Hiến Pháp Đức

Hoàn cảnh ra đời hiến pháp Weima: - Sau chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, các nhà nước Nam Đức hợp nhất với Hiệp hội các nhà nước Bắc Đức lập ra đế chế Đức.18/1/1871,vua Phổ Wilhelm đệ Nhất được phong làm Hoàng đế. Bismarck , người có công lớn trong việc tập hợp các nhà nước cắt cứ Đức thành một nước Đức thống nhất, đã làm Thủ tướng suốt 19 năm. - 28/6/1914 chiến tranh thế giới lần thứ Nhất bùng nổ. Đức tuyên chiến với Pháp, Nga và Anh; thắng Nga đi đến Hoà ước Brest-Litov (3/1918) - Từ 26/9/1918, các nước Đồng Minh phản công lần 2 chống lại Đức.Những đợt phản công này khiến quân đội Đức rút lui để nghi binh - 03/10/1918, Hoàng Đế Đức chỉ định ông Hoàng Max von Baden làm Chưởng Ấn với hy vọng tạo được một chính phủ ổn định theo Hiến Pháp, nhưng tình trạng trong nước đã trở nên rối ren. Sau đó,ông Hoàng Max von Baden công bố sự thoái vị của Vua Wilhelm II và việc thành lập chính phủ lâm thời bởi ông Friedrich Ebert, một nhà dân chủ xã hội. - Sáng 11/11/1918, các đại diện của Đức và các nước Đồng Minh ký bản đình chiến.Từ đây,Đức đồng ý từ bỏ tất cả các miền đất đã chiếm được, chấp nhận lui quân đội,tháo gỡ các công sự chiến đấu trong miền Rhineland và miền này bị chiếm đóng trong 15 năm, đầu hàng toàn thể bộ máy chiến tranh và hạm đội,quân đội Đức bị giới hạn ở quân số 100000 người. - Đúng 11h sáng 11/11/1918, Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt. Trên toàn thế giới và châu Âu, mọi người reo mừng.Đức thất bại, quyền lực rơi vào tay quân đội,phải nhượng đất đai,bồi thường chiến tranh cho phe đồng minh. - 1919,Đức nằm trong hoàn cảnh tang thương của thời hậu chiến. Sự thất trận làm tổn thương tinh thần của người dân Đức,kinh tế kiệt quệ vì thiếu thốn đủ thứ, hàng triệu người lính Đức trở về nhà, về đời sống dân sự mà không thể kiếm được việc làm. Tại nhiều thành phố xẩy ra các cuộc xáo trộn bởi các người Cộng Sản. Nhiều quân nhân cũ do thất nghiệp, không thể hội nhập vào đời sống dân sự nên đã tham gia vào đoàn quân tự do,chống lại các người Cộng Sản, thường đi ăn cướp hay phá hoại. - Với hòa ước Vécxây 1919, Đức trở thành nước cộng hòa Vâyma, chính phủ dân chủ đầu tiên được bầu lên vào 19 – 1 – 1919 và dẫn đầu bởi 3 đảng phái thiên cộng hòa. Chính phủ này họp lần đầu tiên tại thành phố Weimar để tránh sự xáo trộn của thành phố Berlin . Weimar là nơi tượng trưng cho hòa bình và triết lý của nước Đức thời bấy giờ. Hiến Pháp Weimar ra đời ,cởi mở, có mục đích thay thế cách độc đoán của Vua Wilhelm II với các nghị viên chỉ biết vâng lời.

doc18 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4497 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiến Pháp Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàn cảnh ra đời 1.1 Hoàn cảnh ra đời hiến pháp Weima: - Sau chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, các nhà nước Nam Đức hợp nhất với Hiệp hội các nhà nước Bắc Đức lập ra đế chế Đức.18/1/1871,vua Phổ Wilhelm đệ Nhất được phong làm Hoàng đế. Bismarck , người có công lớn trong việc tập hợp các nhà nước cắt cứ Đức thành một nước Đức thống nhất, đã làm Thủ tướng suốt 19 năm. - 28/6/1914 chiến tranh thế giới lần thứ Nhất bùng nổ. Đức tuyên chiến với Pháp, Nga và Anh; thắng Nga đi đến Hoà ước Brest-Litov (3/1918) - Từ 26/9/1918, các nước Đồng Minh phản công lần 2 chống lại Đức.Những đợt phản công này khiến quân đội Đức rút lui để nghi binh - 03/10/1918, Hoàng Đế Đức chỉ định ông Hoàng Max von Baden làm Chưởng Ấn với hy vọng tạo được một chính phủ ổn định theo Hiến Pháp, nhưng tình trạng trong nước đã trở nên rối ren. Sau đó,ông Hoàng Max von Baden công bố sự thoái vị của Vua Wilhelm II và việc thành lập chính phủ lâm thời bởi ông Friedrich Ebert, một nhà dân chủ xã hội. - Sáng 11/11/1918, các đại diện của Đức và các nước Đồng Minh ký bản đình chiến.Từ đây,Đức đồng ý từ bỏ tất cả các miền đất đã chiếm được, chấp nhận lui quân đội,tháo gỡ các công sự chiến đấu trong miền Rhineland và miền này bị chiếm đóng trong 15 năm, đầu hàng toàn thể bộ máy chiến tranh và hạm đội,quân đội Đức bị giới hạn ở quân số 100000 người. - Đúng 11h sáng 11/11/1918, Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt. Trên toàn thế giới và châu Âu, mọi người reo mừng.Đức thất bại, quyền lực rơi vào tay quân đội,phải nhượng đất đai,bồi thường chiến tranh cho phe đồng minh. - 1919,Đức nằm trong hoàn cảnh tang thương của thời hậu chiến. Sự thất trận làm tổn thương tinh thần của người dân Đức,kinh tế kiệt quệ vì thiếu thốn đủ thứ, hàng triệu người lính Đức trở về nhà, về đời sống dân sự mà không thể kiếm được việc làm. Tại nhiều thành phố xẩy ra các cuộc xáo trộn bởi các người Cộng Sản. Nhiều quân nhân cũ do thất nghiệp, không thể hội nhập vào đời sống dân sự nên đã tham gia vào đoàn quân tự do,chống lại các người Cộng Sản, thường đi ăn cướp hay phá hoại. - Với hòa ước Vécxây 1919, Đức trở thành nước cộng hòa Vâyma, chính phủ dân chủ đầu tiên được bầu lên vào 19 – 1 – 1919 và dẫn đầu bởi 3 đảng phái thiên cộng hòa. Chính phủ này họp lần đầu tiên tại thành phố Weimar để tránh sự xáo trộn của thành phố Berlin . Weimar là nơi tượng trưng cho hòa bình và triết lý của nước Đức thời bấy giờ. Hiến Pháp Weimar ra đời ,cởi mở, có mục đích thay thế cách độc đoán của Vua Wilhelm II với các nghị viên chỉ biết vâng lời. 1.2. Hoàn cảnh hiến pháp 1949 - Do các đảng phân tán, không đảng nào chiếm đa số trong quốc hội và chia thành 2 phe dân chủ và chống dân chủ, gây chia rẽ xã hội,cộng hòa Vâyma sụp đổ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 do sự bất lực của chính quyền, sự lạm dụng quyền lực của tổng thống. - Đầu thập kỷ 30 thế kỷ 20 khi uy tín của Đảng Cộng sản lên cao,phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, các tập đoàn lũng đoạn quyết định trao quyền cho Đảng phát xít- Đảng công nhân dân tộc- xã hội chủ nghĩa ( Quốc xã)1933, Đảng Quốc xã thắng cử và là Đảng mạnh nhất trong Hạ viện ,Hítle trở thành Thủ tướng. Đến 1934, ông nắm luôn chức Tổng thống, tự đặt chức vị Thống chế. Thể chế chính trị phát xít được thiết lập và tồn tại dựa trên các chính sách khủng bố các lực lượng và phong trào cộng sản. Quyền tự do cá nhân, ngôn luận, báo chí, hội họp bị thủ tiêu.Quốc hội phải bỏ phiếu tự giải tán, chuyển toàn bộ quyền lực vào tay Chính phủ, thực chất là Đảng Quốc xã. Đây là Đế chế thứ ba. Đức phát xít chủ động gây ra Thế chiến thứ 2( 1939-1945 ), nhưng bị Liên Xô và quân Đồng minh tiêu diệt. Hội nghĩ quốc tế Pốtxđam đã xác lập ở Đức một chế độ tạm chiếm. Liên Xô chiếm giữ phần phía Tây. Quân đội Đức bị giải giáp, các tội phạm chiến tranh bị xét xử, loại bỏ tiềm năng công nghiệp quân sự, khôi phục trật tự dân chủ. Kết quả là ra đời 2 nhà nước.Hội đồng Quốc hội nhóm họp tại Bonn vào1/9 và hoàn thành Hiến pháp Đức. Hiến pháp được công bố vào 23/5/1949. Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập. Cuối 5/1949 Đại hội Nhân dân Đức lần thứ ba được tiến hành trong khu vực do Liên Xô chiếm đóng. Toàn thể các thành viên chấp thuận Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Đức. 7/10/1949, Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập. Nước Đức bị chia cắt từ đấy. Với sự sáp nhập 5 bang của CHDC Đức ( Đông Đức) vào CHLB Đức, ngày 03/10/1990, Hiến pháp trên trở thành Hiến pháp của toàn bộ nước Đức thống nhất. 2. Nhân quyền và dân quyền trong Hiến Pháp CHLB Đức Nhân quyền và dân quyền là một trong những vấn đề quan trọng được Hiến pháp Đức hết sức chú ý và được quy định ngay trong nững điều khoản đầu tiên của Hiến pháp 2.1.Sự khác nhau giữa nhân quyền và dân quyền “ Nhân quyền” hay còn gọi là quyền con ngừơi và “dân quyền” còn được gọi là quyền công dân là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không có sự đối lập giữa hai quyền này Không thể có quyền công dân bên ngoài quyền con người ;ngược lai không có quyền con người nào thoát ly khỏi khái niệm công dân và không coi quyền công dân như một bộ phận, 1 nội dung cơ bản của nó. 2.2. Đôi nét về Hiến Pháp nước Cộng Hòa Liên Bang Đức Sau thất bại trong chiến tranh Thế Giới Thứ hai, Đức quốc ,theo hiệp ước có sẵn bị chia làm 4 khu vực chiếm đóng ,mỗi khu do một cường quốc đồng minh chống Đức .Thành phố Beclin nằm trong khu vực Liên Xô cũng bị chia làm 4 khu vực như trên .Tuy sự phân chia này là giải spháp tạm thời .Các khu vực chiếm đóng trở thành thường trực ,sau khi Liên Xô tỏ rõ mối quan tâm kiến thiết và thống nhất nước Đức theo ý muốn riêng của mình .Vì thế 3 quốc gia Âu Châu quyết định sự thống nhất 3 khu vực do họ chiếm đóng và dành quyền cai trị cho người Đức .Để đạt mục đích trên,người Đức thảo Hiến Pháp(Luật Căn Bản) với sự giúp đỡ và khuyến cáo của chuyên viên đồng minh .Ngày 23/5/1949 ,Hiến Pháp đó được thi hành .Mặc dù Hiến Pháp dự trù sẽ không tồn tại khi có thống nhất và một Hiến Pháp mới Nhưng với sự sát nhập 5 bang của CHDC Đức( Đông Đức)vào CHLB Đức ,ngày 30/3/1990 Hiến Pháp này đã trở thành Hiến Pháp của toàn bộ nước Đức thống nhất. Và vì ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như vậy nên trong Hiến Pháp nước CHLB Đức vấn đề nhân quyền và dân quyền rất được chú trọng và được quy định ngay rong những điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp 2.3. Nhân quyền và dân quyền trong Hiến Pháp CHLB Đức Ngay trong điều 1 Đạo luật căn bản tuyên bố nhân phẩm con người phải được tôn trọng;cơ quan giới chức nhà nước nào cũng phải tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm con người .Lý thuyết pháp lý Đức giải thích cho điều 1 này một cách rộng rãi để bao gồm trong điều này nhiều quyền căn bản khác .Điều 1 được viện dẫn việc cấm đoán mọi sự tra tấn ,trừng phạt thể xác,hành hạ thể xác hay tinh thần tù nhân ; chẳng hạn như không cho tù nhân ngủ hay nước dùng;cấm sử dụng các loại thuốc” nói thật” hay máy dò nói dối,các bằng chứng lấy được nhờ sủ dụng các phương pháp này cũng không được công nhận,vì những phương pháp như thế phá hoại tự do ý chí hay là giảm tự do ý chí ,do đó vi phạm nhân phẩm của bị can. Có nhiều quyền căn bản. Bắt đầu là “sự phát triển tự do nhân tính cá nhân”, “sinh mạng toàn vẹn thân xác”,tự do thân thể (điều 2).Và trong đọan 3 đã quy định một điều đặc biệt quan trọng là những quyền căn bản được liệt kê sẽ có hiệu lực đối với các giới tư pháp và hành pháp “như những luật có giá trị tức thì”. Các quyền căn bản khác bao gồm : Điều 3: bình đẳng nam nữ, không kì thị về giai cấp,về chủng tộc ,ngôn ngữ,nhà ở,nguồn gốc hay quan điểm về tôn giáo chính trị.Đây là điều khoản quan trọng vì nó ngăn cấm sự kì thị của người nguyên quán Đức với người bị trục xất hay tị nạn sang Đức. Điều 4: quyền tự do tín ngưỡng,tụe do tinh thần ,tự do phát biểu quan điểm triết lývà đạo giáo và quyền nại lý do lương tâm để từ chối nghĩa vụ quân dịch.Nhưng sau này luật lệ và án lệ đòi hỏi người nào nại lý do lương tâm không đi quân dịch phải có một chính nghĩa tin tưởng gì,chứ không thẻ chói quan dịch để khỏi phục vụ một chính sách của chính phủ và những người có lý do chính đáng để không đi quân dịch cũng phải thi hành nghĩa vụ dân sự trong tời an tương đương(đièu12.2) Điều 5: bảo vệ quyền tự do ý kiến ,quyền tự do dạy học ,nhưng cũng thêm rằng quyền “tự do dạy học không miễn cho công dân nghĩa vụ trung thành với Hiến Pháp” Điều 6: bảo vệ hôn nhân và gia đình;tuyên bố “việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái là quyền tự hiên của cha mẹ”,cho “mọi người mẹ”có quyền đòi hỏi phải chăm sóc bảo vệ người mẹ ,cho mọi đúa trẻ chính thức cũng như tư sinh cái quyền đòi luật pháp phải bảo vệ địa vị xã hội của chúng và cơ hội phát triển cá nhân của chúng. Điều 7: trường học đặt dưới sự giám sát của nhà nước(nghĩa là của tiểu bang chiếu theo điều 70.1). Theo điều này giáo lý được giảng dạy như các môn học khác ử trường công,chỉ trừ những trường không thuộc tông phái nào.Khi giảng dạy phải đúng nguyên tắc của giáo hội và cha mẹ có quyền co con cái theo môn giáo lý hay ko,giáo viên cũng có quyền dạy môn giáo lý mà mình muốn.Quyền được mở trường tư(kể cả các trường của giáo hội) được bảo đảm ,miễn rằng trưong tư đó chịu sự giám sát của chính phủ ,trình đọ bàng trường công ,lương công chức không được quá ít không khuyến khích việc phân chia học sinh căn cứ giàu nghèo. Điều 8: cho phép dân hội họp không cần thông báo rước hay xin phép miễn là không mang vũ khí.Quyền tự do hội họp chỉ có ngoại lệ khi tổ chức ngoài trời ,lúc dó phải tuân theo luật lệ(điều8.2).Mọi tổ chức có mục đích hay hoạt đọng bất lương hoặc phương hại đến trật tựu Hiến Pháp và tinh thần thông cảm Quốc Tế đều bị cấm (điều9.2). Điều 9: Quyền thành lập các đoàn thẻ kinh tế,nghè nghiệp là một quyền đảm bảo cho mọi nghề ngiệp và mọi người. Điều15: Đất đai,tài nguyên và công vụ sản xuất có thể biến thành tài sản công hữu hoặc công tư hỗn hợp nhưng phải có một đạo luật ấn định thể thức bồi thường cùng các bảo đảm pháp lý như trường hợp truất hữu quy định trong điều 14. Quốc tịch Đức không thể bị tước đoạt trong bất kỳ trường hợp nào. Trường hợp mất quốc tịch chỉ xảy ra theo đúng quy định của pháp luật và chỉ khi nào đương sự không trở thành người vô quốc tịch (điều16.1). Không công dân Đức nào bị dẫn đọ ra nước ngoài. Những người bị đàn áp chính trị có quyền xin tỵ nạn chính trị. Người nào lạm dụng những quyền trong Hiến pháp để phá hoại chính thể để phá haọi chính thê dân chủ sẽ bị mất những quyền này.Việc truất bãi và phạm vi truất bãi sẽ được Tòa Bảo Hiến Liên Bang phán quyết (điều 18). Và Tòa này có quyền đặt ngoài vòng pháp luật những chính đảng nào mà “theo mục tiêu, hay qua hành vi của đảng viên có khuynh hướng làm hại hay phá đổ trật tự tự do căn bản,hoặc gây hiểm họa đén sự sống còn của nền Cộng Hòa Liên Bang” Các quyền căn bản liệt kê trong điều 1 đến 18 được bảo vệ bởi điều 19 chống lại những tu chính sau này có thể bãi bỏ chúng.Nếu không có đạo luật được 2/3 Quốc Hội Liên Bang thông qua thì không phần nào của đạo luật căn bản bị tu chính. Các quyền và giá trị xã hội khác được ghi rõ rệt hơn.Hòa bình được bảo vệ đặc biệt.Những hành đọng chủ ý phá rối cuộc sống chung hòa bình ,chuẩn bị chiến tranh xâm lược đều bị trừng trị(điều26.1).Không có tòa án đặc biệt.Án tử hình bị bãi bỏ(Điều 102) Không có trừng phạt hồi tố ,không ai bị trừng phạt hai lần vì một tội một hành vi chỉ có thể bị trừng trị nếu trước đó bị luật pháp cấm(103.2)và không ai trừng trị hai lần căn cứ vào hình luật đại cương ,vì cùng một hành vi 2.4. Nhận xét Có ý kiến cho rằng không có vẻ thực tế trong hoàn cảnh một đất nước Đức nghèo nàn, tàn phá của năm 1948 là năm sọan thảo Đạo luật căn bản Nhưng trong một nước cộng hòa liên bang phồn vinh của các năm gần đây các quyền này lại bị các cử tri coi là không cần thiết nữa. Cho dù tất cả các quyền trên đều chứng tỏ mong muốn bảo vệ cá nhân và gia đình bằng cách hạn chế quyền lực nhà nước. Nhưng lại không thấy liệt kê những quyền tích cực như quyền làm việc, quyền có nhà ở… Tuy nhiên căn cứ một cách gián tiếp vào các điều có ghi trong luật căn bản người dân có thể đòi hỏi quyền lợi cho mình.Ví dụ như: người dân có thể đòi hỏi trợ cấp vật chất tối thiểu để duy trì cuộc sống cá nhân và nhân phẩm (nghĩa là quyền căn bản, đòi trợ cấp xã hội khi gặp cảnh không khó) căn cứ gián tiếp vào điều 1 và 2 và vào tính chất xã hội của cộng hòa liên bang theo điều 20… Vì vậy, ta có thể thấy những luật lệ an ninh xã hội, lao động và phúc lợi được ban hành rộng lớn ở Đức nhưng không được Hiến Pháp bảo vệ một cách chi tiết. Về nguyên tắc các luật có thể bị thay đổi hay bãi bỏ bằng các bằng đa số thường trong Quốc Hội, tuy nhiên số công nhân và công tư chức hiện nay là đa số đông đảo trong cử tri toàn quốc, tuy không chính thức kết hợp nhưng cũng là khối đa số có hiệu lực nên đảm bảo cho các luật lệ này được duy trì. 3. Khái quát về mô hình nhà nước CHLB Đức Theo hiến pháp CHLB Đức ban hành năm 1949 thì nhà nươc Đức là nhà nước dân chủ, xã hội, pháp quyền liên bang. Điều 20 của Hiến pháp khẳng định: tất cả quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quyền lực nhà nước do các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực hiên. Như vậy, quyền lực nàh nước ở đức không tập trung vào Quốc hội, mà được tổ chức theo nguyê tắc phân chia quyền lực. 3.1. Việc phân chia quyền lực Nhà nước ở địa phương (phân chia theo chiều ngang) Các cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao của CHLB Đức ở Trung ương là Quốc hội liên bang – Hạ viện, Hội đồng liên bang – Thượng viện, Chủ tịch liên bang – tổng thống, Chính phủ liên bang, Tòa án hiến pháp liên bang. Hạ viện là cơ quan đại diện cho nhân dân CHLB Đức theo đảng phái, được bầu ra với nhiệm kì 4 năm. Hạ viện thông qua việc ban hành luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước khác, trừ những nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này đã được hiến định. Thượng viện có chức năng đại diện cho quyền lợi các tiểu bang ở liên bang, có cơ cấu bao gồm các thành viên của Chính phủ các tiểu bang. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai trò giống như các vị vua trong chính thể quân chủ lập hiến, nghĩa là chỉ mang tính nghi thức. Chính phủ liên bang lầ tập thể, gồm thủ tướng liên bang và các bộ trưởng liên bang. Chính phủ không chỉ tham gia quyết định đường hướng lớn về hoạt động của Nhà nước, mà còn thực hiện quyền hành pháp. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội được xác định trên nguyên tắc của hệ thống Nghị viện. Đặc tính của hệ thống này là việc Chính phủ liên bang được lập ra dựa vào sự tín nhiệm của Quốc hội liên bang và chịu trách nhiệm trước Quốc hội liên bang. Quyền tư pháp ở CHLB Đức do Tòa án hiến pháp liên bang, các tòa án liên bang được hiến định và các tòa án tiểu bang thực thi. 3.2. Việc phân chia quyền lực nhà nước giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang (phân chia quyền lực theo chiều dọc) Nhà nước CHLB Đức là một nhà nước liên bang. Cơ cấu liên bang có lịch sử ở Đức từ thế lỉ XIX. Nguyên tắc nhà nước liên bang được quy định trong Hiến pháp CHLB Đức và không được phép hủy bỏ bằng con đường sửa đổi hiến pháp (Điều 79 khoản 3 Hiến pháp CHLB Đức). Quyền lực nàh nước là thống nhất và có sự phân chia giữa liên bang và tiểu bang. Việc phân chia quyền lực nhà nước theo chieuf dọc này được quy định trong hiến pháp. CHLB Đức hiện có 16 tiểu bang có tính tự chủ cao (Nhà nước tiểu bang). Cac tiểu bang đều có Hiến pháp tiểu bang, Quốc hội tiểu bang, Chính phủ tiểu bang. Cách tổ chức này của cơ cấu tổ chức Nhà nước liên bang Đức phát sinh một số hạn chế: 1 - quy trình xây dựng luật dài hơn; 2 - có sự khác nhau trong việc thực hiện các chính sách ở các tiểu bang như các vấn đề môi trường, trường học; 3 – chi phí cho hoạt động các cơ quan nhà nước ở tiểu bang lớn… Tuy nhiên, các ưu điểm cũng đã được khẳng định: 1- việc phân chia quyền lực nhà nước theo chiều dọc không tạo ra sự độc tài; 2 – nhà nước phát huy được tối đa ưu thế của các tiểu bang, tạo ra và bảo tồn được sự đa dạng về văn hóa; 3 – tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tiểu bang trên nhiều lĩnh vực, qua đó tạo điều liện sống tốt hơn cho người dân; 4 – các quyết định chính sách của nhà nước tiểu bang thường sát với thực tế do gần dân hơn; 5 – tạo điều kiện để người dân vầ nhiều đảng phái tham gia vào hoạt động của Nhà nước v.v…. 4. Các cơ quan quyền lực Nhà nước CHLB Đức Rút kinh nghiệm qua những bài học lịch sử, từ năm 1949, người Đức dã xây dựng nên một bản Hiến pháp – cơ sở hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó tuân thủ chặt chẽ 6 nguyên tắc chung: cộng hòa, dân chủ, nhà nước liên bang, nhà nước xã hội, nhà nước pháp quyền và phân quyền. 4.1. Cơ quan lập pháp 4.1.1. Hạ viện ( Bundestag ) Hạ viện còn được gọi là Quốc hội Liên bang, được coi là nghị viện Đức (Nghị viện của một viện ). Đây là CQ duy nhất do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân. Cơ cấu tổ chức: - Hạ viện được bầu theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, tự do và kín. +Trước đây, Hạ viện có 496 thành viên. +Sau khi thống nhất năm 1990, số hạ nghị sỹ tăng lên 662 +Năm 1996 : 656 hạ nghi sỹ +Năm 2000: 672 hạ nghị sỹ - Nhiệm kì của Hạ viện là 4 năm. +Cuộc bầu cử vào Hạ viện khoá mới phải được tiến hành không sớm hơn tháng thứ 45 và không muộn hơn tháng thứ 47 khi bắt đầu nhiệm kì của Hạ viện. +Các thành viên của Viện kết thúc nhiệm vụ vào ngày diễn ra phiên họp đầu tiên của Hạ viện khoá mới. +Trường hợp đất nước có chiến tranh, không thể tiến hành cuộc bầu cử, thì Bundestag có thể tuyên bố kéo dài nhiệm kì cho đến khi chiến tranh kết thúc được 6 tháng. - Ban lãnh đạo Hạ viện gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thư ký được bầu theo tỷ lệ đại diện giữa các đảng có ghế đại biểu trong Viện. +Hội đồng Trưởng Lão (khoảng 20 -40 người), bao gồm đoàn chủ tịch và đại diện các phe phái trong Hạ viện đề cử danh sách các Chủ tịch, Phó chủ tịch. +Chủ tịch và các Phó chủ tịch lập thành Đoàn chủ tịch Viện có nhiệm vụ điều khiển các phiên họp của Viện, bảo đảm thực hiện quy chế của Viện. +Chủ tịch Hạ viện do các Hạ nghị sĩ bầu theo đầu phiếu kín và giữ chức vụ trong suốt nhiệm kì. Ông thường là đảng viên của Đảng có đa số. +Nét đặc trưng của Hạ viện Đức là Hội đồng trưởng lão ( khoảng 20 đến 24 người ), làm việc theo chế độ tập thể.Hội đồng này có nhiệm vụ đề cử danh sách các Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các uỷ ban thường trực; soạn thảo chương trình làm việc của Viện. - Hạ viện thành lập 22 Uỷ ban thường trực, tương ứng với các bộ trong Chính phủ, mỗi Uỷ ban có 15 – 42 nghị sỹ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của các Uỷ ban này còn hạn chế so với các Uỷ ban của Quốc hội Mỹ. Mỗi đảng chính trị được cử đại diện tương xứng với đại diện của đảng tại Hạ nghị viện (đảng đối lập cũng được cử đại diện tại Uỷ ban), trong đó: +Uỷ ban thỉnh cầu : đóng vai trò của cơ quan Cao uỷ về quyền con người. Nhiệm vụ của Uỷ ban này là nhận và xem xét các đơn thư kiếu nại, tố cáo của công dân gửi Hạ viện. Nếu nhìn qua có thể thấy Uỷ ban thỉnh cầu của Đức có nét tương đồng với Quốc hội Việt Nam vì cả 2 đều là cơ quan có liên quan đến quyền con người, quan tâm gần gũi với người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có điểm khác biệt : Nếu như uỷ ban thỉnh cầu của Đức không phải là cơ quan quyền lực nhà nước , do Hạ viện Đức thành lập; thì Quốc hội Việt Nam lại là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho nhân dân , do nhân dân bầu ra. Uỷ ban thỉnh cầu Đức tiếp xúc với người dân khi họ có đơn thư kiếu nại tố cáo, điều đó có nghĩa là Uỷ ban chỉ tiếp dân trên lĩnh vực tư pháp. Còn quốc hội Việt Nam mang những quyền hạn lớn hơn : bên cạnh việc lắng nghe ý kiến đại diện cho dân, QHVN còn có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trên cơ sở đặt lợi ích người dân lên làm đầu, dù trong bất kì lĩnh vực hoàn cảnh nào. . +Uỷ ban điều tra để giúp cho hoạt động giám sát của Hạ viện, uỷ ban có nhiệm vụ tiến hành điều tra, thu thập tài liệu liên quan đến hành vi của một quan chức nhà nước nào đó. +Uỷ ban về công tác của Liên minh Châu Âu : giám sát hoạt động của CP,phối hợp hoạt động với CP trong 1 số lĩnh vực. +Uỷ ban Quốc phòng, uỷ ban đối ngoại. - Đảng phái trong Hạ viện +Đảng chiếm đa số trong Hạ viện sẽ nắm những chức vụ chủ chốt, kiểm soát chương trình hoạt động của Hạ viện. +Các đảng trong Hạ viện thành lập các nhóm nghị sĩ của mình – gọi là các đảng đoàn. Các đảng đoàn là các tổ chức độc lập ở Hạ viện, không chịu sự chỉ đạo của các đảng phái. +Các Đảng có từ 5% tổng số Hạ nghị sĩ trở lên được thành lập Đảng đoàn. Với những đại biểu độc lập không đủ số lượng trên có thể lập thành nhóm đại biểu. Trong nhiệm kì thứ 16 của Hạ viện Đức hiện nay có 5 đảng đoàn trong Quốc hội và 1 nghị sỹ không thuộc đảng phái nào( nghị sỹ Gert Winkelmeier). *Chức năng của Hạ viện : +Lập pháp ( chức năng cơ bản nhất ). -Sáng kiến luật có thể xuất phát từ Chính phủ, các nghị sỹ, các tòa án liên bang, các bang. Trong đó,dự luật của các hạ nghị sỹ pahir được ít nhất 5% tổng số nghị sỹ kí tên và trước khi trình Hạ viện phải được chuyển đến Chính phủ để cho ý kiến. -Một dự luật, được đệ trình, soạn thảo 3 lần, cuối cùng được biểu quyết thông qua toàn văn tại Hạ viện. +Bầu ra và bãi miễn Chính phủ Liên bang (thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng và bầu ra thủ tướng mới - yếu tố đặc trưng của nhà nước Đại nghị), bầu một nửa số thành viên của Toàn án Hiến pháp liên bang, kiểm soát bộ máy hành chính và quân đội. Kiểm tra giám sát tối cao đối với chính phủ. Hạ viện có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng và bầu ra thủ tướng mới. 4.1.2. Thượng viện - Hội đồng liên bang ( Bundesrat ) - Trong số các cơ quan nhà nước của CHLB Đức, Thượng viện tượng trưng cho yếu tố Liên bang. Thông qua Hội đồng Liên bang, các bang tham gia vào lập pháp và hành chính. Thượng viện do Chính phủ các bang bổ nhiệm và bãi miễn trong số thành viên Chính phủ của mình., họ không gắn với một nhiệm kỳ bầu cử nhất định. - Thành viên Thượng viện gồm 68 người đại diện cho 16 bang, mỗi bang có ít nhất 3 đại biểu - Thượng viện bầu Đoàn chủ tịch, gồm Chủ tịch - nhiệm kỳ 1 năm ( sau đó thay đổi theo nguyên tắc lần lượt các bang khác làm chủ tịch), 3 phó chủ tịch và Chủ nhiệm văn phòng viện.Đoàn chủ tịch đề ra chương trình làm việc, các phiên họp. - Các Thượng nghị sĩ có chức năng kép : có quyền hành pháp ( tại bang ) và quyền lập pháp ( tại Liên bang ). - Chính phủ quốc gia phải cho Thượng nghị viện biết sự quản trị việc công => Bộ quản trị công việc của Thượng nghị viện được thiết lập. *Đặc biệt: - Uỷ ban hoà giải được thiết lập khi có sự tranh chấp giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. - Trong trường hợp đất nước có chiến tranh, mà hai viện không thể hoạt động được thì Hạ nghị viện và Thượng viện sẽ cùng thành lập Ủy ban hỗn hợp hoạt động thay thế chức năng của Nghị viện trong suốt thời gian đó. 4.1.3. Quyền lập pháp tại CHLB Đức: - Quyền lập pháp được chia cho chính phủ TW và chính phủ tiểu bang. + Hiến pháp dự trù trong nhiều lĩnh vực, chỉ chính quyền TW mới có độc quyền ( vì có những vấn đề mà chính phủ tiểu bang không được quyết định hoặc nếu tiểu bang đó quyết định sé gây thiệt hại cho tiểu bang khác hoặc toàn liên bang ), còn trong khu vực khác, chính phủ TW sử dụng quyền lập pháp với chính phủ tiểu bang. +Có những vấn đề mà TW ấn định chính sách chung và tiểu bang ấn định chi tiết thi hành. +Cơ quan lập pháp của chính phủ TW là Hạ nghị viện . +Quyền lập pháp của Hạ nghị viện lại bị hạn chế bởi hai khuynh hướng : +Lập pháp nhường sáng quyền lập pháp cho hành pháp. +Hiến pháp dành một phần quyền lập pháp cho Thượng viện. - Thượng nghị viện cũng có sáng quyền lập pháp : +Thượng nghị viện sử dụng quyền lập pháp dưới ba hình thức: ->Luật thông thường : không đòi hỏi sự chấp thuận của Thượng nghị viện.( nghĩa là Hạ nghị viện có thể thắng Thượng nghị viện nếu có đa số vững chắc ). ->Những luật có liên hệ tới quyền lợi của tiểu bang. -> Các tu chính án Hiến pháp: Trong việc này cần có sự thoả thuận của 2/3 thượng nghị sĩ. Tuy có sáng quyền lập pháp nhưng Thượng nghị viện ít sử dụng quyền này, mà chủ yếu tham gia vào việc hoàn bị luật pháp. 4.1.4. Thủ tục lập pháp : - Theo quy định của Hiến pháp, sáng quyền lập pháp thuộc Chính phủ liên bang, trong đó dự luật của các Hạ nghị sĩ phải được ít nhất 5% tổng số Nghị sĩ ký tên. - Các dự án luật của Chính phủ trước hết phải trình lên Thượng viện. Trong thời hạn 6 tuần (9 tuần đối với dự án luật có nội dung lớn hoặc 3 tuần trong trường hợp khẩn cấp ), kể từ khi nhận được dự án Thượng viện thông báo ý kiến của mình : - Nếu Thượng viện thông qua thì sẽ gửi lên Hạ nghị viện qua Nội các. - Nếu hết thời hạn quy định mà Thượng viện vẫn chưa có ý kiến thì Chính phủ liên bang có thể trình Hạ viện mà không cần tới ý kiến của Thượng viện. - Việc thảo luận dự án luật tại Hạ nghị viện được tiến hành qua 3 phiên họp: *Phiên họp đầu tiên : Hạ viện bàn những nguyên tắc căn bản sau đó giao cho một uỷ ban nghiên cứu. *Phiên họp thứ hai : Hạ viện tiếp tục thao luận từng phần, kiến nghị, bổ sung, sửa đổi. *Phiên họp thứ ba : Hạ viện chỉ thảo luận những vấn đề mang tính chất nguyên tắc của dự luật rồi biểu quyết thông qua dự luật. - Sau khi Hạ viện thông qua, dự luật chuyển sang Thượng viện.Dự luật trình bày tại Thượng nghị viện được thảo luận tại Uỷ ban. Thượng nghị viện thảo luận dự luật đó trong một phiên họp duy nhất.Có hai trường hợp có thể xảy ra : +Trường hợp 1 : Sau khi xem xét thảo luận, Thượng viện nhất trí thông qua; +Trường hợp 2 : Thượng viện đề nghị thành lập Uỷ ban thỏa thuận gồm thành viên của hai viện để thảo luận dự luật. Sau đó Hạ viện phải xem xét lại lần 2 và thông qua quyết định. Nếu Hạ viện không chấp nhận những sửa đổi của Thượng viện thì dự luật vẫn trở thành dự luật nếu được 2/3 hoặc tối thiểu hơn một nửa tổng số thành viên Hạ viện tán thành. - Cuối cùng luật chuyển lên Tổng thống ký công bố. Khác với các nước khác, Tổng thống liên bang Đức không có quyền phủ quyết đối với các dự luật do nghị viện thông qua. 4.1.5. Một số nét đặc trưng cơ bản trong quá trình lập pháp : Các dự án luật theo sáng kiến của thành viên Hạ viện trước khi trình nghị viện liên bang phải được chuyển sang cho Chính phủ Liên bang để Chính phủ cho ý kiến. Những dự luật do Thượng nghị viện sáng lập phải đệ trình Hạ nghị viện thông qua Nội các, như trong trường hợp Nội các sáng lập, các dự luật đó phải có tờ khai do đó Nội các trình bày lập trường. Trong quá trình Thượng viện gửi dự luật thông qua Nội các, thì Nội các có thể làm rút ngắn thủ tục bằng cách nhờ một nhóm chính trị trong Hạ nghị viện đưa trình dự luật, với danh nghĩa là dự luật do nhóm làm ra. Chính phủ Liên bang cũng có khả năng can thiệp vào quá trình lập pháp.Khi Hạ viện bác bỏ dự luật mà Chính phủ coi là khẩn cấp, theo đề nghị của Chính phủ và được sự đồng ý của Thượng viện, Tổng thống tuyên bố tình trạng lập pháp khẩn cấp ( trong 6 tháng) : trong thời gian này Thủ tướng có thể ra quyết định phê chuẩn bất cứ văn bản nào đã bị Hạ viện bác bỏ. 4.2. Cơ quan hành pháp 4.2.1. Tổng thống liên bang Tổng thống liên bang là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai trò giống như accs vijvua trong chính thể quân chủ lập hiến, nghĩa là chỉ mang tính nghi thức. Tổng thống do Hội nghị liên bang bầu, nhiệm kì 5 năm, mỗi người không quá 2 nhiệm kì liên tục.( Hội nghị liên bang gồm một nửa là các hạ nghị sỹ và một nửa là các thành viên do nghị viện các bang bầu ra. Tổng số thành viên của Hội nghị hiện nay là 672 +672 =1344. Hình thức bầu cử lầ bỏ phiếu kín không qua bầu cử) Ứng cử viên Tổng thống phải là Hạ nghị sỹ, 40 tuổi trở lên. Tổng thống phải từ bỏ đảng phái, không được tham gia các cơ quan khác, không được kinh doanh Hạ viện có quyền kiện Tổng thống qua Tòa án Hiến pháp liên bang và có thể phế truất Tổng thống. Quyền hạn: Hiến pháp quy định rõ quyền hạn của Tổng thống: Đại diện Liên bang trong và ngoài nước Kiểm tra, kí và công bố luật Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về lập pháp Đề nghị, bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ tướng. Thực tế: Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng nhưng phải dựa vào đa số Nghị viện, nên thường đó là lãnh tụ Đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Bổ nhiệm và miễn nhiệm các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng Bổ nhiệm và miến nhiệm các thẩm phán Liên bang, công chức liên bang Có quyền ân xá… Chức danh Tổng thống gắn liền với các nhiệm vụ có tính cách đại diện hơn là các thẩm quyền quyết định các công việc nhà nước, vì: Các quyết định của Tổng thống luôn tuân theo ý chí của đa số tại Hạ viện. Để các quyết định của Tổng thống có giá trị, phải có sự phê chuẩn của Thủ tướng hoặc các Bộ trưởng liên quan (chữ kí phó thự) Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp với sự đề nghị củaThủ tường và sự chấp nhận của Thượng viện. 4.2.2. Chính phủ Liên bang Cách thức thành lập Chính phủ Theo luật định, với đa số phiếu Hạ viện sẽ đề cử Thủ tướng, sau đó Tổng thống bổ nhiệm, nhưng đó không là ai khác ngoài thủ lĩnh đảng đa số trong hạ viện. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ. Thông thường, các Bộ trưởng là người của các Đảng thắng cử Thủ tướng và các Bộ trưởng không được đảm nhiệm các nhiệm vụ trả lương khác nếu không được phép của Hạ viện. Thẩm quyền Đề nghị dự luật, yêu cầu các Uỷ ban của Hạ viện họp để xem xét các dự luật, yêu cầu bổ sung hay giảm các khoản chi ngân sách Yêu cầu Tổng thống tuyên bố các trạng thái pháp lí đối với các dự luật bị Nghị viện bác bỏ Trực tiếp quản lí các công việc: đối ngoại, tài chính liên bang, giao thông, thành lập các cơ quan bảo vệ biên giới, cảnh sát, tình báo và an ninh, bảo vệ an ninh quốc gia Trong trường hợp nguy cấp, Chính phủ đè nghị 2 viện họp khẩn cấp tuyên bố tình trạng chiến tranh, Thủ tướng sẽ là Tư lệnh các lực lượng vũ trang Cụ thể: - Thủ tướng đề ra các hướng dẫn chung, các Bộ trưởng điều hành công việc một cách độc lập -Thủ tướng không có quyến can thiệp trực tiếp vào công việc của các bộ, nhưng các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Sự kìm chế lẫn nhau giữa Hạ viện và Chính phủ Thủ tướng thiết có thể đề nghị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ, nếu không được đáp ứng, có thể đề nghị Tổng thống giải thể Hạ viện trong 21 ngày. + Quyền giải thể Hạ viện sẽ không còn nếu hạ viện bằng đa số phiếu bầu ra thủ tướng mới. + Nhiệm vụ của phe đối lập trong Hạ viện alf kiểm tra, giám sát, tìm những điểm yếu để phê phán Chính phủ. + Hạ viện và Chính phủ có thể lật đổ lẫn nhau dựa trên nguyên tắc “Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện” và “ Hạ viện phải bầu được Chính phủ” »Sự tồn tại của Chính phủ không chỉ phụ thuộc vào năng lực hoạt động của mình cả vào sự tín nhiệm của Hạ viện. 4.3. Cơ quan tư pháp 4.3.1. Tòa án Hiến pháp liên bang - Vị trí: Là thiết chế độc lập và ngang bằng với Nghị viện và Chính phủ, lập ra để bảo vệ Hiến pháp - Chức năng: + Giải thích Hiến pháp + Xét xử tranh chấp giữa Liên bang với các bang, giữa các bang với nhau + Quyết định về tính hợp hiến của các đạo luật Liên bang và các bang, tính vi hiến của các Đảng +Xét xử các khiếu kiện về bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân + Có thể giải tán một Đảng nếu Đảng đó đe dọa nền tự do dân chủ Cơ cấu: + Tòa án Hiến pháp gồm 2 viện: Tòa thượng thẩm và Tòa Sơ thẩm + Mỗi viện có 8 thẩm phán, một nửa do Hạ viện, một nửa do Thượng viện bầu ra + Thẩm phán có nhiệm kì 12 năm, tuổi không dưới 40 và không quá 68 (Theo điều 4 khoản 3 của bộ Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang, độ tuổi 68 là ranh giới cho các thẩm phán. Nhiệm kỳ của một thẩm phán chấm dứt khi hết tháng mà thẩm phán tròn 68 tuổi. Thế nhưng người thẩm phán này vẫn tiếp tục thi hành chức vụ cho đến khi một người kế nhiệm được bổ nhiệm). Thẩm phán không được tham gia Quốc hội hay Chính phủ, nhưng họ có thể tham gia giảng dạy ở các trường Đại học và nghiên cứu khoa học. - Là cơ quan hiến pháp, Tòa án Hiến pháp Liên bang không chịu sự kiểm tra và chỉ thị của cơ quan nhà nước. 4.3.2. Tòa án Tối cao Liên bang Tòa án Tối cao Liên bang chia thành 5 Tòa án độc lập nhưng có hội đồng chung để đảm bảo sự thống nhất: Tài phán thường xét xử các vụ việc dân sự và hình sự và các vấn đề của Tòa án tự nguyện, bao gồm Tòa án khu vực, Tòa án bang, Tòa án cấp cao và Tòa án tối cao. Khoảng ¾ thẩm phán làm việc trong tòa án này. Tài phán lao động có thẩm quyền về các tranh chấp giữa các đối tác về tiền lương, giữa chủ và thợ cũng như về vấn đề của quyền tham gia. Có Tòa án lao động, Tòa án lao động bang và Tòa ná lao động Liên bang. Tài phán tài chính và tài phán xã hội với vị trí là các lĩnh vực đặc biệt được tách ra khỏi tài phán hành chính chung. Các Tòa án tài chính và tòa án tài chính Liên bang xét xử các tranh chấp công quyền trong lĩnh vực quản lí tài chính. Các vấn đề tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp pháp luật về chữa bệnh theo bảo hiểm, chính sách đối với nạn nhân chiến tranh và về pháp luật về tiền cho trẻ em được giải quyết tại Tòa án xã hội,Tòa án xã hội bang và Tòa án xã hội Liên bang. 4.3.3. Tòa án hành chính Ở Cộng hoà liên bang Đức, Toà án hành chính được xây dựng thành hệ thống độc lập với Toà án tư pháp cũng như các Toà án khác. – Về tổ chức: Toà án hành chính được tổ chức theo 3 cấp xét xử: - Toà án hành chính sơ thẩm: thành lập theo địa dư quận, huyện. Toà án hành chính phúc thẩm: thành lập theo địa dư tỉnh. Toà án hành chính tối cao: thuộc liên bang. - Về thẩm quyền: + Toà án hành chính giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính, bao gồm tất cả những tranh chấp về luật công mà không có đặc điểm liên quan đến hiến pháp và không được đạo luật của liên bang giao cho các Toà án khác. + Trường hợp tranh chấp thẩm quyền giữa các Toà án thì Toà án chung giải quyết để xác định thẩm quyền. . - Về Thẩm phán: + CHLB Đức có chung một đội ngũ Thẩm phán, trong đó các Thẩm phán chuyên về tư pháp và các Thẩm phán chuyên về hành chính. Họ được đào tạo gần như nhau và có 2 tiêu chuẩn: đã tốt nghiệp Đại học Luật và có quá trình thực tập để bồi dưỡng nghiệp vụ (6 tháng thực tập luật Dân sự, 6 tháng thực tập luật Hình sự, 6 tháng thực tập luật hành chính, 6 tháng thực tập ở các toà án khác), kết thúc quá trình thực tập là một kỳ thi quốc gia. + Việc bổ nhiệm các Thẩm phán Toà án hành chính phúc thẩm và Toà án hành chính tối cao do một Ban tuyển chọn Thẩm phán tiến hành, trình Tổng thống bổ nhiệm. Ban tuyển chọn Thẩm phán bao gồm: Bộ trưởng Tư pháp liên bang, 16 Bộ trưởng Tư pháp bang và 17 nghị sĩ Quốc hội do Tổng thống chỉ định. 4.4. Một số nhận xét - Thể chế chính trị ở CHLB Đức hiện nay là điển hình của mô hình Cộng hòa đại nghị, biểu hiện tập trung trong cơ cấu tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước ( Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao). - Khác với mô hình nhà nước Mỹ theo cơ chế “ tam quyền phân lập” “rắn”, nhà nước Đức được tổ chức theo cơ chế “mềm”, hai cơ quan lập pháp và hành pháp hoạt động phụ thuộc vào nhau, đối trọng nhau. - Thủ tướng thường là lãnh tụ liên minh đẩng chiếm đa số trong Hạ viện nên khi cử tri bỏ phiếu cho đảng nào thì đã gián tiếp bầu người đứng đầu đảng đó làm thủ tướng. - Thủ tướng là lãnh tụ liên minh đảng chiếm đa số trong Hạ viện nên có thể chi phối mọi hoạt động của Hạ viện; thông qua công tác nhân sự chi phối hoạt động của cơ quan tư pháp. - Xuất phát từ cách thức bầu cử: +Hạ viện do người dân trực tiếp bầu nên có vai trò quyết định + Thượng viện do Chính phủ các bang bầu ra và kiêm nhiệm nên vai trò rất hạn chế =>Đảng nào nắm Hạ viện sẽ trở thành đảng cầm quyền.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiến Pháp Đức.doc
Tài liệu liên quan