Luật thừa kế

Cụ Nguyễn Tiến Phức chết năm 1959 có 03 người con là ông Nguyễn Tiến Chức, bà Nguyễn Thị Hằng và bà Nguyễn Thị Thái. Tài sản của cụ có một căn nhà ngói 5 gian trên thửa đất 698 m2. Sau khi cụ Phức chết ông Chức quản lý toàn bộ nhà đất nói trên, còn bà Hằng, bà Thái đi ở nơi khác, sau đó bà Hằng chuyển vào khu kinh tế mới Lâm Đồng. Quá trình sử dụng đất trên, ông Chức đã kê khai và đứng tên trong sổ địa chính của xã từ năm 1965 đến nay; đồng thời trong quá trình sử dụng do chiến tranh và thiên tai ngôi nhà bị sập vào năm 1973 nên ông Chức xin chính quyền xã làm lại nhà mới. Ngoài ra, ông Chức không còn nơi ở nào khác. Năm 1997, bà Hằng từ Lâm Đồng trở về cùng với bà Thái khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo di chúc đối với nhà, đất đang do ông Chức quản lý. Nguyên đơn xuất trình bản di chúc lập tháng 6/1958 của cụ Phức viết tay có xác nhận của chính quyền chế độ cũ và được ông Chức xác nhận là do bố mình viết, theo nội dung di chúc thì các con đều có quyền sử dụng ngang nhau ngôi nhà trên. Trong vụ án này còn nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định di sản để chia: Y kiến thứ nhất, vào thời điểm mở thừa kế còn ngôi nhà ngói 5 gian trên 698 m2 đất ở nhưng trải qua quá trình chiến tranh, thiên tai nên ngôi nhà đó không còn vì ông Chức đã xây dựng nhà mới, nhưng ông Chức và nhiều nhân chứng vẫn thừa nhận có di sản trên đất là ngôi nhà vào thời điểm mở thừa kế. Vì vậy xác định di sản thừa kế theo di chúc là ngôi nhà ngói 5 gian và 698 m2 đất ở để chia cho ba người con theo nội dung của bản di chúc (có xem xét đến công sức bảo quản, duy trì khối di sản của ông Chức). Ý kiến thứ hai cho rằng, di sản chỉ còn ngôi nhà ngói 5 gian, còn 698 m2 đất ở không coi là di sản để chia thừa kế và ông Chức đã sử dụng và kê khai từ năm 1962 đến nay, những người con khác không ai có ý kiến gì. Ý kiến này dựa trên cơ sở báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 1995: "Những tranh chấp di sản thừa kế là đất đai nếu đất đai đó không còn đứng tên người để lại di sản thì không coi đất đó là di sản của người chết để lại".

doc39 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật thừa kế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừa kế không thể khai nhận di sản. Để làm được thủ tục người thừa kế khởi kiện tại Toà án công nhận quyền sở hữu của mình, sau khi có quyết định, bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật sẽ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở. Khi giải quyết Toà án sẽ áp dụng Điều 253 về xác lập quyền sở hữu do được thừa kế: "Người thừa kế có quyền sở đối với tài sản thừa kế theo phần thứ 4 của Bộ luật này". Tuy nhiên, trong trường hợp này khi giải quyết có công nhận di chúc trên là hợp pháp theo phần thứ 4 của BLDS để xác lập quyền sở hữu hay không ? Ý kiến thứ nhất : Không công nhận bản di chúc trên là hợp pháp vì không đảm bảo điều kiện được quy định tại Điều 658 là phải do người lập di chúc tự tay viết và ký tên thì mới có giá trị. Vì vậy, bác yêu cầu công nhân quyền sở hữu của ông Kan và di sản được chia theo pháp luật khi có yêu cầu. Ý kiến thứ 2: Mặc dù luật quy định như trên nhưng thực tế kết luận giám định đúng chữ ký họ tên của người lập di chúc thì di chúc được đánh máy chữ vẫn công nhận. Ngoài ra trong trường hợp này những người thừa kế khác không có tranh chấp di sản thì chấp nhận đơn khởi kiện và công nhận quyền sở hữu cho ông Kan (trừ trường hợp những người thừa kế khác có tranh chấp di sản thì mới không chấp nhận). Theo quan điểm của chúng tôi vẫn có thể giữ nguyên theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật dân sự, nhưng cần có sự hướng dẫn các phương án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, theo Điều 666 của Bộ luật dân sự thì vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Đối với hình thức di chúc do nhiều người lập thì không thể cả vợ và chồng tự tay viết được mà chỉ do một bên viết hoặc soạn thảo di chúc bằng văn bản (đánh máy vi tính) còn bên kia ký tên, ghi rõ họ tên cũng có giá trị pháp lý. Trong Điều 658 mới chỉ đề cập đến hình thức di chúc do một người lập vì vậy, theo chúng tôi cần bổ sung hình thức di chúc chung của vợ chồng. * Di chúc bằng văn bản có người làm chứng : Điều 659 của BLDS quy định: "Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc". Theo quy định của Điều 659 thì người có tài sản muốn lập di chúc nhưng không thể tự mình viết được bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết bản di chúc nhưng phải có hai người làm chứng theo quy định của pháp luật. Đây là hình thức tạo điều kiện để người có tài sản thực hiện quyền thừa kế của mình. Tuy nhiên theo quy định của điều luật thì nhiều điều khoản chưa được rõ ràng thế nào là "người khác viết di chúc" ; nếu người viết hộ di chúc cũng là những người làm chứng có được chấp nhận hay không ? Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Ngoài ra việc "viết" được hiểu như thế nào ? Theo cách hiểu thông thường thì người lập di chúc thể hiện ý chí bằng lời nói còn người kia chép lại nội dung (chép y nguyên hoặc các ý cơ bản). Theo chúng tôi quy định này trong thực tế không còn phù hợp bởi lẽ việc thể hiện ý chí của người lập di chúc ngoài hình thức viết còn có thể hiện dưới dạng khác: đánh vi tính, đánh máy chữ,.. xảy ra khá phổ biến hiện nay. Trong thực tế còn nhiều hình thức khác trong việc lập di chúc có người làm chứng: Người lập di chúc tự tay viết, ký tên vào di chúc nhưng để đảm bảo chắc chắn có nói thêm 2 người làm chứng cho việc lập di chúc của mình; người lập di chúc nhờ Luật sư, luật gia của các trung tâm tư vấn pháp luật lập di chúc thể hiện ý chí của mình. Sau khi di chúc được in ấn thì người lập di chúc ký, ghi rõ họ tên (còn luật sư, luật gia làm chứng đồng thời cũng là người soạn thảo). Các di chúc trên đều đảm bảo nội dung theo quy định của pháp luật, tuy chỉ có về hình thức chưa được quy định trong Bộ luật dân sự. Trong những trường hợp này khi có tranh chấp xảy ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có chấp nhận hay không. Theo chúng tôi Bộ luật dân sự (sửa đổi, bổ sung) cần phải bổ sung các hình thức di chúc trên để đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống; đồng thời là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp xảy ra. Một vấn đề nữa liên quan đến hình thức di chúc này là hiểu thế nào là "người lập di chúc không thể tự mình viết được bản di chúc". Theo cách hiểu thông thường thì không tự mình viết được do không biết chữ, do khuyết tật về thể chất (cụt tay, mù loà) bệnh run tay, bại liệt,... Song liên quan đến quy định này còn có hai điều khoản tương ứng chúng tôi viện dẫn sau đây : Khoản 3, Điều 655: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Khoản 2, Điều 611: Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Các quy định tại Điều 659, Điều 655 khoản 3 và Điều 611 khoản 2 còn mâu thuẫn, chống chéo nhau nên cơ quan công chứng và Ủy ban nhân dân xã rất khó giải quyết khi gặp phải những trường hợp trên : Trường hợp nào có nhân chứng nhưng bắt buộc phải đến cơ quan công chứng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân, trường hợp nào chỉ cần hai nhân chứng. Theo Điều 655 khoản 3 và Điều 611 khoản 2 thì số lượng người làm chứng là bao nhiêu vì luật chỉ quy định chung chung là "nhờ người làm chứng". Người lập di chúc trong cả ba điều luật trên có sự trùng lặp, chồng chéo khó hiểu mà chưa có giải thích rõ ràng. Vì các lý do trên theo chúng tôi trong Điều 659 nên bộ cụm từ "không thể tự mình viết được". * Di chúc có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân, phường, thị trấn (Điều 660, Điều 661 và Điều 664 của Bộ luật dân sự). Việc chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) thường diễn ra trong các trường hợp sau : - Người có tài sản lập di chúc sau đó người thân của họ cầm tờ di chúc đến Ủy ban nhân dân cấp xã (chủ yếu) đề nghị chứng thực di chúc. Trường hợp này người có hành vi chứng thực di chúc đã không làm đúng các quy định của pháp luật (Điều 661 của BLDS về thủ tục lập di chúc và Điều 50 của Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực). - Người có tài sản sau khi lập di chúc đã mang di chúc đến Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công chứng để chứng thực, chứng nhận di chúc. - Người có tài sản đề nghị công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân đến tại nhà chứng kiến việc lập di chúc và sau đó chứng nhận, chứng thực di chúc. Việc chứng nhận, chứng thực di chúc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được quy định trong Bộ luật dân sự và Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực. * Lời chứng trong di chúc không được quy định cụ thể rõ ràng. Theo Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/03/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP mới chỉ đề cập đến lời chứng trong một số giao dịch mà chưa có lời chứng di chúc. Vì vậy, việc chứng nhận, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không thống nhất, có những nơi còn xác nhận người lập di chúc có hộ khẩu thường trú tại ....... nên không mang ý nghĩa của việc chứng nhận, chứng thực di chúc. Theo chúng tôi thì cần ban hành mẫu lời chứng thống nhất cho cuộc lập di chúc. * Đối với trường hợp người lập di chúc không thể đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc chứng nhận, chứng thực di chúc thì có thể yêu cầu người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân hoặc công chứng viên đến nơi ở của mình lập và chứng nhận chứng thực di chúc hay không ? Điều 664 của BLDS mới chỉ đề cập đến việc di chúc do công chứng viên lập tại chỗ như sau : Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc, thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước theo quy định tại Điều 661 của Bộ luật này. Theo chúng tôi quy định trên mới chỉ giới hạn phạm vi của cơ quan công chứng mà chưa đề cập đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc lập di chúc và chứng thực di chúc tại nơi ở của người đó. Trong thực tế thì Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn tiến hành công việc này khi đương sự yêu cầu, nhất là những nơi xa trung tâm thì Phòng công chứng không đủ người và không có thời gian đến lập và công chứng di chúc tại chỗ theo yêu cầu. Hơn nữa hiện nay trình độ của cán bộ xã, phường, thị trấn này càng được nâng cao và chuẩn hoá. Đối với cán bộ tư pháp cấp xã giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân là công sức nhà nước và được đào tạo trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên. Vì vậy, Điều 664 của Bộ luật dân sự cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. 4. Người làm chứng cho việc lập di chúc Điều 657 của Bộ luật dân sự quy định : ''Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan nội dung di chúc; Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự;'' Theo quy định của luật thì những người trên không được quyền làm chứng vì việc làm chứng sẽ không khách quan ảnh hưởng đến nội dung di chúc hoặc chưa đủ điều kiện về chủ thể thực hiện việc làm chứng. Những người này thực hiện làm chứng cho việc lập di chúc cũng không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định trên đã thể hiện những hạn chế sau đây: Về khoản 1 của Điều 657 BLDS thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc không được quyền làm chứng. Trong thực tế nhiều trường hợp việc những người thừa kế làm chứng vẫn khách quan hoàn toàn không vì mục đích vụ lợi, không ảnh hưởng đến tính trung thực và ý chí của người lập di chúc vẫn không được thừa nhận. Trong trường hợp này việc làm chứng cho việc lập di chúc là trái với khoản 1 Điều 657 nên không được thừa nhận. Đối với trường hợp này thì việc làm chứng của hai người là khách quan, đúng với ý chí của người lập di chúc và hoàn toàn không mang tính chất vụ lợi (làm chứng cho người khác được hưởng) thì được thừa nhận là hợp pháp sẽ phù hợp với thực tế hơn. Trong trường hợp này nếu không công nhận di chúc thì ba người con của cụ Hà phải lập văn bản thoả thuận phân chia di sản và nhường quyền thừa kế cho chị Yến (văn bản được công chứng, chứng thực) sau đó chị Yến mới có thể làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Thực tế thì việc quy định tại Điều 657 khoản 1 cũng có những hợp lý vì nhằm mục đích ngăn ngừa việc thông đồng cho những người thân thuộc khác (chị em, chồng, con) được hưởng nên làm chứng không khách quan. Tuy nhiên theo chúng tôi thì việc xem xét phải dựa vào các yếu tố mà quan trọng nhất là sự tự nguyện của người có tài sản, nếu chỉ dựa vào người làm chứng không đúng mà huỷ toàn bộ di chúc là không phù hợp với bản chất của việc lập di chúc và công nhận di chúc. Vì vậy, cần xem xét bổ sung Điều 657 khoản 1 mục đích "vụ lợi hoặc không khách quan" trong việc làm chứng. Về khoản 2 Điều 657 thì "những người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc" được hiểu như thế nào? Theo cách hiểu thông thường thì trong di chúc cho người đó hưởng quyền tài sản như được di tặng hoặc giao nghĩa vụ thờ cúng, nghĩa vụ chăm sóc người nào đó khi người lập di chúc chết (mà không được thừa kế theo di chúc) người quản lý di sản ... thì không có quyền làm chứng. Trong trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng con của người thừa kế theo di chúc có được làm chứng hay không (chẳng hạn A được di chúc hưởng ngôi nhà ở thì vợ của A và con của A có được làm chứng hay không). Có ý kiến cho rằng cha, mẹ, vợ, chồng, con của người thừa kế theo di chúc cũng là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc nên không được làm chứng. Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này bởi lẽ ngay trong Điều 662 về những người không được chứng nhận, chứng thực di chúc đã tách các đối tượng trên thành hai khoản: ..... Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc. Vì vậy, theo chúng tôi khi xây dựng Bộ luật dân sự đã dự liệu thiếu vấn đề này nên cần thiết phải bổ sung vào khoản 4 Điều 657 người không được làm chứng là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Về khoản 3 Điều 657 quy định người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. Quy định này của luật vừa thừa vừa thiếu vì các lý do sau : - Điều 23 của Bộ luật dân sự quy định người chưa đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. Người chưa đủ 6 tuổi tất nhiên là người chưa thành niên theo quy định tại Điều 20 "Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên". Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân Bộ luật dân sự chia thành nhiều mức độ để xác định người đại diện và mức độ đại diện khi tham gia các giao dịch dân sự. Trong việc xác định tư cách người làm chứng thì chỉ cần quy định là người chưa thành niên là đủ (chưa đủ 18 tuổi). -Ngoài Điều 24 và Điều 25 của Bộ luật dân sự quy định những trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ hành vi của mình ... lại chưa được quy định trong Điều 657 khoản 3. Như vậy, những người bị bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi... vẫn có quyền làm chứng vì luật không hạn chế. Theo chúng tôi khoản 3 Điều 657 của Bộ luật dân sự cần bổ sung và viết lại như sau : "Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự". III.Di sản dùng vào việc thờ cúng Như chúng tôi đã phân tích trong chương 1 về di sản dùng vào việc thờ cúng đã được quy định trong Bộ luật dân sự nhưng các quy định đó chưa cụ thể rõ ràng, nhiều trường hợp không thực hiện được trên thực tế. * Theo quy định của pháp luật di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế và giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận thì có quyền giao phần di sản cho người khác quản lý và thờ cúng. Ví dụ thực tế : Cụ Nguyễn Văn Khoa có bốn người con : Nguyễn Văn Tâm (Trưởng nam). Nguyễn Thị Trà (Thứ nữ). Nguyễn Thị Thanh (Thứ nữ). Nguyễn Thị Thái (Út nữ). Năm 1995 cụ Khoa qua đời có để lại di chúc cho con trai là Nguyễn Văn Tâm được hưởng thừa kế ngôi nhà ở diện tích 162m2, còn ba người con gái mỗi người được hướng số tiền là 22 triệu đồng. Ngoài ra trong di chúc còn để lại ngôi nhà 3 gian, diện tích xây dựng 50m2, diện tích sân vườn 40m2 tại xã P.T, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho trưởng nam là Lê Văn Tâm quản lý và thực hiện việc thờ cúng. Ngôi nhà anh Tâm và ngôi nhà để thờ cúng sát nhau để thuận tiện cho việc hương khói. Di chúc hợp pháp có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã. Năm 1997 anh Tâm dọn toàn bộ bát nhang, bàn thờ về nhà mình và lấy ngôi nhà ngói 3 gian làm địa điểm tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng. Khi ba người con gái có ý kiến thì anh Tâm trả lời anh trưởng nam nên việc thờ cúng do anh định đoạt. Sau đó ba người con gái đã yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã can thiệp, qua nhiều lần hòa giải anh Tâm đã chấp nhận chuyển vật liệu sang nhà mình và đồng ý để cho cô Trà đến thờ cúng vào ngày rằm, mồng một theo sự thoả thuận của những người thừa kế. Mặc dù sự thoả thuận bằng văn bản nhưng trong suốt quá trình từ năm 1998 đến nay việc thờ cúng không thực hiện được vì cứ mỗi lần các em đến thực hiện thờ cúng anh Tâm lại doạ nạt, lấy khoá riêng khoá cổng lại khiến các em gái đều khiếp sợ. Tháng 6 năm 2002 các cô Trà, Thanh và Thái có đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân xem xét cho bán ngôi nhà trên lấy tiền để xây dựng ngôi nhà khác ở địa điểm khác để thực hiện việc thờ cúng thì được trả lời không được bán vì đây là di sản dùng vào việc thờ cúng. Trong trường hợp này di sản thờ cúng không được chia thừa kế, không bán được và cũng không thể thực hiện việc thờ cúng theo ý nguyện của người chết nên làm mất ý nghĩa của di chúc và pháp luật không được thực hiện triệt để. * Theo Điều 673 quy định thì trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản trong số những người thừa kế theo pháp luật. Chúng tôi thấy quy định trên chưa rõ ràng, mâu thuẫn không phù hợp với thực tế vì: Thứ nhất, "tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết" theo quy định của luật được hiểu trong di chúc lập cho bao nhiêu người những người đó không còn sống nữa chẳng hạn: Ông A có 5 người con, nhưng trong di chúc lập cho 2 người con (B và C) mỗi người được hưởng 1/2 di sản và giao ngôi nhà cho anh B quản lý thờ cúng. Khi B và C chết thì được hiểu những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì ba người con còn lại có quyền lấy ngôi nhà là di sản thờ cúng để thực hiện việc thờ cúng không? Thứ hai, "Di sản thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản trong số những người thừa kế theo pháp luật." Vậy, "thuộc về" ở đây là có quyền sở hữu hay sử dụng. Theo quy định này trong trường hợp nêu trên khi B và C chết thì ngôi nhà thờ cúng thuộc quyền sở hữu của con anh B đang quản lý hợp pháp ngôi nhà đó vì: - Con anh B đang quản lý nhà thờ cúng - Con anh B là người thuộc diện thừa kế (Cháu được thừa kế thế vị theo Điều 680). Tài sản đã thuộc sở hữu của em anh B thì có quyền bán, trao đổi, tặng cho hoặc không thực hiện việc thờ cúng thì ba người con của ông A vẫn còn sống cũng không có quyền gì. Theo chúng tôi quy định này vẫn chưa phù hợp. Từ các căn cứ trên Điều 673 cần sửa đổi, viết lại như sau: Nếu người lập di chúc có để lại khối di sản thờ cúng thì di sản đó coi như chưa chia. Nếu thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đang còn mà việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật của người chết có quyền thoả thuận giao cho người khác quản lý để thực hiện việc thờ cúng hoặc xin chia di sản thừa kế. Nếu thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết mà việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc hoặc theo thoả thuận thì những người thuộc diện thừa kế được quy định tại Điều 679, Điều 680 của Bộ luật này đang quản lý hợp pháp được hưởng, nếu người đang quản lý hợp pháp không phải là người thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế thuộc ba hàng thừa kế hoặc thừa kế thế vị của người để lại di sản đang còn sống vào thời điểm xảy ra tranh chấp được hưởng. IV. Vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc 1.Về hoàn thiện pháp luật * Các kiến nghị về hoàn thiện một số điều luật cụ thể . - Về khái niệm di chúc: Điều 649 của Bộ luật dân sự cần được bổ sung và viết lại như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp của mình cho người khác sau khi chết. - Về di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Điều 659 của Bộ luật dân sự cần được bổ sung và viết lại như sau: Người lập di chúc có thể nhờ người khác soạn thảo di chúc thể hiện ý chí của mình, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Người soạn thảo di chúc không thuộc các trường hợp được quy định tại điều 657 của bộ luật này. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại điều 656 và 657 của Bộ luật này. - Về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Điều 658 cần bổ sung: Đối với di chúc chung của vợ chồng do một bên vợ, chồng chết nhưng cả vợ và chồng đều phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. - Về di chúc lập tại chổ ở của người lập di chúc theo điều 664 của BLDS cần sửa đổi, bổ sung như sau: Điều 664 Di chúc do công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân lập tại chỗ. 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tới chổ ở của mình để lập di chúc. 2. Thủ tục lập di chúc tại chổ được tiến hành như thủ tục lập di tại công chứng Nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định tại điều 661 của Bộ luật này. - Về người làm chứng cho việc lập di chúc Điều 657 cần bổ sung và viết lại như sau:Tất cả mọi người đều được làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau đây: 1. (Giữ nguyên) 2. (Giữ nguyên) 3. Người chưa thành viên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. 4. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. - Bỏ khoản 3 Điều 655 và khoản 2 Điều 611 và bổ sung vào Điều 660 về di chúc có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường thị trấn như sau: Người lập di chúc không biết chữ hoặc bị hạn chế về thể chất mà không đọc được, không nghe được bản di chúc, kkhông ký tên, điểm chỉ được thì phải nhờ hai người làm chứng và người này ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực, chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 657 của Bộ luật này. 2.Về hướng dẫn áp dụng pháp luật. Như chúng tôi đã phân tích ở các phần trước thì các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc còn khái quát cô đọng nhưng thực tiễn lại hết sức đa dạng phong phú và không ngừng biến đổi. Để áp dụng pháp luật đạt hiệu quả không chỉ dựa vào các văn bản đã được pháp điển hoá thành Bộ luật mà còn dựa vào các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Vấn đề này đã được quy định trong nghị quyết của Quốc hội về việc hướng dẫn thi hành BLDS ngày 28/10/1995 như sau: "Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện Bộ luật dân sự ". Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng chúng tôi thấy các vấn đề sau cần có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất khi chưa sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự: * Hướng dẫn Điều 658 của Bộ luật dân sự về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Để hướng dẫn áp dụng pháp luật được thống nhất các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện điều luật này theo một trong các phương án sau: - Phù hợp với quy định tại Điều 658 của BLDS. - Đảm bảo sự tự nguyện thực sự (không thể giả mạo, lừa dối) bằng việc lập di chúc sẵn lừa người có tài sản ký. - Không phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Phương án 2: Người lập di chúc có thể tự tay viết, nhờ người khác hoặc in ấn nhưng sau đó ký tên điểm chỉ thì cũng được công nhận là hợp lệ về hình thức. Phương án này có ưu điểm và hạn chế sau: - Đáp ứng sự phát triển của xã hội và sự đa dạng trong việc lập di chúc. - Dễ bị lừa dối do di chúc lập sẵn, sau đó người có tài sản ký tên hoặc điểm chỉ mà không biết là mình đã bị lừa dối (khi người đó chết thì xác định lừa dối rất khó khăn). Hiện nay chúng tôi chưa tìm ra phương án tối ưu để đưa vào phần hoàn thiện pháp luật nên chỉ đặt vấn đề hướng dẫn lựa chọn một trong hai phương án trên. * Hướng dẫn mẫu lời chứng thống nhất trong việc chứng nhận, chứng thực di chúc. Lời chứng là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng chứng thực. Nội dung làm chứng phải rõ ràng, chặt chẽ thể hiện rõ mức độ trách nhiệm của người thực hiện công chứng, chứng thực đối với việc công chứng. Trong thông tư 03/2001/TP-CC của Bộ Tư pháp mới chỉ đề cập đến mẫu lời chứng chung cho hợp đồng, giao dịch (chủ yếu là hợp đồng), còn di chúc cũng là giao dịch dân sự đặc thù nên cần có mẫu lời chứng riêng để áp dụng thống nhất. Mẫu lời chứng cần đảm bảo: + Thời gian, địa điểm công chứng, chứng thực. + Năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc. + Chữ ký của người lập di chúc và nội dung của di chúc. Ngày ... tháng ... năm ... tại ... Tôi .............. là công chứng viên (chủ tịch UBND ...) Chứng nhận (chứng thực) ông / bà ............ Mang lý lịch như trên có đủ năng lực hành vi dân sự đã lập bản di chúc trong lúc minh mẫn, sáng suốt và tự nguyện ký tên trước người có thẩm quyền. (di chúc bao gồm ... trang được đánh số thứ tự từ ...). * Hướng dẫn thủ tục hưởng di sản đối với việc thừa kế theo di chúc. Trong quy định của Bộ luật dân sự quy định người thừa kế theo di chúc có quyền sở hữu đối với di sản kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật. Đối với những di sản thừa kế ngoài những tài sản không đăng ký quyền sở hữu còn có các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (nhà ở, quyền sử dụng đất, tài sản khác...) thì làm thủ tục như thế nào, phải nộp các giấy tờ gì. Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể vấn đề này. Thực tiễn áp dụng pháp luật thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn áp dụng Điều 52 củaNghị định 75 về văn bản thoả thuận phân chia di sản chỉ trong trường hợp "di chúc không xác định phần di sản được hưởng của từng người", còn trường hợp đã xác định rõ được hưởng ngôi nhà, 1 xe ô tô... thì làm văn bản khai nhận di sản có được hay không? Điều 53 của Nghị định 75 chỉ đề cập đến người hưởng di sản theo pháp luật duy nhất mới theo thủ tục này. Chính vì vậy, theo chúng tôi cần bổ sung vào nghị định 75/2000/NĐ-CP thủ tục khai nhận di sản theo di chúc. Ngoài ra, trong trường hợp di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì những người thừa kế yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản theo Điều 52 của Nghị định 75/2000/NĐ-CP thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải xuất trình giấy khai sinh để chứng minh quan hệ giữa người hưởng di sản và người để lại di sản (giấy khai sinh). Đây là điều phi lý, khó thực hiện được trên thực tế bởi lẽ người thừa kế theo di chúc có thể là tổ chức, cá nhân (ngoài 3 hàng thừa kế của người chết). Cái tưởng chừng như phi lý này lại là có lý đối với cơ quan có thẩm quyền vì Điều 52 gộp cả hai loại yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản thoả thuận theo di chúc và theo pháp luật "Người yêu cầu công chứng, chứng thực phải có xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản thừa kế" (Khoản 2 Điều 52 của Nghị định 75). Theo chúng tôi phải hướng dẫn thành điều luật riêng quy định thủ tục riêng. * Hướng dẫn về di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 673 của Bộ luật dân sự). Các cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn cụ thể về di sản dùng vào việc thờ cúng theo hướng: - Di sản dùng vào việc thờ cúng chưa chia (trong Bộ luật dân sự quy định không được chia thừa kế). -Nếu việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế có thể thoả thuận giao cho người khác quản lý, thực hiện việc thờ cúng hoặc xin chia thừa kế. Phần 2 MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 1995 1. Nhận xét chung Thừa kế quyền sử dụng đất là một chế định mới, lần đầu tiên được quy định trong Luật Đất đai năm 1993( có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 1993). Điều 76 quy định :" cá nhân, thành viên hộ gia đình có quyền chuyển đổi, chuyên nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất".Tuy nhiên sau khi Luật Đất đai được ban hành việc thừa kế quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế do Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không quy định vấn đề này và chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành.Bộ luật dân sự ( viết tắt BLDS) có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm1996 chính thức quy định thừa kế quyền sử dụng đất từ điều 738 đến điều 744.Điều 738 quy định:" Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai".Trên cơ sở quy định của BLDS năm 1995,nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh việc thừa kế quyền sử dụng đất như Nghị định 17/1999/NĐ-CP năm 1999 được sửa đổi bằng Nghị định số79/2001/NĐ-CP năm 2001 đã tiếp tuc quá trình hoàn thiện pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất.Các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất đã đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường,góp phần ổn định quan hệ chuyển quyền sử dụng đất vốn hết sức đa dạng và nhạy cảm.Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất đã bộc lộ những bất cập như sau: 1.Về điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản. Điều 740 của BLDS quy định:"Người có đủ các điều kiện sau đây thì được thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với đât nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản: Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện sử dụng đất đúng mục đích; Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai." Điều kiện"có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích" còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất ,tập trung vào hai quan điểm chính như sau: Quan điểm thứ nhất: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phải là người có điều kiện trực tiếp bỏ sức lao động, trực tiếp khai thác cày cuốc trên diện tích đất được thừa kế mới có quyền hưởng.Nếu không đủ điều kiện thì không có quyền hưởng, đồng thời cũng không được thanh toán giá trị tương ứng với phần thừa kế của họ bằng tiền.Trong trường hợp không có ai đủ điều kiện hưởng thì nhà nước thu hồi diện tích đất đó. Quy định này còn có nhiều bất cập qua vụ án thực tế sau: Anh K là giáo viên công tác trên thành phố còn vợ làm nông nhiệp ở quê và nuôi hai con nhỏ.Năm 2001 bố anh K chết để lại di chúc cho K được hưởng thừ kế căn nhà và 1ha đất trồng lúa nước.Trong trường hợp này anh K chỉ được thừa kế ngôi nhà ở mà không được thừa kế 1ha quyền sử dụng đất vì không có điều kiện trực tiếp quyền sử dụng đất; trong khi đó người vợ đang có nhu cầu sử dụng đất dưới hạn mức pháp luật quy định nhưng lại không được thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật, kể cả theo di chúc nếu được chỉ định trong di chúc vì không đủ điều kiện được quy định tại điều 741 của BLDS. Theo điều 741 thì người thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản phaỉ thuộc những người thừa kế theo pháp luật (khoản 1 điều 679) hoặc thừa kế thế vị (điều 680 của BLDS).Đây là vấn đề bất cập cả về lý luận và thực tiễn, bởi lẽ nhiều ý 'kiến cho rằng mục đích việc để thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm,nuôi trồng thủy sản cho chính những người sản xuất nông nghiệp theo phương châm :"người cày có ruộng" nên anh K không được hưởng thừa kế là chính đáng .Nếu bỏ điều kiện này thì dẫn đến tình trạng tranh chấp,yêu cầu chia thừa kế ngày càng tăng nên.Tuy nhiên ,nếu không cho K hưởng thì dẫn đến tình trạng vợ, con, người thân của họ đang thiếu đất sản xuất trong khi đất đó phải giao cho người thừa kế hàng khác đủ điều kiện hoặc nhà nước thu hồi. Quan điểm thứ hai: Không bắt buộc người thừa kế phải là người trực tiếp lao động trên diện tích đất đó mà có thể là người tổ chức quản lý, quyết định trồng cây gì nuôi con gì là đã đủ điều kiện "trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích" .Tuy nhiên những người này không được khoán trắng quyền sử dụng đất cho người khác theo kiểu phát canh thu tô như trong thời kỳ phong kiến trước đây.Theo quan điểm này phù hợp với chủ trương khyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ,lâm nghiệp hiện nay .Song khó khăn ở chỗ sau khi được thừa kế quyền sử dụng đất thì ai kiểm tra việc họ có "khoán trắng"hay không ,việc kiểm tra theo cơ chế nào,trong trường hợp vi phạm thì xử lý như thế nào. 2 .Về điều kiện việc thưà kế quyền sử dụng đất :Điều 693BLDS quy định:"có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, trong thời hạn còn được sử dụng đất, đất không có tranh chấp...".Do đó, khi không đủ các điều kiện trên đây thì việc thừa kế quyền sử dụng đất không được thực hiện .Trong thực tế, thì tình trạng sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp là khá phổ biến và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà gắn liền với việc sử dụng đất quá chậm,nhất là khi nghị định 38/2000/NĐ-CP năm 2000 về nộp tiền sử dụng đất được ban hành thì rất nhiều trường hợp không đủ tiền nộp theo quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ khi cơ quan thuế ra thông báo nộp tiền .Theo thống kê chưa đầy đủ thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,sở hữu nhà ở tại Hà nội khoảng 60.000 giấy ,tại nội thành,ngoại thành chiếm 70%, tại thành phố Hồ chí minh khoảng 40.000giấy ;số người sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất chiếm 60% đến 80% (1).Do không có giấy tờ hợp lệ nên việc thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất không được tiến hành theo quy định của pháp luật nên làm cho viiệc thừa kế quyền sử dụng đất và các tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp.Thiiets nghĩ nhà nước cần có biiện pháp cứng rắn với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai; đồng thời có chính sách thông thoáng hơn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể cả hợp thức hóa cho việc thừa kế diện tích đất đã sử dụng ổn định ,không có tranh chấp để tạo cơ sở cho các giao dịch về thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật. 3.Bộ luật dân sự quy định người thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm ,nuôi tr ồng thủy sản phải đảm bảo điều kiện:" đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của luật đất đai" trong khi đó luật đất đai chỉ quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình mà quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân .Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp truyền thống trồng cây hàng năm ,nuôi trồng thủy sản lại chỉ là cá nhân .Do mâu thuẫn giữa quy định của Bộ luật dân sự va Luật đất đai nên trong thực tế vấn đề này các cơ quan có thẩm quyền rất lúng túng khi áp dụng pháp luật để giải quyết 2.Xác định quyền sử dụng đất là di sản - Đối với đất do người chết để lại ( không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 1987, 1993 và 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản - Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/07/2004 quyền sử dụng đất đó là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở thùa kế. -Trong trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất nhưng không có các giấy tờ nêu trên nhưng có di sản là nhà ở , vật kiến trúc khác( nhà bếp , nhà tắm , nhà vệ sinh, cây lấy lá , cây ăn quả...) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thì cần phân biệt như sau: + Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó + Trong trường hợp đương sự không có văn bản của uỷ ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản gắn liền với quyền sử dụng đất; đồng thời xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đươg sự để UBND có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhạn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. + Trong trường hợp UBND có thẩm quyền cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó. - Trường hợp đất không có giấy tờ, không có tài sản thì thuộc thẩm quyền của UBND theo quy định pháp luật đất đai. PHẦN 3 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ VỀ CHUYÊN ĐỀ THỪA KẾ ( Phần tự nghiên cứu hệ VHVL và thảo luận cho hệ CQ) TÌNH HUỐNG 1: Ông Quang và bà Mây kết hôn hợp pháp tại ĐakLak trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Thôn (sinh năm 1975) và Phố (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, tp Buôn Mê Thuột. Năm 1987 ông Quang lấy bà Khánh và sinh được hai ngươì con chung là chị Hằng (sinh năm1988) và anh Thái (sinh năm1990 ). Ông Quang và bà Khánh cũng mua ngôi nhà số 14 , đường K, tp Buôn Mê Thuột với giá 12 chỉ vàng vào năm 1991 để ba mẹ con bà Khánh ở .Năm 1998 ông Quang chết không để lại di chúc . Tháng 8 măm 2002, do tranh chấp tài sản nên bà Mây đã khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền xin huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Quang và bà Khánh và chia di sản thừa kế của ông Quang. Câu hỏi 1: Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. Câu hỏi 2: Xác định các quan hệ pháp luật mà Toà án cần thụ lý giải quyết. Câu hỏi 3: Xác định diện và hàng thừa kế. Qua điều tra Toà án xác định được: - Ngôi nhà ở số 49, đường H của ông Quang và bà Mây trị giá 540 triệu đồng (trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Quang). -Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Quang và bà Khánh trị giá 190 triệu đồng. Về nguồn gốc nhà ở các đương sự đều thưà nhận vào năm 1991 ba mẹ con bà Khánh không có nhà ở nên Bà Khánh luc đó có 6 chỉ vàng, phần còn lại ông Quang bán một số tài sản chung với bà Mây được 6 chỉ vàng để mua ngôi nhà số 14, đường K mà bà Khánh đang ở. - Sau khi Toà thụ lý giải quyết bà Khánh có đơn yêu cầu thanh toán chi phí tu sửa cải tạo ngôi nhà sau khi ông Quang chết là 20 triệu đồng bằng tài sản riêng có hoá đơn chúng từ được Toà xác định hợp lệ Câu hỏi 4: -Xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. TÌNH HUỐNG 2: Ông Quang và bà Mây kết hôn hợp pháp tại ĐakLak trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Thôn (sinh năm 1975) và Phố (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, tp Buôn Mê Thuột. Năm 1987 ông Quang lấy bà Khánh và sinh được hai ngươì con chung là chị Hằng (sinh năm1988) và anh Thái (sinh năm1990 ). Ông Quang và bà Khánh cũng mua ngôi nhà số 14 , đường K, tp Buôn Mê Thuột với giá 33 triệu đồng vào năm 1991 để ba mẹ con bà Khánh ở .Năm 1996 Bà Mây chết không để lại di chúc. Năm 2003 ông Quang chết không để lại di chúc . Tháng 6 năm 2004, do tranh chấp tài sản nên chị Thôn và Phố đã khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền xin chia di sản thừa kế của cha mẹ. Câu hỏi 1: Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. Câu hỏi 2: Xác định diện và hàng thừa kế. Qua điều tra Toà án xác định được: - Ngôi nhà ở số 49, đường H của ông Quang và bà Mây trị giá 540 triệu đồng (trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Quang và Bà Mây). - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Quang và bà Khánh trị giá 390 triệu đồng. Về nguồn gốc nhà ở các đương sự đều thưà nhận vào năm 1991 ba mẹ con bà Khánh không có nhà ở nên Bà Khánh luc đó có16 triệu , phần còn lại ông Quang bán một số tài sản chung với bà Mây được 17 triệu để mua ngôi nhà số 14, đường K mà bà Khánh đang ở. - Sau khi bà Mây chết, ông Quang và bà Khánh tiếp tục chung sống không có đăng ký kết hôn. Sau khi Toà thụ lý giải quyết bà Khánh có đơn yêu cầu thanh toán chi phí tu sửa cải tạo ngôi nhà sau khi ông Quang chết là 20 triệu đồng bằng tài sản riêng có hoá đơn chúng từ được Toà xác định hợp lệ Câu hỏi 3: -Xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. TÌNH HUỐNG 3: Ông Quê và bà Mùa kết hôn hợp pháp tại Đà Nẵng trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Thôn (sinh năm 1975) và Phố (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, Quận Sơn Trà. Năm 1980 được sự đồng ý của bà Mùa ông Quê lấy bà Khánh và sinh được hai ngươì con chung là chị Hằng (sinh năm1981) và anh Thái (sinh năm1986). Ông Quê và bà Khánh cũng mua ngôi nhà số 14 ,đường T, Quận Sơn Trà với giá 120 triệu đồng vào năm 1998 để ba mẹ con bà Khánh ở . Năm 1990 bà Mùa chết không để lại di chúc. Năm 2000 ông Quê chết không để lại di chúc.Khi ông Quê chết bà Khánh đã chi phí mai táng hết 6 triệu đồng bằng tài sản riêng của bà. Tháng 8 năm 2002, do mâu thuẫn nên các con của ông Quê đã khởi kiện xin chia di sản thừa kế của ông Quê và bà Mùa .Được biết: - Ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông Quê và bà Mùa trị giá 540 triệu đồng ( trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Quê). - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Quê và bà Khánh trị giá 490 triệu đồng . - Sau khi bà Mùa chết, ông Quê và bà Khánh tiếp tục chung sống không có đăng ký kết hôn. Hãy xác định: -Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Quê và bà Mùa. -Xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. TÌNH HUỐNG 4: Bà Hoàng Thị Kiều (sinh năm 1930) kết hôn với ông Hoàng Trọng Kiểm ( sinh năm 1926) vào năm 1950. Hiện đang cư trú tại số 16 , Dịch Vọng , Cầu Giấy , Hà Nội.Trong quá trình chung sống sinh được ba ngươì con là : - Hoàng Trọng Đại ( Sinh 1953) - Hoàng Thị Hồng ( Sinh 1955) - Hoàng Minh Chức( Sinh 1959) Về tài sản ông bà tạo lập được khối tài sản chung như sau: 1. Nhà ở có diện tích 320 m2 tại đường phố Dịch Vọng , quận Cầu Giấy , tp Hà Nội ( Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở do UBND TP Hà Nội cấp năm 1995) 2. Tiền mặt là 500 triệu đồng gưỉ tại Ngân hàng công thương TP Hà Nội. Ông bà muốn lập di chúc chung của vợ chồng cho ba người con hưởng di sản ngang nhau và có nghĩa vụ như nhâu trong việc thờ cúng ông bà , tổ tiên . trong di chúc muốn xác định thời điểm có hiệu lực khi người sau cùng chết. - Anh chị hãy lập bản di chúc chung của vợ chông ông Kiểm và bà Kiều phù hợp với ý chí của người lập di chúc và pháp luật hiện hành. - Hướng dẫn thủ tục và Cơ quan có thẩm quyền công chứng , chứng thực di chúc. TÌNH HUỐNG 5: Ông Quê và bà Mùa kết hôn hợp pháp tại An giang trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Thôn (sinh năm 1975) và Phố (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, Thành phố Long Xuyên. Năm 1978 được sự đồng ý của bà Mùa ông Quê lấy bà Khánh và sinh được hai ngươì con chung là chị Hằng (sinh năm1979) và anh Thái (sinh năm1981). Ông Quê và bà Khánh cũng mua ngôi nhà số 14 ,đườngT, tp Long Xuyên với giá 10 chỉ vàng vào năm 1986 để ba mẹ con bà Khánh ở ( Bà Khánh góp 5 chỉ vàng, phần còn lại ông Quê bán con trâu là tài sản chung với bà Mùa được 5 chỉ vàng).Năm 1990 bà Mùa chết không để lại di chúc. Năm 2000 ông Quê chết để lại di chúc hợp pháp cho bà Khánh hưởng 2/3 di sản .Khi ông Quê chết, bà Khánh đã chi phí mai táng hết 4 triệu đồng bằng tài sản riêng của bà. Tháng 8 măm 2002, do mâu thuẫn nên các con của ông Quê đã khởi kiện xin chia di sản thừa kế của ông Quê và bà Mùa .Được biết: - Ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông Quê và bà Mùa trị giá 500 triệu đồng (trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Quê). - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Quê và bà Khánh trị giá 80 triệu đồng . - Các con của ông Quê đã có công việc ổn định. - Sau khi bà Mùa chết, ông Quê và bà Khánh tiếp tục chung sống không có đăng ký kết hôn. Anh (chị) hãy xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên TÌNH HUỐNG 6: Ông Quang và bà Tèo kết hôn hợp pháp tại Đà Nẵng trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Tí (sinh năm 1975) và Tẹo (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, Quận Sơn Trà. Năm 1987 được sự đồng ý của bà Tèo ông Quang lấy bà Khánh và không sinh được ngươì con nào. Ông Quang và bà Khánh cũng mua ngôi nhà số 14 ,đườngT, Quận Sơn Trà với giá 12 chỉ vàng vào năm 1988 để bà Khánh ở ( Bà Khánh góp 6 chỉ vàng, phần còn lại ông Quê bán chiếc xe máy là tài sản chung với bà Tèo được 6 chỉ vàng). Năm 1990 bà Tèo chết không để lại di chúc. Năm 2000 ông Quang chết để lại di chúc hợp pháp cho bà Khánh hưởng 2/3 di sản.Tháng 8 măm 2002, do mâu thuẫn nên các con của ông Quang đã khởi kiện xin chia di sản thừa kế của ông Quang và bà Tèo. Được biết: - Ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông Quang và bà Tèo trị giá 440 triệu đồng (trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Quang). - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Quang và bà Khánh trị giá 60 triệu đồng . - Các chị Thôn , Phố đã có công việc ổn định. - Sau khi bà Tèo chết, ông Quang và bà Khánh tiếp tục chung sống có đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Hãy xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. TÌNH HUỐNG 7: Ông Sung và bàVả kết hôn hợp pháp tại Huế trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Thoả (sinh năm 1975) và Lòng (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, Thành phố Huế. Năm 1980 được sự đồng ý của bà Vả ông Sung lấy bà Khế và sinh được ngươì con chung là chị Mong (sinh năm1981) .Ông Sung và bà Khế cũng mua ngôi nhà số 14 ,đường T, tp Huế với giá8 chỉ vàng vào năm 1988 để ba mẹ con bà Khế ở ( Bà Khế góp 4 chỉ vàng, phần còn lại ông Sung đàn lợn nái là tài sản chung với bà Vả được 4 chỉ vàng). Năm 1990 bà Vả chết không để lại di chúc. Năm 2000 ông Sung chết để lại di chúc hợp pháp cho bà Khế hưởng 3/4 di sản. Khi ông Sung chết, bà Khế đã chi phí mai táng hết 6 triệu đồng bằng tài sản riêng của bà. Tháng 6 măm 2000, do mâu thuẫn nên các con của ông Sung đã khởi kiện xin chia di sản thừa kế của ông Sung và bà Vả .Được biết: - Ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông Sung và bà Vả trị giá 580 triệu đồng (trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Sung). - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Sung và bà Khế trị giá 90 triệu đồng . - Các con đã thành niên của ông Sung đã có công việc ổn định. - Sau khi bà Vả chết, ông Sung và bà Khế tiếp tục chung sống không có đăng ký kết hôn. Hãy xác định: -Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Sung và bà Vả -Xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. TÌNH HUỐNG 8: Ông Cải và bà Ngần kết hôn hợp pháp tại Huế trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Xu (sinh năm 1975) và Đậu (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 29, đường H, Huế. Năm 1980 được sự đồng ý của bà Ngần ông Cải lấy bà Tơi và sinh được hai ngươì con chung là chị Dền (sinh năm1981) và anh Mướp (sinh năm1986). Năm 2000 ông Cải chết để lại di chúc hợp pháp cho bà Tơi hưởng 1/2 di sản . Khi ông Cải chết, bà Tơi đã chi phí mai táng hết 6 triệu đồng bằng tài sản riêng của bà. Tháng 8 măm 2002, do mâu thuẫn nên các con của ông Cải đã khởi kiện xin chia di sản thừa kế của ông Cải. Được biết: - Ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông Cải và bà Ngần trị giá 540 triệu đồng - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Cải và bà Tơi trị giá 90 triệu đồng do ông bà mua năm 1994. - Các chị Xu và Đậu đã có công việc ổn định. Hãy xác định: -Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Cải và bà Ngần. - Xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. TÌNH HUỐNG 9: Ông Quê và bà Mùa kết hôn hợp pháp tại Đà Nẵng trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Thôn (sinh năm 1975) và Phố (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, Quận Sơn Trà. Năm 1980 được sự đồng ý của bà Mùa ông Quê lấy bà Khánh và sinh được hai ngươì con chung là chị Hằng (sinh năm1981) và anh Thái (sinh năm1986). Ông Quê và bà Khánh cũng mua ngôi nhà số 14 ,đườngT, Quận Sơn Trà với giá 20 chỉ vàng vào năm 1988 để ba mẹ con bà Khánh ở ( Bà Khánh góp 10 chỉ vàng, phần còn lại ông Quê bán con trâu là tài sản chung với bà Mùa được 10 chỉ vàng). Năm 1988 bà Mùa chết không để lại di chúc. Năm 2000 ông Quê chết để lại di chúc hợp pháp cho bà Khánh hưởng 2/3 di sản Tháng 6 năm 2000, do mâu thuẫn nên các con của ông Quê đã khởi kiện xin chia di sản thừa kế của ông Quê và bà Mùa .Được biết: - Ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông Quê và bà Mùa trị giá 540 triệu đồng (trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Quê). - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Quê và bà Khánh trị giá 90 triệu đồng . - Các chị Thôn , Phố , Hằng đã có công việc ổn định. - Sau khi bà Mùa chết, ông Quê và bà Khánh tiếp tục chung sống không có đăng ký kết hôn. Hãy xác định: - Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Quê và bà Mùa - Xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên. TÌNH HUỐNG 10: Ông Quê và bà Mùa kết hôn hợp pháp tại Đà Nẵng trong quá trình chung sống sinh được hai người con gái là Thôn (sinh năm 1975) và Phố (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 49, đường H, Quận Sơn Trà. Năm 1980 được sự đồng ý của bà Mùa ông Quê lấy bà Khánh và sinh được hai ngươì con chung là chị Hằng (sinh năm1981) .Ông Quê và bà Khánh cũng mua ngôi nhà số 14 ,đườngT, Quận Sơn Trà với giá 12 chỉ vàng vào năm 1988 để ba mẹ con bà Khánh ở ( Bà Khánh góp 6 chỉ vàng, phần còn lại ông Quê bán con trâu là tài sản chung với bà Mùa được 6 chỉ vàng). Năm 1990 bà Mùa chết không để lại di chúc. Năm 2000 ông Quê chết để lại di chúc hợp pháp cho bà Khánh hưởng một nửa di sản .Khi ông Quê chết, bà Khánh đã chi phí mai táng hết 6 triệu đồng bằng tài sản riêng của bà. Tháng 6 măm 2004, do mâu thuẫn nên các con của ông Quê đã khởi kiện xin chia di sản thừa kế của ông Quê và bà Mùa .Được biết: - Ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông Quê và bà Mùa trị giá 840 triệu đồng (trong giấy tờ sở hữu nhà đứng tên ông Quê). - Ngôi nhà ở là tài sản chung của ông Quê và bà Khánh trị giá 160 triệu đồng . - Các chị Thôn , Phố , Hằng đã có công việc ổn định. - Sau khi bà Mùa chết, ông Quê và bà Khánh tiếp tục chung sống không có đăng ký kết hôn.. Hãy xác định: -Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Quê và bà Mùa. - Xác định di sản và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật thừa kế.doc
Tài liệu liên quan