Marketing Mix của thẻ ATM 365 Styles

Marketing trong hoạt động ngân hàng như thế nào, cụ thể hơn qua phối thức Marketing mix 7P đối với thẻ ATM 365 Styles của ACB. 1. Sản phẩm (Product) 2. Giá (Price) 3. Phân phối (Place) 4. Quảng cáo (Promotion) 5. Con người (People) 6. Tiến trình (Process) 7. Physical evidence

doc19 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Marketing Mix của thẻ ATM 365 Styles, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Trong thời đại ngày nay, bất cứ ai cũng phải thừa nhận vai trò quan trọng của Ngân hàng thương mại - định chế được coi mạch máu của cả nền kinh tế. Việt Nam gia nhập WTO, áp lực cạnh tranh đã khiến các ngân hàng thương mại phải thực sự chuyển đổi trong cách thức hoạt động kinh doanh của mình. Trước đây, các ngân hàng thường ít quan tâm tới công tác marketing để tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của xã hội ngày càng tăng; thị trường dịch vụ tài chính ngày càng phát triển và hoàn thiện; mức độ cạnh tranh gia tăng; mức độ hiểu biết và thông thạo về tài chính của những chủ thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ do các ngân hàng cung cấp ngày càng cao đã buộc các ngân hàng phải phát triển và vận dụng hoạt động marketing vào kinh doanh để duy trì khách hàng, bảo vệ thị phần và mức sinh lời hiện tại. Do vậy, việc quan tâm xây dựng chiến lược marketing bài bản, phù hợp, có bản sắc riêng cho các sản phẩm dịch vụ là điều kiện quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến mảng sản phẩm thẻ ngân hàng – một trong những dịch vụ phổ biến của nền kinh tế hiện nay. ACB đang tiến tới đích với mục tịêu chiếm thị phần thẻ “chậm nhưng chắc”: Thực tế thì hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, hiện có khoảng 40 Ngân hàng đang tham gia thị trường phát hành và thanh toán thẻ. VCB đang dẫn đầu về số lượng phát hành thẻ ghi nội địa (thẻ connect 24), chiếm hơn 60% thị phần, tiếp sau là các Ngân hàng Agribank, ACB, Incombank và Đông Á. Trong số thẻ phát hành nội địa, tuyệt đại đa số (98%) là thè ghi nợ và thẻ ATM, trừ ACB là ngân hàng duy nhất phát hành thẻ tín dụng nội địa với số lượng rất ít. Về phát hành thẻ quốc tế, hiện nay có bốn Ngân hàng phát hành là ACB, ANZ, Eximbank và VCB đã tạo dựng được uy tín và thị phần nhất định với các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế. có những giai đoạn, số lượng khách hàng đăng ký thẻ Visa tại ACB tăng trung bình 10% mỗi tháng. Với chiến lược luôn đi trước và dẫn đầu, ACB đã tiến vững chắc với nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính tiên phong. Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần được đánh giá hàng đầu Việt Nam, ACB cũng tiên phong trong cho vay tiêu dùng, chứng khoán, địa ốc và sàn giao dịch vàng. ACB luôn cung cấp những sản phẩm đầy tính sáng tạo và mới mẻ cho thị trường nhằm kiếm được lợi nhuận cao nhất. Việc đầu tư vào hệ thống ATM và thẻ rút tiền khá tốn kém mà trong giai đoạn dầu của thị trường sơ khai, sự hiểu biết của các khách hàng còn hạn chế, do đó các chi phí tiếp thị và bán hàng của sản phẩm thẻ ATM chỉ có chức năng rút tiền là chưa thực sự có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao và nhanh chóng. Sự ưu tiên phát triển các loại sản phẩm thẻ của ACB cũng tuân theo chiến lược kinh doanh đó. Do vậy có thể nói các sản phẩm thẻ đã được phát triển theo thứ tự ưu tiên : Thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ liên kết thương hiệu, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ATM. Với chiến lược phát triển mạnh mảng thẻ thanh toán và tín dụng quốc tế, hiện nay, khi thị trường thẻ trong nước có nhiều chuyển biến mới, ACB với kinh nghiệm và thị phần phát hành thẻ quốc tế đang bắt đầu quay trở lại khai thác mạnh hơn mảng thị trường thẻ trong nước, đang bắt đầu có những cơ hội lớn. ACB đã đạt được mục tiêu đi sau về trước. Giải pháp cho sản phẩm thẻ tại ACB: Cần có một đội ngũ phát triển thẻ để có thể thu thập thông tin thị trường, tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm hiện có, nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, cần đi sâu vào nghiên cứu về tâm lí khách hàng, thu nhập, thói quen, sự ưu tiên trong tiêu dung, dự báo những thay đổi trong nhu cầu theo sự thay đổi của thu nhập, tuổi, giới tính, địa vị… để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nghiên cứu thông tin về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra những chiến lược hợp lý. Hoàn thiện quy định về quy trình nghiệp vụ, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp dịch vụ ngân hàng. Tăng cường quảng bá sản phẩm, tiến hành các đợt giảm giá khuyến mãi thu hút các đối tượng sử dụng thẻ. Ngân hàng cũng nên có chính sách khuyến mãi với những khách hàng thường xuyên giao dịch và có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi ổn định ở mức độ nhất định. Kết luận: Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần phải xác định hướng phát triển của mình trong tương lai lâu dài. Với tiềm lực tài chính chưa thực sự lớn mạnh so với các định chế tài chính trong khu vực và trên thế giới, nhiều ngân hàng thương mại trong nước xác định chiến lược phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Do vậy, trước khi cho ra đời một sản phẩm dịch vụ mới, các ngân hàng phải xác định được vị trí và chiến lược phát triển sao cho hợp lý với phối thức 7P trong marketing để chinh phục được thị trường mục tiêu. Với chiến lược “chậm và chắc” trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, ngân hàng TMCP Á Châu đã xây dựng một chiến lược kinh doanh mảng thẻ và các chính sách hợp lý để tạo một vị trí đứng tương đối tại mảng thẻ liên kết quốc tế và hiện nay, đang bắt đầu “lấn” tiếp sang mảng thẻ nội địa - trên thị trường thẻ nội địa đang mở rộng và nhiều cơ hội. Một vài nét về dịch vụ ngân hàng Theo những cam kết của ngành ngân hàng trong hiệp định Thương mại Việt – Mỹ ký kết năm 2001, Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích ngành Ngân hàng phát triển cũng như sự thu hút tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường Ngân Hàng Việt Nam. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1/2007, đã đánh dấu bước mở cửa hơn nữa cho ngành Ngân Hàng Việt Nam, với sự tham gia của các Ngân hàng Nước ngoài nổi tiếng thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam. Hiện nay, với việc việt Nam gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với nó là sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng hơn. Hệ thống ngân hàng thương mại cũng phải phát triển theo kịp tiến trình đó. Mặc dù đang nỗ lực cải cách và mở cửa hệ thống Ngân hàng, tuy nhiên chất lượng dịch vụ tài chính của các Ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai và là một thị trường đầy tiềm năng. Các dịch vụ chính của ngân hàng hiện nay: Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm VND và ngoại tệ. Phát hành kì phiếu, trái phiếu VND và ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ. Chuyển tiền trong và ngoài nước. Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C – D/A – D/P). Nhận mua bán giao ngay, có kì hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh. Bảo lãnh và tái bảo lãnh. Bao thanh toán. Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn.. Phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế. Thực hiện chuyển tiền, thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram… Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính. Dịch vụ SMS-banking, E-banking, Home Banking. Khái quát chung về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong maketing sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Ngân hàng sẽ thiết kế 1 sản phẩm dựa trên quan điểm đó là 1 tập hợp các lợi ích mang đến sự thỏa mãn khách hàng mục tiêu. Sản phẩm ngân hàng thường chia thành nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ tăng thêm giá trị cho khách hàng và được dùng để tạo sự khác biệt so với các sản phẩm và nhẫn hiệu khác nhau của ngân hàng đối thủ. Từ cơ sở này, các ngân hành sẽ tiến hành các hoạt động maketing khác nhau để khai thác hiệu quaa3 sản phẩm của mình. Thông thường, sản phẩm ngân hàng được chia thành 3 cấp độ sau: sản phẩm cơ bản: cốt lõi và quan trọng nhất, cung cấp và tỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng, là lí do để khách hàng tờ ngân hàng như khi cần rút tiền, vay vốn,… sản phẩm thực: là những thuộc tính cụ thể hình thành nên sản phẩm, điều kiện để thực hiện sẩn phẩm cơ bản, các điều kiện, điều khoản lãi suất. sản phẩm gia tăng: là cấp độ thứ 3 là hệ thống hỗ trợ khách hàng, giá trị tăng thêm thu hút khách hàng và là cái mà họ nhận được ngoài sản phẩm chính: thời gian sử lí hồ sơ, giấy tờ, giờ giao dịch, thái độ với khách hàng. theo quan điểm hiện đại của P.Kolter thì có thêm 2 cấp độ sản phẩm nữa là sản phẩm kì vọng và sản phẩm tiền năng. 3 . Dịch vụ thẻ ngân hàng và vai trò của nó đối với ngân hàng Thẻ ngân hàng được coi là một trong những dịch vụ ngân hàng hiện đại và càng ngày phát triển, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Khi phân loại thẻ ngân hàng thì có khá nhiều tiêu chí để phân chia. Nếu phân loại theo chủ thể phát hành thì có thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành. Phân loại theo phạm vi sử dụng có thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Phân theo công nghệ làm thẻ thì có thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ , thẻ thông minh. Nếu phân theo nội dung kinh tế gồm thẻ tín dụng ( credit card ), thẻ ghi nợ (debit card ), thẻ rút tiền mặt tự động (ATM card). Còn theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán thì có thẻ cá nhân, thẻ cá nhân do công ty ủy quyền sử dụng. STT SP cơ bản SP thực SP gia tăng SP kỳ vọng SP tiền năng 1 Rút tiền, chuyển tiền Thẻ rút tiền, máy ATM Dịch vụ tăng thên như vấn tin tài khoản, in sao kê nhanh chóng ATM hoạt động tốt, thuận tiện giao dịch, tăng thêm tiện ích thanh toán hóa đơn,... Ví tiền điện tử, thanh toán từ xa 2 Khách hàng thanh toán hóa đơn từ tìa khoản của mình Thẻ ghi nợ, máy quẹt thẻ Thanh toán tiền hàng nhanh chóng, không cần mang tiền mặt, vấn tin, in sao kê tài khoản An toàn khi thanh toán, không phải mang nhiều tiền mặt, dễ dàng kiểm soát tiền tại tài khoản ngay Tiền điện tử, Mobilebanking,sừ dụng dịch vụ nà không phải tới ngân hàng 3 Vay vốn từ ngân hàng Thẻ tín dụng (cho phép thấu chi mức nhất định ) Nếu khách hàng trả trước tiền trong một thời gian nhất định thì sẽ không bị tính phí Khách hàng luôn được chi tiêu nhiều hơn một mức nhất định số tiền thực có trong tài khoản của mình Được mở rộng mức thấu chi, được mở rộng phạm vi thanh toán, được chấp nhận thanh toán trước qua Internet, dùng Mobilebanking Do vậy, ta có bản vận dụng khái niệm sản phẩmvào riêng với dịch vụ thẻ ngân hàng theo Nội dung kinh tế như sau: Có thể nói dịch vụ thẻ ngân hàng là một trong những sản phẩm hiện đại, phổ biến trên thế giới và ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Dưới góc độ của các ngân hàng thì thì dịch vụ thẻ trước hết mang lại nguồn vốn huy động rẻ. Ngân hàng luôn có một nguồn tiền gửi lớn từ tìa khoản giao dịch của khách hàng mà phải trả lại thấp. Tài khoản giao dịch phát triển cho phép mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và là điều kiện để tạo ra tiền ghi sổ, chức năng tạo tiền của ngân hàng được thực hiện. Cũng qua tài khoản này, ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức thấu chi dựa trên cầm cố tài sản, thế chấp hoặc tín chấp. Những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng theo đó khách hàng được chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ trong hạn mức tín dụng được cấp. Hạn mức tín dụng là hạn mức tuần hoàn do đó khi khách hàng đả thanh toán thì hạn mức sẽ tự động tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng được ngân hàng cấp cho một khoản vay mới. Phương thức này vừa đơn giản vừa an toàn, giúp ngân hàng mở rộng tín dụng, mở rộng thị trường. Bằng việc gia tăng các tiện ích của thẻ nói riêng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng nói chung, ngân hàng không chỉ duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ giúp ngân phân tán rủi ro, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Thu nhập có được từ việc cung cấp các dịch vụ hiện tại chưa chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập song trong tương lai sẽ là nguốn thu nhập đáng kể của ngân hàng. Hơn nữa phát triển loại hình dịch vụ này còn tạo cơ hội để ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác và tổ chức tài chính trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải thiện vị thế của ngân hàng trên thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và kinh tế chính trị xã hội thế giới còn nhiều bất ổn như hiện nay. Thông qua những nhận định chung về dịch vụ thẻ ngân hàng và vai trò của nói đối với ngân hàng. ACBbank đã tận dụng những cơ hội và thế mạnh để thâm nhập vào thị trường thẻ: Cơ hội của ACB: Tận dụng các cơ hội và phát huy các tiềm năng sẵn có, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa và hội nhập, quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế ngày càng sâu sắc cùng với sự dịch chuyển thị phần của các ngân hàng diễn ra nhanh hơn chính là cơ hội lớn mà ACB cần tận dụng để tạo nên sự bứt phá. Tuy nhiên đây là quá trình dài, liên tục và đặt ra cho ACB không ít thách thức. Thế mạnh của ACB: ACB đang có một thế đứng vững chắc trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. + Thị phần: ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, trên 57% thị phẩn chủ thẻ tín dụng quốc tế, trên 55% thị phần chuyển tiền nhanh Western Union. Mạng lưới của ACB đã có mặt tại các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước. ACB là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành ngân hàng. + Tăng trưởng: ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liên tục. + Thương hiệu: ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn. + Chất lượng tài sản Có: ACB đang sở hữu danh mục tài sản Có với giá trị hiện tại cũng như tiềm năng tăng trưởng giá trị cao. Đó là danh mục cho vay chất lượng (Nợ quá hạn<1%, đảm bảo bằng tài sản là bất động sản chiếm 85%), đầu tư hiệu quả, tài sản cố định khi định giá lại giá trị tăng ròng xấp xỉ 16 triệu USD. + Sản phẩm: ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản (tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích), là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi là vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam. + Khách hàng: ACB đang quản lí trên 413.000 tài khoản khách hàng cá nhân, trên 19.000 tài khoản của khách hàng doanh nghiệp. Có gần 49.000 khách hàng vay là cá nhân và hơn 2.000 khách hàng vay là doanh nghiệp.(Tính đến năm 2006) Thách thức của ACB: Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cũng là những thách thức mà ACB – một thành viên của cộng đồng doanh nghiệp Việt nam – phải đối mặt. Đồng thời chúng tôi cũng hiểu r. rằng vượt qua thách thức cũng chính là tạo ra cơ hội mới to lớn hơn để cho mình phát triển. Kinh tế phát triển và hội nhập sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thay đổi nhanh, cạnh tranh khốc liệt hơn cả quy mô lẫn phạm vi, rủi ro ngắn hạn và dài hạn tăng thêm. Điều đó đòi hỏi ACB phải tăng đột biến về năng lực mới vượt qua chính mình, thích nghi với hoàn cảnh mới để đạt đến mục tiêu. Cụ thể là: +Năng lực chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro: trong các hoạt động có rủi ro vốn ACB luôn giữ nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên trong điều kiện mới, các cơ hội đang xuất hiện nhiều, việc chấp nhận các rủi ro cao hơn cũng như chấp nhận các loại rủi ro mới là điều cần thiết cho phát triển. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro không diễn ra đơn chiều mà đ.i hỏi xây dựng một hệ thống định dạng và quản lí rủi ro chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững. + Năng lực chớp thời cơ tạo ra bứt phá: Nhu cầu dịch vụ tài chính gia tăng, cổ phần hóa được đẩy mạnh, thị trường bất động sản thay đổi về chất, thị trường vốn phát triển tốc độ cao, hành vi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thay đổi nhanh… ACB chỉ cần tận dụng được 1 cơ hội cũng sẽ tạo ra sự tăng trưởng đột biến về cả lượng và chất. Đặc biệt cần chú ý năng lực lựa chọn, đầu tư và làm chủ công nghệ thích hợp. + Năng lực hợp tác và học tập: 2005-2015 sẽ là giai đoạn hợp tác, tạo dựng các liên minh, xây dựng và phát triển thị trường (là một phần của quá tr.nh hội nhập)… Năng lực hợp tác và học tập để tiếp nhận các kiến thức mới sẽ là động cơ quan trọng để một ngân hàng như ACB có thể lớn lên nhanh. +Năng lực cạnh tranh và đối đầu: Chấp nhận cạnh tranh trực tiếp đối đầu, đủ năng lực – bao gồm cả năng lực tài chính – để khai phá các sản phẩm mới, khách hàng mới… đòi hỏi các giải pháp phi truyền thống. +Năng lực sáng tạo và đi tiên phong: Các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiện nay tại Việt Nam khá đơn giản, dễ bắt chước và khó tạo nên sự khác biệt. Các sản phẩm như thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh hộ gia đ.nh và dịch vụ địa ốc tạo nên sự khác biệt cho ACB thời gian qua. Việc nâng cao năng lực sáng tạo để tiếp tục duy tr. vị thế là yêu cầu mang tính sống còn đối với ACB. +Năng lực thích ứng và quản lý sự thay đổi nhanh, liên tục: Việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất trong môi trường kinh doanh đang thay đổi với tốc độ chóng mặt đ.i hỏi tất cả các thành viên của hệ thống ACB phải luôn tự thích ứng với các yêu cầu mới. Điều này đòi hỏi ở con người ACB sự sẵn sàng cả về tâm lý lẫn thể chất để có thể theo kịp yêu cầu của chính hệ thống. Kinh nghiệm của hơn 13 năm hoạt động cho phép khẳng định rằng vào những thời điểm cần thiết ACB luôn có khả năng tập trung nguồn lực, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội và phát triển bền vững. Điểm yếu của ACB: Ngoài những lợi thế, cơ hội ACB cũng có những điểm yếu là:ACB thâm nhập vào thị trường thẻ ghi nợ nội địa sau Vietcombank và một số ngân hàng khác. 4.Cấu trúc dịch vụ ngân hàng và thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Á Châu A. Sản phẩm( Products): Thẻ là một tấm nhựa chứa băng từ hoặc chip điện tử để lưu thông tin, số liệu cần thiết đã được mã hóa. Nói một cách ngắn gọn, thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành cấp cho khách hàng và sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thẻ trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Và thẻ, tiền điện tử là phương tiện thanh toán hiện đại và tiên tiến nhất trong thế giới ngày nay, ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nghành ngân hàng và việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng và việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng. Các đối tượng tham gia vào nghiệp vụ thẻ là: Chủ thẻ chính,Chủ thẻ phụ, Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng thanh toán thẻ, Đơn vị chấp nhận thẻ. Tổ chức thẻ quốc tế. Cũng giống như các sản phẩm dịch vụ khác, dịch vụ thẻ cũng có các tính chất: Khách hàng không sở hữu dịch vụ Có sự tham gia của khách hàng trong quá trình sản xuất Người khác có thể trở thành một phần của dịch vụ Chất lượng không ổn định Khách hàng khó đánh giá dịch vụ Dịch vụ thường không thể lưu trữ được Yếu tố thời gian là rất quan trọng Thẻ ATM là gì? Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v. từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ Đặc điểm của thẻ ATM: Thẻ thường thiết kế với kích thước chữ nhật tiêu chuẩn để phù hợp với khe đọc thẻ, có kích thước thông thường là 8,5cm x 5,5cm. Trên bề mặt thẻ dập nổi tên chủ thẻ, số thẻ, băng giấy để chủ thẻ ký tên, và băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip) lưu trữ thông tin về tài khoản đã được khách hàng đăng ký tại ngân hàng nào đó Tổng quan về thẻ ATM 365 styles: Thẻ 365 styles là thẻ ghi nợ nội địa kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán (TK TGTT) VND mang thương hiệu của Banknetvn, do Ngân hàng Á Châu (ACB) phát hành. Thẻ được sử dụng để giao dịch tại máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ có logo Banknetvn. Thẻ 365 Styles được chia làm hai loại: thẻ vàng và thẻ chuẩn (trong giai đoạn đầu, ACB chỉ triển khai phát hành thẻ chuẩn). +  Thẻ chuẩn: bao gồm 3 mẫu thẻ: 365 Styles Purple (tím) 365 Styles Green (xanh) 365 Styles Gray (xám) +  Thẻ vàng: bao gồm 1 mẫu thẻ 365 Styles Gold (vàng). Tùy vào sở thích, độ tuổi, giới tính mà khách hàng có thể chọn cho mình một mẫu thẻ phù hợp khi đăng ký làm thẻ.  Chức năng của thẻ ATM 365 styles: Không chỉ rút tiền mặt tại các máy ATM của ACB mà còn tại tất cả các máy ATM của các ngân hàng khác có logo Banknetvn trên toàn quốc. Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ có logo Banknetvn. Thực hiện các giao dịch chuyển khoản/vấn tin số dư/sao kê giao dịch... trực tiếp trên máy ATM của ACB. Sử dụng các dịch vụ tiện ích: Internet Banking, Mobile Banking, Call Center 247... để vấn tin tài khoản/sao kê giao dịch/chuyển khoản/xem thông tin chứng khoán/thanh toán điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp, phí bảo hiểm... Hạn mức giao dịch thẻ Tiện ích khi sử dụng thẻ: Mạng lưới rộng khắp: có thể rút tiền mặt tại hơn 6,000 máy ATM và thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc có logo Banknetvn. (Tham khảo: Danh sách các ngân hàng thành viên Banknetvn chấp nhận thẻ 365 Styles) An toàn và tiện lợi: độ bảo mật cao, khách hàng không cần mang nhiều tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày. Thường xuyên được nhận các ưu đãi hấp dẫn tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Khách hàng chỉ cần có TK TGTT VND tại ACB và sử dụng tiền của mình trong tài khoản, chủ động hơn trong chi tiêu. Tiền chưa sử dụng vẫn hưởng lãi không kỳ hạn. Thời gian xử lý giao dịch nhanh. Dịch vụ khách hàng hoạt động liên tục 24/7. Thời gian cấp thẻ nhanh, chủ thẻ có thể nhận thẻ trong vòng 24 giờ. Miễn toàn bộ phí giao dịch tại ATM và tại các đơn vị chấp nhận thẻ Banknetvn ngoài hệ thống ACB trong 03 tháng đầu phát hành từ ngày 10/08/2009 đến ngày 10/11/2009. Chủ thẻ được bảo vệ trước những rủi ro xày ra khi giao dịch tại ATM. Đối tượng: Công dân Việt Nam. Người nước ngoài đang công tác hoặc sinh sống tại Việt Nam. B. Gía (Price): Thẻ cũng là một mảng trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và do vậy nó cũng được tính giá như các sản phẩm dịch vụ khác. Về giá của dịch vụ này thường biểu hiện qua các loại sau: Phí phát hành thẻ: Ngay khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ sẽ phải nộp phí này. Tuy nhiên tùy từng thời gian, chiến lược của ngân hàng muốn mở rộng thị phần thẻ có thể áp dụng các chính sách khuyến mại như miễn phí phát hành thẻ Số dư tối thiểu: Yêu cầu bắt buộc khách hàng phải để một số dư tối thiểu trong tài khoản cũng có thể tính vào giá mà khách hàng phải trả cho việc được sử dụng dịch vu thẻ. Với mỗi thẻ phát hành, ngân hàng sẽ luôn huy động được số vốn ít nhất bằng số dư tối thiểu mà mỗi khách hàng dùng thẻ được yêu cầu giữ trong tài khoản của mình và ngân hàng hoàn toàn không phải mất chi phí cho nó. Cũng tùy giai đoạn, tùy chiến lược các ngân hàng mà khách hàng được yêu cầu số dư tối thiểu ở mức bao nhiêu. Phí duy trì thẻ (phí thường niên, phí hàng tháng):Khách hàng sẽ định kỳ phải mất số tiền để trả cho việc duy trì tài khoản thẻ của mình ngoài số dư tối thiểu phải để trong tài khoản. Phí giao dịch:Được tính căn cứ vào giao dịch của khách hàng, như rút tiền, chuyên khoản, thanh toán hóa đơn, in sao kê…. Phí đổi thẻ:Khi muốn thay thẻ mới, đổi thẻ, phát hành thêm thẻ phụ, làm thẻ mới khi bị mất thẻ cũ thì khách hàng phải nộp khoản tiền này được ngân hàng cấp thẻ theo yêu cầu. Lãi suất thấu chi:Với các khách hàng được thấu chi (tức là được cấp tín dụng thong qua thẻ) sẽ phải chịu mức lãi suất cho số tiền họ chỉ vượt quá số dư tài khoản theo các điều kiện của ngân hàng. Ngoài ra còn có thể có thêm các khoản chi phí khác mà ngân hàng có thê đưa ra căn cứ vào các giá trị gia tăng mà sản phẩm thẻ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Tổng hợp tất cả các chi phí kể trên có thể được gọi là mức giá của dịch vụ thẻ ngân hàng mà khách hàng phải trả. Tùy theo các chiến lược mà những mức phí trên thay đổi tăng hoặc giảm. định giá rất quan trọng, nếu giá cả quá cao, ngân hàng sẽ mất vị trí trên thị trường, nhưng nếu nó quá thấp, thì sẽ không đủ khả năng để phát triển kinh doanh. Biểu phí cơ bản thẻ ATM 365 styles của ACB: STT NỘI DUNG MỨC PHÍ Thẻ Chuẩn Thẻ Vàng 1 Phí gia nhập Phát hành thường   90.000 VND/thẻ Phát hành nhanh 120.000 VND/thẻ 200.000 VND/thẻ 2 Phí thường niên  Miễn phí Miễn phí 3 Phí rút tiền mặt Thuộc ACB: - Tại ATM - Tại đại lý được phép ứng tiền mặt - Tại quầy giao dịch Giao dịch từ 30.000.000VND trở xuống/lần Giao dịch trên 30.000.000VND/lần - Miễn phí - Phụ phí tại quầy 1% trên tổng số tiền giao dịch  (tối thiểu 3.000VND). Miễn phí Phụ phí tại quầy 0,03% trên tổng số tiền giao dịch. Không thuộc ACB: 3.300 VND/lần 3.300 VND/lần C, Phân phối (Place): Kênh phân phối các dịch vụ ngân hàng nói chung: Là tập hợp các tổ chức, cá nhân và trang thiết bị có nhiệm vụ sẵn sang hóa sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để khách hàng có thể mua và sử dụng. Thẻ ngân hàng có thể được phân phối qua các kênh như: Chi nhánh, phòng giao dịch, nhân viên, ngân hàng đại lý, các đối tác phi ngân hàng (chẳng hạn như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng…), phân phối thong qua tổ chức độc lập. Khách hàng có thể đăng ký làm thẻ tại bất kỳ Sở giao dịch,chi nhánh, phòng giao dịch của ACB trên toàn quốc. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ: Call Center 247:                              (84 8) 38 247 247 – 1800 577 775 (miễn phí) BP.DVKH – Trung Tâm Thẻ:         (84 8) 38 222 022   D, Chiêu thị (Promotion): - Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bài bản: dịch vụ ngân hàng phải ngầm thể hiện được các nét chính thống nhất với tất cả hệ thống nhận diện thương hiệu của ngân hàng từ logo, slogan, màu sắc, đồng phục, tên card, phong bì thư,..... Với dịch vụ thẻ cũng mang màu sắc đặc trưng dễ nhận diện, dễ nhớ với hàng chữ ACB – viết tắt của NHTMCP Á Châu tạo cảm giác thu hút, hấp dẫn người sử dụng. Các thẻ liên kết quốc tế thì có thêm các logo đặc trưng của thương hiệu thẻ nổi tiếng quốc tế, tăng giá trị cho chiếc thẻ. - Bán hàng trực tiếp: Nhân viên thẻ được đầu tư và có thái độ chuyên nghiệp cũng là một phần thành công của sản phẩm dịch vụ thẻ ACB. - Quảng cáo: Các hình thức quảng cáo trên báo chí, internet, đài phát thanh truyền hình, điện thoại di động…. phải bắt nhịp với từng giai đoạn phát triển sản phẩm. Thông thường quảng cáo sẽ rầm rộ vào giai đoạn đầu khi mới bắt đầu giới thiệu sản phẩm. Ngân hàng ACB cũng tiến hành các quảng cáo tuy không thực sự nhiều do chiến lược của ngân hàng là phát triển trước các thẻ liên kết, sau đó mới chú trọng phát triển mảng thẻ nội địa. - Xúc tiến bán hàng: ACB cũng xúc tiến giới thiệu thẻ qua các đại lý, phát hành thẻ tại nhà, phát hành thẻ tại các hội chợ, phát hành tại các trường học, các bưu cục…. - Tổ chức các sự kiện (PR): Việc đưa các bài viết lên báo nhằm thông báo trước sự xuất hiện của sản phẩm nhằm kích thích trí tò mò của công chúng. PR cũng giúp việc duy trì hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trong con mắt khách hàng và có trách nhiệm theo dõi các biến cố xảy ra trong quá trình cung cấp sản phẩm nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời, những thông điệp đính chính tới công chúng khi xảy ra những thiếu xót. Ngoài ra, các hoạt động tài trợ, hoạt động xã hội cũng sẽ góp phần làm tăng danh tiếng của ngân hàng và ghi thêm dấu ấn cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi chúng được các phương tiện thông tin đại chúng đưa kèm thêm ở bên cạnh các sự kiện tài trợ xã hội trên. Với sản phẩm thẻ, ACB tiến hành các bài viết trên các website, các chương trình truyền hình, và trên chính trang chủ của mình. CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ TẠI ACB BẢO HIỂM DÀNH CHO CHỦ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA 365 STYLES : Đối tượng được bảo hiểm: tất cả chủ thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles của ACB. Nội dung bảo hiểm: Khi rút tiền từ bất kỳ máy ATM tại Việt Nam bằng thẻ 365 Styles và nếu bị cướp giật xảy ra trong vòng 15 phút kể từ khi rút tiền, chủ thẻ sẽ được bồi thường số tiền rút tại máy ATM. Ngoài ra, chủ thẻ còn  được bồi thường các chi phí cấp cứu hợp lý trong vụ tấn công tại máy ATM (đối với các thương tật thân thể). Thời gian áp dụng chương trình bảo hiểm: từ ngày 01/01/2010 Thời gian bảo hiểm: 1 năm kể từ ngày cấp thẻ 5.Giới hạn bảo hiểm Chủ thẻ được bồi thường tối đa 3.500.000 đ/vụ (trong đó bao gồm chi phí cấp cứu tối đa 350.000 đ/vụ) và  tổng chi phí bồi thường tối đa trong 01 năm là 9.000.000 đ/năm. Điều kiện bảo hiểm Chủ thẻ phải cung cấp biên bản vụ việc có xác nhận của công an để xác định thời gian xảy ra vụ việc. Đây là cơ sở để AIG Việt Nam chi trả bồi thường. E.Con người (People) Dịch vụ thẻ, ngoài các tính chất về công nghệ, máy móc, trang thiết bị cần thiết cũng yêu cầu sự tham gia của nhân viên ngân hàng và khách hàng vào quá trình tạo nên sản phẩm. Do vậy trình độ cũng như thái độ của nhân viên chính là một phần của dịch vụ. Nhân lực cho mảng nghiệp vụ thẻ nên được chú trọng bài bản kể cả khi ngân hàng sử dụng nhân viên part-time để phát hành thẻ. Việc đào tạo nhân viên am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng, hiểu biết về thẻ của ngân hàng mình và cả ngân hàng khác nhằm đáp ứng, hổ trợ, tư vấn cho khách hàng là một trong những tiêu chí được đánh giá cao. Bởi tuy chiếc thẻ ngân hàng là hữu hình nhưng dịch vụ mà nó mang lại cũng là những cái mà sau khi sử dụng khách hàng mới có thể cảm nhận được. Từ lúc mở tài khoản thẻ, khách hàng phải tiếp xúc với nhân viên, khi có vấn đề phát sinh thì họ cũng cần gặp nhân viên ngân hàng…Chính vì thế, khi gặp một nhân viên có phong cách chuyên nghiệp, thái độ tận tình cởi mở, sẽ là một trong những nhân tố để gây ấn tượng tốt với khách hàng và giúp họ đánh giá cao chất lượng dịch vụ. Các yêu cầu đối với nhân viên là: Am hiểu những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngân hàng-tài chính Thường xuyên được huấn luyện bổ sung nâng cao chuyên môn về sản phẩm thẻ, đặc biệt là khi có công nghệ mới. Vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các quy chuẩn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp trong khi cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Được đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng. Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng cùa Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center). Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6749 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%,thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. ACB tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời xây dựng một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp cho ngân hàng. Chương trình đào tạo của ACB giúp nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn hệ thống, để dù khách hàng giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch nào cũng đều nhận được một phong cách ACB duy nhất, đó là sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và vì lợi ích của khách hàng. Ở ACB, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân. Phòng Phát triển Nguồn nhân lực và Trung tâm Đào tạo đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn việc học tập và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. ACB đa dạnh hóa phương thức đào tạo nhằm tạo cho nhân viên nhiều cơ hội học tập và phát triển. Các phương thức học tập cho nhân viên gồm có: Học trên lớp, học tập ngay trong công việc, học tập từ các nguồn khác, tự học trên trang web (E-learning). Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững. Về chủ trương, tất cả các nhân viên trong hệ thống ACB đều có cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên ngoài ngân hàng, được ngân hàng tài trợ mọi chi phí. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tổ chức các khóa đào tạo liên quan như: + Khóa học về Hội nhập môi trường làm việc +Khóa học về các sản phẩm của ACB Các khóa nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS liên quan đến chức danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế, v.v..) Đối với cán bộ quản lý, ACB thường xuyên tổ chức các khóa học như sau: - Các sản phẩm mới của ACB - Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý chi nhánh - Các khóa học về kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, v.v.) - Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, v.v. ACB hiện sử dụng đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính bán lẻ được đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về các dịch vụ trong đó có cả dịch vụ thẻ. Ngoài ra còn xây dựng hệ thống nhân viên hỗ trợ khách hàng qua tổng đài, qua các số điện thoại miễn phí. Ví dụ: CallCenter 247 là trung tâm Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân qua điện thoại có mặt đầu tiên tại Việt Nam để tư vấn các thông tin, tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc, đăng ký làm thẻ qua điện thoại, thanh tóan hóa đơn, chuyển tiền… F. Quy trình (Process) Quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng sẽ được đánh giá cao khi các khâu được chuẩn hóa và được thực hiện bài bản, bao quát các vấn đề phát sinh và được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Do vậy, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO… nhằm chuẩn hóa qui trình và tăng hiệu quả cho các khâu của mảng nghiệp vụ thẻ như: việc phát hành, tư vấn kiến thức thẻ, giải đáp kỹ thuật, sũă chửa hỏng hóc, nghiên cứu công nghệ mới với sản phẩm thẻ, tìm hiểu về sản phẩm đối thủ, xây dựng thương hiệu cho thẻ… Chẳng hạn việc phát hành thẻ kiểm soát chặt chẽ việc khai báo , thực hiện lưu trữ các thông tin của khách hàng, bảo mật thông tin sẽ tránh được việc rủi ro trong quá trình phát hành gây rắc rối và rủi ro cho khách hàng và cả ngân hàng. Các giải đáp, tư vấn kiến thức về thẻ có thể giúp nâng cao hình ảnh ngân hàng và chất lượng trong tâm trí người sử dụng thẻ. Thủ tục, đăng ký thẻ ATM 365 Styles: Khách hàng đã có TK TGTT VND tại ACB, hồ sơ bao gồm: + 01 Giấy đề nghị cấp thẻ 365 Styles. + Giấy tờ tùy thân (bản sao có bản chính để đối chiếu): Đối với người cư trú là công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân không quá 15 năm. Đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Hộ chiếu và thị thực nhập cảnh/giấy chứng nhận miễn thị thực/thẻ đi lại của doanh nhân APEC/ thẻ thường trú/tạm trú còn hiệu lực. + 01 tấm hình 3x4. + Giấy cam kết phát hành và sử dụng thẻ của đồng chủ tài khoản (áp dụng đối với trường hợp đồng chủ tài khoản)       Khách hàng chưa có TK TGTT VND tại ACB: Ngoài những chứng từ như trên, khách hàng cần bổ sung thêm: 01 Giấy đăng ký mở tài khoản. G.Chứng minh cụ thể (Physical Evidence) Những bằng chứng cụ thể đi kèm với dịch vụ làm tăng thêm chất lượng dịch vụ trong con mắt khách hàng có thể là các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ trang trí đẹp mắt, ấn tượng, nổi bật với phong cách chuyên nghiệp. Hoặc các dấu hiệu chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ của ngân hàng như: qui chế hoạt động, qui trình nghiệp vụ… được các chứng nhận khu vực và quốc tế chẳng hạn như hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO-9001 trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy chiếc thẻ, các máy móc thiết bị đi kèm cũng là những minh chứng cụ thể cho chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng. NHTMCP Á Châu được xem là một trong những ngân hàng có nền công nghệ hiện đại nhất Việt Nam được quan tâm đầu tư và cung cấp tới khách hàng những dịch vụ dựa trên nề tảng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn và lấy đó làm hướng đi nâng cao sức cạnh tranh. Sự hợp tác với các thương hiệu thẻ uy tín trên thế giới như: Visa, Master Card cũng gia tăng giá trị cho chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu, giúp cho các sản phẩm thẻ quốc tế ACB được đón nhận để tiếp bước cho việc phát triển thẻ nội địa sau này. Các danh hiệu về chất lượng mà ngân hàng đạt được cho dịch vụ của mình so với các ngân hàng khác sẽ giúp cho khách hàng ngầm hiểu là sản phẩm thẻ của ACB cũng thuộc loại tốt nhất. Các giải thưởng ACB đạt được trong năm 2009: “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009” (Best Bank in VietNam 2009) do các tạp chí bầu chọn: Tạp chí The Asset, Tạp chí The Banker, Tạp chí Global Finance, Tạp chí Euromoney, Tạp chí Asiamoney, Tạp chí Finance Asia. Bằng khen “Dịch vụ tin và dùng Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng. Danh hiệu “Danh nghiệp tiêu biểu trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội năm 2009” (Báo Đầu tư chứng khoán & Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội). Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm liên tiếp đạt giải thưởng thương mại dịch vụ Việt Nam (2007-2009) (Bộ Công Thương).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMarketing Mix của thẻ ATM 365 Styles.doc
Tài liệu liên quan