Luận văn ThS:Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh NA giai đoạn 2010 - 2020

LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại thông tin xã hội loài người, nhu cầu thông tin ngày càng tăng nhanh. Viễn thông trở thành một ngành quan trọng ở bất cứ Quốc gia nào trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội. Mạng viễn thông đóng vai trò như cầu nối để trao đổi thông tin giữa các chính phủ, các tổ chức xã hội và giữa mọi người với nhau. Hiện nay Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang tiến hành hiện đại hoá mạng lưới với những phương thức truyền dẫn, chuyển mạch tiên tiến, các thiết bị hiện đại, sử dụng trên mạng những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin và các dịch vụ thông tin ngày càng cao của xã hội trong cả nước nói chung và Tỉnh A nói riêng, luôn tìm các giải pháp để phát triển mạng lưới Viễn thông trên cơ sở thiết bị, công nghệ mới. Để công việc này tiến hành theo đúng ý đồ với hiệu quả cao thì công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là điều kiện quan trọng. Chính vì vậy khoá luận tốt nghiệp với đề tài: "Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh A giai đoạn 2010 - 2020".

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn ThS:Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh NA giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạch và chiến lược của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tăng tốc độ phát triển giai đoạn 1993-2000 và cho các năm tiếp theo, theo định hướng chung của toàn Ngành là đi thẳng vào hiện đại hoá mạng lưới, công nghệ mới. Bưu điện tỉnh Hà Giang là một đơn vị được Tổng công ty tập trung đầu tư từ năm 1994 theo kế hoạch của Tổng công ty cho các dự án thuộc mạng thông tin Hà giang, mạng thông tin phía Bắc, mạng thông tin phía Tây, mạng thông tin 256 số huyện Bắc mê, mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Bắc Quang, Việt Lâm theo cấu hình mạng lưới viễn thông được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế về địa hình đồng bộ về thiết bị, công nghệ được Bưu điện tỉnh Hà Giang trình Tổng công ty phê duyệt. Các dự án đầu tư mạng thông tin Hà Giang được luận chứng kinh tế mang tính khả thi, được đầu tư bằng các nguồn vốn do Tổng cục Bưu điện cấp bằng nguồn vốn ngân sách, Tổng công ty cấp bằng các nguồn vốn khác. - Mạng thông tin phía Bắc + Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho 5 huyện phía Bắc. + Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Trang bị Tổng đài RAX 256 cho 5 huỵên phía Bắc, lắp đặt vi ba nối từ 5 huyện này về thị xã, lắp các cột anten tự đứng, xây dựng nhà để tổng đài và máy. - Mạng thông tin phía Tây + Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. + Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Lắp đặt Tổng đài RAX và các thiết bị phụ trợ, tuyến truyền dẫn vi ba AWA 1504, cột anten, nhà trạm. - Mạng thông tin Tổng đài 256 số và tuyến truyền dẫn huyện Bắc Mê + Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho huyện Bắc mê. + Khối lượng, hạng mục chủ yếu: lắp đặt Tổng đài 256 số, các thiết bị phụ trợ, thiết bị truyền dẫn 2Mb/s từ vi ba Làng Luông - Vi ba Ngọc Đường. - Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm + Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ cho khu vực thuộc Bưu cục Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm. + Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Lắp tổng đài RAX 128, thiết bị vi ba và các thiết bị phụ trợ. Năm 1996 mạng thông tinh tỉnh Hà giang hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Thay thế toàn bộ Tổng đài tự thạch, đường dây trần 540km nội tỉnh từ công nghệ Analog, phương thức thông tin lạc hậu, chất lượng xấu, dung lượng nhỏ sang công nghệ số tiến tiến, hiện đại cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế xã hội các vùng trong Tỉnh và cả nước. Mạng truyền dẫn nội Tỉnh từ trung tâm đi các huyện đầu bằng thiết bị vi ba và kết hợp một số tuyến cáp quang, về chất lượng mạng lưới đảm bảo việc thông tin tốt, nhanh, chính xác, an toàn. Mạng chuyển mạch được lắp đặt toàn bộ Tổng đài điện tử kỹ thuật số tại trung tâm Bưu điện tỉnh và các Bưu điện huyện, thị và một số khu vực với dung lượng lớn đảm bảo phục vụ cho việc phát triển thuê bao. Trong thời gian ngắn Bưu điện tỉnh Hà Giang có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện kế hoạch, chiến lược thực hiện cho các dự án đầu tư mạng thông tin tỉnh Hà Giang, thay thế mạng lưới cũ kỹ, lạc hậu sang công nghệ mới kỹ thuật số. Đã nâng cao được chất lượng mạng lưới thông tin. Đảm bảo phục vụ nhu cầu của xã hội, dân trí được nâng cao, tạo cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, trật tự an ninh, quốc phòng. Đầu tư phát triển mạng thông tin Hà giang đã góp phần cho việc thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước. 2.2.4.1. Mạng truyền dẫn Thực hiện kế hoạch tăng tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 1993 - 2000 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bưu điện tỉnh Hà Giang đã được đầu tư hệ thống truyền dẫn bằng thiết bị vi ba số từ trung tâm thị xã đến các huyện trong Tỉnh, hệ thống này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước năm 1996. Để thiết lập được đường truyền đến tất cả các huyện trong toàn Tỉnh với địa hình đổi núi cao hiểm trở phải xây dựng đến 15 trạm vi ba chuyển tiếp trên núi cao mới phục vụ cho 14 trạm chuyển mạch các huyện và khu vực với dung lượng mỗi huyện một luồng tốc độ 2Mb/s (1E1). Việc đầu tư xây dựng như trên chỉ là giải pháp tình thế nhằm số hoá mạng truyền dẫn trên toàn Tỉnh trong thoài gian ngắn và chỉ cung cấp được loại hình dịch vụ viễn thông như Điện thoại, Fax. Năm 1998 tuyến truyền dẫn vi ba từ Đồng văn đến Mèo vạc không thể hoạt động được, việc giải quyết đường truyền này rất bức xúc, phương án vi ba sẽ phải sử dụng kinh phí lớn và tương lai không mở rộng được dịch vụ, do đó phương án xây dựng tuyến cáp quang cục bộ từ trạm vi ba Tù sán đến Bưu điện huyện Mèo Vạc dung lượng 4E1 tốc độ 155 Mb/s nhằm trước mắt thiết lập đường truyền dẫn cho Huyện Mèo Vạc đồng thời để phát triển cho các dịch vụ trong tương lai. Tuyến dọc quốc lộ số 2 sử dụng thiết bị quang kết hợp trên tuyến cáp quang liên tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang của Công ty Viễn thông liên tỉnh, gồm Bưu điện huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và khu vực Việt Lâm, Tân Quang, Hùng An, Vĩnh Tuy đưa vào sử dụng năm 2002. Cho đến nay mạng truyền dẫn Bưu điện tỉnh Hà giang quản lý gồm thiết bị vi ba DM1000, CTR210, AWA1504 và thiết bị cuối quang SDH AM1 Plus-lucen Technologies. 2.2.4.2. Hệ thống chuyển mạch Bưu điện tỉnh Hà giang được đầu tư thiết bị chuyển mạch kỹ thuật số hoà mạng tháng 12/1993, với tổng đài trung tâm (STAREX-IMS1000 số); Bắc quang (STAREX-IMS256 số); Vị xuyên (STAREX-IMS256 số) và Bắc mê (RAX128), đây là các tổng đài kỹ thuật số đầu tiên của Bưu điện tỉnh Hà Giang, mở đầu giai đoạn số hoá hệ thống chuyển mạch của toàn Tỉnh. Đến năm 1995 các huyện còn lại của Tỉnh đã hoàn thàh đưa tổng đài (RAX 256 184 số). Hệ thống tổng đài như trên chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trong vòng 1 đến 2 năm, từ đó đến nay qua các lần mở rộng, nâng cấp đến nay hệ thống chuyển mạch trên toàn Tỉnh Hà Giang do Bưu điện khai thác đã lên đến 13000 số với nhiều loại tổng đài, hầu hết là tổng đài độc lập (riêng Bắc Quang là vệ tinh 1024 số). 2.2.4.2.1. Ưu điểm Hệ thống tổng đài các huyện lị trong tỉnh đầu nối trực tiếp về tổng đài trung tâm, không phải chuyển tiếp qua tổng đài trung tâm (trừ các tổng đài khu vực) nên tốc độ phần nào được cải thiện, không bị ảnh hưởng mất liên lạc giữa các tổng đài. Các huyện, khu vực đều sử dụng tổng đài kỹ thuật số, phù hợp với mạng Viễn thông Quốc gia hiện đang hoạt động. 2.2.4.2.2. Nhược điểm - Phần lớn các tổng đài cấp khu vực là tổng đài độc lập kết nối qua các trạm chuyển mạch trung gian nên độ an toàn không cao (sự cố dây truyền), tốc độ thấp, với mô hình tổ chức như hiện nay việc quản lý kỹ thuật và quản lý cước tập trung là rất khó khăn. Hầu hết tổng đài các huyện, khu vực mức độ đáp ứng các dịch vụ không đảm bảo, nhiên liệu tiêu hao lớn. - Với đường truyền dẫn không đủ đáp ứng cho các tổng đài có dung lượng sử dụng lớn thì việc nghẽn mạch trong giờ cao điểm là không thể tránh khỏi. - Hệ thống tổng đài độc lập khi cần nâng cấp, mở rộng bổ sung cả phần điều khiển. - Bán kính phục vụ của các tổng đài đều lớn (đến 20km) do vậy chất lượng thông tin không đảm bảo, tác động do điều kiện tự nhiên và khách quan là rất lớn ảnh hưởng đến an toàn, độ tin cậy và quản lý tổng đài của tổng đài. - Với thế hệ cũ của tổng đài toàn Tỉnh như hiện nay chỉ đáp ứng được giai đoạn hiện tại (2003-2005). 2.2.4.3. Mạng ngoại vi Được đầu tư hệ thống cống bể cáp ngầm tại trung tâm thị xã Hà Giang từ những năm 1996 trong điều kiện cơ sở hạ tầng đang xây dựng cho nên việc dự báo nhu cầu không chính xác. Do đó hệ thống cống bể cáp ngầm thiếu về dung lượng, mặc dù hàng năm các tuyến cáp vẫn được đầu tư bổ sung. Hiện nay toàn Tỉnh chỉ có Thị xã Hà Giang, huyện Bắc Quang, huỵên Vị Xuyên được đầu tư hệ thống cáp ngầm. Còn lại các huyện khác và các khu vực trong toàn Tỉnh đều sử dụng đường cáp treo. Với địa bàn các khu vực Trung tâm các xã đều xa tổng đài trung tâm huyện và khu vực vì vậy việc kéo cáp để phát triển thuê bao Viễn thông cho các xã và khu vực dân cư là rất khó khăn, có nhiều những tuyến cáp dài từ 10 đến 20 km kéo cáp loại đường kính 0,65 mm - 0,9 mm (bình thường là cáp 0,5mm). 2.2.4.3.1. Ưu điểm - Toàn mạng ngoại vi của Bưu điện tỉnh Hà Giang quản lý nói chung đã hoàn thành việc thực hiện vượt mức chỉ tiêu kế hoạch phát triển thuê bao Viễn thông trong suốt giai đoạn 1993-2000. Trong đó có những khu vực kinh tế trọng điểm của Thị xã và các huyện cách xa tổng đài theo yêu cầu của các cấp, ngành trong Tỉnh. - Từng bước cải thiện việc phải kéo dây thuê bao cách xa hộp đầu cáp để giảm bớt tỷ lệ mất liên lạc do dây thuê bao. 2.2.4.3.2. Nhược điểm - Mặc dù việc kéo cáp thuê bao vươn xa cách các tổng đài từ 7-20km bằng các loại cáp có đường kính khác nhau để kịp thời phục vụ thông tin trong giai đoạn hiện tại đó chỉ là giải pháp tình thế. Bởi vì các thuê bao đấu với tổng đài sẽ kém chất lượng, không sử dụng được các dịch vụ đòi hỏi tốc độ và chất lượng cao trên đường cáp đó. - Hầu hết các huyện, khu vực trên toàn Tỉnh đều sử dụng hệ thống cáp treo trên hè phố và cạnh đường giao thông, hàng năm phải bổ sung dung lượng để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển dẫn đến tình trạng mạng cáp mất mỹ quan đường phố. Việc sự cố đường cáp treo do khách quan như đứt do phương tiện giao thông, hoả hoạn, mưa sạt lở và tuổi thọ của cáp thấp do điều kiện tự nhiên. Các tuyến cáp treo không thể phát triển lâu dài vì hệ thống đường cột sức chịu tải có hạn. Để khắc phục những nhược điểm trên, mạng ngoại vi của toàn Tỉnh phải từng bước xây dựng hệ thống cáp cống trong phạm vi trung tâm các Huyện và khu vực. Các khu vực cáp kéo xa trên 10km phải sử dụng thiết bị tập trung thuê bao hoặc lắp tổng đài khu vực (khi có cáp quang đi qua). Lắp đặt thêm tổng đài vệ tinh để trải đều tải cho hệ thống cáp cống thị xã. Chương III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG TẠI BƯU ĐIỆN HÀ GIANG 1. Định hướng chung Đối với mạng viễn thông Tỉnh Hà Giang đã được thay thế toàn bộ từ công nghệ Analog sang công nghệ kỹ thuật số. Toàn Tỉnh hiện có 16 tổng đài điện tử kỹ thuật số đặt tại các Trung tâm huyện, thị và một số khu vực trọng điểm với tổng dung lượng 17.600 số. Có hệ thống truyền dẫn nội tỉnh đi Hà Nội bằng vi ba số kết hợp với cáp quang. Mạng cáp nội hạt ở các Trung tâm huyện, thị và một số khu vực được nâng cấp mở rộng đáp ứng dung lượng kịp thời cho sự phát triển điện thoại, hết năm 2003 đã có 125 xã/178 xã được phổ cập dịch vụ điện thoại; tại Thị xã và khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ, 03 huyện đã được phủ sóng di động. Hiện trạng mạng Viễn thông Tỉnh Hà Giang vẫn khai thác đảm bảo thông tin phục vụ cấp uỷ, chính quyền địa phương, phục vụ an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Cơ sở hạ tầng mạng lưới tuy đã đầu tư mạnh theo hướng hiện đại hoá, song hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, do núi non hiểm trở che chắn nhiều các cuộc điện thoại thường xuyên bị rớt mạch, làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, dung lượng của các hệ thống tổng đài và các tuyến truyền dẫn mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ truyền thống, đơn lẻ trong trước mắt. Chưa có khả năng cung cấp được các dịch vụ đa chức năng theo xu hướng phát triển của xã hội. Để khắc phục những nhược điểm hiện có trên mạng cho phù hợp với kỹ thuật, đảm bảo chất lượng thông tin, tính chính xác và an toàn, khả năng cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Em xin đề xuất giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng viễn thông Tỉnh Hà Giang giai đoạn (2003-2005). Trên cơ sở cấu hình thực trạng mạng viễn thông tỉnh Hà Giang do dung lượng tổng đài thấp, truyền dẫn còn nhiều nhược điểm. Sau khi khảo sát cụ thể tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của các khu vực trung tâm huyện, thị, điểm đông dân cư tập trung và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh về mạng lưới thông tin trong tỉnh. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng viễn thông giai đoạn 2003-2005 với mục tiêu sau: - Tổng số máy điện thoại đến năm 2005 là 25.061 máy, trong đó: máy điện thoại cố định 19.061 máy. - Mật độ máy điện thoại đến năm 2005 là: 3 máy/ 100 dân. - Số Xã có máy điện thoại đến năm 2005 là 100% Xã. Các mục tiêu trên được xây dựng trên tình hình thực tế, các sở cứ khoa học thống kê và dự báo bằng các biểu mẫu: Bảng 1: Dự báo phát triển thuê bao giai đoạn 2003-2005. Bảng 2: Năng lực mạng lưới viễn thông giai đoạn 2003-2005. Bảng 3: Mạng ngoại vi - Bưu điện tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003-2005. Bảng 4: Chỉ số phát triển mạng lưới viễn thông Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003-2005. Trên cơ sở thống kê và dự báo trên được xây dựng theo phương án trong năm 2004-2005 trình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt xin đầu tư mở rộng mạng lưới như sau: 1.1. Thiết bị chuyển mạch - Mở rộng dung lượng tổng đài RLU-1024 số Bắc Quang thêm 512 số thành tổng đài RLU-1536 số vào năm 2004 và thêm 1572 số thành tổng đài RLU-3072 số. - Xây dựng mới tổng đài NEAXS-61 cho Bưu điện huyện Quang Bình 1024 số phục vụ cho huyện Quang Bình mới thành lập đầu năm 2004. - Xây dựng mới tổng đài RLU 512 số cho khu vực mới tại xã Bằng Hành huyện Bắc Quang. - Mở rộng dung lượng tổng đài Vị Xuyên thêm 512 số thành 2048 số. - Mở rộng dung lượng tổng đài Yên Minh thêm 512 số thành 1024 số. - Mở rộng dung lượng tổng đài Đồng Văn thêm 512 số thành 1024 số. - Thay thế RAX-184 Phó Bảng bằng STAREX-256 số chuyển từ Vị Xuyên lên. - Xây dựng mới 07 trung tâm thuê bao 128 số cho xã Minh Ngọc (Bắc Mê), xã Lũng Phìn (Đồng Văn), xã Mậu Duệ (Yên Minh), xã Nà Trì (Xín Mần), km 26 Xín Mần, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) và 01 bộ tập trung thuê bao 64 số cho Điểm Bưu điện văn hoá xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên). - Mở rộng dung lượng tổng đài Trung tâm thị xã Hà Giang HOST NEAXS - 61 thêm 7500 số thành 15000 số. 1.2. Thiết bị truyền dẫn - Các tuyến vi ba nội tỉnh vẫn giữ nguyên cấu hình năm 2003 mà Tổng công ty đã phê duyệt để giải quyết nghẽn mạch thường xuyên tại các Trung tâm từ Trung tâm đến các Huyện và từ Huyện đến Trung tâm. Trong năm 2004 đề nghị Tổng công ty cho lắp đặt BTS di động và xây dựng trạm, cột anten cao 20m cho các huyện còn lại: Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Đề nghị Tổng công ty thay thế các thiết bị có dung lượng lớn hơn cho tuyến vi ba Ngô Khê - Chiến Phố (Hoàng Su Phì), cổng trời Quản Bạ - Tùng Sán (Đồng Văn) để khắc phục nghẽn mạch thông tin cho các huyện phía Tây, phía Bắc. - Tại Trung tâm thị xã vẫn sử dụng cấu hình cũ, để giải quyết các cống bể đã trật không thể kéo cáp qua cầu Yên Biên thị xã. Do đó đề nghị được tiến hành xây dựng mới 3 tuyến cáp chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng 4E1-8E1 cho các tuyến: + Từ trung tâm (Hà Giang) -Yên Biên dài 1,0km. + Từ trung tâm (Hà Giang) - Minh Khai dài 2,0km. + Từ trung tâm (Hà Giang) - Cầu Mè dài 3,0km. - Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 8E1-16E1: Tân Quang (Bắc Quang) - Hoàng Su Phì dài 59km. Trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì lắp thiết bị quang đấu nối xen rẽ cho trung tâm thuê bao Nậm Dịch, Thông Nguyên (Huyện Hoàng Su Phì). - Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bưu điện văn hoá xã Nậm Ty - Bưu điện văn hoá xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) dài 12km được rẽ trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì. - Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Bằng hành (huyện Bắc Quang) dài 30km cho tổng đài Bằng Hành để đảm bảo phát triển và phục vụ khu căn cứ cách mạng của Tỉnh. - Lắp đặt thiết bị quang nối rẽ cho tổng đài vệ tinh Ngọc Đường (Hà Giang), tập trung thuê bao - 128 số Minh Ngọc (Bắc Mê) được rẽ trên tuyến cáp quang trục Cao Bằng - Hà Giang của VTN đưa vào sử dụng khai thác. - Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Quang Bình dài 24 km, lắp thiết bị quang đấu nối rẽ cho tổng đài Quang Bình NEAXS - 1024 số. - Lắp đặt thiết bị quang đấu nối rẽ trên tuyến cáp quang Hà Giang-Vị Xuyên rẽ cho tập trung thuê bao - 128 số Đạo Đức đặt tại điểm Bưu điện văn hoá xã Đạo Đức. Năm 2005 Mạng thiết bị truyền dẫn xin đề nghị Tổng công ty đầu tư tiếp: - Xây dựng mới tuyến cáp treo, chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 8E1 - 16E1 cho tuyến: Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Mèo Vạc (dài 154km). Lắp đặt thiết bị đấu nối rẽ cho các trung tâm thuê bao - 128 số cho: Quyết Tiến (Quản Bạ), Mậu Duệ (Yên Minh), Lũng Phìn (Đồng Văn), Minh Tân (Vị Xuyên). - Xây dựng mới tuyến cáp quang chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng 8E1 - 16E1 cho tuyến Hoàng Su Phì - Xín Mần dài 42km. - Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng 4E1 - 8E1 cho tuyến Quang Bình - Nà Trì dài 16 km. - Xây dựng mới tuyến cáp quang chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng 8E1 - 16E1 cho tuyến Hà Giang - Thanh Thuỷ dài 20 km. Giai đoạn 2004 - 2005 xây dựng mới 357 km cáp quang, treo, chôn. 1.3. Thiết bị mạng ngoại vi giai đoạn 2004 - 2005 Xin đề nghị Tổng công ty đầu tư mạng ngoại vi trong giai đoạn 2004 - 2005 như sau: 1.3.1. Tại thị xã Hà Giang - Đầu tư thêm 4110 đôi cáp gốc để phát triển dung lượng với chiều dài 15km. - Thay thế các tuyến cáp cũ có dung lượng nhỏ bằng cáp có dung lượng lớn 400 x 2 với chiều dài 7,7 km. - Phát triển cáp ngọn với dung lượng 6000 đôi với tổng chiều dài 20 km. 1.3.2. Huyện Bắc Quang - Đầu tư mới 800 đôi cáp gốc với chiều dài 8km. - Đầu tư cáp ngọn nội huyện và các Bưu cục số lượng 1500 đôi chiều dài 20 km. 1.3.3. Huyện Vị Xuyên - Đưa mạng cáp cống bể vào hoạt động với dung lượng 810 đôi. - Đầu tư mới 500 đôi cáp gốc với chiều dài 5,5 km. 1.3.4. Huyện Bắc Mê - Đầu tư thêm 1500 đôi cáp gốc chiều dài 3 km. - Phát triển 750 đôi cáp ngọn nội huyện + xã chiều dài 30 km. 1.3.5. Huyện Yên Minh - Xây dựng mới mạng cáp cống bể ngầm chiều dài 3 km. - Đầu tư thêm 300 đôi cáp gốc chiều dài 1,5 km. - Đầu tư thêm 500 đôi cáp ngọn nội huyện + xã chiều dài 5,5 km. 1.3.6. Huyện Quản Bạ - Đầu tư thêm 200 đôi cáp gốc để phát triển trung tâm thuê bao Quyết Tiến chiều dài 3 km. 1.3.7. Huyện Hoàng Su Phì - Xây dựng mạng cáp cống bể ngầm chiều dài 2 km. - Đầu tư thêm 400 đôi cáp gốc với chiều dài 2,5 km. - Đầu tư thêm 500 đôi cáp ngọn cho nội huyện + xã với chiều dài 14 km. 1.3.8. Huyện Đồng Văn - Đầu tư 400 đôi cáp gốc cho tổng đài Phó Bảng chiều dài 3 km. - Đầu tư thêm 300 đôi cáp ngọn với chiều dài 20 km. 1.3.9. Huyện Quang Bình - Đầu tư 300 đôi cáp gốc cho tổng đài 3 km. - Đầu tư mới 300 đôi cáp ngọn với chiều dài 10 km. Thiết bị ngoại vi toàn tỉnh phải đầu tư giai đoạn 2004 - 2005. + Đầu tư thêm 14.750 đôi cáp gốc với chiều dài 70,5 km. + Đầu tư thêm 20.100 đôi cáp ngọn với chiều dài 450 km. + Xây dựng mới cống bể cáp 27 km. + Kéo cáp vào cống bể 60 km. Ngoài đầu tư của Tổng công ty. Bưu điện tỉnh được dùng nguồn vốn phân cấp đầu tư của đơn vị để sử dụng cho việc đầu tư mua sắm thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển mạng lưới thuê bao cho các mạng ngoại vi trung tâm huyện, thị và các khu vực kinh tế trọng điểm. 2. Các giải pháp phát triển mạng lưới viễn thông 2.1. Hoàn thiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 2.1.1. Nội dung Sau khi các kế hoạch được thực hiện thì chất lượng mạng viễn thông trong giai đoạn tới dung lượng đảm bảo nhu cầu phục vụ nhân dân, chất lượng mạng chuyển mạch và mạng truyền dẫn sẽ tốt hơn, tốc độ nhanh hơn, chính xác, an toàn hơn. Hệ thống truyền dẫn bằng thiết bị vi ba số trên mạng vẫn duy trì sử dụng kết hợp với kế hoạch phát triển cáp quang được thực hiện thì mạng viễn thông tỉnh Hà Giang không bao giờ mất liên lac, các tổng đài được nối với nhau bằng đường vi ba và đường cáp quang thực hiện theo vòng ring. 2.1.2. Các điều kiện, giải pháp để thực hiện - Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển mạng viễn thông trên cơ sở cấu trúc mạng đã được Tổng công ty phê duyệt. - Trên cơ sở đó trình Tổng công ty xin đầu tư mở rộng mạng lưới từng giai đoạn theo kế hoạch và chiến lược phát triển mạng lưới viễn thông của Tổng công ty. - Các dung lượng tổng đài cần phải thay thế mở rộng thêm thiết bị truyền dẫn cần phải cáp quang hoá trên mạng để đáp ứng nhu cầu xã hội. - Tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh và các nghị quyết của hội nghị về việc phát triển mạng lưới viễn thông tỉnh Hà Giang nhất là thông tin phục vụ các vùng sâu, vùng xa, các đồn biên phòng và các xã biên giới. - Tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ vốn của Ngành trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của đất nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đảm bảo phục vụ an ninh, quốc phòng cho sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương. 2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiệm vụ khai thác các dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn Tỉnh chủ động trong công tác tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường trong môi trường mới, thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch Tổng công ty giao và làm tốt công tác xã hội đối với địa phương. Với mục tiêu và nhiệm vụ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và phục vụ tốt khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo. Thực hiện kế hoạch phát triển thuê bao điện thoại và kế hoạch doanh thu. Hoà nhập môi trường kinh doanh với nhịp độ phát triển chung của toàn Ngành, xu hướng hội nhập cạnh tranh đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng phải được chú trọng. Trong những năm gần đây Bưu điện Hà Giang luôn giữ được tốc độ tăng trưởng đáng kể trên các loại hình dịch vụ Bưu chính Viễn thông, đảm bảo được sự phát triển thuê bao theo đúng kế hoạch Tổng công ty giao. Nắm bắt được tình hình thực tế trên đơn vị đã ý thức được việc chăm sóc, tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường các loại hình dịch vụ nhằm vào đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng cao để phát triển mang lại lợi ích kinh tế và phù hợp với việc thúc đẩy kinh tế lâu dài trên mọi lĩnh vực. Những năm tới tiếp tục mở rộng thị trường trong tỉnh, nắm bắt được nền kinh tế từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn trong Tỉnh để phát triển các dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo đúng hướng đầu tư hiệu quả vào các vùng thị trường tiềm năng phát triển mạnh, chú trọng khai thác các thị trường tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kinh doanh tiếp thị sát với tình hình thị trường. Chủ trương giữ vững thị trường trong môi trường cạnh tranh mới, nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình dịch vụ để kích thích, thu hút khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều. Năm 2004 và những năm tiếp theo dự đoán sẽ có nhiều nhà kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông đầu tư vào thị trường Hà Giang và sự cạnh tranh xuất hiện. Nhất là đối với các loại hình dịch vụ mới gây thu hút lớn đối với khách hàng. Biện pháp chính là tập trung vào phát triển và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ, đồng thời có kế hoạch xây dựng chiến lược đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ như: tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi, đào tạo hướng dẫn sử dụng dịch vụ. Đẩy mạnh việc tìm hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng hướng sản phẩm dịch vụ của mình cho phù hợp với yêu cầu và đề nghị của khách hàng và giảm giá cước phù hợp theo từng vùng, từng đối tượng, kích thích thu hút được nhiều khách hàng hơn. Trong thời gian tới về mạng lưới viễn thông kế hoạch phát triển giai đoạn 2004 - 2005 trình Tổng công ty đầu tư mở rộng cả về số lượng và chất lượng thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, cáp quang hoá đến cả khu vực, điểm Bưu điện văn hoá xã, tại một số điểm như: Lũng Phìn (Đồng Văn), Mậu Duệ (Yên Minh), Quyết Tiến (Quản Bạ), Minh Tân, Đạo Đức (Vị Xuyên), Km26, Nà Trì (Xín Mần), Nậm Dịch, Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), Bằng Hành (Bắc Quang), Minh Ngọc (Bắc Mê) và mở rộng tổng đài khu vực cho Yên Biên, Minh Khai (thị xã Hà Giang). Như vậy trong giai đoạn này chất lượng mạng lưới viễn thông của Bưu điện Hà Giang sẽ được nâng cấp. Khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng và dịch vụ IP sẽ được đáp ứng, nhu cầu sử dụng của nhân dân sẽ tăng và phạm vi cung cấp trên thị trường sẽ được mở rộng. Khả năng sẽ làm giảm đi các thị phần viễn thông của các đối thủ cạnh tranh thâm nhập vào thị trường Hà Giang cùng cung cấp một số dịch vụ như điện thoại VoIP, Internet, điện thoại trên Internet... Nhằm chủ động chiếm lĩnh thị trường trong những năm tiếp theo cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Nâng cao chất lượng mạng lưới viễn thông, mở rộng đầu tư chiều sâu, chiếm lĩnh thị phần, giá cước hợp lý. - Tăng cường chăm sóc khách hàng, thường xuyên tổ chức các đợt tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, các chương trình phải được chú trọng và qui mô hơn. - Mở các lớp tập huấn về chăm sóc khách hàng cho CBCNV quản lý và các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng, trang bị thêm về khoa học và công nghệ. - Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị nhất là đối với các dịch vụ mới bằng các hành động cụ thể và có kế hoạch hướng vào khách hàng sử dụng. 2.3. Phân công, phân cấp hợp lý trong xây dựng kế hoạch đầu tư giữa Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang Phân theo nhóm: Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B, C, còn các dự án đầu tư nước ngoài chỉ phân theo hai nhóm A và B. Có hai tiêu thức dùng để phân nhóm: - Dự án thuộc ngành kinh tế nào. - Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ. Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn nhóm C là ít quan trọng và ít phức tạp hơn. Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 42/CP các dự án thuộc Bưu chính Viễn thông được phân ra như sau: Nhóm A: Các dự án đầu tư có mức vốn trên 200 tỷ đồng, dự án ODA có mức vốn trên 1,5 triệu USD và trên 75 tỷ đồng đối với dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông. Nhóm B: Dự án đầu tư có mức vốn từ 30 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng. Dự án ODA có mức vốn dưới 1,5 triệu USD và từ 7 tỷ đồng đến 75 tỷ đồng đối với dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông. Nhóm C: Dự án đầu tư có mức vốn dưới 30 tỷ đồng và dưới 7 tỷ đồng đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông. Đối với các kiến trúc dân dụng (y tế, giáo dục và nghiên cứu khoa học) trong ngành Bưu điện áp dụng theo điều lệ 42/CP tổng mức vốn nêu trên bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thềm lục địa, vùng trời (nếu có). Thẩm quyền quyết định đầu tư và uỷ quyền đầu tư: Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B có mức vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên đối với các dự án thông tin, từ 35 tỷ đồng trở lên đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và nhóm C của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Tổng cục (nay là Bộ). Riêng nhóm B trước khi quyết định đầu tư phải có ý kiến thống nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư về kế hoạch đầu tư. Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được quyết định đầu tư dự án nhóm B (trừ ODA) có mức vốn dưới 100 tỷ đồng đối với các dự án thông tin, dưới 35 tỷ đồng đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông. Các dự án nhóm B trước khi quyết định đầu tư cần có ý kiến thống nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư về kế hoạch đầu tư và Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) về quy định phát triển ngành và nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án. Về phân cấp giữa Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang uỷ quyền Giám đốc quyết định đầu tư dự án đến 500 (năm trăm) triệu đồng, riêng các dự án kiến trúc đến 250 (hai trăm năm mươi) triệu đồng. Các quyết định phê duyệt dự án đầu tư của Tổng giám đốc và Giám đốc các đơn vị thành viên phải gửi về Hội đồng quản trị để báo cáo. Trong trường hợp cần thiết, khi phát hiện thấy dự án được uỷ quyền quyết định đầu tư có dấu hiệu vi phạm các quy định hiện hành Hội đồng quản trị sẽ ra quyết định đình chỉ đầu tư. 2.4. Hoàn thiện phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông Bưu điện Hà Giang Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp lập kế hoạch như: phương pháp cân đối, phương pháp định mức, phương pháp phân tích các nhân tố tác động, phương pháp tỷ lệ cố định, phương pháp quan hệ động, . . . Bưu điện Hà Giang đang sử dụng phương pháp cân đối, phương pháp này việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu về một đối tượng kinh tế với tư cách là chỉ tiêu kế hoạch và khả năng đáp ứng nhu cầu đó nhằm đề xuất các biện pháp thiết lập và duy trì quan hệ cân bằng cần phải có giữa chúng. Khi sử dụng phương pháp cân đối, phải tiến hành lập các bảng cân đối để qua đó phát hiện tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng về một đối tượng cụ thể. Có thể gặp các trường hợp nhu cầu lớn hơn hoặc nhỏ hơn khả năng và ngược lại. Trong những trường hợp như thế các biện pháp cân đối về thực chất chính là các biện pháp tác động vào nhu cầu và khả năng làm cho chúng trở thành tương xứng với nhau. Các bước được tiến hành: Bước 1: Xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất để thực hiện các mục tiêu kinh doanh dự kiến. Bước 2: Xác định khả năng bao gồm khả năng đã có và chắc chắn sẽ có của doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất. Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố sản xuất. Trong cơ chế thị trường, áp dụng phương pháp này doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Cân đối được thể hiện là cân đối động, cân đối để lựa chọn phương án sản lượng và dựa trên hai yếu tố biến động đó là nhu cầu thị trường và các nguồn khả năng có thể khai thác. - Thực hiện cân đối hoàn toàn, tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để liên tục bổ xung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường kinh doanh. Dựa trên các bảng cân đối của doanh nghiệp đó là: Cân đối vật tư, cân đối lao động, cân đối tài chính. 2.5. Hoàn thiện nội dung kế hoạch 2.5.1. Nội dung kế hoạch của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Dự kiến đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước trên tất cả các mặt sản xuất kinh doanh, phục vụ, hiệu quả, nộp ngân sách, thực hiện chính sách xã hội. . . - Xây dựng kế hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông năm kế hoạch gồm: + Căn cứ xây dựng kế hoạch: . Những định hướng lớn của Nhà nước . Môi trường sản xuất kinh doanh trong khu vực và thế giới định hướng công nghệ, kỹ thuật,... . Tình của các đối tác cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông. + Mục tiêu tổng quát. + Những nhiệm vụ và các mục tiêu chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực. - Biện pháp và điều kiện thực hiện kế hoạch: + huy động vốn trong và ngoài nước, cân đối hoán trả. + Cải tiến và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ. + Các biện pháp khác. - Các kiến nghị và đề xuất. Kế hoạch hàng năm của Tổng công ty bao gồm ba bộ phận cơ bản: . Kế hoạch mục tiêu: Mục tiêu sản xuất; lợi nhuận; phục vụ xã hội. . Kế hoạch điều kiện bao gồm kế hoạch về vốn đầu tư, về lao động tiền lương, về kỹ thuật. . Kế hoạch hiệu quả tài chính và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh, bao gồm các mục tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và các yếu tố sản xuất về phân phối kết quả đạt được. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện và đúng hướng hoạt động kinh doanh và phục vụ. Tổng công ty nêu lên một số hệ thống chỉ tiêu gồm các chỉ tiêu doanh thu, số máy điện thoại phát triển, chi phí khấu hao cơ bản, lợi nhuận, đơn giá tiền lương, đầu tư số lượng sản phẩm chủ yếu,... Phương pháp xây dựng kế hoạch của Tổng công ty chủ yếu là phương pháp dự báo và phương pháp cân đối. 2.5.2. Nội dung công tác kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông của Bưu điện Hà Giang Kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông phản ánh năng lực hiện có của phần mạng lưới mà đơn vị được giao quản lý, mức độ tận dụng mạng lưới cho sản xuât, kinh doanh và dự kiến phát triển trong năm kế hoạch để đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ. Kế hoạch phát triển mạng lưới được xây dựng theo các chỉ tiêu chủ yếu sau: - Nguyên giá tài sản cố định theo các nguồn vốn đơn vị huy động được. Chỉ tiêu này là cơ sở để đơn vị xác định khấu hao tài sản cố định, là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định phải ghi rõ giá trị các nguồn vốn hình thành tài sản cố định, kể cả nguồn vốn BCC. - Tổng số km đường thư theo các tuyến cấp 1, cấp 2, cấp 3. - Phương tiện vận chuyển: Số phương tiện vận chuyển phục vụ cho Bưu chính, phục vụ cho Viễn thông, phục vụ cho quản lý. - Số bưu cục, đại lý điểm Bưu điện văn hoá xã gồm bưu cục cấp 2, cấp 3, đại lý Bưu điện, đại lý Viễn thông và điểm Bưu điện văn hoá xã. - Dung lượng truyền dẫn: với cấp 1 có viba, cáp quang; với cấp 2 có viba, cáp quang, cáp đồng; với cấp 3 có viba, cáp quang, cáp đồng. - Dung lượng tổng đài: gồm dung lượng lắp đặt (mạng BCC, khu vực nông thôn); dung lượng đã sử dụng (mạng BCC, khu vực nông thôn). - Dung lượng mạng cáp gồm số đôi cáp gốc (mạng BCC, khu vực nông thôn); số đôi cáp ngọn (mạng BCC, khu vực nông thôn). - Mật độ điện thoại / 100 dân: Chỉ tiêu này được tính toán căn cứ vào số máy hiện đang sử dụng và kế hoạch phát triển trong năm tới theo 100 người dân nói chung. Máy điện thoại bao gồm các loại máy: điện thoại, máy FAX, trung kế tổng đài (tính theo đường điện thoại đã sử dụng và kế hoạch sử dụng ở các tổng đài); bao gồm máy có cước (tư nhân, kinh doanh, sự nghiệp); máy miễn cước; máy nghiệp vụ (tính cả ghi sê, giao dịch); theo các loại hình thông tin (cố định, di động trả trước, di động trả sau). - Số xã có máy điện thoại/tổng số xã: Đây là chỉ tiêu mang tính phục vụ xã hội, phục vụ cho sự lãnh đạo - chỉ đạo của các cơ quan đảng, Nhà nước tại các xã trên địa bàn. - Tổng số máy điện thoại có trên mạng: Trong đó phân ra máy điện thoại cố định nghiệp vụ, máy điện thoại vô tuyến cố định, máy điện thoại di động trả sau thu cước, máy di động trả trước, máy cố định thu cước (máy khu vực BCC). - Tổng số thuê bao Internet trên mạng. - Mật độ thuê bao Internet/100 dân. - Số xã có thuê bao Internet/tổng số xã. Khi lập kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông cần phải xem xét các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương qua các năm và dự kiến năm kế hoạch. Kết quả xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông đưa vào biểu theo quy định của Tổng công ty. 2.6. Nâng cao chất lượng đến hoàn thiện thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông Bưu điện Hà Giang Kế hoạch là phản ánh các dự kiến về xây dựng mới, cải tạo mở rộng các công trình thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, trên cơ sở phát triển mạng Bưu chính Viễn thông trên địa bàn lãnh thổ, theo quy hoạch kế hoạch của đơn vị đã được Tổng Công ty phê duyệt, cân đối giữa yêu cầu, thời gian. Khả năng các nguồn vốn và tính hiệu quả của việc đầu tư. Kế hoạch đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo trực tiếp yêu cầu chiến lược của phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông, triển khai kế hoạch hội nhập và phát triển của Tổng Công ty, với quan điểm huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn và đảm bảo chất lượng, thời gian xây dựng với chi phí hợp lý. Muốn nâng cao chất lượng đến hoàn thiện thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông và xây dựng kế hoạch Bưu điện Hà Giang phải căn cứ vào : - Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản - Các thông tư hướng dẫn của Bộ kế haọch và đầu tư, Bộ xây dựng. - Hướng dẫn thực hiện triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng của Ban đầu tư phát triển - Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam. - Yêu cầu thực tế của đơn vị. 2.7. Các bảng Bảng 1: Dự báo máy điện thoại bưu điện tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001-2005 (trang 54) Bảng 2: Kế hoạch phát triển điện thoại giai đoạn 2001-2005 (trang 55) Bảng 3: Năng lực màng lưới viễn thông bưu điện tỉnh Hà Giang tính đến 31-12-2002 (trang 56) Bảng 4: Năng lực màng lưới viễn thông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003-2005 (trang 57) Bảng 5: Chỉ số phát triển viễn thông tỉnh Hà Giang (trang 58) Bảng 6: Mạng ngoại vi bưu điện tỉnh Hà Giang tính đến tháng 12-2000 (trang 60) Bảng 7: Mạng ngoại vi bưu điện tỉnh Hà Giang năm 2003 - 2005 (trang 61) Cấu hình mạng chuyển mạch hiện trạng năm 2003 (trang 63) Cấu hình mạng chuyển mạch giai đoạn 2003 - 2005 (trang 64) Cấu hình mạng truyền dẫn giai đoạn 2003 - 2005 (trang 65) 3. Kiến nghị Kiến nghị với Tổng công ty tiếp tục quan tâm đầu tư, mở rộng mạng lưới Bưu chính Viễn thông nói chung và mạng lưới viễn thông nói riêng trên địa bàn Tỉnh Hà Giang, nâng cao chất lượng mạng lưới đồng bộ bằng công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế văn hoá, xã hội tỉnh Hà Giang. KẾT LUẬN Trong công cuộc công nghiệp hiện đại hoá cùng sự lớn mạnh của đất nước. Ngành viễn thông là một trong những Ngành quan trọng không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhu cầu thông tin và sử dụng các dịch vụ thông tin ngày càng cao nên việc đầu tư, phát triển mạng lưới, đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội là cần thiết. Đòi hỏi việc đầu tư phải đảm bảo đúng mức về cả hai mặt kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, mặc dù việc kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông ở một Tỉnh miền núi nó có phù hợp với khả năng phát triển kinh tế hay không, song vẫn phải đầu tư phát triển không những đáp ứng nhu cầu của nhân dân của xã hội mà còn phải đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vì vậy cần có các giải pháp. Trong phạm vi khoá luận này chỉ nêu giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng viễn thông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2005. Hy vọng những giải pháp được đưa ra trong Khoá luận này có thể giúp phần nào cho những người làm công tác quản lý mạng sẽ được đưa ra ứng dụng trong thực tế. Về bản thân do thời gian, kiến thức, việc nắm bắt thực tế còn chưa sâu nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành Khoá luận. Cuối cùng xin cảm ơn các phòng ban Bưu điện tỉnh Hà Giang đã giúp trong quá trình thực hiện khoá luận của mình. Xin cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Huyền đã trực tiếp hướng dẫn em để hoàn thành khoá luận này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tên tài liệu tên tác giả nhà xuất bản năm xuất bản Các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Nhà xuất bản Bưu điện tháng 8 - 1997 Quản trị kinh doanh Bưu chính Viễn thông GS.TS NGUT Bùi Xuân Phong Nhà xuất bản bưu điện tháng 01 - 2003 BẢNG 1 : DỰ BÁO MÁY ĐIỆN THOẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 Mã Địa danh Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Cộng Số máy cố định phát triển Tổng số hết tháng 12/2000 Số máy cố định phát triển Số máy cố định phát triển Số máy cố định phát triển Số máy cố định phát triển Số máy cố định phát triển Hết tháng 12/2005 B TX. HÀ GIANG 766 3759 800 1150 1050 360 350 7469 B1 Xã Ngọc đường 100 125 115 100 90 530 B2 KV.Yên Biên 300 250 550 B3 KV.Minh khai 200 250 450 B4 KV.Cầu mè 200 250 450 C Huyện Vị Xuyên 88 385 120 160 210 230 205 1310 C1 KV.Việt Lâm 52 120 40 50 40 50 50 350 C2 KV.Thanh Thuỷ 10 45 10 25 20 10 10 120 C3 Xã Đạo Đức 50 20 10 80 C4 Xã Minh Tân 20 20 C Huyện Bắc Quang 153 675 250 225 345 345 220 2060 D Huyện Quản Bạ 49 213 40 80 70 60 50 513 E Huyện Yên Minh 34 201 30 80 65 95 60 531 F Huyện Bắc Mê 25 193 30 70 70 70 55 488 G Huyện Xín Mần 40 194 30 70 60 70 60 484 H Huyện Hoàng Su Phì 26 215 30 70 60 60 60 495 I Huyện Đồng Văn 35 184 40 65 60 70 60 479 J Huyện Mèo Vạc 35 167 30 70 55 55 50 427 Tổng cộng 1452 6706 1700 2500 2600 2600 2700 18.806 BẢNG 2: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN THOẠI GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 TT Tên đơn vị Phát triển năm 2000 Có đến hết 12/2000 KH giao 2001 Dự kiến đến hết 12/2001 KH giao 2002 Dự kiến đến hết 12/2002 KH giao 2003 Dự kiến đến hết 12/2003 KH giao 2004 Dự kiến đến hết 12/2004 KH giao 2005 Dự kiến đến hết 12/2005 1 CTY ĐB-ĐT 766 3759 800 4559 1150 5709 1050 6759 360 7119 350 7469 2 Yên Biên 300 300 250 550 3 Minh khai 200 200 250 450 4 Cầu Mè 200 200 250 450 5 Ngọc đường 100 100 125 225 115 340 100 440 90 530 6 VỊ XUYÊN 88 385 120 505 160 665 210 875 230 1105 205 1310 7 Việt Lâm 52 120 40 160 50 210 40 250 50 300 50 350 8 Thanh Thuỷ 19 45 10 55 25 80 20 100 10 110 10 120 9 Xã Đạo đức 50 50 20 70 10 80 10 Xã Minh Tân 20 20 11 BẮC QUANG 153 675 250 925 225 1150 345 1495 345 1840 220 2060 12 Hùng An 37 105 45 150 40 190 60 250 70 320 65 385 13 Tân Quang 55 127 55 182 35 217 60 277 70 347 65 412 14 Vĩnh Tuy 38 123 50 173 45 218 60 278 70 348 65 413 15 Bằng Hành 20 20 40 60 16 Yên Bình 10 10 35 45 17 Đồng Yên 100 100 70 170 10 180 55 235 18 QUẢN BẠ 49 213 40 253 80 333 70 403 60 463 50 513 19 YÊN MINH 34 201 30 231 80 311 65 376 95 471 60 531 20 BẮC MÊ 25 193 30 223 70 293 70 363 70 433 55 488 21 XÍN MẦN 40 194 30 224 70 294 60 354 70 424 60 184 22 HOÀNG SU PHÌ 26 215 30 245 70 315 60 375 60 435 60 495 23 Đồng Văn 35 184 40 224 65 289 60 340 70 419 60 479 24 MÈO VẠC 35 167 30 197 70 267 55 322 55 377 50 427 Tổng Cộng 1452 6706 1700 8406 2500 10906 2600 13506 2600 16106 2700 18806 BẢNG 3: NĂNG LỰC MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG TÍNH ĐẾN 31/12/2002 Tên địa điẻm đặt thiết bị Năm 2002 ( Tính đến tháng 12/2002 ) CHUYỂN MẠCH Truyền dẫn Thiết bị DL LĐ DL LĐ TT Thiết bị Đánh số Thiết bị DL LĐ (E1) DLSD (E1) TT Thiết bị Thuê bao Trung kế Thuê bao Trung kế THỊ XÃ HÀ GIANG NEAX-61E CP 6500 32 5409 22 MR 860XXX-868XXX SĐH‹M1000 16+24 22 LM+CS Xã Ngọc Đường TT.Thuê bao 256 175 01 MR 863XXX sdh 4 1 LM H.VỊ XUYÊN STAREX-IMS 756 4 635 02 LM 825XXX-826XXX AWA 1000+SDH 2+8 1+2 LM KV.Việt Lâm RAX x 2 336 2 205 02 LM 828XXX AWA 1000+SDH 2+4 1+2 LM KV.Thanh Thuỷ RAX 184 1 70 1 CS 882XXX AWA1504 2 1 CS H.BẮC QUANG RLU 1024 4 MR 821XXX-823XXX AWA 1000+SDH 4+8 2+2 LM KV.Hùng An RAX x 2 336 1 1 LM 892XXX AWA 1504+SHD 2+4 1+1 LM KV.Tân Quang RAX x 2 336 1 1 LM 827XXX AWA 1504+SHD 2+4 1+1 LM KV.Vĩnh Tuy STAREX-IMS 500 1 1 CS 824XXX AWA 1504+SHD 2+4 1+1 LM Xã Đồng Yên RAX 184 1 1 CS 890XXX SDH 4 1 LM H.QUẢN BẠ RAX x 2 368 2 1 LM 846XXX AWA 1504+DM1000 2 1 CS H.YÊN MINH NEAX-61XS 512 4 1 CS 852XXX AWA 1504+DM1000 2 1 CS H.ĐỒNG VĂN NEAX-61XS 512 4 1 CS 856XXX AWA 1504+DM1000 2 1 CS TT.PHÓ BẢNG RAX 184 1 1 CS 8596XX OFC+CTR210 2 1 CS H.MÈO VẠC STAEX-IMS 384 2 1 CS 871XXX SDH 2+8 1+1 CS H.BẮC MÊ Rã x 2 336 2 1 LM 841XXX AWA 1504 2 1 CS H.SU PHÌ STAEX-APR 512 4 1 CS 831XXX AWA 1504+DM1000 2 1 CS H.XÍN MẦN RAX x 2 336 2 1 CS 836XXX AWA 1504+DM1000 2 1 CS BẢNG 4: NĂNG LỰC MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2003 - 2005 Tên địa điểm đặt thiết bị Năm 2005 ( Tính đến tháng 12/2005) Chuyển mạch Truyền dẫn Thiết bị DL LĐ DL SD TT Thiết bị Đánh số Thiết bị DL LĐ (E1) DL SD (E1) TT Thiết bị Thuê bao Trung kế Thuê bao Trung kế Thị Xã Hà Giang HOST 15000 56 7469 42 LM 860XXX-868XXX SDH 64 42 LM KV.Yên Biên RLU (HG) 2048 4 550 2 LM 867XXX SDH 4 2 LM KV.Minh Khai RLU (HG) 1536 4 450 2 LM 868XXX SDH 4 2 LM KV.Cầu Mè RLU (HG) 1536 4 450 2 LM 864XXX SDH 4 2 LM Xã Ngọc Đường RLU (HG) 1536 4 530 2 LM 863XXX SDH 4 2 LM H.VỊ XUYÊN RLU (HG) 2048 8 1330 6 LM 825XXX-826XXX SDH 8 4 LM KV.Việt Lâm RLU (HG) 1024 4 350 2 LM 828XXX SDH 4 2 LM Xã Đạo Đức TTT bao 128 2 80 1 LM 825XXX SDH 2 1 LM KV.Thanh Thuỷ RLU (HG) 512 2 120 1 LM 882XXX AWA 1504 2 2 LM Xã Minh Tân TTT bao 64 2 20 1 LM 8255XXX SDH 2 1 LM H. BẮC QUANG RLU (HG) 3072 16 2060 12 MR 821XXX-823XXX SDH 24 8 MR H.QUẢN BẠ RLU (HG) 1024 4 513 3 LM 846XXX SDH 8 4 LM XÃ QUYẾT TIẾN TTT bao 128 2 30 1 LM 846XXX SDH 4 1 LM H.YÊN MINH NEAX-61XS 1024 4 531 3 MR 852XXX SDH 8 4 MR H.MÈO VẠC NEAX-61XS 1024 4 427 3 LM 871XXX SDH 8 4 LM H.BẮC MÊ RLU (HG) 1024 4 488 3 LM 841XXX SDH 8 4 LM H.SU PHÌ NEAX-6XS 1024 4 495 3 LM 831XXX SDH 8 4 LM H.XÍN MẦN NEAX-6XS 1024 4 484 3 LM 836XXX SDH 8 4 LM BẢNG 5: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG TỈNH HÀ GIANG TT Năm Nội dung 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ghi chú I Chỉ tiêu kinh tế xã hội 1.1 Số dân (1000 Người) 614 626 638 650 662 675 1.2 Số hộ (1000 Hộ) 122 125 128 130 132 135 1.3 Số Huyện 09 09 09 09 09 09 1.4 Số xã 178 178 178 178 178 178 1.5 Mật độ máy điện thoại/100 người 1,09 1,34 1,59 2,2 2,6 3,0 1.6 Thu nhập bình quân (USD) 120 149 166 185 206 230 1.7 Nhu cầu dịch vụ Số thuê bao cố định (máy) 6706 8406 10906 13506 16106 18806 Số thuê bao di động (máy) 388 650 750 1200 1500 2000 Số thuê bao leased line 0 0 0 0 0 0 Số thuê bao ISDN 0 0 0 0 0 0 Số thuê bao truyền số liệu 0 0 0 0 0 0 Số thuê bao nhắn tin 17 17 14 17 20 20 Số thuê bao Card phone 30 40 50 70 80 90 Số thuê bao Voice Mail 0 0 0 0 0 0 Số thuê bao Internet 13 20 35 50 65 75 1.8 Lưu lượng gọi quốc tế (1000 phút) 4,98 5,73 6,57 7,66 8,68 9,98 1.9 Lưu lượng gọi liên tỉnh (1000 phút) 4180 4807 5528 6360 7320 8410 1.10 Lưu lượng gọi nội tỉnh (1000 phút) 3744 4305 4950 5695 6565 7530 II Mạng lưới 1 Chuyển mạch 1.1 Số lượng tổng đài HOST 01 01 01 01 01 01 Vệ tinh 00 01 01 16 16 17 Độc lập 15 15 21 06 06 05 Tuy nhập V5.X 00 00 00 00 00 00 Tổng cộng 15 17 23 23 23 23 1.2 Số Line thoại trang bị 9820 13452 13452 17504 22806 29655 1.3 Số Line thoại sử dụng 6706 8406 10906 13506 16106 18806 Hiệu suất sử dụng % 68 62 81 77 70 63 1.4 Số Line ISDN sử dụng/trang bị 1.5 Số cửa trung kế liên tỉnh/quốc tế 8 8 16 16 16 16 C7 sử dụng/trang bị 4/8 6/8 6/16 12/16 12/16 12/16 R2 sử dụng/trang bị 59 59 59 63 63 139 1.6 Số cửa trung kế nội tỉnh C7 sử dụng/trang bị 35/59 35/59 35/59 39/63 39/63 99/139 R2 sử dụng/trang bị E7&M sử dụng/trang bị 2 Truyền dẫn 2.1 Tổng số trạm 37 47 49 58 58 69 2.2 Số hệ thống: (Trạm) VSAT 01 03 03 05 09 09 Viba 33 33 33 33 33 34 Cáp quang 02 09 11 17 23 29 Trạm BTS 01 02 03 05 08 11 2.3 Tổng số km cáp quang 23 23 49 194 426 426 2.4 Số luồng truyền dẫn sử dụng 47 49 53 53 53 90 2.5 Số luồng truyền dẫn trang bị 118 118 118 130 130 205 3 Ngoại vi 3.1 Số trạm DLC, Pair gain 3.2 Tổng dung lượng trạm truy nhập 3.3 Tổng số đôi cáp gốc 10020 14380 14380 24875 24875 24875 3.4 Tổng số đôi cáp ngọn 12160 16370 16370 29950 29950 29950 BẢNG 6: MẠNG NGOẠI VI BƯU ĐIỆN HÀ GIANG Năm 2000 (tính đến tháng12/2000) Năm 2000 (tính đến 12/2000) Tên nút DL Số đôi Thiết bị truy cập Số đôi TT Địa điểm lắp đặt chuyển mạch Tổng đài cáp gốc Công nghệ Dung lượng ngọn 1 Thị xã Hà Giang Neax-61E 5000 4800 5300 2 Huyện Vị Xuyên Starex-IMS 500 710 760 3 KV Việt Lâm Rax 184 250 300 4 KV Thanh Thuỷ Rax 184 250 300 5 Huyện Bắc Quang Starex-IMS 756 1100 1600 6 KV Hùng an Rax 184 250 300 7 KV Tân Quang Rax 184 250 300 8 KV Vĩnh tuy Rax 184 250 300 9 Huyện Quản Bạ Rax 284 250 500 10 Huyện Yên Minh Neax-61Xs 512 310 400 11 Huyện Đồng Văn Neax-61Xs 512 350 500 12 Huyện Mèo Vạc Starex-IMS 256 300 350 13 Huyện Bắc Mê Rax 284 300 350 14 Huyện Hoàng Su Phì Starex-APR 512 400 500 15 Huyện Xín Mần Rax 284 250 400 Tổng cộng 10.020 12.160 BẢNG 7: MẠNG NGOẠI VI – BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG (Năm 2003 đến năm 2005) Địa điểm lắp đặt Năm 2003 (tính đến tháng 12/2003) Năm 2005 (tính đến tháng 12/2003) Tên nút chuyển mạch DL Tổng đài Số đôi cáp gốc Thiết bị truy cập Số đôi cáp ngọn Tên nút chuyển mạch DL Tổng đài Số đôi cáp gốc Thiết bị truy cập Số đôi cáp ngọn Công nghệ Dung lượng Công nghệ Dung lượng TX. HÀ GIANG Neax-61E 15000 6700 7200 HOST 15000 10800 12200 KV Yên biên RLU 2048 500 600 RLU 2048 650 700 KV Minh Khai RLU 1536 500 600 RLU 1536 600 650 KV Cầu Mè RLU 1536 600 650 Xã Ngọc đường RLU 1536 400 400 RLU 1536 600 650 Huyện Vị Xuyên 1536 1000 1220 RLU 2048 1510 1750 KV Việt Lâm RLU 1024 300 350 RLU 1024 400 450 KV Thanh Thuỷ RLU 512 250 300 RLU 512 350 400 Xã Đạo Đức TTT.bao 128 150 250 TTT.bao 128 150 250 Xã Minh Tân TTT.bao 64 150 250 TTT.bao 64 150 250 H. Bắc quang 3072 1700 2200 RLU 3072 2400 3000 KV Hùng an RLU 1024 300 350 RLU 1024 450 550 KV Tân Quang RLU 1024 300 350 RLU 1024 450 550 KV Vĩnh Tuy RLU 1024 300 350 RLU 1024 450 550 Xã Bằng Hành RLU 512 150 250 RLU 512 250 300 Xã Yên Bình RLU 512 150 250 RLU 512 250 300 Xã Đồng Yên RLU 512 150 250 RLU 512 250 300 HUYỆN QUẢN BẠ RLU 1024 530 600 RLU 1024 530 600 Xã Quyết tiến TTT.bao 128 150 250 H. YÊN MINH Neax-61XS 512+512 400 500 Neax-61XS 1024 600 650 Xã Mậu Duệ TTT.bao 128 150 250 H. ĐỒNG VĂN Neax-61XS 512+512 650 700 Neax-61XS 1024 650 700 Xã Phó Bảng RAX 184 150 250 STAREX 250 250 300 Xã Lũng Phìn TTT.bao 128 150 250 H. MÈO VẠC Neax-61XS 1024 300 350 Neax-61XS 1024 450 650 H. BẮC MÊ RLU 1024 300 350 RLU 1024 450 550 Xã Minh Ngọc TTT.bao 128 150 250 H. SU PHÌ Neax-61XS 1024 400 550 Neax-61XS 1024 550 650 X.Thông nguyên TTT bao 128 150 250 TTT.bao 256 250 300 Xã Nậm Dịch TTT bao 128 150 250 TTT.bao 256 250 300 H. XÍN MẦN Neax-61XS 1024 550 600 Neax-61XS 1024 550 650 Km26 Xín Mần TTT bao 128 150 250 TTT.bao 128 150 250 Xã Nà Trì TTT.bao 256 350 400

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn ThS-Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh NA giai đoạn 2010 - 2020.doc