Kỹ thuật trong chăn nuôi rắn mối

BỆNH ĐẸN MIỆNG  Dấu hiệu nhận biết: rắn hay mở miệng to và trong miệng có nhiều chất nhờn cản trở quá trình hô hấp của rắn mối.  Cách khắc phục: vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tách rắn mối bệnh sang chuồng riêng theo dõi điều trị. Thuốc điều trị: Pharmalox hòa nước hoặc trộn vào thức ăn, tỷ lệ pha trộn 1g/2 lít nước và 1g/2kg thức ăn. BỆNH CÒI XƯƠNG  Nguyên nhân: rắn mối bị thiếu ăn do mật độ nuôi nhiều, rắn bị nhiễm giun sán do chuồng nuôi bị bẩn, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng.  Cách khắc phục: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khi để thức ăn cho rắn mối nên để đều các góc cạnh trong chuồng để tránh bị hiện tượng con ăn nhiều, con ăn ít. Chuồng trại đảm bảo ánh nắng, thoáng, sạch sẽ. Phải bổ sung thêm các vitamin như đã nêu ở các phần trên. Tẩy giun sán định kỳ 2-3 tháng một lần – thuốc mua tại các cơ sở thú y.

docx5 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trong chăn nuôi rắn mối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÔNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI RẮN MỐI Bài làm nhóm 11 Ω Nội dung Vai trò. Tình hình trong nước và thế giới. Giống Đặc điểm sinh học. Dinh dưỡng. Kỹ thuật chăn nuôi. Vệ sinh phòng bệnh. I Giới thiệu Rắn mối có tên khoa học là: Dasia Olivacea, Mabuya Nigropunctata. Các tên gọi khác của rắn mối ở Việt Nam: rắn thắn lằn, thằn lằn, Rắn mối là loài bò sát có bốn chân, mỗi chân có móng vuốt sắc bén để thích hợp cho việc leo trèo,rắn mối rất thích leo trèo. Răng của rắn mối khá giống răng thạch sùng(thằn lằn), trong răng không có chất độc nên không gây hại cho con người. II Vai trò Theo kinh nghiệm dân gian, thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi ngay, phụ nữ ăn thịt rắn mối  giúp da mặt thêm mịn màng... Thịt rắn có thể chế biến được rất nhiều món ngon miệng như nướng than, chiên giòn, xào sả ớt, cháo rắn mốiMón nào cũng dễ chế biến mà hương vị cũng như sự đậm đà của mỗi loại lại rất đặc trưng. III Tình hình thế giới và trong nước Trong nước: Nuôi rắn mối trong nước khá phát triển, thời gian hiện nay mọc lên ở nhiều nơi như : Khánh Hòa, Bến Tre, Trà Vinh.. Nhiều người nhờ viêc nuôi rắn mối mà trở nên giào có: điển hình là trại nuôi rắn mối Kiều Hoa,  Hiện giá rắn mối trưởng thành 8.000 – 9.000 đồng/con (40 con/kg), rắn bố mẹ 12.000 – 13.000 đồng/con (30 con/kg). Rắn mối thịt đang có giá từ 360.000 – 500.000 đồng/kg tùy theo thời điểm và kích cỡ. Trong 1 tháng, chị Hoa bán hơn 20.000 con, có ngày bán tới 2.000 con, doanh thu hơn 20 triệu đồng/ngày Tuy nhiên cũng có người phá sản mô hinh nuôi rắn mối, nhưng nhìn chung mô hình nuôi rắn mối mọi người áp dụng thành công và thu lợi nhuận. Trế giới: Ngoài ra còn nuôi ở một số nước, Malaysia, Indonexia, Thái lan,.. IV Giống Giống nhân tạo: do con người nuôi dưỡng, chăm sóc, nên con giống lớn đồng đều và khỏe mạnh. Giống tự nhiên: có sẵng trong tự nhiên, có nhiều nhất vào mùa mưa. Ngoài ra còn có giống rắn mối hoa, rắn mối đuôi dài, rắn mối Sapa. Chọn giống: Nên chọn những con khoẻ mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cở. Nếu giống bắt ngoài thiên nhiên về nên chọn những con khoẻ và di chuyển nhanh và không dị tật, nên bắt giống vào mùa mưa vì thời gian nay rắn mối rất nhiều. V Đặc điểm sinh học Có hai loại rắn mối: Rắn mối lưng trơn: lưng không có sọc ,vảy phía trên màu nâu, vảy phía dưới màu trắng ngã vàng, phía bên hong có sọc đỏ chạy đến hai chân sau. Rắn mối lưng sọc: Trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hong có hai sọc đỏ nhưng ngắn có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi. Rắn mối cái: đầu nhỏ, thân thon, vảy rất bóng. Thông thường dễ nhận biết là nó có những chấm tròn đen trắng trên bụng. Có một số loài rắn mối khác không có chấm tròn đen trắng thì phải nhận diện nó dựa vào độ sáng của vảy, phần đầu nhỏ, thân thon. Rắn cái khi mang thai phần bụng to dần ở giữa, nó di chuyển chậm chạp. Rắn mối đực: thân, đầu to, vảy thô, di chuyển rất nhanh. Khi cầm con đực trên tay nó giãy giụa mạnh hơn con cái. Cấu tạo: Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân mỗi chân có 5 ngón chân, có vải trên mình, vải phía trên màu nâu và phái dưới màu trắng ngã vàng. Hai bên hong có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Kích thước: Rắn mối to gần bằng ngón tay trỏ đến ngón tay cái, nặng từ 40-45con/kg. Rắn Mối bố mẹ sinh sản ( từ 25 - 35 con/kg ). Rắn mối có thói quen phơi nắng và đi tìm thức ăn khi mặt trời vừa ló dạng. Quá trình phơi nắng giúp nó mau lớn, tổng hợp vitamin D. Khi có ánh nắng đầy đủ rắn mối sẽ mau chóng thay da và phát triển. Nếu không có nắng rắn mối sẽ không phát triển toàn diện, quá trình thay da sẽ diễn ra chậm hoặc không thể thay da. VI Dinh dưỡng Thức ăn cho rắn mối có 3 loại: Thức ăn côn trùng: ấu trùng ông, trứng kiến, sùng rơm, trùng quế, gián đất, dòi Thức ăncó muì tanh: tôm tép, cá cơm, ruốc, thịt mỡ(mỡ heo), thịt gà, vịt, trứng gà, trứng vịt,.. Thức ăn ngọt: chuối xiêm, xứ, xoài, dưa hấu, nhãn, chôm chôm, vải thiều Cách cho ăn: bắt côn trùng và rải đều khắp chuồng, cho rắn ăn đến khi no. Ngày cho ăn hai lần sáng 8 giờ, trưa khoảng 11 giờ. 1000 con cần khoảng 0.5kg đến 1kg côn trùng. Đối với dạng thức ăn tanh nếu quá to hoặc có gai, có xương ta phải bâm nhỏ, có thể trộn với cơm hoặc thức ăn công nghiệp. 1000 con cần khoảng 1kg-2kg thức ăn tùy thuộc điều kiện. Không cho rắn mối ăn thức ăn ôi thui, thức ăn phải tươi. Nên cho ăn vừa đủ không cho ăn quá mức. Thức ăn tanh nên để tươi không cần nấu chín vì nấu chín rắn mối sẽ không thích. Ví dụ: 3 trứng vịt, gà trộn với 1kg gạo đã nấu cơm cho khoảng 1000 con rắn mối; mỡ thịt bâm nhỏ nhúng sơ qua nước sôi rồi trộn với cơm, long đỏ trứng hoặc thức ăn công nghiệp như trên cho 1000 con; tôm, tép, cá cũng làm tương tự nếu nhỏ thì vẫn để nguyên và cho rắn mối ăn. Đối với thức ăn ngọt chỉ để bổ sung vitamin, có thể xem là thức ăn tráng miệng. Dạng này rắn mối ăn không mạnh bằng thức ăn tanh. Nó chỉ dùng làm thức ăn phụ hỗ trợ thức ăn chín. Chế biến: chuối xiêm chẻ làm 4 phần bỏ vào chuồng, các dạng thức ăn ngọt khác chẻ nhỏ vừa phải và bỏ vào chuồng. IV Kỹ thuật Kỹ thuật xây dựng chuồng trại. Ta có thể xây gạch xung quanh chuồng, cao từ 0.8m - 1m trên cùng nên óp gạch men để rắn không bò ra ngoài. Mật độ nuôi 100con/m2. Dùng gạch ống tròn xếp bên trong chuồng để làm chổ ở cho rắn môi, gach ống tròn ít làm rắn mối bị trầy sướt.  Khi bỏ gạch vào thì phải cách xa thành chuồng ra khoảng 30 - 40cm để rắn mối không nhảy ra ngoài. Nên xây dựng chuồng có cảnh quan giống tự nhiên bằng cánh bỏ thêm vào chuồng rơm, lá dừa, hoặc bất cứ lá gì. Bên cạnh đó trồng thêm rau xanh trong chuồng nuôi. Mục đích tạo cảnh quan giống trong tự nhiên và đồng thời giảm bớt độ tiếp xúc nếu nếu mật độ lớn. Mái che chuồng nuôi: có thể phân nửa lộp tôn che nắng, phân nửa để trống. Phần che nắng thì nền nên tráng xi măng, xếp gạch lỗ tròn thành nhiều lớp để rắn mối ở. Phần càn lại không che nắng thì có thể không tráng xi măng có thể dùng để trồng rau xanh. Phần không che nắng có thể làm bãi tắm nắng cho chúng vì rắn ối rấ thít tắm nắng. Chú ý nền chuồng nên tráng có độ nghiêng và trong chuồng nên thiết kế va để thoát nước. Bên ngoài tôi còn thiết kế một thùng phi 200lit dẫn uống vào chuồng để vệ sinh hoặc tưới cây , đất nhằm giữ độ ẩm cho rắn mối. Cách làm chuồng rắn mối sinh sản Rắn mối có nhiều vào mùa mưa, thời gian mang thai khoảng 2.5 tháng. Rắn mối cái sinh ra một cái bọc có rắn mối con, noãn hoàn, chất nhờn và một ít máu, trong thời gian khoảng 1-2 phúc rắn mối con tự cắn bọc chui ra ngoài. Làm chuồng cho rắn mối sinh sản: Chuồng sinh sản cũng như chuồng nuôi thịt nhưng phải trách riêng rắn mối đẻ ra và bỏ lá chuối khô nhiêu vào chuồng và trành tiếng động. Khi ta thấy rắn mối bụng hơi to thì ta trách riêng chăm sóc riêng và cho vào chuồng sinh sản. Kỷ thuật chăm sóc rắn mối con Rắn mối con có đặc điểm duy truyền giống bố mẹ: sống độc lập, tự tìm thức ăn, ăn côn trùng, tự bảo vệ mình. Do đó trong tìm thức chúng thích ăn côn trùng và sống riêng lẻ. Do còn nhỏ nên rắn mối con chỉ ăn côn trùng nhỏ: ấu trùng, dế con, trứng kiếnDo đó ta phải chăm sóc chúng cẩn thận, và tránh để con vật khác ăn rắn mối con. Cách chăm sóc rắn mối con: Tách riêng rắn mối con vào ô riêng, có thể dùng chổi và đồ hốt rác hốt nhẹ rắn con để tách riêng ra. Ta phải xây cho rắn mối con một tổ lớn và phải đảm bảo đủ ấm để rắn con có thể sống. trong ổ ta nên cuộn tròn bằng rơm rạ, lá chuối Chuồng xây phải hứng đươc ánh nắng, nhưng nắng không nên quá gắt. Thức ăn chủ yếu là côn trùng nhỏ. Chú ý rắn mối con không ăn được thức ăn thịt, cá, tôm, tép Cứ như thế ta cho ăn côn trùng nhỏ đến rắn mối được 1 tháng tuổi, sau đó ta có thể cho ăn thức ăn của rắn mối trưởng thành. VIII Vệ sinh phòng bệnh Các bệnh thường gập: BỆNH ĐẸN MIỆNG Dấu hiệu nhận biết: rắn hay mở miệng to và trong miệng có nhiều chất nhờn cản trở quá trình hô hấp của rắn mối. Cách khắc phục: vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tách rắn mối bệnh sang chuồng riêng theo dõi điều trị. Thuốc điều trị: Pharmalox hòa nước hoặc trộn vào thức ăn, tỷ lệ pha trộn 1g/2 lít nước và 1g/2kg thức ăn. BỆNH CÒI XƯƠNG Nguyên nhân: rắn mối bị thiếu ăn do mật độ nuôi nhiều, rắn bị nhiễm giun sán do chuồng nuôi bị bẩn, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng. Cách khắc phục: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khi để thức ăn cho rắn mối nên để đều các góc cạnh trong chuồng để tránh bị hiện tượng con ăn nhiều, con ăn ít. Chuồng trại đảm bảo ánh nắng, thoáng, sạch sẽ. Phải bổ sung thêm các vitamin như đã nêu ở các phần trên. Tẩy giun sán định kỳ 2-3 tháng một lần – thuốc mua tại các cơ sở thú y.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxky_thuat_nuoi_ran_moi_3496.docx