiện qua 3 năm lượng tiền mặt giảm từ 21.895 trđ xuống 11.427 trđ. 2.3.1.3.Thực trạng giảm tốc độ thu tiền mặt. Để có thể sản xuất kinh doanh công ty phải chi tiền mua nguyên vật liệu và các chi phí khác. Do đó, nhà quản trị cần tính đến thời gian trả tiền hàng cho tương ứng với khoảng thu tiền từ bán hàng qua việc lập dự toán thu chi tiền mặt và quan trọng hơn cả là biết tận dụng thời gian bán chịu của nhà cung cấp. 2.3.1.4.Lập ngân sách dự toán tiền mặt Công ty lập dự toán ngân sách tiền mặt cho từng ngày,tháng,năm sắp tới.Việc này tăng thêm tính chính xác cho dự toán,đồng thời giúp nhà quản trị thấy được sự biến động của số dư về tiền thông qua các khoản thu chi đã xảy ra trong kỳ kế toán. 2.3.1.5.Một số công cụ đánh giá hiệu quả quản trị tiền mặt. Sau khi áp dụng các biện pháp tăng tốc độ thu tiền mặt đồng thời giảm tốc độ chi tiền mặt trong những năm qua đã mang lại cho Công ty kết quả sau: BẢNG V: MỘT SỐ CÔNG CỤ THEO DÕI TIỀN MẶT Chỉ Tiêu /Năm Đvt 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 + / - + / - Tiền Mặt Trđ 21.895 8.678 11.427 -13.217 2.749 Tiền Mặt /VLĐ % 0,08 0,04 0,06 -0,04 0,01 Vòng Quay TM Vòng 196 238 525 42 287 Chu kỳ VQ TM Ngày 1,7 1,5 0,7 -0,2 -0,8 Các chỉ tiêu trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng tiền mặt rất tốt điển hình tốc độ vòng quay tiền mặt tăng rất nhanh qua 3 năm. Lượng tiền mặt có giảm ở năm 2009 từ 21.895 trđ còn 8.678 trđ tương ứng giảm 13.217 trđ, nhưng lại tăng bất thường ở năm 2010 là 11.427 trđ tương ứng 2.749 trđ so với năm 2009. 2.3.2.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU. Công ty sử dụng chính sách tín dụng để quản lý các khoản phải thu nhằm đạt doanh thu cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế, để đánh giá thực trạng quản trị khoản phải thu chúng ta cần phần tích hiệu quả từ việc áp dụng chính sách tín dụng của Công ty. 2.3.2.1.Chính sách tín dụng khoản phải thu Trong những năm qua các khoản phải thu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2008 chiếm 44,47%, năm 2009 chiếm 37,9% và năm 2010 chiếm 40% trong tổng số VLĐ điều này chứng tỏ công tác khoản phải thu của Công ty chưa tốt. Công tác quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần thu hồi nhanh chóng đồng vốn và đưa nhanh lượng vốn vào quá trình tái sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới làm tăng được vòng quay VLĐ và tận dụng được cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế cạnh tranh gay gắt,để bứt phá và vươn lên trong canh tranh Công ty không thể không sử dụng chính sách tín dụng. Song yếu tố này như con dao hai lưỡi, có thể giúp tăng doanh thu cho Công ty nhưng đồng thời nợ khó đòi lại tăng lên làm ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Do vậy, Công ty cần cân nhắc kỹ,áp dụng phương thức đa dạng. Để quản lý tốt khoản nợ này công ty đã thực hiện phân tích khách hàng thường xuyên và đánh giá vị thế của khách hàng. + Tiêu chuẩn tín dụng Do xuất phát từ thực tế báo cáo tài chính của các khách hàng ít được khai thác nên khó xác định nguồn vốn bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu cũng như các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do đó việc đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng chỉ căn cứ trên tài sản cố định theo phỏng đoán cảu nhân viên bán hàng nhưng việc đánh giá này thông thường được tiến hành đối với khách hàng được cấp mức tín dụng. + Thời hạn tín dụng Thời hạn bán chịu của Công ty chính là độ dài từ ngày xuất hóa đơn giao hàng đến ngày nhận tiền bán hàng. Do xuất phát từ thói quen bán hàng trả gối đầu của khách hàng đối với Công ty cùng ngành. Vì thế, Công ty cũng áp dụng chính sách này cạnh tranh với đối thủ nhằm thu hút khách hàng. Kết quả được thể hiện qua bảng sau: BẢNG VI: CHỈ TIÊU CÁC KHOẢN PHẢI THU Chỉ Tiêu /Năm Đvt 2008 2009 2010 2009 /2008 2010 /2009 Tiền % Tiền % Khoản Phải Thu Trđ 116.815 75.398 80.454 -41.418 -35,46 5.057 6,71 Khoản PT K/H Trđ 24.183 55.789 67.452 31.606 103,7 11.663 20,91 KPT /VLĐ % 44,47 37,9 40 -6,6 -14,76 2,1 5,54 Nợ quá hạn Trđ 132 132 420 0 0 288 218,2 Nợ quá hạn /KPT % 0,001 0,002 0,005 0,001 54,93 0,003 198,2 Nợ quá hạn không tăng từ năm 2008 sang năm 2009 là 132 trđ,sang năm 2010 phát sinh thêm nợ quá hạn. Ngược lại khoản phải thu lại biến động theo hai chiều hướng: giảm từ 116.815 trđ năm 2008 chiếm 44,47% tái sản lưu động sang năm 2009 là 75.397 trđ, nhưng lại tăng vào năm 2010 là 80.454 trđ chiếm 40% tái sản lưu động. Ta thấy rằng năm 2010 khoản phải thu đã tăng lên 6,71% so với năm 2009, điều này chứng tỏ Công ty chưa thực hiện tốt công tác khoản phải thu . 2.3.2.2. Chính sách chiết khấu Khi áp dụng chính sách chiết khấu đối với khách hàng thanh toán trước thời hạn. Khi thấy được lợi ích này khách hàng chuyển sang đặt hàng của Công ty. Từ đó có thể làm cho sản phẩm tiêu thụ của Công ty tăng kéo theo sự gia tăng về doanh thu và lợi nhuận. Chính sách này rất cần cho Công ty,áp dụng chính sách chiết khấu là biện pháp hữu hiệu làm giảm khoản phải thu, nợ khó đòi và nợ quá hạn. Đây chính là điều mà ban lãnh đạo Công ty cần có những quyết định sáng suốt,linh hoạt phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.3.2.3. Chính sách thu tiền Căn cứ vào số liệu liên quan đến khoản phải thu cho thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng lên từ năm 2008 đến năm 2010 với tăng 288 trđ. Vì vậy,Công ty cần có chính sách tín dụng vừa mềm dẻo vừa cứng rắn nhằm giảm nợ quá hạn đồng thời không làm mất khách hàng hay doanh thu tương lai bị giảm xuống. Đối với nợ quá hạn, Công ty thực hiện theo từng giai đoạn theo mức độ tăng dần biện pháp gắt gao và chi phí thu nợ. 2.3.2.4. Một số công cụ đánh giá hiệu quả khoản phải thu BẢNG VII: TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN KHOẢN PHẢI THU Chỉ Tiêu /Năm Đvt 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Tiền % Tiền % Kỳ tiền bình quân Ngày 127 111 97 -17 -13,1 -13 -11,9 Hệ số L/C KPT Vòng 2,8 3,3 3,7 0,4 15.1 0,4 13,6 Doanh thu Trđ 81.023 192.677 212.425 11.654 137,81 19.748 10,2 Khoản phải thu Trđ 116.815 75.397 80.454 -41.418 -35,46 5.057 6,71 Nhờ tính hữu hiệu ngày càng tăng trong chính sách tín dụng nên kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm từ 127 ngày năm 2008 chỉ còn 97 ngày năm 2010, hay vòng quay khoản phải thu chỉ quay được 3 vòng sang năm 2010. Điều này cho thấy khả năng thu nợ của công ty ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chậm do nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu. 2.3.3. THỰC TRẠNG HÀNG TỒN KHO Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tốt hay chưa tốt chúng ta nhìn qua các chỉ tiêu sau đây: BẢNG VIII : CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÀNG TỒN KHO Chỉ Tiêu /Năm Đvt 2008 2009 2010 2009 /2008 2010 /2009 + / - + / - Hàng tồn kho Trđ 116.448 112.981 100.230 -3.467 -12.751 HTK /VLĐ % 31,5 37,1 37,4 6,4 0,3 Vòng quay HTK Vòng 5,3 4,4 4,9 0,9 0,5 Số ngày l/c HTK Ngày 67 83 74 16 -9 Từ kết quả ở bảng phân tích ta thấy số vòng quay HTK trong năm 2009 đã giảm so với năm 2008 là 0,9 (vòng) điều đó đồng nghĩa với việc số ngày vòng quay HTK tăng lên 16 (ngày).Số liệu này cho thấy công ty chưa quản lý tốt HTK, nhưng bước sang năm 2010 vòng quay HTK tăng lên 4,9 (vòng) tăng 0,5 vòng so với năm 2009 đồng nghĩa với việc thời hạn tồn kho của HTK năm 2010 giảm so với năm 2009 là 9 (ngày) cho thấy Công ty đã có nỗ lực trong khâu tiêu thụ làm giảm lượng thành phẩm tồn kho. 2.3.4.NHẬN XÉT CHUNG Qua phân tích hoạt thực trạng quản trị vốn lưu động cho thấy công ty đã có sự nỗ lực trong công tác quản trị vốn. + Ưu Điểm: - Công tác quản trị tiền mặt của công ty đã thực hiện tốt, thể hiện qua lượng tiền mặt qua các năm được đảm bảo giữ một lượng tiền tối ưu cụ thể năm 2008 là 21.895 triệu đồng chiếm 8,33% VLĐ, năm 2009 là 8.678 triệu đồng chiếm 4,36% VLĐ, năm 2010 là 11.427 triệu đồng chiếm 5,68% VLĐ.Như vậy, lượng tiền mặt đã được Công ty tận dụng hết và không để tiền mặt quá nhiều,qua 3 năm lượng tiền mặt chiếm chưa tới 9% VLĐ. - Số ngày luân chuyển hàng tồn kho đã được giảm qua các năm, Cụ thể năm 2010 giảm 9 ngày so với năm 2009 . +Nhược Điểm: - Mặc dù, nợ ngắn hạn qua các năm được cải thiện nhưng nó vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể, cụ thể năm 2008 lên đến 34,3 % trên tổng nguồn vốn, đến năm 2010 tăng lên 70,5%. Nguyên nhân chính là Công ty phải vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu cho các công trình mới. Trong khi các khoản phải thu vẫn nằm ở khách hàng của Công ty chưa thu về được. Vì vậy, đã làm cho khoản phải thu của năm 2009 là 37,9 % tăng lên 40 % vào năm 2010. Cho nên, Công ty cần có chính sách thích đáng trong công tác bán hàng cũng như công tác xây dựng kế hoạch sẽ giúp Công ty chủ động về vốn. - Các khoảng phải thu chiếm 44,47 % (2008) giảm xuống còn 40% vào năm 2010 đây là khoản mà công ty bị khách hàng chiếm dụng đã gây khó khăn về mặt tài chính cho công ty. Công ty nên có những chính sách tín dụng hợp lý, đồng thời nâng cao công tác thu tiền để cải thiện được các khoản chiếm dụng này đồng thời góp phần tăng doanh số bán ra. - Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty có xu hướng tăng lên, đây là điều chưa thật tốt trong quản trị hàng tồn kho đối với Công ty. Năm 2009 tăng 6,4% so với năm 2008, và sang năm 2010 tăng lên 0,3%. Cho nên,Công ty cần có chính sách giảm thiểu lượng hàng tồn kho. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG 3.1.PHƯƠNG HƯỚNG,NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 - Trong những năm tới Công ty duy trì mức phát triển ổn định , đạt được kết quả kinh doanh theo kế hoạch hoặc vượt chỉ tiêu đề ra. - Ổn định và giữ vững thị trường hiện tại, tích cực tìm kiếm khách hàng, phát triển mở rộng thị trường. - Đầu tư quy hoạch và mở rộng Công ty, đầu tư và thay thế các thiết bị kém chất lượng, cải tiến máy móc phục vụ sản xuất. - Giảm các khoản chi phí và nâng cao năng suất lao động để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 Từ phân tích thực trạng quản trị VLĐ và phương hướng của công ty cho giai đoạn 2011-2013.Em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ giải quyết những hạn chế còn tồn tại đồng thời để đạt được kế hoạch Công ty đề ra. 3.2.1.Giải pháp quản trị tiền mặt Như đã phân tích ở phần thực trạng, tiền mặt Công ty đã giảm và chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản vốn lưu động, trong năm 2009 chiếm 4,36% đến năm 2010 khoản vốn này tăng nhẹ và chiếm 5,68% TSLĐ. Việc giữ lại vốn bằng tiền quá nhiều có thể giúp Công ty chủ động hơn trong việc thanh toán nhưng khi đó tiền tiền sẽ không sinh lãi gây lãng phí vốn và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, khi đó Công ty nên sử dụng số tiền dư thừa đó để thực hiện đầu tư có tính chất ngắn hạn hay tạm thời để có thể thu được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi suất thấp. - Bộ phận kinh doanh cần tăng cường dự báo tình hình biến động giá cả trong ngành vật liệu xây dựng để có chính sách điều chỉnh phù hợp, ổn định kịp thời trong những tình huống bất ngờ trong kinh doanh nhanh chóng có phương án kịp thời đầu tư có hiệu quả. - Công ty cần tính đến lượng tiền mặt dữ trữ tại quỹ, tìm ra phương án đầu tư nhằm tối đa hóa tốc độ vòng quay tiền mặt vì công ty đã cổ phần hóa trở thành doanh nghiệp hoạt động độc lập thì công ty tự quyết định từ việc huy động vốn đến phương án kinh doanh. - Hạn chế tối đa thanh toán bằng tiền mặt nên thực hiện bằng chuyển khoản,làm như vậy giảm được lượng tiền mặt của công ty ngoại trừ một số khoản chi giá trị thanh toán thấp. 3.2.2. Giải pháp quản trị khoản phải thu Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Năm 2009 chiếm 37,9% nhưng tới năm 2010 tỷ trọng này còn tăng tới 40% trong tổng tài sản lưu động, điều này chứng tỏ công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng nhiều. Việc tăng nợ phải thu kéo theo việc tăng thêm một số khoản chi phí như chi phí thu nợ, chi phí quản lý nợ…Do đó để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Từ đó góp phần sử dụng vốn hiệu hiệu quả tiết kiệm Công ty cần áp dụng những biện pháp sau: 3.2.2.1: Tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng: + Cơ sở thực hiện: Tăng thời hạn tín dụng là kéo dài thời hạn bán chịu cho khách hàng.Với cách làm như vậy Công ty có thể nâng cao doanh số của mình. Bên cạnh đó, khi mở rộng thời hạn trả nợ sẽ kích thích và thu hút các khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn sẽ quyết định tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thời hạn thu tiền của công ty hiện tại là 20 ngày , nhưng kỳ thu tiền bình quân lại rất cao 97 ngày(năm 2010).Chứng tỏ có nhiều khách hàng để nợ quá hạn, khi tăng thời hạn bán chịu kỳ thu tiền bình quân Công ty sẽ cao hơn , Công ty phải đầu tư vào phải khoản phải thu lớn hơn , nhưng nhà máy sẽ thu hút được khách hàng,và tăng doanh thu. Với tỷ số thanh khoản 0,63 lần như vậy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy việc tăng khoản phải thu không đáng ngại. +Nội dung thực hiện: - Căn cứ vào tình hình tài chính của công ty , với mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm , từng bước chiếm lĩnh thị trường, Công ty nên tăng thời hạn bán chịu cho khách hàng lên 30 ngày so với 20 ngày trước đây.Công ty cần kết hợp chính sách tín dụng khác như tăng chiết khấu thanh toán nhanh, tăng lãi suất nợ quá hạn. Khi tăng thời hạn bán chịu lên 10 ngày các khách hàng sẽ mua sản phẩm của công ty nhiều hơn .Như vậy, doanh thu ước tính sẽ tăng 12% sau khi thực hiện biện pháp . BẢNG : ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ TĂNG THỜI HẠN TÍN DỤNG Chỉ tiêu Đvt Trước biện pháp Sau biện pháp Chênh lệch Doanh thu Trđ 212.425 214.122 1.697 Giá vốn hàng bán Trđ 193.098 194.425 1.327 Lãi gộp Trđ 19.327 19.697 370 Chi phí bán hàng Trđ 1.950 2.103 153 Chi phí QLDN Trđ 6.370 6.370 0 Lợi nhuận Trđ 11.237 11.455 218 3.2.2.2.Áp dụng tỷ lệ chiết khấu nhanh + Cơ sở thực hiện: Trong điều kiện hiện nay của Công ty việc tăng nhanh vòng quay vốn, giảm thiểu khoản phải thu , rút ngắn kỳ thu tiền bình quân là rất cần thiết cũng như duy trì mối quan hệ với khách .Do vậy Công ty cần tính tỷ lệ chiết khấu nhanh cho khách hàng. Khi áp dụng chính sách chính sách chiết khấu thì các yếu tố khác cũng thay đổi : doanh số bán hàng tăng,vốn đầu tư các khoản phải thu giảm và công ty sẽ nhận được ít hơn trên mỗi doanh thu bán hàng nhưng Công ty sẽ được lợi nhiều hơn do yếu tố khác mang lại khi áp dụng suất chiết khấu.Công ty có thể giảm phí thu nợ cũng như một số nợ khó đòi và nợ quá hạn cũng có thể giảm .Một khi khách hàng nhận được lợi ích từ tỷ lệ chiết khấu thì sẽ kích thích họ trả tiền nhanh hơn, Công ty cũng được lợi từ giảm chi phí thu nợ. + Nội dung thực hiện: Qua thực trạng khoản phải thu ta thấy rằng Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn chính điều này đã kéo theo nợ quá hạn năm 2009 là 132 triệu đồng sang năm 2010 tăng lên 420 triệu đồng.Vì vậy, Công ty cần khắc phục bằng biện pháp thực hiện suất chiết khấu: -> Tức là hóa đơn bán hàng có mệnh giá là T đồng, tỉ lệ chiết khấu tại thời điểm là K tháng, + Nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn chỉ phải trả : T T’ = < T Với m: Số ngày thanh toán trước thời hạn (1+K)m/30 + Nếu khách hàng thanh toán sau thời hạn sẽ phải trả: T’’ = T (1+K)n/30 Với n: Số ngày thanh toán chậm BẢNG : ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TĂNG SUẤT CHIẾT KHẤU Chỉ tiêu Đvt Trước biện pháp Sau biện pháp Chênh lệch Doanh thu Trđ 212.425 213.274 849 Giá vốn hàng bán Trđ 193.098 193.868 770 Lãi gộp Trđ 19.327 19.406 79 Chi phí bán hàng Trđ 1.950 2.031 81 Chi phí QLDN Trđ 6.370 6.370 0 Lợi nhuận Trđ 11.237 11.397 160 3.2.3. Giải pháp quản trị hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty có xu hướng tăng lên, đây là điều chưa thật tốt trong quản trị hàng tồn kho đối với Công ty. Năm 2009 tăng 6,4% so với năm 2008, và sang năm 2010 tăng lên 0,3%. Cho nên, Công ty cần có chính sách giảm thiểu lượng hàng tồn kho. 3.2.3.1. Áp dụng mô hình xác định mức đặt hàng hiệu quả (EOQ) Thực trạng hàng tồn kho tăng lên có thể được khắc phục nếu Công ty áp dụng mô hình EOQ, với mô hình này giúp Công ty xác định mức đặt hàng hiệu quả từ đó có thể kiểm soát được hàng tồn kho một cách hợp lý. + Cơ sở thực hiện: Mô hình EOQ nhằm xác định mức đặt hàng hiệu quả trên cơ sở chi phí tồn kho và chi phí đặt hàng. Công thức xác định mức đặt hàng hiệu quả : TC = TC : Tổng chi phí tồn kho Da : Tổng nhu cầu trong năm S : Chi phí một lần đặt hàng H : Chi phí tồn kho 1 đv/năm Q : Quy mô đặt hàng => Mức đặt hàng hiệu quả: EOQ = Số đơn lượng hàng trong năm: N = Thời gian giữa hai lần đặt hàng : T = X: Số ngày hoạt động + Nội dung thực hiện Để áp dụng hiệu quả mô hình, Công ty cần phải đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ về vấn đề và tầm quan trọng của mô hình này. Biết cách áp dụng vào tình hình thực tế kinh doanh của công ty. 3.2.3.2. Chiết khấu theo khối lượng đặt hàng Với giải pháp này có thể giúp Công ty giảm được lượng hàng tồn kho, khi mà khách hàng đặt hàng với số lượng lớn thì sẽ được giảm giá như vậy sẽ có lợi cho khách hàng và công ty. Mặt khác còn giảm được chi phí tồn kho. BẢNG : MỨC CHIẾT KHẤU THEO KHỐI LƯỢNG Mức chiết khấu Qui Mô (Đơn vị) Chiết khấu (%) Đơn Giá ( Trđ) 1 < 999 0 7,00 2 1000 -1999 5 6,80 3 >2000 6 6,60 3.2.4. Một số giải pháp khác Ngoài ra để đạt hiệu quả kinh doanh cao công ty cũng cần chú ý một số vấn đề như : - Nâng cao, đào tạo nhân viên các kỹ năng về tài chính để có thể đảm nhận nhiệm vụ và linh hoạt trong hoạt động quản trị vốn. - Tổ chức quá trình quản lý lao động, tăng cường kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả lao động. - Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hoạt động quảng bá thương hiệu . - Xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung ứng phân phối và đầu tư nhằm củng cố uy tín trên thị trường . - Hoàn thiện các chính sách: chính sách giá, chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ sở lý luận về công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan