Giáo trình vi sinh vật học thú y

PHẦN I. VI KHUẨN HỌC THÚ Y 6 Chương 1. TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN 7 A. Họ Trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae 7 I. Đặc điểm chung của họ Enterobacteriaceae 7 1. Phân loại 7 2. Hình thái 7 3. Tính trạng sinh hóa 7 4. Tính gây bệnh 10 II. Enterobactericeae và bệnh truyền nhiễm 10 1. Escherichia coli 10 2. Escherichia coli và trúng độc thực phẩm 14 3. Salmonella và bệnh truyền nhiễm 15 4. Salmonella và trúng độc thực phẩm 22 5. Trực khuẩn lỵ Shigella và bệnh truyền nhiễm 23 6. Edwardsiella và bệnh truyền nhiễm 23 7. Yersinia và bệnh truyền nhiễm 24 8. Yersinia và trúng độc thực phẩm 27 9. Klebsiella và bệnh truyền nhiễm 27 10. Các vi khuẩn khác thuộc họ Enterobacteriaceae 28 B. Phẩy khuẩn (họ Vibrionaceae) 30 I. Đặc điểm chung của phẩy khuẩn 30 1. Phân loại 30 2. Hình thái 30 3. Tính trạng sinh hóa 31 4. Tính gây bệnh 31 II. Vibrio và trúng độc thực phẩm 32 III. Bệnh cảm nhiễm Vibrio 32 C. Họ Pasteurellaceae 32 I. Đặc điểm chung của họ Pasteurellaceae 32 1. Phân loại 32 2. Đặc điểm chung của họ Pasteurellaceae 35 II. Họ Pasteurellaceae và bệnh truyền nhiễm 35 1. Đặc điểm vi sinh vật học của các Pasteurella 35 2. Bệnh cảm nhiễm Pasteurella 37 III. Haemophilus và bệnh truyền nhiễm 38 1. Đặc điểm chung của Haemophilus 38 2. Bệnh cảm nhiễm Haemophilus 39 IV. Actinobacillus và bệnh truyền nhiễm 39 1. Đặc điểm chung của Actinobacillus 39 2. Bệnh cảm nhiễm Actinobacillus 40 D. Trực khuẩn Gram âm yếm khí tùy tiện khác 40 Chương 2. TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ 43 A. Pseudomonas (họ Pseudomonadaceae) 43 I. Đặc điểm chung của họ Pseudomonadaceae 43 1. Phân loại 43 2. Hình thái 43 3. Tính trạng sinh hóa 43 4. Tính gây bệnh 44 II. Bệnh cảm nhiễm Pseudomonas 44 B. Bordetella và bệnh cảm nhiễm 46 I. Đặc điểm chung của Bordetella 46 1. Phân loại 46 2. Hình thái 46 3. Tính trạng sinh hóa 46 4. Tính gây bệnh 46 II. Bệnh cảm nhiễm Bordetella 46 C. Brucella và bệnh cảm nhiễm 47 I. Đặc điểm chung của Brucella 47 1. Phân loại 47 2. Hình thái 47 3. Tính trạng sinh hóa 47 4. Tính gây bệnh 48 D. Francisella và bệnh cảm nhiễm 48 I. Đặc điểm chung của Francisella 48 1. Phân loại 48 2. Hình thái 48 3. Tính trạng sinh hóa 48 4. Tính gây bệnh 49 E. Những trực khuẩn Gram âm hiếu khí khác 49 Chương 3. CẦU KHUẨN VÀ TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ (HỌ NEISSERIACEAE) 51 I. Đặc điểm chung của họ Neisseriaceae 51 1. Phân loại 51 2. Hình thái 51 3. Tính trạng sinh hóa 51 4. Tính gây bệnh 52 II. Bệnh cảm nhiễm Moraxella 53 Chương 4. TRỰC KHUẨN VÀ CẦU KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ (HỌ BACTEROIDACEAE VÀ HỌ VEILLONELLACEAE) 54 I. Đặc điểm của Bacteroides, Fusobacterium, Veillonella 54 1. Phân loại 54 2. Hình thái 54 3. Tính trạng sinh hóa 54 4. Tính gây bệnh 55 II. Bệnh cảm nhiễm Fusobacterium 56 Chương 5. XOẮN THỂ GRAM ÂM HIẾU KHÍ HOẶC VI HIẾU KHÍ 57 I. Đặc điểm chung của xoắn thể 57 1. Phân loại 57 2. Hình thái 57 3. Tính trạng sinh hóa 58 4. Tính gây bệnh 58 II. Bệnh cảm nhiễm Campylobacter 58 III. Campylobacter và trúng độc thực phẩm 59 IV. Spirillum và bệnh chuột cắn 59 Chương 6. XOẮN KHUẨN (SPIROCHAETA) 60 I. Đặc điểm chung của bộ Spirochaetales 60 1. Phân loại 60 2. Hình thái 61 3. Tính trạng sinh hóa 61 4. Tính gây bệnh 61 Chương 7. CẦU KHUẨN GRAM DƯƠNG 65 A. Họ Micrococcaceae: Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) 65 I. Đặc điểm chung của tụ cầu khuẩn 65 1. Phân loại 65 2. Hình thái 65 3. Tính trạng sinh hóa 65 4. Tính gây bệnh 66 II. Bệnh cảm nhiễm tụ cầu khuẩn 67 III. Tụ cầu khuẩn và trúng độc thực phẩm 67 B. Liên cầu khuẩn và các cầu khuẩn Gram dương khác ngoài họ Micrococcaceae và bệnh truyền nhiễm 67 I. Phân loại các cầu khuẩn Gram dương ngoài họ Micrococcaceae 67 II. Đặc điểm chung của liên cầu khuẩn 68 1. Hình thái 68 2. Tính trạng sinh hóa 68 3. Tính gây bệnh 69 III. Bệnh cảm nhiễm liên cầu khuẩn 69 IV. Những cầu khuẩn Gram dương khác và bệnh truyền nhiễm 70 Chương 8. TRỰC KHUẨN GRAM DƯƠNG SINH NHA BÀO 72 A. Chi Bacillus (Trực khuẩn Gram dương hiếu khí sinh nha bào) 72 I. Đặc điểm chung của chi Bacillus 72 1. Phân loại 72 2. Hình thái 72 3. Tính trạng sinh hóa 73 4. Tính gây bệnh 73 II. Bệnh cảm nhiễm trực khuẩn nhiệt thán 73 III. Những loài Bacillus khác và bệnh cảm nhiễm 75 B. Chi Clostridium (Trực khuẩn Gram dương yếm khí sinh nha bào) 76 I. Đặc điểm chung của chi Clostridium 76 1. Phân loại 76 2. Hình thái 76 3. Tính trạng sinh hóa 76 4. Tính gây bệnh 78 II. Trực khuẩn uốn ván và bệnh uốn ván (tetanus) 80 III. Nhóm trực khuẩn hoại thư sinh hơi và bệnh truyền nhiễm 80 IV. Trúng độc thịt (ngộ độc thịt, do C. botulinum) 82 Chương 9. TRỰC KHUẨN GRAM DƯƠNG KHÔNG SINH NHA BÀO 84 A. Chi Listeria và bệnh truyền nhiễm 84 I. Đặc điểm chung của chi Listeria 84 1. Phân loại 84 2. Hình thái 84 3. Tính trạng sinh hóa 84 4. Tính gây bệnh 84 B. Chi Erysipelothrix và bệnh truyền nhiễm 85 I. Đặc điểm chung của chi Erysipelothrix 85 1. Phân loại 85 2. Hình thái 85 3. Tính trạng sinh hóa 86 4. Tính gây bệnh 86 II. Bệnh cảm nhiễm Erysipelothrix 86 C. Chi Renibacterium và bệnh truyền nhiễm 87 I. Đặc điểm chung của chi Renibacterium 87 1. Phân loại 87 2. Hình thái 87 3. Tính trạng sinh hóa 87 4. Tính gây bệnh 87 D. Chi Lactobacillus (vi khuẩn lactic) 87 Chương 10. CÁC VI KHUẨN LIÊN QUAN XẠ KHUẨN (TRỰC KHUẨN CÓ XU HƯỚNG SINH NHÁNH) 88 A. Chi Corynebacterium 88 I. Đặc điểm chung của chi Corynebacterium 88 1. Phân loại 88 2. Hình thái 88 3. Tính trạng sinh hóa 88 4. Tính gây bệnh 89 II. Bệnh cảm nhiễm Corynebacterium 89 B. Chi Mycobacterium và bệnh truyền nhiễm 90 I. Đặc điểm chung của chi Mycobacterium 90 1. Phân loại 90 2. Hình thái 90 3. Tính trạng sinh hóa 91 4. Tính gây bệnh 92 II. Bệnh cảm nhiễm Mycobacterium 93 C. Chi Actinomyces và bệnh truyền nhiễm 93 I. Đặc điểm chung của chi Actinomyces 93 1. Phân loại 93 2. Hình thái 94 3. Tính trạng sinh hóa 94 4. Tính gây bệnh 94 II. Bệnh cảm nhiễm Actinomyces 95 D. Những bệnh cảm nhiễm vi khuẩn khác (Dermatophilus, Rhodococcus và Nocardia) 95 E. Các chi liên quan xạ khuẩn khác (không gây bệnh) 96 Chương 11. CÁC MYCOPLASMA 97 I. Đặc điểm chung của bộ Mycoplasmatales 97 1. Phân loại 97 2. Hình thái 97 3. Phương thức phân bào 97 4. Tính trạng sinh hóa 97 5. Tính trạng huyết thanh học 98 II. Bệnh cảm nhiễm Mycoplasma 99 Chương 12. RICKETTSIA (BỘ RICKETTSIALES) 102 A. Đặc điểm chung của Rickettsiales 102 I. Vị trí của Rickettsia trong ụê thống phân loại 102 II. Đặc điểm chung của rickettsia 102 B. Họ Rickettsiaceae và bệnh truyền nhiễm 102 1. Chi Rickettsia 103 2. Chi Rochalimaea 105 3. Chi Coxiella 106 4. Chi Ehrlichia 106 5. Chi Cowdria 107 6. Chi Neorickettsia 107 7. Chi Wolbachia 107 8. Chi Rickettsiella 108 C. Họ Bartonellaceae và bệnh truyền nhiễm 108 1. Chi Bartonella 108 2. Chi Grahamella 108 D. Họ Anaplasmataceae và bệnh truyền nhiễm 108 1. Chi Anaplasma 108 2. Chi Aegyptianella 108 3. Chi Haemobartonella 109 4. Chi Eperythrozoon 109 Chương 13. CHLAMYDIA (BỘ CHLAMYDIALES) 110 I. Đặc điểm chung của bộ Chlamydiales 110 II. Bệnh cảm nhiễm Chlamydia 111 PHẦN II VIRUS HỌC THÚ Y 114 Chương 1. CÁC VIRUS DNA MỘT SỢI (KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI) 115 A. Circovirus (họ Circoviridae) 115 I. Đặc điểm chung của họ Circoviridae 115 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 115 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 115 3. Protein 115 4. Tái sản 115 5. Phân loại 115 II. Bệnh cảm nhiễm circovirus (circovirus infection) 116 B. Parvovirus (họ Parvoviridae) 116 I. Đặc điểm chung của họ Parvoviridae 117 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 117 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 117 3. Protein 117 4. Tái sản 117 5. Phân loại 117 II. Bệnh cảm nhiễm parvovirus 118 Chương 2. CÁC VIRUS DNA HAI SỢI KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI 121 A. Adenovirus (Họ Adenoviridae) 120 I. Đặc điểm chung của họ Adenoviridae 120 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 120 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 120 3. Protein 120 4. Tái sản 120 II. Bệnh cảm nhiễm Adenovirus 121 B. Papillomavirus (Họ Papillomaviridae) 124 I. Đặc điểm của họ Papillomaviridae 124 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 124 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 124 3. Protein 124 4. Tái sản 124 5. Phân loại 125 II. Bệnh cảm nhiễm papillomavirus 125 C. Polyomavirus (Họ Polyomaviridae) 125 I. Đặc điểm của họ Polyomaviridae 125 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 125 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 126 3. Protein 126 4. Tái sản 126 5. Phân loại 126 II. Bệnh cảm nhiễm polyomavirus 126 D. Iridovirus (họ Iridoviridae) 126 I. Đặc điểm của họ Iridoviridae 126 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 127 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 127 3. Protein 127 4. Tái sản 127 5. Phân loại 127 II. Bệnh cảm nhiễm Iridovirus 128 Chương 3. CÁC VIRUS DNA CÓ ÁO NGOÀI 130 A. Poxvirus (họ Poxviridae) 130 I. Đặc điểm chung của họ Poxviridae 130 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 130 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 130 3. Protein 130 4. Tái sản 130 5. Phân loại 132 II. Bệnh cảm nhiễm Poxvirus 132 B. Asfarvirus (Họ Asfarviridae) 136 I. Đặc điểm chung của họ Asfarviridae 136 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 136 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 136 3. Protein 136 4. Tái sản 136 5. Phân loại 136 II. Bệnh cảm nhiễm Asfarvirus 136 C. Herpesvirus (Họ Herpesviridae) 137 I. Đặc điểm chung của họ Herpesviridae 137 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 137 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 137 3. Protein 137 4. Tái sản 138 5. Phân loại 138 II. Bệnh cảm nhiễm Herpesvirus 140 D. Baculovirus (họ Baculoviridae) 142 I. Đặc điểm của họ Baculoviridae 142 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 143 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 143 3. Phân loại 143 II. Bệnh cảm nhiễm Baculovirus 143 Chương 4. CÁC VIRUS CÓ ENZYME PHIÊN NGƯỢC (RT) 147 A. Hepadnavirus (họ Hepadnaviridae) 147 I. Đặc điểm của họ Hepadnaviridae 147 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 147 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 147 3. Protein 147 4. Tái sản 147 5. Phân loại 148 II. Bệnh cảm nhiễm Hepadnavirus 148 B. Retrovirus (họ Retroviridae) 148 I. Đặc điểm của họ Retroviridae 148 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 148 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 148 3. Protein 149 4. Tái sản 149 5. Phân loại 150 I. Bệnh cảm nhiễm Retrovirus 151 Chương 5. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI ÂM (CÓ ÁO NGOÀI) HÌNH CẦU 154 A. Orthomyxovirus (họ Orthomyxoviridae) 154 I. Đặc điểm của họ Orthomyxoviridae 154 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 154 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 154 3. Protein 154 4. Tái sản 154 5. Phân loại 155 II. Bệnh cảm nhiễm Orthomyxovirus 155 B. Paramyxovirus (Họ Paramyxoviridae) 156 I. Đặc điểm của họ Paramyxoviridae 156 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 156 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 156 3. Protein 157 4. Tái sản 158 5. Phân loại 159 II. Bệnh cảm nhiễm Paramyxovirus 160 C. Bunyavirus (họ Bunyaviridae) 164 I. Đặc điểm của họ Bunyaviridae 164 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 164 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 164 3. Protein 165 4. Tái sản 165 5. Phân loại 165 II. Bệnh cảm nhiễm Bunyavirus 165 D. Arenavirus (họ Arenaviridae) 167 I. Đặc điểm chung của họ Arenaviridae 167 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 167 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 167 3. Protein 168 4. Tái sản 168 5. Phân loại 168 II. Bệnh cảm nhiễm Arenavirus 168 Chương 6. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI ÂM (CÓ ÁO NGOÀI) HÌNH QUE 170 A. Rhabdovirus (họ Rhabdoviridae) 170 I. Đặc điểm của họ Rhabdoviridae 170 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 170 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 170 3. Protein 170 4. Tái sản 171 5. Phân loại 171 II. Bệnh cảm nhiễm Rhabdovirus 173 B. Filovirus (Họ Filoviridae) 175 I. Đặc điểm chung của họ Filoviridae 175 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 175 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 176 3. Protein 176 4. Tái sản 176 5. Phân loại 176 II. Bệnh cảm nhiễm Filovirus 176 C. Bornavirus (Họ Bornaviridae) 176 I. Đặc điểm chung của họ Bornaviridae 176 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 176 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 176 3. Protein 177 4. Tái sản 177 5. Phân loại 177 II. Bệnh cảm nhiễm Bornavirus (Borna disease) 177 Chương 7. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI DƯƠNG CÓ ÁO NGOÀI 178 A. Coronavirus (Họ Coronaviridae) 178 I. Đặc điểm của họ Coronaviridae 178 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 178 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 178 3. Protein 178 4. Tái sản 178 5. Phân loại 178 II. Bệnh cảm nhiễm Coronavirus 179 B. Arterivirus (Họ Arteriviridae) 181 I. Đặc điểm của họ Arteriviridae 181 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 181 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 181 3. Protein 181 4. Tái sản 182 5. Phân loại 182 II. Bệnh cảm nhiễm Arterivirus 182 C. Togavirus (Họ Togaviridae) 183 I. Đặc điểm chung của họ Togaviridae 183 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 183 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 184 3. Protein 184 4. Tái sản 184 5. Phân loại 184 II. Bệnh cảm nhiễm Togavirus 185 D. Flavivirus (Họ Flaviviridae) 186 I. Đặc điểm chung của họ Flaviviridae 186 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 186 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 186 3. Protein 187 4. Tái sản 187 5. Phân loại 187 II. Bệnh cảm nhiễm Flavivirus 188 Chương 8. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI (DƯƠNG) KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI 192 A. Calicivirus (Họ Caliciviridae) 192 I. Đặc điểm chung của họ Caliciviridae 192 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 192 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 192 3. Protein 192 4. Tái sản 192 5. Phân loại 192 II. Bệnh cảm nhiễm Calicivirus 192 B. Picornavirus (Họ Picornaviridae) 194 I. Đặc điểm chung của họ Picornaviridae 194 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 194 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 194 3. Protein 194 4. Tái sản 194 5. Phân loại 195 II. Bệnh cảm nhiễm Picornavirus 196 C. Astrovirus (Họ Astroviridae) 198 I. Đặc điểm chung của họ Astroviridae 198 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 199 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 199 3. Protein 199 4. Tái sản 199 5. Phân loại 199 II. Bệnh cảm nhiễm Astrovirus 199 Chương 9. VIRUS RNA HAI SỢI (KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI) 200 A. Reovirus (họ Reoviridae) 200 I. Đặc điểm chung của họ Reoviridae 200 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 200 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 200 3. Protein 200 4. Tái sản 200 5. Phân loại 200 II. Bệnh cảm nhiễm Reovirus 203 B. Birnavirus (Họ Birnaviridae) 205 I. Đặc điểm của họ Birnaviridae 205 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 205 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 205 3. Protein 205 4. Tái sản 205 5. Phân loại 205 II. Bệnh cảm nhiễm Birnavirus 206 Chương 10. PRION VÀ BỆNH XỐP NÃO TRUYỀN NHIỄM 208 A. Prion hay yếu tố gây bệnh xốp não truyền nhiễm (transmissible spongiform encephalopathy agent) 208 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa của các nhân tố gây bệnh xốp não truyền nhiễm 208 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 208 3. Protein 208 4. Tái sản 208 5. Phân loại 208 B. Bệnh xốp não truyền nhiễm (transmissible spongiform encephalopathy) 209 PHẦN III. NẤM (CHÂN KHUẨN HỌC) THÚ Y 211 Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NẤM 211 1. Các loại bệnh nấm 211 2. Miễn dịch chống bệnh nấm 211 3. Phân loại bệnh nấm 211 4. Thuốc điều trị bệnh nấm 211 Chương 2. BỆNH NẤM NỘI TẠNG VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN 214 Chương 3. BỆNH NẤM BỀ MẶT VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN 225 1. Bệnh nấm sợi của da (nấm da) (dermophytes) 225 2. Chi Sporothrix 227 3. Bệnh nấm khác và nấm bệnh nguyên 227 Chương 4. BỆNH NẤM Ở NGƯ GIỚI 227 1. Bệnh cảm nhiễm nấm Dermocystidium (dermocystidiosis) 227 2. Bệnh nấm nước (saprolegniasis) 227 3. Ichthyophonosis 227 4. Bệnh cổ trướng (tympanitis) 227 5. Fusariomycosis 228 Chương 5. BỆNH TRÚNG ĐỘC NẤM VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN 229 1. Các độc tố nấm tiêu biểu 230 2. Kiểm tra ô nhiễm độc tố nấm chủ yếu 230 TÀI LIỆU THAM KHẢO 232 MỤC LỤC 235

pdf260 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4598 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình vi sinh vật học thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pseudomycelium). 4. Chi Blastomyces Bệnh cảm nhiễm blastomyces (blastomycosis) do B. dermatitidis gây ra là bệnh nấm thấy ở người và chó, mèo, ngựa và, có thể, ở một số động vật khác. Ở nước Mỹ, bệnh này thường được gọi là blastomycosis Bắc Mỹ (North American blastomycosis), được biết như một bệnh phong thổ, gắn liền với điều kiện khí hậu hoang mạc khô hanh. Khi hít phải bào tử đính, trong phổi hình thành các ổ bệnh, sau nấm di căn tán phát ra ở các cơ quan khác, hình thành bệnh blastomycosis toàn thân hoặc nếu ổ bệnh chỉ giới hạn ở da thì gọi là bệnh blastomyces da.Về mặt tổ chức bệnh lý học, vào thời kỳ đầu thấy bệnh tích sinh mủ, trong trường hợp mãn tính hóa thì biểu hiện bệnh tích dạng u thịt. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 236 Loài B. dermatitidis Đây là nấm nhị hình (dimorphic fungus), tức là ngoài dạng nấm men (yeast form) còn hình thành dạng khuẩn ty (hypha). Khi phát dục ở 27 °C thì nấm hình thành dạng khuẩn ty, còn khi phát dục ở 37 °C thì hình thành dạng nấm men, trong đó thấy hỗn hợp tế bào dạng nấm men và tế bào khuẩn ty ngắn. Ở vùng bị bệnh, thường biểu hiện hình thái nấm men, đường kính 8 - 15 μm, phát triển bằng cách sản sinh các tế bào con thông qua nẩy mầm đơn phát (single budding). 5. Chi Coccidioides Bệnh coccidioidomycosis do gây ra bởi C. immitis là một loại bệnh thổ nhưỡng của người được biết đến ở Bắc Mỹ, Trung, Nam Mỹ, thông thường là bệnh hô hấp cấp tính tương đối nhẹ. Tuy nhiên, khi phát triển thành cảm nhiễm toàn thân thì không ít trường hợp dẫn đến tử vong. Đặc biệt, các chủng người da màu thường có tính cảm thụ cao đối với bệnh này. Khi người hít phải các bào tử đính dạng đốt, hay bào tử đốt (arthroconidium: "phân tiết hình phân sinh tử"), thì các ổ bệnh hình thành ở phổi mà phát bệnh. Bệnh này không thấy có ở các vùng địa lý nóng ẩm như nước ta, có thể do vi khuẩn đối kháng phát triển lấn át nấm, đồng thời trong điều kiện đó nấm không phát sinh bào tử đính dạng đốt. Tuy vậy, về phương diện phòng dịch thì đây là một trong những bệnh nguyên cần chú ý. Mặt khác, cần phải chú ý rằng nuôi cấy lưu giữ các chủng nấm lâu ngày tiềm tàng nguy cơ bị cảm nhiễm bào tử nấm. Ở động vật, bệnh được thấy ở chó, mèo, ngựa, bò, thiên nga, hải cẩu, cừu,... Loài C. immitis Sau khi nuôi cấy một thời gian dài, khuẩn ty trở thành bào tử đính dạng đốt. Các bào tử đính này nếu được nuôi cấy vào môi trường mới thì lại phát triển thành khuẩn ty. Trong tổ chức bị bệnh, các bào tử đính dạng đốt trở thành các thể (hình) cầu (spherule) đường kính 40 - 200 μm. Sau khi thành thục các thể cầu này hình thành một số lượng lớn bào tử nội sinh (endospore). Khi phóng xuất và xâm nhập vào tổ chức, các bào tử nội sinh lại phát triển thành các thể cầu. 6. Chi Histoplasma Các nấm thuộc chi này là các nấm nhị hình, có nguồn gốc trong đất. Trong chi này có 3 "loài" là H. capsulatum var. capsulatum, H. capsulatum var. duboisii và H. farsimonosus được biết là bệnh nguyên gây bệnh histoplasmosis, là bệnh nấm sâu trong cơ thể, ở người và động vật. Để chẩn đoán bệnh này người ta tiến hành phản ứng trong da với histoplasmin (kháng nguyên Histoplasma gây phản ứng dị ứng). Hai dạng đầu có dạng chuyển hình hoàn toàn (teleomorph) là Ajellomyces capsulatus. a. Loài phụ H. capsulatum var. capsulatum Phân lập được từ các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Ở người, nấm này đã được thông báo là bệnh nguyên ở các vùng Bắc và Nam Mỹ. Ngoài ra, thấy nhiều trường hợp ở Bắc Mỹ nấm này gây bệnh với các triệu chứng chủ yếu là viêm hạch lympho trên chó. Trong các trường hợp, vị trí nguyên phát của bệnh là phổi, nếu bệnh nhẹ động vật có thể tự nhiên khỏi bệnh nhưng nếu TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 237 nấm đã xâm nhiễm các nội quan thì thường tử vong. Nếu được nuôi cấy ở nhiệt độ 37 °C thì nấm này hình thành dạng nấm men, nhưng nếu nuôi cấy ở 27 °C thì sản sinh dạng khuẩn ty. Hai loại đính bào tử được sản sinh hoặc nhiều hoặc ít hơn. b. Loài phụ H. capsulatum var. duboisii Nấm này tuy cùng loại với H. capsulatum var. capsulatum nhưng được biết là nấm bệnh nguyên bệnh histoplasmosis phát sinh chủ yếu ở đại lục châu Phi. c. Loài H. farsiminosum Về mặt hình thái, loài này không khác nhiều so với hai loại nấm nói trên, nhưng được khu biệt ở điểm là loài nấm được phân lập từ bệnh viêm lympho quản truyền nhiễm (giả bì thư) của ngựa, lừa,... Bệnh này thường được gọi là histoplasmosis ngựa. Mưng mủ dạng nhầy hình thành dưới da đến hạch lympho dưới da, đặc biệt ở vùng cổ, vùng tứ chi là bệnh tích đặc trưng. Tiêm amphotericin B có tác dụng chữa bệnh. 7. Chi Ascosphera Chi này thuộc loại nấm bào tử túi (ascomyces, thường gọi là nấm túi, hay "tử nang khuẩn"). Trong chi này có loài A. apis ký sinh ở ấu trùng các loài ong, thường gọi là "nấm tổ ong", phân bố rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt nam. Loài A. apis Nấm này được biết là nguyên nhân bệnh thối ấu trùng (chalk brood) ở ong mật. Ong nuôi lấy cũng thấy nhiễm bệnh này. Nấm phát triển rất tốt ở 25 °C, sau khoảng 10 ngày nuôi cấy thấy hình thành túi bào tử (bào tử nang) hình cầu, màu nâu, bên trong sản sinh nhiều "bào tử cầu" hình cầu hoặc gần hình cầu. Bên trong các bào tử cầu thấy các bào tử hình trứng hoặc bầu dục. Khuẩn lạc có mùi chua đặc trưng. 8. Các nấm chi khác gây bệnh cơ hội ở động vật Trong bộ nấm Mucorales có đến 21 loài khác nhau nhưng chỉ có các loài thuộc 3 chi Mucor, Absidia và Rhizopus là những bệnh nguyên cơ hội có ý nghĩa trong thú y. Các loài thuộc chi Mucor là những nấm mốc ô nhiễm thức ăn gia súc, các loài thuộc chi Absidia được biết như là nguyên nhân của sẩy thai ở bò, của những những trở ngại tiêu hóa như u thịt và loét ở niêm mạc thành dạ dày và ruột. Còn Rhizopus spp. là những bệnh nguyên bệnh cơ hội, đôi khi gây sẩy thai ở bò cái. Cho đến nay, trong số các chi nấm nêu trên có các loài có hại cho gia súc được biết là A. corymbifera, M. racemosus, M. mucedo, R. microsporus, R. oryzae, R. pusillus,... TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 238 Chương 3 BỆNH NẤM BỀ MẶT VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN Nấm gây bệnh bề mặt phổ biến là các nấm thuộc nhóm nấm da (dermophytes). Bên cạnh nhóm này còn có một số nấm khác thuộc nhóm phân loại riêng biệt, cũng hình thành bệnh tích ở da (bảng III-1). Để quan sát nấm da trong bệnh phẩm người ta thường dùng bệnh phẩm là lông hoặc vảy vùng có bệnh biến. Thông thường để làm mềm và sáng tiêu bản, sau khi đặt bệnh phẩm lên phiến kính người ta nhỏ lên một vài giọt dung dịch NaOH 20% hoặc KOH 20%, để tủ ấm 15 - 20 phút hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa cho đến khi xung quanh bệnh phẩm xuất hiện bọt trắng, tránh hơ nóng quá làm bào tử ở gốc lông rụng rời ra. Sau đó, nhỏ vài giọt glycerin lên tiêu bản, đậy lá kính rồi hiển vi. Cũng có thể làm sáng tiêu bản mà tránh làm thay đổi vị trí của khuẩn ty trong và xung quanh sợi lông bằng dung dịch chloral lactophenol (2 phần chloralhydrate, 1 phần acid lactic, 1 phần phenol). Để nhuộm nấm da trước hết phải tẩy mỡ tiêu bản bằng chloroform rồi cho formol tác động 2 - 3 phút, đun sôi, rửa bằng nước cất rồi nhuộm bằng dung dịch xanh cotton trong lactophenol (dung dịch lactophenol cotton blue: được chế bằng cách hòa 20 g phenol tinh thể, 20 g acid lactic và 40 g glycerin vào 20 ml nước cất, đun nóng nhẹ cho tan đều rồi thêm 0,05 g thuốc nhuộm cotton blue, thuốc nhuộm này có tác dụng cố định tiêu bản) hoặc xanh cotton soudan III trong lactophenol (100 ml lactophenol bão hòa trong soudan III, 0,5 g cotton blue). Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy các sợi nấm (khuẩn ty) và bào tử ở trong hoặc ở ngoài sợi lông động vật bệnh. Sợi nấm thường có đường kính 2 - 6 μm, dài 15 - 50 μm phân nhánh nhiều hoặc ít. Bào tử có nguồn gốc từ những sợi nấm này, phân bố thành chuỗi hoặc thành đám tùy loài nấm. 1. Bệnh nấm sợi của da (nấm da) (dermophytes) Có đến khoảng 30 loài nấm bệnh nguyên của bệnh nấm da dermatophytosis của người đã được biết đến nhưng ở động vật thì nấm sợi bệnh da (dermophytes) chủ yếu chỉ có 3 loài được phân loại trong chi Trychophyton (T. verrucosum, T. mentagrophyte, T. equinum), và 2 loài phân loại trong chi Microsporum (M. canis, M. gypseum). Các loại nấm sợi bệnh da là các nấm ưa keratin (keratinophilic) sử dụng keratin như nguồn dinh dưỡng, cho nên vị trí cảm nhiễm nấm thường giới hạn ở lớp chất sừng, móng và lông da. Tuy nhiên, nấm có thể đi dọc theo gốc lông xâm nhập vào bên trong bao lông và gây nên các chứng viêm (thường hóa mủ) ở đó. Dạng chuyển hình hoàn toàn (telemorph) của nấm sợi bệnh da là các nấm thuộc chi Arthroderma thuộc loại nấm (bào tử) túi (ascomyces). a. Loài Trichophyton verrucosum Là nấm ưa động vật được phân lập chủ yếu từ bệnh nấm sợi bệnh da của bò (bạch điếm) nhưng cũng là bệnh lây chung người và động vật, từ bò có thể lây nhiễm sang người, vì vậy cần phải chú ý. Ngoài bò ra thì ngựa, cừu, dê, chó, TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 239 mèo, lợn,... cũng bị cảm nhiễm. Ở bò vùng mắc bệnh thường là đầu và cổ, đặc biệt vùng quanh mi mắt có nguy cơ dễ mắc bệnh, vùng bị bệnh thường bị rụng lông vùng rộng khoảng 1 - 3 cm, có thể là do gãi ngứa nên thường thấy xuất huyết và nứt nẻ. Bò càng non càng có tính cảm thụ cao. Trên môi trường thạch glucose Sabourraud T. verrucosum có tốc độ phát dục rất chậm nhưng nếu gia thêm thiamin thì phát triển tốt. Để phát dục, cũng có chủng cần inositol. Bào tử đốt lớn (macroconidium: "đại phân sinh tử") và bào tử đốt nhỏ (microconidium: "tiểu phân sinh tử") ít khi hình thành, nhưng bào tử màng dày (chlamydospore: "hậu mạc bào tử") thì phát sinh với số lượng lớn. Teleomorph của T. verrucosum còn chưa rõ. b. Loài Trichophyton mentagrophytes Trong nhiều trường hợp có tính háo thú (zoophilic, cảm nhiễm ở thú), một số chủng có tính háo nhân (anthropophilic, cảm nhiễm ở người). Cho đến nay phân lập được từ nhiều loài động vật khác nhau, hình thành các vùng tổn thương cục bộ hay toàn thân. T. mentagrophytes phát triển nhanh trong các môi trường. Khuẩn lạc có dạng phấn, dạng bông hoặc dạng lông nhung, màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Mặt dưới khuẩn lạc thường biểu hiện các sắc màu khác nhau như vàng, đỏ nâu,... Thí nghiệm xuyên tóc (hair perforation test) dương tính. Phát triển không đòi hỏi acid nicotinic. Nấm hình thành nhiều bào tử đính lớn phụ thuộc vào trạng thái của nấm, nhưng hiếm khi sản sinh. Bào tử đính lớn chứa từ 3 đến 8 tế bào, có hình thái từ dạng gậy đến dạng lá cây, vách mỏng, bề mặt nhẵn. Nấm còn sản sinh lượng lớn các đính bào tử nhỏ hình cầu đến hình quả lê, chứa 1 tế bào. Dạng xoắn của khuẩn ty (spiral body) là đặc trưng của nấm. Teleomorph gồm hai dạng là Arthroderma benhamiae (Ajielo & Geng, 1967) và A. vanbreuseghemi (Takashio, 1973). c. Loài Trichophyton equinum Tên thường dùng là nấm bạch biến ngựa, cảm nhiễm ngựa các vùng khác nhau trên thế giới, đôi khi người cũng cảm nhiễm. Vị trí cảm nhiễm không cố định nhưng ở ngựa đua thường thấy ở vùng tiếp xúc với dây đeo và yên ngựa, thường rộng khoảng 1 - 3 cm. Trường hợp phát bệnh ở ngựa non thì thấy nhiều, nhưng thường tự khỏi. T. equinum phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc màu trắng có dạng nhung hoặc dạng bông. Nếu thêm acid nicotinic vào môi trường thì sự phát triển được tăng cường. Nếu nuôi lâu thì xuất hiện những tia tỏa ra xung quanh giống như hình phóng xạ, khuẩn lạc có dạng bột, mặt dưới khuẩn lạc có màu vàng nâu cho đến đỏ nâu thẫm. Hiếm khi nấm hình thành nhiều bào tử đính lớn, nếu có bào tử đính lớn chứa 2 - 6 tế bào, hình gậy đến hình trụ, vách mỏng, bề mặt nhẵn. Bào tử đính nhỏ chứa 1 tế bào, hình thành với lượng lớn, dạng hình cầu hoặc hình quả lê. Bào tử màng dày sản sinh nhiều, thường thấy thể xoắn và khuẩn ty dạng vợt. Teleomorph của T. equinum thì còn chưa rõ. d. Loài Trichophyton canis Tên này có thể hiểu như "tiểu bào tử khuẩn chó". Đây là nấm gây cảm TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 240 nhiễm ở động vật. Các bệnh nấm sợi của chó và mèo thường do nấm này gây ra. Người cũng cảm nhiễm nấm này. Đính bào tử lớn của các nấm thuộc chi này có dạng thoi, chứa nhiều tế bào, bề mặt thô, hoặc có gai là điểm đặc trưng. Khuẩn lạc của chi này có bề mặt dạng bông, màu trắng, vàng đến vàng nâu, mặt dưới có màu vàng đậm. Đính bào tử lớn có vách dày, chứa 6 - 15 tế bào, sản sinh với số lượng lớn. Thường thấy có khuẩn ty dạng vợt, thể dạng lược, cơ quan đốt và bào tử màng dày. Lông bị cảm nhiễm phát huỳnh quang màu xanh lục như gỗ mục (wood lump). Teleomorph là Arthroderma otae. e. Loài Microsporum gypseum Tên này có nghĩa là "tiểu bào tử khuẩn dạng thạch cao". Nấm này sơ khởi vốn là nấm ưa thổ nhưỡng (geophilic fungus). Tuy vậy, số trường hợp là bệnh nguyên bệnh nấm sợi của da ở mèo và chó ngày càng tăng. Nấm này cũng gây bệnh cho người, là một nấm cùng cảm nhiễm người và động vật. Khuẩn lạc của chi này dạng phấn, bề mặt màu trắng dần dần chuyển sang màu nâu, mặt dưới của khuẩn lạc có màu nâu nhạt sau chuyển sang màu nâu đỏ. Bào tử đính lớn có vách tế bào mỏng, phát sinh với số lượng lớn, chứa 3 - 9 tế bào. Bào tử đính nhỏ có dạng hình gậy. Nấm có khuẩn ty dạng vợt, thể hình lược và bào tử màng dày. Lông bị cảm nhiễm không phát huỳnh quang như củi mục. Teleomorph được biết có hai loại là Arthroderma gypseum và A. incurvatum. 2. Chi Sporothrix Trong chi Sporothrix hiện tại được biết có hơn 10 loài nhưng hầu hết sống hoại sinh trong đất. Trong số đó, S. schenckii là bệnh nguyên khuẩn duy nhất, đã biết nhiều trường hợp bệnh ở người và động vật. Ở động vật, bệnh thường thấy nhiều ở ngựa và chó. Loài S. schenckii Là bệnh nguyên bệnh sporothricosis. Trong trường hợp của các động vật, nấm từ vết ngoại thương xâm nhập vào bên trong ký chủ, hình thành vết loét ở da, thông qua các mạch lympho mà xâm nhập vào trong cơ thể, hình thành các ổ bệnh ở trong các hạch lympho vùng cổ và tứ chi. Ở mèo, nấm hình thành bệnh tích thối loét chỉ giới hạn ở da, trong dịch thẩm xuất mưng mủ đó có thể quan sát thấy các tế bào nấm men. Bề mặt khuẩn lạc biểu hiện màu nâu đen nên được phân loại trong nhóm các nấm mốc màu đen ("hắc sắc chân khuẩn"). S. schenckii là nấm nhị hình. Khi phát triển ở 27 °C thì có dạng khuẩn ty, sản sinh các bào tử đính gần hình cầu hoặc hình trứng chứa 1 tế bào. Khi phát triển ở 37 °C thì trở thành dạng nấm men hình cầu hoặc hình trứng. 3. Bệnh nấm khác và nấm bệnh nguyên a. Chi Malassezia Bệnh Malassezia là bệnh cảm nhiễm do Malassezia pachidermatis gây ra, khởi đầu được báo cáo phân lập từ da tê giác Ấn độ. Tên nấm ghi trong báo cáo ban đầu là Pithirosporum nên tên bệnh nhiều khi cũng được gọi là pithirosporosis. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 241 Loài M. pachidermatis là một loại nấm men thường trú trên cơ thể và ống tai ngoài của động vật, có hình cầu hoặc hình trứng. Khi phát triển không cần dầu olive là điểm khác với M. furfur (gây bệnh ở người) cũng được phân loại vào chi này. Dạng nuôi cấy có hình trứng, phát triển nhờ sinh sản nẩy chồi đơn phát. Trên tế bào mẹ, từ một sẹo lỗ mở (khai khẩu) các tế bào con lần lượt được sản sinh. Cũng có dạng trung gian giữa quá trình phân bào và quá trình nẩy chồi. Khuẩn ty thì hoàn toàn không thấy. Nhiều trường hợp nấm liên quan đến bệnh viêm ống tai ngoài và viêm da mãn tính ở chó và động vật khác. b. Chromomycosis và nấm bệnh nguyên Nấm màu đen dematiaceae là tên chung của các nấm có các yếu tố của nấm đặc biệt có khuẩn ty màu tối nên toàn thể khuẩn lạc có màu đen hoặc màu gần đen, gồm các nấm thuộc nhóm nấm bất toàn như Exophiala, Fonsecaea, Ochroconis, Phialofora, Alternaria, Aureobasidium, Cladosporium, Curvularia, Drechslera,... Những bệnh gây ra bởi các nấm này được gọi chung là chromomycosis (bệnh nấm đen, "hắc sắc chân khuẩn bệnh"). Các nấm màu đen gây bệnh nấm rộng rãi trong tự nhiên, từ các động vật có vú như người, chó, mèo, ngựa,... đến các động vật thủy sinh như cá,... Nói chung, các nấm này có tính gây bệnh thấp, đa số là yếu tố gây bệnh cơ hội. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 242 Chương 4 BỆNH NẤM Ở NGƯ GIỚI Cho đến nay, có nhiều bệnh nấm ở các loài cá nuôi và cá tự nhiên được thông báo. Mục này chỉ giới thiệu khái yếu về một số nấm tiêu biểu. 1. Bệnh cảm nhiễm nấm Dermocystidium (dermocystidiosis) Đặc trưng của bệnh là thể dinh dưỡng của nấm bệnh nguyên có độ lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường hình thành ở mang hoặc ở da cá, bên trong có các thể ấn nhập hình cầu và một số lượng lớn bào tử có nhân nằm gần trung tâm. 2. Bệnh nấm nước (saprolegniasis) Bệnh nấm nước là bệnh gây ra bởi các nấm thuộc bộ nấm nước (Saprolegnialis, ngành Nấm noãn Oomycota), thường chia thành hai nhóm lớn là bệnh nấm nước ký sinh bên ngoài và bệnh nấm nước ký sinh bên trong. Các bệnh nấm nước ký sinh bên ngoài thường được gọi là bệnh nấm nước, là bệnh do nấm sợi bề ngoài có dạng lông mao ký sinh và phát triển mạnh trên thân các và trứng cá. Còn "bệnh nấm nước ký sinh bên trong" là tên chung chỉ các bệnh nấm trong đó nấm chỉ phát triển bên trong cơ thể cá. a. Bệnh nấm nước Là bệnh nấm trở thành vấn đề đối với các loài cá thuộc họ Hồi (cá nước lạnh), nhưng trong mùa lạnh bệnh cũng phát sinh ở cá nước ấm như cá chép, lươn,... Nguyên nhân chết do cơ cấu điều tiết áp suất thẩm thấu của cá bị phá hoại. Ở lươn có thể gọi là bệnh trắng đầu. b. Bệnh nấm nội tạng (visceral mycosis) Là bệnh phát sinh ở cá con họ Hồi 1 - 2 tuần tuổi, tỷ lệ chết 10 - 20%. Huyền môn dạ dày là nơi điểm sơ khởi, sau các khuẩn ty mọc dài vào xoang bụng, rồi lan vào nội tạng và cơ, phát bệnh, gây chết. c. Bệnh u hạt do nấm (mycotic granulomatosis) Là bệnh phát sinh ở các loài các nước ấm như cá trắm, cá vàng,... hình thành các u thịt trong cơ do nấm khởi phát. Da cá bệnh căng trương, xung quanh thấy có các ban xuất huyết điểm. Vào kỳ cuối, vùng da bệnh bị băng hoại, lộ xuất các u thịt màu đỏ hình thành trong lớp cơ phía dưới. Cá chép không mắc bệnh này. 3. Ichthyophonosis Là bệnh của các loài cá nước ngọt và nước mặn, gây ra bởi các nấm chi Ichthyophonus thuộc bộ Mucorales, ngành Nấm tiếp hợp Zygomycota, hình thành các bệnh tích dạng hạch trong các nội quan và cơ. Bệnh này là vấn đề lớn đối với cá hồi đen và cá nục. Ở chỗ bệnh tích thường thấy các thể hình cầu đa nhân, lớn nhỏ khác nhau từ vài μm đến khoảng 200 μm. 4. Bệnh cổ trướng (tympanitis) Là bệnh thấy rải rác ở cá họ Hồi, cá bị bệnh có dạ dày bị trương nên nhìn TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 243 từ bên ngoài thấy bụng phình to. Trong dạ dày thấy đọng dịch màu trắng hơi nâu, đục, có nhiều bọt. Trong chất chứa dạ dày nấm men phát triển hầu như thuần khiết. 5. Fusariomycosis Là tên chung chỉ các bệnh gây ra bởi các loài nấm thuộc chi Fusarium. Bệnh này phát sinh ở các loài cá cũng như giáp xác khác nhau, là vấn đề lớn đối với ngành nuôi tôm. Hầu hết các trường hợp bệnh đều do F. solani gây ra nhưng đôi khi cá thể là do các loài nấm Fusarium khác. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là mang trở nên đen, cho nên thường được gọi là bệnh đen mang. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 244 Chương 5 BỆNH TRÚNG ĐỘC NẤM VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN Các chất do nấm sản sinh ra, là những phân tử nhỏ không có tính kháng nguyên, biểu hiện tính độc ở động vật được gọi chung là độc tố nấm (mycotoxin). Thức ăn gia súc (đặc biệt các loại ngũ cốc) và đồng cỏ bị ô nhiễm độc tố nấm, gia súc, gia cầm ăn phải phát sinh trúng độc là khá phổ biến. Bảng III-2. Những bệnh trúng độc nấm (mycotoxicosis) chủ yếu ở động vật Bệnh trúng độc Mycotoxin Nấm sản sinh chủ yếu Động vật mắc bệnh A. Trúng độc gây hại gan thận 1. Trúng độc aflatoxin Aflatoxin B1, B2, G1, G2 Aspergillus flavus, A. parasiticus Gà, vịt, gà tây, cá hồi, lợn, bò, cừu chó, mèo 2. Trúng độc sterigmacystin Sterigmacystin Aspergillus versicolor Cừu, thỏ 3. Trúng độc ochratoxin Ochratoxin A, B Aspergillus ochraceus, Penicillium citrinum Lợn, cừu, bò, chó, gà 4. Trúng độc citrinin Penicillium citrinum, P. implicatum Lợn, chó B. Trúng độc gây hại thần kinh 1. Trúng độc patulin Patulin Penicillium patulin, P. expasum, Aspergillus clavatus Bò, mèo 2. Trúng độc acid penicillic Acid penicillic Penicillium puberulum, P. palitans, Aspergillus achraceus Phôi gà, chim cút, tôm 3. Trúng độc bã mạch nha nhiễm nấm Maltoryzine Aspergillus oryzae Bò Acid cyclopiazonic, Penicillium cyclopium Bò, cừu Penitrem A, B P. cyclopium, P. crustosum Bò, cừu 4. Hội chứng độc tremorgen Fumitremorgen A, B Aspergillus fumigatus Bò 5. Trúng độc nấm mũ Amanitin Amanita phalloides, A. virosa, A. pantherina Ngựa, bò Muscarin các loại A. muscaria, Clitocybe dealbata, Inocybe potouillardii Ngựa, bò 6. Trúng độc nấm cựa gà Ergotamine Claviceps purpurea Bò, ngựa, lợn, cừu, gà 7. Bệnh chảy nước bọt Slaframine Rhizoctonia leguminicola Bò, ngựa, cừu, dê C. Bệnh trúng độc tổn hại cơ quan tạo máu T-2 toxin Fusarium sporotrichioides (=F. tritinctum) Lợn, bò, cừu, ngựa, gà, mèo, chó, cá Fusarenone F. epispharia, F. nivale, Bò, cừu Deoxynivalenol F. cocolor (=F. roseum), F. graminearum, (=Gibberella zeae) Bò, lợn 1. Hội chứng trúng độc thrichothecene Fumonisin B1, B2 F. moniliforme Ngựa 2. Trúng độc sporofusarin Sporofusarin F. sporotrichioides Bò, cừu, gà, gà tây, mèo, chó, 3. Stachybotryotoxicosis Satratoxin H Stachybotrys atra Ngựa, bò, cừu, lợn, chó D. Hội chứng quá mẫn ánh sáng 1. Chứng ban phù mặt Sporidesmin Sporidesmium bakeri Cừu, bò C. Hội chứng quá động dục TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 245 1. Trúng độc zearalenone Zearalenone Fusarium graminearum Lợn, bò, gà Nói chung, các bệnh trúng độc nấm phần nhiều thường là mãn tính, trong trường hợp đó các độc tố nấm gây ung thư (oncogenic mycotoxin) trở thành vấn đề lớn. Ở nấm sinh trưởng phát triển tồn tại cơ cấu trao đổi chất chưa rõ về mặt tác dụng sinh lý đối với nấm có tính đặc hiệu đối với các loài và chủng khác nhau, hình thành một cách phái sinh (dẫn xuất) từ hệ trao đổi chất nhất nguyên cần thiết cho hoạt động của cơ thể nấm. Cơ cấu đó được gọi là trao đổi chất thứ sinh (secondary metabolism), trong đó sản phẩm cuối cùng được hình thành có phân tử lượng khoảng 300 - 500 Da thường được gọi là sản phẩm trao đổi chất thứ sinh (secondary metabolite). Trong số các chất đó các chất có biểu hiện tính độc đối với tế bào động vật được gọi là mycotoxin thông thường hay độc tố nấm, còn những chất có hoạt tính kháng khuẩn gọi là chất kháng sinh (antibiotic). Sau đây là một số độc tố nấm tiêu biểu. 1. Các độc tố nấm tiêu biểu Các độc tố nấm tiêu biểu được kê ở bảng III-2. a. Aflatoxin Là tên chung chỉ các hợp chất đồng loại được đơn ly từ các sản phẩm trao đổi chất của nấm Aspergillus flavus, được biết như là các chất B1, B2, G1, G2, M1, M2,... nhưng chất có độc tính mạnh nhất và phát ung thư mạnh nhất aflatoxin B2. Độc tố này biểu hiện độc tính đối với gan của các loại động vật khác nhau, là nguyên nhân ung thư gan. Ngoài A. flavus còn có A. parasiticus, A. oryzae, A. tamari, A. wentii,... cũng được biết đến như là những nấm sản sinh aflatoxin. b. Trichothecen Các hợp chất trichothecen là những mycotoxin được sản sinh bởi các loài nấm thuộc chi Fusarium, trong đó toxin T-2, nivalenol, và fusarenon-X,... là những hợp chất được biết nhiều. Chúng là nguyên nhân chứng trúng độc với các triệu chứng chủ yếu là trở ngại cơ năng tạo huyết, thường thấy ở gia súc và người (ngộ độc mốc trắng). Là độc tố da và độc tố đường ruột, chúng còn gây ra các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa và bệnh thần kinh. c. Zearalenone Là độc tố nấm (mycotoxin) do các nấm thuộc chi Fusarium sản sinh ra, gây sưng âm hộ ở lợn nái dẫn đến hội chứng động dục giả. 2. Kiểm tra ô nhiễm độc tố nấm chủ yếu Các bệnh trúng độc nấm là do người và động vật ăn phải trong thức ăn có các chất là sản phẩm trao đổi chất thứ sinh được sản sinh bởi các nấm (có độc) đã sinh trưởng phát triển trong thức ăn gây nên. Vì vậy, việc bảo quản thực phẩm cho người và thức ăn gia súc đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh trúng độc nấm. Ngoài ra, để phòng bệnh, có thể sử dụng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp để kiểm xuất sự hiện diện của mycotoxin TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 246 trong thực phẩm. Hiện nay, để định tính và định lượng mycotoxin người ta thường dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography, TLC), sắc ký dịch thể cao tốc (high performance liquid chromatography, hay sắc ký dịch thể cao áp: high presure liquid chromatography - HPLC),... nhưng do phải sử dụng các dung môi hữu cơ để chiết xuất mycotoxin có độc tính tai hại sinh học (biohazard) và tai hại hóa học (chemohazard) như chloroform, benzene,... nên việc sử dụng các phương pháp này trở thành vấn đề đáng ngại. Những năm gần đây, phương pháp ELISA đã được xác lập để kiểm xuất độc tố nấm. Thị trường trên thế giới đã có các kit (bộ) có thể kiểm xuất một cách tiện lợi và nhanh chóng các độc tố aflatoxin, toxin T-2, deoxynivalenol, ochratoxin, zearalenone,... Phương pháp này dựa vào kháng thể đánh dấu enzyme kết hợp các độc tố đã được chiết xuất bằng methyl alcohol, có thể kiểm xuất định tính hoặc bán định lượng để xác nhận các độc tố tương ứng, thích hợp trong lĩnh vực vệ sinh thức ăn và thực phẩm. Giới hạn kiểm xuất đối với aflatoxin là 5 ppb. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 247 TÀI LIỆU THAM KHẢO (Thứ tự: Tiếng Việt, Anh - Nhật, Nga) 1. Herenda D. (2000). Cẩm nang về kiểm dịch thịt tại lò mổ các nước đang phát triển, Ấn phẩm của FAO về chăn nuôi thú y (Bản dịch tiếng Việt của Dự án Tăng cường công tác Thú y ở Việt nam, Việt Nam - Cộng đồng Châu Âu). Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội. 2. Hunter A. (2001). Sổ tay dịch bệnh động vật (Phạm Gia Ninh và Phạm Đức Tâm dịch). Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội. 3. Hồng Thủy Nguyên, Đặng Đức Trạch, Ninh Đức Dự, Nguyễn Hồng Điệt, Nguyễn Thị Kê & Nguyễn Thị Oanh (1974). Vi sinh y học, tập 1, NXB Y học, Hà Nội. 4. Nguyễn Vĩnh Phước (1970). Vi sinh vật học thú y, tập II, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 5. Phạm Hồng Sơn, Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh & Phạm Quang Trung (2002). Giáo trình vi sinh vật học thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Vĩnh Phước, Hồ Đình Chúc, Nguyễn Văn Hanh & Đặng Thế Huynh (1970). Giáo trình Bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Như Thanh (1974). Giáo trình thực tập vi sinh vật học thú y. Xưởng in ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội. 8. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên & Trần Thị Lan Hương (1997). Vi sinh vật học thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Bùi Quang Tề (1997). Giáo trình Bệnh động vật thủy sản. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bộ Thủy sản, Hà Nội. 10. Appel M. J. (ed.) (1987). Virus infections of Vertebrates, vol. 1: Virus infections of canivores. Elsevier Science Pub., Amsterdam. 11. Barile M. F., Razin S., Tully J. G. et al. (ed.) (1985). The Mycoplasmas, vol. 1 - 4, Academic Press, Orland. 12. Briese T., Schneemann A., Lewis A. J., Park Y. S., Kim S., Ludwig H. & Lipkin W. I. (1994). Genomic organization of Borna disease virus. Proc. Natl. Acad. Sci. U. S. A. 91: 4362-4396. 13. Calnek B. W., BRNAes H. N., Beard C. W. et al. (1998). Diseases of poultry (10th ed.), Iowa State Univ. Press, Ames, Iowa. 14. Carter G. R., Wise D. J. & Flores E. F. (Eds.) 2005. A Concise Review of Veterinary Virology. International Veterinary Information Service, Ithaca, NY. 15. Cavanagh D. (1997). Nidovirales: a new order comprising Coronaviridae and Arteriviridae. Arch. Virol.142: 629-633. 16. Collier L. H. & Timbury M. C. (ed.) (1990). Topley & Wilson's Principles of TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 248 bacteriology, virology and immunology (8th ed.), vol. 4, Edward Arnold, London. 17. Dea S., Gagnon C.A., Mardassi H., Pirzadeh B. & Rogan D. (2000). Current knowledge on the structural proteins of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) virus: comparison of the North American and European isolates. Arch. Virol. 145: 659-688. 18. Dinter Z. & Morein B. (ed.) (1990). Virus infections of vetebrates, vol. 3, Virus infections of ruminants, Elsevier Science Pub., Amsterdam. 19. Fenner F. J., Bachmann P. A., Gibbs E. P. J. et al. (1993). Veterinary virology (2nd ed.) Academic Press, Orland. 20. Gyles C. L. & Thoen C. O. (ed.) (1993). Pathogenesis of bacterial infections in animals (2nd ed.), Iowa State Univ. Press, Ames, Iowa. 21. Herniou E. A., Luque T., Chen X., Vlak J. M., Winstanley D., Cory J. S. & O'Reilly D. R. (2001). Use of whole genome sequence data to infer baculovirus phylogeny. J. Virol. 75: 8117-8126. 22. Jooste P. J. (ed.) (1993). Advances in taxonomy and significance of Flavobacterium, Cytophaga and related bacteria. University of Orange Free State Press, Bloemfontein, South Africa. 23. Kiuchi A., Hara M., Pham H.-S., Takikawa R., Itoh R. & Tabuchi K. (2000). Detection and investigation of Campylobacter jejuni by polymerase chain reaction-restriction fragment length polymophism analysis. Microbios. 120: 159- 164. 24. Kiuchi A., Hara M., Pham H.-S., Takikawa R., Itoh R. & Tabuchi K. (2000). Phylogenetic analysis of the Erysipelothrix rhusiopathiae and Erysipelothrix tonsillarum based on 16S rRNA. DNA sequence 11: 257-260. 25. Linton A. H. & Dick H. M. (ed.) (1990). Topley & Wilson's Principles of Bacteriology, Virology and Immunology (8th ed.), vol. 1, Edward Arnold, London. 26. Meulenberg J. J., Hulst M. M., de Meijer E. J., Moonen P. L. et al. (1993). Lelystad virus, the causative agent of porcine epidemic abortion and respiratory syndrome (PEARS), is related to LDV and EAV. Virol. 192: 62-72. 27. Meulenberg J. J., Hulst M. M., de Meijer E. J., Moonen P. L. et al. (1994). Lelystad virus belongs to a new virus family, comprising lactate dehydrogenase- elevating virus, equine arteritis virus, and simian hemorrhagic fever virus. Arch. Virol Suppl. 9: 441-448. 28. Mikami T. (ed.) (1995). Juui biseibutsu gaku [Vi sinh vật học thú y] (tiếng Nhật), Buneidou shuppan, Tokyo. 29. Neihdhardt F. C. (ed.) (1987). Escherichia coli and Salmonella Typhimurium, vol. 1 & 2, American Society for Microbiology, Washington D.C. 30. Pham H.-S., Kiuchi A. & Tabuchi K. (1999). Methods for rapid cloning and detection for sequencing of cloned inverse PCR-generated DNA fragments TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 249 adjacent to known sequences in bacterial chromosome. Microbiol. Immunol. 43: 829-836. 31. Richt J. A. & Rott R. (2001). Borna disease virus: a mystery as an emerging zoonotic pathogen. Vet. J. 161: 24-40. 32. Seger P., Mannheim W., Vancanneyt M. et al. (1993). Riemerella anatipestifer gen. nov., comb. nov., the causative agent of septisemia anserum exsudativa, and its phylogenetic affiliation within the Flavobacterium-Cytophaga rRNA homology group. Int. J. Syst. Bacteriol. 43: 768-776. 33. Shimizu Y., Kanoe M., Tabuchi K., Hiramune T. & Mikami T. (ed.) (1999). Juui densenbyou gaku [Bệnh truyền nhiễm thú y] (tiếng Nhật), (5th ed.), Kindai shuppan, Tokyo. 34. Tabuchi K., Kiuchi A., Hara M., Ikeda T., Pham H.-S. et al. (1999). Hito-doubutsu no seikatsu kankyo to shinkin sei shitsugan, 2: Shinkin kansenshou ni tsuite [Bệnh môi trường và bệnh nấm ở người và động vật 2. Cảm nhiễm nấm] (tiếng Nhật). J. Enviro. Dis. 7: 1-11. 35. Takahashi T., Fujisawa T., Yamura Y., Suzuki S. et al. (1992). DNA relatedness among Erysipelothrix rhusiopathiae strains all twenty-three serovars and Erysipelothrix tonsillarum. Int. J. Syst. Bacteriol. 42: 469-473. 36. Timoney J. F., Gillespie J. H., Scott F. W. et al. (ed.) (1988). Hagan & Bruner's Microbiology and Infectious Disease of Domestic Animals (8th ed.), Comstock Pub. Assoc., Ithaca & London. 37. Vandamme P., Bernardet J.-F., Segers P. et al. (1994). New perspectives in the classification of the flavobacteria: description of Chryseobacterim gen. nov., Bergeyella gen. nov., and Empedobacter nom. rev. Int. J. Syst. Bacteriol. 44: 827- 831. 38. Van Strien E. A., Factor O., Hu Z. H., Zuidema D., Goldbach R. W. & Vlak J. M. (1997). Baculoviruses contain a gene for the large subunit of ribonucleotide reductase, J. Gen. Virol. 78: 2365-2377. 39. Емльянко П. А., Дунаев Г. В., Удлай, Д. Г. и др. (1982). Ветеринарная микробиология, Изд. Колос, Москва. 40. Красильников А. П. (1986). Микробиологический словарь-справочник, Издательство Беларусь, Минск. 41. Сергеев В. А., Орлянкин Б. Г. (1983). Структура и биология вирусов животных, Изд. Колос, Москва. 42. Сюрин В. Н., Белорусов Р. В., Фомина Н. В. (1984). Ветеринарная вирусология, Изд. Колос, Москва. 43. Щербина А. К. (1972). Болезни рыб, Изд. Урожай, Киев. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 250 MỤC LỤC Lời nói đầu nhân dịp tái bản lần thứ nhất (phiên bản điện tử) 1 Lời nói đầu nhân dịp xuất bản lần thứ nhất (2002) 2 PHẦN I. VI KHUẨN HỌC THÚ Y 6 Chương 1. TRỰC KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ TÙY TIỆN 7 A. Họ Trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae 7 I. Đặc điểm chung của họ Enterobacteriaceae 7 1. Phân loại 7 2. Hình thái 7 3. Tính trạng sinh hóa 7 4. Tính gây bệnh 10 II. Enterobactericeae và bệnh truyền nhiễm 10 1. Escherichia coli 10 2. Escherichia coli và trúng độc thực phẩm 14 3. Salmonella và bệnh truyền nhiễm 15 4. Salmonella và trúng độc thực phẩm 22 5. Trực khuẩn lỵ Shigella và bệnh truyền nhiễm 23 6. Edwardsiella và bệnh truyền nhiễm 23 7. Yersinia và bệnh truyền nhiễm 24 8. Yersinia và trúng độc thực phẩm 27 9. Klebsiella và bệnh truyền nhiễm 27 10. Các vi khuẩn khác thuộc họ Enterobacteriaceae 28 B. Phẩy khuẩn (họ Vibrionaceae) 30 I. Đặc điểm chung của phẩy khuẩn 30 1. Phân loại 30 2. Hình thái 30 3. Tính trạng sinh hóa 31 4. Tính gây bệnh 31 II. Vibrio và trúng độc thực phẩm 32 III. Bệnh cảm nhiễm Vibrio 32 C. Họ Pasteurellaceae 32 I. Đặc điểm chung của họ Pasteurellaceae 32 1. Phân loại 32 2. Đặc điểm chung của họ Pasteurellaceae 35 II. Họ Pasteurellaceae và bệnh truyền nhiễm 35 1. Đặc điểm vi sinh vật học của các Pasteurella 35 2. Bệnh cảm nhiễm Pasteurella 37 III. Haemophilus và bệnh truyền nhiễm 38 1. Đặc điểm chung của Haemophilus 38 2. Bệnh cảm nhiễm Haemophilus 39 IV. Actinobacillus và bệnh truyền nhiễm 39 1. Đặc điểm chung của Actinobacillus 39 2. Bệnh cảm nhiễm Actinobacillus 40 D. Trực khuẩn Gram âm yếm khí tùy tiện khác 40 Chương 2. TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ 43 A. Pseudomonas (họ Pseudomonadaceae) 43 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 251 I. Đặc điểm chung của họ Pseudomonadaceae 43 1. Phân loại 43 2. Hình thái 43 3. Tính trạng sinh hóa 43 4. Tính gây bệnh 44 II. Bệnh cảm nhiễm Pseudomonas 44 B. Bordetella và bệnh cảm nhiễm 46 I. Đặc điểm chung của Bordetella 46 1. Phân loại 46 2. Hình thái 46 3. Tính trạng sinh hóa 46 4. Tính gây bệnh 46 II. Bệnh cảm nhiễm Bordetella 46 C. Brucella và bệnh cảm nhiễm 47 I. Đặc điểm chung của Brucella 47 1. Phân loại 47 2. Hình thái 47 3. Tính trạng sinh hóa 47 4. Tính gây bệnh 48 D. Francisella và bệnh cảm nhiễm 48 I. Đặc điểm chung của Francisella 48 1. Phân loại 48 2. Hình thái 48 3. Tính trạng sinh hóa 48 4. Tính gây bệnh 49 E. Những trực khuẩn Gram âm hiếu khí khác 49 Chương 3. CẦU KHUẨN VÀ TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ (HỌ NEISSERIACEAE) 51 I. Đặc điểm chung của họ Neisseriaceae 51 1. Phân loại 51 2. Hình thái 51 3. Tính trạng sinh hóa 51 4. Tính gây bệnh 52 II. Bệnh cảm nhiễm Moraxella 53 Chương 4. TRỰC KHUẨN VÀ CẦU KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ (HỌ BACTEROIDACEAE VÀ HỌ VEILLONELLACEAE) 54 I. Đặc điểm của Bacteroides, Fusobacterium, Veillonella 54 1. Phân loại 54 2. Hình thái 54 3. Tính trạng sinh hóa 54 4. Tính gây bệnh 55 II. Bệnh cảm nhiễm Fusobacterium 56 Chương 5. XOẮN THỂ GRAM ÂM HIẾU KHÍ HOẶC VI HIẾU KHÍ 57 I. Đặc điểm chung của xoắn thể 57 1. Phân loại 57 2. Hình thái 57 3. Tính trạng sinh hóa 58 4. Tính gây bệnh 58 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 252 II. Bệnh cảm nhiễm Campylobacter 58 III. Campylobacter và trúng độc thực phẩm 59 IV. Spirillum và bệnh chuột cắn 59 Chương 6. XOẮN KHUẨN (SPIROCHAETA) 60 I. Đặc điểm chung của bộ Spirochaetales 60 1. Phân loại 60 2. Hình thái 61 3. Tính trạng sinh hóa 61 4. Tính gây bệnh 61 Chương 7. CẦU KHUẨN GRAM DƯƠNG 65 A. Họ Micrococcaceae: Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) 65 I. Đặc điểm chung của tụ cầu khuẩn 65 1. Phân loại 65 2. Hình thái 65 3. Tính trạng sinh hóa 65 4. Tính gây bệnh 66 II. Bệnh cảm nhiễm tụ cầu khuẩn 67 III. Tụ cầu khuẩn và trúng độc thực phẩm 67 B. Liên cầu khuẩn và các cầu khuẩn Gram dương khác ngoài họ Micrococcaceae và bệnh truyền nhiễm 67 I. Phân loại các cầu khuẩn Gram dương ngoài họ Micrococcaceae 67 II. Đặc điểm chung của liên cầu khuẩn 68 1. Hình thái 68 2. Tính trạng sinh hóa 68 3. Tính gây bệnh 69 III. Bệnh cảm nhiễm liên cầu khuẩn 69 IV. Những cầu khuẩn Gram dương khác và bệnh truyền nhiễm 70 Chương 8. TRỰC KHUẨN GRAM DƯƠNG SINH NHA BÀO 72 A. Chi Bacillus (Trực khuẩn Gram dương hiếu khí sinh nha bào) 72 I. Đặc điểm chung của chi Bacillus 72 1. Phân loại 72 2. Hình thái 72 3. Tính trạng sinh hóa 73 4. Tính gây bệnh 73 II. Bệnh cảm nhiễm trực khuẩn nhiệt thán 73 III. Những loài Bacillus khác và bệnh cảm nhiễm 75 B. Chi Clostridium (Trực khuẩn Gram dương yếm khí sinh nha bào) 76 I. Đặc điểm chung của chi Clostridium 76 1. Phân loại 76 2. Hình thái 76 3. Tính trạng sinh hóa 76 4. Tính gây bệnh 78 II. Trực khuẩn uốn ván và bệnh uốn ván (tetanus) 80 III. Nhóm trực khuẩn hoại thư sinh hơi và bệnh truyền nhiễm 80 IV. Trúng độc thịt (ngộ độc thịt, do C. botulinum) 82 Chương 9. TRỰC KHUẨN GRAM DƯƠNG KHÔNG SINH NHA BÀO 84 A. Chi Listeria và bệnh truyền nhiễm 84 I. Đặc điểm chung của chi Listeria 84 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 253 1. Phân loại 84 2. Hình thái 84 3. Tính trạng sinh hóa 84 4. Tính gây bệnh 84 B. Chi Erysipelothrix và bệnh truyền nhiễm 85 I. Đặc điểm chung của chi Erysipelothrix 85 1. Phân loại 85 2. Hình thái 85 3. Tính trạng sinh hóa 86 4. Tính gây bệnh 86 II. Bệnh cảm nhiễm Erysipelothrix 86 C. Chi Renibacterium và bệnh truyền nhiễm 87 I. Đặc điểm chung của chi Renibacterium 87 1. Phân loại 87 2. Hình thái 87 3. Tính trạng sinh hóa 87 4. Tính gây bệnh 87 D. Chi Lactobacillus (vi khuẩn lactic) 87 Chương 10. CÁC VI KHUẨN LIÊN QUAN XẠ KHUẨN (TRỰC KHUẨN CÓ XU HƯỚNG SINH NHÁNH) 88 A. Chi Corynebacterium 88 I. Đặc điểm chung của chi Corynebacterium 88 1. Phân loại 88 2. Hình thái 88 3. Tính trạng sinh hóa 88 4. Tính gây bệnh 89 II. Bệnh cảm nhiễm Corynebacterium 89 B. Chi Mycobacterium và bệnh truyền nhiễm 90 I. Đặc điểm chung của chi Mycobacterium 90 1. Phân loại 90 2. Hình thái 90 3. Tính trạng sinh hóa 91 4. Tính gây bệnh 92 II. Bệnh cảm nhiễm Mycobacterium 93 C. Chi Actinomyces và bệnh truyền nhiễm 93 I. Đặc điểm chung của chi Actinomyces 93 1. Phân loại 93 2. Hình thái 94 3. Tính trạng sinh hóa 94 4. Tính gây bệnh 94 II. Bệnh cảm nhiễm Actinomyces 95 D. Những bệnh cảm nhiễm vi khuẩn khác (Dermatophilus, Rhodococcus và Nocardia) 95 E. Các chi liên quan xạ khuẩn khác (không gây bệnh) 96 Chương 11. CÁC MYCOPLASMA 97 I. Đặc điểm chung của bộ Mycoplasmatales 97 1. Phân loại 97 2. Hình thái 97 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 254 3. Phương thức phân bào 97 4. Tính trạng sinh hóa 97 5. Tính trạng huyết thanh học 98 II. Bệnh cảm nhiễm Mycoplasma 99 Chương 12. RICKETTSIA (BỘ RICKETTSIALES) 102 A. Đặc điểm chung của Rickettsiales 102 I. Vị trí của Rickettsia trong ụê thống phân loại 102 II. Đặc điểm chung của rickettsia 102 B. Họ Rickettsiaceae và bệnh truyền nhiễm 102 1. Chi Rickettsia 103 2. Chi Rochalimaea 105 3. Chi Coxiella 106 4. Chi Ehrlichia 106 5. Chi Cowdria 107 6. Chi Neorickettsia 107 7. Chi Wolbachia 107 8. Chi Rickettsiella 108 C. Họ Bartonellaceae và bệnh truyền nhiễm 108 1. Chi Bartonella 108 2. Chi Grahamella 108 D. Họ Anaplasmataceae và bệnh truyền nhiễm 108 1. Chi Anaplasma 108 2. Chi Aegyptianella 108 3. Chi Haemobartonella 109 4. Chi Eperythrozoon 109 Chương 13. CHLAMYDIA (BỘ CHLAMYDIALES) 110 I. Đặc điểm chung của bộ Chlamydiales 110 II. Bệnh cảm nhiễm Chlamydia 111 PHẦN II VIRUS HỌC THÚ Y 114 Chương 1. CÁC VIRUS DNA MỘT SỢI (KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI) 115 A. Circovirus (họ Circoviridae) 115 I. Đặc điểm chung của họ Circoviridae 115 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 115 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 115 3. Protein 115 4. Tái sản 115 5. Phân loại 115 II. Bệnh cảm nhiễm circovirus (circovirus infection) 116 B. Parvovirus (họ Parvoviridae) 116 I. Đặc điểm chung của họ Parvoviridae 117 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 117 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 117 3. Protein 117 4. Tái sản 117 5. Phân loại 117 II. Bệnh cảm nhiễm parvovirus 118 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 255 Chương 2. CÁC VIRUS DNA HAI SỢI KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI 121 A. Adenovirus (Họ Adenoviridae) 120 I. Đặc điểm chung của họ Adenoviridae 120 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 120 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 120 3. Protein 120 4. Tái sản 120 II. Bệnh cảm nhiễm Adenovirus 121 B. Papillomavirus (Họ Papillomaviridae) 124 I. Đặc điểm của họ Papillomaviridae 124 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 124 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 124 3. Protein 124 4. Tái sản 124 5. Phân loại 125 II. Bệnh cảm nhiễm papillomavirus 125 C. Polyomavirus (Họ Polyomaviridae) 125 I. Đặc điểm của họ Polyomaviridae 125 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 125 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 126 3. Protein 126 4. Tái sản 126 5. Phân loại 126 II. Bệnh cảm nhiễm polyomavirus 126 D. Iridovirus (họ Iridoviridae) 126 I. Đặc điểm của họ Iridoviridae 126 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa 127 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 127 3. Protein 127 4. Tái sản 127 5. Phân loại 127 II. Bệnh cảm nhiễm Iridovirus 128 Chương 3. CÁC VIRUS DNA CÓ ÁO NGOÀI 130 A. Poxvirus (họ Poxviridae) 130 I. Đặc điểm chung của họ Poxviridae 130 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 130 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 130 3. Protein 130 4. Tái sản 130 5. Phân loại 132 II. Bệnh cảm nhiễm Poxvirus 132 B. Asfarvirus (Họ Asfarviridae) 136 I. Đặc điểm chung của họ Asfarviridae 136 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 136 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 136 3. Protein 136 4. Tái sản 136 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 256 5. Phân loại 136 II. Bệnh cảm nhiễm Asfarvirus 136 C. Herpesvirus (Họ Herpesviridae) 137 I. Đặc điểm chung của họ Herpesviridae 137 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 137 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 137 3. Protein 137 4. Tái sản 138 5. Phân loại 138 II. Bệnh cảm nhiễm Herpesvirus 140 D. Baculovirus (họ Baculoviridae) 142 I. Đặc điểm của họ Baculoviridae 142 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 143 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 143 3. Phân loại 143 II. Bệnh cảm nhiễm Baculovirus 143 Chương 4. CÁC VIRUS CÓ ENZYME PHIÊN NGƯỢC (RT) 147 A. Hepadnavirus (họ Hepadnaviridae) 147 I. Đặc điểm của họ Hepadnaviridae 147 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 147 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 147 3. Protein 147 4. Tái sản 147 5. Phân loại 148 II. Bệnh cảm nhiễm Hepadnavirus 148 B. Retrovirus (họ Retroviridae) 148 I. Đặc điểm của họ Retroviridae 148 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 148 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 148 3. Protein 149 4. Tái sản 149 5. Phân loại 150 I. Bệnh cảm nhiễm Retrovirus 151 Chương 5. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI ÂM (CÓ ÁO NGOÀI) HÌNH CẦU 154 A. Orthomyxovirus (họ Orthomyxoviridae) 154 I. Đặc điểm của họ Orthomyxoviridae 154 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 154 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 154 3. Protein 154 4. Tái sản 154 5. Phân loại 155 II. Bệnh cảm nhiễm Orthomyxovirus 155 B. Paramyxovirus (Họ Paramyxoviridae) 156 I. Đặc điểm của họ Paramyxoviridae 156 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 156 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 156 3. Protein 157 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 257 4. Tái sản 158 5. Phân loại 159 II. Bệnh cảm nhiễm Paramyxovirus 160 C. Bunyavirus (họ Bunyaviridae) 164 I. Đặc điểm của họ Bunyaviridae 164 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 164 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 164 3. Protein 165 4. Tái sản 165 5. Phân loại 165 II. Bệnh cảm nhiễm Bunyavirus 165 D. Arenavirus (họ Arenaviridae) 167 I. Đặc điểm chung của họ Arenaviridae 167 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 167 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 167 3. Protein 168 4. Tái sản 168 5. Phân loại 168 II. Bệnh cảm nhiễm Arenavirus 168 Chương 6. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI ÂM (CÓ ÁO NGOÀI) HÌNH QUE 170 A. Rhabdovirus (họ Rhabdoviridae) 170 I. Đặc điểm của họ Rhabdoviridae 170 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 170 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 170 3. Protein 170 4. Tái sản 171 5. Phân loại 171 II. Bệnh cảm nhiễm Rhabdovirus 173 B. Filovirus (Họ Filoviridae) 175 I. Đặc điểm chung của họ Filoviridae 175 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 175 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 176 3. Protein 176 4. Tái sản 176 5. Phân loại 176 II. Bệnh cảm nhiễm Filovirus 176 C. Bornavirus (Họ Bornaviridae) 176 I. Đặc điểm chung của họ Bornaviridae 176 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 176 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 176 3. Protein 177 4. Tái sản 177 5. Phân loại 177 II. Bệnh cảm nhiễm Bornavirus (Borna disease) 177 Chương 7. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI DƯƠNG CÓ ÁO NGOÀI 178 A. Coronavirus (Họ Coronaviridae) 178 I. Đặc điểm của họ Coronaviridae 178 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 258 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 178 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 178 3. Protein 178 4. Tái sản 178 5. Phân loại 178 II. Bệnh cảm nhiễm Coronavirus 179 B. Arterivirus (Họ Arteriviridae) 181 I. Đặc điểm của họ Arteriviridae 181 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 181 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 181 3. Protein 181 4. Tái sản 182 5. Phân loại 182 II. Bệnh cảm nhiễm Arterivirus 182 C. Togavirus (Họ Togaviridae) 183 I. Đặc điểm chung của họ Togaviridae 183 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 183 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 184 3. Protein 184 4. Tái sản 184 5. Phân loại 184 II. Bệnh cảm nhiễm Togavirus 185 D. Flavivirus (Họ Flaviviridae) 186 I. Đặc điểm chung của họ Flaviviridae 186 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 186 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 186 3. Protein 187 4. Tái sản 187 5. Phân loại 187 II. Bệnh cảm nhiễm Flavivirus 188 Chương 8. CÁC VIRUS RNA MỘT SỢI (DƯƠNG) KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI 192 A. Calicivirus (Họ Caliciviridae) 192 I. Đặc điểm chung của họ Caliciviridae 192 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 192 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 192 3. Protein 192 4. Tái sản 192 5. Phân loại 192 II. Bệnh cảm nhiễm Calicivirus 192 B. Picornavirus (Họ Picornaviridae) 194 I. Đặc điểm chung của họ Picornaviridae 194 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 194 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 194 3. Protein 194 4. Tái sản 194 5. Phân loại 195 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 259 II. Bệnh cảm nhiễm Picornavirus 196 C. Astrovirus (Họ Astroviridae) 198 I. Đặc điểm chung của họ Astroviridae 198 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 199 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 199 3. Protein 199 4. Tái sản 199 5. Phân loại 199 II. Bệnh cảm nhiễm Astrovirus 199 Chương 9. VIRUS RNA HAI SỢI (KHÔNG CÓ ÁO NGOÀI) 200 A. Reovirus (họ Reoviridae) 200 I. Đặc điểm chung của họ Reoviridae 200 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 200 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 200 3. Protein 200 4. Tái sản 200 5. Phân loại 200 II. Bệnh cảm nhiễm Reovirus 203 B. Birnavirus (Họ Birnaviridae) 205 I. Đặc điểm của họ Birnaviridae 205 1. Hình thái và các tính trạng lý hóa 205 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 205 3. Protein 205 4. Tái sản 205 5. Phân loại 205 II. Bệnh cảm nhiễm Birnavirus 206 Chương 10. PRION VÀ BỆNH XỐP NÃO TRUYỀN NHIỄM 208 A. Prion hay yếu tố gây bệnh xốp não truyền nhiễm (transmissible spongiform encephalopathy agent) 208 1. Hình thái và các tính trạng lý, hóa của các nhân tố gây bệnh xốp não truyền nhiễm 208 2. Cấu tạo bộ gene (genome) 208 3. Protein 208 4. Tái sản 208 5. Phân loại 208 B. Bệnh xốp não truyền nhiễm (transmissible spongiform encephalopathy) 209 PHẦN III. NẤM (CHÂN KHUẨN HỌC) THÚ Y 211 Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NẤM 211 1. Các loại bệnh nấm 211 2. Miễn dịch chống bệnh nấm 211 3. Phân loại bệnh nấm 211 4. Thuốc điều trị bệnh nấm 211 Chương 2. BỆNH NẤM NỘI TẠNG VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN 214 Chương 3. BỆNH NẤM BỀ MẶT VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN 225 1. Bệnh nấm sợi của da (nấm da) (dermophytes) 225 TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 260 2. Chi Sporothrix 227 3. Bệnh nấm khác và nấm bệnh nguyên 227 Chương 4. BỆNH NẤM Ở NGƯ GIỚI 227 1. Bệnh cảm nhiễm nấm Dermocystidium (dermocystidiosis) 227 2. Bệnh nấm nước (saprolegniasis) 227 3. Ichthyophonosis 227 4. Bệnh cổ trướng (tympanitis) 227 5. Fusariomycosis 228 Chương 5. BỆNH TRÚNG ĐỘC NẤM VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN 229 1. Các độc tố nấm tiêu biểu 230 2. Kiểm tra ô nhiễm độc tố nấm chủ yếu 230 TÀI LIỆU THAM KHẢO 232 MỤC LỤC 235

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình vi sinh vật học thú y.pdf
Tài liệu liên quan