Kinh tế quốc tế - Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và đầu tư quốc tế

Nhóm Ngân hàng thế giới (WB) Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Vùng thương mại tự do ASEAN (AFTA)

pdf36 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế quốc tế - Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.1 Liên kết kinh tế quốc tế 5.2 Đầu tư quốc tế Liên kết kinh tế quốc tế 2 5.1 Liên kết kinh tế quốc tế  Khái niệm: Liên kết kinh tế quốc tế nằm trong chính sách TMQT của các quốc gia nhằm xoá bỏ hoặc giảm tối thiểu hàng rào TM giữa các nước thành viên để cho hàng hóa của các nước tự do thâm nhập vào thị trường của nhau Liên kết kinh tế quốc tế 3 Các loại hình liên kết KTQT  Các thoả thuận thương mại ưu đãi – Trade Agreement  Vùng thương mại tự do – Free Trade Area  Liên minh thuế quan – Custom Union  Thị trường chung – Common Market  Liên minh kinh tế - Economic Union Liên kết kinh tế quốc tế 4 Các cấp độ của hội nhập Hợp đồng TM ưu đãi Vùng TM tự do Liên minh thuế quan Thị trường chung Liên minh kinh tế Giảm thuế quan trong nhóm Loại bỏ thuế quan trong nhóm Thuế quan chung đối với ngoài nhóm Dịch chuyển tự do LĐ và vốn trong nhóm Chính sách kinh tế chung và đồng tiền chung Hiệp định TM Việt Mỹ AFTA, NAFTA, EFTA, MERCOSUR, ... EEC (1957) EU (1992) EMU (1999) Liên kết kinh tế quốc tế 5 Phân tích tác động của LMTQ  Có thể tạo ra hai tác động  Tác động tạo lập mậu dịch  Tác động chuyển hướng mậu dịch  Mô hình phân tích  thế giới thương mại có 3 quốc gia  quốc gia 1 và 3 xuất khẩu X  quốc gia 2 nhập khẩu X  Giá X nội địa ở 3 nước như sau:  P1 = 1; P2 = 3; P3 = 1,5 Liên kết kinh tế quốc tế 6 Tác động tạo lập mậu dịch Q P Dx Sx 1 2 3 q1 q2 q3 q4 P1 P1’ Chi phí xã hội Q P Dx Sx 1 3 q1 q4 P1 Liên minh thuế quan với nước 1 dẫn đến (2) nhập khẩu X từ (1) Liên kết kinh tế quốc tế 7 Tác động chuyển hướng mậu dịch Q P Dx Sx 1 2 3 q1 q2 q3 q4 P1 P1’ Chi phí xã hội Q P Dx Sx 1 3 q1 q4 P1 Liên minh thuế quan với nước 3 dẫn đến (2) nhập khẩu X từ (3) P2 Liên kết kinh tế quốc tế 8 Cỏc tổ chức quốc tế quan trọng  Nhóm Ngân hàng thế giới (WB)  Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)  Tổ chức thương mại thế giới (WTO)  Vùng thương mại tự do ASEAN (AFTA) Liên kết kinh tế quốc tế 9 WB – Cơ cấu tổ chức  Hội đồng thống đốc  Xác định chính sách chung của ngân hàng  Tiếp nhận thành viên mới  Qui định mức vốn của ngân hàng  Phân phối thu nhập  Bổ xung sửa đổi điều lệ  Ban giám đốc điều hành  Xem xét các dự án  Duyệt các khoản cho vay và các điều kiện cho vay Liên kết kinh tế quốc tế 10  Giúp đỡ các nước thành viên  Giúp đỡ các nước đang phát triển về vốn kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất  Cho vay trực tiếp với các chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân được chính phủ đảm bảo  Thúc đẩy việc đầu tư quốc tế bằng cách tham gia trực tiếp  Tác động vào mậu dịch quốc tế và duy trì cán cân thanh toán quốc tế WB – Các Hoạt Động Chính Liên kết kinh tế quốc tế 11 WB – Các Tổ Chức Thành Viên 1. Ngân hàng tái thiết và phát triển (IBRD) – 1945 2. Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) – 1960 3. Công ty tài chính quốc tế (IFC) – 1956 4. Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) – 1988 5. Trung tâm giải quyết các tranh chấp quốc tế về đầu tư (ICSID) - 1966 Liên kết kinh tế quốc tế 12 IBRD và IDA IBRD  Đối tượng cho vay  Cho các nước có thu nhập bình quân trung bình  Cho chính phủ vay và cho các công ty quốc doanh hoặc tư nhân vay nhưng phải có bảo lãnh của chính phủ  Thời hạn vay 20 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất bằng lãi suất thị trường cộng thêm phí 0,5%  Năm 2002, cho vay 96 dự án với 11,5 tỷ USD IDA  Đối tượng cho vay  Cho các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp  Chỉ cho chính phủ vay  Thời hạn vay 50 năm, ân hạn 10 năm  Các lĩnh vực cho vay: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nước sạch, cải thiện hệ thống vệ sinh...  Năm 2002, cho vay 133 dự án với 8,18 tỷ USD IBRD và IDA có cùng biên chế cán bộ và nhân viên Liên kết kinh tế quốc tế 13 IFC  Cho vay chủ yếu để hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân, hoặc các DN quốc doanh có tư nhân tham gia  Thời gian cho vay 12 năm  Các nước được vay IDA hoặc IBRD thì cũng được vay của IFC khoản vay đầu tiên ( e.g Cty xi măng Sao mai)  Năm 2002, IFC cho 204 công ty vay với 3 tỷ USD Liên kết kinh tế quốc tế 14 MIGA và ICSID  MIGA:  Thúc đẩy đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển bằng cách đảm bảo đầu tư và cung cấp các dịch vụ tư vấn  ICSID:  Được thành lập như một hội đồng trọng tài để giải quyết các tranh chấp về đầu tư giữa công ty nước ngoài và nước hội viên Liên kết kinh tế quốc tế 15 WB và Việt nam  Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở VN và đấu tranh xoá đói giảm nghèo  phối hợp chặt chẽ với IMF nhằm tăng cường khả năng quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ  tăng cường phát triển thể chế  dẫn đầu các nhà tài trợ giúp chính phủ hoạch định phát triển CSHT  giúp triển khai và thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo  giúp triển khai và thực hiện chiến lược sử dụng bền vững nguồn tài nguyên Liên kết kinh tế quốc tế 16  Những hỗ trợ cụ thể  Khoản vay điều chỉnh cơ cấu nhằm hỗ trợ VN chuyển đổi sang cơ chế thị trường thông qua một chương trình cải tổ có lịch trình thực hiện rõ ràng  Hỗ trợ việc xây dựng thể chế cần thiết cho một nền kinh tế thị trường thông qua các công việc phân tích và hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt chú trọng vào CSHT pháp lý và hệ thống tài chính  Cho vay IDA tập trung vào CSHT, phát triển nông thôn và phát triển nguồn nhân lực  Tập trung xoá đói giảm nghèo  Hỗ trợ chương trình bảo vệ môi trường của chính phủ thông qua công tác tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, dự án. WB và Việt nam Liên kết kinh tế quốc tế 17 IMF – Mục tiêu  Thành lập 27/12/1945  184 nước thành viên  Nhằm điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các nước thành viên và cho các nước có thâm hụt cán cân thanh toán vay ngắn hạn và trung hạn  Vốn góp của các thành viên sẽ được điều chỉnh hợp lý theo định kỳ 3 năm căn cứ vào vị trí kinh tế của mỗi nước Liên kết kinh tế quốc tế 18  Cơ quan cao nhất: Hội đồng thống đốc  Hội đồng quản trị gồm 21 thành viên  Ban thư ký: 1500 thành viên gồm các nhà kế toán, kinh tế, luật gia ...  Uỷ ban lâm thời các bộ trưởng tài chính IMF – Cơ cấu tổ chức Liên kết kinh tế quốc tế 19  Tín dụng thông thường  Cho vay dự phòng  Cho vay ngắn hạn  Cho vay bù đắp thất thu xuất khẩu  Cho vay để duy trì dự trữ điều hoà các sản phẩm cơ bản của các nước  Cho vay điều chỉnh cơ cấu kinh tế  Cho vay chuyển tiếp nền kinh tế IMF – Hoạt động chính Liên kết kinh tế quốc tế 20  1976, cổ phần là 243 tr. USD: 25% bằng SDRs và 75% bằng VND.  1976 -1981, VN vay 7 khoản của IMF với 205,7 tr. USD  1989, VN và IMF thoả thuận chương trình điều chỉnh kinh tế, thoả thuận các biện pháp hợp tác, khoanh nợ  10/11/1993, IMF thiết lập lại quan hệ tín dụng bình thường với VN. IMF và Việt nam WTO Liên kết kinh tế quốc tế 22 Nội dung Khái quát về sự ra đời của WTO Các nguyên tắc hoạt động của WTO Các hiệp định thương mại cơ bản của WTO Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Liên kết kinh tế quốc tế 23 Khái quát  Trụ sở: Geneva (Thuỵ sĩ)  Số thành viên: 153 (15/7/2008)  Cơ quan quyền lực cao nhất: hội nghị các Bộ trưởng thương mại  Cơ quan thường trực: ban thư ký do TGĐ đứng đầu  Các uỷ ban đặc trách: TM và PT, Ngân sách và tài chính, giám sát cán cân thanh toán  Các ban chuyên trách: mậu dịch hàng hoá, dịch vụ sở hữu trí tuệ  Ban giải quyết các tranh chấp và ban xem xét các chính sách thương mại  Hoạt động theo nguyên tắc nhất trí hoặc bỏ phiếu Liên kết kinh tế quốc tế 24 Cơ cấu tổ chức Hội nghị các bộ trưởng Tổng hội đồng Tổng giám đốc Ban thư ký Hội đồng TMHH Hội đồng TM dịch vụ Hội đồng quyền sở hữu trí tuệ UB về biện pháp hạn chế cán cân thanh toán UB về ngân sách tài chính & quản trị UB mậu dịch và phát triển Cơ quan thẩm xét chính sách TM Cơ quan giải quyết tranh chấp Liên kết kinh tế quốc tế 25  Chức năng  Tổ chức và điều hành các hiệp định TM giữa các nước thành viên  Là diễn đàn cho các vòng đàm phán TM  Quản lý và phân xử các tranh chấp TM, đưa ra các chính sách TM  Trợ giúp kỹ thuật và đào tạo các nước đang phát triển  Liên kết với các tổ chức quốc tế khác Khái quát Liên kết kinh tế quốc tế 26 Các nguyên tắc hoạt động của WTO  Qui chế tối huệ quốc (MFN)  Tự do hoá thương mại  Chính sách dự đoán được  Tạo đà cho cạnh tranh  Tạo ưu đãi cho các nước kém phát triển hơn Liên kết kinh tế quốc tế 27 Qui chế tối huệ quốc (MFN)  Là qui chế các nước giành cho nhau trong quan hệ quốc tế  Đảm bảo sự bình đẳng giữa các nước khi thâm nhập vào một thị trường xác định  Mỗi nước chỉ có một qui chế MFN  Tồn tại lâu dài  Nội dung chính:  qui định quyền pháp nhân  qui định mặt hàng trao đổi và mức thuế suất Liên kết kinh tế quốc tế 28 Thái lan Mỹ Trung quốc TL được hưởng qui chế MFN của Mỹ TQ hưởng qui chế MFN của Mỹ Trên thị trường Mỹ, quyền lợi thương mại của Trung quốc và Thái lan là như nhau Giả thích cơ chế MFN (Most Favoured Nations) Liên kết kinh tế quốc tế 29 Các hiệp định cơ bản của WTO  GATT: hiệp định chung về thuế quan và thương mại  GATS: hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ  TRIPS: hiệp định về phần liên quan thương mại của quyền sở hữu trí tuệ  TRIMS: hiệp định liên quan tới đầu tư 30 Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên WTO  Quyền lợi  Được hưởng qui chế MFN của các nước thành viên khác  Việc xâm nhập thị trường của các nước thành viên được bảo đảm ổn định  Được giải quyết các tranh chấp TM hoặc tìm giải pháp cho các khó khăn TM  Tạo điều kiện giúp đỡ các quốc gia nhỏ, yếu  Được trợ giúp về kỹ thuật, thông tin, đào tạo  Nghĩa vụ  Tuân thủ các điều khoản của các hiệp định và không được phép tự do lựa chọn chính sách TM  Mở cửa thị trường, chỉ có thể bảo hộ SX trong nước bằng các biện pháp thuế quan hạn chế  Phải tuân theo thể chế điều hoà các tranh chấp TM đã ghi trong hiệp định  Cung cấp thường xuyên các thông tin về cơ cấu quản lý kinh tế quốc gia, chính sách TM và hệ thống thuế quan Liên kết kinh tế quốc tế 31 10 lợi ích của hệ thống thương mại WTO  Thúc đẩy hòa bình  Các tranh chấp được giải quyết có tính xây dựng  Đơn giản hóa thương mại thế giới  Giảm chi phí cuộc sống  Nhiều cơ hội lựa chọn SP và chất lượng  Tăng thu nhập  Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Tăng cường hiệu quả  Sự trợ giúp cho các chính phủ  Hoạt động của chính phủ tốt hơn Nguồn: Liên kết kinh tế quốc tế 32 Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam  6 bước gia nhập WTO 1. Nộp đơn xin gia nhập 2. Gửi Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt nam tới ban công tác 3. Làm rõ chính sách thương mại 4. Đưa ra các bản chào ban đầu và tiến hành đàm phán song phương 5. Hoàn thành nghị định thư gia nhập 6. Phê chuẩn nghị định thư 33 1. Nộp đơn xin gia nhập • 4/1/1995, Việt Nam đã nộp dơn xin gia nhập WTO • Ban công tác về việc gia nhập của VN đã được thành lập • Tham gia Ban công tác có nhiều thành viên của WTO quan tâm đến thị trường VN 2. Gửi “Bị vong lục về chế độ ngoại thương của VN” tới ban công tác • 8/1996, VN đã gửi Bị vong lục tới ban thư ký WTO để luân chuyển tới các thành viên của Ban công tác • Nội dung Bị vong lục  Tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực hành chính sách  Cung cấp các thông tin về chính sách liên quan tới TM hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Liên kết kinh tế quốc tế 34 3. Làm rõ chính sách TM • Nhiều thành viên của WTO đặt câu hỏi để hiểu rõ chính sách TM của VN • VN còn phải cung cấp cho WTO nhiều thông tin về: hỗ trợ nông nghiệp, trợ cấp trong công nghiệp, các DN có đặc quyền, các biện pháp đầu tư không phù hợp với qui định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ... • Ban công tác tổ chức các phiên họp tại trụ sở WTO: 7/98; 12/98; 7/99; 11/00; 4/02...; • VN đã cơ bản hoàn thành giai đoạn làm rõ chính sách Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Liên kết kinh tế quốc tế 35 4. Đàm phán đa phương và đàm phán song phương • Đàm phán đa phương • Việt nam đã kết thúc đàm phán phiên thứ 10 • Yêu cầu lớn nhất của các đối tác là cải cách hệ thống luật pháp cho phù hợp với các định chế của WTO • Đàm phán song phương • Có 27 quốc gia yêu cầu đàm phán song phương với VN • VN đã tiến hành đàm phán song phương với hầu hết quốc gia thành viên WTO trong đó có nhiều đối tác nặng ký như Mỹ, EU, Thuỵ sĩ, Nhật bản, Hàn quốc, úc... • Đến nay, VN đã hoàn thành đàm phán song phương với 20 quốc gia: EU, Cu ba, Chi lê, Brazil, Argentina, Singapore, Trung quốc ... Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Liên kết kinh tế quốc tế 36 EXPORTING COUTRY’S GOVERNMENT IMPORTING COUTRY’S GOVERNMENT T R A D E P O L I C Y T R A D E P O L I C Y DOMESTIC ECONOMY POLICY DOMESTIC ECONOMY POLICY C L I E N T S Exporter (X) Allies (A) Partner (P) Distributor (D) Domestic Competitors (C) Foreign Competitors (F) GATT GATS TRIPS TRIMs WTO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch5_lien_ket_kinh_te_quoc_te_5013.pdf