Khai thác luồng

Giới thiệu Luồng thuộc loài Tre, có tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro mà các qui phạm về kỹ thuật trồng và khai thác đã được tiêu chuẩn hóa của Bộ NN và PTNT Việt Nam từ năm 2000. Theo thống kê vào năm 2004, Thanh Hóa có trên 57 ngàn hecta rừng luồng, chiếm hơn một nửa diện tích rừng trồng cả tỉnh, có trữ lượng gần 60 triệu cây và khả năng khai thác mỗi năm chừng 15 triệu cây. Nếu tính theo thời giá đầu năm 2005, thu nhập từ số luồng khai thác ngay tại rừng mỗi năm sẽ đạt 120 tỉ đồng. Giá trị bán buôn ngay tại thành phố Thanh Hóa cao khoảng 3 lần con số trên (giá bán 1 cây luồng tại rừng là 8 ngàn đồng, bán tại TP Thanh Hóa từ 20 đến 25 ngàn đồng mỗi cây). Rừng luồng tập trung tại các huyện miền núi, nhưng nhiều nhất là các huyện Ngọc Lạc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa . tại những vùng đất bazan ven sông suối, có độ ẩm cao, mùn nhiều. Cây luồng có thể thích nghi ở độ cao 500 mét trên mực nước biển, nơi có nhiệt độ trung bình 22 độ C, độ ẩm 80% và lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm. Tại Thanh Hóa, luồng có đường kính lớn nhất từ 17 đến 20cm, trung bình 12-15 cm; cây cao nhất khoảng 15 đến 17 mét, thân thẳng, thường sử dụng với độ dài từ 7 mét đến 10 mét. Những cây khai thác đến độ dài 12 mét, người địa phương gọi là luồng trường.

pdf10 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác luồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhai thác luồng.pdf
Tài liệu liên quan