Khóa Luận Tốt Nghiệp:Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi

* Tỷ lệ phòng bệnh bằng vacxin cho đàn lợn còn thấp. * Tình hình chăn nuôi tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định có chiều hướng giảm dần theo năm. Chăn nuôi tại địa phương vẫn mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ phân tán để tận dụng phụ phẩm dư thừa dẫn tới hiệu quả không cao. * Tại huyện các bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra lẻ tẻ đặc biệt là 4 bệnh đỏ của lợn là: dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, phó thương hàn lợn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn. Lợn trên 2 tháng tuổi thường mắc 4 bệnh đỏ cao nhất. Tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng, bệnh tích điển hình của 4 bệnh đỏ thấp - Đối với bệnh DTL xảy ra quanh năm và trong mọi điều kiện thời tiết tỷ lệ mắc bệnh ở các xã thuộc các vùng khác nhau của huyện cũng có sự khác nhau. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh DTL cao nhất là xã Thành Lợi, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào tháng 10 là 2,08% còn thấp nhất xã Minh Tân là 0,76%. Tỷ lệ mắc bệnh DTL cao nhất ở lứa tuổi lợn từ 2 – 4 tháng tuổi là 62,50% và thấp nhất ở lợn nái là 5,00%. Tỷ lệ tử vong do bệnh DTL rất cao 77,50%. Điều trị bệnh bằng kháng sinh không hiệu quả còn tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả rất cao.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 9504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp:Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng nhưng với số lượng khiêm tốn nhằm tận dụng diện tích đất ao hồ được thiên nhiên ban tặng. Cơ cấu đàn gia súc nói chung và đàn lợn nói riêng tại huyện có số lượng giảm dần theo năm. 4.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Vụ Bản từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2009 Qua bảng 4.2 cơ cấu đàn lợn của huyện có chiều hướng giảm từ năm 2007có 38261con, năm 2008 giảm còn 35764 con đến năm 2009 chỉ còn 29200 con. Trong khoảng thời gian này trên địa bàn huyện đã xảy ra đại dịch tai xanh (PRRS) vào năm 2007 và 2008 buộc phải tiêu huỷ hàng trăm con lợn. Nền kinh tế bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu làm giá thức ăn chăn nuôi và con giống tăng cao. Nhưng ngược lại thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn thường bị lái buôn ép giá tạo ra tâm lý lo sợ cho người chăn nuôi. Ngoài ra chăn nuôi lợn vẫn mang tính tự cung cấp, nhỏ lẻ theo hướng tận dụng. Nên 4 bệnh đỏ vẫn xảy ra, đặc biệt các bệnh PTHL, THTL,… vẫn làm thiệt hại rất nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại huyện. Bảng 4.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi trong giai đoạn 2007 đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn huyện Vụ Bản. Năm Xã 2007 2008 2009 Hợp Hưng 2689 1935 1520 Minh Tân 1810 1532 1100 Minh Thuận 3200 2510 2165 Thành Lợi 2106 1600 1023 Trung Thành 1300 1020 846 … … … … Tổng 38261 35764 29200 Nguồn: Trạm thú y huyện Vụ Bản 4.2.3. Tình hình các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Vụ Bản từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2009 Đi cùng với đàn lợn thì các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện có chiều hướng giảm dần theo năm được thể hiện qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 như sau: Để tận dụng thế mạnh của huyện người dân đã có xu hướng phát triển chăn nuôi lợn. Trong đó tiêu biểu năm 2007 xã Hợp Hưng chiếm tỷ lệ 75,03 % hộ, Thành Lợi 71,99 % và Minh Thuận 70,02 %. Nhưng đến năm 2009 xã Hợp Hưng giảm xuống 62,05 % hộ, Thành Lợi 47,92 % và Minh Tân 56,66 %. Nguyên nhân do chăn nuôi lợn đưa lại hiệu quả kinh tế không cao. Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, đầu tư chưa có chiều sâu chi phí lớn nhưng hiệu quả đưa lại không cao. Dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp đã làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của các hộ chăn nuôi. Vị trí địa lý lại giáp với các khu công nghiệp của thành phố Nam Định và có nhiều làng nghề đã thu hút một lực lượng lao động rất lớn. Đã tạo được việc làm ổn định và trở thành nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình. Đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với chăn nuôi lợn làm cho tỷ lệ các hộ không chăn nuôi lợn ngày càng tăng được thể hiện qua biểu đồ 4.1. Bảng 4.3. Tình hình hộ chăn nuôi lợn giai đoạn 2007 đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Năm Xã 2007 2008 01 – 11 / 2009 Tổng hộ Hộ chăn nuôi Tỷ lệ (%) Tổng hộ Hộ chăn nuôi Tỷ lệ (%) Tổng hộ Hộ chăn nuôi Tỷ lệ (%) Hợp Hưng 1598 1199 75,03 1605 1119 69,71 1623 1007 62,05 Minh Tân 1343 806 60,01 1352 739 54,65 1364 698 51,17 Minh Thuận 2485 1740 70,02 2497 1615 64,67 2499 1416 56,66 Thành Lợi 4278 3080 71,99 4281 2995 69,96 4284 2053 47,92 Trung Thành 1365 887 64,98 1369 614 44,85 1387 546 39,37 Tổng 11069 7712 69,67 11104 7082 63,77 11157 5720 51,27 Nguồn : Trạm thú y huyện Vụ Bản Biểu đồ 4.1. So sánh tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn 4.3. Cơ cầu tổ chức và tính hiệu quả của mạng lưới thú y huyện Vụ Bản 4.3.1. Mạng lưới Thú y Trạm thú y huyện gồm 05 cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ sư chăn nuôi thú y hoạt động theo sự chỉ đạo chuyên môn và được hưởng lương hàng tháng của Chi Cục Thú y tỉnh Nam Định. Mạng lưới thú y các xã, thị trấn được thành lập theo quyết định của UBND huyện và bổ nhiệm trưởng thú y theo đề nghị của UBND các xã, thị trấn. Trưởng thú y xã được trả phụ cấp theo quy định của tỉnh là 350.000đ/tháng. Thú y viên trả phụ cấp tuỳ theo hoạt động của từng địa phương. Toàn huyện có 108 thú y cơ sở (18 trưởng thú y, 90 thú y viên) trong đó 01 cán bộ đại học 45 trung cấp, 62 cán bộ sơ cấp. Phụ cấp cho thú y cơ sở tại huyện thấp dẫn tới mạng lưới hoạt động của thú y cơ sở mang tính chất tự phát hiệu quả còn nhiều hạn chế. 4.3.2. Công tác thú y Hàng năm trạm thú y huyện đã tổ chức các buổi tập huấn và các đợt tiêm phòng định kỳ 1 năm 03 đợt tiêm phòng như sau: Đợt I từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 30 tháng 05, Đợt II từ ngày 15 tháng 08 đến ngày 15 tháng 09 và Đợt III từ ngày 15 tháng 12 hàng năm. Trước các đợt tiêm phòng cho động vật nuôi trạm thú y huyện có sự kết hợp với UBND các xã thông báo đến hộ chăn nuôi lịch tiêm phòng và tiến hành thống kê đầu gia súc, gia cầm. Để giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho ban thú y xã. Ngoài ra lãnh đạo trạm còn thành lập các ban kiểm tra liên ngành về các lĩnh vực buôn bán thuốc thú y, kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm tươi sống và kiểm tra các lò mổ, lò ấp. Do vậy đã kiểm soát, ngăn chặn được các mầm bệnh, nguồn bệnh trên địa bàn huyện đưa ngành chăn nuôi phát triển, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân. Huyện có 10 lò giết mổ trâu bò ở các xã Liên Bảo, Liên Minh, Cộng Hoà, Tam Thanh…Có 6 lò ấp với quy mô lớn, khoảng 23 hộ kinh doanh thuốc thú y hoạt động dưới sự kiểm soát, giám sát của trạm thú y huyện. 4.3.4. Tình hình tiêm phòng cho đàn lợn nuôi tại huyện từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2009 Hàng năm theo sự chỉ đạo của tỉnh, trạm thú y huyện đã tổ chức tiêm phòng vacxin đầy đủ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm tại huyện. Năm 2007 trạm thú y tổ chức tiêm phòng bệnh DTL, bệnh THTL theo Quyết định số 63/2005 của Bộ NN & PTNT và bệnh ĐDL theo đề nghị của Cục thú y. Năm 2008 và 2009 chỉ tổ chức tiêm phòng bệnh DTL và bệnh THTL, không tổ chức tiêm vaccin bệnh ĐDL theo chỉ đạo của sở NN &PTNT cho đàn lợn trên địa bàn huyện. Đàn lợn tại huyện hầu như không được tiêm phòng bệnh PTHL do trạm thú y tổ chức. Kết quả tiêm phòng vaccin cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.4. Tỷ lệ tiêm phòng chưa cao, có chiều hướng giảm dần trong các năm. Điển hình năm 2007 tỷ lệ tiêm phòng bệnh DTL chiếm 65% đến đầu năm 2009 giảm xuống còn 55%. Do trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, không nhận biết được tầm quan trọng của việc phòng bệnh bằng vacxin và chưa hiểu sâu về các bệnh xảy ra trên động vật. Ngoài ra các cán bộ thú y viên trình độ chuyên môn có phần hạn chế. Hơn nữa chất lượng vacxin ở những cửa hàng bán thuốc và vật tư thú y còn nhiều vấn đề nan giải làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người dân đối với vaccin.        Trong thời gian tổ chức tiêm phòng có nhiều đối tượng thuộc diện không tiêm phòng như lợn nái sắp đẻ, mang thai thời kỳ đầu, lợn ốm vì bệnh thông thường... Nhưng những đối tượng này lại không được tiêm phòng bổ sung trong thời gian tiếp theo. Dẫn tới hàng năm tỷ lệ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc cho đàn lợn tương đối thấp. Các bệnh DTL, THTL, PTHL,…,vẫn xảy ra trên địa bàn huyện. Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vaccin cho đàn lợn từ 2007 đến 10 tháng năm 2009 trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm Tổng số lợn (con) Bệnh dịch tả Bệnh tụ huyết trùng Bệnh phó thương hàn Bệnh đóng dấu Số con tiêm phòng Tỷ lệ (%) Số con tiêm phòng Tỷ lệ (%) Số con tiêm phòng Tỷ lệ (%) Số con tiêm phòng Tỷ lệ (%) 2007 38261 24870 65,00 24870 65,00 0 0 24870 65,00 2008 35764 22174 62,00 22174 62,00 0 0 0 0 2009 29200 16060 55,00 16060 55,00 0 0 0 0 Nguồn: Trạm thú y huyện Vụ Bản 4.4. Điều tra tình hình bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Nhằm xác định rõ tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn nuôi tại huyện chúng tôi tiến hành điều tra và thu thập số liệu trong thời gian từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2009, kết quả được trình bày ở bảng 4.5. Qua bảng chúng tôi thấy hàng năm đàn lợn trên địa bàn huyện vẫn xảy ra các bệnh đỏ. Mỗi bệnh có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau trong đó bệnh DTL chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các bệnh khác như năm 2007 tỷ lệ nhiễm 0,92% và năm 2008 là 0,73% đến cuối năm 2009 chỉ còn 0,20%. Vậy tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo từng năm. Sở dĩ như vậy, qua điều tra chúng tôi thấy công tác tiêm phòng bệnh DTL được thực hiện tốt hơn trong đó có liên quan tới các thú y viên nhất là mức thu nhập của thú y viên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả phòng bệnh bằng vaccin làm cho hàng năm bệnh vẫn xảy ra với tỷ lệ thấp. Các bệnh đỏ xảy ra trên địa bàn huyện thì bệnh PTHL hàng năm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Năm 2007 tỷ lệ mắc bệnh là 10,77% và năm 2008 là 8,25% đến năm 2009 là 9,39%. Bệnh THTL cũng thường xảy ra tỷ lệ mắc bệnh năm 2007 là 6,62% sau đó tỷ lệ mắc bệnh giảm năm 2008 là 6,00% do có sử dụng một số biện pháp phòng bệnh sau khi dịch bệnh tai xanh (PRRS) xảy ra vào cuối năm 2007. Nên đến năm 2009 giảm chỉ còn 6,04%. Bệnh ĐDL tỷ lệ mắc bệnh năm 2007 là 7,73% tỷ lệ mắc bệnh giảm dần từ năm 2008 là 7,26% và năm 2009 là 6,58%. Bảng 4.5. Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn nuôi tại huyện trong thời gian từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2009. Năm Tổng số lợn (con) Bệnh DTL Bệnh PTHL Bệnh THTL Bệnh ĐDL Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) 2007 38261 352 0.92 4120 10,77 2531 6,62 2956 7,73 2008 35764 261 0,73 2950 8,25 2145 6,00 2597 7,26 2009 29200 59 0,20 2743 9,39 1764 6,04 1920 6,58 Tổng 103225 672 0,65 9813 9,51 6440 6,24 7473 7,24 Nguồn : Trạm thú y huyện Vụ Bản Chứng tỏ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn huyện đang diễn biến hết sức phức tạp. Qua số liệu thực tế các bệnh PTHL, THTL và bệnh ĐDL do vi khuẩn gây bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn so với bệnh DTL có mầm bệnh là virus. Nhưng do thực hiện tốt và triệt để một biện pháp phòng bệnh sau khi dịch bệnh tai xanh xảy ra (năm 2007) đã làm cho tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm của lợn (4 bệnh đỏ) giảm dần từng năm. Hơn nữa có rất nhiều đại lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi kinh doanh trên địa bàn huyện. Các sản phẩm của một số công ty có uy tín đã đến được với người chăn nuôi thuận lợi hơn (công ty thuốc thú y TW1, Nam Dũng, Hanvet, Hải Nguyên,…). Nên việc chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi được tốt hơn. 4.4.1. Kết quả điều tra bệnh dịch tả lợn 4.4.1.1. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh DTL trong thời gian từ 07 đến tháng 10 năm 2009 tại 05 xã của huyện Vụ Bản Qua thời gian thực tập tại huyện, chúng tôi đã tiến hành theo dõi đàn lợn mắc bệnh dịch tả ở các tháng trong năm 2009 và thu thập thêm số liệu từ sổ theo dõi của ban thú y xã. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh DTL trong thời gian từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009. Xã Tháng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành Tổng 7 n 397 287 405 265 189 1543 x 1 0 0 3 1 5 Tỷ lệ(%) 0,25 0,00 0,00 1,13 0,52 0,32 8 n 387 302 398 263 186 1536 x 3 1 2 2 2 10 Tỷ lệ(%) 0,78 0,33 0,50 0,76 1,08 0,65 9 n 403 297 412 279 205 1596 x 1 0 0 4 1 6 Tỷ lệ(%) 0,28 0,00 0,00 1,43 0,49 0,38 10 n 411 298 416 288 216 1629 x 4 2 3 6 4 19 Tỷ lệ(%) 0,97 0,67 0,72 2,08 1,85 1,17 Chú thích: n: Số lợn điều tra (con) x: Số lợn mắc bệnh (con) Qua kết quả bảng 4.6 chúng tôi thấy bệnh DTL xảy ra lẻ tẻ ở các tháng 07, tháng 08, tháng 9 và tháng 10 trong năm. Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau giữa các tháng, cụ thể vào tháng 07 là 0,32% tháng 08 là 0,65% tháng 9 là 0,38% và tháng 10 là 1,17%. Vậy tỷ lệ mắc bệnh cao là vào tháng 10 do thời tiết nắng nhiều kết hợp với mưa làm cho độ ẩm không khí tăng dẫn đến độ ẩm trong chuồng tăng cao. Thời gian này thuộc giai đoạn giao mùa thu - đông, thời tiết thay đổi liên tục có sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm hơn nữa vào ban đêm lại có sương muối. Làm cho lợn không kịp thích nghi dẫn tới sức đề kháng của lợn giảm. Ngoài ra trong giai đoạn này có rất nhiều lễ hội nên phải tiêu thụ một lượng thịt lợn lớn trong đó có cả các sản phẩm thịt không rõ nguồn góc xuất xứ. Đó là các nguyên nhân làm cho đàn lợn trên địa bàn huyện có tỷ lệ mắc bệnh trong tháng này cao hơn. Các tháng còn lại công tác vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ được quan tâm hơn làm cho tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (≤ 0,65%). Tỷ lệ mắc bệnh DTL cũng có sự khác nhau giữa các xã, cụ thể vào tháng 07 xã Minh Tân và Minh Thuận bệnh DTL không xảy ra. Trong khi đó 03 xã còn lại bệnh vẫn xảy ra, cao nhất là xã Thành Lợi với tỷ lệ mắc là 1,13%. Nguyên nhân do xã có quốc lộ 10 chạy qua và có rất nhiều lò mổ động vật hoạt động mang tính chất tự do. Hàng ngày các sản phẩm thịt được bày bán tự do trên các trục đường liên xã hay khu vực chợ Dần. Các địa điểm bán thịt lợn thường không đảm bảo an toàn vệ sinh thú y làm cho mầm bệnh gián tiếp gây bệnh cho đàn lợn. Trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế dẫn tới công tác tiêm phòng đạt hiệu quả chưa cao, đàn lợn mới nhập về hầu như không được tiêm phòng bổ sung. Tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn ở các xã được thể hiện rất cụ thể qua biểu đồ 4.2 Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ lệ mắc bệnh DTL ở các xã tại huyện VụBản 4.4.1.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh DTL theo lứa tuổi của lợn Nhằm tìm hiểu, đánh giá mức độ mắc bệnh DTL ở từng độ tuổi của lợn, chúng tôi tiến hành theo dõi những đàn lợn mắc bệnh tại huyện. Kết quả theo dõi trong thời gian thực tập từ tháng 07 tháng 10 năm 2009 được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh DTL theo lứa tuổi từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2009 tại huyện Vụ Bản Tháng Tổng số lợn mắc bệnh (con) Lứa tuổi mắc bệnh Lợn con theo mẹ Lợn 2 – 4 tháng tuổi Lợn >4 tháng tuổi Lợn nái Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) 7 5 0 0,00 3 60,00 2 40,00 0 0,00 8 10 3 30,00 6 60,00 1 10,00 0 0,00 9 6 0 0,00 4 66,67 1 16,67 1 16,67 10 19 4 21,05 12 63,16 2 10,52 1 5,27 Tổng 40 7 17,50 25 62,50 6 15,00 2 5,00 Biểu đồ 4.3.Tỷ lệ mắc bệnh DTL theo lứa tuổi của lợn từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2009 tại huyện Vụ Bản Qua bảng số liệu và biểu đồ 4.3 cho thấy tất cả các lứa tuổi của lợn đều mắc bệnh nhưng tỷ lệ mắc bệnh không giống nhau. Lợn từ 2 – 4 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, các lứa tuổi khác tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Điều này có thể giải thích như sau: - Giai đoạn lợn con theo mẹ: Lợn con trong giai đoạn này dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ và điều kiện chăn nuôi vệ sinh thú y tại mỗi hộ chăn nuôi. Giai đoạn này lợn con theo mẹ được tiếp thu hàm lượng kháng thể rất cao trong sữa đầu vì vậy lợn con có được miễn dịch thụ động từ sữa lợn mẹ. Nhưng ở lứa tuổi này các cơ quan miễn dịch phát triển chưa hoàn được đầy đủ. Nên dể bị các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập và gây bệnh. Sự dung nạp miễn dịch của lợn con trong quá trình còn là bào thai và ở lứa tuổi này hầu như lợn không được tiêm phòng bằng vaccin. Mặt khác, thức ăn chủ yếu của lợn con là nguồn sữa mẹ tạo cơ hội để mầm bệnh truyền từ lợn mẹ sang lợn con. Phương thức chăn nuôi tại huyện vẫn mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ theo hướng tận dụng các phụ phẩm, phế phẩm dư thừa không hợp vệ sinh thú y. Đó là những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ mắc bệnh DTL ở lứa tuổi này tại huyện tương đối cao cụ thể là 17,50%. - Giai đoạn lợn từ 2 – 4 tháng tuổi: Giai đoạn này cơ thể lợn con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao. Hàng ngày phải làm quen với môi trường và các loại thức ăn mới khác với nguồn sữa từ lợn mẹ nguy hiểm nữa là các loại thức ăn xanh tận dụng. Do phong tục tập quán chăn nuôi thường thực hiện cai sữa cho lợn con rất muộn, thực tế nhiều hộ chăn nuôi khi lợn con 1,5 – 2 tháng tuổi mới bắt đầu cai sữa cho lợn con. Nên đã hặn chế sự sinh trưởng và phát triển của lợn hậu bị trong đó có cơ quan miễn dịch làm suy giảm miễn dịch. Dẫn tới việc phòng bệnh bằng vaccin thường có hiệu quả không cao. Tỷ lệ tiêm phòng bằng vacin ở lứa tuổi này tương đối thấp, một số hộ chăn nuôi chưa ý thức được tính hiệu quả của việc phòng bệnh bằng vaccin cho đàn lợn. Do vậy mà tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi này cao nhất là 62,50%. Ngoài ra khi tuổi lợn tăng lên, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển đầy đủ làm cho cơ thể ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Độ tuổi tăng lên thì hệ thống miễn dịch cũng được hoàn thiện và hoạt động mạnh hơn. Cơ thể sẻ tiếp thu miễn dịch qua nhiều đợt tiêm phòng cộng với sự thích nghi với môi trường sống của bầu khí hậu địa phương. Từ đó làm cho tỷ lệ mắc bệnh DTL cũng giảm theo lứa tuổi cụ thể lợn >4 tháng tuổi là 15,00% còn lợn nái chỉ 5,00%.  Kết quả của chúng tôi tuy có sự chênh lệnh so với kết quả điều tra của Bùi Quang Anh,(2000)[1] khi điều tra tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn ở Bắc Trung bộ thấy: lợn 2 – 6 tháng tuôi mắc cao nhất 65,42% và thấp nhất ở lợn nái 2,46%. Tác giả Thân Văn Thuỷ (2003)[30] tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi 2 – 4 tháng tuổi là 61,44% và ở lợn nái là 2,07%. Tuy nhiên các kết quả đều cho thấy rằng tỷ lệ lợn mắc bệnh cao nhất vẫn là lứa tuổi 2 - 4 tháng tuổi. Để hặn chế bệnh xảy ra phải tiêm phòng vaccin cho đàn lợn từ 20 – 21 ngày tuổi và tiêm phòng bổ sung đàn lợn mới nhập về làm giống. 4.4.1.3. Tỷ lệ tử vong bệnh DTL trên địa bàn huyện Vụ Bản       Để  đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh DTL chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ tử vong trên đàn lợn mắc bệnh của 5 xã tại huyện Vụ Bản. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8. Qua bảng ta thấy tỷ lệ tử vong chung vì bệnh rất cao là 77,5%. Kết quả phù hợp với tỷ lệ tử vong chung mà một số tác giả trước đây đã khẳng định. Hiện nay có rất nhiều yếu tố ảnh hướng tới tỷ lệ tử vong ở lợn mắc bệnh như: Quy trình tiêm phòng, các biện pháp chăm sóc,… làm cho bệnh xảy ra thường không điển hình như bệnh dịch tả lợn cổ điển. Dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn nữa bệnh là do virus gây ra thường điều trị không có hiệu quả. Bảng 4.8. Kết quả điều tra tỷ lệ tử vong bệnh DTL trong thời gian từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 Tháng Chỉ tiêu đánh giá Xã Tổng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành 7 Số con mắc bệnh 1 0 0 3 1 5 Số con chết 1 0 0 2 1 4 Tỷ lệ (%) 100 0,00 0,00 66,67 100 80,00 8 Số con mắc bệnh 3 1 2 2 2 10 Số con chết 2 1 2 2 1 9 Tỷ lệ (%) 66,67 100 100 100 50,00 90,00 9 Số con mắc bệnh 1 0 0 4 1 6 Số con chết 1 0 0 3 1 5 Tỷ lệ (%) 100 0,00 0,00 75,00 100 83,33 10 Số con mắc bệnh 4 2 3 6 4 19 Số con chết 4 2 2 5 1 14 Tỷ lệ (%) 100 100 66,67 83,33 25,00 73,68 Tổng Số con mắc bệnh 9 3 5 15 8 40 Số con chết 8 3 4 12 4 31 Tỷ lệ (%) 88,89 100 80,00 80,00 50,00 77,50 Các xã đều có tỷ lệ tử vong cao như nhau nhưng thấp nhất là xã Trung Thành 50,00%. Theo chúng tôi sở dĩ tỷ lệ tỷ vong tại xã Trung thành thấp hơn là do: Xã gần Trạm thú y huyện vì vậy khi bệnh xảy ra có sự can thiệp và sự tư vấn điều trị của các cán bộ thú y. Nên bệnh được kịp thời dập tắt khi mới phát ra bệnh. Các xã còn lại có tỷ lệ tử vong cao do xa trạm thú y huyện vậy người dân tự chẩn đoán và điều trị bệnh. Mặt khác, người chăn nuôi còn thiếu các kiến thức về thú y, không phân biệt đuợc bệnh do mầm bệnh vi khuẩn hoặc Virus gây ra. Dẫn tới phác đồ điều trị không hợp lý, nhất là sử dụng kháng sinh phổ rộng để điều trị bệnh không có sự kết hợp các loại thuốc tăng sức đề kháng. Khi phỏng vấn người dân thì chúng tôi nhận được câu trả lời “Thuốc điều trị càng nhiều bệnh, càng làm cho con vật nhanh khỏi bệnh, không tiêm nhiều loại thuốc cho lợn bệnh”. Đó là những nguyên nhân làm cho con vật đã quá suy kiệt dần và bội nhiễm các loại mầm bệnh khác dẫn tới tỷ lệ tử vong rất cao, được biểu hiện ở biểu đồ 4.4. Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ tử vong bệnh DTL của 5 xã tại huyện Vụ Bản trong thời gian từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 4.4.1.4. Xác định tỷ lệ biểu hiện lâm sàng bệnh DTL tại huyện Vụ Bản Trong thời gian thực tập tại huyện, chúng tôi tiến hành theo dõi những triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích của lợn mắc bệnh dịch tả, kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.9.Qua bảng ta thấy các biểu hiện kém ăn, bỏ ăn ở mọi lứa tuổi chiếm tỷ lệ rất cao, cụ thể lứa tuổi lợn con theo mẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất là 85,71% còn cao nhất ở lợn nái là 100%. Đặc biệt sốt cao ở các lứa tuổi của lợn mắc bệnh chiếm tỷ lệ rất cao cụ thể là 100%. Virus vào các hạch lympho rồi vào máu gây nên hiện tượng bại huyết đến rối loạn tuần hoàn nghiêm trọng làm cho cơ thể lơn bệnh sốt cao. Đây là triệu chứng đặc trưng của các bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn, Virus). Triệu chứng ỉa chảy chiếm tỷ lệ cao ở lợn con theo mẹ 100% còn thấp nhất là lợn >4 tháng tuổi 50,00%. Phân thường dính ở xung quanh hậu môn, đuôi, mông lợn có mùi khắm thối, khó chịu. Do tác động của virus vào đường tiêu hoá làm cho tế bào ruột bị hoại tử hình thành nên các nốt loét nhất là ở ruột già kết hợp với sự bong tróc của các tế bào. Bảng 4.9. Xác định tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích chủ yếu của bệnh DTL ở các lứa tuổi Triệu chứng Bệnh tích Tỷ  lệ lợn có triệu chứng, bệnh tích Lợn con theo mẹ n = 7(con) Lợn 2 – 4 tháng tuổi n = 25(con) Lợn > 4 tháng tuổi n = 6(con) Lợn nái n = 2(con) Số mắc Tỷ lệ (%) Số mắc Tỷ lệ (%) Số mắc Tỷ lệ (%) Số mắc Tỷ lệ (%) Triệu chứng Kém ăn, bỏ ăn 6 85,71 25 100 6 100 2 100 Sốt cao 7 100 25 100 6 100 2 100 Xuất huyết đỏ ở da 6 85,71 23 92,00 5 83,33 1 50,00 Ỉa chảy 7 100 21 84,00 3 50,00 2 100 Bệnh tích Lách nhồi huyết 2 28,57 6 24,00 1 16,67 1 50,00 Thận xuất huyết đinh ghim 3 42,85 19 76,00 4 66,67 2 100 Loét ruột 1 14,28 9 36,00 2 33,33 1 50,00 Nốt loét cúc áo ở manh tràng 1 14,28 4 16,00 1 16,67 1 50,00 n: số con theo dõi Khi gây bệnh cho lợn virus sinh sản nhiều trong tế bào nội mạc huyết quản, tăng tính thấm thành mạch, tắc mạch, gây thâm nhiễm tế bào xung quanh mạch quản nhỏ gây hiện tượng xuất huyết đỏ trên da. Cụ thể ở lứa tuổi lợn từ 2 – 4 tháng tuổi 92,00% lợn con theo mẹ là 85,71% và lợn >4tháng tuổi 83,33%. Trước đây tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng và bệnh tích rất điển hình. Nhưng hiện nay bệnh xảy ra có rất nhiều yếu tố tác động làm cho cơ thể lợn mắc bệnh biểu hiện ít điển hình với mọi lứa tuổi. Như các bệnh tích loét ruột, lách nhồi huyết hình tam giác và những nốt loét hình cúc áo ở manh tràng thường không điển hình. Do vậy thường rất khó chẩn đoán chính xác bệnh để đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý. Hơn nữa người dân thường tự điều trị nên làm cho bệnh càng nặng hơn do các mầm bệnh kế phát. 4.4.2. Kết quả điều tra bệnh phó thương hàn lợn 4.4.2.1. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh PTHL trong thời gian từ 07 đến tháng 10 năm 2009 tại 05 xã của huyện Vụ Bản        Chúng tôi thấy rằng bệnh PTHL là một trong 4 bệnh đỏ thường gặp. Kết quả tỷ lệ mắc bệnh được thể hiện ở bảng 4.10. Qua bảng ta thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào tháng 10 là 4,41% sau đó tháng 9 là 3,63% và tháng 7 là 2,33% còn tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất vào tháng 8 là 2,28%. Từ tháng 7 đến tháng 10 bắt đầu chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới làm nhiệt độ, độ ẩm môi trường phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn(Salmonella) để gây bệnh, kết hợp sức đề kháng của đàn lợn giảm xuống. Từ tháng 9 đến tháng 10 tại huyện đang thu hoạch vụ hè thu và thường có các lễ hội. Dẫn tới điều kiện vệ sinh thú y, chăn sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn kém đi, thậm trí người dân còn tận dụng khẩu phần ăn từ những thực phẩm dư thừa hoặc thức ăn ở ao, vườn không được tái nấu chín trước khi cho lợn ăn. Kết hợp với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng lạc hậu nuôi chung giữa gà với lợn trong một ô chuồng, phía trên nuôi gà còn phía dưới nuôi lợn rất phổ biến đôi khi còn có thuỷ cầm. Không có khu vực chứa phân, nước thải riêng biệt với chuồng nuôi hay khu cách ly. Đó chính là các nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm xuống còn vi khuẩn (Salmonella) gây bệnh thì tăng cả số lượng lẫn độc lực để gây bệnh cho lợn làm cho tháng 10 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Bảng 4.10. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh PTHL trong thời gian từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 Xã Tháng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành Tổng 7 n 397 287 405 265 189 1543 x 7 3 6 11 9 36 Tỷ lệ(%) 1,76 1,04 1,48 4,15 4,76 2,33 8 n 387 302 398 263 186 1536 x 8 4 7 9 7 35 Tỷ lệ(%) 2,07 1,32 1,76 3,42 3,76 2,28 9 n 403 297 412 279 205 1596 x 17 6 16 10 9 58 Tỷ lệ(%) 4,22 2,02 3,88 3,58 4,39 3,63 10 n 411 298 416 288 216 1629 x 19 9 15 17 12 72 Tỷ lệ(%) 4,62 3,02 3,60 5,90 5,55 4,41 Chú thích: n: Số lợn điều tra (con) x: Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ  lệ mắc bệnh PTHL ở các xã có sự khác nhau, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là xã Thành Lợi 5,90% sau đó Trung Thành là 5,55% và Hợp Hưng là 4,62% tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn là xã Minh Tân 3,02% và Minh Thuận là 3,60%. Như chúng tôi phân tích trong phần bệnh DTL, hơn nữa xã Thành Lợi gần với các khu công nghiệp và xã Trung Thành có nhiều nghề phụ làm cho đàn lợn thiếu sự chăm sóc nuôi dưỡng. Còn xã Minh Tân và xã Minh Thuận là 2 xã thuần nông hơn nữa việc phòng bệnh bằng vaccin cho đàn lợn được tổ chức nghiêm ngặt. Do có các biện pháp chế tài đối với những hộ chăn nuôi lợn không thực hiện tiêm phòng vaccin, cụ thể tỷ lệ mắc bệnh ở các xã được biểu hiện qua biểu đồ 4.5 Biểu đồ 4.5. So sánh tỷ lệ mắc bệnh PTHL ở 5 xã tại huyện Vụ Bản 4.4.2.2.Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh PTHL theo lứa tuổi của lợn Để đánh giá mức độ mắc bệnh PTHL theo từng độ tuổi của lợn tại nơi thực tập, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc bệnh trên các lứa tuổi của lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11. Tỷ  lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi lợn từ 2 – 4 tháng là 46,27% sau đó tới lợn con theo mẹ là 37,31% còn thấp nhất là lợn nái chỉ 3,48%. Bảng 4.11. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh PTHL theo lứa tuổi từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2009 tại huyện Vụ Bản Tháng Tổng số lợn mắc bệnh (con) Lứa tuổi mắc bệnh Lợn con Theo mẹ Lợn 2 – 4 tháng tuổi Lợn >4 tháng tuổi Lợn nái Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) 7 36 13 36,11 17 47,22 5 13,89 1 2,78 8 35 15 42,86 12 34,29 6 17,14 2 5,71 9 58 18 31,03 30 51,72 8 13,79 2 3,44 10 72 29 40,28 34 47,22 7 9,72 2 2,78 Tổng 201 75 37,31 93 46,27 26 12,93 7 3,48 Lứa tuổi lợn từ 2 – 4 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất do có những thay đổi lớn trong quá trình sống phải tự lập hoàn toàn. Những thay đổi đó cũng gây ra những biến đổi trong đường tiêu hoá mà nhất là sự thay đổi hệ vi sinh vật (Salmonella, E.col,...) trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch phát triển chưa được đầy đủ và việc cai sữa cho lợn con quá muộn làm cho mầm bệnh được truyền từ mẹ sang con. Tạo điều kiện cho Salmonella tăng số lượng lẫn độc lực để gây bệnh. Tiếp đó lợn con theo mẹ có tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao. Do đặc điểm về sinh lý các cơ quan phát triển chưa được hoàn thiện trong đó có hệ thống các loại Enzin và axít HCL ở dạ dày còn thiếu. Nếu có những biến đổi nhỏ cũng có thể làm hệ vi sinh vật đường tiêu hoá thay đổi để gây bệnh. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn mẹ nuôi con chưa phù hợp và không đúng khoa học. Làm cho sữa đầu kém chất lượng dẫn tới lợn con không được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là hàm lượng Albumin và Globulin hoặc gây rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra hàng năm bệnh không được tiêm phòng làm cho lợn con không tiếp thu được miễn dịch thụ động của lợn mẹ. Mà ngược lại lợn mẹ mang mầm bệnh (Salmonella) truyền bệnh cho lợn con. Phương thức chăn nuôi còn lạc hậu nuôi chung gia súc với gia cầm. Đó là các nguyên nhân chính làm cho lợn con mắc bệnh.       Các lứa tuổi còn lại có tỷ lệ mắc bệnh ít hơn trong đó lợn nái có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất do trên địa bàn huyện người chăn nuôi thường nuôi lợn móng để nhân giống. Nên đàn lợn nái được củng cố miễn dịch qua nhiều năm với lại lợn móng cái còn do khả năng thích nghi với điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng từ lâu tại huyện. Do đó ít bị tác động bởi những thay đổi trong quá trình sống, hệ vi sinh vật ổn định giúp con lợn có sức đề kháng cao với mầm bệnh. Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh PTHL theo lứa tuổi từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2009 tại huyện Vụ Bản 4.4.2.3. Tỷ lệ tử vong bệnh PTHL trên địa bàn huyện Vụ Bản       Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ tử vong của lợn do bệnh. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.12 Bảng 4.12. Kết quả điều tra tỷ lệ tử vong bệnh PTHL từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn huyện Vụ Bản Tháng Chỉ tiêu đánh giá Xã Tổng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành 7 Số con mắc bệnh 7 3 6 11 9 36 Số con chết 3 1 1 5 2 12 Tỷ lệ (%) 42,86 33,33 16,67 45,45 22,22 33,33 8 Số con mắc bệnh 8 4 7 9 7 35 Số con chết 3 1 2 4 2 12 Tỷ lệ (%) 37,50 25,00 28,57 44,44 28,57 34,29 9 Số con mắc bệnh 17 6 16 10 9 58 Số con chết 10 2 9 6 3 30 Tỷ lệ (%) 58,82 33,33 56,25 60,00 33,33 51,72 10 Số con mắc bệnh 19 9 15 17 12 72 Số con chết 12 5 7 9 4 37 Tỷ lệ (%) 63,15 55,55 46,67 52,94 33,33 51,39 Tổng Số con mắc bệnh 51 22 44 47 37 201 Số con chết 28 9 19 24 11 91 Tỷ lệ (%) 54,90 40,90 43,18 51,06 29,72 45,27 Qua bảng 4.10 ta thấy: Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nhưng bệnh có tỷ lệ tử vong tương đối cao, tỷ lệ tử vong chung là 45,27% trong đó xã có tỷ lệ tử vong cao nhất là Hợp Hưng là 54,90% sau đến xã Thành Lợi là 51,06% xã Minh Thuận là 43,18% và xã Minh Tân là 40,90% còn xã có tỷ lệ tử vong thấp nhất là xã Trung Thành 29,72%. Tỷ lệ tử vong này được chúng tôi giải thích như sau: Hiện nay tại huyện có rất nhiều cửa hàng bán thuốc thú y không được quản lý và sử dụng kháng sinh trong thú y chưa được kiểm soát của nhà nước. Sau khi lợn mắc bệnh người dân thường tự điều trị lấy. Nên khi phối hợp sử dụng và liều lượng thuốc không hợp lý hoặc không dùng thuốc đúng bệnh, có khi sử dụng các loại thuốc đã quá hạn sử dụng dẫn tới bệnh càng nặng. Tạo thuận lợi cho vi khuẩn hình thành cơ chế kháng lại thuốc kháng sinh. Nguy hiểm hơn Salmonella gây bệnh PTHL lại có khả năng sản sinh nội độc tố và ngoại độc tố, cấu trúc kháng nguyên tương đối phức tạp. Cán bộ thú y cơ sở quá mỏng còn thiếu các kiến thức thú y làm cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh chậm. Sau khi điều trị bệnh thì không thực hiện công việc chăm sóc nuôi dưỡng do đó hiệu quả điều trị bệnh không cao. Dẫn tới tỷ lệ tử vong ở các xã này tương đối cao. Còn xã Trung Thành là địa bàn gần với trạm thú y huyện thuận lợi trong công tác chẩn đoán, điều trị kịp thời khi bệnh xảy ra. Kết hợp với các biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại được tổ chức thường xuyên đã hạn chế mầm bệnh làm tăng khả năng đề kháng của lợn. Do vậy tỷ lệ tử vong thấp hơn so với các xã khác. Tỷ lệ tử vong bệnh PTHL ở các xã trên địa bàn huyện được biểu hiện rất rõ ở biểu đồ 4.7 Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ tử vong bệnh PTHL ở 5 xã tại huyện Vụ Bản từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 4.4.2.4. Xác định tỷ lệ biểu hiện lâm sàng bệnh PTHL tại huyện Vụ Bản      Trong thời gian thực tập tại huyện, chúng tôi tiến hành chẩn đoán tham gia điều trị bệnh cùng với thú y cơ sở và sau đó mổ khám bệnh tích. Kết quả thu được, được chúng tôi trình bày ở bảng 4.13.   Bảng 4.13. Xác định tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích chủ yếu của bệnh PTHL ở các lứa tuổi Triệu chứng Bệnh tích Tỷ  lệ lợn có triệu chứng, bệnh tích Lợn con theo mẹ n =25 Lợn 2 – 4 tháng tuổi n = 40 Lợn > 4 tháng tuổi n =20 Lợn nái n =5 Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Triệu chứng Sốt cao 40-410C 12 48,00 23 57,50 9 45,00 3 60,00 Nôn mửa 4 16,00 19 47,50 3 15,00 0 0,00 Ỉa chảy 17 68,00 35 87,50 11 55,00 2 40,00 Tụ máu dưới da 3 12,00 15 37,50 6 30,00 0 0,00 Bệnh tích Viên ruột, loét lan tràn 7 28,00 17 42,50 7 35,00 2 40,00 Lách dai 0 0,00 9 22,50 1 5,00 1 20,00 Phổi viêm 0 0,00 11 27,50 5 25,00 3 60,00 n: số con theo dõi Qua bảng 4.13 ta thấy tỷ lệ các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh biểu hiện rất thấp. Lứa tuổi có các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng nhất là lợn từ 2 – 4 tháng tuổi. Với các triệu chứng chung của mầm bệnh do vi trùng gây ra như sốt cao 57,5% và ỉa chảy 87,5%. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng ở da có những vùng đỏ ửng lên có giới hạn xác định chiếm 37,50% và nôn mửa chiếm 47,50%. Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích viêm ruột, có những nốt loét tràn lan là 42,50% lách dai như cao su là 22,5% và viêm phổi là 27,5%. Các lứa tuổi khác của lợn cũng có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích nhưng tỷ lệ thấp. Trong bệnh PHTL vi khuẩn gây bệnh chủ yếu tác động vào hệ tiêu hoá sản sinh độc tố gây ra những biến đổi bệnh lý đặc trưng ở đường tiêu hoá và nhiễm trùng huyết làm xuất hiện tượng tụ máu trên da. Song do vi khuẩn tác động ở đường tiêu hoá làm cho sức đề kháng của vật bệnh giảm sút trầm trọng do đó các vi khuẩn ký sinh trên đường hô hấp có cơ hội nhân lên và gây bệnh tích ở phổi. Hơn nửa khả năng gây biến đổi bệnh lý của Salmonella trong đường tiêu hoá còn phụ thuộc rất lớn vào bản thân vật nuôi. 4.4.3. Kết quả điều tra bệnh tụ huyết trùng lợn 4.5.3.1. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh THTL trong thời gian từ 07 đến tháng 10 năm 2009 tại 05 xã của huyện Vụ Bản Nhằm xác định tỷ lệ mắc bệnh THTL tại huyện, chúng tôi đã tiến hành theo dõi đàn lợn trong thời gian thực tập và thu thập thêm số liệu từ sổ theo dõi của ban thú y xã. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.14. Qua bảng chúng tôi thấy tại huyện bệnh THTL vẫn xảy lẻ tẻ tỷ lệ mắc bệnh tại cao nhất vào tháng 7là 2,79 % sau đó tỷ lệ mắc bệnh có chiều hướng giảm xuống ở các tháng tiếp theo cụ thể tháng 8là 2,21% và tháng 9là 1,50% đến tháng 10 tỷ lệ mắc bệnh chỉ còn 1,47%. Bảng 4.14. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh THTL trong thời gian từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 Xã Tháng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành Tổng 7 n 397 287 405 265 189 1543 x 11 6 13 8 5 43 Tỷ lệ(%) 2,77 2,09 3,20 3,02 2,64 2,79 8 n 387 302 398 263 186 1536 x 9 6 8 7 4 34 Tỷ lệ(%) 2,32 1,99 2,01 2,66 2,15 2,21 9 n 403 297 412 279 205 1596 x 7 3 7 4 3 24 Tỷ lệ(%) 1,73 1,01 1,69 1,43 1,46 1,50 10 n 411 298 416 288 216 1629 x 8 4 6 4 2 24 Tỷ lệ(%) 1,94 1,34 1,44 1,39 0,92 1,47 Chú thích: n: Số lợn điều tra (con) x: Số lợn mắc bệnh (con) So với bệnh PTHL thì tỷ lệ mắc bệnh THTL tại 5 xã của huyện ở các tháng trong năm 2009 có sự khác biệt, điều này được chúng tôi phân tích như sau: Do dịch tể của bệnh và tháng 7 là thời điểm chuyển mùa từ mùa hạ sang mùa thu có nhiều cơn mưa lẫn nắng. Bắt đầu chịu ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới làm nhiệt độ, độ ẩm môi trường thay đổi một cách đột ngột. Chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu tận dụng, thực tế có nhiều gia đình làm chuồng nuôi lợn và gà ngay bên trong nhà bếp của gia đình. Cống rãnh nước thải sinh hoạt hàng ngày của gia đình được đi qua bên trong chuồng lợn xuống hố phân mà không qua xử lý. Trong thời gian này bà con nông dân vừa cấy xong vụ hè thu. Để tận dụng thời gian nông nhàn có nhiều đàn lợn mới được nhập vào huyện không rõ nguồn góc để làm giống hoặc giết thịt. Nhưng không thực hiện cách ly, tiêm phòng trước khi cho nhập đàn làm sức đề kháng của lợn giảm sút. Vi khuẩn Pasteurella multocidae tồn tại sẵn trong đường hô hấp trên của lợn nhân lên cả số lượng lẫn độc lực để gây bệnh. Chúng tôi cho rằng việc tiêm phòng vacxin DTL và THTL cũng là nguyên nhân làm cho dịch phát ra, nhất là việc sử dụng vaccin thiếu kiểm soát và không đảm bảo an toàn vệ sinh thú y sau khi sử dụng. Các nguyên nhân trên đã làm cho tỷ lệ mắc bệnh cao ở tháng 7 xã Minh Thuận là 3,20% và Thành Lợi là 3,02%. Sau khi bệnh xảy ra trạm thú y huyện đã có các biện pháp chỉ đạo phòng bệnh và tổ chức tiêm phòng vaccin vào tháng 8 cho đàn lợn nuôi tại huyện. Nên tới tháng 9, tháng 10 bệnh đã thuyên giảm như xã Trung Thành vào tháng 7 là2,64% đến tháng 10 tỷ lệ mắc bệnh chỉ còn 0,92% tỷ lệ mắc bệnh của 5 xã được thể hiện qua biểu đồ. Biểu đồ 4.8. So sánh tỷ lệ mắc bệnh THTL ở 5 xã tại huyện Vụ Bản trong thời gian từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 4.4.3.2. Tỷ lệ tử vong bệnh THTL trên địa bàn huyện Vụ Bản       Để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh THTL tại địa điểm thực tập, chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ tử vong của lợn mắc bệnh. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.15. Qua bảng ta thấy tỷ lệ tử vong cao nhất ở xã Minh Thuận 35,92% và xã Thành Lợi 34,78% sau đó đến xã Hợp Hưng 31,42% và xã Trung Thành 21,42% còn xã Minh Tân có tỷ lệ tử vong thấp nhất là 15,79%. Hiện nay nạn ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang xảy ra trầm trọng hệ thống nước thải của các địa điểm như chợ, lò mổ không được xử lý, tự do thải ra sông hoặc kênh rạch đôi khi còn gặp súc vật bệnh chết trôi nổi trên mặt nước. Hơn nữa các xã như Hợp Hưng, Minh Thuận và xã Thành Lợi do kiện thổ nhưỡng là các xã thuần nông hệ thống kênh rạch dày đặc để tưới tiêu đôi khi còn sử dụng trong chăn nuôi. Do vậy tạo ra vòng xoắn bệnh lý, khi bệnh xảy ra thường là bệnh ghép làm cho việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Bảng 4.15. Kết quả điều tra tỷ lệ tử vong bệnh THTL từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn huyện Vụ Bản Tháng Chỉ tiêu đánh giá Xã Tổng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành 7 Số con mắc bệnh 11 6 13 8 5 43 Số con chết 5 1 5 2 1 14 Tỷ lệ (%) 45,45 16,67 38,46 25,00 20,00 32,56 8 Số con mắc bệnh 9 6 8 7 4 34 Số con chết 3 1 3 2 1 10 Tỷ lệ (%) 33,33 16,67 37,50 28,57 25,00 29,41 9 Số con mắc bệnh 7 3 7 4 3 24 Số con chết 1 0 2 3 0 6 Tỷ lệ (%) 14,29 0,00 28,57 75,00 0,00 25,00 10 Số con mắc bệnh 8 4 6 4 2 24 Số con chết 2 1 2 1 1 7 Tỷ lệ (%) 25,00 25,00 33,33 25,00 50,00 29,17 Tổng Số con mắc bệnh 35 19 34 23 14 125 Số con chết 11 3 12 8 3 37 Tỷ lệ (%) 31,42 15,79 35,29 34,78 21,42 29,60 Kết hợp với đội ngũ thú y cơ sở chưa có các chế độ ưu đãi của nhà nước chuyên môn còn hạn chế. Không nhạy bén trong những trường hợp bệnh xảy ra bất thường, lẻ tẻ dẫn tới việc chẩn đoán bệnh chậm làm hiệu qủa điều trị nhất là đối với bệnh THTL xảy ra rất bất thường và chết đột ngột. Qua thời gian điều tra chúng tôi nhận thấy vì lợi ích kinh tế, mà thú y cơ sở vẫn những loại thuốc cũ có hoạt phổ rất rộng như Penicilin+Streptomycin kết hợp... Đây cũng là một trong những lý do làm cho hiệu quả điều trị thấp. Tạo cơ hội cho mầm bệnh tổng hợp Enzin và Plasmid kháng lại kháng sinh hiện tượng hiện nay khá phổ biến. Hàng năm tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh THTL cho đàn lợn còn thấp. Đây là bệnh có mầm bệnh là vi khuẩn Gram âm gây ra, có thể sử dụng một số loại kháng sinh đặc trị vi khuẩn Gram âm và phải điều trị sớm. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cụ thể là xã Minh Tân và Trung Thành đã thực hiện tốt. Nên tỷ lệ tử vong do bệnh thấp hơn được thể hiện qua biểu đố 4.10. So với bệnh DTL và PTHL thì bệnh THTL có tỷ lệ tử vong thấp hơn Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ tử vong bệnh THTL ở 5 xã tại huyện Vụ Bản từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 4.4.4. Kết quả điều tra bệnh đóng dấu lợn 4.4.4.1. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh ĐDL trong thời gian từ 07 đến tháng 10 năm 2009 tại 05 xã của huyện Vụ Bản     Bệnh ĐDL là một trong bốn bệnh đỏ của lợn hàng năm bệnh vẫn xảy ra lẻ tẻ, để xác định tỷ lệ mắc bệnh ĐDL trên địa bàn huyện. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu thập số liệu từ sổ của ban thú y xã. Kết quả tỷ lệ mắc bệnh được thể hiện ở bảng 4.17. Bảng 4.17. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh ĐDL trong thời gian từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009. Xã Tháng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành Tổng 7 n 397 287 405 265 189 1543 x 8 5 9 6 4 32 Tỷ lệ(%) 2,01 1,74 2,22 2,26 2,11 2,07 8 n 387 302 398 263 186 1536 x 8 6 7 7 5 33 Tỷ lệ(%) 2,07 1,99 1,76 2,66 2,69 2,14 9 n 403 297 412 279 205 1596 x 11 8 13 9 6 47 Tỷ lệ(%) 2,72 2,69 3,15 3,22 2,92 2,94 10 n 411 298 416 288 216 1629 x 13 8 13 10 7 51 Tỷ lệ(%) 3,16 2,68 3,12 3,47 3,24 3,13 Chú thích: n: Số lợn điều tra (con) x: Số lợn mắc bệnh (con) Qua bảng ta thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng dần từ tháng 7 đến tháng 10. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở tháng 10 là 3,13% sau đó tháng 9 là 2,94% và tháng 8 là 2,14%. Tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất vào tháng 7 là 2,07%. Từ tháng 7 đến tháng 10 khí hậu thay đổi đột ngộ nhất là từ tháng 9 đến tháng 10 tại huyện đang thu hoạch vụ hè thu. Phụ phẩm nông nghiệp như cá, tôm, cua đồng, ốc,... sau khi thu hoạch không được nấu chín trước khi cho lợn ăn. Kết hợp không có thời gian chăn sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh. Sau khi lợn bệnh chết có một số hộ chăn nuôi không có ý thức đã cho xác của lợn bệnh trôi nổi trên các con sông tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Hơn nữa huyện Vụ Bản thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích đất phù sa là môi trường thích hợp cho mầm bệnh tồn tại trong đó có vi khuẩn gây bệnh ĐDL. Năm 2008 trạm thú y không tổ chức tiêm phòng bệnh ĐDL bằng vaccin làm cho đàn lợn trên địa bàn huyện không có miễn dịch chủ động. Mặt khác, việc vận chuyển gia súc qua lại trong vùng trong thời gian lưu lượng ngày càng tăng đó là những nguyên nhân chính làm cho bệnh vẫn xảy ra lẻ tẻ nhất là các xã thuần nông có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. tỷ lệ mắc bệnh được biểu hiện qua biểu đồ 4.11 Biểu đồ 4.11. So sánh tỷ lệ mắc bệnh ĐDL ở 5 xã của huyện Vụ Bản từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 4.4.4.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh ĐDL theo lứa tuổi của lợn Nhằm tìm hiểu, xác định các đặc điểm dịch tể của bệnh, chúng tôi tiến hành theo dõi mức độ mắc bệnh ĐDL ở từng độ tuổi của lợn con tại huyện. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.18. Qua bảng chúng tôi thấy, bệnh xảy ra phổ biến nhất ở lứa tuổi > 4 tháng tuổi cụ thể là 45,39% sau đó đến lứa tuổi từ 2 – 4 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh chiếm 40,33%. Còn tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là lợn nái chỉ chiếm 5,52% và lợn con theo mẹ là 6,75%. Bảng 4.18. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh ĐDL theo lứa tuổi từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2009 tại huyện Vụ Bản Tháng Tổng số lợn mắc bệnh (con) Lứa tuổi mắc bệnh Lợn con theo mẹ Lợn 2 – 4 tháng tuổi Lợn >4 tháng tuổi Lợn nái Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) 7 32 2 6,25 16 50,00 13 40,62 1 3,12 8 33 3 9,09 12 36,36 15 45,45 3 9,09 9 47 5 10,64 19 40,42 21 44,68 2 4,25 10 51 1 1,96 22 43,13 25 49,01 3 5,88 Tổng 163 11 6,75 69 42,33 74 45,39 9 5,52 Theo chúng tôi tỷ lệ  mắc bệnh ở lợn từ 2 – 4 tháng tuổi trở lên cao nhất. Nguyên nhân trước tiên do tỷ lệ tiêm phòng vaccin các bệnh bắt buộc cho lợn sau cai sữa không cao. Năm 2008, 2009 đàn lợn trên địa bàn huyện không được trạm thú y tiêm phòng bệnh ĐDL làm cho cơ thể lợn không tiếp thu được các loại miễn dịch. Các chủ hộ kinh doanh lợn giống khi nhập đàn không có thời gian nuôi cách ly và tiêm phòng trước khi nhập đàn. Có sự chủ quan trong quá trình vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn làm sức đề kháng của con vật giảm sút nên tỷ lệ mắc bệnh cao. + Lứa tuổi lợn con theo mẹ: Do đặc điểm về sinh lý của cơ thể nên ở lứa tuổi này bệnh cũng xảy ra nhưng tỷ lệ mắc bệnh rất thấp. Nhờ tiếp thu được miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang qua nhau thai và qua sữa đầu vì thế lợn con được bảo hộ tốt hơn. Đặc biệt chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y cho lợn con cũng được tốt hơn + Lợn nái: Đây là lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 5,52%. Sở dĩ như vậy là do trước khi lợn bước sang giai đoạn này nó đã trải qua giai đoạn lợn hậu bị hoặc được sống nhiều năm tại huyện. Nên bệnh được điều trị triệt để, đối với những con nặng đã được loại thải nhằm đảm bảo chất lượng giống. Hơn nữa đàn lợn nái nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu giống lợn Mống Cái có nguồn góc tại Nam Định. Do vậy cơ thể lợn nái được tiếp thu miễm dịch tại địa phương trong quá trình sống. Tỷ lệ tiêm vaccin các bệnh bắt buộc cho lợn nái cao và có hiệu quả làm cho tỷ lệ mắc bệnh ĐDL ở lợn nái rất thấp. Cụ thể được biểu hiện qua biểu đồ 4.12 Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ mắc bệnh ĐDL theo lứa tuổitừ tháng 07 đến tháng 10 năm 2009 tại huyện Vụ Bản 4.4.4.3. Tỷ lệ tử vong bệnh ĐDL trên địa bàn huyện Vụ Bản Để đánh giá mức thiệt hại do bệnh ĐDL gây ra, chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ tử vong trên đàn lợn mắc bệnh ĐDL tại 5 xã của huyện Vụ Bản. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.19. Qua bảng ta thấy tỷ lệ tử vong do bệnh ĐDL thấp nhất trong số 4 bệnh đỏ của lợn, cụ thể tỷ lệ tử vong chung là 22,08%. Tỷ lệ tử vong cao nhất tại xã Minh Thuận là 26,19% còn xã Thành Lợi có tỷ lệ tử vong thấp nhất là 18,75%. Kết quả đó cho chúng ta thấy tỷ lệ tử vong giữa các xã tương đối như nhau. Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều cửa hàng bán thuốc và vật tư thú y tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán và có các biện pháp điều trị kịp thời khi bệnh xảy ra. Bệnh ĐDL xảy ra chủ yếu trên lợn > 2 tháng tuổi, là lứa tuổi có sức đề kháng tương đối cao, bệnh có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh. Bảng 4.19. Kết quả điều tra tỷ lệ tử vong bệnh ĐDL từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 trên địa bàn huyện Vụ Bản Tháng Chỉ tiêu đánh giá Xã Tổng Hợp Hưng Minh Tân Minh Thuận Thành Lợi Trung Thành 7 Số con mắc bệnh 8 5 9 6 4 32 Số con chết 3 1 2 1 1 8 Tỷ lệ (%) 37,50 20,00 22,22 16,67 25,00 25,00 8 Số con mắc bệnh 8 6 7 7 5 33 Số con chết 1 2 2 1 1 7 Tỷ lệ (%) 12,50 33,33 28,57 14,28 20,00 21,21 9 Số con mắc bệnh 11 8 13 9 6 47 Số con chết 2 1 3 1 3 10 Tỷ lệ (%) 18,18 12,50 23,07 11,11 50,00 21,27 10 Số con mắc bệnh 13 8 13 10 7 51 Số con chết 2 2 4 3 0 11 Tỷ lệ (%) 15,38 25,00 30,76 30,00 0,00 21,56 Tổng Số con mắc bệnh 40 27 42 32 22 163 Số con chết 8 6 11 6 5 36 Tỷ lệ (%) 20,00 22,22 26,19 18,75 22,72 22,08 Bên cạnh đó thì cũng có sự bất cập, tỷ lệ tử vong vẫn còn gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi lợn. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống mạng lưới thú y cơ sở hoạt động còn hạn chế, các đại lý kinh doanh thuốc thú y hoạt động trôi nỗi, tự phát không có sự quản lý của nhà nước. Trình độ nhận thức của người dân còn lạc hậu, thiếu kiến thức về thú y không chú trọng khâu phòng bệnh khi chưa có dịch xảy ra. Chăn nuôi không được đầu tư theo chiều sâu dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp nhiều hộ chăn nuôi chủ quan đối với mầm bệnh chậm trể trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh khi lợn mắc bệnh làm cho tỷ lệ tử vong vẫn còn ở các xã cụ thể được biểu hiện qua biểu đồ 4.13. Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ tử vong bệnh ĐDL ở 5 xã tại huyện Vụ Bản từ tháng 07đến tháng 10 năm 2009 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận          Thông qua kết quả điều tra và những kết quả thu được chúng tôi rút ra một số kết luận sau. * Tỷ lệ phòng bệnh bằng vacxin cho đàn lợn còn thấp. * Tình hình chăn nuôi tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định có chiều hướng giảm dần theo năm. Chăn nuôi tại địa phương vẫn mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ phân tán để tận dụng phụ phẩm dư thừa dẫn tới hiệu quả không cao. * Tại huyện các bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra lẻ tẻ đặc biệt là 4 bệnh đỏ của lợn là: dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, phó thương hàn lợn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn. Lợn trên 2 tháng tuổi thường mắc 4 bệnh đỏ cao nhất. Tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng, bệnh tích điển hình của 4 bệnh đỏ thấp - Đối với bệnh DTL xảy ra quanh năm và trong mọi điều kiện thời tiết tỷ lệ mắc bệnh ở các xã thuộc các vùng khác nhau của huyện cũng có sự khác nhau. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh DTL cao nhất là xã Thành Lợi, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào tháng 10 là 2,08% còn thấp nhất xã Minh Tân là 0,76%. Tỷ lệ mắc bệnh DTL cao nhất ở lứa tuổi lợn từ 2 – 4 tháng tuổi là 62,50% và thấp nhất ở lợn nái là 5,00%. Tỷ lệ tử vong do bệnh DTL rất cao 77,50%. Điều trị bệnh bằng kháng sinh không hiệu quả còn tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả rất cao. - Bệnh PHTL có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong số 4 bệnh đỏ do không được phòng bằng vaccin, tỷ lệ mắc bệnh PHTL tăng dần từ tháng 7 đến tháng 10. Xã Thành có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 5,90% và xã Minh Tân có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 3,02%. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 2 – 4 tháng tuổi 46,27% và thấp nhất ở lợn nái 3,48 %. Tỷ lệ lợn tử vong vì bệnh PTHL cao nhất ở xã Hợp Hưng 54,90% và thấp nhất xã Trung Thành 29,72%. Điều trị bệnh bằng kháng sinh và tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả vừa phải. - Khi điều tra bệnh THTL chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng giảm dần từ tháng 7 là 2,79% đến tháng 10 chỉ còn 1,47%. Tỷ lệ mắc bệnh THTL cao nhất ở lứa tuổi > 4 tháng tuổi 51,20% và thấp nhất ở lợn con theo mẹ 8,80%. Điều trị bằng kháng sinh cho hiệu quả cao nếu kịp thời còn tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả vừa phải. - Bệnh ĐDL vẫn xảy ra lẻ tẻ nhưng có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong 4 bệnh đỏ. Điều trị bệnh bằng kháng sinh và tiêm phòng bằng vaccin cho hiệu quả cao. Tỷ lệ mắc bệnh ĐDL cao nhất ở lứa tuổi > 4 tháng tuổi 45,39% và thấp nhất lợn nái 5,52%. Các triệu chứng, bệnh tích thường biểu hiện không điển hình trên lợn mắc bệnh 5.2. Đề nghị Các cấp, ban ngành có liên quan đặc biệt là Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông phối hợp với ngành thú y để có những lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho bà con chăn nuôi. Quy hoạch, định hướng để chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn và phải thành lập ra các hội chăn nuôi để hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thú y cơ sở, nhanh chóng chẩn đoán điều trị bệnh kịp thời. Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật và đẩy mạnh xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện. Để tăng tỷ lệ tiêm phòng chính quyền địa phương cần có chế tài xử phạt riêng. Tăng cường công tắc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao ý thức của người chăn nuôi. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP GIA ĐOẠN I TỪ THÁNG 7 ĐẾN THÁNG 11 NĂM 2009 TẠI HUYỆN VỤ BẢN-TỈNH NAM ĐỊNH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhóa Luận Tốt Nghiệp-Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nu_.doc
Tài liệu liên quan