Hướng dẫn tóm tắt cách lập bảng cân đối kế toán

Sơ đồ hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính - trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá chưa có thuế GTGT:

pdf10 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn tóm tắt cách lập bảng cân đối kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn tóm tắt cách lập bảng cân đối kế toán Có nhiều bạn mới học rất khó khăn trong việc lập bảng CĐKT. chẳng hạn như số dư bên có của tk nợ phải thu (vd khách hàng ứng tiền trước trả tiền mua hàng).. các Tk lưỡng tính, và các TK đặc biệt khác.... bài viết này không chi tiết nhưng sẽ hướng dẫn cho các bạn không bị nhầm lẫn khi lập Bảng CĐKT: Để lập bảng CĐKT ta căn cứ vào 2 nguồn tài liệu chủ yếu: Bảng CĐKT ngày cuối Niên độ trước Và số dư của các tài khoản trên sổ kế toán trong kỳ lập bảng CĐKT. Có 2 cách ghi vào bảng CĐKT là ghi thường và ghi âm Đối với các tài khoản chỉ dư nợ hoặc dư có thì lấy số dư ghi thường vào chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: + Số dư Nợ ghi vào phần tài sản + Số dư có ghi vào phần Nguồn vốn Đối với TK nhóm điều chỉnh giảm vđ TK214, các TK dự phòng lấy số dư có vào phần chỉ tiêu tương ứng phần tài sản Ghi âm. Đối với các TK phản ánh công nợ phải thu, phải trả phải tổng hợp số dư chi tiết theo từng bên Nợ, Có và theo thời hạn thanh toán theo nguyên tắc: + Số dư Nợ| ngắn hạn ghi vào phần Tài sản thuộc phần A - Tài sản ngắn hạn - Các khoản phải thu ngắn hạn + Số dư Nợ| dài hạn vào phần Tài sản thuộc phần B - Tài sản dài hạn - Các khoản phải thu dài hạn + Số dư Có ngắn hạn ghi vào phần nguồn vốn thuộc phần A - Nợ Phải trả - I. Nợ ngắn hạn + Số dư Có dài hạn ghi vào phần nguồn vốn thuộc phần A - Nơ phải trả - II. Nợ dài hạn Đối với các TK nguồn vốn lưỡng tính như Tk412, 413, 421 ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốn theo nguyên tắc ghi âm nếu TK dư Nợ và ghi thường nếu TK dư Có. Đối với một số chỉ tiêu khác được lập bằng cách lấy số dư của TK cấp 2 như TK 411, 412, 413 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoăch bằng 1 năm) Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành...) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ. Đặc điểm của TSCĐ : tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào gíá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị của TSCĐ giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên một năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên một năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị từ 30 triệu đồng. Sau đây KẾ TOÁN HÀ NỘI xin giới thiệu sơ đồ hạch toán tài sản cố định: Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ (tk 2413): Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ (tk 211): Sơ đồ hạch toán TSCĐ thừa chờ giải quyết (tk 3381): Sơ đồ hạch toán hao mòn TSCĐ (tk 214): Sơ đồ hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS ĐT: Sơ đồ hạch toán cho thuê hoạt động BĐS ĐT: Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng giảm BĐS ĐT (tk 217): Sơ đồ hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính - trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá có cả thuế GTGT: Sơ đồ hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính - trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá chưa có thuế GTGT:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcan_doi_ke_toan_12__4603.pdf