Hình dạng ngoài của lá

1.1. Các bộ phận của lá Lá của đa số của cây thực vật hạt kín, thường gồm 3 bộ phận chính: phiến lá, cuống lá và bẹ lá. a. Phiến lá Là một bản mỏng màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lạp lục, phiến lá của thực vật hạt kín rất đa dạng, có ý nghĩa lớn trong phân loại thực vật, chúng ta khó có thể mô tả chi tiết hình thái của nó, khi mô tả về phiến lá ngưới ta đưa ra các khái niệm về gốc lá, chóp lá và mép lá. +Gốc lá: gốc lá có hình dạng rất đa dạng, có thể có dạng hình tim, hình thận hoặc hình mũi mác, gốc lá có thể nhọn, tròn hoặc lõm .

pdf7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình dạng ngoài của lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình dạng ngoài của lá 1.1. Các bộ phận của lá Lá của đa số của cây thực vật hạt kín, thường gồm 3 bộ phận chính: phiến lá, cuống lá và bẹ lá. a. Phiến lá Là một bản mỏng màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lạp lục, phiến lá của thực vật hạt kín rất đa dạng, có ý nghĩa lớn trong phân loại thực vật, chúng ta khó có thể mô tả chi tiết hình thái của nó, khi mô tả về phiến lá ngưới ta đưa ra các khái niệm về gốc lá, chóp lá và mép lá. +Gốc lá: gốc lá có hình dạng rất đa dạng, có thể có dạng hình tim, hình thận hoặc hình mũi mác, gốc lá có thể nhọn, tròn hoặc lõm... +Chóp lá: chóp lá của lá cây thực vật hạt kín rất đa dạng, có thể phân biệt các kiểu chóp lá sau của thực vật hạt kín: chóp dài xoắn, chóp nhọn kéo dài, chóp nhọn hoắt, chóp có gai nhọn, chóp nhọn chóp tù, chóp bằng, chóp lõm hoặc chóp có 2 thùy.... Hình 3.12. Các bộ phận của lá A. Phiến lá:1. Chóp lá; 2. Mép lá; 3. Gốc lá; B. Cuống lá; C. Lá kèm; D. Chồi. 73 +Mép lá: mép lá có hình dạng rất đa dạng, có thể phân biệt: mép nguyên, lõm lượn sóng hoặc uốn cong, có lông hoặc có gai, có răng, răng cưa hai lần, răng cưa không đều, răng tròn... b. Cuống lá Là phần nối phiến lá vào thân hoặc cành - đó là một bộ phận dài và hẹp tiết diện gần như tròn, mặt trên thường dẹp và có một rãnh dọc. Ở một số cây lá không có cuống, gốc lá đính trực tiếp vào thân hoặc cành - gọi là lá đính gốc hoặc lá không cuống. c. Bẹ lá Là phần gốc lá loe rộng ra tạo thành bẹ ôm lấy mấu thân hoặc cành, đôi khi bẹ này rất lớn bao lấy một phần thân hoặc cành (bẹ Cau, Lúa, Mía...), bẹ lá thường gặp ở những cây thực vật 1 lá mầm. 1.2. Các dạng lá a. Lá đơn Là dạng lá chỉ gồm có một cuống lá và một phiến lá, có thể không có cuống nếu là lá đính gốc; hình dạng của lá đơn rất đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm của phiến lá, người ta phân biệt các dạng chính sau đây: lá nguyên, lá có thùy, lá phân thùy, lá xẻ thùy... + Lá nguyên: phiến lá nguyên, hoàn toàn không bị chia cắt, mép lá trơn, phẳng, có thể có răng hoặc có những chỗ lồi không đáng kể. Căn cứ vào hình dạng của phiến lá, người ta phân biệt: - Lá nguyên có phiến phẳng: tùy thuộc vào chiều dài, sự đối xứng và đặc điểm của mép lá, người ta phân biệt ra các kiểu sau đây: lá hình tròn (lá Sen), lá hình bầu dục (lá Táo), lá hình trứng ngược (lá Bàng), lá hình trứng thuận (lá Tía tô), lá hình mũi mác (lá Trúc đào), lá hình dải (lá Sả, lá Lúa), lá hình kim (lá Thông), lá hình mũi tên (lá Rau muống), lá hình thận (lá Rau má), lá hình tim (lá Trầu không), lá hình lưỡi liềm (lá Bạch đàn), lá hình quạt (lá Cọ), lá hình tam giác (lá Giang bảng qui), lá hình nhiều cạnh (lá Bát giác liên)... - Lá nguyên có phiến không phẳng: là dạng lá khi mặt cắt ngang của phiến lá thường có dạng hình tròn, hình thoi, hình tam giác... (lá Hành). + Lá có thùy: lá dạng lá, tại mép lá có những chỗ lồi lõm tạo thành những thùy nhỏ ăn sâu đến 1/2 của nửa phiến lá. Có 2 dạng lá: Lá có thùy hình lông chim (Cúc liên chi) và lá có thùy hình chân vịt (lá Bông, Sau sau). + Lá phân thùy: tại mép lá có những thùy nhỏ ăn sâu vào quá 1/2 của nửa phiến lá, có các dạng lá: lá phân thùy hình lông chim (lá Ích mẫu), lá phân thùy hình chân vịt (Lá cây San hô...). 74 Hình 3.14. Các dạng lá kép A. Lá kép hai ( Lá cây móng bò); B. Lá kép ba - (a): Lá chua me đất; (b): Lá cây đậu dại;C. Lá kép 4- (a): Lá cây găng tây; (b): Lá cây lạc; D. Lá kép lông chim chẵn: Lá cây muồng ngủ; E. Lá kép lông chim lẻ - (a): Lá cây hoa hồng; (b): Lá muồng cốt khí;F. Lá kép hai lần lông chim: Lá cây keo dậu; G. Lá kép ba lần lông chim: Lá xoan; H. Lá kép chân vịt - (a): Lá cây gạo (Nguồn: Nguyễn Bá, 1975) + Lá xẻ thùy: là dạng lá, tại mép lá có những chỗ lồi lõm của các thùy ăn sâu đến gần hoặc sát với gân giữa của lá. Có 2 dạng lá xẻ thùy chính: lá xẻ thùy hình lông chim (lá Ngải cứu, Đinh lăng...), lá xẻ thùy hình chân vịt (lá Sắn). Các lá xẻ thùy (lông chim và chân vịt) có thể xẻ 1 lần, 2 lần hoặc trên một lá có lẫn lộn cả 2 kiểu xẻ thùy lông chim và chân vịt (lá đu đủ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHình dạng ngoài của lá.pdf
Tài liệu liên quan