Hiện trạng phát triển kinh tế - Xã hội quận liên chiểu giai đoạn 1997-2008

Nội dung tài liệu Ngày 01/01/1997 Thành phố Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc TW, bắt đầu thời kỳ phát triển mới. Quận Liên Chiểu là đơn vị trực thuộc thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập và phát triển. Qua hơn 10 năm phát triển, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Thành phố, cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của nhân dân toàn quận, của các ngành, các cấp và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn, quận Liên Chiểu đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội. 2.1. Tăng trưởng kinh tế Cùng với sự phát triển của kinh tế thành phố, kinh tế quận Liên Chiểu đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước, bao gồm, nhiều thành phần sở hữu, trong đó, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích trong mọi lĩnh vực.

pdf27 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng phát triển kinh tế - Xã hội quận liên chiểu giai đoạn 1997-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Cơ cấu lao động chưa phù hợp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp, số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhân dân ở nhiều v ùng còn rất khó khăn. Cơ cấu kinh tế biển tăng lên, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của quận. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND th ành phố, sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố, cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp toàn quận đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu ho àn thành các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, các chỉ ti êu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được thành phố giao. Năm 1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ I xác định cơ cấu kinh tế của quận trong những năm đến l à: Công - Nông - TM&DV thì đến Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ III, xác định phát triển nền kinh tế theo hướng CN-TTCN giữ vai trò chủ đạo, TM- DV giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp giữ vị trí ổn định, theo c ơ cấu kinh tế: CN& TTCN - Thương mại& dịch vụ - Nông nghiệp. 2.3. Thực trạng phát triển các ngành 2.3.1. Nông nghiệp (Nông - lâm - thuỷ sản) Kinh tế Liên Chiểu có xuất phát điểm với tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 60%, nên ngành nông nghiệp trong mấy năm qua vẫn giữ vị trí trung gian quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch lao động trên địa bàn quận. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực, năm 1997 chiếm 5,46% GDP trên địa bàn quận, đến năm 2008 giảm còn 1,71%. Tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi, định hướng phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường. GTSX của ngành nông - lâm - thuỷ sản thời gian qua giảm, bình quân giai đoạn 1997-2008 giảm 0,51%, trong đó, nông nghiệp giảm 12,46% (Biểu 2- 4). Đất nông nghiệp của quận ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1997, diện tích đất nông nghiêp có 1.344,27 ha, nhưng đ ến năm 2007 chỉ còn 676 ha, giảm 668,27 ha. 15 Biểu 2-4: GTSX NGÀNH NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN CHỈ TIÊU ĐVT 1997 2000 2007 2008 Tăng/Giảm1997-2008 Tổng GTSX (94) Tỷ đồng 27,5 30,79 18,06 26,00 - 0,51 - Nông nghiệp Tỷ đồng 23,18 23,93 4,46 5,36 - 12,46 % Nông nghiệp % 84,29 77,73 24,70 20,61 - Thuỷ sản Tỷ đồng 4,32 6,86 13,60 20,64 15,29 % Thuỷ sản % 15,71 22,27 75,30 79,39 (Nguồn: Niêm giám thống kê quận Liên Chiểu) Năm 2007 đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống, đất nông nghiệp chuyển sang nuôi tôm là 40ha, một số diện tích chuyển sang phát triển đô thị v à công nghiệp. Sản xuất trên đất nông nghiệp còn lại gặp nhiều khó khăn do không chủ động nguồn nước. Kinh tế nông nghiệp giảm sút mạnh, một mặt, một số diện tích chuyển sang phát triển đô thị và công nghiệp, mặt khác, do ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước. Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản ngày càng tăng, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997 - 2008 (theo giá 94) là 15,29%. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng giảm, do diện tích nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất đô thị và môi trường nước bị ô nhiễm. Đã có sự dịch chuyển đáng kể từ nuôi cá sang nuôi tôm, tuy nhi ên, sản lượng nuôi trồng lại giảm, nhất là sản lượng tôm. Sản lượng hải sản khai thác tăng từ năm 2001 trở về tr ước, do hoạt động đánh bắt xa bờ trên địa bàn quận tăng nhanh. Từ năm 2001 đến nay, c ác phương tiện đánh bắt trên địa bàn chủ yếu là phương tiện có công suất nhỏ. Năm 2007, loại phương tiện có công suất dưới 40 CV có 72 phương tiện, chiếm 84,7% tổng số; phương tiện đánh bắt xa bờ chỉ còn 13 phương tiện (trên 90CV có 09 phương tiện, dưới 90 CV có 04 phương tiện), chiếm 15,3% tổng số, giảm so với năm 2005 là 16 phương tiện. Giá trị sản xuất của nông nghiệp giai đoạn 1998 - 2008 (theo giá 94) giảm bình quân hằng năm 14,02%, trong đó, trồng trọt giảm 11,53%, chăn nuôi giảm 16,25%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích gieo trồng năm 2008 còn 340 ha, trong đó, cây lúa 214 ha, cây màu 41 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 21 ha, cây thực phẩm là 63 ha. Diện tích đất nông nghiệp nông nghiệp giảm 1.015 ha so với 1998 . Do vậy, sản lượng lương thực cây có hạt ngày càng giảm nhưng năng suất tăng. Đất trồng cây hàng năm khác tập trung chủ yếu ở phường Hoà Minh, Hoà Hiệp Nam và Hoà Hiệp Bắc (197,27 ha chiếm 87,1 %). 16 Biểu 2-5: GTSX CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHỈ TIÊU ĐVT 1998 2007 2008 Tăng/Giảm1998-2008 (%) Tổng (giá 94) Tỷ đồng 24,28 4,46 5,36 - 14,02 - Trồng trọt Tỷ đồng 10,01 3,05 2,94 - 11,53 % Trồng trọt % 41,25 68,38 54,85 - Chăn nuôi Tỷ đồng 14,26 1,41 2,42 - 16,25 % Chăn nuôi % 58,75 31,62 45,15 (Nguồn: Niên giám thống kê quận) Ngoài cây lương thực, trên địa bàn quận còn trồng các loại rau, lạc, mía và các loại cây công nghiệp dài ngày khác. Đất trồng cây lâu năm chiếm 4,86% diện tích đất nông nghiệp, diện tích n ày tập trung ở phường Hoà Khánh Bắc và Hoà Khánh Nam (94,2 ha chiếm 78,79%). Phần lớn diện tích đất n ày gắn liền với đất ở, chủ yếu trồng cây ăn quả. Số lượng đàn gia súc của quận Liên Chiểu có xu hướng giảm rõ rệt. Trung bình mỗi năm giai đoạn 1997 - 2007 thì mỗi năm số lượng đàn trâu giảm 16 con/năm , bò giảm trên 155 con/năm, lợn giảm hơn 960 con/năm, gia cầm giảm hơn 13,7 ngàn con/năm. Trên địa bàn quận chỉ cho phép phường Hoà Hiệp Bắc và Hoà Hiệp Nam chăn nuôi gia súc, nên lượng nuôi giảm xuống đáng kể trong vài năm gần đây. Thời gian gần đây, dịch bệnh trên đàn gia súc lan nhanh ảnh hưởng rất lớn đến các hộ chăn nuôi gia súc - gia cầm trên địa bàn. Cùng với thành phố, quận đã tổ chức tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm đạt kết quả tốt, đảm bảo khống chế được các loại dịch bệnh. Công tác kiểm tra, k iểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được tiến hành thường xuyên. Đồng thời, các trạm kiểm soát gia súc khi vào thành phố cũng được tăng cường. Năm 2007, đất lâm nghiệp trên địa bàn quận là 3.818ha, chiếm 48,16% đất tự nhiên của quận, hầu hết là đất rừng phòng hộ - rừng đặc dụng Hải vân, rừng kinh tế chiếm tỷ lệ thấp. Rừng ở đây phong phú các t ài nguyên động thực vật. Mười năm qua thế mạnh về rừng ch ưa được khai thác phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, cũng như chưa trồng được những loại cây có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn quận Liên Chiểu, không xảy ra tình trạng phá rừng làm suy giảm diện tích rừng, đặc biệt, đối với rừng tự nhi ên. Các hoạt động khai thác gỗ trái phép, đốt phá rừng làm nương rẫy hoặc di dân tự do lấn chiếm rừng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng. Đến năm 2006, độ che phủ rừng ở Liên Chiểu đạt 42,4%. Hệ động thực vật rừng cũng khá phong phú, phân bố ở rừng Hải Vân. 17 Trong năm 2007 xảy ra 2 vụ cháy rừng trên địa bàn, giảm so với các năm trước. Diện tích đất được phủ xanh hàng năm lớn, năm 2007 có 88 ha được phủ xanh. Tuy nhiên, tình hình khai thác, v ận chuyển, mua bán, tàn trữ lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra, tập trung nhiều tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân. * Một số chương trình, dự án phát triển nông - lâm - thuỷ sản: - Dự án trồng rau an toàn, năm 2007 UBND quận tiếp tục đầu tư dự án trồng rau tại Thanh Vinh, phường Hòa Khánh Bắc và Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, với qui mô 1ha, vốn ngân sách quận 203.634.000 đồng v à đối ứng của dân 27.920.000 đồng. - Chương trình hỗ trợ nuôi ếch thương phẩm, cá tràu lai, sản xuất nấm sò, UBND quận hỗ trợ 12 triệu đồng mua giống ếch cấp cho 9 hộ, 10 triệu đồng mua giống cá tràu lai cấp cho 08 hộ và 20 triệu đồng mua vật tư, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm sò cho 12 hộ. Hiện nay, các chương trình đầu tư trên đang trong giai đoạn phát triển. - Chương trình nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi, trong năm 2007, UBND quận đầu tư 457 triệu đồng để bê tông hóa tiếp 581 m tuyến kênh Khe Cừa tại HTX DVSXNN Hòa Hiệp. Nhằm phục vụ nước tưới tiêu cho 60 ha đất nông nghiệp tại cánh đồng Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam. Nhận xét: nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi từng bước mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần giải quyết việc l àm, nâng cao đời sống cho các hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa. 2.3.2. Công nghiệp - xây dựng Công nghiệp của quận Liên Chiểu luôn có giá trị sản xuất tăng cao hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn vào quy mô kinh tế quận. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn quận chiếm trên 90% GTSX toàn ngành. Thời kỳ đổi mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất l à khối dân doanh. Ngành công nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, giải thể và cổ phần hóa. Chính vì vậy, trong giai đoạn 1997-2007 công nghiệp nhà nước do địa phương quản lý giảm dần cả về quy mô và cơ cấu trong giá trị sản xuất. 18 Biểu 2-6: GTSX CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Q. LI ÊN CHIỂU ĐVT: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 1997 2000 2007 TĂNG TRƯỞNG B/Q (%) 97-00 01-07 97-07 Tổng (94) 239,2 959,92 2.564,7 58,91 15,07 26,77 1 Khu vực KT trong nước(94) 239,2 595,72 1.538,2 35,55 14,51 20,45 - Nhà nước 209,7 531,9 1.002,9 36,38 9,48 16,94 + Trung ương quản lý 129,8 265,05 1.002,9 26,87 20,94 22,69 + Thành phố quản lý 79,8 266,86 - 49,54 - - - KT ngoài quốc doanh 29,5 63,81 535,26 29,33 35,51 33,62 + Hợp tác xã 3,3 6,46 23,39 25,09 20,18 21,63 + Doanh nghiệp tư nhân 2,5 8,75 56 51,83 30,37 36,47 + Cá thể 8,5 7,55 24,22 -3,87 18,12 11,04 + Hỗn hợp 15,1 41,06 431,65 39,58 39,95 39,84 2 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài … 364,2 1.026,5 15,95 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu) GTSX của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm, GTSX của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng qua các năm. Đây là do quá trình quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mạnh, làm cho đầu tư nước ngoài vào quận ngày càng lớn. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2007 tăng gấp 10,72 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng b ình quân qua các năm là 26,77%, trong đó, phần thuộc quận quản lý tăng trưởng bình quân năm 33,62%, trung ương quản lý cũng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 1997 - 2007 là 22,69%/năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong GTSXCN của quận. Ngược lại, GTSXCN do thành phố quản lý lại có mức độ tăng trưởng chậm trong cả thời kỳ. Một số ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất b àn ghế, giường, tủ, sản xuất gỗ và lâm sản,… 19 Biểu 2-7: GTSXCN NGOÀI QUỐC DOANH CÁC QUẬN (HUYỆN) ĐVT: Tỷ đồng 2002 2003 2004 2005 2006 TăngBQ (%) Tổng số (94) 893,47 1.046,81 1.216,62 1.424,60 1.534,89 14,49 Hải Châu 257,07 274,53 320,12 346,81 365,10 9,17 Thanh Khê 300,20 338,44 368,76 415,63 400,21 7,45 Sơn Trà 75,99 85,93 88,89 104,26 142,88 17,10 Ngũ Hành Sơn 73,22 86,59 103,03 105,01 106,64 9,86 Liên Chiểu 122,14 175,79 210,12 288,51 342,35 29,39 Cẩm Lệ 35,50 102,50 Hoà Vang 64,85 85,53 125,70 128,89 75,23 3,78 (Nguồn: Niêm giám thống kế các quận huyện) So sánh với các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thì tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN ngoài quốc doanh của quận Liên Chiểu trong giai đoạn 2002 - 2006 là cao nhất (đạt 29,39%/năm) và tăng đều qua các năm. Chứng tỏ quận đang trên đà phát triển nhanh và ổn định trong thời gian gần đây. Đó là nhờ quận Liên Chiểu có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nh à đầu tư về thuê đất, cải cách thủ tục hành chính,… GTSX của một số ngành công nghiệp chủ yếu, hầu hết các ngành công nghiệp đều có tốc độ tăng GTSX khá cao (tr ên 16%/năm), chỉ có một vài ngành là giảm nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này chứng tỏ, quá trình sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đang trên đà tăng tốc. Trong đó, ngành có GTSX lớn là ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, SX sản phẩm từ kim loại, SX gi ường - tủ - bàn ghế, SX sản phẩm đồ uống, SX kim loại,…Tuy vậy, cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn quận một cách mạnh mẽ hơn nữa cho tương xứng với tiềm năng kinh tế của quận và đạt mục tiêu là trung tâm công nghiệp của thành phố. Số lượng cơ sở sản xuất và số lao động, số lượng các cơ sở sản xuất dân doanh do quận quản lý qua các năm tăng lên, nhất là khu vực kinh tế hỗn hợp, cá thể. Năm 2007, có 529 cơ sở tăng 265 cơ sở so với năm 1997. Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất dân doanh cũng tăng l ên, trung bình mỗi năm tăng 43,84%. Nguồn vốn tăng mạnh nhất là ở khu vực kinh tế hỗn hợp và kinh tế tư nhân. Tuy vậy, vốn đầu tư vào các loại hình kinh tế còn ở quy mô nhỏ, nên chưa thúc đẩy tăng quy mô sản xuất công nghiệp dân doanh tr ên địa bàn. Trong thời gian qua, ngành CN - TTCN trên địa bàn quận đã góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động trên địa bàn quận, thành 20 phố và các địa phương lân cận. Trong thời gian đến, thông qua việc thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào trong các khu công nghiệp để tiếp tục giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và tăng trưởng kinh tế của quận Liên Chiểu. Biểu 2-8: SỐ CƠ SỞ SXCN DÂN DOANH VÀ LAO ĐỘNG QUẬN LIÊN CHIỂU Chỉ tiêu ĐVT 1997 2001 2007 Tăng BQnăm (%) 1. Theo loại hình KT Cơ sở 264 336 529 + Hợp tác xã " 6 10 7 + Doanh nghiệp tư nhân " 4 17 20 + Cá thể " 251 291 431 + Hỗn hợp " 3 18 71 2. Vốn đầu tư Tỷ.đồng 30,0 117,4 1.138,0 43,84 + Hợp tác xã " 3,4 16,2 18,0 18,18 + Doanh nghiệp tư nhân " 3,5 53,5 72,3 35,37 + Cá thể " 7,5 8,7 28,0 14,08 + Hỗn hợp " 15,6 39,0 1.019,7 51,87 3. Số lượng lao động Người + Kinh tế dân doanh " 1.058 2.888 5.919 (Nguồn: Niên giám thống kê quận) Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất ngày càng tăng, giai đoạn 1997 - 2007, trung bình mỗi năm số lao động được giải quyết việc làm tăng 18,79%. Trong đó, số cơ sở sản xuất thuộc loại h ình kinh tế hỗn hợp và doanh nghiệp tư nhân giải quyết một lượng rất lớn lao động trong tổng số lao động có việc làm. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn, chiếm tỷ trọng khoảng 99%. Vì vậy, lực lượng lao động được giải quyết việc làm chủ yếu là trong các cơ sở chế biến, số lượng lao động trong các cơ sở khai thác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Như vậy, phù hợp với xu hướng đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến của thành phố và cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp cần chú trọng các biện pháp xử lý chất thải, tránh t ình trạng gây ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn quận. Đến cuối năm 2007, tổng lao động ngành công nghiệp trong các doanh nghiệp dân doanh của quận là 5.919 người, tăng 4.861 người so với năm 1997, chiếm 14,7% lao động trong độ tuổi lao động. 21 Ngoài ra, trên địa bàn còn có làng nghề nước mắm Nam Ô đang dần được khôi phục, phát triển. Năm 2007 th ành lập Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô và đã tham gia quảng bá thương hiệu nước mắm tại các Hội chợ trong, ngoài thành phố. Tình hình đổi mới công nghệ, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước, công nghiệp quận Liên Chiểu đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Nhiều ngành công nghiệp đã giành được vị trí vững chắc trong thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Một số ngành đã và đang triển khai đầu tư công nghệ mới như điện tử, cơ khí, luyện kim... Chất lượng nhiều loại sản phẩm được nâng lên, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và tham gia xuất khẩu. Đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Liên Chiểu: a. Khu công nghiệp Hoà Khánh Khu công nghiệp Hòa Khánh được thành lập với diện tích 692,5 ha (gồm 2 giai đoạn). Vốn đầu tư dự kiến 49,956 triệu USD, trong đó, vốn đầu t ư giai đoạn 1 để xây dựng hạ tầng kỹ thuật 2 6,632 triệu USD. Chủ đầu tư là Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng các khu công nghiệp Đà Nẵng. Nguồn vốn đầu tư, vốn ngân sách thành phố, vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn ứng trước của các nhà đầu tư, vốn tự có. Thời gian hoạt động kinh doanh c ơ sở hạ tầng 50 năm. Các ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư là cơ khí, lắp ráp, điện tử, may mặc, chế biến nông-lâm-hải sản, sản phẩm sau hóa dầu như bao bì, nhựa, vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô trung b ình và nhỏ. Đến nay diện tích đã cho thuê khoảng 239,98 ha (tính cả doanh nghiệp đ ã có sẵn tại đây), bằng 34,58% diện tích đất quy hoạch, vốn đầu tư thực hiện 99,77 tỷ đồng. b. Khu công nghiệp Liên Chiểu: Khu công nghiệp Liên Chiểu được thành lập với quy mô diện tích 373,5 ha (xây dựng mới: 98,5 ha; doanh nghiệp có sẵn: 38,5 ha); vốn đầu t ư dự kiến 36,86 triệu USD. Trong đó, giai đoạn 1 là 109,5 ha, xây dựng mới 98,5 ha với vốn đầu tư là 11,713 triệu USD. Thời gian hoạt động 50 năm. Các ng ành công nghiệp ưu tiên mời gọi đầu tư là luyện cán thép, cao su, xi măng, hóa chất, chế phẩm vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí. Đến nay, tổng vốn đầu tư đã thực hiện 112,89 tỷ Việt nam đồng và cho thuê lại được 103,4 ha (tương đương 27,68% diện tích đất quy hoạch). Giai đoạn 2 với diện tích 89,1 ha đang đ ược tập trung triển khai xây dựng. 22 c. Cụm công nghiệp Phước Lý Được quy hoạch với diện tích 60 ha, nằm tr ên địa bàn phường Hoà Minh. Hiện tại đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư. Thu hút đầu tư chủ yếu là công nghệ nhẹ, công nghệ sạch, kho bãi trung gian. *Nhận xét chung về tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Ngành công nghiệp quận Liên Chiểu phát triển với quy mô ngày càng mở rộng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, cần phải tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư vào địa bàn, kiên quyết từ chối cấp phép đầu tư, đình chỉ sản xuất các cơ sở gây ô nhiễm môi trường,… Sản xuất công nghiệp đạt giá trị cao nhờ đ ược bố trí mặt bằng sản xuất phù hợp. Luật doanh nghiệp, các Luật thuế, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của Nhà nước và các chính sách hổ trợ của quận, thành phố đã tạo điều kiện nhiều mặt, có tác dụng động viên được các nhà đầu tư. 2.3.3. Thương mại - dịch vụ Thành phố Đà Nẵng có ưu thế về vị trí địa kinh tế so với các địa ph ương khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nên, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng đều đóng cơ quan tại Đà Nẵng để cung ứng dịch vụ không chỉ cho Đà Nẵng mà cho cả vùng. Vì vậy, thương mại - dịch vụ của quận cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định. Biểu 2-9: TỔNG MỨC BÁN LẺ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ QUẬN LIÊN CHIỂU ĐVT: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 1997 2000 2007 TĂNG BQ (%) 97-07 01-07 1, Chia theo thành phần KT 252,0 282,12 1.262,9 17,49 23,88 a/ Khu vực KT trong nươc - Nhà Nước 3,3 2,97 5,54 5,32 9,31 + Trung ương quản lý 1,8 1,7 3,79 7,73 12,14 + Địa phương quản lý 1,5 1,26 1,75 1,55 4,80 - Ngoài quốc doanh 248,7 279,14 1.257,4 17,59 23,99 b/ Khu vực KT có vốn ĐTNN - - - - - 2, Chia theo ngành thương mại 252,0 282,12 1.262,9 17,49 23,88 - Thương mại, dịch vụ 248,7 297,02 1.245,3 17,48 22,72 - Khách sạn nhà hàng 3,3 3,1 17,65 18,26 28,21 (Nguồn: Niêm giám thống kê quận Liên Chiểu) 23 Ngành thương mại - dịch vụ của quận đã có những chuyển biến tích cực. Hàng hóa ngày càng phong phú, đa d ạng về chủng loại, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nên thu hút sức mua cao. Đặc biệt, từ khi chợ H òa Khánh được xây dựng và đi vào hoạt động, doanh thu của chợ mỗi năm tr ên 1 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu d ịch vụ qua các năm tăng nhanh, bình quân giai đoạn 1997-2007 là 17,49%/năm, trong đó, giai đoạn 2001-2007 là 23,88%/năm. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh và chiếm trên 99% trong tổng mức, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 1997-2007 là 17,59%/năm. Cơ cấu TM-DV của quận có sự dịch chuyển đáng kể theo h ướng tăng tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng khu vực Nh à nước. Hoạt động dịch vụ chủ yếu do tư nhân và thành phần kinh tế hỗn hợp đầu tư kinh doanh, nên thường có quy mô nhỏ lẻ, chưa đầu tư chiều sâu. Số cơ sở sản xuất và số lao động trong lĩnh vực dịch vụ, theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2007 tổng số cơ sở TM-DV và khách sạn nhà hàng có trên địa bàn là 4.857 cơ sở, thu hút 8.472 lao động. Trong đó, quận quản lý 4.855 cơ sở, thu hút 8.337 lao động . Phân theo ngành có 4.764 cơ sở TM-DV và 93 cơ sở KSNH. Về số lượng, so với năm 1997 tăng 8,8 lần. Mức tăng này rất phù hợp với xu hướng phát triển đô thị và đã nói lên được vai trò của TM- DV trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch lao động trong thời gian qua. Phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu: Thương mại Trên địa bàn quận hiện nay có 09 chợ, trong đó, có 01 chợ loại I, 01 chợ loại II, 05 chợ loại III và 02 chợ tạm. Trong đó, chợ Hoà Khánh được xây dựng với quy mô lớn đảm bảo là nơi chu chuyển hàng hoá, tổng vốn đầu tư xây dựng chợ Hoà Khánh là 14 tỷ đồng. Ngoài chợ Hòa Khánh, hệ thống chợ loại III như chợ Hòa Mỹ, Kim Liên, Vật tư, Thanh Vinh …đã được UBND quận đầu tư kinh phí nâng cấp, xây mới đáp ứng nhu cầu mua bán của ng ười dân. Tổng số hộ tham gia kinh doanh cố định hiện có tại các chợ l à 1.264 hộ. Có thể nói, để đáp ứng sự phát triển dân sinh việc đầu t ư xây mới và cải tạo các chợ trong những năm qua là nổ lực rất lớn của Đảng bộ, Chính quyền v à nhân dân quận Liên Chiểu. Du lịch, khách sạn, nhà hàng Trên địa bàn quận có nhiều cảnh quan đẹp thuận lợi cho sự phát triển du 24 lịch, ngoài ra, còn có thuận lợi về giao thông cũng như cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua ngành du lịch của quận phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng khách sạn - nhà hàng phục vụ cho du khách còn rất ít, đến năm 2007 trên địa bàn quận chỉ có 7 khách sạn, tạo việc làm cho 181 lao động. Vận tải Số lượng phương tiện vận tải của hộ cá thể trên địa bàn năm 2007, đối với vận tải hàng hoá, có 38 ô tô, 23 xe thô sơ chở hàng; đối với vận tải hành khách có 19 ô tô, 13 xe lam, 112 xe cơ giới hai bánh, 14 xe thô sơ hai bánh và 3 xích lô chở khách. Trong đó, số phương tiện vận tải trên 10 tấn chỉ có 5 xe, còn đối với phương tiện vận tải khách chủ yếu là loại từ 5 - 14 ghế. Đối với vận tải đường sông trên địa bàn chỉ có 18 phương tiện, trong đó, vận tải khách là 11 và vận tải hàng là 7 phương tiện. Ta thấy, quy mô vận tải hộ cá thể của quận còn hạn hẹp, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu vận tải. Bưu chính viễn thông Thành phố Đà Nẵng là một trong ba đầu mối mạng bưu chính, viễn thông quốc gia, nơi tập trung mạng lưới, thiết bị bưu chính, viễn thông tại miền Trung. Vì vậy, bưu chính viễn thông quận liên chiểu có điều kiện thuận lợi để phát triển. Mạng lưới viễn thông trên địa bàn ngày càng phát triển hiện đại, tiên tiến. Thị trường được mở rộng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, không ngừng gia tăng mức độ cạnh tranh, nâng cao chất l ượng phục vụ và hạ giá cước… đem lại nhiều lợi ích, tiện ích hơn cho người tiêu dung. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán đều phát triển và có những thay đổi cơ bản về chất, góp phần làm cho các yếu tố của kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Việc áp dụng các luật thuế mới, h ình thành các quỹ hỗ trợ đầu tư và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, huy động tiết kiệm ... đã từng bước phát huy tác dụng. Hoạt động ngân h àng có bước đổi mới quan trọng về môi trường pháp lý theo hướng cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Hình thức rút tiền qua máy tự động bước đầu được phổ biến. Mạng lưới ngân hàng không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dịch vụ cho vay có xu hướng tăng đối với khu vực ngoài quốc doanh, giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán qua các tiện ích. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hiểm cũng có b ước phát triển đáng kể, không những bảo hiểm con người mà còn bảo hiểm tài sản, phương tiện,... 25 2.4. Thực trạng phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội Lĩnh vực y tế Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân luôn được quan tâm thực hiện. Trên địa bàn quận có một trung tâm y tế, với 100 giường bệnh, 29 bác sĩ, 100 y sĩ - y tá và kỹ thuật viên, toạ lạc trên diện tích đất 1,29 ha, vừa được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị. Tuy vậy, người dân ngoài tuyến nhiều nơi trên địa bàn thành phố đến khám, chữa bệnh, nên Trung tâm y tế quận thường xuyên ở trong tình trạng quá tải. Quận có 05 trạm xá ở 05 phường với tổng số là 30 giường bệnh. Trong những năm qua, các trạm xá ở các phường đều được đầu tư, như xây dựng mới trạm y tế Hoà Khánh Nam và trạm y tế Hoà Hiệp Bắc, nâng cấp trạm y tế Hoà Khánh Bắc và Hoà Hiệp Nam. Đến năm 2008 trên địa bàn quận có 4/5 Trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia. Phổ biến các chương trình y tế của trung ương và địa phương bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của tổ chức Atlantis - Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, quận còn có trung tâm điều dưỡng bệnh nhân tâm thần, bệnh viện ung bướu, bệnh viện lao, trung tâm bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ, …Có thể nói, y tế quận Liên Chiểu đã có nhiều cố gắng trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân quận và các địa phương lân cận. Là quận công nghiệp nên Liên Chiểu thu hút một lượng lớn công nhân từ các tỉnh lân cận đến làm việc tại các khu công nghiệp, do đó, tỷ lệ tăng dân số c ơ học cao. Trong khi đó, nguồn lao động tại chổ ch ưa được giải quyết việc làm một cách đầy đủ. Số hộ nghèo và số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao (10,4 %). Tình trạng phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa hàng năm trung bình khoảng 2.650 lượt phụ nữ điều trị bệnh phụ khoa, việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản đạt kết quả tốt và nhiều năm liền đi đầu trong công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Công tác xã hội hoá lĩnh vực y tế, kêu gọi tư nhân đầu tư xây dựng các bệnh viện khám chữa bệnh chất lượng cao, nhất là bệnh viện điều trị các bệnh nghề nghiệp ở các khu công nghiệp còn chậm phát triển. Giáo dục và đào tạo Hiện nay, trên địa bàn quận có 39 trường học, với 579 lớp, trong đó, Nhà trẻ- mẫu giáo 17 trường - 163 lớp, tiểu học có 13 trường - 198 lớp, trung học cơ sở 6 trường - 145 lớp, trung học phổ thông 3 trường- 73 lớp, so với năm 1997 tăng 02 trường THPT, 02 trường THCS, 05 trường tiểu học. Có 9/13 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Có 1.194 giáo vi ên trong các ngành học, tổng số học sinh từ mẫu giáo đến cấp III l à 19.742 học sinh. Quận đã hoàn thành phổ cập giáo dục cấp II. Giáo dục cơ sở và phổ thông đã đáp ứng được nhu cầu học 26 tập của nhân dân. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở các cấp học điều cao, bậc tiểu học đạt 99,9%, THCS đạt 99%, THPT đạt 70%. Tỷ lệ học sinh chuyển cấp đạt rất cao, tiểu học chuyển lên THCS đạt 99,9%, THCS lên THPT đạt 92%, THPT lên đại học, cao đẳng đạt 17%, THPT vào THCN đạt 30%. Tỷ lệ người mù chữ/dân số 0.0%. Ngoài ra, trên địa bàn quận có 02 trường đại học và 02 trường cao đẳng, 01 ĐH Bách khoa, 01 ĐH sư phạm, 01 Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch, 01 Cao đẳng Giao thông vận tải II. Ngoài ra, trên địa bàn đang hình thành nhiều trường cao đẳng trung cấp, dạy nghề khác. Các trường này đang có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao với bề dày kinh nghiệm sư phạm. Trong nhiều năm qua, đội ngũ trí thức này đã tham gia vào sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao dân trí trên địa bàn. Hàng năm, quận huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo từ TW, thành phố, tổ chức phi chính phủ, huy động trong nhân dân. Từ đó , nhiều trường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, tạo môi tr ường tốt cho các em học tập. Phòng Giáo dục đào tạo cùng với Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Đoàn thanh niên, và các ngành liên quan phối hợp triển khai nhiều chương trình nhằm đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Ngoài ra, hàng năm còn thực hiện các chương trình hỗ trợ sách vở, áo quần , dụng cụ học tập cho trẻ nghèo và những trẻ em có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh khó khăn. Công tác xã hội hoá giáo dục thời gian qua đ ược thực hiện tốt, nhiều tổ chức, cá nhân đã tham gia với nhiều hình thức khác nhau như: cấp học bổng, trao tặng trang thiết bị phục vụ dạy và học, tăng xe đạp cho học sinh nghèo,… Nhìn chung, mười năm qua trình độ dân trí được nâng lên một bước. Giáo dục đã đóng góp rất đáng kể trong sự nghiệp đào tạo nhân lực, phát triển dân sinh đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị công nghiệp. Khoa học công nghệ Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần vào việc nâng cao năng lực quản lý, xây dựng v à phát triển kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu. Năm 2008, quận đã triển khai đưa vào thử nghiệm việc hỗ trợ công nghệ thong tin trong công tác cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, ban h ành các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại UBND quận. Tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 về đánh giá nội bộ trong hệ thống quản lý chất lượng. 27 Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được quan tâm phát triển đúng mức. Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,… Đề án tin học hóa hoạt động của các c ơ quan Đảng và quản lý hành chính nhà nước quận Liên Chiểu được triển khai có hiệu quả. Mạng internet có tốc độ phát triển khá nhanh và phủ kín toàn quận đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhân dân. Các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp đã đem lại hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, quận cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, từ đó, thúc đẩy kinh tế quận phát triển, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống trong nhân dân. Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao Hoạt động văn hóa thông tin diễn ra sôi nổi, rộng khắp với nhiều h ình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ đó, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của quận. Phong trào văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao phát triển khá mạnh, hiện có trên 50 tổ, đội NTQC, trên 100 đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn,trên 30 CLB Văn hóa - Nghệ thuật, CLB Gia đình văn hóa. Hàng năm, ngành VHTT-TDTT của quận và các phường chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức khá tốt các hoạt động Văn hoá - Văn nghệ, TDTT. Trong lĩnh vực văn hoá 10 năm qua đạt 07 giải nhất to àn đoàn tại các Hội diễn, Liên hoan,…Trong lĩnh vực thể thao, Liên Chiểu đạt 09 giải nhất, 09 giải nhì và 12 giải ba toàn đoàn ở các môn thi đấu, cùng với nhiều huy chương vàng, bạc của nhiều vận động viên. Công tác tuyên truyền phổ biến văn hoá trên địa bàn quận thực hiện ngày càng hiệu quả. Văn hoá của quận trong thời gian qua cũng đã đáp ứng được nhu cầu từng bước nâng cao nếp sống văn minh đô thị, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Phường, đường, phố đã có bộ mặt đẹp và từng bước hiện đại. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đề án xây dựng “Nếp sống văn hoá - văn minh đô thị” trên địa bàn quận đã đạt những kết quả đáng phấn khởi. Đến thời điểm năm 2008 toàn quận đã có trên 110.000 lượt hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đ ình văn hoá, riêng năm 2008 có 17.701 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, đạt 92,5%. Toàn quận có 180/261 tổ đạt tổ dân phố văn hoá, đạt tỷ lệ 68,9%, có 223/261 khu dân c ư đạt danh hiệu tiên tiến, đạt tỷ lệ 85,4%. Các câu lạc bộ thể thao, sân quần vợt, bóng đá mini, bể b ơi, bóng bàn, cầu lông phát triển tốt trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu 28 của người dân, đặc biệt là sân vui chơi cho thiếu nhi. Hiện nay trên địa bàn quận Liên Chiểu xây dựng được một số sân bóng mini tồn tại các trường học đóng trên địa bàn quận. Theo qui hoạch đã được phê duyệt, trên địa bàn quận có các khu thể thao, khu liên hợp thể dục thể thao thành phố Đà Nẵng, trung tâm huấn luyện quốc gia 3, trung tâm huấn luyện bóng đá... Nhưng chưa triển khai thực hiện được, do chưa được bố trí kinh phí đền bù giải toả và đầu tư xây dựng. Nguồn ngân sách của quận cũng như của thành phố đầu tư cho lĩnh vực này hằng năm còn thấp. Quận chưa có được trung tâm văn hoá, khu vui chơi cho trẻ em đáp ứng nhu cầu hoạt động, h ưởng thụ văn hoá người dân và vui chơi, rèn luyện của trẻ em. Các khu công nghiệp cũng ch ưa có được các khu sinh hoạt văn hoá cho công nhân. Để phát triển bền vững, lĩnh vực n ày cần quan tâm đúng mức trong những năm đến. Các công tác xã hội: Thời gian qua, trên địa bàn quận thực hiện nhiều chương trình, dưới nhiều hình thức về kế hoạch hoá gia đình, giáo dục trẻ em, quyền trẻ em, xây dựng gia đình văn hoá, …Đến năm 2006, có 22 CLB hoạt động trong lĩnh vực dân số - gia đình - trẻ em. Thực hiện nhiều chương trình vì mục tiêu trẻ em đã đem lại kết quả tốt. Quận Liên Chiểu đang từng bước thực hiện nhiều chương trình để hướng tới quy mô dân số ổn định. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và chăm sóc sức khoẻ sinh sản luôn được quan tâm đúng mức. Số lượng trẻ em được tiêm chủng đẩy đủ qua các năm tăng lên đáng kể. Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được quan tâm và đã huy động nhiều tổ chức, cá nhân trong cộng đồng tham gia hỗ trợ cho các em. Nhìn chung, công tác dân số - gia đình - trẻ em được thực hiện tốt và đã góp phần vào quá trình phát triển của quận. Tuy nhiên, cũng còn một số khó khăn như thiếu lực lượng cán bộ, kinh phí, các cơ sở vui chơi - giải trí phục vụ cho trẻ em còn thiếu. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội được chú trọng và duy trì thường xuyên. Đến nay, trên địa bàn quận không còn đối tượng chính sách ở nhà tạm. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Năm 2001, toàn quận không còn hộ đói (hoàn thành đúng kế hoạch thành phố đề ra). Số hộ nghèo giảm hằng năm. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt và vượt kế hoạch đề ra. 29 Chương trình 5 không Quận Liên Chiểu đã thực hiện đạt mục tiêu đề ra và trở thành quận không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có tình trạng giết người để cướp của theo chủ trương và tiến độ đặt ra của thành phố. Đối với số người nghiện ma tuý thì đến năm 2007 trên địa bàn có 44 người và năm 2008 có 47 người. Tuy nhiên, các đối tượng này đang được cai nghiện và tạo điều kiện để hoà nhập cộng đồng. Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng. Tuy nhiên, số hộ nghèo theo chuẩn mới còn nhiều, năm 2007 có 815 hộ nghèo theo chuẩn mới, giảm nhiều hơn 1/3 lần so với năm 2004. Đề án 3 có Từ năm 2001 đến nay, có 458 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà tạm, trong thời gian tới UBND quận tiếp tục hỗ trợ xây dựng nh à ở cho nhân dân. Công tác giải quyết việc làm cũng có những kết quả tốt, số lượng lao động được giải quyết việc làm tăng lên hằng năm, trung bình mỗi năm, giai đoạn 2002 – 2007, giải quyết việc làm cho 4.657 lao động. Nếp sống văn hoá, văn minh đô thị ngày càng được cải thiện. Ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh, đoàn kết trong nhân dân tăng lên. Năm 2001, chỉ có 68,45% hộ đạt gia đình văn hoá đến năm 2007 tăng lên 87,06%. 2.5. Kết cấu hạ tầng Sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, thành phố đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp các tuyến đ ường trên địa bàn quận, giải quyết giao thông thông suốt . Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhu cầu cấp thiết của một quận công nghiệp. Hạ tầng giao thông Mạng lưới đường bộ chỉ chiếm 25% diện tích của quận, so sánh với ti êu chuẩn của một đô thị loại I, tỷ lệ này còn thấp (TC > 25%). Hệ thống đường bộ ở đây có đủ các loại h ình, hỗn hợp, tự do, song song và bàn cờ, xuyên tâm; mặt cắt đường của quận cũng rất đa dạng. Đây l à đặc điểm rất thuận lợi cho khai thác giao thông vận tải, đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, bề rộng nền đường tương đối hẹp, sẽ không hợp lý nếu có sự cố về thi ên tai, hỏa hoạn,... hay trong tương lai phát triển thành khu phố chính. 30 Các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thái,… đều đã được nâng cấp, đạt tiêu chuẩn cấp đường A1. Vì vậy, bố cục kiến trúc đô thị thoáng v à hợp lý hơn; đã bê-tông hóa được 54.459 km đường kiệt hẻm, đặc biệt, các trục kiệt chính. Đường ống nước sinh hoạt cũng được dẫn đến các hộ dân hoặc chờ sẵn trong quá trình làm đường. Tồn tại về đường bộ của quận là vỉa hè sử dụng thiếu trật tự, kiệt hẻm khu dân cư hẹp. Bên cạnh đó, những tuyến đường đã được xây dựng khá lâu, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân như Nguyễn Như Hạnh, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Sĩ Liên,… Hệ thống cấp điện, nguồn điện cung cấp chủ yếu cho sản xuất v à sinh hoạt trên địa bàn quận hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia: + Điện phục vụ cho Khu Công nghiệp H òa Khánh, công suất 10.000 KVA. + Điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân với tổng dung lượng 1970 KVA. Cấp điện áp 35KV, tổng cộng 37 tuyến gồm 7km cao thế v à gần 20km đường dây hạ thế. Mạng lưới điện này chủ yếu do khối phố, phường quản lý và phần lớn do nhân dân đóng góp xây dựng Hệ thống điện phục vụ sản xuất còn chắp vá thiếu đồng bộ, đa số các nhà máy tự xây dựng đường dây và trạm biến áp phục vụ sản xuất. Tỷ lệ tổn thất điện năng còn khá cao do mạng lưới hạ thế được lắp dựng chưa đồng bộ, nhất là ở các khu dân cư. Cấp nước, đến cuối năm 2007, trên địa bàn quận Liên Chiểu có 9.200 hộ/17.500 hộ gia đình được cung cấp nước sạch, chiếm tỷ lệ 52,6%. Các khu công nghiệp được cung cấp nước máy tương đối đầy đủ, tỷ lệ dân số được sử dụng nước máy cho sinh hoạt còn thấp. Dân cư ở các vùng xa các trục đường chính còn sử dụng nước giếng khoan và giếng đóng không đảm bảo vệ sinh. Hệ thống thoát nước, tại các tuyến đường chính và các khu dân cư mới quy hoạch bảo đảm yêu cầu thoát nước; một số tuyến đường đã hình thành lâu năm và nằm trong khu qui hoạch chỉnh trang vẫn chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng nh ư gây ô nhiễm môi trường đô thị. Hệ thống thoát nước các dự án liền kề nhau và giữa dự án quy hoạch mới với khu dân c ư chỉnh trang chưa đồng bộ, không khớp nối, có sự chênh lệch về cao độ và đường kính ống thoát nước. Từ đó, gây ứ đọng và ngập úng cục bộ vào mùa mưa, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 31 Mạng lưới bưu chính, cơ bản đã được phân bố đảm bảo phục vụ nhu cầu hiện có với 01 bưu điện trung tâm quận và 03 bưu cục ở 3 phường, mật độ 10.600 người/01bưu cục. Tuy nhiên, hệ thống đường dây thông tin chưa xây dựng theo quy hoạch và chưa đảm bảo mỹ quan đô thị , cũng như an toàn thông tin, nhất là trong mùa mưa bão. Phòng cháy chữa cháy, toàn quận có 10 trạm xăng dầu nằm trên các trục đường chính. Bên cạnh đó, còn có các điểm bán xăng dầu nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất dễ gây cháy nổ nằm trong các khu dân c ư. Vì vậy, vấn đề phòng cháy chữa cháy trong khu dân cư cần quan tâm đúng mức và kịp thời. Cây xanh trên địa bàn quận vẫn chưa được quy hoạch và đáp ứng với tiêu chuẩn đô thị về cây xanh. Diện tích cây xanh đô thị, công cộng vẫn c òn rất thấp, trong khi thành phố chưa triển khai hoạt động xã hội hoá trồng và chăm sóc cây xanh. Đặc biệt, là một bộ phận người dân còn thiếu ý thức trong việc bảo vệ cây xanh. Tỷ lệ diện tích cây xanh b ình quân đầu người thấp. Cây xanh trên những tuyến đường hoặc các công viên, khu vui chơi mới chưa được các ngành quan tâm đúng mức. Vì vậy, khi đưa vào sử dụng nhiều năm vẫn chưa có cây xanh che phủ. Hình thức tổ chức cây xanh đường phố còn đơn điệu, thiếu sự kết hợp với kiến trúc trên tuyến đường như bố trí trồng cây ngay trước mặt tiền nhà, cổng ngõ ra vào ảnh hưởng sinh hoạt của tổ chức, cá nhân. Thiết chế văn hoá, thể dục - thể thao, trên địa bàn quận có 4 sân khấu ngoài trời, 10 hội trường để sinh hoạt, hội họp, biểu diễn văn nghệ; chưa có trung tâm văn hoá thông tin cấp quận. 2.6. Đầu tư phát triển Thực hiện chủ trương đô thị hóa của thành phố, UBND quận Liên Chiểu tập trung chỉ đạo, điều hành, phối hợp với các Ban quản lý dự án tiến h ành giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư cho nhân dân. Công tác quản lý đô thị, quản lý quy hoạch và xây dựng cơ bản có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đ ã giải quyết được một lượng khá lớn hồ sơ tồn đọng từ Sở Tài nguyên và Môi trường. Tổng vốn đầu tư XDCB bình quân giai đoạn 1998-2007 giảm 22,77%/năm, trong đó, nguồn vốn phục vụ cho xây lắp giảm 22,44%. Tuy nhiên, tuỳ theo nhu cầu đầu tư của mỗi năm khác nhau nên vốn đầu tư cũng khác nhau. Năm 1998 vốn đầu tư XDCB là 381,39 tỷ đồng, trong đó, đầu tư nước ngoài chiếm 96,46%. Vốn đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước 32 trên địa bàn chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Biểu 2-10: VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN ĐVT: tỷ đồng CHỈ TIÊU 1998 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng/giảm (%) 98-08 Tổng 381,39 67,21 36,04 104,62 64,20 35,80 37,26 - 22,77 Xây lắp 366,33 56,19 35,71 104,32 62,90 35,62 37,22 - 22,44 Thiết bị 15,07 11,01 0,33 0,3 1,3 0,184 0,034 - 49,19 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của cả giai đoạn 1998-2007 là trên 291 triệu USD, trong đó, năm có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào địa bàn quận là năm 2006 với hơn 112 triệu USD. Vốn FDI trên địa bàn quận đã đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế của quận trong thời gian qua. Nguồn vốn ODA trên địa bàn quận chủ yếu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và dân sinh trên địa bàn. Đây là nguồn vốn hỗ trợ phát triển có thời hạn lâu dài. Trên địa bàn thời gian qua có công tr ình đường hầm Hải Vân là công trình được xây dựng từ nguồn vốn ODA . Đây là hầm đường bộ lớn nhất khu vực và là một trong 30 đường hầm lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có một số công trình, chương trình khác được thực hiện bằng nguồn vốn này. Việc giải quyết được những khúc mắc trong đền bù giải toả, làm tốt công tác vận động nhân dân là biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm đơn thư khiếu kiện và khiếu kiện vượt cấp. Ngăn chặn có hiệu quả t ình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép mà quận Liên Chiểu từng là điểm nóng. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực trật tự đô thị ngày càng tốt hơn, tạo được những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, góp phần từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội của quận. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại những dự án đầu tư phát triển nằm trong tình trạng “treo”, nhất là lĩnh vực đầu tư ngoài Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. UBND quận Liên Chiểu đã kịp thời thu hồi đất một số dự án để mời gọi các nhà đầu tư thay thế. Trên địa bàn Liên Chiểu, các cơ sở hạ tầng, các khu dân cư mới được xây dựng đã đem lại cho quận dáng dấp của một đô thị mới. Nhiều khu dân cư mới khang trang với cơ sở hạ tầng hiện đại theo tiêu chuẩn của đô thị loại I. Một số khu dân cư đang triển khai xây dựng hoặc đang được kiểm định để xây dựng trong thời gian đến. Với hai khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Hoà Khánh và khu công nghiệp Liên Chiểu được đầu tư với quy mô hiện đại; ngoài ra, còn có cụm 33 công nghiệp Phước Lý đang trong quá tr ình xây dựng là cơ sở hạ tầng công nghiệp quan trọng thúc đẩy quá tr ình CNH, HĐH quận Liên Chiểu trong giai đoạn phát triển và Hội nhập kinh tế 10 năm đến. 2.7. Thực trạng môi trường Khí thải của nhiều cơ sở sản xuất trong KCN, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư có phát sinh khí th ải nhưng chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã gây ảnh hưởng đến môi trường không khí trên địa bàn quận Liên Chiểu. KCN Hoà Khánh và Liên Chiểu là hai KCN có các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm không khí cao, số doanh nghiệp đang hoạt động cũng khá nhiều (121 doanh nghiệp). Tuy nhiên, trong thời gian qua, do các doanh nghiệp không xử lý triệt để khí thải hoặc có đầu tư hệ thống nhưng hoạt động không ổn định, kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. Quận Liên Chiểu có 2 con sông, một phần của sông Phú Lộc và sông Cu Đê. Vấn đề ô nhiễm nước sông đang diễn ra khá phức tạp do sức ép của nhiều hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và các dịch vụ khác. Các loại hình dịch vụ thương mại như các nhà hàng, bãi tắm và sự tập trung dân cư đông đúc đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển và ven bờ của Vịnh Đà Nẵng. Ngay tại cửa sông Cu Đê, nước thải công nghiệp của 02 KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu xử lý chưa triệt để, đổ trực tiếp ra sông Cu Đê, sông Cầu Trắng và chảy ra vịnh Đà Nẵng. Theo số liệu từ Ban Quản lý KCN và Chế xuất Đà Nẵng, KCN đã có trạm xử nước thải CN tập trung (công suất 5.000m 3/ngày đêm) nhưng chất lượng nước thải sau xử lý hiện nay chưa ổn định. Hệ thống cống thu gom nước thải của KCN chưa hoàn chỉnh (chỉ có 92,5 ha diện tích đã có cống thu gom nước thải, còn lại 150 ha chưa có hệ thống cống này) nên chỉ có 30% cơ sở CN trong KCN đấu nối vào trạm xử lý nước thải. Do đó, nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu của các cơ sở còn lại đổ vào sông Cu Đê. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp không thực hiện các ph ương án đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bên cạnh đó, trên địa bàn Liên Chiểu có 3 kho xăng dầu , Kho Xăng dầu hàng không Liên Chiểu thuộc Xí nghiệp xăng dầu hàng không VINAPCO, xí nghiệp xăng dầu PETEC Hoà Hiệp, kho trung chuyển xăng dầu Li ên Chiểu có nguy cơ xảy ra sự cố rất cao nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ. Nguồn nước xung quanh bãi rác Khánh Sơn đã ô nhiễm nặng, nhất là nước bẩn từ trong rác chảy ra theo các hướng chảy vào khu dân cư, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân . 34 2.8. Tình hình xuất nhập khẩu Đến nay, thành phố đã có quan hệ đối ngoại với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Số lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng không ngừng tăng lên. Chứng tỏ khả năng thu hút khách du lịch cũng nh ư nhà đầu tư đến Đà Nẵng nói chung và quận Liên Chiểu nói riêng. Quận chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong việc tham gia vào hoạt động xuất khẩu của thành phố, trong đó có sự đóng góp của các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài như công ty điện tử Mabuchi, công ty bia Foster’s, công ty điện tử Việt Hoa, công ty Daiwa Việt Nam… Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do quận quản lý năm 2001 là 266,52 ngàn USD, đến năm 2006 là 400 ngàn USD, ước thực hiện kim ngạch xuất khẩu năm 2007 l à 1.100 nghìn USD, tăng bình quân hằng năm 26,65%. Kết quả đạt được tuy quy mô còn nhỏ nhưng chứng tỏ hoạt động xuất khẩu trên địa bàn ngày càng phát triển, là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội nhập. 2.9. Tình hình thu chi ngân sách. Thu, chi ngân sách trên địa bàn quận thời gian qua đạt kết quả tốt. Tổng thu ngân sách quận năm 2008 là 103,07 tỷ đồng tăng 8,66 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng bình quân thu ngân sách giai đoạn 1997-2008 là 21,68%. Tổng chi ngân sách quận năm 2008 là 138,922 tỷ đồng, tăng gấp 19,93 lần so vớ i năm 1998, bình quân tăng 34,88%. Thời gian qua công tác thu chi ngân sách tr ên địa bàn đều đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu của thành phố giao và kế hoạch của quận đề ra. Nguồn chi ngân sách chủ yếu của quận l à chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Chi ngân sách của quận tăng khá nhanh, do quận đang cần đầu t ư cơ sở hạ tầng để đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. 2.10. Đánh giá chung Những thành tựu đạt được - Kinh tế trên địa bàn quận tăng trưởng nhanh qua các năm, trung bình giai đoạn 1997-2008 là 12,61%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. - Hoạt động giáo dục - đào tạo, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, công tác khám chữa bệnh, giải quyết các vấn đề x ã hội... đạt được những thành tích đáng kể. Đời sống nhân dân được cải thiện, tạo ra nhiều việc làm mới. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội ngày càng hoàn thiện, đường phố ngày càng mở rộng. Mạng lưới thông tin liên lạc được hiện đại hoá, 35 số lượng điện thoại trong nhân dân ng ày càng tăng. Các khu đô thị, khu phố mới được xây dựng. Các khu vui chơi, giải trí từng bước được đầu tư đáp ứng nhu cầu xã hội. - Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ổn định. Nguyên nhân của những thành tựu Được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thành uỷ, UBND thành phố, sự giúp đỡ của các Sở, ban ngành thành phố; sự giám sát của Hội đồng nhân dân, điều hành có hiệu quả của UBND quận, chính quyền các cấp; sự đồng thuận của nhân dân, của cộng đồng các doanh nghiệp v à hoạt động có hiệu quả của Mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức quần chúng xã hội với nhiều biện pháp phát huy sức mạnh tổng hợp. Những hạn chế Kinh tế tăng trưởng nhanh qua các năm, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là kinh tế biển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Công nghiệp phát triển nhanh nhưng giá trị tăng thêm còn thấp, vẫn còn công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Tiềm năng kinh tế biển chưa được khai thác có hiệu quả , nhất là tiềm năng du lịch. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch ch ưa được xây dựng đồng bộ. Thiếu vắng sự liên kết du lịch sinh thái với du lịch biển trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, chưa đầu tư đúng mức các thiết chế văn hoá, xã hội nhân văn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có trình độ chuyên môn sơ cấp, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao chưa đào tạo được nhiều. Môi trường bị ô nhiễm, nhất là tại các khu công nghiệp, sông Cu Đê, hồ Bàu Tràm, bãi rác Khánh Sơn,… Tiến độ thi công một số công trình còn chậm, nhất là các khu đô thị mới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Những thách thức mới - Quá trình hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, nhưng cũng đặt ra thách thức mới khi tham gia sân ch ơi lớn hơn như khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ,… - Phát triển kinh tế và vấn nạn môi trường ô nhiễm là một thách thức lớn đối với quận Liên Chiểu trong giai đoạn sắp đến . 36 - Quy hoạch phát triển, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại, xứng tầm với một quận công nghiệp, trên vùng đất mới khai phá trong giai đoạn CNH, HĐH theo các chuẩn mực bền vững là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề đối với các cấp, các ngành quận Liên Chiểu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHiện trạng phát triển kinh tế - xã hội quận liên chiểu giai đoạn 1997-2008.pdf
Tài liệu liên quan