Luận văn Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu Huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước

Cần thiết phải có quy hoạch thật tốt các vùng đất trồng tiêu, có chính sách hỗ trợ người nông dân ở những vùng trồng tiêu trọng điểm. Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông các cấp cần nhanh chóng phổ biến rộng rãi thông tin về sản xuất hồ tiêu bền vững, chẳng hạn như trồng giống ít bệnh, biện pháp phòng trừ dịch hại có hiệu quả.

pdf93 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu Huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v.., phần khác những hộ có vốn khá giả hoặc giàu có, hoặc những hộ có nguồn thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp khác họ luôn trữ lại cho mùa vụ sau Trung bình số năm hoạt động của tác nhân thu gom là 6 năm và số lao động tham gia tác nhân thu gom là 3, hộ thu gom bắt đầu từ tháng 3,4 do mùa thu hoạch ở Đông Nam Bộ từ tháng 1 đến tháng 4, vào mùa thu hoạch số ngày thu gom của hộ là 24 ngày , lượng vốn bình quân của hộ thu gom này là 500 đến 800 triệu đồng. Theo khảo sát trung bình thì 1 kg tiêu lãi của người thu gom từ 500-700 đ/kg. 64 Bảng 4.5 Chi phí, kết quả và hiệu qủa kinh tế của tác nhân người thu gom hồ tiêu huyện Bù Đốp năm 2014 ( tính bình quân trên 1 ha ) STT Chỉ tiêu Thành tiền Cơ cấu (%) 1 Doanh thu(GO) (175.830 đ*3.393kg) 596,591,190 100 2 Chi phí trung gian ( IC) 595,555,390 * Chi phí mua hồ tiêu 594,555,390 99.66 * Vận chuyển 600,000 0.10 * Chi phí khác 400,000 0.07 Giá trị gia tăng (VA) 1,035,800 0.17 Chi phí lao động 120,000 0.02 6 Hao mòn tài sản 600,000 0.10 7 Thu nhập thuần (Pr) 315,800 0.05 8 GO/IC (lần) 1.002 9 VA/IC (lần) 0.002 10 Pr/IC (lần) 0.001 11 GO/W (1000đ/ ngày công) 298,295,595 12 VA/W ( 1000đ/ ngày công) 517,900 13 Pr/W (1000đ/ ngày công) 157,900 14 Công lao động (công) 2 Tổng hợp từ số liệu điều tra Theo số liệu điều tra trên cho thấy mỗi vụ người thu gom trung bình thu được 1 vụ từ 40->45 tấn tiêu, tác nhân người thu gom phải bỏ ra số vốn lớn để thu mua hồ tiêu chiếm đến 99,66 % ( tương đương 594.555.360 đ). Chi phí vận chuyển là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao sau giá vốn chiếm 0.10% trên tổng doanh thu. Giá trị gia tăng được tính trên vụ mùa năm 2014 là của tác nhân thu gom là 0,17% ( tương đương 400.000 đ). Tỷ suất giá trị gia tăng và thu nhập trên chi phí trung gian đạt được là 0,002 và 0,001. Thu nhập thuần đạt được trong một ngày công lao động của tác nhân thu gom là 315,800 đ, ngày công lao động của tác nhân thu gom thấp hơn so với tác nhân sản xuất, đa phần tác nhân thu gom thu hồ tiêu để hưởng chênh lệch giữa hộ nông dân sản xuất và đại lý, mức lãi chênh lệch đó thường thấp nhưng bù lại chi phí cao. 65 4.4.3 Tác nhân đại lý thu mua *Đặc điểm chung Tác nhân đại lý thu mua đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ và vận chuyển hồ tiêu, họ là những mắc xích liên kết giữa người thu gom (thương lái) với công ty xuất khẩu/tiêu thụ hồ tiêu. Tác nhân này thường được ký hợp đồng với công ty xuất khẩu, sau đó đi thu mua lại của người thu gom (thương lái), người sản xuất hoặc thu mua của đại lý khác, lợi nhuận của đại lý thu mua bằng giá ký hợp đồng với công ty xuất khẩu sau đó trừ các chi phí đầu vào từ người sản xuất, thu gom, đại lý thu mua, và những chi phí liên quan Bảng 4.6 Đặc điểm chủ yếu của đại lý thu mua hồ tiêu huyện Bù Đốp STT Chỉ tiêu ĐVT Trung bình 1 Tuổi bình quân Tuổi 42 2 Số chủ hộ có trình độ văn hóa * Cấp II % 30 * Cấp III % 70 3 Khối lượng vận chuyển trung bình/ ngày Kg 8.064 4 Số năm hoạt động trung bình Năm 9 5 Số lao động tham gia Lao động 6 6 Số ngày thu gom hồ tiêu/ tháng Ngày 30 7 Số tháng thu gom hồ tiêu/ năm Tháng 5 8 Lượng vốn bình quân triệu đồng 4.000 Vốn tự có triệu đồng 3.100 Vốn vay triệu đồng 900 9 Tỷ lệ sản phẩm mua từ Hộ nông dân sản xuất % 20 Hộ thu gom (thương lái) % 80 Đại lý thu mua khác % - Số hộ điều tra 6 Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014 Độ tuổi bình quân của tác nhân đại lý thu mua là 42 tuổi, số chủ hộ có trình độ cấp II và cấp III lần lượt là 30%, 70%. Bình quân một vụ, mỗi đại lý trên địa bàn 66 huyện mua vào và bán ra 220-250 tấn, tuy đại lý có khả năng về vốn và phương tiện trữ tiêu nhưng cho thấy không có đại lý nào dám trữ trên 20 tấn tiêu trong cùng thời điểm, vì sợ rủi ro biến động về giá , và các đại lý phải trả lãi cho ngân hàng, số năm hoạt động trung bình trong lĩnh vực thu mua tiêu là 9 năm, đa phần là họ từ nông dân sản xuất hồ tiêu hoặc từ thu gom(thương lái), họ rất có kinh nghiệm trong việc trồng trọt cũng như là mua bán. Theo khảo sát thì lợi nhuận trung bình trên 1kg tiêu từ 500- 700 đ/kg. Theo bảng chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân đại lý thu mua thì cơ cấu vốn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu là 99,66 % ( tương đương 596.591.190 đ), thường thì đại lý thu mua gom lại bán liền cho công ty, vì vốn họ không nhiều, lại chịu rủi ro về mặt giá, những chi phí còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí khác chiếm lần lượt là 0,11 %, 0,05%. Giá trị gia tăng chiếm 0,18% ( tương đương 1.085.800 đ). Những chỉ tiêu như doanh thu trên tổng chi phí, giá trị gia tăng trên chi phí trung gian cho thấy chỉ số có lãi nhưng không nhiều lý do là tác nhân đại lý thu mua chỉ hưởng chênh lệch giữa người thu gom và công ty xuất khẩu. Bảng 4.7 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân đại lý thu mua hồ tiêu huyện Bù Đốp năm 2014 (tính bình quân trên 1 ha) STT Chỉ tiêu Thành tiền Cơ cấu (%) 1 Doanh thu(GO) (176.430 đ*3.393 kg) 598,626,990 100 2 Chi phí trung gian ( IC) 597,541,190 * Chi phí mua hồ tiêu 596,591,190 99.66 * Phí Vận chuyển 650,000 0.11 * Chi phí khác 300,000 0.05 Giá trị gia tăng (VA) 1,085,800 0.18 Chi phí lao động 312,000 0.05 6 Hao mòn tài sản cố định (xe tải ) 100,000 0.017 7 Thu nhập thuần (Pr) 673,800 0.11 8 TR/IC (lần) 1.002 9 VA/IC (lần) 0.002 10 Pr/IC (lần) 0.001 11 Pr/W (1000đ/ ngày công) 168,450 12 Công lao động (công) 4 67 Tổng hợp từ số liệu điều tra 4.3.4 Tác nhân công ty xuất khẩu Tác nhân công ty xuất khẩu giữ vai trò quan trọng, cũng là khâu vận chuyển cuối cùng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu thụ. Dựa vào chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp đơn giản nên chúng tôi khảo sát thêm 2 công xuất khẩu hồ tiêu nhằm tìm hiểu thêm về giá cả thị trường, cũng như lợi nhuận, giá trị gia tăng nhằm so sánh lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm nâng cấp chuỗi giá trị. Bảng 4.8 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân công ty xuất khẩu năm 2014 (tính bình quân 1 ha hồ tiêu ) STT Chỉ tiêu Thành tiền Cơ cấu (%) 1 Doanh thu(GO) (8.700 USD/tấn) 637,317,369 100 2 Chi phí trung gian ( IC) 604,126,990 * Chi phí mua hồ tiêu 598,626,990 93.93 * Phí Vận chuyển, phí tàu, phí hải quan 3,400,000 0.53 *Thuế - * Chi phí khác 2,100,000 0.33 Giá trị gia tăng (VA) 33,190,379 5.21 Chi phí lao động 750,000 0.12 6 Hao mòn tài sản cố định (xe tải ), nhà xưởng 1,300,000 0.204 7 Thu nhập thuần (Pr) 31,140,379 4.89 8 TR/IC (lần) 1.055 9 VA/IC (lần) 0.055 10 Pr/IC (lần) 0.052 11 Pr/W (1000đ/ ngày công) 1,245,615 12 Công lao động (công) 25 Kết quả: Tổng hợp từ số liệu điều tra Theo như khảo sát thì chi phí vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí cụ thể là 93,93% ( tương ứng 598.626.990 đ), về chi phí hải quan, vận chuyển thì chiếm 0,53% (tương đương 3.400.000 đ), phần thuế xuất khẩu hiện tại nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền thuế xuất khẩu 0%, phần chi phí khác bao gồm như thuê nhà, điện nước chiếm 0,33 % (tương ứng 2.100.000 đ), lợi nhuận của công ty cao chỉ thấp hơn 68 nông dân sản xuất, theo như tính toán thì lãi sau khi trừ các chi phí thì công ty lãi từ 10.000-12.000 đ/kg 4.4 Phân bổ giá và giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp 4.4.1 Kết quả và hiệu quả chung của chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp Theo số liệu phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân phân tích trên, chúng tôi phân tích, so sánh kết quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân tính mùa vụ hồ tiêu 2014 các chỉ tiêu như : lợi nhuận, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập thuần và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Theo bảng phân tích bảng 4.11 thì tác nhân sản xuất là tác nhân đạt giá trị cao nhất về các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sử dụng vốn, bù lại người nông dân phải chịu rủi ro về mọi mặt, vốn, kỹ thuật. Tác nhân này đóng góp giá trị kinh tế cao nhất trong chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp. Theo đánh giá của hiệp hội hồ tiêu thì lượng cung về hồ tiêu của Việt Nam sẽ chiếm tỷ trọng cao trên thế giới, năm sau luôn xuất khẩu cao hơn năm trước. Bảng 4.9 Kết quả và hiệu quả chung của chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp ĐVT: đổng STT Chỉ tiêu Người sản xuất Người thu gom Đại lý thu mua Công ty xuất khẩu 1 TR 594.555.390 596.591.190 598.626.990 637.317.369 2 IC 141.488.450 595.555.390 597.541.190 604.126.990 3 VA 453.066.940 1.035.800 1.085.800 33.190.379 4 Pr 430.466.940 315.800 673.800 31.140.379 5 TR/IC 4,202 1,002 1,002 1,055 6 VA/IC 3,202 0,002 0,002 0,055 7 Pr/IC 3,042 0,001 0,001 0,052 Tổng hợp từ số liệu điều tra Xét về tổng thể thì chúng ta thấy doanh thu và chi phí trung gian của tác nhân công ty xuất khẩu là cao nhất (637.317.369 đ và 604.126.990 đ ), tuy nhiên doanh thu cao chưa hẳn là lợi nhuận cao, kinh doanh có hiệu quả, do giá vốn mua hồ tiêu chiếm 69 cơ cấu lớn trong tổng chi phí. Tác nhân người sản xuất đạt giá trị gia tăng cao đứng thứ 2 sau tác nhân sản xuất là 31.140.379 đ so với các tác nhân khác . Xét về yếu tố tổng quan thì các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế của các tác nhân trên mang số dương, nghĩa là các tác nhân trong chuỗi giá trị hoạt động có hiệu quả. 4.4.2 Chuỗi giá trị gia tăng và thu nhập thuần của các tác nhân theo kênh tiêu thụ hồ tiêu Mỗi tác nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chuỗi giá trị . Giá của tác nhân trước chính là chi phí đầu vào của tác nhân theo sau. Qua nghiên cứu chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước chúng tôi lựa chọn những kênh phân phôí chính phù hợp với chuỗi giá trị hồ tiêu Sơ đồ 4.2 hình thành và giá trị gia tăng của các tác nhân theo từng kênh tiêu thụ (tính bình quân mùa vụ 2014 ) Kênh 1: Người cung cấp đầu vàoÆNgười sản xuất ÆThu gomÆĐại lý thu mua/doanh nghiệpÆXuất khẩu/Tiêu dùng nội địa Kênh 1 có 4 tác nhân chính tham gia vào. Quá trình phân phối đi từ người sản xuất, người thu gom, đại lý thu mua, công ty xuất khẩu là tác nhân cuối cùng của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị này thì công ty xuất khẩu chiếm chi phí trung gian lớn nhất (597.541.190 đ), người sản xuất đạt được giá trị gia tăng và lợi nhuận thuần cao nhất Người sản xuất Người thu gom Đại lý thu mua Công ty xuất khẩu Giá bán: 594.555.390 đ IC: 141.488.450 đ VA: 453.066.940 đ Pr: 430.466.940 đ Giá bán: 596.591.190 đ IC: 595.555,390 đ VA: 1.035.800 đ Pr: 315.800 đ Giá bán: 598.626.990 đ IC: 597.541.190 đ VA: 1.085.800 đ Pr: 673.800 đ 70 (453.066.940 đ và 430.466.940 đ). Tác nhân người thu gom thì chi phí trung gian cao nhưng lợi nhuận thấp, lý do là họ chỉ bỏ chi phí vận chuyển hàng để nhận chênh lệch giữa giá mua của nông dân và giá bán của đại lý thu mua nên lãi không cao Kênh 2: Người cung cấp đầu vàoÆNgười sản xuất ÆĐại lý thu mua/doanh nghiệpÆXuất khẩu/Tiêu dùng nội địa Kênh 2 gồm 3 tác nhân chính là người sản xuất, đại lý thu mua, công ty xuất khẩu không có tác nhân người thu gom điều này dẫn đến góp phần tăng thu nhập của tác nhân liền kề nó. Giá trị gia tăng và lợi nhuận thuần của người nông dân tăng lên đáng kể . Tuy nhiên người nông dân bán với số lượng nhỏ, do vậy đại lý thu mua vẫn muốn mua của người thu gom, lý do đại lý thu mua đã ký hợp đồng và chốt giá với công ty nên đại lý phải gom đủ hàng, nếu không đủ sẽ vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. 4.4.3 Giá và giá trị gia tăng thông qua các kênh tiêu thụ Phân tích sự hình thành giá cả của sản phẩm hồ tiêu qua từng mắt xích trong chuỗi và ước lược phần giá trị gia tăng tạo ra tại mỗi mắt xích. Trên cơ sở ước lược chi phí và giá cả tại mỗi mắt xích, đề tài ước tính phân phối lợi nhuận tại mỗi mắt xích. Phân tích lợi nhuận dọc theo chuỗi cho phép không chỉ xác định ai được hưởng bao nhiêu mà còn xem liệu họ có xứng đáng hưởng mức lợi nhuận đó hay không. Vấn đề công bằng trong phân phối dọc theo chuỗi được xem xét bên dưới Người sản xuất Đại lý thu mua Công ty xuất khẩu Giá bán: 598.626.990 đ IC: 141.488.450 đ VA: 457.138.540 đ Pr: 434.538.540 đ Giá bán: 598.626,990 đ IC: 597.541.190 đ VA: 1.085.800 đ Pr: 673.800 đ 71 Bảng 4.10 Hình thành giá và giá trị gia tăng qua các tác nhân STT Chỉ tiêu ĐVT Người sản xuất Người thu gom Đại lý thu mua Công ty xuất khẩu Chuỗi giá trị Kênh 1 1 Giá bán 1000 đ 594.555.390 596.591.190 598.626.990 637.317.369 637.317.369 2 IC 1000 đ 141.488.450 595.555.390 597.541.190 604.126.990 148.938.450 3 VA 1000 đ 453.066.940 1.035.800 1.085.800 33.190.379 488,378,919 Tỷ lệ GTGT % 92,77 0,21 0,22 6,80 100 4 Kênh 2 5 Giá bán 1000 đ 594.555.390 - 598.626.990 637.317.369 637.317.369 6 IC 1000 đ 141.488.450 - 597.541.190 604.126.990 149.974.250 7 VA 1000 đ 453.066.940 - 1.085.800 33.190.379 487.343.119 Tỷ lệ GTGT % 92,97 0,22 6,81 100 Tổng hợp từ số liệu điều tra *Phần đánh giá chuỗi: Sau khi nghiên cứu kết quả hình thành qua các tác nhân, tác giả sử dụng chuẩn đối sánh (Benchmarking), mục tiêu của phương pháp này nhằm cải tiến chất lượng quá trình, chuẩn đối để đánh giá tình trạng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và học hỏi kinh nghiệm của những doanh nghiệp khác để cải tiến không ngừng các hoạt động và quá trình kinh doanh của mình. Ở đây tác giả so sánh chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước với chuỗi giá trị ngành cà phê Đắk Lắk nhằm xem lợi ích cũng như chi phí, giá trị gia tăng, lợi nhuận và đưa ra những giải pháp có nên trồng tiêu hay chuyển sang loại cây công nghiệp khác. Dựa trên “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp tiết kiệm chi phí đầu vào đối với cà phê ở Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Xuân Hòa và ctv(2012). Sau khi so sánh đối chuẩn(Benchmarking) thì khi giá cả thay đổi ở mức giá thấp nhất dao động từ 38.000-43.000đ thì khi đó người nông dân chịu lỗ từ 18.189.450 đ-35.54.540đ người nông dân sẽ tiếp tục trồng tiêu đợi giá tăng lên, vì khi lỗ ở mức như vậy nông dân vẫn có thể duy trì được, khi ở mức giá 48.361 đ/kg thì khi đó ở điểm hòa vốn, lợi nhuận xem như bằng 0, nông dân vẫn sản xuất để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, khi đó họ còn niềm tin giá tiêu trong nhưng năm tới sẽ tăng 72 trở lại, vì chi phí để trồng tiêu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản theo tác giả khảo sát là: 22.000.000 đ/ha rất cao đối với cây công nghiệp. Khi mức giá thấp hơn 38.000đ nông dân có xu hướng đổi sang cây trồng khác, do giá tác động mạnh đến quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Trong khi đó Việt Nam vẫn dẫn đầu về xuất khẩu hồ tiêu, hoàn toàn làm chủ được nguồn cung cho thế giới, nhưng chất lượng chưa cao vẫn phụ thuộc nhiều vào giá thế giới. Bảng 4.11: So sánh đối chuẩn giữa chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp và chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cơ cấu chuỗi giá trị hồ tiêu Bình Phước Cơ cấu chuỗi giá trị cà phê Đắk Lắk 1 Diện tích trung bình Ha 1 1 2 Năng suất Tấn/ha 3.393 3.340 3 Giá bán 1000 đ 175.230 42.000 4 Tổng thu 1000 đ 594.555.390 140.774.000 5 Tổng chi phí 1000 đ 164.088.450 43.195.000 6 Lợi nhuận 1000 đ 430.466.940 97.085.000 Tổng hợp từ số liệu điều tra 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp Để phát triển chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: các yếu tố đầu vào phục vụ trong quá trình sản xuất, giao thông vận tải, v.vChúng tôi sẽ phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố trên nhằm tìm ra những hạn chế của chuỗi, và có những chính sách cụ thể để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước trong thời gian tới 4.5.1 Khâu đầu vào 4.5.1.1 Giống tiêu Hiện nay phần lớn nông dân trồng tiêu ở vùng Đông Nam Bộ nói chúng và Bình Phước nói riêng, sử dụng các giống tiêu địa phương để trồng theo kinh nghiệm 73 sản xuất của từng gia đình không qua tuyển chọn và đánh giá. Thực tế cho thấy các giống tiêu địa phương được trồng trong thời gian dài từ nhân giống vô tính, dẫn đến thoái hoá dần, cho năng suất không cao và khả năng chống chịu bệnh kém, tuổi thọ vườn tiêu ngày càng giảm dần. Qua khảo sát từ người dân, chúng tôi thấy phần lớn diện tích tiêu trồng chủ yếu là giống Vĩnh Linh, kế tiếp là tiêu Trung, giống tiêu sẻ. Riêng giống tiêu Ấn Độ chiếm diện tích rất ít, do người dân mới trồng trong những năm gần đây 4.5.1.2 Vật tư phân bón và thuốc BVTV Trong thực tế do tính chất đất đai trồng tiêu rất khác nhau, nên cùng bón lượng phân cao gần giống nhau, nhưng thu được năng suất tiêu cũng rất khác nhau. Ví dụ, Nguyễn Tăng Tôn, thí nghiệm bón 10 tấn phân chuồng phối hợp với 120 kg N + 60 kg P205 và 120 kg K20 trên 1 ha đã thu được 5,39 tấn tiêu khô trên vùng đất đỏ Bình Phước. Còn Nguyễn Hữu Luận bón nền phân 300 N + 200 P205 + 400 K20/ha đã thu được 4,25 tấn tiêu đen/ha. Một nghiên cứu điều tra của Trung tâm Cây ăn quả miền Đông Nam bộ ở vùng Phú Giáo, Bình Phước cho thấy có hộ trồng tiêu đã bón một vụ tiêu 3 tấn phân NPK 16-16-8, 1 tấn phân urê, 1 tấn phân lân và 600 kg phân kali, chưa kể các nguồn phân hữu cơ khác. Chỉ tính riêng phân hóa học, người trồng tiêu đã bón đến 780 kg N + 978 kg P205 và 850 kg K20/ha tiêu/năm và đã thu được 6,2 tấn tiêu khô. Số phân này là quá lớn vừa lãng phí, mang lại hiệu quả thấp, vừa gây ô nhiễm môi trường Thực tế việc bón phân ở Xã Tân Thành, Tân Tiến người nông dân bón phân theo kinh nghiệm, thật sự chưa am hiểu về kỹ thuật trồng cây hồ tiêu. Cần phải tham khảo cách bón phân ở các Viện Khoa Học, kết hợp tham gia tập huấn công ty, trạm khuyến nông, cùng với những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhằm phục vụ việc phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu nhằm giảm chi phí và tăng năng sản lượng. 74 4.5.2 Khâu sản xuất 4.5.2.1 Kỹ thuật và công nghệ Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nghành trồng trọt hồ tiêu nói riêng, thì kinh nghiệm của những người sản xuất đóng vai trò quan trọng. Theo khảo sát chúng tôi thấy Bảng 4.12 Kinh nghiệm trồng hồ tiêu của các hộ điều tra STT Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu (%) 1 Tiếp thu kinh nghiệm chủ yếu từ: * Hàng xóm 17 28,33 * Truyền thống gia đình 22 36,67 * Qua Internet, báo chí , sách 6 10 2 Số hộ tham gia lớp tập huấn 15 25 Tổng Số hộ điều tra 60 100 Tổng hợp từ số liệu điều tra Theo điều tra thì trung bình số năm trồng tiêu của các hộ sản xuất tương đối lâu hơn 9 năm. Đa số khi khảo sát hỏi về kinh nghiệm trồng hồ tiêu thì họ theo nghiệp cha truyển con nối, gia đình có truyền thống làm nông từ lâu đời, chiếm 36,67%, qua đó các hộ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là 28,33, còn khoảng 10% thì học hỏi kỹ thuật trồng trọ từ các nguồn khác như sách báo, mạng internet..), trong khi đó số hộ nông dân có trình độ văn hóa trung bình cấp II, III, họ hạn chế về mặt công nghệ thông tin điều này vô tình là rào cản để tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật 4.5.2.2 Rủi ro về tình hình sâu bệnh Bất kể loại cây trồng nào đều bị côn trùng, virus, dịch bệnh tấn công không riêng cây hồ tiêu. Các loại côn trùng, dịch bệnh phát triển hàng năm. Cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để vườn tiêu phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, cho năng suất ổn định và chất lượng tốt 75 Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy tình hình sâu bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu các hộ như sau: Bảng 4.13 Rủi ro về tình hình sâu bệnh huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước Tổng hợp từ số liệu điều tra Qua khảo sát bảng trên chúng tôi thấy tình hình sâu bệnh nặng, những bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây tiêu như: Tuyến trùng, bệnh héo chết nhanh, bệnh héo chết chậm, Vì vậy khi thấy bệnh người nông dân quan tâm và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với việc phòng trừ và gây hại cho tiêu. 4.5.2.3 Rủi ro về thời tiết STT Đối tượng gây hại Triệu chứng Thuốc hòng ngừa 1 Tuyến trùng Chích hút hoặc chui vào rể tạo thành những khối u, làm lá bị vàng, cây phát triển kém Vimoca 20ND, Vifuran 3G, Vimoca 10G, Vifu-Super 5G 2 Bệnh héo chết nhanh Gây hại trên rễ, cành, lá. Làm cành lá héo rũ và chết nhanh, quả héo teo lại và rụng Vimonyl 72BTN, Viaphos 80BTN, Vilaxyl 35 BTN, Vi-ĐK ( Tricoderma sp) 3 Bệnh héo Cây sinh trưởng kém, lá bị vàng. Lá, hoa và trái rụng dần từ gốc lên, các đốt cũng rụng dần. Gốc bị thối Vimonyl 72BTN, Vilaxyl 35BTN, Vithi-M 70 BTN, Viben 50BTN, Viroval 50 BTN, Viben- C 50BTN 4 Bện thán thư Trên lá có những đốm màu vàng nâu. Bệnh làm rụng đốt cành, hạt khô đen, lép Vimancoz 80BTN, Viroxyl 58BTN, Vicarben 50HP, Viben 50BTN, Viben -C 50BTN 5 Cỏ dại Các loại cỏ hằng niên và đa niên Vifosat 480DD, Vifosat 240DD 6 Mối Gặm rễ và gốc cây, làm vàng lá và chết cây Vibam 5H, Vibasu 10H, Vicarp 4H, Vifuran 3G, Vifu-Super 5G, Vibaba 10H, Vinetox 5H, Visa 5G, Virofos 20EC 7 Rệp các loại Bám ở rễ, thân, chồi non, quả, hút nhựa làm lá và trái bị héo,những nợi bị hại thường có nấm bồ hóng đen phát triển Vidithoate 40ND, Vidifen 40EC, Vinetox 18DD, 95BHN, Visumit 50ND, Bifentox 30ND, Vibaba 50ND, Viaphate 75BHN, Applaud Bas 27 BTN, D-C Tron Plus, Vifel 50ND, Viphensa 50ND, Virofos 20EC 76 Nguyên nhân năng suất các vườn tiêu ở huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước vụ 2015 giảm chủ yếu là do thời tiết bất lợi thời kỳ tiêu ra hoa (khoảng tháng 5 – 7/2014). Mưa không đều, mưa đúng thời điểm nở rộ khiến hoa bị thúi, trái non rụng hàng loạt, đặc biệt ở những vườn có hệ thống tán che kém. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác thường xảy ra ở một số vườn tiêu mới trồng, chủ hộ không có kinh nghiệm canh tác tốt, bón phân không đúng lúc hoặc bón mất cân đối, tưới nước, làm bồn không chú ý tới độ dốc đặc thù của vườn, buộc dây tiêu quá chặt v.v 4.5.3 Khâu thu gom và thương mại 4.5.3.1 Rủi ro về giá cả Hiện nay giá Hồ tiêu tăng khá cao sẽ kích thích nông dân mở rộng diện tích sản xuất. Hiệp hội cần thông tin sâu rộng cho nông dân hiểu rằng nếu tăng năng suất và sản lượng cao thì có khả năng cung sẽ vượt cầu dẫn đến giá cả sẽ giảm thấp. Vì vậy, ngành Hồ tiêu Việt Nam nói chung cần phải ổn định sản xuất, không nên tăng diện tích quá nhanh và tránh đầu tư tràn lan. Không nên vì lợi nhuận trước mắt đầu tư chăm bón nhiều phân hoá học để kích thích cho cây tăng trưởng, tăng năng xuất, khai thác cạn kiệt vườn cây, làm cho cây tiêu mau xuống sức, thoái hóa. Thực trạng những năm gần đây vòng đời cây tiêu đã giảm xuống chỉ còn 10 đến 12 năm so với trước kia là 20-25 năm. 4.6 Các chính sách liên quan đến việc phát triển chuỗi giá trị hồ tiêu Nhận thấy được tầm quan trọng về kinh tế và hiệu quả của việc sản xuất và thương mại hồ tiêu, Đảng và nhà nước ta có những hướng đi đúng đắn để thực hiện mục tiêu phát triển nền nông nghiệp ổn định và bền vững. Cụ thể dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, trực tiếp là đồng chí Cao Đức Phát ( thứ trưởng của Bộ) theo quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT ngày 27/06/2014 phê duyệt”quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 09/1/2012 quy định một số chính sách hỗ trợ đối với sản xuất, sơ chế các sản phẩm nông lâm thủy sản áp dụng Quy trình 77 thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap), Ngày 8 tháng 01 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số02/2010/NĐ-CP quy định về khuyến nông Do nhà nước có những chính sách hỗ trợ người nông dân, việc sản xuất hồ tiêu của Huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước vài năm lại trở lại đây có tín hiệu tốt, diện tích sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững, liên kết trong sản xuất, khâu thương mại đang phát triển. Theo Sở NN & PTNT Bình Phước, nhờ sự quyết tâm phối hợp của một số doanh nghiệp hồ tiêu với các cơ quan quản lý nông nghiệp tỉnh, huyện, xã và các hộ trồng tiêu, năm 2013 Bình Phước đã hình thành được 9 câu lạc bộ với 202 hộ trồng tiêu tham gia. Năm 2014 mở rộng thêm 13 câu lạc bộ và 2015 dự kiến thêm 15 câu lạc bộ với tổng số trên 600 hộ tham gia. Các CLB nông dân trồng tiêu ra đời khiến nông dân được tiếp cận tốt hơn với các kỹ thuật canh tác tiên tiến, đăc biệt là kỹ thuật sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV đúng lúc, đúng cách, sử dụng giống sạch bệnh, sử dụng nước tưới hợp lý v.v. giúp vườn tiêu duy trì sức khoẻ tốt, ít bị thiệt hại khi gặp điều kiện bất lợi đồng thời chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hạt tiêu khi thu hoạch lại đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường. Nhiều mô hình còn đạt tiêu chuẩn cao hơn, canh tác đạt chứng chỉ RA (Rain forest Alliance), một hình thức SX ngoài yếu tố đảm bảo chất lượng còn đảm bảo được cả vấn đề về môi trường, về xã hội, điển hình như mô hình liên kết giữa Công ty Nedspice và các CLB nông dân có sự hỗ trợ của lực lượng khuyến nông và Chi cục BVTV tỉnh. Điểm khác biệt của hình thức liên kết sản xuất này là đã giúp nông dân trồng tiêu ở đây nắm rõ hơn về qui trình canh tác tiêu an toàn bền vững, có chất lượng theo yêu cầu thị trường, được cam kết tiêu thụ, được cân đong tử tế nên không sợ rủi ro và thua thiệt. Chính nhờ cách tổ chức sản xuất này mà vụ tiêu 2015 này nhiều hộ đã bán 100% sản lượng cho Công ty Nedspice với giá cao hơn 20.000đ/kg so với bán cho thương lái như các năm trước. 4.7. Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước 4.7.1 Phân tích SWOT chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu 78 * Điểm mạnh - Lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp -Hình thành các vùng chuyên canh tập trung, thuận lợi mua bán - Mô hình kinh tế nông hộ quy mô nhỏ phù hợp với việc sản xuất hồ tiêu, đạt hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nguồn lao động dồi dào -Đầu tư thâm canh cao, nông dân giàu kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật cao như hồ tiêu, đạt năng suất cao -Tiềm lực kinh tế của nông hộ trồng tiêu khá cao, chất lượng nguồn nhân lực tốt, dễ dàng tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật -Năng suất hồ tiêu Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong số các nước trồng và xuất khẩu hồ tiêu ở châu Á và giá thành sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tương đối thấp hơn các nước trong khu vực Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới kể từ năm 2002 và tháng 3 năm 2005 Việt Nam là thành viên chính thức của IPC, đây là thuận lợi trong việc hợp tác với các nước thành viên khác và cùng IPC giải quyết những vấn đề liên quan đến cung/cầu, thị trường xuất khẩu và biến động giá cả. - Trong khoảng 5 năm qua, thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam được mở rộng, từ khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ lên trên 90 như hiện nay, từ các thị trường truyền thống và trung gian như Singapore và khối Đông Âu sang thị trường nhiều tiềm năng như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và gần đây là Nhật bản. * Điểm yếu - Chưa có quy trình kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu theo hướng thâm canh bền vững nhằm duy trì hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất đồng thời có tính ổn định về môi trường sinh thái . 79 - Một số biện pháp canh tác chưa hợp lý như: tiêu trồng chủ yếu trên trụ gỗ, chưa chú trọng đến vấn đề che bóng cho hồ tiêu. Phân hóa học bón với liều lượng cao, mất cân đối, tưới nước nhiều để khai thác triệt để vườn tiêu cho phép đạt năng suất cao nhưng dẫn đến tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ dàng bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm , làm giảm tuổi thọ vườn cây -Tình hình sâu bệnh trên cây hồ tiêu phát triển mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục - Mặt hàng sản phẩm nông nghiệp còn nghèo nàn -Giá hồ tiêu phụ thuộc vào thị trường thế giới -Hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng trên thế giới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok của Malaysia, tiêu Lampung của Indonesia, hoặc gần đây là tiêu Hải Nam của Trung Quốc -Trong những năm gần đây, việc phát triển hồ tiêu do nông dân và địa phương tự phát là chính, có qui hoạch chung cho cả nước nhưng chưa có qui hoạch cụ thể cho từng vùng trồng tiêu. * Cơ hội -Trong quá trình hội nhập quốc tế ngành hồ tiêu Việt Nam đã gia nhập hồ tiêu thế giới ( IPC) tạo ra nhiều cơ hội để sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tiếp cận với các nước nhập khẩu hồ tiêu thế giới , tiếp thu nhiều kinh nghiệm trong việc trồng trọt, chế biến, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm -Thị trường tiêu thụ hồ tiêu thế giới không ngừng phát triển trong những năm gần đây -Công tác xúc tiến thương mại đang trên đà phát triển tốt, xây dựng quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên toàn thế giới -Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều đến chương trình xúc tiến thương mại của VPA nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu; các nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất 80 khẩu tập trung đầu tư tiện nghi nhà xưởng và trang thiết bị để có sản phẩm hồ tiêu đạt tiêu chuẩn cao hơn * Thách thức -Yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi đó một tỷ lệ lớn hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam còn ở cấp thấp và chất lượng không ổn định, việc sản xuất, chế biến và tồn trữ theo qui trình và điều kiện chưa thật sự phù hợp -Sản xuất kém bền vững thể hiện ở năng suất cao nhưng tuổi thọ vườn tiêu ngắn, dịch bệnh luôn là mối đe dọa đến sản xuất hồ tiêu -Qui trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn nông dân vẫn canh tác hồ tiêu theo kinh nghiệm của địa phương là chính. 4.7.2 Quan điểm nâng cấp chuỗi giá trị Theo quy hoạch của Bộ NN & PTNT vừa phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025 nhằm tăng năng suất và giá trị ngành hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường, diện tích trồng hồ tiêu ổn định ở mức 50ha, năng suất đạt 30tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn Dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của ngành 4.7.3 Tầm nhìn chiến lược phát triển hồ tiêu Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị hồ tiêu hướng tới tăng năng suất và giá trị hồ tiêu, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác tốt các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường tiềm năng như: Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản, thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi v.v.. 4.7.4 Phân tích thị trường của sản phẩm hồ tiêu * 2 C tr c h Bù Đ đưa nâng sức c * Ch nhằm hiện Cung và 015 ước k ân đối cun ường vẫn ao. Điều n ồ tiêu có c 4.7.5 Chiế ốp tỉnh B Để nâ ra giải phá cao chất ạnh tranh iến lược c Trong từ tăng thu qua hình: cầu thị tr hoảng 454 g cầu Hồ lớn hơn c ày làm nô hiều hướn n lược và ình Phướ ng cấp ch p cho doan lượng, đầu cho doanh ắt giảm ch ng mắt x nhập của Hình ường: Th .536 tấn tă tiêu năm ung do vậ ng dân lãi g gia tăng giải pháp c uỗi giá trị h nghiệp: tư công n nghiệp xu i phí ích của ch các tác nh 4.2 : Mô 81 eo IPC, tổ ng 7,9% tư 2015, khôn y giá bình lớn song nâng cấp hồ tiêu hu chiến lượ ghệ nhằm ất khẩu. uỗi, tiến h ân tham g hình cắt g ng nguồn ơng đươn g đổi lớn quân cả song dư lư chuỗi gi yện Bù Đ c cắt giảm nâng cao ành giảm ia qua đó iảm chi ph cung hồ ti g 33.630 t so với năm năm vẫn c ợng hóa c á trị sản p ốp tỉnh B chi phí kế lợi ích kin chí phí và gia tăng đ í sản xuất. êu trên thế ấn so với 2014. N ó thể duy hất và dịc hẩm hồ t ình Phước t hợp với h tế chuỗi gia tăng ầu ra của giới năm năm 2014. hu cầu thị trì ở mức h bệnh về iêu huyện chúng tôi chiến lược , nâng cao sản lượng chuỗi, thể 82 Để thực hiện chiến lược này, trước hết cần phải cắt giảm chi phí sản xuất, muốn vậy hộ trồng hồ tiêu cần hợp tác và hợp đồng với các nhà cung ứng đầu vào để mua với sản lượng lớn và chất lượng cao có chiết khấu trên doanh số mua (ít nhất là 5%) điều này giảm được chi phí lưu thông và còn được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà cung cấp đầu vào về việc trả dần. Tiếp đến là tăng cường và quản lý tốt các chương trình kỹ thuật sản xuất, khai thác nhằm giảm lượng đầu vào cả về giống cũng như vật tư và tăng sản lượng khai thác. Cuối cùng là hợp đồng bán sản phẩm đầu ra nhằm giảm chi phí lưu thông và chi phí giao dịch, tăng giá bán. *Khâu lưu thông Cần tăng cường và phát triển liên kết dọc giữa công ty và người sản xuất nhằm rút ngắn kênh thị trường chuỗi, giảm tác nhân trung gian và chi phí trung gian (kể cả giảm chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm). Ngoài ra, giảm chi phí lưu thông và tiếp thị bằng cách tăng cường các liên kết ngang giữa những nhà sản xuất qui mô nhỏ với nhau, sản xuất tập trung qui mô lớn, giá thành cạnh tranh. Rất cần thiết để xem xét đầu tư nâng cấp Cửa Khẩu Hoàng Diệu, Cát Lái, để mở rộng cảng đáp ứng việc mở rộng xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chủ lực hồ tiêu.Điều này sẽ giảm được chi phí lưu thông rất lớn. * Đầu tư công nghệ cho doanh nghiệp xuất khẩu Công nghệ là công cụ quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản khi mà các động lực khác cho phát triển như đất đai, lao động, và một phần chính sách đã phát huy hết hiệu lực. Vì vậy, việc đầu tư vào công nghệ sẽ mang tính quyết định đến việc gia tăng giá trị chuỗi. Hiện tại sản xuất kinh doanh hồ tiêu huyện Bù Đốp sử dụng công nghệ trong sản xuất, thu hoạch và chế biến chưa cao do điều kiện địa hình, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật. Vì vậy, cần đầu tư công nghệ trong sản xuất, khai thác và chế biến. Để thực hiện vấn đề này, trong sản xuất cần đầu tư công nghệ để chọn tạo giống hồ tiêu thích ứng với điều kiện bất thuận của biến đổi khí hậu, chống chịu 83 sâu bệnh, chất lượng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đầu tư công nghệ trong quản lý cây trồng, cơ giới hóa canh tác và đặc biệt là ở khâu chế biến vì sản phẩm hồ tiêu chưa được bảo quản chế biến một cách khoa học nên tổn thất rất cao cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, ở các địa phương thông qua mô hình liên kết dọc bao tiêu sản phẩm bằng cách đầu tư các nhà máy chế biến ở địa phương để thu mua tiêu, chế biến, dự trữ và xuất khẩu điều này sẽ góp phần đẩy mạnh liên kết ngang và giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện vấn đề này tỉnh Bình Phước cần có các cơ chế ưu đãi về vốn vay để nâng cấp công nghệ chế biến, giảm thuế trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm và chưa ổn định thị trường. *Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam Những năm gần đây, Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Tuy nhiên, giá hồ tiêu xuất khẩu vẫn thấp hơn so với một số nước, vì thế việc xây dựng thương hiệu cho loại nông sản này cần được triển khai sớm. Cụ thể cho tới nay , Hiệp hội Hồ Tiêu đã chọn 2 sản phẩm đầu tiên là hồ tiêu Phú Quốc, Lộc Ninh và Chư Sê để quảng bá thương hiệu. Để xây dựng và phát triển hồ tiêu bền vững thì việc cần làm là xử lý khâu chế biến, hiện nay số lượng doanh nghiệp nghiệp xuất khẩu tiêu tại Việt Nam rất nhiều nhưng hiện tại chỉ có 13 nhà máy có dây chuyền xử lý tiêu bằng hơi nước để tạo ra sản phẩm tiêu có chất lượng cao. Phần còn lại các doanh nghiệp khác chủ yếu là gia công sơ chế lại sản phẩm bằng dây chuyền tách tạp chất và phân loại sản phẩm trước khi xuất khẩu. Vì thế, giá tiêu xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của Việt Nam. Để nâng cao chất lượng cũng như thương hiệu thì cần phải qui hoạch các vùng trọng tiêu trọng điểm theo Quyết định 1442/QĐ-BNN-TT ngày 27/06/2014. *Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết ngang, liết kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi 84 Thực tiễn phân tích cho thấy quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp khá lỏng lẻo, không có tính ổn định và bền vững trong dài hạn. Vì vậy cần xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa các nhà chế biến về phân vùng nguyên liệu. Mặt khác liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân sản xuất, nhằm ổn định vùng nguyên liệu căn bản cho nhà chế biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nguồn. Để thực hiện chiến lược này mỗi doanh nghiệp chế biến cần chủ động thiết lập liên kết mạng lưới với các doanh nghiệp, hộ sản xuất cung cấp nguyên liệu đầu vào và đi dần đến hình thức đồng sở hữu để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng và có thể kiểm soát về chất lượng nhằm xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi. Mặt khác xây dựng liên kết ngang thông qua việc kết hợp với các doanh nghiệp ,Hiệp Hội Hồ Tiêu và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình đầu tư trồng mới, cải tạo thâm canh hồ tiêu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước. 4.8 Một số giải pháp Khi chúng tôi phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu mặc dù sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên phân tích chuỗi giá trị huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước còn nhiều hạn chế, chúng tôi đưa ra những giải pháp sau nhằm khắc phục để có thể phát triển tốt ngành hồ tiêu trong thời gian tới 4.8.1 Khâu đầu vào * Giống tiêu Giống tiêu là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng hồ tiêu. Việc chọn giống tốt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và khả năng đề kháng với dịch bệnh sau này. Theo tôi, khâu quan trọng nhất của việc trồng hồ tiêu chính là chọn giống. Chọn giống làm sao để cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng trồng. Phải chọn những giống có nguồn gốc rõ ràng, đã kiểm định được năng suất và khả năng kháng dịch bệnh, 85 chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. Do đó người dân cần đến sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước, Cơ Quan Khuyến Nông tỉnh, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam, Trường Đại Học Nông Lâm, Hiệp Hội Hồ Tiêu v.v để được tư vấn tốt nhất về cách chọn giống tiêu *Vật tư nông nghiệp và kỹ thuật trồng hồ tiêu Phát triển các loại hình dịch vụ cung ứng vật tư phân bón và dịch vụ sản xuất nông nghiệp, kiểm soát chặt nguồn gốc các loại vật tư nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật. Cần phổ biến cho nông dân sử dụng phân bón theo hướng phát triển bền vững hữu cơ vi sinh kết hợp hóa học theo thời điểm, sử dụng đúng thuốc, đúng lượng, nồng độ, đúng thời điểm, đúng cách Bón lót cho tiêu con bằng phân chuồng hoai mục 10-15 kg trên gốc. Nên bỏ phân hữu cơ vi sinh chia nhỏ ra làm nhiều đợt trong mùa mưa cây sẽ phát triển rất tốt.. Cuối mùa mưa bạn nên bón thêm một ít lân tăng khả năng chịu hạn cho hồ tiêu vào mùa khô . Trường hợp cây vàng lá do thiếu vi lượng như Mg, Bo nên xịt ít phân bón lá vi lượng hoặc một loại hữu cơ vi sinh đậm đặc nào đó đạt tiêu chuẩn là cây hồi phục rất nhanh.. Nên ngâm phân cho tan trước khi bón và bón cách gốc 50-60cm Thời điểm bón phân và tốt nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát (không bón quá 9h sáng và trước 3h chiều). Trường hợp không ngâm tưới mà chôn để cho ăn dần thì nên xới nhẹ ngoài tán gốc cây 60cm và sâu khoảng hơn 5cm, lấy đất ngoài xa lấp lại. Sau khi thu hoạch, phải tạo cành tỉa tán không bón gì cả để hãm tiêu. Thời gian hãm tiêu từ 30-45 ngày tùy tiêu sung hay suy. Gần tới mùa mưa, nên rửa lá tiêu bằng thuốc gốc đồng + vôi ngăn ngừa nấm. Sau đó tưới nước 2- 3 lần cho ướt đẫm như mưa (lưu ý không bón phân). Cây chỉ ăn phân khi bắt đầu ra lá non, lá non ra là rễ đang nhú. Bón đợt đầu thật đậm, nên dùng hữu cơ giàu humate, lần này rất quan trọng vì tiêu làm bông đồng loạt. Hồ tiêu có năng suất hay không thì quan trọng nhất là lần này, vì hồ tiêu mà bón phân không đúng cách sẽ ra 2 đợt hoa 86 khiến cho việc thu hái hay chăm sóc sẽ rất khó. Sau khi thấy lá non lớm chớm xuất hiện là xịt thuốc trừ rầy, rệp chích hút nhựa và xử lý tuyến trùng gốc. Nên xịt một lần phân bón lá loại giàu trung vi lượng hoặc bón phân hữu cơ đậm đặc. Xịt theo thời điểm nào bạn thấy cây có dấu hiệu thiếu vi lượng vàng lá. Khi cây bắt đầu đậu trái non, nên đổ gốc bằng phân hữu cơ vi sinh và xịt thuốc chống rụng trái non, thối trái. Để ý lúc này là mùa mưa sâu hại chích hút rất nhiều, lật mặt sau lá mà có rầy bám lá non thì bạn nên xịt thuốc tiêu diệt. Khi tiêu bắt đầu làm hạt, bón một lần nữa là 3 lần, đều sử dụng hữu cơ sinh học chuyên dùng cho cây tiêu ( Humik,..) và lần 4 làm chắc hạt là dùng NPK trong đó Kali cao, N và P ít thôi. Thông thường là khi tiêu Ấn Độ vừa chín bói thì tiêu Vĩnh Linh làm chắc hạt, bạn nên bỏ Kali và phân hữu cơ Amino đổ gốc để chắc hạt to trái. Lượng phân đợt cuối giúp cây có năng suất mà chống suy tiêu.Nên chia ra làm nhiều lần mà bón. Hàm lượng tùy cây mà rải quanh tán, gốc to thì nhiều nhỏ thì ít. *Sâu bệnh Hiện tại tình hình thời tiết tại huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu nấm gây hại trên hồ tiêu. Các bệnh thường gặp như bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm , trạm trung tâm bảo vệ thực vật cần lưu ý các ban ngành địa phương tích cực kiểm tra , hướng dẫn bà con nông dân phòng bệnh tiêu chết nhanh đạt hiệu quả cao. Để phòng trừ bệnh này cần phải sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, bao gồm: thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh sớm, vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật canh tác, hóa học và sinh học để kiểm soát bệnh phytophthora trên cây tiêu. Trị dứt điểm rệp sáp, mối, tuyến trùng. Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm tổn thương bộ rễ vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Bón phân cân đối, đặc biệt giữa đạm và kali, chú ý bổ sung các chất trung và vi lượng. Khi vườn cây bị bệnh cần lấy vôi bột rải quanh vườn, rải nhiều quanh gốc cây bị bệnh. Phun một trong các thuốc: 87 Acrobat MZ 90/600WP, Alpine 80WP, Ridomil Gold 68 WP, thời gian tới diễn biến bệnh có thể gia tăng. *Thời tiết +Khống chế nhiệt độ Cây tiêu nguyên chủng mọc dưới tán cây rừng, do vậy thời tiết quá nóng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, nhiệt độ thích hợp từ 22->280C, sinh trưởng bình thường 15->350c +Khống chế ánh sáng và gió Hồ tiêu ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồng cần che bóng cẩn thận. Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sánh hơn, có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng cho nhau, cây tiêu yếu chịu gió, cần có hàng cây chắn gió 88 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Sau khi chúng tôi khảo sát, nghiên cứu chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước chúng tôi có những kết luận sau: Sự hình thành chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước đã mang lại ý nghĩa về kinh tế, xã hội quan trọng như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công việc cho nông dân sản xuất, giảm nghèo, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, thu gom, đại lý thu mua và công ty.Trong chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu giữa các tác nhân đã có những mối liên kết, chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với các mức độ khác nhau. Sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân cho thấy có sự hợp lý nhất định. Tuy nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu vẫn còn có những hạn chế như: Chưa liên kết giữa các tác nhân với nhau, chất lượng sản phẩm chưa được coi trọng, kết cấu tổ chức của chuỗi giá trị còn tách biệt, tác nhân chính trong chuỗi vẫn là người sản xuất mà chủ yếu là các hộ nông dân. Các tác nhân khác như: người thu gom (thương lái) , đại lý thu mua và đặc biệt là người tiêu dùng có tác động rất ít tới sự phát triển của chuỗi. Chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu gần như mang tính một chiều.Sở dĩ như vậy là do các yếu tố ảnh hưởng sau: Các yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan như rủi ro về thời tiết, khí hậu, rủi ro về dịch bệnh, giá cảkhó đề phòng. Các yếu tố dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất hồ tiêu như: giống, vật tư phân bón, thuốc BVTVcần được kiểm soát tốt về chất lượng, các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp cần được tăng cường đầu tư và nâng cấp. Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên hồ tiêu Việt Nam còn phụ thuộc vào thị trường thế giới, trong khi đó ở trong nước ngành tiêu phát triển thiếu tính bền vững từ sản xuất, chế biến đến kinh doanh. 89 Do đó chúng tôi tiến hành phân tích SWOT để thấy được những thế mạnh, cơ hội, khó khăn, thách thức sau đó đưa ra một số kiến nghị Để nâng cấp và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước trong các năm tới tác giả đề xuất cần cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ và cần nghiên cứu triển khai nhóm giải pháp cho toàn chuỗi và cho từng tác nhân tham gia chuỗi. Do thực tế các nghiên cứu về chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa dịch vụ còn ít, số liệu chưa cập nhật. Xuất phát từ ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế của chuỗi, chúng tôi xét thấy cần có các nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất hồ tiêu và các hoạt động nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi. 5.2 Khuyến nghị Sau khi nghiên cứu thực tế chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước chúng tôi đề xuất những biện pháp sau: *Đối với người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu -Sản xuất hồ tiêu theo GAP ( do IPC ban hành 19 trang), chế biến hồ tiêu theo CHP ( 8 mục trình bày trong 9 trang) và quy trình Phòng trừ dịch hai tổng hợp (IPM) giữa các quốc gia thành viên. - Xây dựng chương trình nhập giống hồ tiêu mới từ Ấn Độ, Malaysia và Indonesia, khảo nghiệm các bộ giống có tiềm năng cho năng suất cao, ít nhiễm các loài sâu bệnh hại chính -Ổn định năng suất và đi sâu vào cải thiện chất lượng canh tác. Cây tiêu không được khuyến thích thâm canh tăng năng suất, mà duy trì ổn định năng suất như hiện nay, tăng tuổi thọ vườn tiêu bằng các biện pháp canh tác và phòng trừ dịch bệnh tổng hợp -Nâng cao trình độ công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 90 -Nâng dần tỷ trọng tiêu trắng trong cơ cấu tiêu xuất khẩu để nâng cao giá trị và lợi nhuận của ngành hàng. - Cập nhật và phổ biến rộng rãi thông tin về yêu cầu chất lượng hồ tiêu của các thị trường nhập khẩu đến doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hồ tiêu, đại lý thu mua, người thu gom và nhất là người nông dân trồng tiêu. - Song song với các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đang được thực hiện, cần xây dựng các đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong hệ thống sản xuất hồ tiêu như đa canh, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi ở các vùng trồng tiêu chính để tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ, cải thiện thu nhập cho người nông dân trồng tiêu. *Chính sách nhà nước - Cần thiết phải có quy hoạch thật tốt các vùng đất trồng tiêu, có chính sách hỗ trợ người nông dân ở những vùng trồng tiêu trọng điểm. Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông các cấp cần nhanh chóng phổ biến rộng rãi thông tin về sản xuất hồ tiêu bền vững, chẳng hạn như trồng giống ít bệnh, biện pháp phòng trừ dịch hại có hiệu quả. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh Agrifood (2006), Rice value chains in Dien Bien province, Vietnam Bernet T., Thiele G. and Zschocke T., (2006): Approach (PMCA) – user guide, International Potato Centre. Hosni and Lancon (2011), Apple Value Chain Analysis, NAPC Working Paper No 48 Michael Porter, 1985. Competitive Advantage: Creating and Subtaining Superior Performance, New York: Free Press, 592 Papers M4P (2008): Marking value chains work better for the poor: A toolbook for pratitioners of value chain analysis. A publication financed by the UK department for internationl development (DFID). Kaplinsky (1999). Globalization and Unequalization: What can be learned from value chain analysis. Journal of Development Studies 37(2): 117-146. Kaplinsky and Morris (2001). A handbook for value chain research. The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom. GTZ (2007), ValuaLinks Manual: The methodology of Value chain promotion, Germany GTZ (2006), Analysis of water melon value chain in Long An province, project report Rich, K. M. (2004). A Discussion Note on Value-Chain Analysis in Agriculture: Methodology, Application, and Opportunities. Discussion Paper for the Asian Development Bank Project on Making Markets Work Better for the Poor. Ha Noi, Viet Nam, Agrifood Consulting International Tiếng Việt Đỗ Trung Bình (2013)“Nghiên cứu các giải pháp quản lý tổng hợp dịch hại phát sinh từ đất trên cây hồ tiêu” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 92 Cẩm nang ValueLinks (2007). Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị, GTZ Eschborn Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, (2012). Hồ tiêu Việt Nam 10 năm xây dựng và phát triển Trần Tiến Khai (2011), Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. Trần Tự Lực (2013), Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm cao su Quảng Bình. Tạp chí Khoa học&Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn (2011). Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSCL năm 2009. Tạp chí NN & PTNT Số 9/2011, p.3-10. Nguyễn Phú Sơn (2012),” Phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm táo, tỏi và nho tỉnh Ninh Thuận. Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự (2005). Báo cáo ngành hàng hồ tiêu Việt Nam. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Nguyễn Tăng Tôn, (2009). Nghiên cứu tuyển chọn giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phục vụ phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN, 2009. Nguyễn Tăng Tôn, (2010). Nghiên cứu các giải pháp quản lý tổng hợp dịch hại phát sinh từ đất trên cây hồ tiêu, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN, 2010. 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_1_7678.pdf
Tài liệu liên quan