Hội chợ nông sản (Địa lí ngành trồng trọt)

Phân công các nhiệm vụ cụ thể trong nhóm, Tranh thủ cho HS có điều kiện nhận sự giúp đỡ từ bạn bè. Hướng dẫn HS cụ thể, dựa trên các câu hỏi mở để HS tự phát triển tư duy sang tạo của mình. Lập danh mục các việc cần phải làm, Giáo viên theo sát và đánh giá thường xuyên để có sự hướng dẫn kịp thời cho HS. Thiết kế các hoạt động theo đề cương chương trình đặc biệt phù hợp với sở thích và khả năng của học sinh.

doc7 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chợ nông sản (Địa lí ngành trồng trọt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Người soạn Họ và tên Trương Thị Hồng Hải Trường THPT Chu Văn An Huyện Triệu Phong Tỉnh Quảng Trị Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT Tóm tắt bài dạy Trồng trọt là một trong hai hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của các quốc gia. Trong dự án này, các em sẽ được vào vai là những HTX nông nghiệp tham dự hội chợ giới thiệu nông sản, giới thiệu sản phẩm và tư vấn cho khách hàng về đặc điểm sinh thái, phân bố: cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và ngành lâm nghiệp. Các em sẽ trình bày kiến thức thu được bằng những sản phẩm khác nhau dưới hình thức là bài trình chiếu sử dụng công nghệ, tờ rơi thể hiện nội dung kiến thức chung, website (nếu có) Qua bài dạy này, sẽ giúp cho các em có thêm kiến thức hiểu biết về mối quan hệ giữa đặc điểm sinh thái và phân bố của cây trồng, vai trò của rừng đối với môi trường và con người, tình hình ngành trồng rừng trên thế giới và nước ta. Lĩnh vực bài dạy Khoa học địa lý. Cấp / lớp : III lớp 10 Cấp / lớp sẽ áp dụng bài dạy Thời gian dự kiến - Điều tra trước dự án: PPCT tiết 31 (nội dung Hướng dẫn bài mới sau khi học bài Cơ cấu kinh tế) - Giới thiệu dự án: PPCT: tiết 32 (Tiết 1 Chuyên đề địa lí nông nghiệp) - Phân nhóm và nhiệm vụ: PPCT tiết 32 (Tiết 1 Chuyên đề Địa lí nông nghiệp) - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - Thời gian báo cáo trên lớp: 45 phút (PPCT: tiết 34, Tiết 3: Địa lí ngành trồng trọt – Chuyên đề Địa lí nông nghiệp) Chuẩn kiến thức cơ bản Chuẩn nội dung và quy chuẩn Kiến thức: Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, các cây lương thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu. Trình bày được vai trò của rừng, tình hình trồng rừng. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ Nông nghiệp thế giới để phân tích và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính, các cây công nghiệp chủ yếu. Phân tích bảng số liệu; vẽ và phân tích biểu đồ về một số ngành sản xuất nông nghiệp thế giới. Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập Học sinh sẽ có khả năng: Có những hiểu biết về vai trò, đặc điểm và phân bố của các ngành trồng trọt. Nhận biết được đặc điểm các loại cây trồng phân bố tại địa phương. Có ý thức trong phát triển nông nghiệp và bảo vệ rừng, thiên nhiên. Học sinh biết cách thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin để giải quyết những vấn đề bài học của mình. Học sinh tạo ra các bài trình diễn đầy thuyết phục, thu hút sự chú ý lắng nghe của mọi người. Học sinh tạo ra những sản phẩm với thiết kế đẹp, ấn tượng, logic. Học sinh rèn luyện được kĩ năng sử dụng các phương tiện thông tin, công nghệ. Học sinh rèn luyện được kĩ năng trình bày trước tập thể, giao tiếp tự tin. Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi bài học Giới hạn và đặc điểm sinh thái ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố các cây trồng? Câu hỏi nội dung 1. Trình bày vai trò và phân loại của ngành trồng trọt? 2. Trình bày vai trò các ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp, ngành trồng rừng. 3. Trình bày vai trò của ngành trồng cây lương thực. Kể tên các loại cây lương thực? 4. Dựa vào hình 28.2 và bảng thông tin trang 108, em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới? 5. Hãy giới thiệu các cây lương thực chính ở nước ta? Ở địa phương em có thể phát triển các loại cây lương thực nào? Tại sao? 6. Trình bày vai trò và đặc điểm các cây công nghiệp? 7. Kể tên các loại cây công nghiệp chính. Phân loại các cây công nghiệp. 8. Dựa vào hình 28.5 và bảng thông tin trang 110, em hãy cho biết vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích. 9. Hãy giới thiệu thế mạnh về trồng cây công nghiệp ở nước ta. (hoặc ở địa phương em) 10. Trình bày vai trò của ngành trồng rừng. 11. Trình bày tình hình phát triển trồng rừng trên thế giới? 12. Trình bày tình hình phát triển ngành trồng rừng ở nước ta? Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án Thảo luận đặt câu hỏi. Sổ ghi chép Bảng khảo sát nhu cầu của học sinh. Giáo viên và học sinh thường xuyên trao đổi kiến thức về dự án để đảm bảo HS đi đúng hướng. Xem các dàn ý về kế hoạch dự án của HS và đưa ra ý kiến phản hồi. Cung cấp tài liệu, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đánh giá tự định hướng cho HS Phiếu hướng dẫn chấm điểm để HS. Nghiên cứu và đưa ra sản phẩm cuối cùng. Thảo luận ôn tập. Tổng hợp đánh giá Đặt hệ thống câu hỏi để xác định nhu cầu của HS, trên cơ sở đó đạt ra mục tiêu của dự án, tạo ra nhửng biểu mẫu để theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện công việc, tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và thường xuyên phản hồi thông tin, qua đó GV đánh giá mức độ tư duy của HS, kịp thời hổ trợ hoặc chính sửa những sai sót về kiến thức, ra các bài tập nhận thức tạo điều kiện cho HS ôn tập và phát triển tư duy trong suốt quá trình học tập. Tạo các bảng đánh giá thật chi tiết các sản phẩm cuối cùng của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá (tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau). Chi tiết bài dạy Các kỹ năng thiết yếu Giúp HS rèn luyện một số kĩ năng cơ bản của thế kỉ 21. Kĩ năng sáng tạo và học tập. Kĩ năng sử dụng các phương tiện thông tin, sử dụng công nghệ. Kĩ năng độc lập tự chủ. Kĩ năng làm việc nhóm. Kĩ năng giao tiếp. Những kĩ năng sống và giao tiếp xã hội. Các bước tiến hành bài dạy 1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu học sinh (Thực hiện đầu học kì 2) - Tiến hành khảo sát nguyện vọng học sinh theo Phụ lục 1, đánh giá ngyện vọng và khả năng thực hiện sản phẩm dự án của học sinh để lên kế hoạch bài dạy. 2. Giới thiệu dự án – Tiết 1 (PPCT: Tiết 32) - Giáo viên đặt vấn đề để học sinh thấy được tầm quan trọng của nông nghiệp, trong đó trồng trọt là ngành giữ vai trò nền tảng. - Giới thiệu dự án cho học sinh: Là những thành phần tham gia vào hội chợ nông sản (chuyên gia (HTX), khách hàng để tìm hiểu các sản phẩm, vai trò, đặc điểm của các ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp và ngành trồng rừng. 3. Phân công nhiệm vụ: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: + Ban tổ chức (Phiếu định hướng học tập 1) + Nhóm nghiên cứu về cây lương thực (Phiếu định hướng học tập 2) + Nhóm nghiên cứu về cây công nghiệp (phiếu định hướng học tập 3) + Nhóm nghiên cứu về ngành trồng rừng (phiếu định hướng học tập 4) - Thực hiện kí hợp đồng lao động với các nhóm (Phụ lục 3) - Giáo viên cung cấp cho học sinh các phiếu đánh giá sản phẩm (phụ lục 7), Phiếu định hướng học tập (phụ lục 4), các phiếu phân công và đánh giá hoạt động nhóm (phụ lục 5) 3. Hướng dẫn thực hiện: (tiết 1,2) - Các nhóm sẽ phân công công việc cho các thành viên trong nhóm theo mẫu phụ lục 5. - Giáo viên cung cấp các tài nguyên học tập cho học sinh: + Sách giáo khoa Địa lí 10. + Các phiếu đánh giá, phiếu giao việc, hợp đồng công việc. + Các website (tìm kiếm qua trang https://www.google.com.vn với các từ khóa "cây lương thực”, “cây công nghiệp”, “rừng” - Giáo viên lên lịch hẹn hướng dẫn hỗ trợ các nhóm: Lần 1: tại phòng thực hành nhà trường (7h30 sáng 11/03/2015) Lần 2: tiết 2 (PPCT: tiết 33) trên lớp (13/3/2015) Lần 3: tại phòng thực hành nhà trường (7h45 sáng 16/03/2015) Các nhóm có thể thường xuyên cập nhật, trao đổi tiến độ hoàn thành sản phẩm qua email và facebook với giáo viên. 4. Hoàn thành dự án, tổ chức thảo luận, tổng kết (tiết 3) Sau khi HS đã hoàn thành dự án, Gv cho phép HS tiến hành buổi báo cáo dự án và đánh giá kết quả làm việc của học sinh.. (Yêu cầu HS sắp xếp tất cả các công việc được giao thành một hồ sơ.) * Đánh giá (Phụ lục 6) - Các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác và giáo viên lắng nghe, phản hồi, nhận xét và đánh giá. - Giáo viên thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm. * Kết luận (Phụ lục 7) - Nhận xét chung về sản phẩm của học sinh. - Trao phần thưởng cho các nhóm. Điều chỉnh phù hợp với đối tượng Học sinh tiếp thu chậm Phân công các nhiệm vụ cụ thể trong nhóm, Tranh thủ cho HS có điều kiện nhận sự giúp đỡ từ bạn bè. Hướng dẫn HS cụ thể, dựa trên các câu hỏi mở để HS tự phát triển tư duy sang tạo của mình. Lập danh mục các việc cần phải làm, Giáo viên theo sát và đánh giá thường xuyên để có sự hướng dẫn kịp thời cho HS. Thiết kế các hoạt động theo đề cương chương trình đặc biệt phù hợp với sở thích và khả năng của học sinh. Học sinh năng khiếu Để HS vào vai là các chuyên gia tư vấn, giới thiệu sản phẩm. Khuyến khích HS tự sáng tạo sản phẩm của mình về web, và thiết kế gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp theo ý tưởng sáng tạo của học sinh. Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết) Máy quay Máy tính Máy ảnh kỹ thuật số Đầu đĩa DVD Kết nối Internet Đĩa Laser Máy in Máy chiếu Máy quét ảnh TiVi Đầu máy VCR Máy quay phim Thiết bị hội thảo Video Thiết bị khác Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết) Cơ sở dữ liệu/ bảng tính Ấn phẩm Phần mềm thư điện tử Bách khoa toàn thư trên đĩa CD Phần mềm xử lý ảnh Trình duyệt Web Đa phương tiện Phần mềm thiết kế Web Hệ soạn thảo văn bản Phần mềm khác Tư liệu in Sách giáo khoa Địa lí 10. Hỗ trợ Quà tặng. Nguồn Internet https://www.google.com.vn 1.12 Yêu cầu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docke_hoach_bai_day_1573.doc