Giống chè và kỹ thuật trồng chè

GIỐNG CHÈ VÀ CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG CHÈ 1. Tiêu chuẩn giống chè tốt: Để đánh giá được một giống chè tốt cần phải dựa vào các tiêu chuẩn dưới đây: + Tiêu chuẩn về sinh trưởng: Giống chè tốt phải có khả năng phân cành mạnh, vị trí phân cành thấp, cây sinh trưởng khỏe, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Về hình thái: Lá to mềm, phiến lá gồ ghề, màu xanh sáng, mật độ búp trên tán cao và trọng lượng búp lớn. Thời gian sinh trưởng trong năm dài. Giống chè tốt phải có sản lượng cao và ổn định. Năng suất phải cao hơn giống đối chứng từ 15% trở lên. + Tiêu chuẩn về chất lượng: Giống chè tốt phải có hàm lượng tanin cao hơn giống chè đối chứng 1- 3% và hàm lượng chất hòa tan cao hơn 2- 3%. + Tiêu chuẩn về tính chống chịu: Giống tốt phải có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, phải có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét 2. Phương pháp chọn giống chè: Dựa trên những đặc điểm của giống chè tốt, cần đi theo hướng chọn lọc trên các giống chè sẵn có là chính. Đồng thời tích cực nhập nội, thuần hóa những giống chè tốt trên thế giới. Từ đó tiến hành lai tạo hoặc gây đột biến ở một mức độ nhất định, để tạo ra những giống chè mới không có sẵn trong thiên nhiên. Trình tự các bước như sau: Thu thập giống ở trong và ngoài nước làm vật liệu khởi đầu, sau đó chọn lọc cây tốt; So sánh giống đã được chọn lọc để xác định giống tốt; Nhân giống tốt sau khi đã tuyển chọn. + Các phương pháp cụ thể: * Lựa chọn hỗn hợp: Là chọn cây tốt trong quần thể nguyên thủy. Hạt hoặc cành được lựa chọn ở những cây tốt đem hỗn hợp lại, sau đó đem gieo chung và đem giám định so sánh.

pdf16 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giống chè và kỹ thuật trồng chè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138 Yêu cầu của cây chè với ánh sáng có sự khác nhau giữa các tuổi chè. Chè con cần ánh sáng ít hơn chè lớn, các giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn các giống chè lá nhỏ. Do vậy ở các nương chè kiến thiết cơ bản người ta thường trồng cây chè bóng cho chè bằng các cây họ đậu. Cây trồng xen che bóng cho chè con thích hợp nhất là cây cốt khí. Tóm lại nhu cầu ánh sáng của cây chè còn nhiều vấn đề phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết để sử dụng hợp lý các yếu tố này. Ngoài các yếu tố trên, không khí, gió, bão cũng là nhưng yếu tố hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống cây chè. Bài 12. GIỐNG CHÈ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ I. GIỐNG CHÈ VÀ CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG CHÈ 1. Tiêu chuẩn giống chè tốt: Để đánh giá được một giống chè tốt cần phải dựa vào các tiêu chuẩn dưới đây: + Tiêu chuẩn về sinh trưởng: Giống chè tốt phải có khả năng phân cành mạnh, vị trí phân cành thấp, cây sinh trưởng khỏe, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Về hình thái: Lá to mềm, phiến lá gồ ghề, màu xanh sáng, mật độ búp trên tán cao và trọng lượng búp lớn. Thời gian sinh trưởng trong năm dài. Giống chè tốt phải có sản lượng cao và ổn định. Năng suất phải cao hơn giống đối chứng từ 15% trở lên. + Tiêu chuẩn về chất lượng: Giống chè tốt phải có hàm lượng tanin cao hơn giống chè đối chứng 1- 3% và hàm lượng chất hòa tan cao hơn 2- 3%. + Tiêu chuẩn về tính chống chịu: Giống tốt phải có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, phải có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét 2. Phương pháp chọn giống chè: Dựa trên những đặc điểm của giống chè tốt, cần đi theo hướng chọn lọc trên các giống chè sẵn có là chính. Đồng thời tích cực nhập nội, thuần hóa những giống chè tốt trên thế giới. Từ đó tiến hành lai tạo hoặc gây đột biến ở một mức độ nhất định, để tạo ra những giống chè mới không có sẵn trong thiên nhiên. Trình tự các bước như sau: Thu thập giống ở trong và ngoài nước làm vật liệu khởi đầu, sau đó chọn lọc cây tốt; So sánh giống đã được chọn lọc để xác định giống tốt; Nhân giống tốt sau khi đã tuyển chọn. + Các phương pháp cụ thể: * Lựa chọn hỗn hợp: Là chọn cây tốt trong quần thể nguyên thủy. Hạt hoặc cành được lựa chọn ở những cây tốt đem hỗn hợp lại, sau đó đem gieo chung và đem giám định so sánh. 139 * Lựa chọn cá thể: Từ quần thể nguyên thủy chọn ra những cá thể tốt và được tách riêng thành từng dòng. Sau đó quan sát và theo dõi, chọn ra những dòng tốt đem giám định và so sánh. Phương pháp này có nhiều ưu điểm và thường được dùng phổ biến trong công tác chọn tạo giống chè. * Lựa chọn tập đoàn: Thực chất là chọn hỗn hợp, song từ tập đoàn nguyên thuỷ tìm ra những nhóm giống có đặc tính khác nhau, sau đó tiến hành chọn lọc hỗn hợp các nhóm đã được phân lập. * Tạo giống chè bằng phương pháp gây đột biến: Bằng phương pháp gây đột biến có thể thay đổi một số đặc tính của cây mà nhiều khi lai tạo không tạo ra được. Với các nước trồng chè tiên tiến phưong pháp này được ứng dụng rộng rãi và thu được kết quả tốt như ở Nhật Bản, Gruzia... * Lai giống: So với các phương pháp tạo giống khác thì la i giống tương đối khó thực hiện và chậm. Vì thành công của lai giống phụ thuộc chặt chẽ vào chọn cặp bố mẹ và chọn dòng lai để theo dõi giám định so sánh. 3. Một số giống chè mới có triển vọng ở nước ta: + Giống chè PH1: Được chọn bằng phương pháp lựa chọn cá thể từ quần thể chè Manipur, thuộc thứ chè Ấn Độ nhập nội từ Ấn Độ vào Phú Hộ năm 1920. Cây gỗ vừa (10 m) tán to, góc độ phân cành rộng, vị trí phân cành thấp, nhiều cành cấp I, phiến lá to 23 cm2, xanh đậm, phiến lá nhẵn, phẳng, búp to. Năng suất đại trà đạt 8 - 10 tấn/ha, có nơi đạt 15-20 tấn/ha. Chất lượng búp chè 1 tôm + 2 lá có hàm lượng tanin 33,2%, hàm lượng chất hòa tan 46,6%, thích hợp cho việc chế biến chè đen. Chống hạn tốt, hay bị bệnh thối búp và sâu đục thân. Hiện nay giống PH1 đang được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Đặc biệt ở các vùng chè cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu. + Giống TRI 777: Được Viện nghiên cứu chè Srilanca nhập vào Srilanca từ những năm 1937-1938 chọn tạo từ hạt giống chè Shan Chồ Lồng (Mộc Châu - Sơn La). Năm 1977 được nhập trở lại Việt Nam. Thuộc thứ chè Shan, cây gỗ vừa (10 - 15m), tán rộng 0,70m, điểm phân cành thấp (5cm), góc độ phân cành rộng (520), số cành cấp I nhiều (10,8 cành), diện tích lá to (28cm2 ), hình hơi thuôn dài, R = 2,55, lá màu xanh đậm, có ít lông tơ, phiến lá nhẵn, góc lá hơi hẹp, búp nhỏ (0,74 g/búp, cuống lá nhỏ, ngắn. Năng suất bình quân đạt 7,82 tấn/ha (chè 2-8 tuổi) cao hơn giống chè Trung Du đối chứng 13-18%. Năm 8 tuổi ở Phú Hộ, giống này đạt năng suất 11tấn/ha, giống chè TRI 777 tán lá hơi hẹp, do vậy cần phải trồng dày hơn. Chất lượng: Búp chè 1 tôm + 2 lá có hàm lượng nước 75%, tanin 30,5%, chất hòa tan 42,5%. Thích hợp cho việc chế biến chè xanh, chè đen. Chống chịu với các loại rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bị bọ xít muỗi hại nặng, chịu khô hạn tốt. 140 Hiện nay giống chè IRT 777 được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Đặc biệt là ở các vùng chè sản xuất nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến chè xanh đặc sản, chè Ô Long, chè Nhật... + Giống chè 1A: Được chọn lọc từ quần thể chè Manipur lá đậm thuộc thứ chè Ấn Độ nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam năm 1920 tại Phú Hộ. Loại cây gỗ vừa, lá to (54cm2) mềm, màu xanh vàng, phiến lá hơi tròn, gợn sóng, búp 1 tôm + 2 lá : 0,9 gam/búp, ít lông tơ, vị trí phân cành thấp, tán rộng, mật độ búp trên tán cao. Năng suất đạt 10,8 tấn/ha, cao hơn giống Trung Du đối chứng 33,5%. Búp chè 1 tôm + 2 lá hàm lượng tanin 34,8%, chất hòa tan 45,0%, thích hợp cho việc chế biến chè xanh và cả chè đen.. + Dòng chè TH3: Được chọn lọc theo phương pháp lựa chọn cá thể từ thứ chè Trung Quốc lá to, thu thập ở vùng Tô Hiệu - Lạng Sơn. Cây gỗ nhỏ, sinh trưởng khỏe, phân cành thấp, mật độ búp trên tán cao, trọng lượng búp lớn. Năng suất đạt 13,5 tấn/ha, cao hơn giống Trung Du đối chứng 53,2%. Búp chè 1 tôm + 2 lá có hàm lượng tanin là 32,3%, chất hòa tan 47,8% thích hợp cho cả việc chế biến chè xanh và chè đen có chất lượng tốt, hương thơm tự nhiên, vị chát đậm. Chịu rét, chịu hạn khá, chống chịu sâu bệnh ở mức trung bình. Riêng đốm mắt cua bị hại nặng gây rụng nhiều lá thì gây ảnh hưởng lớn tới năng suất. + Giống LDP1 và LDP2: Là 2 giống chè lai, mẹ là giống Đại bạch trà (Trung Quốc), có chất lượng thơm ngon nổi tiếng nhưng năng suất thấp. Bố là giống PH1 có năng suất cao. Giống do Viện nghiên cứu chè Phú Hộ lai tạo. Hai giống này đều giữ được hương vị thơm ngon của Đại Bạch Trà, đồng thời có năng suất cao(3,5-4,0 tấn búp tươi /ha). Lá hình bầu dục daì,tương đối dày, màu xanh nhạt. Ra búp sớm và kết thúc muộn, búp nhỏ, trọng lượng búp0,48-0,55 g. Tính thích ứng rộng, có thể trồng ở vùng nóng và lạnh. Hiện nay giống này chủ yếu trồng ở các tỉnh phía Bắc, đang trồng thử ở Lâm Đồng. + Giống chè Shan TB14: Do Trung tâm thực nghiệm Nông nghiệp Bảo Lộc tuyển chọn từ giống chè Shan Trấn Ninh. Lá màu xanh nhạt, hình thon dài, tôm có tuyết trắng, chất lượng tốt, phù hợp chế biến chè hương và chè đen. Hiện nay giống TB14 được coi là giống chủ lực trong việc thay đổi cơ cấu giống chè ở phía Nam. + Các giống chè nhập nội: Trong những năm qua, song song với công tác chọn tạo giống chè mới ở trong nước, chúng ta đã đẩy mạnh công tác nhập nội giống chè tốt từ những nước có kỹ thuật sản xuất chè tiên tiến. Như các giống TRI 2023, TRI 2025,TRI 2043, DT- 1 từ Srilanca. các giống Đại Bạch Trà, Kỳ Môn từ Trung Quốc, giống Yabukita từ Nhật Bản... tỏ ra thích nghi cao và chất lượng rất tốt. Đặc biệt là dùng để chế biến chè xanh, chè ôlong chất lượng cao. Tuy nhiên, điều hạn chế lớn nhất của các giống chè này là năng suất thấp, búp nhỏ rất tốn công thu hái. 141 II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN 1. Kỹ thuật trồng chè bằng hạt: Phương pháp trồng chè bằng hạt là phương pháp phổ biến và đơn giản hơn cả. Trồng chè bằng hạt có thể được tiến hành theo những hình thức sau. Gieo hạt trong vườn ươm, sau đó bứng cây con trồng ra ngoài nương. Ưu điểm của hình thức này là: Tiết kiệm được giống, tiện cho việc chăm sóc, quản lý cây con, có điều kiện để sản xuất được cây con to, khỏe, đồng đều. Tuy nhiên hình thức này yêu cầu kỹ thuật cao, giá thành cây con cao. Gieo hạt thẳng ra nương: Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ làm, đỡ tốn công, giá thành hạ nhưng không đáp ứng được với những nơi có thời vụ trồng chè khác xa với thời vụ thu hoạch quả. Sau đây là nội dung của hình thức gieo thẳng hạt chè ra nương. + Chọn đất và khai hoang: Chọn loại đất phù hợp với cây chè, độ dốc tối đa là 250, tầng canh tác dày, mực nước ngầm sâu, giàu mùn và chất dinh dưỡng, pH từ 4,5 - 6 sau đó tiến hành khai hoang, dọn dẹp tàn dư, cày sâu, nếu chưa trồng chè thì tiến hành gieo cây phân xanh để cải tạo đất. Phải xác định rõ phạm vi, ranh giới, khai hoang, không xâm phạm rừng đầu nguồn, rừng gỗ quý. Thiết kế khai hoang phải phù hợp với quy mô sản xuất, phù hợp với các yêu cầu vệ quan hệ dân sinh, kinh tế. Việc khai hoang phải được tiến hành đúng thời vụ, không khai hoang vào mùa mưa, khai hoang phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp chống xói mòn. + Thiết kế đồi nương chè: Xây dựng hệ thống đường sá thuận tiện cho đi lại và vận chuyển sản phẩm (Lưu ý các loại đường và tiêu chuẩn xây dựng: Đường trục chính, đường liên đồi, đường lô, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, bể chứa, đai rừng chắn gió...Thiết kế các lô chè có diện tích phù hợp với địa hình). Không nên bố trí hàng chè quá dài, thường hàng chè dài từ 50-75m là hợp lý, tối đa là 100m. Tùy theo độ dốc mà hàng chè được bố trí như sau: Ở độ dốc < 6o hàng chè được bố trí hàng thẳng, hàng xép đưa ra rìa lô. Ở độ dốc 6-200 hàng chè được bố trí theo đường đồng mức, hàng xép được bố trí xen kẽ giữa các hàng chè. Ở dộ dốc 20–250 hàng chè được bố trí theo kiểu bậc thang hẹp. Dụng cụ để thiết kế hàng chè là thước chữ A. Dùng thước chữ A cắm một hàng chuẩn sau đó dựa vào hàng chuẩn đó để cắm tiếp 5-10 hàng tiếp theo. Cắm hàng chè, đặc biệt là cắm hàng xép phải tiến hành cẩn thận, chính xác để có nương chè đẹp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. 142 + Làm đất trồng chè và bón phân: * Làm đất: Mục đích của làm đất trồng chè là cải thiện lý, hóa tính của đất, làm tăng tính thấm, giữ nước, giữ phân của đất, làm đất còn có tác dụng cải thiện chế độ nước, chế độ không khí và làm cải thiện hệ vi sinh vật trong đất. Ngoài ra làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại. Cần làm đất sớm, làm đất đúng thời vụ, đất sạch cỏ dại, sạch các loại gốc cây, đá ngầm... Cày máy độ sâu 40-45cm, nếu không có điều kiện cày máy thì phải đào rãnh sâu tương tự. * Bón phân: Sau khi làm đất tiến hành rạch hàng sâu 15 - 20cm, rộng 20-25cm. Bón lót từ 20-30 tấn phân hữu cơ + 100Kg P2O5 cho 1 ha, lấp một lớp đất dày từ 2 - 5cm. Việc bón phân phải được tiến hành trước khi gieo hạt từ 4 - 5 tháng. Trường hợp đặc biệt không làm đất sớm được thì phải làm đất, bón phân trước khi gieo hạt 1 tháng. + Chuẩn bị hạt giống và kỹ thuật gieo hạt chè: Hạt chè khó bảo quản và dễ mất sức nảy mầm, do vậy cần lưu ý khi chọn hạt trồng. Chỉ nên thu hoạch quả chè ở những nương chè từ 5 tuổi trở lên, sinh trưởng khỏe, có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, ít sâu bệnh. Hạt có đường kính bằng 12mm, có hàm lượng nước từ 25 - 38%, tỉ lệ nảy mầm trên 75%. Có thể xử lý hạt trước khi gieo nhằm rút ngắn thời gian nẩy mầm bằng cách ngâm hạt chè vào nước từ 12-24 giờ rồi loại bỏ hạt nổi, sau đó xếp hạt chè thành lớp dày từ 7 - 10 cm, phủ lên trên đó một lớp cát dày 5 cm, tưới ẩm, khi có trên 50 hạt chè nứt nanh thì đem gieo. Lượng hạt chè trung bình từ 200 kg đến 300 kg hạt/ha (tương đương với 400 kg đến 600 kg quả chè). Cách chọn hạt đơn giản nhất là: Quả chè thu vệ đem bóc vỏ, ngâm nước từ 6 đến 12 giờ loại bỏ hạt nổi, lấy hạt chìm đem gieo. * Thời vụ gieo hạt chè: Thời vụ gieo hạt chè phụ thuộc vào thời kỳ thu hoạch quả chè và điều kiện khí hậu (ẩm độ đất, ẩm độ không khí). Miền Bắc thời vụ thích hợp nhất là từ tháng 10 và tháng 11. Vùng có gió Lào chấm dứt gieo vào tháng 11 (kết thúc mùa mưa). Vùng Tây Nguyên tháng 5, tháng 6 để khi chè mọc không bị chết qua vụ đông rét, hạn (chú ý khâu bảo quản hạt chè vì hai vụ thu quả và trồng không trùng nhau). * Mật độ gieo và kỹ thuật gieo hạt chè: Mật độ gieo hạt tùy thuộc vào độ dốc, tính chất đất và phương thức canh tác. Đất dốc, xấu, trình độ canh tác thấp thì gieo dày. Đất bằng, đất tốt và trình độ canh tác cao thì gieo thưa. Một số khoảng cách thường được áp dụng là: 1,75m x 0,4 - 0,5m đối với đất bằng, trình độ canh tác cao hay đối với nương chè giống. 1,50 x 0,4-0,5m đối với đất có độ dốc trên 200, nếu đất dốc, xấu có thể gieo dày ở mật độ 1-1,25 x 0,4- 0,5m. 143 Hạt chè được gieo thành từng cụm, mỗi cụm từ 5 - 6 hạt, sâu từ 3-5cm, lấp đất nhỏ lên mặt, dẫm nhẹ cho hạt chè tiếp xúc tốt với đất, phủ lên trên mặt một lớp rơm, rạ, cỏ tế guột để giữ ẩm, khi hạt chè bắt đầu mọc thì giỡ lớp rơm, rạ cho chè mọc. Gieo dự phòng 10 - 15% hạt chè cùng với thời kỳ gieo hạt để lấy cây trồng giặm khi mất khoảng. 2. Kỹ thuật trồng chè bằng cành: Ngoài phương pháp trồng chè bằng hạt truyền thống, chè còn được trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính, tức là từ một cơ quan dinh dưỡng trong những điều kiện thích hợp phát triển thành cây chè con hoàn chỉnh. Có thể nhân giống vô tính chè bằng giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô tế bào... Trong thực tế phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp giâm cành. Ở Việt Nam, giâm cành chè được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960. Đến nay đã được ứng dụng rộng rãi ở khu vực quốc doanh, tập thể và cả các hộ gia đình. + Ưu, nhược điểm của việc trồng chè bằng hình thức giâm cành: * Ưu điểm: Trồng chè bằng hình thức giâm cành, có hệ số nhân giống cao đáp ứng được nhu cầu về giống trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy 1 ha chè 4 tuổi thu được 3 triệu hom, đem giâm cành có thể trồng được từ 50 - 70 ha chè. Trong khi đó một ha chè thu hoạch quả chỉ đem trồng được từ 4 đến 5 ha chè. Cây chè được trồng bằng hình thức giâm cành giữ nguyên được những đặt tính tốt của cây mẹ (giống), nương chè đồng đều vệ hình thái tiện lợi cho canh tác, thu hoạch và chế biến. Chè trồng bằng phương pháp giâm cành, có khả năng phân cành thấp, nương chè mau khép tán, mau cho thu hoạch và cho năng suất cao hơn chè trồng bằng hạt. * Nhược điểm: Trồng chè cành yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí lớn, giá thành trồng mới cao. + Kỹ thuật sản xuất cây chè con bằng phương pháp giâm cành: * Vườn sản xuất hom giống: Vườn sản xuất hom giống phải được trồng bằng giống đã được chọn lọc, có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Chế độ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... thường được ưu tiên (trồng thưa, bón nhiều phân và hợp lý, đốn tỉa đúng quy trình...) để vườn chè luôn có cành chất lượng tốt dùng làm hom giống. * Vườn giâm cành: Hom chè có thể giâm trực tiếp xuống luống đất, phương pháp này cho tỷ lệ sống và xuất vườn cao, chỉ nên dùng với những nơi nương chè sẽ 144 trồng gần với vườn ươm. Hom chè cũng có thể giâm vào túi đất Polietylen (PE). Cách làm như sau: Chọn đất đồi tầng dưới màu nâu đỏ, có pH từ 5 - 6, làm tơi, mịn và cho vào túi PE, sau đó xếp thành luống và cho dàn che cao 1,5 - 1,8m. Chọn cành bánh tẻ có độ phát dục non, có đường kính 4-5mm, cắt thành từng đoạn hom dài 4cm có 1 lá và 1 mầm nhú, cắt vát rồi cắm vào bầu đất đã chuẫn bị sẵn. Trong quá trình chăm sóc cần đảm bảo độ ẩm trên dưới 80%, bón phân theo nguyên tắc từ ít đến nhiều (bảng sau). Cần chú ý công tác phòng trừ sâu bệnh cho chè con trong vườn nhân. Điều chỉnh ánh sáng trên dàn che theo quá trình sinh trưởng của cây, lúc đầu che kín, sau giảm dần. Thời vụ giâm cành tốt nhất là tháng 12, có thể ở vụ thu tháng 7-8, sau 8 tháng đủ tiêu chuẩn cây con xuất vườn đem trồng đại trà. Bảng 12.1. Quy trình bón phân cho chè giâm cành (cho 1m2 mặt luống) Thời gian bón N sunphat (g) Supe lân (g) Clorua kali (g) Sau cắm 2 tháng 9 4 7 Sau cắm 4 tháng 14 6 10 Sau cắm 6 tháng 18 8 14 + Kỹ thuật trồng chè cành ra nương: Cây con từ 8-12 tháng tuổi, có 6 lá thật, cao 20cm, đường kính gốc 4 - 5mm là đủ tiêu chuẩn trồng. Thời vụ trồng: Có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 3 với vụ xuân hoặc tháng 8 đến tháng 9 với vụ thu. Đất được chuẩn bị sẵn như trồng chè hạt, rạch hàng sâu 20 - 25cm hoặc bổ hố rộng 20cm sâu 25cm, bón lót 20 - 30 tấn phân chuồng + 100 P2O5/ha, sau đó chọn bầu đủ tiêu chuẩn để trồng, trồng xong cần phải tưới mỗi ngày từ 1- 2 lít nước/bầu. - Kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản: Thời kỳ chè con (còn gọi là thời kỳ chè kiến thiết cơ bản). Thời kỳ sau khi chè được trồng xong qua chăm sóc, đốn tạo hình bắt đầu bước vào thu hoạch. Thời kỳ này kéo dài 4 năm với chè trồng bằng hạt và 3 năm với chè trồng bằng cành. Chè là cây công nghiệp lâu năm, do vậy mọi biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có ảnh hưởng quyết định tới khả năng cho năng suất và tuổi thọ của nương chè. Quy trình kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản gồm 5 biện pháp liên hoàn sau: + Giặm chè: Mật độ nương chè là cơ sở để đạt năng suất cao, do vậy đồi chè đông đặc và đồng đều là mục tiêu phấn đấu của người trồng chè. Nếu để nương chè mất khoảng, không đảm bảo mật độ/đơn vị diện tích sẽ ảnh hưởng đến năng suất chè trong suốt thời kỳ kinh doanh. Cần giặm ngay từ khi trồng xong, dặm nhiều lần với cây con 145 cùng tuổi, dặm đúng thời vụ và chăm sóc đặc biệt. Với chè trồng bằng cành: Khi chuẩn bị giống nên dành (10%-15%) cây con để giặm. Những năm sau dùng cây con ở vườn ươm đem giặm. Việc giặm chè nên tiến hành ngay trong một, hai năm đầu và cố gắng kết thúc vào năm thứ 3. Một nương chè đạt yêu cầu là nương chè khi đưa vào kinh doanh đảm bảo 95% mật độ trồng. + Phòng trừ cỏ dại: Nước ta có khí hậu ấm và ẩm, cỏ dại phát triển nhanh mạnh và có nhiều chủng loại khác nhau, gây nhiều tác hại đối với cây chè. Cần làm đất kỹ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi trồng chè, trồng đúng mật độ, giặm kịp thời để đảm bảo mật độ. Bón phân chuồng đã ủ, không có hạt cỏ và thân cỏ còn sống. Ngoài ra có thể trồng cây phân xanh, cây họ đậu kết hợp với che bóng và trừ cỏ dại cho chè, phương pháp chè tủ gốc cho chè con cũng là biện pháp hữu hiệu để hạn chế sinh trưởng phát triển của cỏ dại trong nương chè. Nếu cỏ nhiều cần làm cỏ từ 3 - 4 lần/năm. Dùng cuốc để xới cỏ và dùng tay để nhổ cỏ trong gốc chè, có thể làm cỏ vào các tháng 2, 5, 8 và 12. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ cỏ như 2,4D, simazin, dalapon, lyphoxim... để trừ cỏ, lượng dùng từ 6 - 8kg hòa trong 600 - 800 lít nước phun cho 1 ha. + Bón phân: Bón phân là biện pháp có ý nghĩa lớn đối với cây chè kiến thiết cơ bản, nó quyết định đến khả năng đưa nương chè từ gia i đoạn kiến thiết cơ bản vào giai đoạn kinh doanh sản xuất. Bón phân làm tăng khả năng sinh trưởng của cây, làm cơ sở cho việc hình thành bộ khung tán, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. Tuy nhiên để tăng hiệu quả phân bón người cán bộ kỹ thuật cần căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây, điều kiện đất đai, điều kiện thời tiết khí hậu... để điều chỉnh lượng bón cho thích hợp. Các năm sau lượng phân bón cho chè thực hiện như chè kinh doanh (xem bảng 12.2). + Trồng xen cây họ đậu, cây che bóng và biện pháp nông lâm kết hợp: * Trong những năm đầu: Khi chè chưa giao tán, việc trồng xen cây họ đậu vào giữa hai hàng chè có nhiều tác dụng tốt. Tận dụng được đất đai, phủ đất chống xói mòn và giữ độ ẩm cho đất. Hạn chế được cỏ dại. Cải thiện được thành phần cơ giới đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng lượng vi sinh vật có ích cho đất, làm tăng đáng kể các yếu tố dinh dưỡng khác như mùn, N, P, K. Một số cây trồng xen trong hàng chè kiến thiết cơ bản: Cốt khí, Lạc, Cỏ Stilo (Stilosan thesgracilis), Cơ loại cây họ đậu khác. Nói chung việc trồng xen cây họ đậu giữa hai hàng chè khi nương chè chưa khép 146 tán là rất cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý quản lý, chăm sóc sao cho cây trồng xen không lấn át, cạnh tranh với cây trồng chính và phải có lợi cho cây trồng chính. Bảng 12.2. Quy trình bón phân cho chè kiến thiết cơ bản Loại chè Loại phân Lượng phân Thời gian bón Số lần bón/năm Phương pháp bón N 30 kg Chè hạt 1 tuổi K2O 40 kg Tháng 6-7 1 Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc20- 30cm Hữu cơ 20 tấn 2 N 60 kg 1 Chè hạt 2 tuổi K2O 50 kg Tháng 3-4 và 8-9 Bón sâu 20-30 cm (trộn đều bón như chè một tuổi). Bón Kali lần đầu N 70 kg 2 Trộn đều, bón kali Chè hạt 3 tuổi K2O 30 kg Tháng 3-4 và 8-9 1 lần đầu N 60 kg 2 Chè cành 1 tuổi K2O 40 kg Tháng 3 và tháng 7 1 Trộn đều, bón kali lần đầu N 70 kg 2 K2O 75 kg 1 Chè cành 2 tuổi Hữu cơ 20 tấn Tháng 3-4 và tháng 8-9 1 Trộn đều, bón kali lần đầu, bón sâu 20- 30 cm (Điều 17- QT Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm 1998) * Trồng cây che bóng và biện pháp nông lâm kết hợp: Ngoài việc trồng xen các cây họ đậu như trên, trong quá trình trồng mới vấn đề cây che bóng và biện pháp nông lâm kết hợp đã được chú trọng trong những năm gần đây nhằm che bóng cho cây chè, cải tạo tiểu khí hậu đồi chè, tận dụng đất đai, hạn chế xói mòn bảo vệ đất, tăng thêm sản lượng gỗ, củi. Những cây che bóng có thể là trẩu, trám, gỗ mỡ, keo lá tràm, muồng lá nhọn, muồng casia. các loại cây này có thể được trồng trên các đường liên đồi, đường lô. Khi chè lớn, khép tán có thể chặt tỉa dần từ 1/3 - 1/2 số cây che bóng trong nương chè để bảo đảm ánh sáng cần thiết cho chè. 147 Ngoài ra trong một khu vực trồng chè ở những nơi có độ dốc cao, chỗ hợp thủy và đỉnh đồi có thể trồng các cây lâm nghiệp như cây lá tràm, gỗ mỡ, trám và một số cây lâm nghiệp khác nhằm tạo nên một vùng sinh thái nông lâm nghiệp, thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tóm lại: Cũng như trồng xen, việc trồng cây che bóng cho chè và việc xây dựng hệ thống nông lâm nghiệp nhằm tạo nên một vùng sinh thái nông lâm nghiệp là có ích, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên cần chú ý rằng phải xác định được cây che bóng và cây lâm nghiệp hợp lý cho từng vùng. + Kỹ thuật đốn chè kiến thiết cơ bản: Đốn chè là biện pháp quan trọng trong thời kỳ quản lý, chăm sóc nương chè kiến thiết cơ bản nhằm tạo cho cây chè có bộ khung tán rộng nhiều cành, hình thù cân đối, nương chè mau khép tán, có khả năng cho năng suất cao và nhiệm kỳ kinh tế dài. Thực tế ở nước ta cho thấy ở khu vực hợp tác xã và gia đình, việc đốn tạo hình chưa được chú trọng, thường đốn muộn (sau trồng 3-4 năm mới đốn) do vậy chè thường có dạng “đội nón”. Người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu sau để tiến hành đốn chè: Căn cứ vào sự sinh trưởng của cây như: Cao cây, độ lớn của thân, cành, tuổi cây. Quy trình đốn của LHXN chè Việt Nam 1988 quy định mức đốn như sau: * Đối với chè trồng hạt: - Đốn lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn cách mặt đất từ 12 - 15cm - Đốn lần 2: Khi chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất từ 25 - 30cm - Đốn lần 3: Khi chè 4 tuổi, đốn cách mặt đất từ 40- 45cm * Đối với chè cành: - Đốn lần 1 (2 tuổi): Đốn thân chính cách mặt đất 40 cm - Đốn lần 2 (3 tuổi): Đốn cách mặt đất 45cm. - Đốn sản xuất (4 tuổi): Đốn cách mặt đất 50cm. Kỹ thuật đốn này cũng áp dụng tốt cho chè hạt Trung Du. * Đối với chè giống lấy quả: Khi chè hai tuổi đốn cách mặt đất 40 - 45cm, 3 tuổi đốn cao 80cm, những năm sau chỉ phát các cành ngọn và thân chính cách mặt đất 1,8cm. Song song với quá trình đốn tạo hình cần hái tạo hình đúng theo yêu cầu kỹ thuật, chăm sóc và quản lý tốt. Qua 3 lần đốn, nương chè chính thức bước vào thời kỳ kinh doanh. Tóm lại: Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản kể trên có ý nghĩa qan trọng đối với khả năng đưa nương chè từ giai đoạn kiến thiết cơ bản sang giai đoạn kinh doanh sản xuất. Trong đó có 2 biện pháp cần chú ý hơn cả là trồng giặm 148 và đốn tạo hình. Các biện pháp kỹ thuật khác như phòng trừ sâu hại tiến hành như đối với chè kinh doanh sản xuất. III. KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHĂM SÓC CHÈ KINH DOANH Gia i đoạn chè kinh doanh sản xuất được tính từ khi nương chè đã đốn tạo hình lần thứ 3, bắt đầu cho thu hoạch búp. Giai đoạn này thường kéo dài 30 - 40 năm, trong điều kiện chăm sóc tốt có thể kéo dài 50-60 năm hoặc lâu hơn nữa. Tất cả các biện pháp kỹ thuật quản lý, chăm sóc trong giai đoạn này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý, chăm sóc nương chè kinh doanh sản xuất: 1. Phòng trừ cỏ dại: Cũng như giai đoạn chè kiến thiết cơ bản, việc phòng trừ cỏ dại cần được coi trọng và tiến hành triệt để, nhất là khi nương chè chưa giao tán. Để ngăn ngừa, hạn chế phát sinh, phát triển của cỏ dại trên nương chè kinh doanh, cần sử dụng các biện pháp sau đây: Tủ gốc vừa có tác dụng giữ ẩm vừa có tác dụng hạn chế cỏ. Vật liệu tủ thường là rơm rạ, cỏ tế, guột, cây cỏ chó đẻ và các phụ phẩm của địa phương. Sử dụng phân chuồng đã ủ, không có hạt cỏ và thân cỏ còn sống, sử dụng các biện pháp khác như trồng xen, làm cỏ bằng tay... Trừ cỏ bằng thuốc hóa học: Dùng dalapon 6-8 kg/ha phun hai lần cách nhau 15- 20 ngày, lượng dung dịch phun 600-800 lít/ha (trừ cỏ 1 lá mầm), dùng Simajin 6-8 kg pha trong 600-800 lít nước, 6 tháng phun một lần (để trừ cỏ 2 lá mầm), ngoài ra có thể sử dụng Cơ loại thuốc trừ cỏ dại như: 2,4 D, Paraquat, Lyphoxim, Roundup. 2. Bón phân cho chè: Khi xây dựng quy trình bón phân cho chè cần căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây và khả năng cho năng suất của nương chè.Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như chu kỳ phát dục cá thể của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng sinh trưởng song vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định. Vì thế, việc cung cấp dinh dưỡng cho chè vẫn được tiến hành thường xuyên. Trong búp non của chè có 4,5% N; 1,2% P2O5 ; 1,2- 2,5% K2O ( Eđen 1958), hàng năm chúng ta hái đi từ 5 - 10 tấn búp tươi/ha và đốn đi một lượng thân lá đáng kể. Như vậy, chúng ta đã lấy đi từ cây chè một lượng lớn N, P, K và các chất khoáng khác, ngoài ra một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn. Do vậy, cần phải bón bổ sung lượng dinh dưỡng đã lấy đi từ cây chè và lượng dinh dưỡng bị rửa trôi để cây chè sinh trưởng tốt. + Bón phân đạm cho chè: Trong chè N tập trung ở các bộ phận còn non như : Búp và lá non, N tham gia vào sự hình thành các axit amin và protein, bón đủ đạm cho 149 chè, lá chè có màu xanh, quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiều búp, búp to. Thiếu đạm chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Các thí nghiệm tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Bón N làm tăng năng suất từ 2- 2,5 lần so với đối chứng không bón. Bón quá nhiều N làm cho hàm lượng tanin, cafein giảm (Đỗ Ngọc Qũy - Trồng chè - NXB Nông nghiệp, 1980), làm protein tăng, protein sẽ kết hợp với tanin thành hợp chất không tan vì thế lượng tanin lại càng bị giảm. Hơn nữa, bón quá nhiều N làm cho hàm lượng ancalo it tăng, chè có vị đắng. Bảng 12.3. Lượng N bón cho chè kinh doanh theo năng suất Loại chè Lượng N bón (kg /ha/năm) Số lần bón Thời gian bón Năng suất 60 tạ/ha 120- 160 2- 3 Tháng 1- 9 Năng suất 60-100 tạ/ha 160- 200 2- 3 Tháng 1- 9 Năng suất 100 tạ/ha 200- 240 2- 3 Tháng 1- 3 (Theo quy trình - LHNX chè Việt Nam- 1998). Bón sâu 6 - 8cm, bón lúc đất có độ ẩm 70 - 80%. Kinh nghiệm sản xuất cho thấy không nên bón trước cơn mưa mà bón sau cơn mưa, không bón lúc nắng hạn. Ngoài bón N trực tiếp vào đất người ta còn sử dụng phân đạm urê phun lên lá chè với nồng độ 2% kết hợp khi phun thuốc trừ sâu. + Bón phân lân cho chè: Trong búp non của chè có 1,5% P2O5 (Eden, 1958). Lân có vai trò quan trọng trong việc tích lũy năng lượng chè (cả chè nguyên liệu và chè giống), làm tăng khả năng chống rét, chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm có vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ, năng suất thấp. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: Bón lân làm tăng năng suất chè rất rõ rệt, đặc biệt là bón lân trên nền N, K, đất thiếu N và K cũng làm giảm hiệu quả của phân lân đối với chè. Điều đáng chú ý là bón phân lân có hiệu quả tương đối dài 20 - 25 năm. Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân với liều lượng 120 - 160 kg/ha trên nền N - K tăng sản lượng búp 5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N - K, song hiệu quả tăng sản bình quân 21 năm vệ sau là 60 - 78%. Kết quả sơ bộ thí nghiệm 10 năm bón NPK cho chè của Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy trên cơ sở bón 100 Kg N/ha, bón 50 kg P2O5 trong từng năm không có chênh lệch đáng kể vệ năng suất. Nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu tăng rõ rệt, qua 10 năm thì hiệu quả của phân lân tỏ ra rõ rệt và chắc chắn, bình quân 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi. 150 Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp Xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 quy định: 5 năm bón lân 1 lần với lượng 100 P2O5/ha. Bón kết hợp với phân chuồng, sau đốn, bón sâu 20 - 30 cm. + Bón kali cho chè: Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng khả năng hoạt động của các men, làm tăng sự tích lũy gluxit và axit amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè. Thiếu kali rìa lá có vết nâu, rụng lá nhiều, búp nhỏ lá nhỏ. Ở những nương chè mới trồng, phân kali thường có hiệu quả thấp. Vì trong đất hàm lượng kali còn cao (khoảng 20-25mg K2O/100g đất) còn đủ cho yêu cầu dinh dưỡng của chè. Ở những nương chè thường xuyên bón P - N nhiều năm thì hiệu quả kali rõ rệt. Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 quy định lượng phân bón kali theo bảng 12.4. Có thể phân tích lá để xác định nhu cầu cần bón kali: Hàm lượng kali trong lá < 0,5% thì cây thiếu kali, nếu hàm lượng kali = 1% thì cây đủ kali. Nếu hàm lượng K2O trong đất = 15mg/100 gam đất là thiếu K2O Bảng 12.4. Quy trình bón kali cho chè kinh doanh Loại chè (theo năng suất) Lượng K2O bón (kg /ha/năm) Số lần bón Thời gian bón (tháng) Phương pháp bón Chè có NS 60 tạ/ha 60- 80 2 1- 9 Chè có NS 60- 100tạ/ha 80- 100 2 1- 9 Chè có NS > 100 tạ/ha 100- 120 2 1- 9 Bón phối hợp với N, sâu 6 - 8 cm Ghi chú: Nên bón K2O vào tháng 1 và tháng 7. + Sử dụng phân hữu cơ cho chè Đối với chè, phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như: Làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm nước và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất. 151 Ở những nơi có thể bón phân chuồng được thì trung bình cứ 2 - 5 năm bón 1 lần từ 20 - 30 tấn/ha. Có thể làm phân tự chế: Mỗi đồi chè cần có một hố chế biến phân dùng các loại cỏ rác để chế biến với một lượng phân chuồng làm phân men. Tỷ lệ phân men thường từ 1/5-1/10 tổng lượng phân định chế biến. Trồng cây phân xanh, cây họ đậu lấy phân lá ép xanh cho chè. Đây là biện pháp có hiệu quả cao nhất: Cây phân xanh và cây họ đậu khác được trồng giữa hai hàng chè (khi chè chưa giao tán) và trồng ở các đường lô, đường lên xuống, đường quanh đồi. Hàng năm tiến hành cắt tỉa 3 - 4 lần lấy thân lá ép xanh cho chè. Ép xanh cành lá già khi đốn chè: Đây là biện pháp nhất thiết phải làm với mọi cơ sở sản xuất chè. Quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam quy định bón 20- 30 tấn/ha, 3 năm bón 1 lần, nhưng trong sản xuất rất khó thực hiện vì không thể giải quyết đủ nguồn phân hữu cơ. + Sử dụng một số vi lượng bón chè: Các nguyên tố Mn, Cu, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối từ đó có ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Bo và một số nguyên tố khác đẩy mạnh sự tổng hợp Gluxit, nhiều nguyên tố vi lượng khác tham gia vào thành phần và hoạt tính của các men. Ở Việt Nam đã và đang tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố Zn, B, Mn, Cu đối với sự sinh trưởng phát dục của chè. Kết quả nghiên cứu của Bộ môn Cây công nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho thấy: Sử dụng H3PO4 (0,02%) phun phối hợp với urê 2% cho chè có hiệu quả tốt làm tăng năng suất búp tươi hàng năm từ 5 - 15%. 3. Đốn chè: Đốn chè trong gia i đoạn chè kinh doanh sản xuất là biện pháp độc đáo so với cây trồng khác và là biện pháp có ý nghĩalớn việc tăng năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. + Mục đích của việc đốn chè: Loại trừ các cấp cành già yếu, không có khả năng phát sinh và nuôi dưỡng búp mới. - Tạo tán to, tăng mật độ cành và mật độ búp trên tán . - Làm cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa kết quả. - Đốn chè còn có tác dụng thay thế một phần hoặc toàn bộ, bộ khung tán cũ bằng bộ khung tán mới (những nương chè già cằn cỗi). - Đốn chè làm cho cây chè có độ cao thích hợp vừa tầm hái và chăm sóc, tăng năng suất lao động. + Các loại hình đốn chè: * Đốn phớt: Hình thức này được áp dụng cho các nương chè sinh trưởng bình thường, có khả năng cho năng suất, có độ cao thích hợp với các quá trình canh tác. Là 152 hình thức đốn hàng năm, nhằm loại trừ các cành nhỏ, cành tăm hương trên tán, xúc tiến sự phát sinh, phát triển búp mới. Kỹ thuật đốn: Đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5cm, đốn bằng. Đốn bằng kéo hoặc dao chuyên dùng. * Đốn lững: Sau một số năm liên tục đốn phớt làm cho mất độ cành trên tán quá dày, búp nhỏ năng suất giảm thì tiến hành đốn lững. Trường hợp cây chè vẫn cho năng suất khá nhưng do cây cao quá gây khó khăn cho hái cũng tiến hành đốn lững. Kỹ thuật đốn: Đốn cao 60 - 65cm, đối với nương chè vẫn cho năng suất khá nhưng cao quá tầm hái thì đốn cao 70 - 75cm, đốn tạo tán bằng. * Đốn đau: Những cây chè đã đốn lững nhiều lần, cành nhiều mấu, cây phát triển kém, năng suất kém rõ rệt thì đốn đau, nhằm thay thế một phần lớn bộ khung tán cũ bằng bộ khung tán mới. Kỹ thuật đốn: Đốn cách mặt đất từ 40 - 45cm, đốn bằng tán, vết đốn phẳng, vát vào phía trong. Dùng dao sắc để đốn. * Đốn trẻ lại: Nhằm thay thế toàn bộ khung tán cũ bằng bộ khung tán mới, kéo dài nhiệm kỳ kinh tế của nương chè. Những nương chè già, cằn cỗi qua nhiều lần đốn đau, cây có hiện tượng thay tán (mầm vượt phát triển, thân cây bị sâu hại nặng) năng suất giảm rõ rệt thì tiến hành đốn trẻ lại. Kỹ thuật đốn: Đốn cách mặt đất 10 - 15 cm, vết đốn nhẵn, không giập nát. Dùng dao sắc hoặc cưa để đốn. Chú ý: Nương chè đốn trẻ lại cần phải kèm các biện pháp chăm sóc: Bón phân, làm cỏ và bảo vệ thực vật thì hiệu quả mới cao. + Thời vụ đốn: Tất cả các loại hình đốn đều tiến hành vào giữa tháng 12 đến hết tháng giêng là thời kỳ cây chè tạm ngừng sinh trưởng. Nơi thường bị sương muối cần đốn muộn sau những đợt sương muối nặng. Nói chung đốn đau đốn trước, đốn phớt cần tiến hành sau. Trước khi đốn và sau khi đốn cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, đặc biệt cần bón nhiều phân chuồng trước khi đốn đau. 4. Thâm canh cải tạo chè già: Hiện nay chè già (chè cao tuổi) chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích chè kinh doanh của ngành chè Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển của nước ta, chưa thể phá đi trồng lại toàn bộ được, do vậy việc thâm canh và cải tạo chè già có ý nghĩa lớn trong kế hoạch tăng tổng sản lượng chè. Khi nương chè già, cằn cỗi, năng suất giảm, tán chè nhiều cành tăm hương, cành mấu nhưng mật độ nương chè còn cao có thể tiến hành đốn đau, đốn trẻ lạ i. 153 Biện pháp kèm theo nhằm tăng hiệu quả của biện pháp đốn cải tạo là bón phân và bảo vệ thực vật. Bón 20 - 30 tấn phân hữu cơ + 100kg P2O5, cuốc hoặc cày giữa hàng chè nhằm tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Từ tháng 3: bón 100 - 150kg N và 50 - 100kg K2O. Tiến hành phun thuốc trừ sâu khi phát hiện sâu non, áp dụng các biện pháp nuôi tán chè. Ở các nương chè đã đốn đau và đốn trẻ lại, hoặc ở các nương chè chưa có biểu hiện thay tán rõ rệt có thể áp dụng các biện pháp hái nuôi tán chè như sau: Đốn chừa nhiều lá, đốn cao hơn mức bình thường. Hái chừa lá vào các vụ chè xuân và vụ thu đông làm cho tán chè rộng, lá nhiều có khả năng quang hợp tốt, tạo điều kiện cho bộ rễ chè phát triển, cây chè sung sức hơn. Các biện pháp kèm theo là bón phân hữu cơ và phân vô cơ, bảo vệ thực vật. Bài 13. THU HOẠCH - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN CHÈ I. KỸ THUẬT HÁI CHÈ Hái chè là một khâu quan trọng đặc biệt trong toàn bộ kỹ thuật trồng chè. Hái chè là khâu cuối cùng của biện pháp trồng trọt nhưng lại là khâu đầu tiên của quá trình chế biến chè. Cho nên hái chè không những ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng chè năm đó mà còn ảnh hưởng tới sản lượng và sinh trưởng của cây chè trong những năm sau. 1. Cơ sở khoa học xác định các biện pháp kỹ thuật hái chè: Chè để tự nhiên một năm chỉ có từ 3-5 đợt sinh trưởng búp. Khi đó chỉ có mầm đỉnh và một hoặc hai mầm nách trên cùng là có ưu thế sinh trưởng, các mầm ở phía dưới trong trạng thái ngủ nghỉ vì bị mầm đỉnh lấn át. Hái chè sẽ phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm nách ở phía dưới phát triển thành những búp chè, làm tăng số đợt sinh trưởng trong một năm. Trong kỹ thuật hái chè phải chừa lại một số lá non nhất định để cây chè có khả năng quang hợp tốt, tạo ra các búp mới từ các mầm nách. Giữa hái và chừa lá chè có sự mâu thuẫn thống nhất, cần phải tiến hành “vừa hái vừa nuôi” để có sản lượng cao, ổn định và lâu bền, đạt sản lượng cao lứa này nhưng cũng phải quan tâm đến sản lượng của các năm sau. Hái chè có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng sinh thực của cây chè. Vì vậy chè không có cành quả riêng, mầm sinh thực và mầm dinh dưỡng cùng nằm trên một nách lá. Hái búp nhiều cũng hạn chế được quá trình ra hoa kết quả của cây chè.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiống chè và kỹ thuật trồng chè.pdf
Tài liệu liên quan