Lễ tân nhà nước

ISO = Internationl Organization for Standardization ISO 9001:2000 là bộ tiêu chuẩn quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức, tập trung vào hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng, được áp dụng cho dịch vụ hành chính.

ppt42 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lễ tân nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* DrLuuKiemThanh/HCQG * LỄ TÂN NHÀ NƯỚC TS. Lưu Kiếm Thanh Học viện Hành chính Quốc gia CQ: 04-8357083 DĐ: 0913045209 E-MAIL: luukiemthanh@yahoo.com * DrLuuKiemThanh/HCQG * Dẫn luận 1. Mục tiêu môn học 2. Nội dung môn học 3. Tài liệu tham khảo 4. Thời lượng * DrLuuKiemThanh/HCQG * 1. Mục tiêu môn học Cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về Lễ tân nhà nước: khái niệm về lễ tân nhà nước , những nội dung cơ bản của lễ tân nhà nước; những quy định pháp luật về lễ tân nhà nước; vai trò và ý nghĩa của lễ tân nhà nước trong giáo dục ý thức công vụ và văn hóa quản lý đối với cán bộ, công chức, cũng như công dân nói chung.. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 1. Mục tiêu môn học Thực hành ứng dụng những quy định về lễ tân nhà nước vào thực tiễn quản lý. Đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện những quy định về lễ tân nhà nước. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. Nội dung môn học Chương I Tổng quan về lễ tân nhà nước Khái niệm về lễ tân nhà nước Khái lược về LTNN trong lịch sử LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Những nội dung cơ bản của LTNN Những quy định pháp luật về LTNN * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. Nội dung môn học Chương II Biểu tượng quốc gia Quốc hiệu Quốc huy Quốc kỳ Quốc ca * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. Nội dung môn học Chương III Nghi thức giao tiếp công sở Nghi thức lời nói công vụ Thể thức VBQLNN Giao tiếp phi ngôn từ * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. Nội dung môn học Chương IV Vai trò và ý nghĩa của ltnn Lễ tân nhà nước là một biểu hiện quan trọng của văn minh quản lý Lễ tân nhà nước và việc giáo dục đạo đức công vụ, ý thức công dân Những phương hướng hoàn thiện nội dung của lễ tân nhà nước * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. Tài liệu tham khảo Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí/Lễ nghi chí. – H.: Khoa học xã hội, 1992. Lưu Kiếm Thanh. Nghi thức nhà nước. – H.: Thống kê, 2000. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao/ Học viện Quan hệ quốc tế. – Tập II. – H.: Chính trị quốc gia, 2000. Võ Anh Tuấn. Lễ tân ngoại giao thực hành. – H.: CTQG, 2000. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 4. Thời lượng 2 ĐVHT = 30 tiết Lý thuyết: 1,5 ĐVHT = 22 tiết Thảo luận: 0,5 ĐVHT = 8 tiết * DrLuuKiemThanh/HCQG * Chương I Tổng quan về lễ tân nhà nước Khái niệm về lễ tân nhà nước Khái lược về LTNN trong lịch sử LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Những nội dung cơ bản của LTNN Những quy định pháp luật về LTNN * DrLuuKiemThanh/HCQG * 1. Khái niệm về LTNN Lễ tân nhà nước là tổng hợp các nghi thức, thủ tục trong việc đón, tiễn, giao tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệ nội bộ nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước và công dân. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 1. Khái niệm về LTNN Lễ tân ngoại giao là cách ứng xử trong giao tiếp với người nước ngoài, khi cần thể hiện được chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể diện dân tộc. * DrLuuKiemThanh/HCQG * Lễ là gì? “Trời cao đất thấp, muôn vật tản mát khác nhau, bởi thế phải đặt ra lễ để giữ gìn [cho có trật tự]. Lễ là định phận kẻ trên người dưới. Vương giả đời xưa dựng đặt ra mọi việc, việc gì cũng có lễ cả, như chế độ về áo xiêm, xe, kiệu; tế lễ ở giao miếu; lễ cát hung thì độ số bao nhiêu, nghi chương thế nào, đều có phẩm trật. Đó là việc lớn của điển lễ phép tắc, không thể sai lầm rối lẫn được. Cho nên lễ để trị nước trước hết phải cẩn thận về những điều ấy” (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí) * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. Về LTNN trong lịch sử Các triều đại phong kiến Đông á rất coi trọng lễ nghi, chế độ. Lễ vốn đã có từ trong xã hội nguyên thuỷ, dùng để chỉ những tập tục mang tính quy phạm (tục lệ) mà các thành viên của công đồng thị tộc, bộ lạc phải tuân thủ. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. về LTNN trong lịch sử Cùng với sự ra đời của nhà nước và phân hóa giai cấp, giai tầng, các tục lệ được cải biên, chỉnh sửa phù hợp với điều kiện phát triển mới cơ cấu tổ chức quyền lực, tương quan chính trị và đời sống kinh tế – xã hội. Lúc này tổng hợp những nghi thức nhà nước được gọi là lễ chế. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. về LTNN trong lịch sử Các nước Đông á, đặc biệt là Trung Quốc luôn luôn được coi là “nước nghi lễ”, bởi lẽ trong quản lý xã hội nghi thức – nghi lễ được coi là những phương thức quan trọng. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. về LTNN trong lịch sử Ở TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG CÓ KHAI NGUYÊN LỄ, THỜI TỐNG CÓ KHAI BẢO THÔNG LỄ, THỜI MINH CÓ ĐẠI MINH TẬP LỄ, THỜI THANH CÓ ĐẠI THANH THÔNG LỄ. ĐÓ LÀ NHỮNG LỄ NGHI ĐÃ ĐƯỢC CHẾ ĐỊNH VÀ BẮT BUỘC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC TUÂN THỦ. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. về LTNN trong lịch sử Ngoài ra, trong dân gian có lễ nghi mang tính gia đình, gia tộc, song được chế định trong các gia huấn, gia lễ trong phong tục. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 2. về LTNN trong lịch sử Khái niệm lễ ở Trung Quốc có thể được hiểu, một là nghi thức, lễ tiết liên quan đến quân (quân sự), tân (khách), gia (mừng vui), cát (lành), hung (dữ); hai là các loại điển chương chế độ như cơ cấu nhà nước, tuyển chọn quan lại, đẳng cấp vua tôi; ba là những phạm trù đạo đức như tam cương, ngũ thường. * DrLuuKiemThanh/HCQG * Nghi lễ NNPK Trung Hoa và các nước đồng văn Quân lễ: những nghi thức dùng trong việc nhà binh như đi lại, giao tiếp, xuất quân, khải hoàn, diễn tập, v.v… * DrLuuKiemThanh/HCQG * Nghi lễ NNPK Trung Hoa và các nước đồng văn Tân lễ: những nghi thức được triều đình sử dụng để tiếp đãi các tân khách như trong lễ triều kiến, cống nạp, sai sứ, triều hội, yến tiệc, v.v… * DrLuuKiemThanh/HCQG * Nghi lễ NNPK Trung Hoa và các nước đồng văn Gia lễ: những nghi thức mừng nhà vua và hoàng tộc như các lễ sinh nhật, lập thái tử, lập hoàng hậu, v.v… * DrLuuKiemThanh/HCQG * Nghi lễ NNPK Trung Hoa và các nước đồng văn Cát lễ: những quy định liên quan đến tế tự dành cho các đối tượng như “thiên thần” (trời, mặt trăng, mặt trời, các tinh tú), “thổ địa” (thổ công, xã tắc) và “nhân thần” (tổ tiên, các vị tiên thánh, tiên sư). * DrLuuKiemThanh/HCQG * Nghi lễ NNPK Trung Hoa và các nước đồng văn Hung lễ: những nghi thức về tống táng, thăm viếng gia đình có tang sự với các quy định về ăn, mặc, mũ, gậy, thời gian để tang của những người trong gia đình họ hàng xa gần, cũng như những quy định về mồ mả. * DrLuuKiemThanh/HCQG * “Lễ nhạc không xuống kẻ thứ dân, hình phạt không lên cấp đại phu” * DrLuuKiemThanh/HCQG * “không kể sang hèn đều phải xử bằng pháp luật” * DrLuuKiemThanh/HCQG * Nghi lễ NNPK Trung Hoa và các nước đồng văn Hung lễ: những nghi thức về tống táng, thăm viếng gia đình có tang sự với các quy định về ăn, mặc, mũ, gậy, thời gian để tang của những người trong gia đình họ hàng xa gần, cũng như những quy định về mồ mả. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Lễ tân ngoại giao được hình thành từ cổ xưa cùng với lịch sử xuất hiện và phát triển bang giao giữa các bộ lạc, dân tộc, quốc gia. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Nghi thức tiếp đãi sứ thần trong lịch sử bang giao của nước ta với các nước khác, đặc biệt là với các triều đại phong kiến Trung Hoa được mô tả khá kỹ càng trong sử sách - Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (Bang giao chí). * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Nghi thức tiếp đãi sứ thần trong lịch sử bang giao của nước ta với các nước khác, đặc biệt là với các triều đại phong kiến Trung Hoa được mô tả khá kỹ càng trong sử sách - Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (Bang giao chí). * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Ở CHÂU ÂU, TRƯỚC THẾ KỶ XIX, KHI CHƯA CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ LỄ TÂN NGOẠO GIAO, TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA CÁC NƯỚC VẪN THƯỜNG XẢY RA NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÓ XỬ, TRANH CHẤP, THẬM CHÍ XUNG ĐỘT VÌ NHỮNG SỰ VIỆC BAN ĐẦU CHẲNG LẤY GÌ LÀM TO TÁT. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Để tránh những sự cố ngoại giao và tranh chấp về lễ tân đáng tiếc có thể xảy ra, tại Đại hội Viên năm 1815, một số cường quốc châu Âu đã thông qua một văn kiện quy định cụ thể về ngôi thứ giữa viên chức ngoại giao các cấp. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Năm 1961, nhờ nỗ lực chung của nhiều nước Công ước Viên về quan hệ ngoại giao và hai năm sau, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963) đã được ký kết. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 3. LTNN và thông lệ giao tiếp quốc tế Các hoạt động giao tiếp quốc tế, ngoài việc tuân thủ những quy định của pháp luật quốc tế về lễ tân ngoại giao, còn phải chú trọng thực hiện những tập quán và nghi lễ quốc tế, phép lịch sự quốc tế (gọi chung là thông lệ quốc tế) được các nước tự nguyện tuân thủ và những truyền thống của các dân tộc cần được tôn trọng. * DrLuuKiemThanh/HCQG * Các nguyên tắc giao tiếp quốc tế Bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có chủ quyền; Tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại; Kết hợp tập quán và luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 4. Những nội dung cơ bản của LTNN 1) Những vấn đề liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc, trang trí, bài trí mặt trước tòa nhà, cũng như nội thất. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 4. Những nội dung cơ bản của LTNN 2) Những vấn đề có liên quan đến tổ chức các hoạt động quản lý như hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng, v.v… * DrLuuKiemThanh/HCQG * 4. Những nội dung cơ bản của LTNN 3) Những vấn đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời ăn tiếng nói, trang phục… ) của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 4. Những nội dung cơ bản của LTNN 4) Những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng quốc gia (quốc huy, quốc kỳ, quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà nước. * DrLuuKiemThanh/HCQG * 4. Những nội dung cơ bản của LTNN 5) Những vấn đề có liên quan công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách (chào đón, hội đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa), đặc biệt là đối với khách nước ngoài. * DrLuuKiemThanh/HCQG * VĂN BẢN PHÁP LUẬT Hiến pháp 1992 (Chương XI) Điều lệ số 973-TTg, 21-7-1956 Điều lệ số 974-TTg, 21-7-1956 Điều lệ số 975-TTg, 21-7-1956 Nghị định 154/2004/NĐ-CP, 09-8-2004 Nghị định 82/2005/NĐ-CP, 06-11-2005 * DrLuuKiemThanh/HCQG * 5. Văn bản pháp luật hiện hành Nghị định số 82/2005/NĐ-CP ngày 06-11-2005 về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài (thay thế các quy định về kỷ niệm những ngày lễ lớn và đón tiếp khách nước ngoài tại Nghị định số 186-HÐBT ngày 02-6-1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành “Quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài”).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptletan1_647.ppt