Kiến thức cơ bản về Knol

Bạn vào New Profile (trong File), ở đây có hai lựa chọn: • Express setup: cài đặt nhanh, có tính tuỳbiến không cao, dành cho người sửdụng bình thường • Custom setup: Cài đặt chi tiết hơn, tôi hướng dẫn bạn theo cách này, sau đó thì bạn có thểquay lại thực hiện cách trên vẫn được. Sau khi bấm "Next", bạn sẽthấy phần "Souce folder", ở đây bạn gõ đường dẫn thưmục muốn sao lưu lại, chẳng hạn bạn chọn thưmục "D:\!SYSTEMS" là mục nguồn có chứa dữliệu. Bạn có thểbấm vào nút "Browse" ởbên cạnh đểchỉviệc click chuột cho lựa chọn này. >>>>> Bấm Next, bạn sẽsang phần "Which files?", ở đây có hai lựa chọn: • All files and folders: Sao lưu toàn bộcác file trong đó! Tôi nghĩbạn chọn cách này đểsao lưu toàn bộ. • Only selected files and folders: Chỉsao lưu các tập tin và thưmục lựa chọn mà thôi

pdf180 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức cơ bản về Knol, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại bởi vì kỹ thuật viên nơi bán đã kiểm tra và thấy chúng chẳng bị làm sao cả^^. Cũng qua sơ đồ, ta thấy rằng UPS offline không có công dụng ổn áp khi chúng sử dụng điện lưới bình thường - bởi đơn giản khi không có sự cố về lưới điện thì các thiết bị phía sau UPS đơn thuần được nối trực tiếp với lưới điện thông qua rơ le (phần bypass trong sơ đồ trên). Có vẻ như nhiều người cho rằng UPS luôn tích hợp sẵn công dụng ổn áp phải không? Đúng là nó có tính năng ổn áp, nhưng không phải loại UPS offline này - mà là loại UPS online mà bạn sẽ xem ở phần dưới. UPS offline với công nghệ Line interactive Khắc phục nhược điểm của loại UPS offline thông thường là loại UPS offline công nghệ Line interactive. Do sự tích cực hơn trong nguyên lý hoạt động nên chúng lại có giá thành cao hơn so với loại UPS offline thông thường. (lưu ý rằng hình minh hoạ này có thể chứa các ngôn ngữ không quen thuộc đối với bạn) Bạn có thấy rằng sơ đồ mạch của loại UPS này có vẻ gì đó giống như sơ đồ mạch của loại UPS offline đơn thuần phía bên trên hay không? Chắc là bạn cũng nhận thấy điều này: Phần nhánh ắc quy và inverter không thay đổi, chỉ có phía bên nhánh cung cấp điện cho thiết bị tiêu thụ điện lẽ ra được nối trực tiếp thì lại được nối loằng ngoằng qua những ký hiệu gì đó khó hiểu. Đúng thế thật, tôi nhìn vào đó cũng chẳng biết gì - bởi vì tôi không được học chính thống về điện tử, và do đó tôi đoán bạn cũng như vậy^^. Một lát nữa thôi, bạn sẽ nhìn xuống phía dưới và nhìn thấy chúng thật đơn giản: đó là một biến áp. Như vậy thì UPS offline công nghệ line interactive hơn gì so với loại UPS offline thông thường? Tôi nghĩ chính là ở điểm có cái biến áp đó. Biến áp này về bản chất thì giống như các loại biến áp tự ngẫu[6] trước đây mà nhiều người dân Việt Nam đã từng sử dụng (thời điểm trước khi xuất hiện các ổn áp nội địa hiệu LiOA chiếm lĩnh thị trường): Có nghĩa là nếu điện áp của lưới điện thấp hay cao thì chúng ta phải chạy đến chỗ cái biến áp tự ngẫu đó để xoay xoay, vặn vặn nó. Ở đây cũng vậy, mặc dù chúng không được như chiếc "ổn áp" để có thể tự động xoay mà lại sử dụng các nấc chuyển mạch để thay đổi mức điện áp của nó nhưng cũng có các cách để tự động thực hiện việc đó. Và bây giờ, xin xem hình dưới này, tôi nghĩ rằng nó đã bị chia thành bốn hình cho các trường hợp khác nhau nên để dành cho nó về việc phân tích nguyên lý làm việc một cách sâu hơn chút nữa. (Cick vào đây để xem hình đầy đủ và rõ hơn: 2000px) Có nên giải thích sơ qua về một chiếc biến áp không nhỉ? Tôi nghĩ rằng mình đã viết rồi ở đâu đó trên blog này. Vâng, đúng vậy, mặc dù chưa được hoàn thiện như mong muốn, nhưng tôi mời bạn xem qua một bài viết của tôi về cái ổn áp, từ đó bạn sẽ thấy ý nghĩa của nó. Nó đây, với một cái tên khá buồn cười: Ổn áp nghiến răng. (bạn click vào đó thì trình duyệt sẽ mở ra một cửa sổ mới, sau đó quay lại đây để mời bạn đọc tiếp những dòng phía dưới này. Và giờ đây thì chắc bạn hiểu được rằng điện áp xoay chiều mà ta thường dùng có thể thay đổi bởi biến áp bằng cách thay đổi số vòng dây của cuộn sơ cấp hoặc thứ cấp. Các biến áp tự ngẫu thường là thay đổi số vòng của cuộn dây đầu vào - tức là cuộn sơ cấp - để có thể thay đổi điện áp đầu ra. Ở đây, theo hình ngay phía trên, ta dễ nhận thấy rằng nhánh cung cấp điện trực tiếp cho thiết bị tiêu thụ được thông qua một biến áp tự ngẫu (sơ đồ trên vẽ thì không chính xác là biến áp tự ngẫu đâu, nhưng ta nên hiểu là biến áp tự ngẫu). Ở đây có các trường hợp sau: • Trong trường hợp điện áp cấp vào UPS bình thường, có nghĩa là chúng xấp xỉ thông số đầu ra ở lưới điện địa phương của bạn thì mạch UPS hoạt động như khung hình phía trên-bên trái. có nghĩa rằng biến áp tự ngẫu lúc này có số vòng dây sơ cấp bằng thứ cấp, do đó không có sự can thiệp nào vào điện áp đầu ra - và UPS hoạt động giống như loại UPS offline thông thường. • Trong trường hợp điện áp của lưới thấp hơn so với điện áp chuẩn, biến áp tự ngẫu sẽ chuyển mạch sang một nấc khác, làm cho điện áp đầu ra đảm bảo đúng thông số yêu cầu. Trong trường hợp điện áp của lưới điện cao hơn so với thông số chuẩn thì trường hợp này cũng vậy. • Trong trường hợp mất điện lưới UPS offline công nghệ Line interactive sẽ chuyển các mạch giống như loại UPS thông thường: tức là chúng ngắt nhánh đi qua biến áp tự ngẫu và chuyển sang sử dụng nhánh ắc quy với inverter. Bạn thấy chúng có ổn định được điện áp hay không? Rõ ràng rằng loại UPS offline theo công nghệ line interactive này tiến bộ hơn loại UPS offline truyền thống: Chúng có thể ổn định điện áp so với việc không có một chút chức năng ổn áp nào của loại offline truyền thống như đã nói ở trên. Mở rộng ra một chút với người am hiểu về điện-điện tử bạn có thể hiểu rằng chiếc biến áp trong sơ đồ trên hoàn toàn thuộc loại biến áp tự ngẫu thông thường, có nghĩa là chúng chỉ có một cuộn dây và các đầu ra khác nhau. Vậy thì chúng chuyển mạch bằng cách nào? Tất nhiên là qua các rơ-le rồi. Khi tôi mở một chiếc UPS công nghệ Line-Interactive thì nhận thấy chúng có khoảng 5 chiếc rơ-le, trong đó một chiếc lớn nhất nằm ở phía sau máy, bốn chiếc còn lại trên mạch in. Rơ le này do các mạch điện của UPS điều khiển chúng. Nếu bạn có một chiếc UPS loại này thì bạn dễ nhận thấy rằng chúng có thể phát ra các tiếng kêu lách tách nhỏ do sự làm việc của các rơle đó. UPS online Khắc phục hoàn toàn các nhược điểm trên là loại UPS online, chính vì vậy mà loại UPS này thường có giá bán cao nhất so với các loại trên. Dưới đây là sơ đồ nguyên lý làm việc đơn giản của nó: Ở đây, chúng ta thấy rằng viếc cấp điện cho thiết bị tiêu thụ là hoàn toàn liên tục khi có sự cố về lưới điện. Hãy thử phân tích sơ đồ dưới góc độ người sử dụng như sau: Nguồn điện lưới lúc này không cung cấp điện trực tiếp cho các thiết bị, mà chúng được biến đổi thành dòng điện một chiều tương ứng với điện áp của ắc quy. Ở đây trong mạch đã thể hiện sự cung cấp điện từ ắc quy và chính từ lưới điện đến bộ inverter để biến đổi thành điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng. Như vậy, có thể thấy rằng trong bất kỳ sự cố nào về lưới điện thì UPS online cũng có thể cung cấp điện cho thiết bị sử dụng mà không có một thời gian trễ nào. Điều này làm cho thiết bị sử dụng rất an toàn, và ổn định. UPS online sẽ luôn luôn ổn định điện áp đầu ra bởi cũng theo mạch thì điện áp đầu vào lúc này được biến đổi xuống mức điện áp ắc quy và chúng có công dụng như một ắc quy có dung lượng lớn vô cùng (nếu không bị sự cố lưới điện), mạch inverter[3] sẽ đóng vai trò một bộ ổn định điện áp. Vì vậy chỉ với các loại UPS online mới có công dụng ổn áp một cách triệt để. Nếu như vậy, bạn nhận thấy có cần thiết sử dụng một chiếc UPS cho các máy tính xách tay hay không? Tôi nghĩa là không cần thiết, bởi có vẻ như mỗi chiếc máy tính xách tay có pin còn làm việc tốt thì phần cấp điện chính cho bo mạch chủ và các thiết bị khác làm việc sẽ luôn giống như một chiếc UPS online. CÁC TÍNH NĂNG KHÁC CỦA UPS UPS có thể có một số tính năng phụ như sau để giúp người sử dụng có thể an toàn hơn hoặc quản lý điện năng tốt hơn với máy tính. Chống sét cho đường dây điện thoại hoặc đường Internet. Bạn có thể nhìn thấy hình minh hoạ đầu tiên của một chiếc UPS có tính năng này. Ở đây bạn nhìn thấy có hai cổng vào/ra để bảo vệ chống sét gây hư hại đến máy tính của bạn: Việc sử dụng đơn giản nhất là thay vì cắm đầu kết nối vào máy tính của bạn (từ ổ cắm trên tường trong các doanh nghiệp hoặc từ modem của bạn đến) thì bạn cắm vào UPS và đầu ra theo cổng phù hợp của UPS này bạn nối vào máy tính. Tương tác với máy tính thông qua kết nối Đây là một tính năng cao cấp của các loại UPS cao cấp, không phải mọi loại UPS đều có tính năng này. Tính năng này cho phép sự tương tác giữa UPS với máy tính của bạn - mà trực tiếp là với hệ điều hành bạn đang sử dụng. Bạn biết rằng mỗi một UPS chỉ có thể cung cấp năng lượng trong một thời gian nhất định mà thôi, do đó sẽ có lúc mà UPS này sẽ hoàn toàn không thể cung cấp điện năng được nữa. Tất nhiên, cho dù chúng cung cấp khoảng thêm 5 phút, cho đến khoảng 20 phút nữa thì ắc quy của nó cũng sẽ hết điện. Như vậy thì nếu bạn không để ý, khi UPS hết điện sẽ làm cho máy tính của bạn bị ngắt điện và có khả năng là bạn bị mất dữ liệu thành quả của bạn khi làm việc. Có thể rằng điều này sẽ không xảy ra khi mà bạn đang ngồi cạnh máy tính và UPS sẽ báo động bằng còi khi trạng thái lưới điện bị mất để bạn có thể ghi lại thành quả và tắt máy tính an toàn. Nhưng đúng là có những lúc bạn không có ở đó thì máy tính sẽ không tự động được shutdown an toàn. Nếu như UPS được nói chuyện với máy tính thì lại khác: Hệ điều hành biết trước rằng UPS sắp sửa ngừng cung cấp điện cho nó và lúc này hệ điều hành sẽ tự ra lệnh shutdown máy tính một cách an toàn sau khi tự động ghi lại toàn bộ thành quả đang làm việc. Bạn biết rằng: Nguồn điện lưới thì không thể phát tín hiệu được cho máy tính biết được rằng nó sắp bị sự cố[4], và tương tự như vậy thì UPS cũng thế, bởi vì chúng không khác gì nguồn điện lưới: Cũng ba chân cắm vào nguồn máy tính[5]. Vậy thì UPS phải có một cách khác để có thể giao tiếp với máy tính? Bạn có nhìn thấy hình ảnh rất nhiều ý nghĩa ở phía trên về mặt sau của một chiếc UPS hay không (tại sao tôi không chọn một hình ảnh mặt trước UPS một cách đẹp đẽ nhỉ^^), ở đó bạn sẽ thấy một cổng giao tiếp mà người sử dụng quen gọi là cổng COM để có thể nối với máy tính. Hiện nay thì các cổng chập như vậy đã dần biết mất khỏi cấu trúc máy tính cá nhân, chúng được thay thế bằng các cổng USB. Qua cổng giao tiếp với máy tính (COM, USB...) tất nhiên là máy tính chẳng thể hiểu được rằng UPS định làm gì cả, lại phải có các phần mềm, các trình điều khiển đi kèm (nếu cần) để hệ điều hành có thể biết được UPS có đã đến thời gian sắp cắt điện để có thể thực hiện các công việc của nó. Các phần mềm này sẽ có các hướng dẫn đi kèm, nếu bạn có nó, bạn sẽ tự cài đặt, thiết lập một cách rất nhanh thôi. Thông báo trạng thái: Không phải loại UPS nào cũng có các hình thức thông báo trạng thái làm việc của chúng, tuy nhiên những loại UPS có chất lượng cao thì thường có tối thiểu là các đèn LED để thông báo trạng thái làm việc, trạng thái tích điện của ắc quy... Cá biệt, có các loại UPS có một màn hình tinh thể lỏng nhỏ để hiển thị các thông số làm việc của chúng. Tôi nghĩ rằng tất cả các loại UPS có tính năng cao cấp này thì đều thuộc loại Offline với công nghệ Line-Interactive hoặc loại Online. KHẮC PHỤC UPS XUỐNG CẤP (Lưu ý: Đây là các kinh nghiệm của tôi, chúng được bản thân tôi kiểm chứng mà tôi chưa gặp một tài liệu nào nói đến điều này) Tại sao tôi biết kinh nghiệm này? Tôi có một may mắn trong thời gian trước đây đã được sử dụng rất nhiều các loại UPS khác nhau được sản xuất tại Châu Âu cũng như ở Việt Nam. Ở đây có rất nhiều UPS với các công nghệ khác nhau: từ Offline đơn thuần, Offline sử dụng công nghệ Interactive cho đến loại online. Tất cả các ổn áp tôi sử dụng đều sử dụng hai ắc quy như đã nói ở trên, chúng mắc nối tiếp nhau để cung cấp một nguồn điện một chiều 24 Vdc cho khối inverter cung cấp điện đầu ra. Tôi nhận thấy rằng các UPS thường bị hư hỏng sau khoảng hai năm làm việc, chúng mất tác dụng lưu điện hoặc hoàn toàn không làm việc được nữa. Đối với các UPS được sản xuất ở khu vực Châu Á với tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với địa phương thì tôi không muốn so sánh, nhưng với các UPS này đã hợp chuẩn Châu Âu nên việc hư hỏng hàng loạt khiến cho tôi thắc mắc, muốn tìm hiểu nó. Khi tôi tháo các UPS này ra kiểm tra thì đều nhận thấy rằng các ắc quy bị khô hoặc thiếu dung dịch. Hầu hết chúng đều cạn đến mức tối đa (cạn đến đáy bình). Việc một ắc quy bị thiếu hụt dung dịch thì chúng không thể tích điện được nữa. Điều này có ngạc nhiên không đối với bạn? Cái sự thiếu nước đó? Chắc là có, bởi vì trước đây tôi đã nghĩ rằng chúng là các loại ắc quy khô - có nghĩa là các loại ắc quy không giống như thông thường. Chỉ khi tháo ra vài chiếc thì tôi mới biết rằng chẳng phải loại ắc quy khô gì cả mà người ta quen gọi chúng cho một loại ắc quy không cần bảo dưỡng mà thôi. Bạn vẫn còn nghi ngờ về điều này? Đơn giản thôi, hãy đi mua một chiếc "ắc quy khô" dành cho xe máy, tháo chúng ra - ở bên trong có nhiều dung dịch đấy ^_^. Để thử nghiệm và sửa chữa một cách tạm thời, tôi đã dùng nước được điều chế để chế bổ sung cho các ắc quy xe máy được bán ở hiệu sửa xe thông thường để đổ vào chúng. Thực ra cách làm này có một cách gì đó "phản khoa học", nhưng thời điểm đó tôi đã làm vì như vậy để cứu vớt những chiếc UPS đã được liệt vào dạng hư hỏng và xếp vào kho đồ cũ từ lâu. Phản khoa học ở đây là việc không tìm hiểu kỹ loại ắc quy đó dùng dung dịch gì, chế độ bảo dưỡng bao nhiêu, cứ theo cảm tính của mình mà đổ dung dịch để sửa chữa. Bạn có thể làm gì? làm thế nào? Như vậy thì bạn có thể bảo dưỡng thế nào đối với các ắc quy bên trong UPS của bạn? Tôi nghĩ rằng sau khi dùng khoảng một năm - cũng là lúc mà thời hạn UPS đã hết hạn bảo hành thì bạn nên tháo chúng ra để kiểm tra lượng dung dịch bên trong các ắc quy đó. Các cụm thiết bị bên trong UPS thường là lắp ghép theo các khối, nếu khéo léo tháo được vỏ của UPS ra thì các thiết bị bên trong rất dễ dàng tháo rời thành từng phần để có thể tháo các ắc quy ra ngoài. Sau khi tháo được hai ắc quy ra ngoài, cố gắng lắc, soi dưới ánh đèn, ... để tìm hiểu xem chúng còn lại lượng dung dịch bao nhiêu ở bên trong. Nếu thấy thiếu, bạn có thể tìm cách tháo phần nắp bảo vệ của các ắc quy đó. Thực sự thì việc tháo các ắc quy này rất khó khăn đối với những người nóng tính, sốt ruột bởi chúng được thiết kế kiểu như dùng một lần rồi bỏ nên gắn rất chắc chắn (một phần của sự chắc chắn này là chống bay hơi hoặc làm rơi rớt dung dịch trong ắc quy ra ngoài). Một cách khoa học, hãy cố gắng tìm hiểu dung dịch gì nếu có thể. Còn nếu không, bạn có thể đổ nước cất hoặc dung dịch axít loãng thường dùng cho các ắc quy thông thường được bán ngoài thị trường. Lúc này là lúc mà bạn cần gắn các khối trong UPS lại như cũ để có thể cho nó làm việc được. Chú ý rằng lúc này chưa phải là lúc gắn tất cả các thiết bị vào trong vỏ của UPS, mà bạn nên để chúng ra ngoài để có thể hoạt động bình thường như chúng được gắn vào trong vỏ như thiết kế. Thực hiện điều này bạn phải cố gắng lựa cách sắp xếp bởi vì các dây dẫn được gắn có vẻ ngắn chứ không được như ý muốn của chúng ta. Lưu ý rằng các ắc quy lúc này không nên nút chặt các nút của nó và chiều ắc quy phải đặt đứng lên theo chiều nắp ở phía trên. Sau khi gắn lại, bạn hãy cắm điện để UPS hoạt động ở chế độ không tải, hãy quan sát trạng thái làm việc của nó thông qua các đèn, đồng hồ hoặc màn hình của UPS (tuỳ thuộc từng loại khác nhau) để xem chúng có hoạt động như bình thường không. Nếu có bất kỳ sự khác thường nào thì bạn cần rút điện nguồn ngay để kiểm tra lại sự lắp ghép các khối của mình, chiều cực (âm/dương) của ắc quy... Sau khi nạp điện một thời gian, bạn chuyển sang trạng thái làm việc có tải, thử nghiệm sử dụng mất nguồn điện lưới (không cung cấp điện vào UPS) để xem các kết nối của bạn đã đảm bảo chắc chắn hay chưa, các ắc quy mới thêm dung dịch của bạn có đảm bảo hoạt động tốt hay không. Sau quá trình này thì bạn mới ghép chúng vào vỏ, kiểm tra vài lần rồi mới sử dụng như chưa từng tháo ra. Chú ý quan trọng: Sau khi cạy tháo nắp của ắc quy, bạn chú ý đến khả năng kín khít của nó sẽ không còn được như trước đây, do đó cần chú ý đến vị trí lắp đặt các ắc quy của UPS. Hãy đặt vị trí của UPS sao cho chiều đứng của ắc quy luôn hướng lên phía trên. Tôi có đã thấy một số UPS được thiết kế đặt các ắc quy nằm ngang trong khi làm việc - đây là một thiết kế mà nhà sản xuất đã quá tin tưởng về việc sử dụng các ắc quy kín khít để không bị thất thoát dung dịch cho một quá trình làm việc lâu dài. Chú thích: 1^. UPS, mục từ trên Wikipedia tiếng Việt. 2^. Uninterruptible power supply, mục từ trên Wikipedia tiếng Anh. 3^. Inverter: Biến tần, thực sự thì thói quen ăn sâu vào đầu tôi là nói đến inverter là nghĩ đến các loại biến tần dùng cho điều khiển tốc độ động cơ (ví dụ các loại biến tần tôi dùng nhiều nhất là của hãng Omron, Siemens, và một số hãng khác xuất xứ từ Đài Loan, TQ). Các biến tần này làm việc theo cơ chế biến đổi tần số khác nhau để điều khiển tốc độ động cơ theo như ý muốn của sự điều khiển. 4^. Khi viết đến đây, tôi có một ý tưởng hơi điên rồ một chút về nguồn điện lưới cảnh báo sự cố của nó: Bởi lưới điện cũng có thể cung cấp dịch vụ kết nối đến Internet nên nếu như nguồn điện lưới mang tín hiệu tựa như việc cung cấp kết nối thì nó hoàn toàn có khả năng cung cấp cảnh báo về sự cố của nó đối với các máy tính. Điều cần thiết thêm rằng các máy tính phải có bộ tiếp nhận tín hiêu này. Ý tưởng này khó có thể thành hiện thực bởi vì hầu hết các nguồn điện ở các quốc gia phát triển đều khá ổn định - nhưng nó có thể không là điên rồ nếu như tất cả các thiết bị sử dụng điện trong tương lai sẽ thông minh hơn khi gửi đi các thông tin về công suất đăng ký sử dụng, thời gian sử dụng, chu kỳ ... để nguồn điện tự động phân tải...có thể lắm chứ - năm 3008 chẳng hạn^^. 5^. Ở Việt Nam thì hiện nay thường quen với các ổ cắm chỉ có 2 tiếp điểm, nhưng ở các quốc gia coi trọng sự an toàn cao đối với con người và thiết bị thì người ta sử dụng các ổ cung cấp điện với 3 tiếp điểm: Hai tiếp điểm thông thường và một tiếp điểm cho dây dẫn nối xuống đất. Sự nối đất này luôn luôn được nối với vỏ của thiết bị điện có tác dụng hạn chế tối đa sự nguy hiểm cho con người. 6^. Biến áp tự ngẫu: Loại biến áp chỉ có một cuộn dây: cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể có các vòng dây dùng chung. Các loại ổn áp kiểu như LiOA hiện nay đều thuộc loại này nhưng thay vì có các đầu ra thì chúng được cấu tạo mài một loạt ở một chiều, do đó cứ một vài vòng dây lại có một đầu ra tiếp xúc với chổi than. Loại biến áp khác với biến áp tự ngẫu là biến áp cách ly: có cuộn sơ cấp và thứ cấp độc lập nhau mà không có bất kỳ một sự nối liền nào với nhau. Một ví dụ của biến áp cách ly là các loại adapter biến điện áp 220Vac thành 6/9/12V thông thường cho các thiết bị tiêu thụ điện công suất thấp nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tham khảo một phần từ: - Một số thuật ngữ UPS: Uninterruptible Power Supply, bởi TLComputer trên Khoahocphothong.net, 19/4/2007. Xem thêm trên Internet Máy lưu điện, trên PC World Vietnam (lưu ý huỷ lệnh in) Bộ lưu điện - Từ 300W đến 2100W, trên PC World VN (lưu ý huỷ lệnh in), bài thống kê một số loại UPS. UPS: Những điều cơ bản cần nắm bắt! trên vOz forum, viết bởi thành viên Maswar. (tại trang 3 của bài này thì tôi cũng đã nêu kinh nghiệm bảo dưỡng UPS mà được nêu trong entry này - dưới tên thành viên TuanLinhTM) Điều này có nghĩa là gì? hihi, bạn sẽ thấy việc trao đổi kiến thức trên Internet thật là dễ dàng với cả những diễn đàn với chỉ vài lời ngắn gọn hoặc trên blog với một entry dài phải không? - chúng luôn có ích! ...nâng cao: Hỏi đáp: Những vấn đề cần lưu ý và những chỉ tiêu chủ yếu của bộ UPS khi thiết kế và lắp đặt UPS tại trung tâm viễn thông tin học, trên Tạp chí BBCVT. Hỏi về UPS, trên Diễn đàn điện tử Việt Nam. Dưới hình thức thắc mắc của một người bắt đầu tính toán thiết kế cho UPS sẽ cần thực hiện gì. Tr Minh Linh (03-05/7/2008) ____________________ PHẦN THẢO LUẬN (Đây là các phần thảo luận tại entry trên một blog khác của tôi, tôi chuyển sang đây để trả lời trực tiếp vào entry này) Dark Baron Bạn có thể góp ý cho mình mua cái UPS nào phù hợp ko. Hiện nay mạng điện chỗ mình nó cứ đổi pha hoài làm máy cứ bị tắt đột ngột (đèn trong nhà cũng chớp 1 cái). Mình nghi cần mua 1 cái UPS ko thì máy mình hư mất >”>> giá đắt quá. Ko biết có hàng onl cho Single PC + Modem ko nhỉ? Máy mình xài Core 2 Duo, 1 HDD, 1 DVD W, 1 Card PCEx16, 2 USB thì ko hiểu UPS công suất cỡ nào mới đủ. Bạn có thể gợi ý cho mình 1 cái mà giá phải chăng được ko - Sv ko đến nổi nghèo lắm ^^. Tks ML :) P/s : liệu mình cần đổi nguồn ko nhỉ, nguồn máy mình là loại hơn 100K/cái - 500W. Dark Baron Hix sao nó bị lỗi cắt mất 1 chỗ, mình bổ sung (sau khúc máy hư mất) : loại Offline thì ko tốt lắm nhưng loại Online thì toàn loại mấy K VA dành cho hệ thống lớn >> giá quá đắt. Hêt ^ ^ minhlinh36: UPS online thì giá luôn luôn đắt, chúng lại thường thiết kế với công suất cao từ khoảng 1000VA trở lên do đó bạn khó có thể đáp ứng được với điều kiện tài chính hiện tại (nếu đúng như thảo luận). Bạn có thể tham khảo giá của một số báo giá sẽ thấy điều đó (nhưng phải đúng là loại online đó). Bạn nên sử dụng một UPS offline thông thường (không có công nghệ Line-Interactive để cho rẻ đi một chút mà phù hợp với bạn) với các loại nguồn khá hơn một chút để có thể không bị thiếu hụt công suất để bị tắt máy khi sử dụng với UPS offline thông thường. Công suất thì để tiết kiệm, bạn chỉ cần sử dụng loại công suất cỡ 500-600VA là được, tất nhiên là công suất càng cao thì càng tốt rồi :) Nếu mà muốn chọn loại rẻ nhưng tốt thì cũng khó lắm đó ^^, vậy nên ML cũng ... không dùng UPS. Tác giả: minhlinh36 - 4.7.08 0 nhận xét/bình luận Thứ năm, ngày 03 tháng bảy năm 2008 RAID là gì ? Nhiều người có thể đã gặp thuật ngữ RAID, và có thể chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ một chút rằng chúng là cách thiết lập các ổ cứng trong máy chủ, máy trạm hoặc một số máy tính cá nhân cao cấp (còn gọi là hàng "khủng"). Trong bài này tôi xin giới thiệu về chúng ở mức cơ bản nhất để người đọc hiểu được khái niệm, và nếu sau đó bạn muốn tìm hiểu sâu thêm thì có thể tiếp tục với một số nguồn tài liệu đã chỉ ra ở mục tham khảo của bài viết này. Một cách định nghĩa cơ bản thì RAID (nhóm các chữ đầu của các từ tiếng Anh sau: Redundant Arrays of Independent Disks) là hình thức ghép nhiều ổ cứng vật lý thành một hệ ổ cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. LỊCH SỬ Lần đầu tiên RAID được phát triển năm 1987 tại trường Đại học California ở Berkeley với những đặc điểm chỉ ghép các phần đĩa cứng nhỏ hơn thông qua phần mềm để tạo ra một hệ thống đĩa dung lượng lớn hơn thay thế cho các ổ cứng dung lượng lớn giá đắt thời bấy giờ. Mặc dù hiện nay không tồn tại nữa, nhưng Hội đồng tư vấn phát triển RAID (RAID Advisory Board: Viết tắt là RAB) đã ra thành lập tháng 7 năm 1992 để định hướng, lập ra các tiêu chuẩn, định dạng cho RAID. RAB đã phân ra các loại cấp độ RAID (tôi dịch từ từ: level), các tiêu chuẩn phần cứng sử dụng RAID. RAB đã phân ra 7 loại cấp độ RAID từ cấp độ 0 đến cấp độ 6. Cấp độ ở đây không được hiểu rằng cứ cấp độ cao là cao cấp hoặc là "đời sau", mà chúng chỉ phân biệt rằng giữa loại RAID này và loại RAID khác, (nhưng lại được sử dụng để giải thích giữa các loại với nhau). CÁC LOẠI RAID CHUẨN Theo RAB thì RAID được chia thành 7 cấp độ (level), mỗi cấp độ có các tính năng riêng, hầu hết chúng được xây dựng từ hai cấp độ cơ bản là RAID 0 và RAID 1. RAID 0 RAID 0 là cấp độ cơ bản: Các dữ liệu cần chứa trên hệ thống RAID 0 được phân tách thành hai phần để chứa trên tối thiểu hai ổ cứng khác nhau. Một cách đơn giản nhất, ta có thể hiểu theo ví dụ sau: Có hai ổ cứng: Ổ 0 và ổ 1 (trong tin học thường đánh số thứ tự bắt đầu từ số 0 - điều này hơi khác thường đối với tư duy của bạn, nhưng nếu như bạn muốn hiểu về nó thì hãy chấp nhận như vậy), với dữ liệu mang nội dung A (có thể phân tách thành hai phần dữ liệu bằng nhau là A1 và A2) sẽ được ghi lại ở cùng trên hai đĩa: Đĩa 0 ký tự dữ liệu A1 và đĩa 1 chứa dữ liệu A2. Khi đọc dữ liệu A này thì đồng thời cả hai ổ cứng đều hoạt động, cùng lấy ra dữ liệu A1 và A2 trên mỗi ổ cứng. Hệ điều hành sẽ tiếp nhận được nguyên vẹn nội dung dữ liệu A như nó được ghi vào. Qua ví dụ trên có thể nhận thấy rằng tốc độ đọc và ghi dữ liệu của hệ thống RAID 0 được tăng lên gấp đôi (cùng một thời điểm cùng đọc và cùng ghi). Do đó RAID 0 rất phù hợp với các hệ thống máy chủ, các máy tính của game thủ khó tính hoặc các máy tính phục vụ việc đọc/ghi dữ liệu với băng thông cao. Ở máy chủ, ta biết rằng việc truy cập dữ liệu để phục vụ người truy xuất được tiến hành hầu như đồng thời (ví dụ bạn đang truy cập vào máy chủ chứa các nôi dung của blog này, thấy rằng trong một thời điểm thì không chỉ có bạn, mà còn có rất nhiều người khác cùng tham gia truy cập, như vậy nếu như máy chủ chỉ có một ổ cứng thì việc truy cập sẽ rất chậm) Cũng trong ví dụ trên, nếu như xảy ra hư hỏng một trong hai ổ cứng thì sẽ ra sao ?. Câu trả lời là dữ liệu sẽ mất hết, bởi dữ liệu cùng được tách ra ghi ở hai đĩa không theo dạng hoàn chỉnh. Trong ví dụ trên, nếu như chỉ còn một chữ A1 (hoặc A2) thì hệ thống không thệ nhận biết chính xách đầy đủ dữ liệu được ghi vào là A. Vậy đặc điểm của RAID 0 sẽ là làm tăng băng thông đọc/ghi dữ liệu, nhưng cũng làm tăng khả năng rủi ro của dữ liệu khi hư hỏng ổ cứng. RAID 1 RAID 1 cũng là một cấp độ cơ bản. Từ các nguyên lý của RAID 0 và RAID 1 có thể giải thích về các cấp độ RAID khác. RAID 1 là sự kết hợp của ít nhất hai ổ cứng trong đó dữ liệu được ghi đồng thời trên cả hai ổ cứng đó. Lặp lại ví dụ trên: Nếu dữ liệu có nội dung A được phân tách thành A1, A2 thì RAID 1 sẽ ghi nội dung A được ghi tại đồng thời cả hai ổ cứng 0 và ổ cứng 1 (xem hình RAID 1). Mục đích của RAID 1 là tạo ra sự lưu trữ dữ liệu an toàn. Nó không tạo ra sự tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu (tốc độ đọc/ghi tương đương với chỉ sử dụng duy nhất một ổ cứng). RAID 1 thường sử dụng trong các máy chủ lưu trữ các thông tin quan trọng. Nếu có sự hư hỏng ổ cứng xảy ra, người quản trị hệ thống có thể dễ dàng thay thế ổ đĩa hư hỏng đó mà không làm dừng hệ thống. RAID 1 thường được kết hợp với việc gắn nóng các ổ cứng (cũng giống như việc gắn và thay thế nóng các thiết bị tại các máy chủ nói chung). RAID 2 (Xin lỗi, tôi đang tìm hiểu loại RAID này nên chưa viết vào đây) RAID 3 RAID 3 là sự cải tiến của RAID 0 nhưng có thêm (ít nhất) một ổ cứng chứa thông tin có thể khôi phục lại dữ liệu đã hư hỏng của các ổ cứng RAID 0. Giả sử dữ liệu A được phân tách thành 3 phần A1, A2, A3 (Xem hình minh hoạ RAID 3), khi đó dữ liệu được chia thành 3 phần chứa trên các ổ cứng 0, 1, 2 (giống như RAID 0). Phần ổ cứng thứ 3 chứa dữ liệu của tất cả để khôi phục dữ liệu có thể sẽ mất ở ổ cứng 0, 1, 2. Giả sử ổ cứng 1 hư hỏng, hệ thống vẫn hoạt động bình thường cho đến khi thay thế ổ cứng này. Sau khi gắn nóng ổ cứng mới, dữ liệu lại được khôi phục trở về ổ đĩa 1 như trước khi nó bị hư hỏng. Yêu cầu tối thiểu của RAID 3 là có ít nhất 3 ổ cứng. RAID 4 RAID 4 tương tự như RAID 3 nhưng ở một mức độ các khối dữ liệu lớn hơn chứ không phải đến từng byte. Chúng cũng yêu cầu tối thiểu 3 đĩa cứng (ít nhất hai đĩa dành cho chứa dữ liệu và ít nhất 1 đĩa dùng cho lưu trữ dữ liệu tổng thể) RAID 5 RAID 5 thực hiện chia đều dữ liệu trên các ổ đĩa giống như RAID 0 nhưng với một cơ chế phức tạp hơn. Theo anh Hoàng Linh thì giải thích như sau (xem ở nguồn tham khảo, tôi trích nguyên văn ra đây): "Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB". Còn theo Scott Mueller thì ông ta giải thích như sau một cách rất chung chung như sau: RAID Level 5Blocked data with distributed parity. Similar to RAID 4 but offers improved performance by distributing the parity stripes over a series of hard drives. Requires a minimum of three drives to implement (two or more for data and one for parity). Tôi thấy khó hiểu một chút khi ông ta cũng giải thích rằng chúng tách dữ liệu ra cho các ổ đĩa, nhưng lại nói rằng nó giống như RAID 4. Tệ một nỗi là RAID 4 thì tôi chưa gặp ở chỗ nào giải thích rõ ràng, chỉ thấy nói nó giống RAID 3, mà RAID 3 thì dữ liệu lại được kết hợp giữa RAID 0 và RAID 1. Có lẽ cứ tạm thời hiểu như vậy, tức là theo cách giải thích của anh Hoàng Linh, và trong một thời điểm nào đó tìm hiểu kỹ hơn thì tôi sẽ trở lại cập nhật vào bài này. Thực ra điều này là không khó, bởi vì ở Wikipedia tiếng Anh đã có các bài riêng cho từng loại RAID riêng biệt để giải thích rõ ràng. RAID 5 cũng yêu cầu tối thiểu có 3 ổ cứng. RAID 6 RAID 6 phần nào giống như RAID 5 nhưng lại được sử dụng lặp lại nhiều hơn số lần sự phân tách dữ liệu để ghi vào các đĩa cứng khác nhau. Ví dụ như ở RAID 5 thì mỗi một dữ liệu được tách thành hai vị trí lưu trữ trên hai đĩa cứng khác nhau, nhưng ở RAID 6 thì mỗi dữ liệu lại được lưu trữ ở ít nhất ba vị trí (trở lên), điều này giúp cho sự an toàn của dữ liệu tăng lên so với RAID 5. RAID 6 yêu cầu tối thiểu 4 ổ cứng. Trong RAID 6, ta thấy rằng khả năng chịu đựng rủi ro hư hỏng cứng được tăng lên rất nhiều. Nếu với 4 ổ cứng thì chúng cho phép hư hỏng đồng thời đến 2 ổ cứng mà hệ thống vẫn làm việc bình thường, điều này tạo ra một xác xuất an toàn rất lớn. Chính do đó mà RAID 6 thường chỉ được sử dụng trong các máy chủ chứa dữ liệu cực kỳ quan trọng. CÁC RAID KHÔNG TIÊU CHUẨN Trên thực tế thì việc ghép các ổ cứng thành hệ thống RAID không hoàn toàn tuân thủ như các cấp độ như trên, mà chúng đã được biến đổi đi theo các cách khác nữa một cách không theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ngay như đầu bài này tôi đã nói, tôi muốn cung cấp cho bạn một cái nhìn cơ bản về RAID, còn những sự nghiên cứu sâu hơn - xin hãy đọc các tài liệu kèm theo ở mục dưới, và tìm thêm trên Internet. THẤY GÌ Ngoài lý do về tăng tốc độ truy cập dữ liệu trên hệ thống đĩa cứng, sự ra đời của các chuẩn RAID còn đảm bảo sự an toàn dữ liệu của hệ thống. Qua đây ta thấy rằng người ta đã rất quan trọng việc đảm bảo an toàn dữ liệu cho máy tính và đặc biệt là cho máy chủ. Giả sử, các máy chủ của một website bị hư hỏng một ổ cứng, chúng sẽ làm mất dữ liệu nếu như không có quá trình sao lưu dự phòng. Nếu dữ liệu này lại quan trọng đến mức thay đổi theo thời gian thực (chỉ một khoảng thời gian ngắn thì dữ liệu đã được sửa chữa, thay đổi) thì việc sao lưu quả là khó khăn nếu không sử dụng các loại RAID. Tại sao lại thế, bởi vì việc sao lưu dữ liệu định kỳ chỉ giúp cho ta lấy lại dữ liệu ở thời điểm lưu lại, còn những giữ liệu từ thời điểm đó cho đến lúc hư hỏng có thể bị mất. Bạn có thể không chứa các dữ liệu quan trọng của mình bởi có thể chúng chỉ là một vài tập tin văn bản bình thường, nhưng đối với các dữ liệu quan trọng liên quan đến tài chính chẳng hạn thì việc mất dữ liệu là một tai hoạ lớn, làm ảnh hưởng không những đến công ty mà còn đến các khách hàng của công ty đó. Và thử hình dung, ổ cứng trong máy tính của bạn bị hỏng đột ngột ngay lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự cần thiết phải sao lưu là như thế nào. Có lẽ không đơn thuần là các tập tin văn bản mà dễ dàng có thể soạn lại, mà các bảng tính, các tập hợp và kết quả làm việc của bạn trong thời gian gần đây đã bị mất hết theo chúng. Chắc là bạn sẽ rất bực bội, và cuối cùng là đã hối tiếc rằng đã không sao lưu các dữ liệu đó lại một cách thường xuyên, định kỳ. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Ở đây tôi có sử dụng một số các thuật ngữ sau, nếu như bạn là người am hiểu về phần cứng thì sự giải thích các thuật ngữ này là không cần thiết đối với bạn, nhưng nếu như bạn chưa biết thì có thể chúng sẽ giải thích cho bài: - Gắn nóng: Nói đến sự kết nối một thiết bị vào hệ thống máy tính đang làm việc mà không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy tính đó. Gắn nóng thường được sử dụng trong các máy chủ bởi việc duy trì sự hoạt động của máy chủ rất quan trọng, chúng hoạt động gần như suốt thời gian sống của mình để phục vụ một (hoặc nhiều) dịch vụ nào đó như: máy chủ web, máy chủ mail, lưu trữ tập tin media...Trong máy chủ thì thiết bị được tháo và lắp nóng nhiều nhất là ổ cứng, tiếp sau đó là các bộ nguồn máy tính. ___________ Tham khảo: - Upgrading and Repairing Pcs, 17th Edition, Scott Mueller (ISBN-10: 0789734044); Có thể mua tại Amazon (phiên bản mới nhất: ISBN-10: 0789719037) - RAID cho máy tính để bàn, Nguyễn Thúc Hoàng Linh (email: valkyrie.lenneth@usa.com) đăng trên Quản Trị Mạng (theo PC World VN), 10/8/2005. - RAID, mục từ cùng tên trên Wikipedia tiếng Anh. (bản tiếng Việt...hình như là tôi viết nên còn kém hơn ở đây^^). Tr Minh Linh (2008) ____________ Tác giả: minhlinh36 - 3.7.08 0 nhận xét/bình luận Thứ tư, ngày 02 tháng bảy năm 2008 Second Copy và thủ thuật sao lưu dữ liệu Ở entry trước, bạn có thể nhận thấy sự mất dữ liệu thành quả lao động của bạn là một điều tai hoạ. Có quá nhiều nguyên nhân gây mất dữ liệu: Do virus phá hoại, hư hỏng ổ cứng đột ngột hoặc là bị vô tình xoá đi bởi chính bạn. Trong entry này, tôi cố gắng trình bày một kinh nghiệm của mình như một sự trả nợ lời hứa từ entry trước về sự giới thiệu phần mềm này[8]. Giới thiệu Dưới đây là hình ảnh của phần mềm này khi chưa có bất kỳ một sự thiết đặt nào cả (hình này do tôi phải xoá hết các cái cũ để dùng cho minh hoạ), bạn sẽ thấy rằng phiên bản mới nhất là Second Copy phiên bản 7.1. Thực ra thì phiên bản này không phải là mới, chúng được thừa kế trên các phiên bản Second Copy 98, Second Copy 2000 rồi mới ra đời phiên bản Second Copy 7 này. Chúng đã từng phục vụ cho Windows 98, Windows 2000 và giờ đây thì còn hỗ trợ cả với Windows XP, hay Vista mới nhất trong họ hệ điều hành của Microsoft. Đối với hệ điều hành mã nguồn mở thì các phần mềm này chưa có phiên bản làm việc trên chúng. Hãy xem một doạn giới thiệu về nó ở một bài viết trên một website phổ biến kiến thức trước đây như sau: Second Copy 2000 là một phần mềm giúp bạn sao lưu những dữ liệu quan trọng từ ổ cứng của bạn và lưu lại vào bất kỳ thư mục, ổ cứng hay máy tính khác nằm trong mạng. Sau mỗi lần sao lưu, Second Copy 2000 sẽ kiểm tra chặt chẽ file nguồn, file đích để phát hiện sự thay đổi và cập nhật bản sao chép của bạn một cách tự động sau một khoảng thời gian do bạn quy định để cho bản sao chép của bạn luôn luôn mới nhất và đầy đủ nhất. Second Copy 2000 cho phép bạn tạo nhiều profile, mỗi profile là một partition hay một folder[3]. Nhược điểm lớn của Second Copy là chúng khó thực hiện với các tập tin và thư mục được đặt tên theo Unicode, điều này tôi đã gặp phiền toái với nó (cũng có một số người khác công nhận nhược điểm này[4]) do đó mà để sử dụng nó thì bạn không được đặt toàn bộ tên tập tin cũng như thư mục bằng tiếng Việt, hãy đặt tên bằng tiếng Việt không có dấu hoặc tiếng Anh. Thiết lập sự sao lưu Bạn vào New Profile (trong File), ở đây có hai lựa chọn: • Express setup: cài đặt nhanh, có tính tuỳ biến không cao, dành cho người sử dụng bình thường • Custom setup: Cài đặt chi tiết hơn, tôi hướng dẫn bạn theo cách này, sau đó thì bạn có thể quay lại thực hiện cách trên vẫn được. Sau khi bấm "Next", bạn sẽ thấy phần "Souce folder", ở đây bạn gõ đường dẫn thư mục muốn sao lưu lại, chẳng hạn bạn chọn thư mục "D:\!SYSTEMS" là mục nguồn có chứa dữ liệu. Bạn có thể bấm vào nút "Browse" ở bên cạnh để chỉ việc click chuột cho lựa chọn này. >>>>> Bấm Next, bạn sẽ sang phần "Which files?", ở đây có hai lựa chọn: • All files and folders: Sao lưu toàn bộ các file trong đó! Tôi nghĩ bạn chọn cách này để sao lưu toàn bộ. • Only selected files and folders: Chỉ sao lưu các tập tin và thư mục lựa chọn mà thôi. >>>>> Bấm Next, bạn sẽ đến phần nhập thư mục đích (destionation folder). Đây chính là thư mục mà Second Copy sẽ lưu lại dữ liệu của bạn từ thư mục nguồn đã nói ở trên một cách tự động. Bạn cũng có thể gõ đường dẫn thư mục hoặc là chỉ ra thư mục đó bằng nút "browse" ở bên phải. >>>>> Bấm Next, bạn đến phần "When?" tức là "Khi nào thì tiến hành sao lưu". Ở đây thì có quá nhiều lựa chọn cho bạn. Theo chế độ mặc định thì trong phần "Frequency" (tần suất thực hiện) sẽ được lựa chọn "Every few hours" (trong một vài giờ), mà sẽ có một phần lựa chọn "Hours" cho phép bạn lựa chọn cứ sau bao nhiêu giờ thì Second Copy sao lưu một lần - ở mặc định thì nó là 2 giờ/lần sao lưu. Phần này có quá nhiều lựa chọn, bạn nên chú ý lựa chọn phù hợp nhất cho mình. >>>>> Bấm tiếp Next, bạn sẽ đến phần "How?" (sao lưu dữ liệu như thế nào?) Ở đây cũng có quá nhiều tuỳ biến để lựa chọn, bạn có thể chọn từ loại copy đơn thuần hoặc là so sánh nguồn-đích hoặc cho đến cả nén lại để bảo mật tại thư mục đích. Phần này rất quan trọng, mỗi lựa chọn của nó sẽ quyết định đến toàn bộ phương thức làm việc của profile đó: • Simple Copy với cách giải thích đơn thuần là sao lưu dữ liệu từ thư mục nguồn đến thư mục đích (copy source to destination). • Exact Copy: thực hiện việc sao lưu từ thư mục nguồn đến thư mục đích, nhưng lại xoá các tập tin cũ hơn ở thư mục đích nếu như có một phiên bản mới hơn của tập tin đó tại thư mục nguồn. Lưu ý rằng phiên bản mới hơn có nghĩa là chúng có thời gian được sửa đổi gần nhất với thời gian hiện tại, kích thước phiên bản mới có thể lớn hoặc nhỏ hơn so với phiên bản cũ. • Move: Đơn thuần là di chuyển tập tin, thư mục từ thư mục nguồn tới thư mục đích. Xin cẩn trọng với lựa chọn này bởi vì chúng sẽ xoá toàn bộ tập tin và thư mục trên thư mục nguồn. • Compress: Nén tất cả các tập tin từ thư mục nguồn vào một tập tin nén. Rất phù hợp với thư mục nguồn là các tập tin dạng có thể nén tốt như các tập tin văn bản. Phù hợp với thư mục đích là các thiết bị nhớ USB flash có dung lượng thấp. • Exact Compress: Nén toàn bộ tập tin thư mục nguồn vào một tập tin nén, nhưng lại có cơ chế loại bỏ các loại tập tin có phiên bản cũ hơn. • Synchronize: Đồng bộ giữa thư mục nguồn và thư mục đích: Ở đây hơi phức tạp một chút: Nó tựa như việc so sánh giữa thư mục nguồn và thư mục đích - nếu như ở đâu có các tập tin mới hơn là chúng sẽ sao chép sang nơi ngược lại. Như vậy thì có vẻ nói "nguồn" và "đích" sẽ không còn đúng cho lắm. Tôi nghĩ rằng cách đồng bộ này phù hợp với việc một người làm việc trên hai máy tính khác nhau - ví dụ như tôi có thể vừa làm trên laptop lúc này, lại làm ở desktop lúc khác mà không phải e ngại việc Các lựa chọn ở trên sẽ giúp bạn lựa chọn đúng cho mục đích sao lưu của mình. Từ những sự lựa chọn này mà cho phép tuỳ biến tất cả các phương thức sao lưu khác nhau mà tôi chưa nhận thấy các tính năng sao lưu được tích hợp sẵn trên các hệ điều hành có được. >>>>> Bấm Next tiếp, bạn sẽ đến phần "Finish" để hoàn thành một Profile. Ở đây Second yêu cầu bạn đặt tên cho profile này, bạn nên đặt cho nó một cái tên theo đúng ý nghĩa của việc copy này. Nếu bạn thấy khó hiểu và chưa biết đặt tên gì thì cứ lấy tên thư mục nguồn ra đặt để dễ nhớ, cách đổi tên sau này vẫn có thể thực hiện được. Sau khi bấm nút hoàn thành này thì Second Copy có thể sẽ thực hiện việc sao lưu dữ liệu ngay (nếu như bạn không lựa chọn chế độ Manual (tự mình quyết định sao lưu) trong phần "When?". Lưu ý rằng việc sao lưu này chiếm rất nhiều bộ xử lý nếu máy tính có cấu hình thấp hoặc cài đặt một phần mềm bảo mật thường trực bởi tựa như một sự sao chép các tập tin thông thường thì phần mềm diệt virus sẽ bắt đầu quét virus trong bất kỳ hành động nào. >>>>> Second Copy không giới hạn số Profile, bạn có thể tạo ra rất nhiều các profile khác nhau cho việc sao lưu các thư mục chứa dữ liệu khác nhau riêng biệt nằm có thể sao lưu toàn bộ các dữ liệu của bạn. Mẹo tối ưu với sự sao lưu dữ liệu của bạn Sao lưu dữ liệu trên máy tính thông thường Trên các máy tính chỉ có một ổ cứng - hay một máy tính thông dụng nhất hiện nay có tác dụng gì? Tôi đoán rằng bạn sẽ hỏi câu này. Và câu trả lời là: Để cho ta có thể lấy lại được dữ liệu có thể virus làm hư hại hoặc vô tình xoá đi và còn nhiều lý do khác nữa mà bạn cần sao lưu, bạn có thể tự khám phá ra điều đó qua các tính năng của Second Copy cung có được (chẳng hạn như: Tạo ra các phiên bản trước đó bằng tính năng sao lưu và giữ lại phiên bản cũ; sao lưu vào tập tin nén có mật khẩu, sao lưu đồng bộ cho một thư mục chia sẻ, sao lưu đến các thư mục ảo trên Internet...). Trong phần tính năng, bạn sẽ thấy có một sự sao lưu nhưng lại giữ lại các phiên bản cũ của một tập tin bị sửa đổi. Chính điều này đã tạo lên sự hấp dẫn của việc sao lưu dữ liệu trên máy tính có duy nhất một ổ cứng. Như vậy việc bạn soạn thảo một văn bản hay việc chỉnh sửa một bức ảnh sẽ được sao lưu ngay trong khi làm việc hoặc thời gian gián đoạn giữa hai lần làm việc (thời gian sao lưu được thiết đặt tuỳ theo bạn chọn) thì bạn có thể lấy lại được phiên bản trước khi sửa đổi - khi mà đã bấm nút "save" trên phần mềm - có nghĩa là khó mà hồi phục (undo) các thao tác trên phiên bản làm việc trước đây nữa. Cũng có thể thực hiện hành động sao lưu này tạo ra một thư mục tổng hợp trước khi thực hiện sao lưu thư mục dự phòng này đến ổ cứng thứ hai hoặc trên các ổ USB flash mà tôi trình bày ở phần dưới. Để rõ nghĩa hơn, tôi ví dụ rằng bạn chứa rất nhiều dữ liệu ở khắp nơi trong các phân vùng, bây giờ muốn sao lưu chúng lại một thư mục duy nhất thì bạn sẽ tạo ra các profile khác nhau cho chúng, đặt thời gian sao lưu riêng cho mỗi profile nhằm phù hợp với tình trạng cập nhật dữ liệu tại mỗi thư mục (chẳng hạn thư mục bạn làm việc với dữ liệu đó thì luôn luôn cần thiết đặt chế độ sao lưu khi có thay đổi, hoặc thời gian mỗi một giờ/lần...) để cho chúng cùng sao lưu vào một thư mục đích. Và tiếp theo là phần dưới đây tôi sẽ giới thiệu về cách tối ưu với thư mục đích chứa tất cả trong một đó. Tối ưu sao lưu dữ liệu với PC có hai ổ cứng vật lý: Nếu chiếc máy tính của bạn có hai ổ cứng thì thật là tuyệt vời, bạn có thể sao lưu dữ liệu một cách rất an toàn bởi khả năng rủi ro được giảm đi gần đến số 0 (không có rủi ro chỉ khi chắc chắn rằng không xảy ra hư hỏng đồng thời cả hai ổ cứng mà thôi). Lưu ý rằng hai ổ cứng có nghĩa là hai ổ cứng vật lý thật - chứ không phải là hai phân vùng trên cùng một ổ cứng[5][6]. Nếu có hai ổ cứng đồng thời thì bạn nên thiết đặt toàn bộ dữ liệu làm việc, dữ liệu quan trọng của bạn lên ổ cứng thứ nhất (không chứa hệ điều hành), rồi dùng Second Copy thường xuyên sao lưu dữ liệu sang ổ cứng thứ hai (chẳng hạn là ổ cứng chứa hệ điều hành). Cách này khiến cho nếu dữ liệu của ổ cứng thứ nhất bị hư hỏng thì còn lại phần dữ liệu trên ổ cứng thứ hai - và ngược lại. Điều đơn giản này thì nhiều người đã thực hiện, nhưng cũng không ít người không nhận ra đâu. Nếu bạn có hai ổ đĩa cứng, hãy làm điều đó nhé, còn nếu bạn không có hai ổ cứng trong máy tính để bàn mà bạn của bạn có - thì cũng bảo họ cách làm này nhé. Không có hai ổ cứng? Sao lưu bằng USB flash cũng được Nếu bạn không có hai ổ cứng? Bạn ngại rằng một ngày nào đó các dữ liệu sẽ bị mất hết nếu hư hỏng ổ cứng? Không sao, tôi đoán rằng bạn sẽ có một cái USB flash (bởi hiện nay nó đã trở thành vật dụng không thể hiểu của những người sử dụng máy tính rồi) và nên coi nó như một ổ cứng thứ hai của mình. Các bước thiết lập sao lưu hoàn toàn giống như ở các bước trên. Tuy nhiên ở đây chỉ có một điều rằng bạn nên thiết đặt thư mục đích là một thư mục trên chính USB flash của bạn (hoặc ổ cứng gắn ngoài). Có một số lời khuyên về các lựa chọn sao lưu phù hợp với các loại USB flash gắn ngoài như sau (đây là cách mà theo đánh giá chủ quan của tôi là rất hợp lý) • Nếu như ổ USB flash của bạn có dung lượng lớn hơn so với các dữ liệu cần sao lưu thì bạn nên chọn phương pháp sao lưu toàn bộ các thư mục chứa dữ liệu lên một thư mục tổng, rồi đặt một profile sao lưu thư mục tổng này đến ổ USB theo như cách thông thường - coi chúng như một thư mục như trên ổ cứng. • Nếu như ổ USB flash của bạn có dung lượng nhỏ hơn so với dữ liệu định sao lưu thì hi vọng rằng lựa chọn sao lưu tới tập tin nén (ZIP) có thể cho phép bạn thực hiện việc sao lưu tới các ổ USB flash này. • Thời gian thực hiện sao lưu: Nên thực hiện vào gần cuối mỗi buổi làm việc của bạn. Ví dụ như tôi thường nghỉ làm vào lúc bốn rưỡi chiều, vậy thì lúc bốn rưỡi kém mười lăm phút thì tôi thiết đặt sự sao lưu này để đảm bảo chúng hoàn thành việc chuyển dữ liệu vào USB cho tôi trước giờ tắt máy tính. Việc sao lưu qua ổ USB flash có khi nào làm cho bạn gặp phiền toán về sao lưu nhầm hay không? Có nghĩa là thay vì bạn đang sao lưu vào chiếc USB flash mà mình sở hữu thì phần mềm lại chuyển các dữ liệu quan trọng của bạn cho một ổ USB flash của người khác đang vô tình cắm vào máy tính của bạn? Để hạn chế hành động nhầm lẫn tai hại này thì bạn nên lựa chọn thêm về chỉ thực hiện sao lưu đối với các ổ USB flash có một tên gọi nhất định theo đúng như thiết bị mà bạn có (vậy thì cần phải đặt tên mang tính cá nhân một chút đối với thiết bị USB flash của bạn nhé). Tôi đang dùng một cái laptop, vì loại laptop hiện nay hiếm có loại có hai ổ cứng (cũng đã có loại có hai ổ cứng, tôi mới thấy giới thiệu gần đây), nên tôi đành phải thực hiện việc sao lưu dữ liệu lên thiết bị USB flash sau mỗi ngày làm việc của mình bằng Second Copy 7.1 một cách tự động. Bạn cũng hãy làm như vậy với những dữ liệu quan trọng của mình. Chỉ cần chú ý rằng hầu như các loại USB flash thông dụng thì có tốc độ đọc/ghi thấp hơn so với ổ cứng, nên quá trình sao lưu kéo dài hơn mức bình thường. Sao lưu qua mạng nội bộ Second Copy cho phép bạn sao lưu từ các thư mục nguồn trên máy tính của bạn hoặc trên một máy tính khác trong mạng nội bộ của mình đến một thư mục trên máy tính của mình cũng như máy tính khác. Ở đây điều kiện thực hiện là khả năng chia sẻ các tập tin và thư mục trên các máy tính như thế nào mà thôi. Việc sao lưu qua mạng nội bộ có thể cần bạn thực hiện qua một số thao tác khác trên các máy tính trong mạng để đảm bảo rằng nếu như thư mục đích ở một máy tính khác thì thư mục này phải có đặc tính chia sẻ đầy đủ (có thể ghi và xoá tập tin được). Còn lại là việc xác định đường dẫn đến máy tính khác là bạn có thể copy và paste đường dẫn (hoặc browse) thì tương tự như đối với trên chính máy tính bạn kiểm soát. Đối với các thư mục ảo trên Internet, bạn cũng thực hiện như vậy, có nghĩa là làm sao để Second Copy có thể nhìn thấy thư mục của bạn. Vì những lý do về bảo mật nên bạn hết sức chú ý đến các vấn đề sao lưu đến các máy tính khác trên mạng nội bộ hoặc trên Internet. Trên thực tế thì tôi đã thiết đặt cho Second Copy sao lưu dữ liệu quan trọng từ laptop đến desktop cả ở nơi làm việc và ở nhà để dữ liệu đảm bảo an toàn nhất về dữ liệu. Second Copy có phải phần mềm tốt nhất? Mặc dù khi tìm kiếm với Google thì kết quả có khoảng 500.000 kết quả ở trang tìm kiếm đầu tiên[7] (mỗi trang 10 kết quả), nhưng tôi vẫn chưa chắc chắn rằng đây là một phần mềm sao lưu dữ liệu tối ưu nhất trên các máy tính để bàn. Với nhược điểm không hỗ trợ tốt với các font Unicode có thể khiến cho một vài cá nhân hoặc tập thể nào đó sẽ viết ra một phần mềm tương tự. Nhưng đến hiện tại thì tôi chưa tìm thấy phần mềm nào nổi trội hơn. Nếu bạn biết có phần mềm tốt hơn Second Copy, xin hãy chia sẻ với mọi người nhé! Chú thích: 1^. Trang download của phần mềm Second Copy. Ở đây có phiên bản dùng thử, nếu bạn thấy hài lòng thì mới có thể dùng lâu dài và trả tiền bản quyền cho phần mềm này. 2^ "What's new" của phiên bản Second Copy 7. Ở đây có một số thông tin về tính năng mà bạn sẽ hiểu hơn về Second Copy. 3^. Second Copy 2000 Sao lưu dữ liệu tự động, Minh Châu trên website Lê Hoàn (đã đăng trên NLĐ, VnE), 2001. 4^. Second copy - phần mềm backup, bởi Netfree trên VSIC. 5^. Quy hoạch bộ nhớ trong Windows, trên blog này - với ý nghĩa phân biệt rõ hơn về cách gọi tên gữa các phân vùng (partition) và ổ cứng vật lý. 6^. Ổ cứng, trên blog này, entry này muốn giới thiệu một chút cơ bản về ổ cứng. (trước đây tôi viết mục từ này có tên "ổ cứng" sau đó có người đề nghị đổi tên thành "ổ đĩa cứng", khi lấy phần "của tôi" về blog thì tôi lại đặt lại tên cũ là "ổ cứng" như một thói quen dùng từ trước đây của tôi^^) 7^. Kết quả tìm kiếm với Google cụm từ: "second copy"+"software" đến ngày 01/7/2008 gồm khoảng 500.000 kết quả ở trang kết quả đầu tiên. Ở đây tôi muốn giới thiệu cách tìm kiếm một cách hiệu quả khi ghép hai hoặc nhiều yếu tố để tìm kiếm một kết quả. Thực sự là tôi thấy rằng một số người tìm kiếm thông tin với các từ khoá một cách rất hài hước. 8^. Phân tách dữ liệu của bạn ra khỏi Windows XP, entry này nói về việc quản lý dữ liệu tốt hơn trong Windows XP để đề phòng hư hỏng hệ điều hành, cũng là entry mà tôi hứa viết entry về Second Copy này. Mời xem thêm: RAID là gì? Hãy đọc thêm entry này để biết việc các máy chủ (server) cung cấp dịch vụ email, blog, website...đã phải thực hiện tốn kém như thế nào so với cách sao lưu rất đơn giản của bạn bằng Second Copy nhé. Chống virus lây lan qua USB flash với TweakUI, nếu bạn đã dùng USB flash thì tôi mong muốn bạn đọc qua entry này, nó thực sự là rất hữu ích đấy. Tr Minh Linh (01-03/7/2008) Tác giả: minhlinh36 - 2.7.08 0 nhận xét/bình luận tháng tám 2008 tháng sáu 2008 Trang chủ Đăng ký: Các Bài đăng (Atom)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiến thức cơ bản về Knol.pdf
Tài liệu liên quan