Luận văn Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - Nguyễn Anh Tuấn

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Song trong các doanh nghiệp đó quan hệ lao động luôn là điểm nóng, cần được quan tâm. Pháp luật Việt Nam đã trao quyền cho công đoàn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn mờ nhạt và kém hiệu quả. Nguyên nhân làm cho hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kém hiệu quả là: Các quy định của Bộ luật lao động, Luật công đoàn còn nhiều bất cập, thiếu động bộ với các văn bản pháp luật khác; đội ngũ cán bộ công đoàn chưa được đào tạo chính quy và tính chuyên nghiệp thấp; Nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công đoàn. Nâng cao hiệu quả vai trò hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là yêu cầu bức thiết đặt ra cho tổ chức công đoàn, vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức và các nhà khoa học. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu sớm sửa đổi các quy định của Luật lao động và Luật công đoàn, cũng như tổ chức và hoạt động công đoàn để công đoàn thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong thời gian tới.

pdf18 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - Nguyễn Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề: “Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam” là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. - Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, kết hợp với việc tham khảo tổng hợp các ý kiến của một số cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam, các chuyên gia luật, kinh tế, cũng như tham khảo kinh nghiệm tổ chức và hoạt động công đoàn một số nước để bước đầu đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lấy phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khảo sát thu thập, điều tra xã hội học được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề lao động, việc làm, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, công đoàn, các quy phạm pháp luật lao động được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quả trình nghiên cứu. 6. Kết quả của luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn việc thực hiện từ đó đưa ra các kiến nghị đồng bộ cả về mặt lập pháp và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đó sẽ là những đóng góp của luận văn đối với công tác nghiên cứu khoa học, công tác lập pháp và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận được kết cấu thành 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Chương 2: Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN VÀ VAI TRÕ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN 1.1.1. Vị trí của công đoàn Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân,viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và người lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như vậy, công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị; Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội được hình thành do nhu cầu của đông đảo người lao động. Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho họ và tham gia quản lý kinh tế xã hội. 1.1.2. Tính chất của công đoàn Tính chất của một tổ chức là những đặc điểm riêng có của tổ chức đó để phân biệt với tổ chức khác mà nếu không còn những đặc điểm riêng thì tổ chức đó không còn đúng với bản chất của nó nữa. Công đoàn Việt Nam có hai tính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân. Tính chất giai cấp của công đoàn. Tính quần chúng của công đoàn . Hai tính chất của công đoàn có mối quan hệ gắn bó với nhau. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt nam Theo quy định của pháp luật, tổ chức công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp cơ bản sau: - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ; - Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là liên đoàn lao động tỉnh, thành phố) và công đoàn ngành trung ương; - Công đoàn cấp trên cơ sở; - Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn. Trong đó, mỗi cấp công đoàn có nhiệm vụ khác nhau. 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công đoàn. 1.1.4.1. Chức năng của công đoàn Công đoàn có các chức năng sau: Thứ nhất: công đoàn có chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động Công đoàn tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân lao động, công đoàn tham gia vào việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân lao động, ký thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động. Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, kinh tế, gia đình, giải quyết khiếu tố, phát huy dân chủ, bình đẳng công bằng xã hội, phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, tham quan nghỉ mát. Thứ hai, công đoàn có chức năng tham gia quản lý Công đoàn tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân lao động, vận động tổ chức công nhân lao động tham gia việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham gia quản lý lao động, giải quyết lao động dôi dư, tham gia quản lý tiền lương, tiền thưởng của công nhân lao động, tham gia trong việc quản lý vật tư, kỹ thuật, tài chính nhằm giảm mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm, tham gia xây dựng và thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động, tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới. Thứ ba, công đoàn có chức năng giáo dục Chức năng giáo dục làm cho người lao động nhận thức đầy đủ về lợi ích cá nhân gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ đó củng cố kỷ luật lao động, xây dựng ý thức tự giác, tự nguyện trong lao động, công tác. 1.1.4.2. Nhiệm vụ của công đoàn Trong giai đoạn hiện nay, công đoàn có những nhiệm vụ sau: - Đại diện cho người lao động tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, các chính sách, các cơ chế quản lý kinh tế, các chủ trương chính sách có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động. - Tập hợp, giáo dục và tuyên truyền pháp luật để người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, của các cơ quan và các tổ chức. - Thực hiện các quyền đã được pháp luật ghi nhận một cách có hiệu quả để bảo vệ và chăm lo đến lợi ích và đời sống của người lao động. 1.2. Vai trò của công đoàn 1.2.1. Khái niệm về vai trò của công đoàn Vai trò của một tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Trong chủ nghĩa tư bản, công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vai trò của Công đoàn được mở rộng hơn. Công đoàn là trường học lớn của công nhân, viên chức, lao động. Là trường học kinh tế, trường học quản lý, công đoàn giúp cho người công nhân, viên chức và lao động biết quản lý mà trước mắt là tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, quản lý các công việc xã hội. Công đoàn không chỉ đại diện cho người lao động, bảo vệ lợi ích cho người lao động mà công đoàn còn đại diện cho họ tham gia vào quản lý kinh tế. Như vậy, công đoàn là một tổ chức có tầm quan trọng đối với phong trào của giai cấp công nhân và người lao động; đối với tổ chức khác và Nhà nước. 1.2.2. Nội dung vai trò của công đoàn. Trong lĩnh vực kinh tế: Vai trò của công đoàn là tham gia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ. Một mặt, công đoàn đẩy mạnh hoạt động tại các doanh nghiệp. Mặt khác, công đoàn hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng. Trong lĩnh vực chính trị: Là thành viên trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công đoàn có vai trò xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố và giữ vững bộ máy nhà nước.. Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn tuyên truyền giáo dục người lao động chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, xây dựng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và tính sáng tạo cho người lao động. Công đoàn góp phần củng cố liên minh công - nông và trí thức xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Đây là cơ sở xã hội vững chắc, tăng cường sức mạnh của nhà nước. Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức, người lao động nâng cao lập trường giai cấp, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên: Với vai trò là người đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có trách nhiệm: - Phối hợp với các bên liên quan trong việc tổ chức tổng hợp ý kiến tham gia về chính sách, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lao động, cũng như những nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; - Chỉ đạo công đoàn các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật lao động và phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp tại địa phương; - Chuẩn bị chương trình kế hoạch hành động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong việc phối hợp với các bên liên quan để thảo luận tại hội nghị các bên. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công đoàn Việt Nam Sau khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) ở nước ta, giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng. Với sự truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thành bước chuyển biến từ tự phát sang tự giác, từ đó, sự hình thành và phát triển của tổ chức công đoàn Việt Nam gắn chặt với cuộc vận động thành lập Đảng. Năm 1919, sau khi tham gia vụ binh biến Hắc Hải bị trục xuất về nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội đỏ Sài Gòn với nhiều cơ sở ở nhà máy đèn chợ Quán, xưởng Ba Son. Ngày 28-7-1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã triệu tập hội nghị Công hội đỏ Bắc kỳ lần thứ I (Hà Nội). Hội nghị quyết định ra báo Lao động, tạp chí Công hội đỏ. Ngày 20-7-1946, tại thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập đánh dấu bước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam . Tháng 1-1949, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ I họp ở Thái Nguyên Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II (tháng 2-1961), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đổi tên thành Tổng công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới. Tháng 2- 1974, tiến hành đại hội Đại biểu lần thứ III. Đặc biệt tại Đại hội công đoàn lần VI, đại hội quyết định đổi tên Tổng công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Luật công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1990 thay cho Luật công đoàn 1957 và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Điều lệ công đoàn (tháng 11-1998) đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động của công đoàn. Chƣơng 2. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1. VAI TRÕ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Vai trò của công đoàn trong việc thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động thể hiện trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, phản ánh các nguyện vọng của người lao động tới chủ sử dụng lao động, qua đó tạo cơ sở cho việc thực hiện các cam kết giữa các bên trong quan hệ lao động. Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy, trong một số doanh nghiệp nhờ sự năng động nhiệt tình của ban chấp hành công đoàn Chủ doanh nghiệp đã có sự quan tâm, chăm lo tốt tới đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. thỏa ước lao động có nội dung tích cực, đạt chất lượng và cam kết được nhiều điều khoản cao hơn luật quy định và đem lại được nhiều quyền lợi thiết thực cho người lao động. Tuy nhiên, do cán bộ công đoàn thường là người làm công, hưởng lương từ chủ doanh nghiệp nên không thể thảo luận với họ một cách bình đẳng. Do đó chưa đóng góp nhiều vào việc bảo vệ quyền lợi người lao động Việc thực hiện tốt vai trò này là tiền đề quan trọng để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. VAI TRÕ CÔNG ĐOÀN THAM GIA KIỂM TRA, GIÁM SÁT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG. Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm bảo đảm chắc chắn rằng các quy định của pháp luật lao động được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ là hoạt động rất quan trọng để bảo vệ lợi ích người lao động. Nội dung thẩm quyền này được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Vai trò của công đoàn trong lĩnh vực này được thể hiện thông qua các hoạt động, đó là: Công đoàn cơ sở đã tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn người lao động thảo luận, ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ người lao động nhận được sự giúp đỡ của công đoàn trong việc ký kết hợp đồng lao động còn rất hạn chế, đa phần công nhân tự mình thỏa thuận, ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Mặc dù chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhưng sự tham gia của công đoàn đã hạn chế rất nhiều sự vi phạm pháp luật lao động từ phía chủ sử dụng lao động. Mặc dù tổ chức công đoàn đã nỗ lực thực hiện kiểm tra giám sát trong điều kiện có thể, song tình trạng vi phạm pháp luật lao động vẫn diễn ra. Nguyên nhân nữa làm cho hoạt động kiểm tra, giám sát của công đoàn cơ sở kém hiệu quả là: bản thân cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp cũng là người làm công và hưởng lương từ người sử dụng lao động nên nhiều trường hợp còn e ngại không dám đấu tranh vì sợ bị trù dập; Lãnh đạo công đoàn đồng thời là cán bộ quản lý nên họ luôn có xu hướng bảo vệ lợi ích cho chủ doanh nghiệp; hoặc sự không hợp tác từ phía chủ doanh nghiệp. 2.3. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THƢƠNG LƢỢNG, KÝ KẾT THỎA ƢỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ. Công đoàn đại diện cho tập thể công nhân lao động tranh thủ ý kiến nhiều nơi để nội dung của bản dự thảo có chất lượng. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến từ các đoàn viên để hoàn chỉnh bản thỏa ước. Tuy nhiên, theo khảo sát cho thấy, việc lấy ý kiến của công nhân lao động về nội dung thỏa ước chưa thu hút sự quan tâm của người lao động. Thông qua việc thương lượng và ký kết thỏa ước tập thể, Công đoàn tạo sự tin tưởng, gắn bó của người lao động với tổ chức Công đoàn. Trên thực tế, một số doanh nghiệp mặc dù có xây dựng bản thỏa ước lao động, nhưng đó là bản thỏa ước do về thực chất thì bản thỏa ước đó có các nội dung cũng không khác gì so với những điều khoản đã ký so với bản hợp đồng mà công ty đã ký với công nhân lao động. Như vậy, ở những đơn vị có cán bộ Công đoàn có trình độ, am hiểu về luật pháp, nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín, có phương pháp thương lượng, nội dung thỏa có nhiều điều khoản đem lại được nhiều quyền lợi thiết thực cho người lao động. Như vậy, thoả ước lao động tập thể là công cụ pháp lý mà công đoàn sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động. 2.4. VAI TRÕ CÔNG ĐOÀN THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. 2.4.1. Trong quá trình ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động. Công đoàn với tư cách là “nhà tư vấn nội bộ” cho công ty và người lao động trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng lao động. Đảm bảo cho hợp đồng lao động được ký kết không vi phạm pháp luật và có lợi cho người lao động Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì chủ doanh nghiệp phải xây dựng phương án sử dụng lao động. Ban chấp hành công đoàn sẽ tham gia cùng người sử dụng lao động để xây dựng phương án sử dụng lao. Công đoàn - với vai trò là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của tập thể người lao động sẽ xem xét việc chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là có thực sự cần thiết hay không và có tuân theo quy định của pháp luật hay không nhằm hạn chế sự lạm dụng của người sử dụng lao động trong việc tùy tiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. 2.4.2. Trong quá trình xây dựng nội quy, quy chế của doanh nghiệp Nội quy lao động trong các đơn vị sử dụng lao động là những văn bản quy định về các hoạt động và sử dụng lao động nhằm duy trì và tăng cường kỷ luật lao động của đơn vị. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu như: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; trật tự trong doanh nghiệp; an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc; bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác. Trong quá trình xây dựng nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo đề nghị của tập thể lao động ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Công đoàn sẽ trực tiếp thỏa thuận các nội dung của nội quy lao động theo hướng tuân thủ pháp luật và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động. 2.4.3. Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động và bồi thƣờng thiệt hại. Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của ban chấp hàng công đoàn cơ sở, trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng. Việc tham gia vào quá trình xử lý kỷ luật lao động một mặt tạo cho công đoàn nắm chắc những thông tin về vụ việc xử lý kỷ luật, mặt khác là một trong những biện pháp để công đoàn thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động ở cơ sở. Khi xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp người lao động gây ra thiệt hại cho người sử dụng lao động như làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường.Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở; Việc người sử dụng lao động phải trao đổi với ban chấp hành công đoàn cơ sở về mức khấu trừ nhằm tạo điều kiện để công đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, đồng thời có ý kiến với người sử dụng lao động để việc khấu trừ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của người lao động. Mặc dù vậy, trên thực tế các vi phạm pháp luật lao động trong lĩnh vực này vẫn thường xuyên xảy ra, nguyên nhân là do vai trò mờ nhạt của công đoàn cơ sở. 2.4.4. Trong việc cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp. Trước khi tiến hành cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, ban chấp hành công đoàn sẽ tham gia cùng người sử dụng lao động để xây dựng phương án sử dụng lao động . Trong trường hợp người sử dụng lao động buộc phải cho nhiều người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động chỉ được tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động sau khi đã trao đổi với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở theo đề nghị của tập thể người lao động nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Công đoàn - với vai trò là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của tập thể người lao động sẽ xem xét việc chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là có thực sự cần thiết hay không và có tuân theo quy định của pháp luật hay không nhằm hạn chế sự làm dụng của người sử dụng lao động trong việc tùy tiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. 2.5. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC TỔ CHỨC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT TINH THẦN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG. Vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động là trách nhiệm của các cấp công đoàn . Công đoàn cơ sở với tư cách là đại diện trực tiếp nhất của người lao động, bàn bạc với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm tiền lương cho người lao động. Tại một số doanh nghiệp, Công đoàn đã có nhiều hành động, việc làm nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Tuy nhiên, những hoạt động đó chưa nhiều, đời sống công nhân lao động còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải tăng ca nhưng thu nhập vẫn thấp, lại phải thuê nhà ở, chi phí cho cuộc sống không đủ, đời sống tinh thần chưa được cải thiện. Rõ ràng, đời sống của công nhân lao động trong các doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Tổ chức công đoàn cần phải có các hoạt động cụ thể để góp phần giảm bớt những khó khăn cho người lao động. Trên thực tế cho thấy khi công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp biết quan tâm đến lợi ích của cơ sở, vì quyền lợi của người lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt. Các hoạt động của công đoàn đã hướng đến người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống. 2.6. VAI TRÕ CÔNG ĐOÀN THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG. 2.6.1. Vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động. * Tại hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm phối hợp cùng nhau để thành lập hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với chủ tịch Hội đồng hòa giải tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, tham gia phiên hòa giải, công đoàn tham gia với tư cách là thành viên hội đồng hoặc có thể tham gia với tư cách là đại diện cho tập thể lao động trong tranh chấp lao động tập thể, đại diện được ủy quyền trong tranh chấp lao động cá nhân nếu được người lao động ủy quyền. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm thu thập những thông tin, căn cứ, cung cấp các tài liệu liên quan đến tranh chấp lao động và cùng phối hợp với Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án để các bên xem xét thương lượng. * Tại tòa án nhân dân. Trong quá trình giải quyết lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể tại tòa án, công đoàn có các quyền và trách nhiệm sau: - Công đoàn tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn: - Công đoàn tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền. - Công đoàn yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động còn được thể hiện trong quá trình công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Trong quá trình giải quyết tại các phiên tòa này, công đoàn có trách nhiệm tham gia hòa giải, đưa ra những chứng cứ, lập luận để bảo vệ quyền và lợi ích của tập thể lao động, bày tỏ ý kiến đối với các phương án hòa giải được đưa ra; Thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc giải quyết tranh chấp.. Tuy nhiên vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động còn hết sức mờ nhạt, một phần do cán bộ công đoàn thiếu nhiệt tình, mặt khác họ không dám đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động vì bản thân họ cũng là người làm công ăn lương trong doanh nghiệp. 2.6.2. Vai trò của công đoàn trong tổ chức và lãnh đạo đình công. Tổ chức và lãnh đạo đình công là quyền đặc biệt của công đoàn cơ sở. Vai trò của công đoàn trong lĩnh vực này thể hiện ở các nội dung sau: Nếu xét thấy việc đình công không có lợi cho tập thể lao động hoặc không có lợi cho doanh nghiệp thì ban chấp hành công đoàn cơ sở giải thích cho tập thể lao động về tác hại của cuộc đình công, đồng thời tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động để giải quyết tranh chấp lao động. Tiến hành lập ban lãnh đạo cuộc đình công và lấy ý kiến của tập thể lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số lượng người tán thành đình công. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tập thể đại điện lao động ra quyết định đình công bằng văn bản . Trước và trong quá trình đình công, Ban chấp hành công đoàn có quyền tiến hành thương lượng hoặc cùng đề nghị cơ quan lao động, liên đoàn lao động và đại diện người sử dụng lao động ở địa phương hoặc cơ quan tổ chức khác tiến hành hòa giải.. Trước và trong quá trình đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Sau khi đình công Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc giải quyết đình công và rút đơn yêu cầu tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công hoặc có đơn yêu cầu tòa án không giải quyết. Do hoạt động của công đoàn cơ sở chưa hiệu quả, thậm chí có một số cán bộ công đoàn vì lợi ích cá nhân không những không bảo vệ được người lao động mà còn đứng hẳn về phía người sử dụng lao động chống lại quyền lợi tập thể người lao động. Pháp luật quy định về đình công còn nhiều bất cập nên số lượng các cuộc đình công ngày càng gia tăng. - Trách nhiệm của công đoàn trong trường hợp tổ chức và lãnh đạo đình công bất hợp pháp. Từ thực tế xem xet vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, có thể nhận thấy rằng thực tiễn hoạt động của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại nói riêng còn bộc lộ quá nhiều hạn chế do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Những gì công đoàn đã làm được còn quá ít so với những gì chưa làm được. Chƣơng 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 3.1. NHẬN XÉT VỀ VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 3.1.1. Về ƣu điểm. Thứ nhất, về công tác phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn cơ sở Mặc dù hầu hết các chủ doanh nghiệp đều không muốn cho công đoàn cơ sở được thành lập và hoạt động ở doanh nghiệp của mình nhưng với sự tích cực, kiên trì thuyết phục người sử dụng lao động, nhiều tổ chức công đoàn đã được thành lập. Việc xúc tiến thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) vẫn được đẩy mạnh. Thứ hai, trong lĩnh vực công đoàn thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động. Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có những hành động việc làm cụ thể để hướng dẫn công nhân lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Đây là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích người lao động. Trong cơ chế ba bên, tổ chức đại diện của người lao động đóng vai trò là cầu nối người lao động với người sử dụng lao động và Nhà nước Thứ ba, trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động. Hoạt động kiểm tra, giám sát của công đoàn đã có những tác động tích cực trong việc phát hiện và đề xuất kiến nghị, khắc phục kịp thời những vi phạm các quy định của pháp luật lao động, hoặc phản ánh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cấu xử lý. Nhờ vậy, những bức xúc của người lao động đã được giảm bớt, hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động qua đó phần nào hạn chế các tranh chấp lao động và đình công xảy ra. Thứ tư, trong việc đại diện cho tập thể lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Công đoàn đã lãnh đạo, tập hợp, tổ chức người lao động tham gia quá trình thương lượng và đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nhiều bản thỏa ước lao động tập thể đã có những thoả thuận cụ thể, bao gồm nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động Thông qua việc thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể, quyền dân chủ, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người lao động ngày càng được nâng cao, người lao động tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn cơ sở phát động. Thứ năm, trong lĩnh vực tham gia quản lý, sử dụng lao động. Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tổ chức các phong trào thi đua trong doanh nghiệp; Tổ chức hội nghị công nhân lao động tại doanh nghiệp; Tham gia với cơ quan quản lý nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động theo quy định của pháp luật. Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong công nhân, lao động như Hội thi “ Lao động giỏi”, “ Bàn tay vàng”, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân tuần lễ quốc gia về vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Công đoàn cơ sở quan tâm thực hiện phong trào xanh - sạch - đẹp; an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và sức khỏe, tính mạng của người lao động. Cùng với đó làm tốt công tác thi đua, khen thưởng công nhân lao động tiên tiến xuất sắc, người lao động đạt giải cao trong các hội thi; tham gia trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động. Thứ sáu, Trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xác định trọng tâm công tác là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Tiến hành nhiều hoạt động thiết thực như: Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, các điều kiện vệ sinh an toàn lao động của người sử dụng lao động; Phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí vui tươi cho công nhân lao động; Tại một số doanh nghiệp có tỷ lệ lao động nữ cao Ban chấp hành công đoàn đã đề xuất với chủ doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ ngay trong khuôn viên nhà máy để công nhân có thể gửi con, yên tâm lao động; Công đoàn cơ sở đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ công nhân lao động gặp khó khăn, ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, Tổ chức quyên góp xây dựng nhà “mái ấm công đoàn” cho công nhân lao động gặp khó khăn về nhà ở; Thứ bảy, trong việc công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công Công đoàn cơ sở đã có nhiều nỗ lực trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Khi có tranh chấp lao động xảy ra, công đoàn đã chủ động gặp gỡ người sử dụng lao động để thương lượng tìm giải pháp dàn xếp mâu thuẫn. Nhờ sự tham gia tích cực của công đoàn mà nhiều tranh chấp lao động đã được hòa giải thành. Qua đó đã góp phần làm giảm số lượng quy mô, cường độ của các vụ đình công. Không chỉ tham gia giải quyết tranh chấp lao động bằng thương lượng, hòa giải, công đoàn còn chủ động phối hợp tham gia giải quyết tranh chấp lao động cùng tòa án nhân dân. Nhiều vụ tranh chấp với sự tham gia nhiệt tình, hiệu quả của công đoàn nên đã được hòa giải thành ngay tại tòa án. 3.1.2. Về hạn chế Thứ nhất, về lực lượng công đoàn: Hiện vẫn còn xấp xỉ 40% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thành lập được công đoàn cơ sở Hầu hết cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung số lượng lớn công nhân đều làm kiêm nhiệm. Do có quyền lợi gắn liền với doanh nghiệp lại chưa được đào tạo bài bản về chuyên ngành, thiếu kiến thức hiểu biết pháp luật nên khả năng đấu tranh, bảo vệ lợi ích của người lao động của cán bộ công đoàn hạn chế. Thứ hai, về tài chính của công đoàn: công đoàn không có nguồn tài chính ổn định và vững mạnh, hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp đó. Thứ ba, về việc phối hợp với người sử dụng lao động thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động: Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung chưa xây dựng và thực hiện được cơ chế phối hợp giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở với đại diện người sử dụng lao động; Bản thân cán bộ công đoàn cũng là người làm công, hưởng lương từ chủ doanh nghiệp nên vị thế trên thực tế của cán bộ công đoàn không thể bình đẳng với chủ doanh nghiệp trong việc thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động. Thứ tư, trong việc tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động: mặc dù tổ chức công đoàn đã nỗ lực thực hiện kiểm tra giám sát trong điều kiện có thể, song điều dễ nhận thấy là tình trạng vi phạm pháp luật lao động, không thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động vẫn còn diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi và các vụ đình công, lãn công vẫn xảy ra. Mặc dù pháp luật đã quy định quỹ thời gian cho cán bộ công đoàn hoạt động công đoàn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty thường cố tình làm ngơ như không biết, cán bộ công đoàn cơ sở là người làm thuê và nhận lương từ giới chủ, nếu không được sự cho phép thì cũng không dám tự ý nghỉ. Cán bộ công đoàn cũng phải lo làm việc của công ty để nhận lương nên không có thời gian đầu tư cho công tác công đoàn. Do vậy hiệu quả hoạt động này của công đoàn cơ sở phần lớn phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp thực sự quan tâm hay không. Thứ năm, trong công tác thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể: việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ thấp và chất lượng còn hạn chế. Phần lớn các bản thỏa ước chỉ là sự sao chép lại các quy định của pháp luật; hoặc có thỏa ước nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết, thực chất là vi phạm pháp luật. Cán bộ công đoàn cơ sở có biết việc vi phạm nhưng họ cũng là người lao động sợ mất việc làm không dám đấu tranh. Thực tế nhiều điều khoản đã được thỏa thuận và thực hiện như tiền ăn, tiền xe, tiền nhà, tiền chuyên cần nhưng không có doanh nghiệp nào ghi vào thỏa ước. Điều này thể hiện sự chi trả của chủ doanh nghiệp như là việc ban ơn, ban phát của họ, đồng thời dùng nó làm phương tiện quản lý lao động (tiền chuyên cần), khi cần thiết có thể cắt bỏ mà không bị coi là vi phạm pháp luật. Thứ sáu, trong việc quản lý sử dụng lao động: Hoạt động này rất kém hiệu quả nguyên nhân do, cán bộ công đoàn thiếu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thiếu các điều kiện cụ thể cho việc kiểm tra giám sát, hoặc do sự bất hợp tác từ phía chủ doanh nghiệp nên về cơ bản đây là hoạt động thiếu hiệu quả nhất của công đoàn. Thứ bảy, việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về lao động đã được triển khai nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa rộng khắp. Hầu hết người lao động trong các doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định của pháp luật lao động liên quân đến quyền lợi của mình, nên không thể chủ động bảo vệ quyền lợi của mình khi chủ doanh nghiệp vi phạm 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 3.2.1. Về các quy định của pháp luật Thứ nhất, cần phải có những nghiên cứu xây dựng các quy định cụ thể bảo vệ cán bộ công đoàn, trước những hành vi đối xử bất bình đẳng từ phía người sử dụng lao động. Theo kinh nghiệm của một số nước nhằm bảo vệ cán bộ công đoàn nên quy định: Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm việc làm theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã giao kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động đang trong nhiệm kỳ tham gia Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thì mặc nhiên được tiếp tục thực hiện hợp đồng đến hết nhiệm kỳ; nếu vẫn được tín nhiệm bầu tham gia Ban chấp hành công đoàn cơ sở nhiệm kỳ tiếp theo thì được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn bằng với thời hạn nhiệm kỳ của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong thời gian người lao động làm công tác công đoàn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động không được có các hành vi đối xử bất bình đẳng với cán bộ công đoàn. Trong trường hợp người lao động làm công tác công đoàn bị chủ sử dụng lao động đối xử bất bình đẳng thì công đoàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ. Thứ hai, cần có những quy định cụ thể về thành phần ban chấp hành công đoàn cơ sở để Ban chấp hành công đoàn cơ sở thực sự là người đại diện cho quyền lợi của công nhân lao động. Phải bảo đảm cán bộ công đoàn không bao gồm cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp hoặc người thân của họ, như vậy cán bộ công đoàn mới bảo vẹ được quyền lợi người lao động. Thứ ba, cần phải bổ xung, hoàn thiện pháp luật quy định trình tự, nội dung, thời gian thương lượng tập thể . Hệ thống pháp luật lao động hiện hành quy định chưa cụ thể về trình tự thương lượng tập thể, đối tượng, nội dung, thời gian thương lượng, nên việc đàm phán thương lượng ở khá nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực chất và mang nặng hình thức. Cần hoàn thiện, bổ sung các quy định về chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các vi phạm trong thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Chính vì việc thiếu các quy định, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm nên nhiều doanh nghiệp lợi dụng để né tránh, thậm chí không thương lượng, ký kết, đăng ký thỏa ước. Thứ tư, cần nghiên cứu để sửa đổi các quy định về hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) “Hòa giải là sự nối tiếp của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hòa những mâu thuẫn, bất đồng. Bên thứ ba đóng vai trò là người trung gian hoàn toàn độc lập với hai bên và hành động một cách vô tư, không thiên vị, tìm cách đưa các bên tranh chấp đạt tới điểm mà họ có thể thỏa thuận được với nhau. Theo tôi, không nên tiếp tục sử dụng Hội đồng hòa giải như hiện nay, hòa giải viên phải là người không có các lợi ích liên quan đến các bên tranh chấp lao động Thứ năm, cần sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định về quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định pháp luật lao động của công đoàn. Thực tế pháp luật mới chỉ ghi nhận quyền kiểm tra, giám sát cho tổ chức công đoàn mà chưa quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyền cũng như các cơ chế pháp lý đảm bảo cho công đoàn có khả năng thực hiện được quyền đó trên thực tế. Do đó, tại một số doanh nghiệp vi phạm Luật Lao động, nhưng khi công đoàn yêu cầu được kiểm tra, giám sát thì chủ doanh nghiệp từ chối, không tiếp, họ chỉ tiếp khi có sự hiện diện của các cơ quan quản lý nhà nước mà công đoàn chỉ tham gia với tư cách thành viên. Nguyên nhân là do chưa có một văn bản có giá trị quy phạm nào quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động kiểm tra, giám sát của công đoàn. Để nâng cao hơn nữa năng lực kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn Thứ sáu, cần hoàn thiện, cụ thể hóa những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của công đoàn như: Quy định việc trích nộp kinh phí công đoàn, quy định về đảm bảo về kinh phí, điều kiện, phương tiện, vật chất, thời gian hoạt động của cán bộ công đoàn. Song song với các quy định bảo vệ cán bộ công đoàn trong các trường hợp như việc làm, thu nhập, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở hoạt động kiêm nhiệm. Điều 25 Dự thảo Luật Công đoàn đã cụ thể hóa những điều kiện đảm bảo hoạt động của công đoàn như (trụ sở làm việc, thời gian hoạt động công đoàn, thu nhập cho cán bộ công đoàn). Đây là một tín hiệu tốt trong quá trình sửa đổi luật công đoàn. Thứ báy, cần quy định cụ thể các chế tài pháp lý đối với các hành vi vi phạm luật công đoàn. Các quy định về chế tài pháp lý đối với các hành vi vi phạm luật công đoàn đã được quy định trong luật công đoàn năm 1990, tuy nhiên các quy định như vậy còn khá chung chung, không có tính khả thi, việc xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ có thể được thực hiện khi pháp luật tương ứng có các quy định về hành vi vi phạm và chế tài xử lý cụ thể 3.2.2. Về tổ chức thực hiện. Thứ nhất, phát triển đoàn viên đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập công đoàn cơ sở trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho các đoàn viên, người lao động nhất là các quy định của luật lao động, luật công đoàn và điều lệ công đoàn. Thứ ba, không ngừng hoàn thiện công tác tố chức, nâng cao chất lượng, năng lực cán bộ công đoàn. Thứ tư, xây dựng phát triển quan hệ hợp tác giữa công đoàn với người sử dụng lao động. Thứ năm, cần tiếp tục đổi mới, phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa công đoàn với các tổ chức hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động là chức năng cơ bản trong hoạt động của công đoàn. Tuy nhiên, trên thực tế những năm qua công đoàn chưa làm tốt vai trò đó. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do vậy, nâng cao hiệu quả, vai trò của công đoàn trong việc bảo về quyền lợi ích hợp pháp của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Song trong các doanh nghiệp đó quan hệ lao động luôn là điểm nóng, cần được quan tâm. Pháp luật Việt Nam đã trao quyền cho công đoàn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn mờ nhạt và kém hiệu quả. Nguyên nhân làm cho hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kém hiệu quả là: Các quy định của Bộ luật lao động, Luật công đoàn còn nhiều bất cập, thiếu động bộ với các văn bản pháp luật khác; đội ngũ cán bộ công đoàn chưa được đào tạo chính quy và tính chuyên nghiệp thấp; Nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công đoàn. Nâng cao hiệu quả vai trò hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là yêu cầu bức thiết đặt ra cho tổ chức công đoàn, vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức và các nhà khoa học. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu sớm sửa đổi các quy định của Luật lao động và Luật công đoàn, cũng như tổ chức và hoạt động công đoàn để công đoàn thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong thời gian tới. References I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT. 1. Bộ lao động thương binh & xã hội (2007), Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, Hà Nội. 2. Bộ lao động thương binh & xã hội (2007), Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động, Hà Nội 3. Chính phủ (2007), Nghị định 133/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động, Hà Nội. 4. Quốc hội (1990), Luật công đoàn, Hà nội. 5. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 6. Quốc hội (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội. 7. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 8. Quốc hội (2006), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động, Hà Nội. 9. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2009), Hướng dẫn 703/HD-TLĐ hướng dẫn thi hành điều lệ công đoàn Việt Nam, Hà Nội. II. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ. 10. Linh Anh (2004), “Thủ tục đình công hợp pháp quá nhiêu khê”, Tạp chí lao động xã hội, số 6, tr. 16. 11. TS. Đỗ Ngân Bình (2008), “Bất hợp lý trong một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động”, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, số 7, tr. 12. 12. Bằng Chung (2011), “Hơn 40% số doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể”, Báo lao động, số 260, tr. 6. 13. Hồng Đào (2009), “Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn”, Báo lao động, số 65, tr. 5. 14. David Macdonal và Caroline Vandenaleele, Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và khái niệm liên quan. Tổ chức lao động quốc tế - Đội chuyên gia tổng hợp Đông Á (ILO/EASMAT), Hà nội 11/1997, tr.7 15. TS. Đặng Quang Điều (2011), “Đình công ở khu vực doanh nghiệp FDI tăng cao là do tiền lương quá thấp”, Báo lao động, số 102, tr. 2. 16. Hà Dịu (2009), “Thỏa ước lao động tập thể, lợi cả đôi đường”, Báo lao động thủ đô, số 53, tr.4. 17. Chí Dũng (2011), “Công ty Giai Đức VN đồng ý tăng lương, tiền ăn cho công nhân”, Báo Hà nội mới, số 13, tr. 5. 18. Hồ Giao (2011), “Người lao động trông chờ ai?”, Tạp chí lao động và công đoàn, số 485, tr.23 19. Hoàng Hà (2007), “Bức xúc của lao động trong doanh nghiệp FDI”,Báo Đầu tư, số 38, tr. 7. 20. TS. Lê Thanh Hà (2011), “Vai trò công đoàn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Báo lao động, số 85, tr. 5. 21. TS Đào Thị Hằng, “Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, 2005, tr.44. 22. TS. Lê Quốc Hội (2011), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm 2011”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 6, tr. 12. 23. Phạm Thanh Huyền (2009), “Nâng cao năng lực kiểm tra giám sát của công đoàn, bảo đảm quyền lợi người lao động”, Tạp chí luật học, số 10, tr. 21. 24. Đình Hy (2003), “Huyện Củ Chi – TP HCM: 50% doanh nghiệp NQD có thỏa ước lao động tập thể”, Tạp chí lao động & công đoàn, số 16, tr. 3. 25. Mỹ Linh (2001), “Tình trạng phạt tiền lương công nhân ở Thành phố HCM”, Báo Nhân dân, số 236, tr. 6. 26. Đức Minh (2002), “Công đoàn ngoài quốc doanh đứng trước nhiều thách thức”, Báo nhân dân, số 20, tr. 4. 27. Huyền.Mi – Nguyễn Nam (2009), “Công đoàn cơ sở mờ nhạt”, Báo Tuổi trẻ, số 50, tr.7. 28. Dương Bội Ngọc (2006), “Công ty May Bích Thanh vi phạm pháp luật lao động”, Báo lao động, số 19, tr. 2. 29. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Lê Nin Toàn Tập, Hà Nội, tập 42, tr.250. 30. Ngọc Quý (2011), “Bùng nổ” tranh chấp lao động, công đoàn “nghiêng” về giới chủ, Báo pháp luật Việt Nam, số 85, tr. 6. 31. Đỗ Quyên (2011), “Ký kết thỏa ước lao động và xây dựng công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: còn nhiều trăn trở”, Báo Người lao động, số 95, tr. 5. 32. TS. Dương Văn Sao (2003), “Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 5, tr.4-6. 33. PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu (2010), “Cơ chế ba bên và vai trò của công đoàn”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội, số 7/2010. 34. Nguyễn Xuân Thu, Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, 2008. 35. Thanh Thúy (2007), “Nguy cơ đình công tại các doanh nghiệp FDI”, Tạp chí lao động & công đoàn, số 5, tr. 7-8. 36. Tổ chức lao động quốc tế - Văn phòng lao động quốc tế Đông Nam Á (ILO/EASMAT) (1996), Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan, Băng cốc - tr.35. 37. Tổng giám đốc ILO (1992), Dân chủ hóa và tổ chức của ILO - Báo cáo tại kỳ họp thứ 79 năm 1992 ,tr.45. 38. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2010), báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2010, tr. 2, Hà Nội. 39. Trường đại học Công đoàn Việt Nam (2006), Hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tr.169, Nxb Lao động, Hà Nội. 40. Trường đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam , tr.78, Nxb Công an nhân dân, Hà nội. 41. Hải Vân (2011), “Vai trò công đoàn mờ nhạt”, Tạp chí lao động & xã hội, số 313, tr. 27. 42. Thiên Vĩ (2011), “Cần sửa đổi Luật công đoàn phù hợp với thực tiễn cuộc sống”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7, tr. 36. 43. Viện công nhân và công đoàn Việt Nam (2007), Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội. 44. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 45. Labour act of China. Date 5 July 1994. 46. Russian Federation – act No. 10-FZ on the Trade Unions. Date 12 January 1996 CÁC TRANG WEB 47. 48. 49.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050001490_0093_2017589.pdf