Một số bệnh thường gặp của mắt

1. Nhận định : - Hoàn cảnh xuất hiện bệnh, thời gian bị bệnh bao lâu ? - Mức độ đau nhức, suy giảm thị lực, cộm ngứa. - Xung quanh có ai bị bệnh như bệnh nhân ? xác định nguồn lây - Đã được uống thuốc và tra, nhỏ thuốc gì chưa ? tiến triển của bệnh ra sao ? - Chú ý tìm các tổn thương ở giác mạc, kết mạc và các biến chứng 2. Chẩn đoán điều dưỡng: cần lưu ý tới các dấu hiệu - Mi mắt sưng nề, mắt đỏ, cộm rát hay mắt thấy ngứa, cảm giác có dị vật trong mắt. - Đo thị lực và đánh giá mức độ tổn thương - Mắt ra nhiều hay ít ghèn, tính chất ghèn (màu sắc, nhầy, dính) - Nếu do viêm kết mạc cấp: cần xác định nguồn lây lan - Nếu do mắt hột: cần khuyến khích khám cả gia đình và đánh giá nguồn bệnh - Các dấu hiệu toàn thân kèm theo - Xác định phương pháp điều trị để người bệnh kiên trì thực hiện 3. Can thiệp điều dưỡng - Cho uống thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, bội nhiễm. - Uống thuốc chống phù nề, giảm ngứa - Rửa mắt hàng ngày bằng dung dịch NaCl 0,9 % hoặc Cloraxin 4% 10 lần/ngày - Tra thuốc theo y lệnh đối với bệnh nhân mắt hột: vì thời gian điều trị kéo dài người bệnh cần phải nghiêm túc thực hiện y lệnh tại nhà.

doc13 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bệnh thường gặp của mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA MẮT Mục tiêu Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh đau mắt hột, viêm kết mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Nội dung I. BỆNH MẮT HỘT 1. Đại cương Bệnh mắt hột là một bệnh viêm kết giác mạc có tính chất mạn tính, lây lan nhanh do một loại vi khuẩn gây nên. Bệnh phổ biến ở Việt Nam và dẫn đến các biến chứng gây mù lòa. Vi khuẩn gây bệnh mắt hột lây từ người bệnh sang người lành do thiếu vệ sinh trong sinh hoạt như rửa mặt bằng nước ao hồ, sông suối; sử dụng chung khăn mặt, chậu nước với người bị đau mắt hột. 2. Triệu chứng Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn 2.1. Giai đoạn 1 (T1): giai đoạn sơ phát - Triệu chứng nghèo nàn, chỉ phát hiện được khi khám bệnh hàng loạt, không đau mắt, thỉnh thoảng có nhiều ghèn, tiến triển âm thầm. - Lộn mi mắt thấy đỏ, có nhiều hột tròn, trong, ranh giới rõ rệt, chưa xuất hiện sẹo. 2.2. Giai đoạn 2 (T2): giai đoạn toàn phát - Bệnh nhân thấy khó chịu, sốt, đau, có nhiều ghèn, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cộm, ngứa. - Lộn mi mắt thấy có những hột chín, già, tập trung với nhau thành u hột và vỡ ra, để lại những sẹo mỏng, nhỏ. 2.3. Giai đoạn 3 (T3): giai đoạn thoái triển - Thời kỳ này kéo dài nhất, có nhiều biến chứng. Hột già và vỡ hết, để lại sẹo chằng chịt, ngang dọc trên kết mạc 2.4. Giai đoạn 4 (T4): giai đoạn khỏi bệnh - Chỉ còn lại sẹo, không còn hột ở kết mạc. Giai đoạn này không lây lan. - T1, T2, T3 gọi là thời kỳ hoạt tính, là giai đoạn lây lan nhanh, do đó cần điều trị tích cực. 3. Biến chứng - Viêm kết mạc phối hợp, do nhiễm thêm tạp khuẩn: mắt bệnh nhân đỏ rực, nhiều ghèn, mủ - Lông quặm: do sẹo làm sụn mi cong lại, mi mắt gập lại, lông mi đâm vào giác mạc, làm bệnh nhân thấy rất khó chịu, có thể gây loét giác mạc dẫn đến mù hoàn toàn. - Các biến chứng khác: viêm tắc túi lệ, khô mắt 4. Điều trị 4.1. Thuốc tra mắt - Kẽm Sulfate 0,5%, Sulfacylum 20% tra 2 lần/ngày - Mỡ Tetracyclin 3%, tra ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ 4.2. Day, kẹp hột: làm rút ngắn quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít thực hiện vì dễ đưa đến nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm các loại vi trùng khác. 4.3. Mổ quặm: khi lông quặm gây ảnh hưởng tới giác mạc hoặc lông quặm làm người bệnh khó chịu II. VIÊM KẾT MẠC 1. Đại cương - Viêm kết mạc là bệnh thường gây ra dịch, còn được gọi là nhặm mắt hay đau mắt đỏ. Bệnh có thể gây thành dịch, đặc biệt là do virus. Nguyên nhân + Do vi khuẩn lậu, lao, bạch hầu + Do virus + Do dị ứng + Do bị kích thích bởi khói, bụi, nước bẩn 2. Triệu chứng - Mắt đỏ: ban đầu chỉ đỏ 1 mắt, sau đó cả 2 mắt đều đỏ, mi mắt hơi sưng - Ngứa, cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có nhiều ghèn, mủ - Thị lực bình thường, không bị ảnh hưởng Nếu do lậu (thường gặp ở trẻ sơ sinh): kết mạc sưng phù, rớm máu, có mủ xanh hoặc vàng, mủ chảy ra, có khi vi khuẩn gây loét giác mạc Nếu do virus, viêm kết mạc dễ lây lan nhanh, tạo thành dịch 3. Điều trị - Rửa mắt 2-3 lần/ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch C. NaCl 0,9%. - Tra mắt bằng dung dịch Sulfacylum 20% hoặc dung dịch C. Cloraxin 4%, thuốc mỡ Tetracylin 1% - Ngoài ra có thể sử dụng 1 số thuốc nhỏ mắt sau, nhưng cần thận trọng và phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa + C. Dexacol, C. Cebedexacol, C. Spersadex (Chloramphenicol + Dexamethasone) + C. Tobcol, C. Tobrex (Tobramycin), C. Tobradex (Tobramycin + Dexamethasone) + C. Neomycin (Neomycin), C. Neodex (Neomycin + Dexamethasone) + C. Ciplox, C. Ciprofloxacin, C. Ciloxan (Ciprofloxacin) + C. Okacin, C. Polymycin, C. Vigamox, C. Vigadexa - Nếu do lậu, do lao: cần dùng kháng sinh đặc hiệu 4. Phòng bệnh - Dùng nước sạch rửa mặt, dùng chậu riêng, khăn riêng. - Tránh bụi bằng cách đeo kính râm, kính mát, kính bảo hộ khi ra đường. III. TĂNG NHÃN ÁP 1. Đại cương - Tăng nhãn áp còn được gọi là bệnh Glaucom (theo tây y) hoặc gọi là Thiên đầu thống (theo đông y) hoặc được dân gian biết với tên Cườm nước - Bệnh sinh ra do nhãn áp tăng cao gây rối loạn chức năng thị giác. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ đưa đến mù vĩnh viễn vì làm teo dây thần kinh thị giác. - Thường bệnh gây ra ở cả 2 mắt. Một mắt bị trước, một mắt bị sau. 2. Triệu chứng Có 2 loại - Glaucom góc đóng: còn gọi là glaucom cấp, hay glaucom cương tụ - Glaucom góc mở: còn gọi là glaucom mạn, hay glaucom đơn thuần. 2.1. Glaucom góc đóng: thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tiền triệu: thỉnh thoảng bệnh nhân hay nhức đầu, mờ mắt, nhìn cảnh vật như có màng sương mù che phủ, nhìn vào nguồn sáng thấy quầng xanh đỏ như cầu vòng. Khi lên cơn tăng nhãn áp: - Mắt đau nhức dữ dội, đau như bị cây đâm vào mắt, cơn đau tăng dần lên, lan ra cả nữa đầu. Cơn đau thường xảy ra vào buổi tối, mùa lạnh. Bệnh nhân phải ôm đầu, ôm mắt vì đau nhức quá nhiều. - Mặt tái xanh, mạch nhanh, huyết áp tăng cao đột ngột, buồn nôn và nôn mửa nhiều. - Áp lực nội nhãn của mắt (nhãn áp) tăng cao >40 mmHg (bình thường nhãn áp của mắt trong khoảng 15-20mmHg). - Thị lực giảm nhanh, cương tụ kết mạc rìa. - Phản xạ ánh sáng mất, đồng tử dãn nhiều ( > 3 mm). 2.2. Glaucom góc mở: - Có thể gặp ở bất cứ người nào, không kể giới tính - Thỉnh thoảng có những cơn tăng nhãn áp. Bệnh nhân dần dần thích nghi với tình trạng nhãn áp tăng cao nên không còn cảm thấy đau nhức. - Đồng tử dãn nhẹ, phản xạ ánh sáng của đồng tử chậm - Thị lực giảm dần. - Thị trường thu hẹp 3. Điều trị 3.1. Thuốc giảm đau - Aspirin 0,5 g x 2-3 viên/ngày. - Paracetamol (Paradol, Efferagan, Paracetamol, Ultracet, Tatanol) 0,5 g x 2-3 viên/ngày. - Thuốc an thần, giảm đau mạnh: + Promedol 0,1 g + hoặc Morphin 0,01 g, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. - Nếu mắt vẫn còn đau nhức, có thể dùng hỗ hợp tiêm bắp: Dolargan 2,5 % x 2 ml. - Tiêm hậu nhãn cầu: dung dịch Novocain 3% x 1-1,5 ml 3.2. Thuốc hạ nhãn áp - Acetazolamid (Diamox, Fonurit) 0,25g, ngày đầu 4 viên, chia làm 2 lần, 2 ngày sau mỗi ngày 2 viên. Lưu ý: khi sử dụng Acetazolamid, thuốc gây lợi tiểu đồng thời làm mất Kali, do đó cần cho bệnh nhân bổ sung Kali (Kaldyum, Kaleorid) bù đắp cho lượng Kali bị mất qua nước tiểu Kaldyum 600mg, ngày 1-2 lần, mỗi lần 1 viên. - Nếu nhãn áp chưa hạ, cần cho bệnh nhân uống nước tinh khiết từ 1-1,5g/kg, pha thành dung dịch, uống cả ngày. - Tại mắt: tra C. Pilocarpin 1-3%, 15-30 phút tra 1 lần - Hiện nay, một số loại thuốc nhỏ mắt mới đã được nghiên cứu và ứng dụng để điều trị glaucom khá hiệu quả như: Travatan, Xalatan, Duotrav ngày nhỏ 1-2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ - Khi nhãn áp còn quá cao mà các thuốc hạ nhãn áp nêu trên vẫn chưa có hiệu quả, có thể cần nghĩ đến việc sử dụng Manitol 250ml truyền tĩnh mạch nhanh. 3.3. Phẫu thuật - Để điều trị dự phòng tăng nhãn áp cho bệnh nhân có nguy cơ cao, thầy thuốc chuyên khoa có thể thực hiện Laser Yag mở mống mắt chu biên, giúp tạo dẫn lưu làm giảm bớt nguy cơ tăng nhãn áp. - Chỉ phẫu thuật khi + Điều trị nội khoa tích cực mà nhãn áp không hạ. + Nhãn áp có hạ nhưng khi ngừng thuốc, nhãn áp lại tăng cao. - Sau khi mổ, bệnh nhân vẫn cần phải tiếp tục khám và theo dõi tại chuyên khoa. III. ĐỤC THỦY TINH THỂ 1. Nguyên nhân - Bẩm sinh: thường gặp ở trẻ nhỏ, bị một trong hai mắt. Có thể do cha mẹ bị giang mai hoặc mẹ bị cảm cúm trong thời kỳ mang thai. - Người già: thường gặp ở người từ 45 tuổi trở lên. - Những bệnh khác có thể gây đục thủy tinh thể như: đái tháo đường, bệnh tetani, viêm màng bồ đào, bệnh lupus ban đỏ, cận thị, sử dụng corticoid lâu ngày 2. Triệu chứng 2.1. Trẻ em - Bé nhìn không rõ, hoặc không nhìn thấy mọi vật - Mắt nhắm kín, sợ ánh sáng, đôi khi có rung giật nhãn cầu, lé mắt. - Trẻ chậm mọc răng, bị co giật - Đồng tử không có màu đen, chỗ trắng chỗ đen xen lẫn nhau nếu đục 1 phần hoặc màu trắng nếu đục toàn bộ. 2. Người lớn - Nếu chưa đục thủy tinh thể hoàn toàn, tùy theo hình thái và vị trí chỗ đục mà bệnh nhân có thể nhìn xa rõ hơn hoặc nhìn gần rõ hơn. - Nếu đục phần lớn thủy tinh thể, bệnh nhân nhìn thấy như có màng sương mù che trước mắt. - Nếu đục toàn bộ thủy tinh thể, bệnh nhân chỉ còn nhìn thấy sáng tối - Đồng tử có thể có màu trắng, màu đen sậm, màu nâu, hoặc màu xám 3. Điều trị 2.1. Trẻ em - Nếu chỉ vẩn đục khu trú trên một diện nhỏ, thị lực giảm ít thì không có chỉ định phẫu thuật - Nếu đục gần như toàn bộ, thị lực kém, toàn thân không có dị dạng thì cần phẫu thuật để trẻ phát triển bình thường - Nếu đục cả hai mắt toàn bộ thì phải mổ sớm từ 12-20 tháng tuổi, mổ 2 mắt một lần hoặc từng mắt một 2. Người lớn - Chỉ định phẫu thuật khi thị lực của người bệnh kém, cản trở công việc sinh hoạt, đục 1 hoặc cả 2 mắt - Nếu một mắt bị đục toàn bộ, mắt kia tốt thì có thể phẫu thuật lấy thủy tinh thể và đặt kính ở mắt bị đục toàn bộ. - Nếu người bệnh bị đục thủy tinh thể trung tâm và thường xuyên bị khó chịu bởi triệu chứng chói sáng khi ra ngoài, hoặc ảnh hưởng công việc thì cũng có thể đặt vấn đề phẫu thuật. - Nếu thị lực giảm còn 3/10 – 4/10 ở những người làm những công việc cần thị lực tốt, thì cũng có thể đặt vấn đề phẫu thuật. Bài đọc thêm BỆNH HỌC KẾT MẠC Mục tiêu : 1. Nắm được sơ lược phân loại bệnh học kết mạc 2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị của bệnh mắt hột và viêm kết mạc cấp tính. 3. Lập kế hoạch và chăm sóc bệnh nhân mắt hột và viêm kết mạc Nội dung: Viêm kết mạc là một bệnh thường gặp, bệnh tiến triển ít ảnh hưởng tới thị lực, đôi khi bùng nổ thành dịch (dịch đau mắt đỏ ) hay âm thầm lây nhiễm trong cộng đồng (mắt hột). Đặc biệt có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng tới thị lực nếu nguyên nhân do các vi khuẩn có độc tính cao hay do các biến chứng của mắt hột. * Bệnh học kết mạc được chia làm các nhóm: - Viêm kết mạc do nhiễm trùng: vi khuẩn, vi rút, mắt hột - Viêm kết mạc do dị ứng: cấp tính hay theo mùa (xuân) - Các tổn thương thoái hóa, tăng sản: mộng thịt, u kết mạc * Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu bệnh viêm kết mạc: - Cấp tính do vi khuẩn, virus - Mạn tính do bệnh mắt hột. I. VIÊM KẾT MẠC CẤP TÍNH 1. Nguyên nhân: thường gặp 1.1. Viêm kết mạc cấp tính do vi khuẩn: thường do phế cầu, liên cầu, lậu cầu, bạch hầu. 1.2. Viêm kết mạc cấp tính do virus: có thể 1.2.1. Do adeno virus: tổn thương có thể cả trên giác mạc, gặp hai hình thái lâm sàng: - Viêm kết mạc kèm sốt, viêm họng và hạch trước tai - Viêm kết mạc thành dịch 1.2.2. Do Entero virus: là bệnh hiếm gặp nhưng lây lan mạnh và tiến triển nhanh lâm sàng có thể gặp: - Viêm kết mạc do virus Herpes - Viêm kết mạc cấp do Chlamydia (viêm kết mạc thể vùi ) 2. Lâm sàng 2.1. Mắt đỏ : mi mắt phù nề, kết mạc đỏ, bệnh nhân thấy mắt cộm xốn như có dị vật. 2.2. Thị lực thường không thay đổi, đo thị lực bình thường, bệnh nhân có cảm giác khó nhìn do ghèn (rử) mắt, chảy nước mắt... 2.3. Tiết tố: ghèn (rử) mắt có thể nhiều hoặc ít, màu sắc, tính chất phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh làm mắt khó mở, 2 mi mắt như dính chặt vào nhau Nếu do vi khuẩn: ghèn mắt thường đặc như mủ nhầy Nếu do virus: ghèn mắt thường trong và dính. Bảng tóm tắt Bệnh Viêm Kết Mạc Viêm kết mạc cấp có tiết tố nhầy Cương tụ cùng đồ (+) Giả mạc (+) có thể bóc tách ra bằng tampon có thể chảy máu khi bóc tách Viêm kết mạc cấp có tiết tố Cương tụ toàn bộ kết mạc (+): cương tụ kết mạc mi cương tụ kết mạc nhãn cầu Giả mạc (-) I. Viêm kết mạc có tiết tố nhầy 1. Đặc điểm - Thường gặp, do vệ sinh kém - 2 mắt sưng mọng sau 1-2 ngày - Mọi lứa tuổi, trẻ em> người lớn - Dễ lây thành dịch 2. Bệnh nhân có triệu chứng - Nóng rát trong mắt - Cộm xốn như có dị vật, cát Cương tụ lan tỏa, phù kết mạc, sung huyết - Cảm giác nhìn mờ - Chảy nước mắt nhiều - Kết mạc cương tụ lan tỏa - Phù nề, sung huyết 3. Hướng điều trị - Cách ly, điều trị tại mắt - Rửa sạch chất tiết, ghèn mủ - Kháng sinh: C.Cloraxin 0,4% hoặc C.Gentamycin 0,3% hoặc C.Ciprofloxacin 0,3% 4. Phòng bệnh - Vệ sinh cá nhân và môi trường Cương tụ lan tỏa, phù kết mạc, sung huyết - Tuyên truyền cho cộng đồng - Phòng chống lây lan II. Viêm kết mạc có mủ đặc 1. Đặc điểm - Do vi khuẩn Lậu - Xuất hiện 1 - 3 ngày sau khi sinh - Tiến triển nhanh - Có thể biến chứng lên giác mạc - Nặng hay nhẹ tùy loại vi khuẩn 2. Triệu chứng - 2 mi mắt sưng, không mở mắt được - Khe mi có mủ đặc màu vàng xanh - Giác mạc thâm nhiễm màu trắng đục 3. Hướng điều trị - Cách ly là cần thiết - Rửa mắt hàng ngày - Kháng sinh phối hợp Cephalosporin thế hệ 3 và nhóm Quinolon - Bôi pomade Erythromycin hoặc pomade Gentamycin 4. Phòng bệnh - Quản lý thai nghén - Nhỏ thuốc sát trùng mắt trong 3 ngày đầu sau sinh Argyrol 2% Iodin Bạc Nitrat Viêm kết mạc với cương tụ cùng đồ và toàn bộ III. Chăm sóc bệnh viêm kết mạc 1. Nhận định - Đau từ bao giờ, đau như thế nào? - Tính chất của chất tiết ra sao ? - Có nhìn mờ không ? - Quan sát mi mắt, kết mạc mắt - Lấy chất tiết gửi xét nghiệm 2. Kế hoạch chăm sóc - Làm giảm đau rát, cộm mắt + Rửa mắt sạch + Chườm ấm + Tra Pomade kháng sinh - Giảm ngứa mắt - Đo thị lực, đo nhãn áp, thị trường - Tuyên truyền trong cộng đồng - Phòng chống lây lan - Vệ sinh cá nhân và môi trường để phòng bệnh Viêm kết mạc cấp có tiết tố ghèn mủ vàng xanh 2.4. Giả mạc: do sự lắng đọng của tế bào viêm và tổ chức hoại tử, tạo thành màng giả, phủ lên kết mạc đặc biệt là kết mạc mi. Tính chất của màng giả phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh - Nếu do vi khuẩn: thường màu trắng xám dễ bóc - Nếu do virus: màng giả màu nâu xám, mềm, dễ bóc. - Nếu do bạch hầu: màng giả màu xám, bẩn, dính chặt vào kết mạc, khi bóc sẽ gây chảy máu. 2.5. Xuất huyết dưới kết mạc 2.6. Các triệu chứng khác : tùy theo tác nhân, đôi khi toàn thân có thể sốt nhẹ, biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên và có hạch trước tai (viêm kết mạc họng - hạch). Có thể không có biểu hiện toàn thân và có thể bùng nổ thành dịch kèm theo có tổn thương trên giác mạc. 3. Điều trị viêm kết mạc cấp - Giữ gìn vệ sinh mắt: rửa mắt thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9 % hoặc Cloraxin 4% để mắt luôn sạch sẽ, không đọng ghèn mắt. - Tra thuốc kháng sinh tại chỗ: Gentamicin, Ciplox 0,3 % - Uống thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng hay bội nhiễm - Ngậm dưới lưỡi các thuốc chống phù nề: Alpha Chymotrypxin, Medetus, L-zym - Giảm đau, an thần - Hạn chế tiếp xúc người bệnh để tránh lây lan II. BỆNH MẮT HỘT 1. Nguyên nhân: mắt hột là bệnh truyền nhiễm cục bộ và mạn tính tại mắt do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên - Chlamydia Trachomatis có các đặc tính + Giống virus: kí sinh bắt buộc vào tế bào, có sự hình thành các thể vùi trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô + Giống vi khuẩn: sinh sản theo cơ chế phân đôi, có hai acid nhân là ADN và ARN, hình thành màng lọc tế bào và chịu tác dụng của một số kháng sinh và sulfamid - Dịch tễ học của bệnh mắt hột: 2 yếu tố chính + Môi trường (phân, nước, rác, côn trùng): đóng vai trò quan trọng lây truyền bệnh. Mắt hột mắc phải tình cờ (mắt hột đơn thuần) + Vệ sinh cá nhân - gia đình: thường có ổ viêm nhiễm là nguồn lây chủ yếu gây ra mắt hột lưu địa (phòng chống mắt hột tập trung vào phòng chống mắt hột tại địa phương) - Bệnh mắt hột phát triển nhanh và có tính chất chu kỳ 2. Tổn thương đặc hiệu của bệnh mắt hột 2.1. Lâm sàng: tiến triển qua 4 giai đoạn: khởi phát, toàn phát, thoái triển và liền sẹo. 2.2. Tổn thương mắt hột - Thẩm lậu: sự xâm nhập của tế bào viêm trên kết mạc - Hột: màu trắng, vòng lên hình bán cầu, đường kính >0,5 mm, tập trung nhiều nhất ở kết mạc sụn mi trên, đôi khi có thể thấy hột tập trung ở bờ bán nguyệt của kết mạc nhãn cầu xếp thành hàng dọc. - Thoái triển và liền sẹo: hột vỡ, trên kết mạc không còn thẩm lậu, có thể xen kẽ hột non và chín, ở cuối giai đoạn này xuất hiện các dải hay từng đám xơ gọi là sẹo mắt hột trên kết mạc - Ngoài ra mắt hột điển hình còn có thể gặp các tổn thương kèm theo : + Màng máu mắt hột: ở cực trên vùng rìa giác mạc + Màng máu mạch: thẩm lậu tỏa lan, làm giác mạc mờ đục + Hột ở vùng rìa giác mạc + U hột màng máu: hột vùng rìa phát triển cao độ tập trung thành đám liên kết với nhau trên vùng rìa có hình hạt đậu 3. Chẩn đoán mắt hột. Theo tổ chức Y Tế thế giới, chẩn đoán mắt hột chia làm 5 mức độ: 3.1. Bệnh mắt hột mức độ trung bình (T.F): có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên và đường kính hột bằng 0,5 mm 3.2. Bệnh mắt hột nặng (T.I): có kết mạc sụn mi trên đỏ, không nhìn rõ mạch máu ở ½ diện kết mạc sụn mi trên 3.3. Bệnh mắt hột để lại sẹo (T.S): thấy rõ sẹo trên kết mác sụn mi trên sẹo trắng bóng có các dạng dải hay mảng trắng. 3.4. Bệnh mắt hột gây ra lông quặm lông xiêu (T.T): ít nhất có 1 lông mi cọ vào nhãn cầu, tính cả lông xiêu đã bị nhổ 3.5. Mắt hột gây sẹo đục trên giác mạc (C.O): cần phải chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây sẹo giác mạc khác. Sẹo giác mạc do bệnh mắt hột làm che một phần hay toàn bộ bờ đồng tử làm thị lực giảm đáng kể (dưới 3/10) 4. Điều trị mắt hột 4.1. Tại mắt: - Nhỏ thuốc nước hàng ngày liên tục trong 3 – 6 tháng. Ví dụ các thuốc: SMP 10%, sulfacilium 20%, Cloraxin 0,4% nhỏ 4 lần/ngày x 3-6 tháng - Nhỏ thuốc mỡ Tetracylin 1% vào các buối tối trước khi đi ngủ, liên tục 3-6 tháng. 4.2. Toàn thân: có thể uống thuốc kháng sinh đối với các trường hợp mắt hột nặng hay mắt hột bội nhiễm bằng cách uống (Tetracylin, Erythromycin hay sulfamid với liều 1g/ngày x 3 tuần ) 5. Phòng bệnh mắt hột - Dùng nước sạch, khăn mặt, thau chậu riêng, rửa mặt mỗi ngày 3 lần - Tăng cường vệ sinh môi trường, tạo nguồn nước sạch, tollete hợp vệ sinh, xử lý rác tốt, diệt ruồi nhặng - Không để bệnh đau mắt đỏ có ghèn, mủ kéo dài. - Nếu trong gia đình có người bị đau mắt hột thì mọi người nên phải khám để được phát hiện sớm điều trị kịp thời. - Tra thuốc đúng, đủ liều cho tất cả mọi người trong khu vực có bệnh đau mắt hột lưu hành. Hột ở kết mạc sụn mi trên Hột ở kết mạc mi dưới Biến chứng của bệnh mắt hột - Viêm kết mạc phối hợp - Lông xiêu, lông quặm - Loét, sẹo giác mạc - Khô mắt - Viêm bờ mi Sẹo giác mạc – lông xiêu – lông quặm Lông quặm – lông xiêu gây tổn thương giác mạc III. Chăm sóc bệnh nhân viêm két mạc - mắt hột 1. Nhận định : - Hoàn cảnh xuất hiện bệnh, thời gian bị bệnh bao lâu ? - Mức độ đau nhức, suy giảm thị lực, cộm ngứa. - Xung quanh có ai bị bệnh như bệnh nhân ? xác định nguồn lây - Đã được uống thuốc và tra, nhỏ thuốc gì chưa ? tiến triển của bệnh ra sao ? - Chú ý tìm các tổn thương ở giác mạc, kết mạc và các biến chứng 2. Chẩn đoán điều dưỡng: cần lưu ý tới các dấu hiệu - Mi mắt sưng nề, mắt đỏ, cộm rát hay mắt thấy ngứa, cảm giác có dị vật trong mắt. - Đo thị lực và đánh giá mức độ tổn thương - Mắt ra nhiều hay ít ghèn, tính chất ghèn (màu sắc, nhầy, dính)  - Nếu do viêm kết mạc cấp: cần xác định nguồn lây lan - Nếu do mắt hột: cần khuyến khích khám cả gia đình và đánh giá nguồn bệnh - Các dấu hiệu toàn thân kèm theo - Xác định phương pháp điều trị để người bệnh kiên trì thực hiện 3. Can thiệp điều dưỡng - Cho uống thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, bội nhiễm. - Uống thuốc chống phù nề, giảm ngứa - Rửa mắt hàng ngày bằng dung dịch NaCl 0,9 % hoặc Cloraxin 4% 10 lần/ngày - Tra thuốc theo y lệnh đối với bệnh nhân mắt hột: vì thời gian điều trị kéo dài người bệnh cần phải nghiêm túc thực hiện y lệnh tại nhà. 4. Đánh giá theo dõi - Mắt giảm sưng nề, giảm đỏ, không còn cộm ngứa - Bệnh nhân nhìn rõ hơn, mắt mở bình thường - Mắt sạch, cảm giác như không còn ghèn - Tổng trạng tốt. 5. Giáo dục sức khỏe - Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh - Khi bị bệnh nên hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh lây lan - Thực hiện đúng phác đồ điều trị tại gia đình - Khám định kỳ để thầy thuốc đánh giá kết quả điều trị (mắt hột ) Các tổn thương gây ra do bệnh mắt hột

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_8_benh_hoc_mat_6944.doc
Tài liệu liên quan