Khu công nghiệp sinh thái

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các đất nước phát triển và đang phát triển đã có cuộc sống ổn định và mong muốn xây dựng đất nước có một nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đất nước của mình. Chính vì muốn đạt nhiều lợi nhuận, và muốn phát triển hơn nữa nhiều nhà máy công nghiệp xuất hiện, dẫn tới tình trạng gây ô nhiễm môi trường và ngày càng cạn kiệt nguồn nguyên liệu. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động công nghiệp và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Vấn đề ô nhiễm môi những chất thải rắn, nước thải, khí thải của các nhà máy công nghiệp chúng được thải ra môi trường xung quanh, . mà nguyên nhân sâu xa là từ nhận thức và hiểu biết của con người, của các tổ chức quản lý nhà nước, từ các mối quan hệ giữa hoạt động công nghiệp, chính sách và cơ chế quản lý môi trường. Để khắc phục tình trạng trên, đã trải qua nhiều năm nghiên cứu và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, các nhà khoa học đã nhận ra rằng chúng ta đang xử lý các "triệu chứng môi trường" (nước thải, chất thải rắn, khí thải, . sau khi chúng được thải ra môi trường xung quanh, .) và giải quyết các "căn bệnh môi trường" (nguyên nhân phát sinh chất thải). Chính vì thế, người ta áp dụng phát triển khu công nghiệp theo mô hình Khu Công Nghiệp Sinh Thái. Phát triển khu Công Nghiệp Sinh Thái ( KCNST ) sẽ giúp các các nhà máy công nghiệp đi theo hướng công nghiệp, môi trường sạch, giảm bớt sự xả thải vào môi trường, và giảm bớt sự sử dụng tài nguyên của thiên nhiên.

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4355 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khu công nghiệp sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG @&? Tiểu luận Sinh thái môi trường: Khu công nghiệp sinh thái GVHD: LÊ THỊ KIM OANH SVTT: Phạm Ngô Công Tín Nguyễn Thị Thùy Liên Nguyễn Thị Thùy Trang Đoàn Thị Mai Trâm Nguyễn Thị Phương Trâm Châu Phước Vinh LỚP: K13M1 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1 Khái Niệm Xây Dựng Khu Công Nghiêp Sinh Thái Khái Niệm Sinh Thái Công Nghiệp 4 2. Khái Niệm Khu Công Nhiệp Sinh Thái 5 Chương 2 Cấu Trúc, Chức Năng Từng Phần Trong Khu Công Nghiệp Sinh Thái 1. Cấu Trúc a. Sinh Thái Công Nghiệp 7 Quá trình trao đổi chất công nghiệp 9 Quá trình trao đổi chất công nghiệp so với quá trình trao đổi chất sinh học b. Khu Công Nghiệp Sinh Thái 12 2. Chức Năng Từng Phần Trong KCN Sinh Thái 14 Lợi ích đến công nghiệp 15 Lợi ích đến môi trường 16 Lợi ích đến xã hội Chương 3 Tiêu Chí, Tiêu Chuẩn Xây Dựng Khu Công Nghiệp Sinh Thái 1. Tiêu Chí 17 2. Mục tiêu đặt ra 3. Tiêu chuẩn xây dựng 4. Ví dụ 18 Nguyên tắc và tiêu chuẩn xây dựng KCN ở Nhật Chương 4 Cơ hội và những thách thức của Việt Nam khi xây dựng KCN sinh thái Quản lý, chính sách của nhà nước: 19 Thuận lợi: Khó khăn: Kinh tế: Thuận lợi Khó khăn 3. Cơ sở hạ tầng: 4. Môi trường: 20 Chương 5 KCN sinh thái điển hình ở Việt Nam 1. Mô hình dự án xây dựng KCN sinh thái Bourbon An Hòa 21 2.Tổng quan về Bourbon An Hòa 3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 4. Hệ thống đường giao thông nội 22 5. Hệ thống cung cấp điện 6. Hệ thống cung cấp nước sạch Tổng công suất thiết kế Nhà máy xử lý nước thải 7. Tiêu chuẩn xây dựng : KẾT LUẬN 23 Tài Liệu Tham Khảo 24 LỜI MỞ ĐẦU Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các đất nước phát triển và đang phát triển đã có cuộc sống ổn định và mong muốn xây dựng đất nước có một nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đất nước của mình. Chính vì muốn đạt nhiều lợi nhuận, và muốn phát triển hơn nữa nhiều nhà máy công nghiệp xuất hiện, dẫn tới tình trạng gây ô nhiễm môi trường và ngày càng cạn kiệt nguồn nguyên liệu. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động công nghiệp và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Vấn đề ô nhiễm môi những chất thải rắn, nước thải, khí thải của các nhà máy công nghiệp chúng được thải ra môi trường xung quanh,... mà nguyên nhân sâu xa là từ nhận thức và hiểu biết của con người, của các tổ chức quản lý nhà nước, từ các mối quan hệ giữa hoạt động công nghiệp, chính sách và cơ chế quản lý môi trường. Để khắc phục tình trạng trên, đã trải qua nhiều năm nghiên cứu và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, các nhà khoa học đã nhận ra rằng chúng ta đang xử lý các "triệu chứng môi trường" (nước thải, chất thải rắn, khí thải,... sau khi chúng được thải ra môi trường xung quanh,...) và giải quyết các "căn bệnh môi trường" (nguyên nhân phát sinh chất thải). Chính vì thế, người ta áp dụng phát triển khu công nghiệp theo mô hình Khu Công Nghiệp Sinh Thái. Phát triển khu Công Nghiệp Sinh Thái ( KCNST ) sẽ giúp các các nhà máy công nghiệp đi theo hướng công nghiệp, môi trường sạch, giảm bớt sự xả thải vào môi trường, và giảm bớt sự sử dụng tài nguyên của thiên nhiên. CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Khái Niệm Sinh Thái Công Nghiệp Khái niệm Sinh thái công nghiệp (STCN - Industrial Ecology) được biết đến năm trước đây, đặc biệt từ khi xuất hiện bài báo của Frosch và Gallpoulos phát hành theo số báo đặc biệt của tờ Scientific American (Frosch và Gallpoulos, 1989). Khái niệm STCN thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn - hệ STCN (industrial ecosystem). Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác. Trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Khái niệm STCN còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh - tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng. STCN là một hướng mới tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Hay nói cách khác, khái niệm STCN cũng bao hàm tái sinh, tái chế, tuần hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường việc sử dụng tất cả các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống. Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ, trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp. Mặc dù khái niệm STCN vẫn còn "non trẻ" và chưa có một định nghĩa thống nhất, tuy nhiên có thể thấy sự nhất trí rằng khái niệm STCN thể hiện những quan điểm chính sau đây: 1. STCN là sự tổ hợp toàn diện và thống nhất tất cả các thành phần của hệ công nghiệp và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. 2. STCN nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động do con người điều khiển sao cho có thể phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. 3. STCN xem quá trình tiến hóa (cải tiến) công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng để chuyển tiếp từ hệ công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ STCN bền vững trong tương lai. Cơ sở hình thành khái niệm STCN là dựa trên hiện tượng trao đổi chất công nghiệp (industrial metabolism). Đó là toàn bộ các quá trình vật lý chuyển hóa nguyên liệu và năng lượng cùng với sức lao động của con người thành sản phẩm, phế phẩm và chất thải ở điều kiện ổn định. Khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hoạt động của hệ công nghiệp và mối quan hệ tương hỗ của chúng đối với môi trường xung quanh. Trên cơ sở đó, cùng với những hiểu biết về hệ sinh thái, con người có thể hiệu chỉnh hệ công nghiệp sao cho tương thích với hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên. Bằng cách làm như vậy, các cơ sở sản xuất công nghiệp có thể được tổ hợp thành những hệ STCN. Những hệ STCN này sẽ bao gồm nhiều cơ sở sản xuất được tập hợp sao cho chúng sử dụng sản phẩm và chất thải của nhau. Những kiến thức cơ bản về quá trình trao đổi chất công nghiệp và hệ STCN là cơ sở để hiểu rõ và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của khái niệm STCN. Khái Niệm Khu Công Nghiệp Sinh Thái KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường Trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Khái niệm STCN còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh - tái sử dụng nguyện liệu và năng lượng. STCN một hướng mới tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Hay nói cách khác, khái niệm STCN bao hàm tái sinh, tái chế, tuần hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường việc sử dụng tất cả các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống. Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ, trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp. Như vậy, các nhà máy trong KCNST cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng. CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG TỪNG THÀNH PHẦN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Cấu trúc Hệ sinh thái công nghiệp Các thành phần chính của hệ STCN. Hệ STCN được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm: (1) cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng ban đầu (2) nhà máy chế biến nguyên liệu (3) nhà máy xử lý/tái chế chất thải và (4) tiêu thụ thành phẩm (hình 1). hình 2.1 Hệ sinh thái công nghiệp Cơ sở sản xuất nguyên liệu và năng lượng ban đầu có thể gồm một hoặc nhiều nhà máy cung cấp nguyên liệu ổn định cho hệ STCN. Qua nhiều quá trình chế biến, ví dụ trích ly, cô đặc, phân loại, tinh chế,... các nguyên liệu thô sẽ được chuyển hóa thành nguyên liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái sinh tái chế (trong chính dây chuyền sản xuất hiện tại của nhà máy hoặc ở những nhà máy khác). Sản phẩm, phế phẩm, sản phẩm phụ,... sẽ được chuyển đến người tiêu dùng. Trong tất cả các trường hợp, sản phẩm sau khi sử dụng sẽ được thải bỏ hoặc tái chế. Cuối cùng, nhà máy xử lý chất thải sẽ thực hiện công tác thu gom, phân loại và xử lý các vật liệu có khả năng tái chế cũng như chất thải (hình 2.1). Các dạng hệ STCN. Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cả các thành phần không phải là cơ sở sản xuất, ví dụ từ các hộ gia đình thuộc khu dân cư nằm trong khuôn viên của hệ thống đang xét. Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết. Có thể phân chia hệ STCN theo 5 dạng khác nhau dựa trên ranh giới của hệ thống. Tiêu chí để xác định ranh giới của hệ STCN là dựa trên vị trí địa lý hoặc chuỗi sản phẩm/nguyên liệu. Các loại hình hệ STCN này có thể mô tả như sau: - Hệ STCN theo chu trình vòng đời sản phẩm. Trong trường hợp này, ranh giới của hệ STCN được xác định theo các thành phần kinh tế (cả nhà sản xuất và người tiêu dùng) liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể. - Hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu. Tương tự hệ sinh thái theo chu trình vòng đời sản phẩm, ranh giới của hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu được xác định bởi các thành phần liên quan đến một loại nguyên liệu cụ thể. - Hệ STCN theo diện tích/vị trí địa lý. KCN Burnside ở Halifax (Canada), KCN Kalunborg (Đan Mạch) là những thí dụ điển hình về loại hình hệ STCN này. Trong trường hợp này, ranh giới địa lý không kể đến khu vực tiêu thụ sản phẩm. - Hệ STCN theo loại hình công nghiệp. Theo cách phân loại này, một nhóm các cơ sở sản xuất thuộc cùng loại hình công nghiệp hợp thành hệ STCN. Trong thực tế, loại hình hệ STCN này được xây dựng theo định hướng môi trường chung của từng loại hình công nghiệp. - Hệ STCN hỗn hợp. Trong trường hợp này, khái niệm hệ STCN không đề cập đến một ranh giới cụ thể mà chỉ xem xét mối tương quan giữa các nhà máy có thể sử dụng phế phẩm/phế liệu của nhau. Đây là loại hình thông dụng nhất. Quá trình trao đổi chất công nghiệp Quá trình trao đổi chất công nghiệp thể hiện sự chuyển hóa của dòng vật chất và năng lượng từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến trong hệ công nghiệp, đến người tiêu thụ và cuối cùng thải bỏ. Trao đổi chất công nghiệp cung cấp cho chúng ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyển hóa hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện tại theo hướng phát triển bền vững. Đây là cơ sở cho việc phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá các nguồn phát thải cũng như các tác động của chúng đến môi trường. Quá trình trao đổi chất công nghiệp so với quá trình trao đổi chất sinh học Quá trình trao đổi chất sinh học đă có từ khi xuất hiện khoa học sinh học. Khái niệm này được sử dụng để mô tả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sinh vật sống. Trao đổi chất sinh học được sử dụng để mô tả các quá trình hóa sinh xảy ra luân phiên trong các phân tử sinh học. Sự giống nhau giữa quá trình trao đổi chất sinh học và trao đổi chất công nghiệp là: "Các quá trình trao đổi chất có thể được chia thành 2 nhóm chính: quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa. Cũng như thế, một hệ STCN tổng hợp vật chất, hay thực hiện quá trình đồng hóa, và phân hủy vật chất, tức là thực hiện quá trình tương tự như quá trình dị hóa sinh học". Trong một hệ sinh học, quá trình trao đổi chất xảy ra ở tế bào, ở các cơ quan riêng biệt cũng như trong toàn bộ cơ thể sinh vật. Tương tự như vậy, quá trình trao đổi chất công nghiệp cũng có thể xảy ra trong từng cơ sở sản xuất riêng biệt, trong từng ngành công nghiệp và ở mức toàn cầu. Mặc dù có một số điểm khác biệt giữa một sinh vật sống và một cơ sở sản xuất khái niệm trao đổi chất công nghiệp có thể áp dụng đối với các cơ sở sản xuất. Điểm cốt yếu là phải xác định rõ phạm vi mà dòng vật chất và năng lượng tham gia vào quá trình chuyển hóa (xem bảng 1). . Bảng 2.2 Sự khác nhau giữa sinh vật sốngvà cơ sở sản xuất Sinh vật sống Cơ sở sản xuất Sinh vật có khả năng tái sản sinh ra chúng.Sinh vật có tính đặc trưng và không thể thay đổi đặc tính của chúng trừ khi trải qua quá trěnh tiến hóa lâu dài. Cơ sở sản xuất chỉ tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ.Cơ sở sản xuất có thể thay đổi từ mặt hŕng sản xuất cũng như dịch vụ thương mại từ dạng này sang dạng khác. Một cơ sở sản xuất chuyển hóa nguyên liệu, bao gồm cả nhiên liệu và năng lượng, thành sản phẩm, phế phẩm và chất thải. Nguồn: Ayres, 1994 Trao đổi chất sinh học là quá trình tự điều chỉnh. Đối với từng sinh vật, quá trình này được thực hiện bởi những cơ chế sinh học chung. Ở mức hệ sinh thái, quá trình này xảy ra thông qua sự đấu tranh sinh tồn giữa các sinh vật. Một hệ STCN cũng là một hệ tự điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ chế chính của quá trình là hệ kinh tế được vận hành theo quy luật cung - cầu". Một cách tổng quát, những điểm giống và khác nhau giữa quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp được trình bày tóm tắt trong bảng 2. Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học của vật liệu được duy trì bởi 3 nhóm chính: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy. Nhóm sản xuất có thể là cây trồng và một số vi khuẩn có khả năng tự tạo ra nguồn thức ăn cần thiết cho bản thân chúng nhờ quá trình quang hợp hoặc để cung cấp năng lượng và protein cần thiết cho cơ thể chúng. Nhóm phân hủy có thể là nấm và vi khuẩn. Nhóm này có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cần thiết cho nhóm sản xuất. Do đó, nhóm phân hủy cũng đóng vai trň của cơ sở tái chế. Với nguồn năng lượng là ánh nắng mặt trời, thế giới tự nhiên có khả năng duy trì chu trình sản xuất - tiêu thụ- phân hủy một cách vô hạn. Hay nói cách khác, một thực thể tồn tại độc lập nhỏ nhất cũng là một hệ sinh thái. Trong các hệ công nghiệp, hoạt động sản xuất bao gồm tạo ra năng lượng vŕ những sản phẩm khác. Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là những nhà máy khác, con người (thị trường) và động vật. Quá trình phân hủy bao gồm xử lý, thu hồi và tái chế chất thải. Tuy nhiên, khác với hệ sinh thái tự nhiên, hệ công nghiệp không thể dựa vào nhóm phân hủy để tái sản sinh hoàn toàn vật liệu đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Hiện tại, hệ công nghiệp vẫn thiếu nhóm phân hủy và tái chế hiệu quả. Đó là lý do tại sao những vật liệu không mong muốn (cả chất thải và phế phẩm) được thải ra môi trường xung quanh. Xét theo khía cạnh này, hệ công nghiệp là một hệ thống không hoặc ít khép kín. Để đạt tięu chuẩn của một hệ STCN, các sản phẩm phụ và chất thải phải được tái sử dụng và tái chế. Chu trình vật chất. Dòng vật chất và năng lượng là hai yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi chất công nghiệp. Trong hệ công nghiệp hiện tại, có hai hình thức sử dụng nguyên liệu. Dạng thứ nhất gọi là hệ trao đổi chất một chiều. Trong hệ thống này không có sự liên hệ giữa nguyên vật liệu cung cấp cho hệ thống và sản phẩm tạo thành (hình 1). Quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ vật chất xảy ra không đi kèm theo hoạt động tái sử dụng hoặc thu hồi năng lượng và nguyên liệu. Dạng thứ hai có đặc tính tái sử dụng tối đa những vật chất trong chu trình sản xuất nhưng vẫn cần cung cấp nguyên vật liệu và vẫn tạo ra chất thải cần thải bỏ (hình 2). Trên cơ sở hiểu biết quá trình trao đổi chất công nghiệp, chúng ta có thể tối ưu hóa hệ công nghiệp để tăng đến mức tối đa hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường bằng cách tự tạo chu trình vật chất khép kín. Điều đó có nghĩa là chu trình vật chất có thể được khép kín càng nhiều càng tốt theo phương thức mà vật liệu không cần thiết phải di chuyển quá xa đến nơi sử dụng/tái sử dụng. Như vậy, thị trường tiêu thụ phế phẩm/phế liệu/ chất thải tại địa phương cần được phát triển để chuyển hóa những vật liệu thải này thành sản phẩm có giá trị hơn (hình 1). Hệ thống thích hợp nhất là mô hình cải tiến, tạo dòng vật chất khép kín trong hệ công nghiệp nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Điều này có thể đạt được bằng các phương thức trao đổi, tái sinh, tái chế nguyên liệu và năng lượng giữa các cơ sở sản xuất khác nhau trong hệ STCN (xem bảng 1) Bảng 2.3 Đặc điểm quá trinh trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện tại Đặc tính Hệ sinh thái tự nhiên Hệ công nghịêp hiện đại Đơn vị cơ bản Sinh vật Nhà máy Dòng vật chất Hệ khép kín Chủ yếu là biến đổi theo một chiều Tái sử dụng Hầu như hoàn toàn Thường rất thấp Vật liệu Có khuynh hướng cô đặc, chẳng hạn CO2 trong không khí được chuyển hóa thŕnh sinh khối qua quá trình quang hợp Hầu như được sử dụng một cách phung phí để chế tạo ra vật liệu khác, vật liệu bị pha loăng quá mức có thể tái sử dụng, nhưng lại bị cô đặc đủ để gạt ô nhiễm Quá trình tái tạo Một trong những chức năng chính của sinh vật lŕ sự tự sinh sản Sản xuất ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ là mục đích chủ yếu của hệ công nghiệp nhưng tái sản xuất không phải là bản chất của hệ công nghiệp Nguồn: Manahan, 1999 Khu công nghiệp sinh thái Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường.. Theo nghiên cứu của trường Đại học Cornell, một KCNST phải bao gồm các nhà máy cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp: - Trao đổi các loại sản phẩm phụ; - Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên; - Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch); - Xử lý chất thải tập trung; - Các loại hình công nghiệp phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng bảo vệ môi trường của KCNST; - Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,...) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải). Bên cạnh đó, khi xây dựng KCNST cần đạt các yêu cầu: - Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu- năng lượng với sản phẩm - phế phẩm - chất thải tạo thành. - Sự tương thích về quy mô. Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, và tăng chất lượng của vật liệu trao đổi. - Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy. Giảm khoảng cách giữa các nhà máy sẽ giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt và trao đổi thông tin. hình 2.4: Mô hình ứng dụng KCNST Chức năng từng thành phần trong khu công nghiệp sinh thái Phát triển KCNST mang lại những lợi ích sau đây: - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài chính; - Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường; - Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được ấn tượng tốt đối với người tięu dùng; - Gia tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/phế liệu hay vật liệu thải bỏ của nhà máy Mục đích của một KCNST sẽ cải thiện sự thực hiện kinh tế Của Tham gia những công ty trong khi tối giản những tác động môi trường của họ. Những thành phần (của) cách tiếp cận này bao gồm thiết kế cơ sở hạ tầng công viên và những cây xanh. Sự sản xuất sạch, sự ngăn ngừa ô nhiễm, Công suất năng lượng, và Liên công ty Kết nạp. Một KCNST cũng tìm kiếm những lợi ích cho các công ty lân cận, cộng đồng để quả quyết mạng lưới đó rằng tác động của sự phát triển của nó dương tính Những lợi ích tới Công nghiệp Đối với các công ty tham gia, một công viên sinh thái công nghiệp cung cấp các cơ hội để giảm chi phí sản xuất thông qua các vật liệu hơn và hiệu suất năng lượng tái chế chất thải, và loại bỏ các thực hành mà phải chịu hình phạt về quản lý. Tăng hiệu quả cũng có thể cho phép các thành viên công viên để sản xuất các sản phẩm cạnh tranh hơn. Ngoài ra, một số dịch vụ kinh doanh phổ biến có thể được chia sẻ bởi các công ty trong công viên. Đây có thể bao gồm quản lý chất thải được chia sẻ, đào tạo, thu mua, các đội quản lý khẩn cấp, hệ thống thông tin môi trường, và các dịch vụ hỗ trợ khác. Công nghiệp đó chia sẻ chi phí có thể giúp các thành viên công viên đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn thông qua sự hợp tác của họ. Các công ty cỡ vừa và nhỏ thường có một vấn đề trong đạt được truy cập thông tin, tư vấn và bí quyết. Phương pháp tập hợp của KCNST phát triển có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục những rào cản và truy cập được đầu tư để họ có thể yêu cầu để cải thiện hiệu suất. Những lợi ích cho các công ty tham gia có khả năng làm tăng giá trị tài sản cho các nhà phát triển bất động sản tư nhân hoặc công cộng sản. Các dịch vụ tạo doanh thu mới cho các công ty quản lý công viên. Nhìn chung, KCNST có thể đạt được một lợi thế cạnh tranh. Lợi ích đối với môi trường KCNST sẽ giảm được rất nhiều nguồn ô nhiễm và chất thải, cũng như nhu cầu giảm đối với tài nguyên thiên nhiên. Những người thuê nhà của trang web sẽ làm giảm gánh nặng về môi trường của họ thông qua nhiều phương pháp tiếp cận sáng tạo để sản xuất sạch hơn. Trong đó có công tác phòng chống ô nhiễm, hiệu suất năng lượng, nước quản lý, thu hồi tài nguyên, và phương pháp quản lý môi trường và các công nghệ khác. Quyết định về một siting, KCNST của cơ sở hạ tầng, và mục tiêu tuyển dụng sẽ được đạt tới trong bối cảnh các khó khăn về năng lực thực hiện tại địa phương và đặc điểm sinh thái của các trang web tiềm năng. Mỗi công viên sinh thái sẽ phục vụ như là một mô hình làm việc cho các nhà phát triển công viên và cán bộ quản lý để tìm hiểu cách để cải thiện dòng dưới cùng của họ trong khi họp tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội Lợi ích cho xã hội Việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp tham gia sẽ làm cho KCNST một công cụ phát triển mạnh mẽ kinh tế cho cộng đồng. Công viên như vậy có khả năng thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới cạnh và hốc mở cho mới hoặc mở rộng liên địa phương. Cả hai sẽ tạo việc làm mới trong sạch hơn nhiều các cơ sở công nghiệp. Các công ty trong khu vực sẽ thu được những khách hàng mới cho các dịch vụ và người mua các sản phẩm tại các công ty mới trong công viên. Phát triển KCNST sẽ tạo ra chương trình mở rộng quyền lợi của họ về kinh tế và môi trường trên toàn ngành công nghiệp của cả cộng đồng .. Điều này hứa hẹn làm sạch không khí, đất, nước, cắt giảm lớn trong chất thải, và một môi trường nói chung hấp dẫn hơn KCNST cung cấp chính quyền, các cấp, một phòng thí nghiệm để tạo ra các chính sách và các quy định có hiệu quả hơn cho môi trường trong khi ít phiền hà cho doanh nghiệp CHƯƠNG 3 TIÊU CHÍ – MỤC TIÊU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Tiêu chí Tiêu chí xây dựng KCN sinh thái Có mật độ cây xanh cao, chiếm 20% tổng diện tích của KCN Cần xác định những loại hình nhà máy phù hợp với môi trường và cơ sở hạ tầng trước khi đầu tư vào KCN. Diện tích mặt nước cân đối và đủ với diện tích KCN để tạo khí hậu mát mẻ. Cần quản lý tốt môi trường nhà xưởng để giảm sự phát sinh chất thải trong các cơ sơ thành viên trong KCN từ 20%-30% bằng cách: Kiểm soát hàng hóa Giảm nguồn phát sinh chất thải Tái phục hồi và tái sử dụng Thiết kế sản phẩm phù hợp phương diện môi trường Mục tiêu đặt ra : Xây dựng các tiêu chuẩn về xử lý môi trường trong KCN theo hướng sản xuất sạch hơn. Xây dựng mô hình trung tâm trao đổi chất. Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn. Tái sinh và tái sử dụng chất thải. Xây dựng hệ thống pháp lý và tổ chức bộ máy quản lý phù hợp. Tiêu chuẩn xây dựng : KCN sinh thái là mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng chế phẩm, phụ phẩm của nhau Tập hợp các doanh nghiệp tái chế Tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường Tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch” Ví dụ : Nguyên tắc và tiêu chuẩn xây dựng KCN ở Nhật : Nguyên tắc : Xác định các khu vực dự kiến phát triển công nghiệp công nghệ cao;  Xác định các mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao trong nền kinh tế địa phương; Lập các dự án kinh doanh cần thiết để đạt được các mục tiêu trên. Tiêu chuẩn : Khu vực thích hợp cho việc thiết lập các KCN; Tuân theo đúng nguyên tắc về phát triển KCN; Dự án có ảnh hưởng kinh tế thuận lợi cho vùng Nhìn chung Nhật Bản có một hệ thống qui hoạch ổn định và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền trung ương và địa phương với các cơ quan và tổ chức khác. CHƯƠNG 4 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG KCN SINH THÁI 1. Quản lý, chính sách của nhà nước: Thuận lợi: Đã đưa ra được những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khó khăn: Thiếu các luật và tiêu chuẩn có liên quan Mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các hiêp hội chưa đủ mạnh Chưa có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất còn lại tham gia chương trình (chưa di dời các nhà máy thành cụm liên doanh giữa các KCN) 2. Kinh tế: Thuận lợi : Phát triển kinh tế địa phương Tạo thành một khối kinh tế mạnh hơn Tăng thu nhập sản phẩm phụ và chất thải Khó khăn : Nguồn kinh phí của nhà nước không đủ để đầu tư. 3. Cơ sở hạ tầng: Xây dựng ở thành phố thì thiếu diện tích nhưng thuận lợi về giao thông, còn ở nông thôn thì có diện tích nhưng khó khăn về giao thông và cần phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng. Cần kinh phí hỗ trợ các hoạt động xây dựng trung tâm trao đổi chất thải, duy trì trang wed trao đổi thông tin, các hoạt động tuyên truyền và tư vấn. Thiếu kinh nghiệm và chuyên gia trong sự thành lập KCN sinh thái. 4. Môi trường: Khi xây dựng KCN sinh thái góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Nước thải ra đươc xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra sông, suối, kênh rạch. Không khí trong KCN được xử lý trước khi đưa ra môi trường với diện tích cây xanh là 20-30% sẽ giảm thiểu rõ rệt hàm lượng khí thải độc hại. Rác thải được thu gom và tái sử dụng. Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. CHƯƠNG 5 KCN SINH THÁI ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM 1. Mô hình dự án xây dựng KCN sinh thái Bourbon An Hòa (Ghi chú: chủ dự án chưa khẳng định đây là KCN sinh thái nhưng họ đang hướng tới mục tiêu KCN sinh thái) 2.Tổng quan về Bourbon An Hòa Trong tổng diện tích 1.020 ha, chỉ có 760 ha dành cho khu công nghiệp, 260 ha dành cho khu tái định cư, dịch vụ, kho cảng… và phần còn lại dành cho thảm xanh. Ngoài 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng nhà máy tại đây chỉ được sử dụng 70% đất xây dựng, 30% còn lại được dành cho thảm xanh. 3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng Bourbon An Hòa còn được hoạt định với lợi thế riêng vì nằm ngay trên trục đường xuyên châu Á (Singapore – Malaysia – Thái Lan – Campuchia – Việt Nam – Trung Quốc). Đây cũng là điểm trung chuyển quan trọng để vận chuyển hàng hóa về TP.HCM và xuất khẩu ( cách cửa khẩu Mộc Bài 23km). Nằm cạnh dòng sông Vàm Cỏ Đông, Bourbon An Hòa còn có khả năng  tiếp nhận tàu có trọng tải 3000 tấn, tạo lợi thế vận chuyển bằng đường thủy đến cảng Sài Gòn và cảng Bourbon – Bến Lức. 4. Hệ thống đường giao thông nội bộ Đường nội bộ trải thảm bêtông nhựa nóng và thiết kế theo tiêu chuẩn VN tải trọng H30. Đường chính và đường nội bộ có chiều rộng từ 44 m đến 105 m bao gồm 04 đến 06 làn xe, đảm bảo xe container và các phương tiện giao thông khác lưu thông thuận lợi 5. Hệ thống cung cấp điện Giai đoạn 1: nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua trạm điện Trảng Bàng (110 kV/22 kV). Giai đoạn 2: nguồn điện được cung cấp từ trạm điện nội bộ (110 kV/22 kV) của Khu công nghiệp. Công suất thiết kế: 2x63 MVA. 6. Hệ thống cung cấp nước sạch Tổng công suất thiết kế: 50.000 m3/ngày đêm (Giai đoạn 1: 20.000 m3/ngày đêm; Giai đoạn 2: 30.000 m3/ngày đêm) Nhà máy xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp sẽ xử lý ra nước thải loại A theo TCVN nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhà đầu tư Tổng công suất dự kiến 40.000 m3/ngày đêm (trong đó, giai đoạn 1 có công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm) 7. Tiêu chuẩn xây dựng : Kcn sinh thái là mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng chế phẩm, phụ phẩm của nhau Tập hợp các doanh nghiệp tái chế Tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường Tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch” Khu công nghệ đươc thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên) Kết luận : Với những hiện trạng nêu trên nhằm cho chúng ta thấy rõ rằng khi KCN được xây dựng và đưa vào hoạt động thì sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, việc tập trung các nhà máy hình thành KCN dễ quản lý tránh tình trạng gây ô nhiễm trên diện rộng, tạo công ăn việc làm cho hàng loạt người dân lao động. Nhưng đi đôi với cơ hội thì luôn luôn có những khó khăn. Chúng ta chưa có được những luật lệ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư- có quá nhiều lề luật cần phải được thay đổi. Chúng ta cần diện tích lớn để tập trung các nhà máy lại với nhau chúng ta cần có cơ sở hạ tầng vững chắc. Nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp và trải qua chiến tranh nên đất nước ta tiến lên chỉ với một nền công nghiệp lạc hậu. Chúng ta cần phải đầu tư nhiều tiền của để xây dựng KCN quá sức đối với chúng ta. Bởi vậy, chúng ta cần phải thay đổi về phương pháp chính sách và tiếp thu những bài học kinh nghiệm về hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN của nước ngoài: Cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KCN. Qui hoạch phát triển các KCN của từng địa phương phải phù hợp với qui hoạch tổng thể các KCN trên cả nước và qui hoạch phát triển công nghiệp, qui hoạch phát triên kinh tế – xã hội vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển các KCN. Cần lựa chọn cơ cấu đầu tư trong các KCN theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các dự án đầu tư các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhu công nghiệp sinh thái.doc