Lý thuyết lãnh đạo

- Những nội quy, quy chế của tổ chức phải phù hợp với pháp luật của nhà nước và điều kiện của đơn vị. - Việc xây dựng và thực thi nó phải đảm bảo tính dân chủ: Nó là sản phẩm của trí tuệ tập thể chứ không phải là sự áp đặt ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý

pdf12 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 1 LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 2 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm lãnh đạo Có nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo.Theo James Gibson: lãnh đạo là một phần công việc của quản lý nhưng không phải toàn bộ công việc quản lý. Lãnh đạo là năng lực thuyết phục người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định. George Tery: Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng đến con người để họ phấn đấu tự nguyện cho các mục tiêu của tổ chức .R. Tannenbaum, R. Weschler và F. Massarik: Lãnh đạo là ảnh hưởng lên nhân cách được thực hiện trong tình huống và được định hướng thông qua quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích chung hoặc những mục đích chuyên biệt. H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người saocho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. P. Hersey và Ken Blanc Hard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định. Có nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý. Nhưng có thể khái quát thành hai khuynh hướng điển hình: Một là: Lãnh đạo và quản lý là đồng nhất với nhau. Hai là: Lãnh đạo và quản lý là hoàn toàn khác biệt. Thực chất, lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt. Để thấy được lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt, cần phảicăn cứ vào các phương diện sau: Thứ nhất, xét về chủ thể hoạt động. LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 3 Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ một nhà lãnh đạo cũng cóthể được gọi là một nhà quản lý, và ngược lại, một nhà quản lý có thể được coi làmột nhà lãnh đạo. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện: chỉ những nhà quản lýcấp cao mới là những nhà lãnh đạo đúng nghĩa; còn các nhà quản lý cấp trung vàcấp thấp thường không được gọi là nhà lãnh đạo. Thứ hai, xét về phương diện mục tiêu (Nội dung) hoạt động. Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý đó là các hoạt động này dù được thựcthi theo cách nào thì cũng nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thuộc về tính chất của mục tiêu màchúng hướng tới. Mục tiêu của lãnh đạo mang tính định hướng, chiến lược, địnhtính; Mục tiêu của quản lý mang tính chất cụ thể, chiến thuật, định lượng. Thứ ba, về phương thức hoạt động. Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý: hoạt động lãnh đạo và hoạt độngquản lý đều phải được thực hiện trên cơ sở khoa học và nghệ thuật để phối hợp các nguồn lực nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thể hiện ở chỗ: hoạt động lãnh đạo làhoạt động nhằm hướng dẫn, động viên, khích lệ nhân viên và duy trì kỷ luật, kỷcương của họ, do vậy, yếu tố nghệ thuật phải được đặt lên hàng đầu và cùng với nólà phải sử dụng yếu tố khoa học; hoạt động quản lý là hoạt động nhằm duy trì kỷluật, kỷ cương và động viên, khích lệ nhân viên, do vậy, yếu tố khoa học được đặtlên trước và cùng với nó là yếu tố nghệ thuật Từ những quan niệm về lãnh đạo và về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quảnlý, xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo và quản lý, có thể đưa ra một định nghĩa về lãnhđạo (theo nghĩa rộng) như sau: Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức. 1.2. Khái niệm chức năng lãnh đạo LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 4 Với tư cách là một chức năng của quy trình quản lý, chức năng lãnh đạo(lãnh đạo theo nghĩa hẹp) được định nghĩa như sau: Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để duy trì kỷ luật, kỉ cương của tổ chức và hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức. 2. Đặc trưng của chức năng lãnh đạo Chức năng lãnh đạo có các đặc trưng sau: - Là một chức năng của quy trình quản lý gắn với chủ thể quản lý. - Chức năng lãnh đạo có 2 phương diện cơ bản: Duy trì kỉ cương, kỉ luật vàđộng viên, khích lệ nhân viên. - Vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật vì thế đòi hỏi chủ thể quản lý phải vận dụng các tri thức của nhiều khoa học. 3. Vai trò của chức năng lãnh đạo Việc xác định mục tiêu, phương án đúng đắn có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý khi nó được phân công, phân nhiệm, giao quyền và thiết kế bộ máy phù hợp. Tuy nhiên, khi nhà quản lý đã bố trí, sắp xếp đúng người đúng việc là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Vấn đề quan trọng đối với hiệu quả quản lý là làm thế nào để duy trì kỉ luật, kỉ cương và phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của nhân viên. Đó thực chất là chức năng lãnh đạo (mà nhiều người là chức năng điều khiển, phối hợp của nhà quản lý). Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. 3.1. Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp Là người đứng đầu doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 5 Chịu trách nhiệm trước pháp lý: Trước các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động vi phạm pháp luật, thì người chịu tội trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối của doanh nghiệp: Là người điều hành doanh nghiệp, vì vậy kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quyết định của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp kinh doanh thành công thì công đầu tiên thuộc về lãnh đạo, và khi doanh nghiệp thua lỗ thì tội đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo. 3.2. Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục tiêu đó, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu, · Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp: nhà lãnh đạo là người vẽ ra đường lối, mục tiêu, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp. Họ đảm trách những mục tiêu mang tính thách thức liên quan tới sự thay đổi, và tập trung vào việc thay đổi hành vi. Nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro và không ngại đương đầu với những tình huống mạo hiểm trong quá trình đạt đến mục tiêu của mình, vì vậy họ thường coi những việc khó khăn mà nguời khác tránh là những cơ hội tốt để mình thử sức và chinh phục. · Xác định lịch trình để đạt mục tiêu đó: Để thực hiện tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải xác định được các bước thực hiện tầm nhìn đó. Họ vạch ra chiến lược và thực hiện những thay đổi để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. · Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu: Nhà lãnh đạo tập trung vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới xây dựng sự nghiệp chung của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo sử dụng uy tín, ảnh hưởng cá nhân để thúc đẩy những nguời dưới quyền LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 6 làm việc. Họ động viên những người dưới quyền phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu lâu dài. 3.3. Nhà lãnh đạo là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. Để làm tốt vai trò này, họ phải duy trì được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong tất cả các đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến. · Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo phải gắn kết các phòng, ban, chi nhánh lại với nhau trong một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ thu thập, phân tích xửa lý thông tin từ các chi nhánh và tạo điều kiện để các chi nhánh hiểu tình hình hoạt động của nhau. Jeiny lãnh đạo ITT bao gồm 250 chi nhánh nằm ở nhiều nước trên thế giới, nhưng chưa bao giờ ông mất liên lạc với bất kỳ môt chi nhanh nào. Ông quy định mỗi tháng các giám đốc chi nhánh phải gửi cho ông một bản báo cáo dài 20 trang trình bày và phân tích cụ thể tình hình kinh doanh của chi nhánh mình. ITT cũng cho họp các giám đốc chi nhánh theo định kỳ. Tại cuộc họp đó, họ thảo luận về những vấn đề chung, vấn đề thuộc chi nhánh của mình và vấn đề thuộc chi nhánh anh em. Thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, nên các chi nhánh ITT hoạt động, phát triển độc lập, nhưng luôn nằm trong một khối thống nhất. Điều đó làm lên sức mạnh của ITT · Liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài: Lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên itếcp xúc với các đối tác khách hàng, các hội nghề nghiệp, các cơ quan chính quyền. Họ cần sử dụng mối quan hệ rộng rãi của mình để nhận được nhiều nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết. Vì thế, mà nhà lãnh đạo là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Chẳng hạn họ tham gia các câu lạc bộ dành cho doanh nghiệp. Ở đó họ không chỉ nắm bắt được các cơ hội thương mại mà còn kết giao với nhiều bạn bè, tạo lập quan hệ xã hội rộng 3.4. Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 7 Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp. Họ phải xây dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Với vai trò này, nhà lãnh đạo chỉ thực hiện quản lý ở cấp cao, chứ không rơi vào quản lý tiểu itết. Xây dựng, thực thi chiến lược nhằm làm doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường. Nhà lãnh đạo đưa ra con đường cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp. Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp. Họ biết điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạch chung với toàn doanh nghiệp. Từ đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng các nguồn lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Là người chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy nhà lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp tới đâu. Họ phải có những quyết định thay đổi kịp thời để điều chỉnh mục tiêu. Thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam đứng ở vị trí nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhưng lại chưa làm tốt vai trò của mình. Một trong những lý do khiến họ là một nhà lãnh đạo tồi là họ chưa hiểu hết về vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ cần hiểu được lãnh đạo chính là người đại diện cho doanh nghiệp, chỉ huy doanh nghiệp, là người liên lạc của doanh nghiệp, đồng thời là một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp. 4. Nội dung và phương thức của chức năng lãnh đạo 4.1 Nội dung của chức năng lãnh đạo 4.1.1. Tác động quyền lực trong việc duy trì kỉ luật, kỉ cương đối với nhân viên Việc thực thi kỉ luật, kỉ cương là một nhân tố không thể thiếu để nhằm duy trì sự ổn định của tổ chức. LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 8 Để thực hiện công việc này nhà quản lý phải sử dụng các công cụ: + Pháp luật + Chính sách + Nội quy, quy chế.v.v. Việc thực thi pháp luật, chính sách, nội quy, quy chế đòi hỏi chủ thể quản lý phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc và theo quy trình khoa học. 4.1.2 Hướng dẫn, thuyết phục và khích lệ nhân viên Để khơi dậy động cơ thúc đẩy của nhân viên, phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ thì người quản phải thực hiện: - Hướng dẫn nhân viên trong việc nhận thức sứ mệnh của tổ chức, quyền lợivà nghĩa vụ của họ, nhận thức về yêu cầu của công việc mà họ phải đảm nhận - Cung cấp những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện quyết định quản lý - Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách phù hợp: bố trí, sắp xếp, sửdụng; đánh giá; đào tạo và phát triển nhân lực; tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phúc lợi tập thể.v.v - Xây dựng và thực thi văn hoá tổ chức 4.2 Phương thức thực hiện chức năng lãnh đạo Để thực hiện có hiệu quả những nội dung của chức năng lãnh đạo, nhà quản lý phải thực thi: - Các nguyên tắc quản lý - Các phương pháp quản lý - Lựa chọn một mô hình thức và phong cách quản lý phù hợp. Trong phạm vi cho phép, để làm rõ phương thức thực hiện chức năng lãnh đạo của nhà quản lý, phần này chỉ tập trung giới thiệu các mô thức và phong cách quản lý điển hình đã được khái quát từ thực tiễn để từ đó giúp các nhà quản lý khi thực hiện chức năng lãnh đạo của mình có sự lựa chọn hiệu qủa. Có rất nhiều mô thức và phong cách quản lý đã được xây dựng xuất phát từ thực tiễn quản lý mà các nhà quản lý cần tham khảo để vận dụng vào việc thực LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 9 hiện chức năng lãnh đạo của mình. Sau đây là một số mô thức và phong cách quản lý điển hình: * 4 mô thức quản lý của R. Likert: 1. Quản lý quyết đoán - áp chế 2. Quản lý quyết đoán - nhân từ 3. Quản lý tham vấn 4. Quản lý tham gia theo nhóm * 5 mô thức quản lý của Jane Mouton và R. Blake: 1. Phong cách “quản lý suy giảm” 2. Phong cách “quản lý đồng đội” 3. Phong cách “quản lý theo kiểu câu lạc bộ ngoài trời” 4. Phong cách “các nhà quản lý chuyên quyền theo công việc” 5. Phong cách “quản lý chuyên quyền rộng lượng” * 7 phong cách lãnh đạo của R. Tannenbaum và W.H Schmidt liên quan tới mức của người quản lý trong việc ra quyết định: 1. Xây dựng quyết định rồi công bố cho cấp dưới 2. Tuyên truyền quyết định với cấp dưới 3. Báo cáo quyết định cho cấp dưới và khuyến khích họ nêu ý kiến 4. Dự thảo quyết định và cấp dưới đưa ra ý kiến sửa đổi 5. Nêu vấn đề, nghe ý kiến cấp dưới sau đó ra quyết định 6. Nêu yêu cầu và cho cấp dưới quyền ra quyết định 7. Uỷ quyền cho cấp dưới ra quyết định trong phạm vi vấn đề nhất định. Gắn các hành vi ra quyết định với các phong cách lãnh đạo từ độc đoán đến dân chủ. Mức độ sử dụng quyền hạn của nhà quản trị. Khu vực dành quyền tự do cho những người cấp dưới. Tuy nhiên, sở dĩ có nhiều loại mô thức và phong cách quản lý như vậy là do người ta căn cứ vào những tiêu chí khác nhau mà những tiêu chí đó chưa phải là biểu hiện của bản chất của quản lý. Thực chất, nếu căn cứ vào quan hệ quyền LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 10 lực và cách thức sử dụng quyền lực, có thể phân chia phong cách quản lý thành ba loại điển hình: - Phong cách quản lý chuyên quyền - Phong cách quản lý dân chủ - Phong cách quản lý “tự do” Từ ba phong cách này có thể phái sinh những phong cách khác. Các nhà quản lý căn cứ vào điều kiện khách quan cũng như những nhân tố chủ quan để lựa chọn phong cách quản lý cho phù hợp. 5. Những yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng lãnh đạo 5.1 Những yêu cầu để có nội dung tác động hiệu quả tới nhân viên - Những nội quy, quy chế của tổ chức phải phù hợp với pháp luật của nhà nước và điều kiện của đơn vị. - Việc xây dựng và thực thi nó phải đảm bảo tính dân chủ: Nó là sản phẩm của trí tuệ tập thể chứ không phải là sự áp đặt ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý. - Để động viên khích lệ nhân viên, nhiệt tình phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của họ nhà quản lý phải nhận thức được các lý thuyết về động cơ thúc đẩy và vận dụng sáng tạo vào điều kiện của tổ chức. 5.2 Những yêu cầu để có phương thức tác động hiệu quả tới nhân viên - Chủ thể quản lý phải có năng lực, phẩm chất nhất định - Chủ thể quản lý phải biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo hệ thống phương pháp quản lý. - Chủ thể quản lý phải lựa chọn phong cách quản lý phù hợp - Chủ thể quản lý phải tạo lập và hoàn thiện nghệ thuật quản lý. LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 11 MỤC LỤC 1. Khái niệm ................................................................................................. 1 1.1. Khái niệm lãnh đạo .................................................................................. 1 1.2. Khái niệm chức năng lãnh đạo ................................................................. 2 2. Đặc trưng của chức năng lãnh đạo .......................................................... 3 3. Vai trò của chức năng lãnh đạo ............................................................... 3 3.1. Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp ................................... 3 3.2. Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp ............................................ 4 3.3. Nhà lãnh đạo là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp .................................................................................................................... 4 3.4. Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp ........................ 5 4. Nội dung và phương thức của chức năng lãnh đạo ................................ 6 4.1 Nội dung của chức năng lãnh đạo ............................................................... 6 4.1.1. Tác động quyền lực trong việc duy trì kỉ luật, kỉ cương đối với nhân viên 6 4.1.2. Hướng dẫn, thuyết phục và khích lệ nhân viên ....................................... 6 4.2 Phương thức thực hiện chức năng lãnh đạo ................................................ 6 5. Những yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng lãnh đạo ........ 8 5.1 Những yêu cầu để có nội dung tác động hiệu quả tới nhân viên ................... 8 5.2 Những yêu cầu để có phương thức tác động hiệu quả tới nhân viên............. 8 LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm: VVP Trang 12 DANH SÁCH NHÓM VVP: 1. Phan Thị Duy Hiền 35K03.2 2. Nguyễn Thị Hiệp 35K03.2 3. Phạm Thị Hồng Nhung 35K03.1 4. Nguyễn Thị Mỹ Vân 35K03.1 5. Trương Thị Phương Ngân 35K03.1 6. Minh Đức 35K03.2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflo_1309.pdf