Hướng dẫn thực hiện bài tập nhóm môn Kinh tế học quản lý

26. Tại sao điều kiện A > 0, và B < 0 lại là không phù hợp với hàm sản xuất trong ngắn hạn bậc ba? Với hàm sản xuất ngắn hạn bậc ba, hãy chứng minh rằng việc tăng K luôn dẫn tới tăng luôn dẫn tới tăng mức sử dụng đầu vào lao động khi hiệu suất giảm theo quy mô bắt đầu xảy ra. 27. Xem xét một hãng sử dụng hai nhà máy, A và B, với các hàm MC: MCA= 10 + 0,01QA và MCB = 4 + 0,02QB a. Hãy tìm các hàm chi phí cận biên ngược. b. Cho MCA = MCT và MCB = MCT, hãy tìm tổng đại số QA + QB = QT. c. Hãy lấy hàm tổng chi phí cận biên (MCT) ngược trong phần b. được biểu diễn như là một hàm của tổng sản lượng (QT). d. Vượt qua mức sản lượng nào hãng sẻ sản xuất tại cả hai nhà máy? (gợi ý: tìm mức sản lượng tại đó MCT gấp khúc). e. Nếu nhà quản lý của hãng muốn sản xuất 1.400 đơn vị tại mức chi phí thấp nhất, có nên phân bổ cho mỗi nhà máy 700 đơn vị sản lượng không? tại sao? Nếu không, cần phân bổ cho mỗi nhà máy bao nhiêu? 28. Một nhà quản lý một hãng kinh doanh trên hai thị trường khác nhau. Các hàm cầu dự đoán cho hai thị trường này là: QA = 16000 – 80PA và QB = 22000 – 10PB. a. Tìm các hàm doanh thu cận biên ngược. b. Tìm các hàm tổng doanh thu cận biên. c. Vẽ đồ thị MRA, MRB, và MRT. Kiểm tra đạo hàm đại số của tổng doanh thu cận biên. d. Nếu nhà quản lý có 600 đơn vị để bán, 600 đơn vị này sẽ được phân bổ như thế nào để tối đa hoá tổng doanh thu?

pdf14 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 3407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện bài tập nhóm môn Kinh tế học quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ Giảng viên: ThS. Phan Thế Công Bộ môn: Kinh tế học vi mô – Khoa Kinh tế – Đại học Thương mại Email: congphanthe@vcu.edu.vn DĐ: 0966653999 Website lấy tài liệu: I. CHỦ ĐỀ BÀI TẬP NHÓM Sinh viên thực hiện 2 nhiệm vụ: Làm toàn bộ bài tập theo file gửi kèm và Làm 1 báo cáo chọn 1 trong 4 chủ đề sau đây: 1. Lập một dự án để triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu của một doanh nghiệp (hoặc một thị trường khu vực) của một mặt hàng tiêu dùng cụ thể (thịt, hoặc gạo, hoặc đồ điện tử,) ở các thành phố lớn (hoặc nông thôn) trong một thời kỳ nhất định. (Ghi chú: Thiết lập phiếu điều tra, bảng hỏi để điều tra 50 mẫu trên thị trường; Sử dụng phần mềm Kinh tế lượng (SPSS, STATA hoặc EVIEWS) để ước lượng và phân tích). 2. Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của một hãng sản xuất một mặt hàng cụ thể ở Việt Nam. (Ghi chú: Sử dụng phần mềm Kinh tế lượng (SPSS, STATA hoặc EVIEWS) để ước lượng và phân tích). 3. Lựa chọn và xây dựng một mô hình về độc quyền nhóm và chỉ ra cách thức việc ra quyết định quản lý của một hãng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam. (Ghi chú: Sử dụng phần mềm Kinh tế lượng (SPSS, STATA hoặc EVIEWS) để ước lượng và phân tích). 4. Phân tích một số quyết định quản lý tiên tiến nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (lấy một ví dụ cụ thể về một doanh nghiệp ở Việt Nam để phân tích). (Ghi chú: Sử dụng phần mềm Kinh tế lượng (SPSS, STATA hoặc EVIEWS) để ước lượng và phân tích). II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN - Tất cả các chủ đề lựa chọn và phân tích đều phải có đủ đồ thị, bảng biểu, số liệu, kết quả từ việc chạy (SPSS, STATA hoặc EVIEWS). Khi nghiên cứu mỗi chủ đề, học viên cần phải nắm vững lý thuyết để ứng dụng lý thuyết vào phân tích thực trạng một cách lô gíc và có cơ sở. - Mọi thành viên của nhóm đều phải tham gia thảo luận và làm bài tập nhóm. Nhóm trưởng lập bảng phân công nhiệm vụ theo các hạng mục, và bảng phân công. - Sinh viên có thể tham khảo các tài liệu trên Internet, trên các báo, tạp chí kinh tế và kinh doanh trong và ngoài nước. Các nguồn số liệu và tài liệu cần có trích dẫn nguồn (tác giả, tên bài, tên nhà xuất bản hoặc địa chỉ website, thời gian xuất bản). III. YÊU CẦU CHUNG - Tên File tập hợp các sản phẩm bài tập nhóm nhóm ghi theo quy tắc sau: KTHQL102_Lớp_Nhóm. Ví dụ Nhóm 1 lớp D4 sẽ ghi như sau: KTHQL102_D4_N1 - Trang đầu tiên của sản phẩm thu hoạch phải có đầy đủ những thông tin sau: + Môn học/ Lớp/ Nhóm; Chủ đề: Số(ghi rõ nội dung của chủ đề); Danh sách các thành viên trong nhóm - File kế hoạch triển khai (người phụ trách công việc; thời gian bắt đầu – hạn; sản phẩm của công việc) - File sản phẩm (bài thu hoạch) + Là File word (Microsoft Word phiên bản 2003 hoặc 2007); Số trang: 10-15 trang + Font chữ Arial hoặc Times new roma; Căn lề: trên 2,5 cm; trái 3cm; dưới 2cm; phải 2cm + Font chữ: 12; cách dòng 1.2 - File đánh giá thành viên: Ghép (Rar) 2 file để gửi qua email và in ra 1 bản để nộp cho GVHD: “Toàn bộ nội báo cáo (Xem mẫu phụ lục 2) + Đánh giá thành viên (Xem mẫu phụ lục 1)” thành 01 file duy nhất để nộp qua email. Tên File tập hợp các sản phẩm bài tập nhóm nhóm ghi theo quy tắc sau: KTHQL_Lớp_Nhóm. Ví dụ Nhóm 1 lớp D4 sẽ ghi như sau: KTHQL_D4_N1. VI. HẠN NỘP 2- Nộp 1 file sản phẩm nộp qua email của GV và 1 bản in ra (Báo cáo thu hoạch + Đánh giá thành viên). Thời gian: Nộp cho GV sản phẩm ngay buổi thảo luận cuối cùng. 3HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ I. LÝ THUYẾT 1. Bằng các kiến thức đã học, bạn hãy phân tích và bình luận cung cầu, giá cả, và sản lượng của thị trường về một loại sản phẩm nào đó ở Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. 2. Nêu và phân tích các bước để ước lượng hàm sản xuất trong dài hạn của một hãng thuê hai đầu vào biến đổi là vốn (K) và lao động (L). 3. Phân tích các bước để ước lượng một hàm chi phí biến đổi bình quân hoặc hàm chi phí cận biên của một hãng (thường là hàm bậc 2). 4. Phân tích quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối hóa lợi nhuận trong thị trường độc quyền bán thuần tuý. 5. Phân tích quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 6. Phân tích các bước để ước lượng một hàm sản xuất bậc 3 của một hãng lựa chọn 2 đầu vào là lao động (L) và vốn (K) để sản xuất. 7. Phân tích các phương pháp để dự báo cầu của một loại sản phẩm nào đó trên một thị trường cụ thể. 8. Giả sử bạn là một chuyên gia phân tích thị trường, bạn hãy phân tích các bước để ước lượng cầu của một doanh nghiệp về một mặt hàng cụ thể nào đó. 9. Hãy bình luận nhận định sau: “Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường cả trong ngắn hạn và dài hạn”. 10. Lập một dự án để triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu của một số mặt hàng tiêu dùng cụ thể (thịt các loại, gạo các loại,) ở các thành phố lớn (hoặc nông thôn) trong một thời kỳ nhất định. 11. Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của một hãng sản xuất một mặt hàng cụ thể ở Việt Nam. 12. Lựa chọn và xây dựng một mô hình về độc quyền nhóm và chỉ ra cách thức việc ra quyết định quản lý của một hãng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam. II. BÀI TẬP 1. Cho hàm cung và hàm cầu trên thị trường của 1 loại hàng hóa X như sau: QD = 90 - 2P ; QS = 10 + 2P a) Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường của hàng hóa X và vẽ đồ thị minh họa. b) Tính lượng dư thừa và thiếu hụt tại các mức giá P = 10; P = 15; P = 20. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại các mức giá này và cho nhận xét c) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? d) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? e) Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? 2. Một người tiêu dùng có số tiền là M = 580 sử dụng để mua 2 loại hàng hoá X và Y. Giá của hai loại hàng hoá này tương ứng là PX = 4 và PY = 8. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là UX,Y = 60XY. a) Lợi ích tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được là bao nhiêu? b) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp n lần (n > 0) và giá của cả hai loại hàng hoá không đổi thì lợi ích tối đa của người tiêu dùng sẽ là bao nhiêu? c) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng không đổi và giá của cả hai loại hàng hoá đều giảm đi một nửa, khi đó sự lợi ích tối đa của người tiêu dùng sẽ là bao nhiêu? 3. Một hãng có hàm sản xuất là 2 .Q K L= . Hãng sử dụng hai đầu vào là vốn K và lao động L. Giá của các đầu vào tương ứng là r = 2$/1đơn vị vốn; w = 4$/1 đơn vị lao động. a) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên tại điểm lựa chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí bằng bao nhiêu? b) Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 400, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối thiểu là bao nhiêu? 4c) Giả sử hãng có mức chi phí là $18000, hãy xác định mức sản lượng tối đa mà hãng có thể sản xuất được. 4. Chứng minh rằng: • Khi APL = MPL thì APL lớn nhất. • Khi Khi APL > MPL thì khi tăng lao động APL sẽ giảm tương ứng với sự gia tăng của lao động. • Khi AP < MPL thì khi tăng lao động APL sẽ tăng lên tương ứng với sự gia tăng của lao động. 5. Chứng minh rằng: • Khi ATC = MC thì ATC min. • Khi ATC > MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm tương ứng với sự gia tăng của sản lượng. • Khi ATC < MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ tăng tương ứng với sự gia tăng của sản lượng. • Chứng minh tương tự 3 trường hợp trên đối với mối quan hệ giữa AVC và MC 6. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC, nếu biết hàm tổng chi phí: TC = Q3 - 5Q2 + 4Q +100. 7. Xác định AVC, ATC, AFC, TVC và MC khi biết chi phí sản xuất ở mỗi mức sản lượng của 1 hãng là: Q 0 1 2 3 4 5 6 7 TC 70 170 260 340 410 460 490 500 8. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có phương trình đường cung là: QS = 0,5(P - 1); và chi phí cố định của hãng là TFC = 256. a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC. b) Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng. c) Nếu giá thị trường là P = 15, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục sản xuất hay không trong trường hợp này, vì sao? d) Nếu giá thị trường là P = 65 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, tính lại câu (c) và câu (d). 9. Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là Q = 120 - 0,5P và chi phí cận biên là MC = 4Q + 4, chi phí cố định là TFC = 25 a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TC. b) Xác định doanh thu tối đa của hãng và lợi nhuận tối đa của hãng. c) “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai? Vì sao? d) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 6 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? 10. Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: QD = 120 - 2P và chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng. a) Hãy viết các hàm chi phí: TC, TFC, AVC và MC. Xác định doanh thu tối đa của hãng. b) Hãy tìm lợi nhuận tối đa của hãng. Độ co dãn của cầu theo giá ở mức giá tối đa hóa lợi nhuận này bằng bao nhiêu? c) Nếu chính phủ đánh một mức thuế là 2 trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì lợi nhuận tối đa là bao nhiêu? Giải thích vì sao hãng không thể có doanh thu cực đại tại điểm tối đa hóa lợi nhuận. 11. Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: QD = 160 - 2P và ATC = 20. a) Hãng đang bán với giá P = 18, doanh thu của hãng là bao nhiêu? Tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét. b) Hãng đang bán với giá P = 20 hãng dự định tăng giá để tăng doanh thu, dự định đó đúng hay sai, vì sao? c) Hãng đang bán với giá P = 22, hãng dự định tăng giá để tăng lợi nhuận, hãng có thực hiện được không, vì sao?. 12. Mười điểm số liệu của Y và X được dùng để ước lượng các tham số trong quan hệ tuyến tính Y = a + bX. Kết quả phân tích hồi quy từ máy tính cho biết: DEPENDENT VARIABLE: Y R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 10 0.5223 8.747 0.0187 VARIABLE PARAMETER ESTIMATE STANDARD ERROR T-RATIO P-VALUE 5INTERCEPT 800.0 189.125 4.23 0.0029 X -2.50 0.850 -2.94 0.0187 a. Phương trình của đường hồi quy mẫu là gì? b. Kiểm định ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% của các ước lượng hệ số chặn và hệ số góc. Giải thích xem kiểm định này được tiến hành như thế nào và trình bày kết quả của mình. c. Lý giải về các giá trị p của các ước lượng tham số. d. Nếu X = 140, giá trị phù hợp (hoặc dự báo) của Y sẽ là bao nhiêu? 13. Cầu thị trường đối với hàng hóa X ước lượng được là: Qˆ = 800 - 3,5P - 0,6M + 4PZ Trong đó Qˆ là lượng cầu của hàng hóa X ước lượng được (tính theo đơn vị), P là giá của hàng hóa, M là thu nhập và PZ là giá của hàng hóa có liên quan Z. (Tất cả các ước lượng (của) tham số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). a. X là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp. Hãy giải thích. b. X và Z là hàng hóa bổ sung hay hàng hóa thay thế? Hãy giải thích. c. Tại P = 20, M = 20 và PZ = 10, hãy tính các ước lượng của độ co dãn theo giá ( Eˆ ), theo thu nhập ( MEˆ ) và theo giá chéo ( XZEˆ ) 14. Hàm cầu thực nghiệm đối với hàng hóa X được ước lượng theo dạng log tuyến tính như sau: lnQˆ = 99,74209 - 1,65lnP + 0,8lnM - 2,5lnPY Trong đó Qˆ là lượng cầu của hàng hóa X ước lượng được (tính theo đơn vị), P là giá cả của hàng hóa X, M là thu nhập và PY là giá của hàng hóa có liên quan Y. (Tất cả các ước lượng tham số đều có ý nghĩa ở các mức ý nghĩa khác nhau từ 0 đến 5%). a. X là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp? Hãy giải thích. b. X và Y là hàng hóa bổ sung hay hàng hóa thay thế? Hãy giải thích. c. Hãy biểu diễn hàm cầu thực nghiệm này dưới dạng khác (dạng phi loga): Qˆ = ______ d. Tại P = 50, M = 16.000 và PY = 25, độ co dãn theo giá ( Eˆ ), theo thu nhập MEˆ và theo giá chéo ( XYEˆ ) ước lượng được bằng bao nhiêu? Lượng cầu dự đoán của hàng hóa X bằng bao nhiêu? 15. Với dữ liệu trong bảng A của phần phụ lục, cầu về đồng trên thế giới có thể được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường chứ không phải bằng phương pháp 2SLS như đã được thực hiện trong phần ví dụ của bài. Kết quả ước lượng sử dụng (phương pháp) OLS như sau: DEPENDENT VARIABLE: QC R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 25 0.9648 191.71 0.0001 PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 6245.43 961.291 -6.50 0.0001 PC -13.4205 14.4504 -0.93 0.0636 M 12073.0 719.326 16.78 0.0001 PA 70.7161 31.8441 2.22 0.0375 Hãy so sánh các ước lượng tham số OLS với các ước lượng 2SLS được trình bày trong chương này. Bạn có nhận thấy có vấn đề nào đối với ước lượng các tham số của cầu về đồng trên thế giới khi sử dụng phương pháp OLS hay không? Hãy giải thích? 16. Hàm cầu tuyến tính của một ngành có dạng: Q = a + bP + cM + dPR được ước lượng bằng phương pháp 2SLS. (Cầu của ngành ban đầu đã được định dạng bằng việc xác định hàm cung). Kết quả của ước lượng này như sau: Two-Stage Least-Squares Estimation DEPENDENT VARIABLE: Q OBSERVATIONS: 24 PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 68.38 12.65 5.41 0.0001 P -6.50 3.15 -2.06 0.0492 M 0.13926 0.0131 10.63 0.0001 6PR -10.77 2.45 -4.40 0.0002 a. Dấu của bˆ có giống như được dự đoán về mặt lý thuyết hay không? Tại sao? b. Dấu của cˆ nói lên điều gì về hàng hóa này? c. Dấu của dˆ nói lên điều gì về mối quan hệ giữa hàng hóa này với hàng hóa có liên quan R? d. Các ước lượng tham số aˆ , bˆ , cˆ , dˆ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% hay không? e. Sử dụng các giá trị P = 125, M = 30000 và PR = 60, hãy tính các ước lượng của: (1) Độ co dãn của cầu theo giá ( Eˆ ) (2) Độ co dãn của cầu theo thu nhập ( MEˆ ) (3) Độ co dãn theo giá chéo ( XREˆ ) 17. Đường cầu dạng log tuyến tính đối với một hãng định giá được ước lượng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường như sau: Q = aPbMc dRP Dưới đây là kết quả của ước lượng này: DEPENDENT VARIABLE: LNQ R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 25 0.8587 89.165 0.0001 PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 10.77 4.01 1.69 0.0984 LNP -1.48 0.70 -2.40 0.0207 LNM -0.52 0.22 -3.73 0.0005 LNPR 1.35 0.75 1.80 0.0787 a. Phương trình cầu ước lượng được biểu diễn dưới dạng loga tự nhiên là: lnQ = ___________ b. Ước lượng tham số đối với b có dấu như kỳ vọng không? Hãy giải thích. c. Với các ước lượng tham số nêu trên, hàng hóa này là hàng hóa bình thường hay hàng hóa thứ cấp? Hãy giải thích. R là hàng hóa bổ sung hay hàng hóa thay thế? Hãy giải thích. d. Ước lượng tham số nào có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%? e. Tìm các hệ số co dãn được ước lượng sau: (1) Độ co dãn của cầu theo giá ( Eˆ ) (2) Độ co dãn của cầu theo giá chéo ( XREˆ ) (3) Độ co dãn của cầu theo thu nhập ( MEˆ ) f. Khi tất cả các yếu tố khác là không đổi, khi thu nhập của hộ gia đình giảm 15% sẽ làm cho lượng cầu ______ (tăng, giảm) ____%. g. Khi các yếu tố khác không đổi, một sự tăng lên 8% trong giá sẽ dẫn đến lượng cầu ______ (tăng, giảm) ____%. h. Giá của hàng hóa R giảm 8%, khi tất cả các biến khác không thay đổi, sẽ làm cho lượng cầu ______ (tăng, giảm) ____%. 18. Phương trình xu hướng tuyến tính đối với sản lượng bán dạng: Qt = a + bt được ước lượng trong giai đoạn 1990 - 2004 (tức là t = 1990, 1991, , 2004). Kết quả của hồi quy như sau: DEPENDENT VARIABLE: QT R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 15 0.6602 25.262 0.0002 PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 73.71460 34.08 2.16 0.0498 T 3.7621 0.74910 5.02 0.0002 a. Đánh giá ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng được (sử dụng mức ý nghĩa 5%). Ước lượng này có thể hiện một xu hướng có ý nghĩa không? b. Sử dụng phương trình này để dự đoán sản lượng cho năm 2005 và 2006. c. Nhận xét về độ chính xác của hai dự đoán này. 719. Nghiên cứu một hãng mà sản lượng bán đang chịu sự biến động theo quý. Giả sử phương trình sau được ước lượng sử dụng dữ liệu theo quý trong giai đoạn từ 1997 - 2004 (biến thời gian chạy từ 1 đến 32). Các biến D1, D2 và D3 lần lượt là các biến giả cho quý thứ nhất, thứ hai và thứ ba (ví dụ D1 bằng 1 trong quý thứ nhất và bằng 0 trong các quý còn lại). Qt = a + bt + c1D1 + c2D2 + c3D3 Kết quả của ước lượng được trình bày như sau: DEPENDENT VARIABLE: QT R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 32 0.9817 361.133 0.0001 PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 51.234 7.16 7.15 0.0001 T 3.127 0.524 5.97 0.0001 D1 -11.716 2.717 -4.31 0.0002 D2 -1.424 0.636 -2.24 0.0985 D3 -17.367 2.112 -8.22 0.0001 a. Hãy tính hệ số chặn đối với mỗi quý. Các giá trị này nói lên điều gì? b. Sử dụng phương trình được ước lượng này để dự đoán sản lượng cho quý IV năm 2005. 20. Wilpen Company, một hãng định giá, sản xuất gần 80% số lượng bóng tennis được tiêu thụ trên nước Mỹ. Wilpen ước lượng cầu của nước Mỹ cho sản phẩm bóng tennis của mình bằng cách sử dụng sự xác định tuyến tính sau: Q = a + bP + cM + dPR trong đó Q là số lượng hộp bóng tennis bán được hàng quý, P là mức giá bán buôn mà Wilpen đặt ra cho một hộp bóng tennis, M là thu nhập bình quân một hộ gia đình người tiêu dùng, và PR là giá vợt tennis bình quân. Kết quả hồi quy như sau: DEPENDENT VARIABLE: Q R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 20 0.8435 28.75 0.001 PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 825120.0 220300.0 1.93 0.0716 P -37260.6 12587 -22.96 0.0093 M 1.49 0.3651 4.08 0.0009 PR -1056.0 460.75 -3.16 0.0060 a. Phân tích ý nghĩa thống kê của các ước lượng tham số aˆ , bˆ , cˆ và dˆ bằng cách sử dụng các giá trị p. Dấu của bˆ , cˆ và dˆ có phù hợp với lý thuyết cầu không? Wilpen có dự định định giá bán buôn là $1,65 một hộp. Giá vợt tennis trung bình là $110 và thu nhập bình quân một hộ gia đình người tiêu dùng là $24.000 b. Lượng cầu về hộp bóng tennis ước lượng được là bao nhiêu? c. Tại các giá trị của P, M và PR đã cho, giá trị ước lượng được của các độ co dãn của cầu theo giá ( Eˆ ), theo thu nhập ( MEˆ ) và theo giá chéo ( XREˆ ) là bao nhiêu? d. Điều gì sẽ xảy ra, tính theo phần trăm, với lường cầu về hộp bóng tennis nếu giá của bóng tennis giảm 15%? e. Điều gì sẽ xảy ra, tính theo phần trăm, với lường cầu về hộp bóng tennis nếu thu nhập bình quân một hộ gia đình người tiêu dùng tăng lên 20%? f. Điều gì sẽ xảy ra, tính theo phần trăm, với lường cầu về hộp bóng tennis nếu giá vợt tennis trung bình tăng lên 25%? 21. Trong nghiên cứu về thị trường đồng thế giới, chúng ta đã sử dụng một xác định tuyến tính. Tuy nhiên, chúng ta đã có thể ước lượng một xác định log tuyến tính. Tức là chúng ta có thể xác định hàm cầu về đồng là: dA cb cc PMaPQ = hoặc ln Qc = ln a + b ln Pc + c ln M + d ln PA Sử dụng dữ liệu trong bảng A của phần phụ lục, kết quả của một ước lượng như vậy được thể hiện như sau: Two-Stage Least-Squares Estimation DEPENDENT VARIABLE: LNQC OBSERVATIONS: 25 8PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 9.49265 1.56146 6.08 0.0001 LNPC -0.88307 0.56457 -1.56 0.1327 LNM 2.69818 0.50542 5.34 0.0001 LNPA 0.83530 0.33400 2.50 0.0207 a. Sử dụng các giá trị p, hãy thảo luận về ý nghĩa thống kê của các ước lượng tham số aˆ , bˆ , cˆ và dˆ . Dấu của bˆ , cˆ và dˆ có phù hợp với lý thuyết cầu không? b. Giá trị ước lượng được của các độ co dãn của theo giá ( Eˆ ), theo thu nhập ( MEˆ ) và theo giá chéo ( CAEˆ ) là bao nhiêu? c. Sự xác định nào về cầu của đồng, hàm tuyến tính hay log tuyến tính, có vẻ thích hợp hơn? 22. Rubax, một hãng chế tạo giày điền kinh của Mỹ, ước lượng mô hình xu hướng tuyến tính như sau cho sản lượng bán giày: Qt = a + bt + c1D1 + c2D2 + c3D3, trong đó Qt = Sản lượng bán giày trong quý thứ t t = 1, 2, , 28 [1998(I), 1998(II), , 2004(IV)] D1 = 1 nếu t là quý I (mùa đông); = 0 trong các quý khác D2 = 1 nếu t là quý II (mùa xuân); = 0 trong các quý khác D3 = 1 nếu t là quý III (mùa hè); = 0 trong các quý khác Phân tích hồi quy đưa ra kết quả như sau: DEPENDENT VARIABLE: QT R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 28 0.9651 159.01 0.001 PARAMETER STANDARD VARIABLE ESTIMATE ERROR T-RATIO P-VALUE INTERCEPT 184500 10310 17.90 0.0001 T 2100 340 6.18 0.0001 D1 3280 1510 2.17 0.0404 D2 6250 2220 2.82 0.0098 D3 7010 1580 4.44 0.0002 a. Có đủ bằng chứng thống kê về xu hướng tăng lên trong sản lượng bán giày không? b. Những dữ liệu này có cho thấy một sự biến động theo mùa vụ có ý nghĩa thống kê trong sản lượng bán giày của Rubax hay không? Nếu có thì kiểu biến động mùa vụ nào được thể hiện thông qua dữ liệu? c. Sử dụng phương trình dự đoán ước lượng được, hãy dự đoán sản lượng bán giày của Rubax cho 2005(III) và 2006(II). d. Bạn có thể cải thiện phương trình ước lượng này như thế nào? 23. Một hãng ước lượng được hàm sản xuất bậc ba có dạng như sau: Q = AL3 + BL2 và đạt được các kết quả như sau: DEPENDENT VARIABLE: Q R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 25 0.8457 126.10 0.0001 VARIABLE PARAMETER ESTIMATE STANDARD ERROR T-RATIO P-VALUE L3 -0.002 0.0005 -4.00 0.0005 L2 0.400 0.080 5.00 0.0001 a. Ước lượng các hàm tổng sản phẩm, sản phẩm bình quân và sản phẩm cận biên. b. Các tham số có mang dấu đúng không? chúng có ý nghĩa tại mức 1% không? c. Tại mức sử dụng lao động nào thì sản phẩm bình quân là nhỏ nhất? 24. Hãy xem xét hàm chi phí biến đổi trong ngắn hạn có dạng như sau: AVC = a + bQ + cQ2 Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, quy trình ước lượng cho kết quả từ máy tính như sau: DEPENDENT VARIABLE: AVC R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 15 0.4135 4.230 0.0407 VARIABLE PARAMETER STANDARD T-RATIO P-VALUE 9ESTIMATE ERROR Intercept 30.420202 6.465900 4.70 0.0005 Q -0.079952 0.030780 -2.60 0.02332 Q2 0.000088 0.000032 2.75 0.0176 a. Các tham số ước lượng có mang dấu đúng không? Chúng có ý nghĩa thông kê với mức ý nghĩa là 5% không? b. Tại mức sản lượng nào thì bạn ước lượng được chi phí biến đổi bình quân là nhỏ nhất? c. Đường chi phí cận biên được ước lượng là gì? d. Chi phí cận biên được ước lượng là bao nhiêu khi sản lượng là 800 đơn vị? e. Đường chi phí biến đổi bình quân được ước lượng là gì? f. Chi phí biến đổi bình quân được ước lượng là bao nhiêu khi sản lượng là 800 đơn vị? 25. Nhà kinh tế hàng đầu của tập đoàn Argus, một nhà sản xuất trang thiết bị lớn, đã ước lượng hàm chi phí trong ngắn hạn của hãng về máy hút bụi dựa vào hàm biến đổi bình quân có dạng như sau: AVC = a + bQ + cQ2 AVC = đơn vị tiền tệ cho mỗi máy hút bụi và Q là số lượng máy hút bụi được sản xuất mỗi tháng. Tổng chi phí cố định mỗi tháng là $180000. Kết quả ước lượng được là như sau: DEPENDENT VARIABLE: AVC R-SQUARE F-RATIO P-VALUE ON F OBSERVATIONS: 19 0.7360 39.428 0.0001 VARIABLE PARAMETER ESTIMATE STANDARD ERROR T-RATIO P-VALUE Intercept 191.93 54.65 3.512 0.0029 Q -0.0305 0.00789 23.866 0.0014 Q2 0.00024 0.00098 2.449 0.0262 a. Các giá trị ước lượng a , b , và c có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa bằng 2% không? b. Kết quả có chỉ ra rằng đường chi phí biến đổi bình quân co dạng chữ U không? Giải thích? c. Nếu tập đoàn Argus sản xuất 7000 máy hút bụi một tháng, chi phí biến đổi bình quân, chi phí cận biên, tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí được ước lượng là bao nhiêu? d. Trả lời câu hỏi ở phần c, giả định tập đoàn sản xuất 12000 máy hút bụi hàng tháng? e. Tại mức sản lượng nào thì chi phí biến đổi bình quân là nhỏ nhất? Chi phí biến đổi bình quân đó là bao nhiêu? 26. Tại sao điều kiện A > 0, và B < 0 lại là không phù hợp với hàm sản xuất trong ngắn hạn bậc ba? Với hàm sản xuất ngắn hạn bậc ba, hãy chứng minh rằng việc tăng K luôn dẫn tới tăng luôn dẫn tới tăng mức sử dụng đầu vào lao động khi hiệu suất giảm theo quy mô bắt đầu xảy ra. 27. Xem xét một hãng sử dụng hai nhà máy, A và B, với các hàm MC: MCA= 10 + 0,01QA và MCB = 4 + 0,02QB a. Hãy tìm các hàm chi phí cận biên ngược. b. Cho MCA = MCT và MCB = MCT, hãy tìm tổng đại số QA + QB = QT. c. Hãy lấy hàm tổng chi phí cận biên (MCT) ngược trong phần b. được biểu diễn như là một hàm của tổng sản lượng (QT). d. Vượt qua mức sản lượng nào hãng sẻ sản xuất tại cả hai nhà máy? (gợi ý: tìm mức sản lượng tại đó MCT gấp khúc). e. Nếu nhà quản lý của hãng muốn sản xuất 1.400 đơn vị tại mức chi phí thấp nhất, có nên phân bổ cho mỗi nhà máy 700 đơn vị sản lượng không? tại sao? Nếu không, cần phân bổ cho mỗi nhà máy bao nhiêu? 28. Một nhà quản lý một hãng kinh doanh trên hai thị trường khác nhau. Các hàm cầu dự đoán cho hai thị trường này là: QA = 16000 – 80PA và QB = 22000 – 10PB. a. Tìm các hàm doanh thu cận biên ngược. b. Tìm các hàm tổng doanh thu cận biên. c. Vẽ đồ thị MRA, MRB, và MRT. Kiểm tra đạo hàm đại số của tổng doanh thu cận biên. d. Nếu nhà quản lý có 600 đơn vị để bán, 600 đơn vị này sẽ được phân bổ như thế nào để tối đa hoá tổng doanh thu? 29. Xem lại ví dụ về Zicon Manufacturing- một hãng sản xuất những hàng hóa thay thế cho nhau trong tiêu dùng. Giả sử rằng nhà quản lý sản xuất thay đổi dự đoán về các hàm tổng chi phí và chi phí cận biên thành: 10 TCX = 27QX + 0,00025Q2X và TCY = 20QY + 0,000125Q2Y MCX = 27 + 0,0005QX và MCY = 20 + 0,00025QY Hàm cầu cho 2 sản phẩm là: QX = 80.000 – 8.000PX + 6.000PY và QY = 40.000 – 4.000PY + 4.000PX Tính các mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận mới cho 2 loại sản phẩm. 30. Một hãng sản xuất trên hai nhà máy với hàm chi phí cận biên của hai nhà máy tương ứng là: MCA= 10 + 0,06QA và MCB = 12 + 0,04QB. a) Viết phương trình của đường tổng chi phí cận biên. b) Giả sử đường cầu được ước lượng cho sản lượng của hãng là QT = 8000 - 125P. Hãy xác định mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận của hãng và mức sản lượng mà mỗi nhà máy sẽ sản xuất. Tính lợi nhuận lớn nhất mà hãng thu được biết tổng chi phí cố định của hai nhà máy là 1200. c) Bây giờ, giả sử rằng cầu được dự đoán thay đổi thành QT = 5000 - 100P; khi đó mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng là bao nhiêu, và sản lượng sản xuất ở mỗi nhà máy của hãng là bao nhiêu? Lợi nhuận lớn nhất mà hãng đạt được lúc này là bao nhiêu? 31. Một hãng có sức mạnh độc quyền kinh doanh tại 2 thị trường riêng biệt, đường cầu cho 2 thị trường này được dự đoán là Q1 = 200 – 0,02P1 và Q2 = 400 – 0,04P2. Nhà quản lý của hãng có được dự báo hàm chi phí cận biên của hãng từ bộ phận kỹ thuật là MC = 300 – 0,2Q + 0,01Q2. a) Viết hàm tổng doanh thu cận biên và vẽ đồ thị minh họa. b) Mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng là bao nhiêu? Mức sản lượng tối ưu ở mỗi thị trường mà nhà quản lý dự định phân bổ là bao nhiêu? c) Tính lợi nhuận lớn nhất mà hãng thu được biết rằng chi phí cố định của hãng là 50.000 đơn vị tiền tệ. 32. Một hãng có sức mạnh độc quyền kinh doanh tại 2 thị trường riêng biệt, đường cầu cho 2 thị trường này được dự đoán là Q1 = 800 - 20P1 và Q2 = 500 - 5P2. Nhà quản lý của hãng có được dự báo hàm chi phí cận biên của hãng từ bộ phận kỹ thuật là MC = 10 - 0,05Q + 0,001Q2. a) Viết hàm tổng doanh thu cận biên và vẽ đồ thị minh họa. b) Mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng là bao nhiêu? Mức sản lượng tối ưu ở mỗi thị trường mà nhà quản lý dự định phân bổ là bao nhiêu? c) Tính lợi nhuận lớn nhất mà hãng thu được biết rằng chi phí cố định của hãng là 2.500 đơn vị tiền tệ. Ghi chú: Hệ Hoàn chỉnh kiến thức không phải làm bài tập từ số 27 đến 32. PHỤ LỤC DỮ LIỆU CHO SINH VIÊN THỰC HÀNH: BẢNG A: Thị trường đồng thế giớia: Năm Sản lượng tiêu thụ thế giới (QC) Giá đồng thực (PC) Chỉ số thu nhập thực (M) Giá nhôm (PA) Sản xuất thế giới (QP) X (QC/QP) T 3.035,5 3.129,1 1 3.173,0 26,56 0,70 19,76 3.052,8 0,97009 1 2 3.281,1 27,31 0,71 20,78 3.120,3 1,03937 2 3 3.135,7 32,95 0,72 22,55 3.222,3 1,05153 3 4 3.359,1 33,90 0,70 23,06 3.282,0 0,97312 4 5 3.755,1 42,70 0,74 24,03 3.606,0 1,02349 5 6 3.875,9 46,11 0,74 26,50 3.967,7 1,04135 6 7 3.905,7 31,70 0,74 27,24 3.982,6 0,97686 7 8 3.957,6 27,23 0,72 26,21 3.846,5 0,98069 8 9 4.279,1 32,89 0,75 26,09 4.138,7 1,02888 9 10 4.627,9 33,78 0,77 27,40 4.726,1 1,03392 10 11 4.910,2 31,66 0,76 26,94 4.926,0 0,97922 11 12 4.908,4 32,28 0,79 25,18 5.079,6 0,99679 12 13 5.327,9 32,38 0,83 23,94 5.177,0 0,96630 13 14 5.878,4 33,75 0,85 25,07 5.445,5 1,02915 14 11 15 6.075,2 36,25 0,89 25,37 5.781,9 1,07950 15 16 6.312,7 36,24 0,93 24,50 6.141,5 1,05073 16 17 6.056,8 38,23 0,95 24,98 5.891,9 1,02788 17 18 6.375,9 40,83 0,99 24,96 6.430,5 1,02799 18 19 6.974,3 44,62 1,00 25,52 6.961,0 0,99151 19 20 7.101,6 52,27 1,00 26,01 7.425,0 1,00191 20 21 7.071,7 45,16 1,02 25,46 7.294,4 0,95644 21 22 7.754,8 42,50 1,07 22,17 7.895,3 0,96947 22 23 8.480,3 43,70 1,12 18,56 8.413,6 0,98220 23 24 8.105,2 47,88 1,10 21,32 8.640,0 1,00793 24 25 7.157,2 36,33 1,07 22,75 8.054,1 0,93810 25 a Dữ liệu ở bảng trên là những giá trị có thực từ năm 1950 đến 1975 Qc = Sản lượng tiêu thụ đồng thế giới (doanh số bán) được tính theo đơn vị là 1000 tấn Pc = Giá của đồng được tính bằng cents/pound (đã điều chỉnh theo lạm phát) M = Chỉ số thu nhập thực trên đầu người (1970 = 1,00) PA = Giá của nhôm được tính bằng cents/pound (đã điều chỉnh theo lạm phát) X = Tỷ lệ giữa tiêu thụ của năm trước và sản xuất của năm trước (= QC/QP) T = Công nghệ (giai đoạn thời gian là đại diện) 12 BẢNG B: Dữ liệu đối với hãng Checkers Pizza: Quan sát Q P M PA1 PBMac 1 2.659 8,65 25.500 10,55 1,25 2 2.870 8,65 25.600 10,45 1,35 3 2.875 8,65 25.700 10,35 1,55 4 2.849 8,65 25.970 10,30 1,05 5 2.842 8,65 25.970 10,30 0,95 6 2.816 8,65 25.750 10,25 0,95 7 3.039 7,50 25.750 10,25 0,85 8 3.059 7,50 25.950 10,15 1,15 9 3.040 7,50 25.950 10,00 1,50 10 3.090 7,50 26.120 10,00 1,75 11 2.934 8,50 26.120 10,25 1,75 12 2.942 8,50 26.120 10,25 1,85 13 2.834 8,50 26.200 9,75 1,50 14 2.517 9,99 26.350 9,75 1,10 15 2.503 9,99 26.450 9,65 1,05 16 2.502 9,99 26.350 9,60 1,50 17 2.557 9,99 26.850 10,00 0,55 18 2.586 10,25 27.350 10,25 0,55 19 2.623 10,25 27.350 10,20 1,15 20 2.633 10,25 27.950 10,00 1,15 21 2.721 9,75 28.159 10,10 0,55 22 2.729 9,75 28.264 10,10 0,55 23 2.791 9,75 28.444 10,10 1,20 24 2.821 9,75 28.500 10,25 1,20 Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2011 Giảng viên 13 Phụ lục 1: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *************** BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌP NHÓM THẢO LUẬN Môn: KTH quản lý Giảng viên: ThS. Phan Thế Công Lớp: Nhóm: STT theo danh sách Họ và tên sinh viên Mã SINH VIÊN Lớp Tên nhóm thảo luận Số buổi họp nhóm thảo luận Điểm tự đánh giá của các cá nhân Điểm trưởng nhóm chấm Giáo viên kết luận Ghi chú Số buổi họp nhóm Ký tên Điểm Ký tên (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 23 45 67 Hà nội, ngày tháng năm 200 Xác nhận của thư ký Xác nhận của nhóm trưởng Ghi chú: 1. Các học viên điền đủ các thông tin theo mẫu ở trên để nộp cho giảng viên ngay khi kết thúc môn học. 2. Sinh viên phải tự đánh giá điểm của mình và phải ký tên vào cột thứ (7) và (9), chữ ký này phải trùng với chữ ký vào bảng điểm thi cuối kỳ. 3. Cột thứ (10): nhóm trưởng và thư ký phải đánh giá tính tích cực, chăm chỉ, và sự đóng góp chuyên môn của các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng phải chấm điểm cho các thành viên trong nhóm. 4. Điểm đánh giá của mỗi nhóm phải có tổi thiểu 5 bậc điểm, khoảng cách mỗi bậc điểm tối thiểu là 0.5. Ví dụ: 7; 7,5; 8; 8,5; 9. 5. Giáo viên sẽ căn cứ vào biên bản họp nhóm thảo luận để cho điểm thảo luận các học viên ở cột thứ (11). 14 Phụ lục 2: BÌA NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mục lục Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, hình vẽ Danh mục từ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (Sử dụng cả kết quả điều tra sơ bộ) Chỉ rõ thực trạng chung Thực trạng của doanh nghiệp Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nêu rõ các câu hỏi nghiên cứu 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ . (Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ đề nghiên cứu) Phần này bao gồm: 1. Phân tích Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2. Phân tích Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Phần 2: Đánh giá, phân tích thực trạng về giai đoạn nào nghiên cứu? (Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu) Phần này bao gồm: 1. Đánh giá tổng quan tình hình của vấn đề nghiên cứu, từ năm nào đến năm nào? - Nên có các bảng biểu, đồ thị, để báo cáo được sinh động và logics hơn. 2. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. 3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu, chỉ rõ các phần: - Ưu và nhược điểm, khó khăn/hạn chế, nguyên nhân, các phát hiện của vấn đề nghiên cứu Phần 3: Phương hướng và các giải pháp về.. (Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu) 1. Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết (thực hiện) vấn đề nghiên cứu 2. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu 3. Giải pháp..: Kết luận Tài liệu tham khảo Các phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfba_i_ta_p_thu_c_ha_nh_mon_kthql_6605.pdf