Luật học - Luật hôn nhân và gia đình

Người mất năng lực hành vi dân sự: “Nguời mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự” (K1.Đ22/ Bộ luật Dân sự 2005)

ppt130 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Luật hôn nhân và gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNHPHẦN 1: GIA ĐÌNHGV: NGUYỄN THỊ MỸ LINHGIỚI THIỆU CHUNGBao gồm 4 Chương: Chương I: THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH Chương II: CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH Chương III: CHẤM DỨT MỐI LIÊN HỆ GIA ĐÌNH Chương IV: NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG nội dung cụ thể như sau: Nội dung 1: KẾT HÔN Nội dung 2: QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG Nội dung 3: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT Nội dung 4: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ CON NUÔI Nội dung 5: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Nội dung 6: LY HÔN Nội dung 7: CẤP DƯỠNGVăn bản quy phạm pháp luật1/ Luật Hôn nhân & gia đình 20002/ Luật nuôi con nuôi 20103/ Nghị quyết 35/2000/QH10 của Quốc hội (9/6/2000) về việc thi hành Luật HNGD20004/ Nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP (23/12/2000) hướng dẫn áp dụng 1 số quy định của Luật HNGĐ 20005/ Nghị định 77/2001/NĐ – CP (22/10/2001) quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết 35/2000/QH6/ Thông tư liên tịch 01/2001/ TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP (3/1/2001) hướng dẫn thi hành nghị quyết 35/2000/QH7/ Nghị định 158/2005/ ND – CP (27/12/2005) của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch8/ Nghị định số 06/2012/NĐ-CP (2/2/2012) của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thựcBÀI 1: KẾT HÔNBÀI 1: KẾT HÔNI.Điều kiện kết hôn: bao gồm a/ Điều kiện về nội dung b/ Điều kiện về hình thứcA. Điều kiện về nội dungTuổi kết hôn: - Quy định tại K1, Điều 9/ Luật Hôn nhân và gia đình: “ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên” - Cách xác định tuổi kết hôn: “Nam bước sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 19, nữ bước sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 17” (Theo Công văn 268/TP-HT ngày 19/4/2001 của Bộ Tư Pháp)- Ví dụ: Anh A sinh ngày 25/12/1980=> Ngày anh A đủ tuổi kết hôn là ngày 26/12/19992. Sự ưng thuận: 2.1. Sự ưng thuận hoàn hảo: Tại K2, Điều 9/Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”2.2. Sự ưng thuận không hoàn hảo: - Ép buộc: “Ép buộc kết hôn là việc một bên dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất để làm cho bên bị ép buộc phải đồng ý kết hôn” (Điểm b1.K1 NQ 02/2000-HĐTP) - Lừa dối: “Để được coi như là lừa dối kết hôn một bên hứa sẽ xin việc làm, bảo lãnh ra nước ngoài sau khi kết hôn nhưng không thực hiện; hoặc không có khả năng sinh lý, biết mình bị nhiễm HIV.. nhưng cố tình giấu.” (Điểm b2.K1 NQ 02/2000-HĐTP)Cưỡng ép “Một bên hoặc cả 2 bên nam nữ bị người khác cưỡng ép buộc phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ.” (Điểm b3.K1 NQ 02/2000-HĐTP)3. Những trường hợp bị cấm kết hôn: 3.1. Người đang có vợ hoặc có chồng:  Điều kiện để xem là người đang có vợ hoặc có chồng:- Người đã kết hôn hợp pháp với người khác và chưa ly hôn- Người chung sống như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống mà không đăng ký kết hôn.- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống (áp dụng đến trước ngày 01/01/2003) (K1, điểm C1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP)3.2. Người mất năng lực hành vi dân sự:“Nguời mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự” (K1.Đ22/ Bộ luật Dân sự 2005) 3.3. Giữa người cùng dòng máu trực hệ; giữa người có họ trong phạm vi ba đời: - Người có cùng dòng máu về trực hệ: là cha, mẹ đối với con, ông bà đối với cháu (K12. Điều 8/Luật Hôn nhân và gia đình 2000) - Người có họ trong phạm vi ba đời: là những người cùng một gốc sinh ra, cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba” (K13. Điều 8/Luật Hôn nhân và gia đình 2000) 3.4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng3.5. Giữa những người cùng giới tínhB.Điều kiện hình thức: Quy định tại Điều 12 và điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đìnhNghị định 158/2005/NĐ-CP:Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hônĐiều 18. Thủ tục đăng ký kết hônĐiều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiên việc đăng ký kết hôn. Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn1. Hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.2. Thời hạn xem xét hồ sơ: 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hônChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.II.Vi phạm các điều kiện kết hônA. Các khái niệm 1. Kết hôn trái pháp luật : K3.Điều 8/Luật Hôn nhân và gia đình -> có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm những điều kiện kết hôn 2. Hôn nhân không có giá trị pháp lý : Hôn nhân không có giá trị pháp lý -> có đăng ký kết hôn vi phạm điều 12 và 14 -> không làm phát sinh các hệ quả pháp lý. B.Chế tài trong các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn1. Chế tài đối với việc kết hôn trái pháp luật: 1.1/ Thủ tục 1.1.1 Người có quyền yêu cầu: A. Vi phạm về tuổiViện kiểm sátVợ, chồng, cha, mẹ con của các bên kết hôn (tự mình yêu cầu, hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu)Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hội liên hiệp phụ nữCá nhân, cơ quan tổ chức khác (Đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu)1.1.1 Người có quyền yêu cầu:B/ Vi phạm về sự ưng thuận: Bên bị cưỡng ép, lừa dối (Tự mình yêu cầu, hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu) Cá nhân, cơ quan tổ chức khác (Đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu)1.1.1 Người có quyền yêu cầu:C/ Vi phạm các điều kiện cấm kết hôn:(giống như vi phạm về tuổi)Viện kiểm sátVợ, chồng, cha, mẹ con của các bên kết hôn (tự mình yêu cầu, hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu)Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hội liên hiệp phụ nữCá nhân, cơ quan tổ chức khác (Đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu)1.1.2 Cơ quan có thẩm quyền giải quyếtVi phạm về tuổiVi phạm về sự ưng thuậnVi phạm các trường hợp cấm kết hôn-> đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án1.2 Đường lối xử lý (Quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP) A. Vi phạm về tuổi Nếu đến thời điểm có yêu cầu HUỶ HÔN: Một trong hai kết hôn vẫn chưa đủ tuổi kết hôn => HUỶ HÔN - Nếu cả hai đã đủ tuổi, nhưng cuộc sống chung không hạnh phúc => HỦY HÔN- Nếu cả hai đã đủ tuổi, có cuộc sống bình thường, có con, có tài sản chung => KHÔNG HUỶ Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu ly hôn thì Toà án sẽ thụ lý và giải quyết cho LY HÔN1.2 Đường lối xử lý B/ Vi phạm sự tự nguyện- Nếu sau khi bị cưỡng ép, lừa dối, ép buộc kết hôn Cuộc sống không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng => HUỶ- Bên bị ép buộc, lừa dối, cưỡng ép đã biết nhưng thông cảm và chung sống hoà thuận => KHÔNG HUỶ=> Nếu mới phát sinh mâu thuẫn, có yêu cầu giải quyết việc ly hôn => Toà án sẽ thụ lý và giải quyết cho ly hôn1.2 Đường lối xử lýC/ Vi phạm các trường hợp cấm kết hôn-> HỦYTuy nhiên, lưu ý hai trường hợp được quy định tại Điểm d3.K2 NQ 02/2000-HĐTP(Đa thê do hoàn cảnh chiến tranh: miền Nam trước ngày 25/3/77 miền Bắc trước 13/1/60)1.3 Hậu quả của việc hủy vệc kết hôn trái pháp luật:1.3.1 Quan hệ nhân thân: Theo K1.Điều 17/Luật Hôn nhân và gia đình 2000 “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng”1.3 Hậu quả của việc hủy vệc kết hôn trái pháp luật:1.3.2 Quan hệ tài sản: Theo K3.Điều 17/Luật Hôn nhân và gia đình 2000“Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó;tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.1.3 Hậu quả của việc hủy vệc kết hôn trái pháp luật:1.3.3 Con cái: Theo K2.Điều 17/Luật Hôn nhân và gia đình 2000“Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ xin ly hôn”2. Chế tài đối với trường hợp ''hôn nhân không có giá trị pháp lý'' :Không công nhận quan hệ vợ chồng.BÀI 2 QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 1 Khái niệm: Là việc xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ có đầy đủ các điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không có đăng ký kết hôn.2/ Các trường hợp cụ thể2.1 Trường hợp 1:Thời gian chung sống: Trước ngày 03/01/1987Giải pháp của luật - Khuyến khích đkkh. - Có yêu cầu ly hôn => TA thụ lý và giải quyết cho ly hônQuan hệ nhân thân: Được công nhận là vợ chồng2.2 Trường hợp 2: Từ ngày 03/01/1987 => 01/01/2001Giải pháp của luật - Bắt buộc đkkh. Thời hạn cuối cùng để đkkh là 01/01/2003- Có yêu cầu ly hôn + Trong thời hạn đkkh => Giải quyết ly hôn + Hết thời hạn để đkkh => Không công nhận quan hệ vợ chồngQuan hệ nhân thânNếu còn trong thời hạn để đăng ký kết hôn mà chưa đăng ký kết hôn thì được công nhận là vợ chồng.- Nếu hết thời hạn để đăng ký kết hôn mà vẫn chưa đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhân là vợ chồng2.3 Trường hợp 3Thời gian chung sống: ->Từ ngày 01/01/2001trở về sau Quan hệ nhân thân: Không được PL công nhận là vợ chồngBÀI 3 XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT I. Xác lập quan hệ cha mẹ-con ruột bằng con đường hành chính:1. Xác lập quan hệ cha mẹ-con trong giá thú: a. Khái niệm con trong giá thú: “Con trong giá thú là con được sinh ra từ mối quan hệ có đăng ký kết hôn của cha và mẹ.”Xác lập quan hệ cha mẹ-con trong giá thú:b. Điều kiện để xác lập quan hệ quan cha mẹ con trong giá thú:- K1. Điều 63/Luật Hôn nhân và gia đình:Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhânDo người vợ mang thai trong thời kỳ đó => Con chung của vợ chồng- Điều 21 Nghị Định 70/2001/NĐ-CP: Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày chồng chết, ly hôn => Con chung của vợ chồng.1. Xác lập quan hệ cha mẹ-con trong giá thú:c. Thủ tục khai nhận con trong giá thú: Nghị Định 158/2005/NĐ-CP Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. 2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.2. Xác lập quan hệ cha mẹ-con ngoài giá thú: a. Khái niệm con ngoài giá thú: “Con ngoài giá thú là con được sinh ra từ mối quan hệ không có đăng ký kết hôn của cha và mẹ” b. Trình tự thủ tục khai nhận con ngoài giá thú: K3.Điều 15.Nghị Định 158/2005/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Điều 32. Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 1. Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con Và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp. 2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp. Điều 33. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con. Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây: a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con; b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có) 2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. 3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. II. Xác lập quan hệ cha mẹ con theo thủ tục tư pháp: 1. Các trường hợp xác lập quan hệ cha mẹ-con bằng thủ tục tư pháp:- Cha, mẹ không thừa nhận một người nào đó là con.- Một người không được nhận là cha, mẹ của một người nào đó.- Xác định cha mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự .- Xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. 2. Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án: Sẽ được tìm hiểu trong học phần Tố tụng dân sựBÀI 4 XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON NUÔI I. Khái niệm: 1. Khái niệm: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. (k1 Điều 3/Luật nuôi con nuôi năm 2010) 2. Các hành vi bị cấm Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộcII. Điều kiện xác lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi: 1. Điều kiện liên quan đến người được nhận làm con nuôi: (Điều 8/Luật NCN 2010) 1.1. Về độ tuổi của con nuôi:- Nguyên tắc: Người được nhận làm con nuôi phải là “người từ 16 tuổi trở xuống”- Ngoại lệ: Trong những trường hợp sau người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được nhận làm con nuôi: + Thứ nhất: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi + Thứ hai: Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi 1.2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 2. Điều kiện liên quan đến người nhận nuôi: (Điều 14/Luật NCN 2010) a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;d) Có tư cách đạo đức tốt. Ngoại lệ: cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng b và cLưu ý: Những người sau đây không được nhận con nuôi:a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;c) Đang chấp hành hình phạt tù;d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.III. Thủ tục nhận con nuôi: 1. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi (điều 9 Luật NCN 2010) Điều 2. Nghị định 19/2011/ ND – CP hướng dẫn thi hành chi tiết 1 số điều của Luật nuôi con nuôi Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi điều 17, 18 Luật Nuôi con nuôi 20102.1 Đối với người nhận nuôi:Đơn xin nhận con nuôiGiấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khoẻ; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật NCN 2010)2.2 Đối với người được nhận làm con nuôiGiấy khai sinh;Giấy khám sức khoẻHai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; 3. Trình tự thủ tục 19, 20, 21 Luật NCN 20103.1 Nộp hồ sơ: Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi 3.2 Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ3.3 Xem xét hồ sơ:Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sau đó, Cán bộ tư pháp hộ tịch lấy ý kiến về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ của người được nhận làm con nuôi và trẻ được nhận làm con nuôi (nếu từ đủ 9 tuổi trở lên) 3.4 Đăng ký và giao nhận Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng IV. Hiệu lực của việc thiết lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi: 1. Quan hệ với gia đình của người nuôi: - Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi: Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. - Quan hệ giữa người được nuôi và các thành viên khác của gia đình người nuôi: cũng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo luật HNGD - Họ tên của con nuôi: + Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ tên của con nuôi dưới 9 tuổi + Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì việc thay đổi này phải được sự đồng ý của con nuôi.2. Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột: - Quyền thừa kế: Theo điều 678/BLDS 2005, con nuôi vẫn còn quyền thừa kế đối với di sản của những người thân thuộc do huyết thống.- Cấm kết hôn: việc kết hôn giữa con nuôi và những người thân thuộc trong gia đình cha mẹ ruột vẫn bị cấm theo các quy định tại Điều 10/Luật HN và GĐ 2000.- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. IV. Con nuôi thực tế 1. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi (điều 23 Nghị định 19)2.Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; Nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.V. Chấm dứt việc nuôi con nuôi:1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi(điều 25 Luật NCN 2010)Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;Vi phạm các hành vi bị cấm trong nuôi con nuôi 2. Người có quyền yêu cầu:Cha mẹ nuôi.Con nuôi đã thành niên.Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; hoặc Hội liên hiệp phụ nữ (nếu có căn cứ rằng việc nuôi con nuôi vi phạm các hành vi bị cấm hoặc con nuôi, cha mẹ nuôi bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe lẫn nhau Năm 1998 ông A (Chợ Lách, Bến Tre) đi làm vườn về thì phát hiện có một đứa bé chỉ khoảng 2 tháng tuổi bị bỏ ở gốc cây xoài trước cửa nhà mình. Ông A cảm thương trước hoàn cảnh của đứa bé nên đã quyết định nuôi nó và đặt tên cho nó là X. Việc nhận con nuôi của ông A được hợp thức hóa bằng việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 10 năm sau có một người đàn ông tên B tìm đến và tự xưng là ông ngoại của đứa trẻ năm xưa. Ông B nói chính ông là người đã bỏ đứa bé đó trước cửa nhà ông A vì ông B giận mẹ của X không có chồng mà lại sinh ra X. Mẹ X vì thương nhớ con nên đã qua đời, ông B ân hận lắm. Nay ông tìm đến không có ý định đòi lại cháu mà muốn tặng cho X toàn bộ tài sản của ông là 2 tỉ đồng. Chuyện ông B cho X số tiền lớn đã đến tai của anh D. Vì tham số tiền của X nên anh D quyết định kiện ra Toà để xin nhận con (vì anh D chính là cha ruột của X). Việc nhận con của anh D được tiến hành thuận lợi và vào tháng 3/2008 Toà án ra quyết định công nhận D chính là cha ruột của X. Cuối năm 2012 trên đường đi viếng mộ mẹ của X về, ông B và X bị tai nạn giao thông và đã qua đời. Sau khi X chết, số di sản của X còn khoảng 1 tỉ 920 triệu đồng tiền mặt. Theo các anh chị ông A và anh D ai sẽ là người được thừa hưởng số di sản của X ? Tại sao ?BÀI 5 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG I. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồngNội dung các nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng: Nghĩa vụ chung sống Nghĩa vụ yêu thương và chung thủy Nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ nhau B. Tự do cá nhân tương đối trong cuộc sống vợ chồng1. Tự do đối với sự toàn vẹn của thân thể 2. Tự do lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng -> (Điều 20/Luật HN và GĐ 2000)3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng -> (Điều 21/Luật HN và GĐ 2000) C. Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về (Điều 25/Luật HN và GĐ) - Trong trường hợp người đó trở về mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân giữa họ đương nhiên được khôi phục. - Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.II. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: Sẽ được tìm hiểu ở học phần Hôn nhân và gia đình 2BÀI 6 LY HÔN Khái niệm ly hôn: “ Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ chồng hoặc của cả hai vợ chồng.” (Khoản 8. Điều 8/Luật HNvà GĐ) I. Căn cứ ly hôn: Khái niệm căn cứ ly hôn: Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong luật Hôn nhân và gia đình và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó Toà án mới giải quyết cho ly hôn.2. Nội dung của các căn cứ ly hôn: Khoản 1. Điều 89 Luật HN và GĐ năm 2000 quy định về căn cứ cho ly hôn như sau: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.” Xem thêm điểm Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTPII. Điều kiện hạn chế ly hôn: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”. Khoản 2 điều 85/Luật HN và GĐ Một số hệ quả từ điều luật nêu trên: Luật không phân biệt con dưới 12 tháng tuổi là con ruột hay con nuôi. Điều luật sẽ không được áp dụng trong trường hợp người xin ly hôn là người vợ.III. Thủ tục ly hôn: A. Nộp đơn: 1. Người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.” (Khoản 1 Điều 85/Luật HN và GĐ 2000) 2. Nơi nộp đơn: Toà án nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn. B. Hoà giải: 1. Hoà giải tại cơ sở: Việc hoà giải tại cơ sở được khuyến khích khi vợ, chồng có yêu cầu xin ly hôn. 2. Hoà giải tại Toà án: Là một khâu bắt buộc trong thủ tục giải quyết việc ly hôn. Việc ly hôn tại Toà án se diễn ra sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn.C. Quyết định đối với yêu cầu ly hôn: 1. Mất tích: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.2. Thuận tình ly hôn:- Vợ và chồng cùng yêu cầu xin ly hôn => Tòa án vẫn phải tiến hành hoà giảiKết quả hòa giải: 2 trường hợp + Hòa giải thành + Hòa giải không thành 2.1 Hòa giải thànhRút đơn khởi kiện -> đình chỉ2.2 Hòa giải không thànhLập biên bản: tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thànhCó thể xảy ra 2 trường hợp: a/ Ra quyết định công nhân thuận tình ly hôn, nếu: Vợ chồng không thay đổi ý kiến VKS không phản đốib/ Hoặc, mở phiên tòa nếu không thỏa các điều kiện:- Sự tự nguyện ly hôn; - Không thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con;- Sự thoả thuận của 2 bên về tài sản và con trong từng trường hơp cụ thể phải bảo đảm quyền và lợi chính đáng của vợ và con. 3. Ly hôn theo yêu cầu của một bên: - Vợ hoặc chồng yêu cầu xin ly hôn => Tòa án tiến hành hoà giải- Kết quả hòa giải: 2 trường hợp + Hòa giải thành + Hòa giải không thành 3.2 Hòa giải thànhChia làm 2 trường hợp: + Không rút đơn -> lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành + Rút đơn -> đình chỉ3.2 Hòa giải không thànhLập biên bản: tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thànhTiến hành mở phiên TòaIV. Hậu quả pháp lý khi ly hôn: Đối với vợ và chồng: 1. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: Khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng được chấm dứt. 2. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: Sẽ được tìm hiểu ở học phần Hôn nhân và gia đình 2 B. Đối với con: 1. Trực tiếp nuôi con:Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi phải giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 2. Quyền thăm nom: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.Phong tục ly hôn kỳ lạ trên thế giới Tại Togo, nếu tình cảm hai người không còn khả năng cứu vãn, họ phải tới xin phép chính quyền địa phương và đưa cho người đại diện của mình một nửa số tóc vừa cắt để họ trao cho "đối phương". Đây được coi là phần không thể thiếu trước khi tiến hành các thủ tục khác. Tại Salvador, khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng phải báo với chính quyền địa phương, sau đó đi mua một con bò về để làm bữa liên hoan mời người thân và bạn bè của hai bên cùng ăn uống. Trước khi ra về, hai vợ chồng đứng đối mặt và tát vào mặt nhau 10 cái "nảy đom đóm" với câu nói: "Hãy nhớ lấy nỗi đau khổ này". Đây cũng chính là lời tuyên bố ly hôn của họ. Theo truyền thống gia đình ở Libăng, mỗi khi vợ bước ra khỏi nhà phải được chồng cho phép. Nếu tình cảm giữa họ đã hết, người vợ chỉ cần căn cứ vào câu nói sau của chồng là đủ "tư cách pháp lý" để tiến hành ly hôn: "Đi đi và đừng có quay về nhà nữa".Tại Ecuador, nếu hai vợ chồng muốn ly hôn, trước hết họ phải tuyệt thực trong 3 ngày. Đến buổi sáng ngày thứ tư, một vị nhiều tuổi nhất tại địa phương sẽ được mời tới kiểm tra xem hai người đã mất hết sinh lực hay chưa, nếu đúng, họ sẽ được ly hôn. Còn ngược lại, người cao tuổi sẽ đưa ra lời tuyên bố: không bao giờ cho phép kết thúc cuộc hôn nhân ấy.BÀI 7 CẤP DƯỠNG Những vấn đề chung về quan hệ cấp dưỡng: 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng: 1.1. Khái niệm: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình” 1.2. Đặc điểm: - Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản. - Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa những các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân và huyết thống hoặc nuôi dưỡng. - Quan hệ cấp dưỡng chỉ được phát sinh trong những điều kiện đã được luật quy định.2. Điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng: 2.1. Điều kiện chung: - Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. - Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không chung sống với nhau. 2.2. Điều kiện cụ thể: a. Đối với người được cấp dưỡng: - Là người chưa thành niên - Người đã thành niên: + Không có khả năng lao động + Không có tài sản để tự nuôi mình + Khó khăn, túng thiếub. Đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng: Khoản 1 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định: “ Có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” II. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng: 1. Mức cấp dưỡng:(Điều 53/Luật Hôn nhân và gia đình)- Căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp đưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng- Nếu có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. 2. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: (điều 54 Luật HNGD)Hàng thángHàng quýNữa nămHàng nămMột lần3. Người có quyền yêu cầu:Người được cấp dưỡngViện kiểm sátUỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hội liên hiệp phụ nữCá nhân, cơ quan tổ chức khác (Đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu) 4. Thực hiện quyền yêu cầu cấp dưỡng trong các trường hợp đặc biệt: 4.1. Nhiều người có cùng một nghĩa vụ cấp dưỡng đối với 1 người: Nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người thì họ sẽ thoả thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. (điều 52 Luật HNGD)4.2. Nhiều người có quyền yêu cầu cấp dưỡng đối với 1 người: Người cấp dưỡng và những ngườì được cấp dưỡng thoả thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng cho phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡngIII. Các mối quan hệ cấp dưỡng cụ thể: 1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn -điều 56 Luật HNGD Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. 2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con với cha mẹ: điều 57 luật HNGD Con đã thành niên và có khả năng lao động nếu không sống chung với cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em: Điều 58 HNGD Trong trường hợp anh chị em không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con, thì anh chị đã thành niên không chung sống với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Em đã thành niên không chung sống với anh chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 4. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháuÔng bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 58 của Luật HNGD Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội (ngoại) có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội (ngoại) trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định của của Luật HNGD5. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn: Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng, thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. IV. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng: 1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động; 2. Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình; 3. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; 4. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; 5. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; 6. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác; 7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. the end

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppthngd_1_4502.ppt
Tài liệu liên quan