Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học - Phần 2

Để hướng tới sự phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, dưới đây là những giải pháp chủ yếu: - Thực hiện tốt Nghị quyết số 41/NQ –TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị và Quyết định số 34/2005/ QĐ – TTg của Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu là nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. - Tăng cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường, sớm đưa Luật bảo vệ môi trường vào thực hiện trong thực tế, tuyên truyền, phổ biến Luật đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Nâng cao năng lực về quản lý môi trường ở các địa phương, chú trọng ở cấp quận, huyện, phường, xã, tăng cường bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở nông thôn. - Tiến hành rà soát quy hoạch lâu dài, đồng bộ sự phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản ĐBSCL, hạn chế tính tự phát, phát triển không kế hoạch dẫn đến tác động xấu với môi trường. - Tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ mội trường, tạo thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tái sử dụng, tái chế chất thải, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.

pdf29 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2837 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề đơn giản cũng cần ít nhất ba luận cứ cho một kết luận. - Các luận cứ cho một kết luận cần được làm rõ, tập trung vào một tiêu điểm để đủ khái quát cho kết luận ấy một cách vững chắc. - Bài báo dài hay ngắn cũng do các luận cứ nhiều hay ít. Nếu nhiều luận cứ, nhiều biểu bảng thì cần chọn lọc hoặc rút ngắn một cách hợp lý, đủ để thỏa mãn yêu cầu về tính thuyết phục. - Nếu một bài báo đưa ra nhiều kết luận quan trọng thì cần gom các luận cứ cho một kết luận thành một đoạn.Có thể phân chia đề mục rõ ràng và dễ nhận thức (sơ đồ c) c. Kết luận chung của bài báo : Đoạn này mang hai ý nghĩa, thâu tóm kết luận và đề xuất ý kiến nào đó và phải nói lên được tư tưởng của tác giả. Ví dụ : Bài « Một số vấn đề phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL ».( xem phụ lục) Qua bài viết, người đọc có thể hiểu tác giả muốn nhấn mạnh yêu cầu phát triển bền vững nói chung, cũng như phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL nói riêng. Nếu phát triển mà không chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái thì sau này chúng ta phải trả giá cho sự phát triển đó. Để phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp ĐBSCL tác giả cũng đề xuất một số giải pháp mang tính khoa học như: Giáo dục cho người nông dân ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông gnhiệp, xử phạt thật nặng những hành vi xâm phạm môi trường, thành lập lực lượng cán bộ chuyên trách để bảo vệ môi trường v.v 3.3.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung ( SĐCTND) một bài báo khoa học. Có thể có các sơ đồ cấu trúc nội dung các bài báo đơn giản như sau : - Bài báo điều tra đơn giản. 33 - Bài báo về kết quả thí nghiệm. * Chú ý chung : - Muốn viết một bài báo khoa học cần luyện tập như sau : đọc và phân tích nội dung bài báo của một tác giả khác, lập SĐCT cho nó ( theo các sơ đồ trên). Trong mỗi ô, tập tóm tắt các luận cứ, các mở đầu và kết luận cũng phải tóm tắt và ghi vào các ô của nó. Với sơ đồ như vậy, ta có thể nhìn bao quát một bài báo khoa học. Ta có thể nhận xét hình thức và nội dung của nó. Khi đã quen, việc viết một bài báo không còn khó nữa, nếu đã có nội dung. Ta chỉ việc lập sơ đồ cho bài báo khoa học mà mình muốn viết để quan sát khái quát tòan bài sắp viết, sửa các vấn đề lớn cũng trên sơ đồ ấy và chấp bút. - Những bài đăng tập san, hoặc kỷ yếu cần có bảng tóm tắt bằng tiếng Anh ( hoặc ngoại ngữ cho phép) và tài liệu tham khảo ( xem mục 6). BÀI TẬP a. Lập sơ đồ cấu trúc bài báo khoa học ở phụ lục. b. Thử tưởng tượng mình viết một bài báo KH về một vấn đề nào đó và lập SĐCT cho nó. Hướng dẫn : - Viết tên bài báo đó. - Viết mục đích bài báo đó. - Lập SĐCT bài báo đó. Mở đầu Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 3 Kết luận Kết luận chung Mở đầu TN1 TN2 TN3 TN4 Kết luận chung Mở đầu 1 2 3 KL1 1 2 3 KL tổng quát Kết luận chung 34 3. 3. Báo cáo khoa học. Nếu so sánh bài báo KH với báo cáo khoa học ( BCKH) cùng một nội dung thì chúng giống nhau ở cấu trúc, song khác nhau ở một bên thì nói, một bên thì viết. viết thì giới hạn ở số trang, còn nói thì giới hạn bởi thời gian. Thông thường 01 BCKH được dành cho khỏang thời gian 10 đến 15 phút. tạm phân biệt 2 lọai BCKH như sau : - Báo cáo khoa học trong hội nghị, hội thảo KH. - Báo cáo nghiệm thu công trình KH hoặc luận văn. 3.3.1. BCKH trong hội nghị, hội thảo khoa học. Đây có thể coi là lọai hình trình bày lại BBKH của mình. Tuy nhiên nó không phải là đọc lại bài viết mà nói trước hội nghị. Có 2 lẽ : Bài viết thì có cấu trúc rõ ràng, nêu lên được ý chính của công việc, nhưng lại không có dịp đưa ra nhiều ví dụ, hoặc giải thích cặn kẽ, chi tiết, còn bài BCKH có thể làm được điều đó. Nội dung bài báo cáo gồm : - Phần mở đầu : có thể lấy hoặc không lấy mở đầu trong bài viết, tùy hoàn cảnh của bài báo cáo. Ví dụ trước đó đã có người trình bày một vấn đề nào đó có liên quan đến nội dung của mình, có thể nói vài câu về bài báo đó rồi tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi lại có suy nghĩ theo hướng hơi khác một chút, chúng tôi xin tham gia trao đổi cùng các đồng nghiệp trong hội thảo này v.vĐiều đáng chú ý là phần mở đầu không dài nhưng thu hút cử tọa. - Phần chính của báo cáo : Cũng như bài viết, tư tưởng của tác giả có thuyết phục được hay không là ở phần này. Các luận cứ không nhất thiết phải được thể hiện hết ở đây. Có thể có những luận cứ trình bày lướt qua, nhưng cũng có những luận cứ phải trình bày rõ hơn bài viết. Ví dụ : các bảng số liệu, các câu hỏi điều tra quan trọng, các đồ thị, các kết quả thí nghiệm v.vbằng cách sử dụng đèn chiếu, Vidéo hay Projetor.v.v - Phần kết luận : Nói một vài nhận định, triển vọng của vấn đề, vài kiến nghị v.vnếu bài viết mang tính thảo luận thì cần kết thúc khiêm tốn. Ví dụ : báo cáo 3.3.2. Báo cáo nghiệm thu luận văn, công trình nghiên cứu khoa học. Về bài viết luận văn ( LV) chúng ta sẽ bàn ở mục 6. Tuy nhiên báo cáo luận văn và công trình nghiên cứu KH ( gọi chung là báo cáo luận văn) có thể trình bày trước để bạn đọc tham khảo. 35 Báo cáo luận văn dĩ nhiên không phải là đọc lại bản tóm tắt luận văn đã có và cũng không giống như BCKH như đã trình bày ở trên. Một luận văn, một công trình nghiên cứu KH cần giới thiệu không chỉ kết quả công việc mà còn nhiều vấn đề khác liên quan, thậm chí mang tính thủ tục. Tính thủ tục là nhất thiết phải có ở một BCLV. Dù sao đi nữa đây là một nội dung đào tạo đối với tác giả. Thời gian dành cho mỗi BCLV chỉ 15 đến 20 phút ( không kể thời gian trao đổi, chất vấn). Vì vậy chọn cái gì nói là điều quan trọng đối với tác giả, đôi khi có ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá đề tài, cho dù bài viết và kết quả luận văn có thể được đánh giá cao thế nào đi chăng nữa. Trình tự của một BCLV như sau : - Mở đầu : Dùng đèn chiếu giới thiệu tên đề tài, người hướng dẫn và phản biện. - Đặt vấn đề : Tại sao nghiên cứu vấn đề này ( có thể nói tự do hoặc đọc nguyên văn trong bảng tóm tắt để bảo đảm thời gian). Giả thuyết của đề tài là gì ? Các bước làm đề tài, các phương pháp nghiên cứu v.v - Nội dung chính : Những công việc nghiên cứu và kết quả. - Một số lý thuyết đã nghiên cứu làm cơ sở chính của đề tài. - Nếu là đề tài quan sát, điều tra thì giới thiệu mẫu quan sát, điều tra, bảng hỏi, kết quả công việc, nhận xét v.v. - Nếu là công trình lý thuyết ( Văn học, lịch sử , Triết học, Kinh tế chính trị học v.v) thì trình bày các luận cứ, các công đoạn tính toán, các suy luận v.v - Nếu là công trình thực nghiệm thì trình bày việc chọn mẫu thực nghiệm ( TNSP), bảng số liệu, hình ảnh ( vẽ, chụp) phương pháp xử lý số liệu, suy luận v.v - Kết luận : - Nhắc lại những giả thuyết ( dùng đèn chiếu) và khẳng định các giả thuyết đó. - Những khó khăn, sai số và biện pháp khắc phục. - Kiến nghị ( nếu có) hứa hẹn tiếp tục nghiên cứu. * Chú ý : - Tất cả những nội dung báo cáo phải chuẩn bị trên giấy trong ( transpancy) hay chiếu Projetor để tiết kiệm thời gian. Những bảng giấy trong hay thiết kế Powerpoint này cần được chuẩn bị riêng. Nếu là văn bản thì cần chú ý tóm tắt nội dung cần trình bày và cỡ chữ phù hợp chứ tuyệt nhiên không phải là bảng sao chụp các trang viết. 36 Những bảng số liệu, đồ thị có thể chụp nguyên trong luận văn, hoặc những hình ảnh thêm bên ngoài cho bài báo cáo thêm sinh động, phong phú. - Một BCKH, đặc biệt là BCLV luôn có chất vấn của Hội đồng nghiệm thu ( Hay hội đồng chấm luận văn) hoặc trao đổi giữa các tác giả và cử tọa. Vì vậy khi trình bày, tác giả không cần nói tỉ mỉ mọi chuyện mình đã làm, cũng như không cần dừng lại lâu ở trình chiếu, sơ đồ, biểu bảng. Khi trao đổi, người nào cần chỗ nào, ta chiếu lại cho rõ để lý giải thêm. 37 Chương 4 CÁCH THỨC TIẾN HÀNH MỘT LUẬN VĂN, MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4.1. Khái niệm về luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học. 4.1.1. Luận văn : là một hình thức NCKH, báo cáo đề tài nghiên cứu của mình khi tác giả kết thúc cấp học. nếu nói về hình thức trình bày thì các khái niệm : Luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ là như nhau. Nhưng nếu phân biệt về nội dung thì có sự khác nhau nhiều giữa 03 hình thức trên về chất. - Luận văn cử nhân: ( LVCN) là bài nghiên cứu của sinh viên năm cuối cùng của khóa học. Mục đích của luận văn là tạo điều kiện cho sinh viên làm quen công tác nghiên cứu KH ở cấp độ tổng hợp lý thuyết, vận dụng lý thuyết đã học vào một công việc cụ thể, thao tác nhiều trong phòng thí nghiệm, hoặc có thể cho ra một sản phẩm nhỏ ( bằng ngôn ngữ : sưu tầm có hệ thống lý thuyết đã học, những phát hiện từ thực tế bằng vật chất, bằng chế tạo, lắp ráp thí nghiệm, sưu tầm mẫu vật cây, con ) Để hoàn thành luận văn, sinh viên cần tự lực nhiều, nhưng luôn có sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn, cách làm, cách tìm tài liệu v.v - Luận văn thạc sĩ ( LVThS) : là bài nghiên cứu của học viên tốt nghiệp cao học. Nội dung luận văn thạc sĩ mang tính chất nghiên cứu nhiều hơn, tự lực nhiều hơn, năng lực tìm kiếm, sử dụng thiết bị tốt hơn so với LVTNĐH. - Luận án tiến sĩ ( LÁTS) : có thể coi là một công trình khoa học độc lập, gần như tác giả tự lực hoàn toàn, thực hiện theo hướng mà thầy đã vạch ra. LÁTS đánh dấu bước ngoặt của người làm NCKH, nó chứng tỏ tác giả có khả năng làm khoa học độc lập. Không những thế, tác giả còn có khả năng hướng dẫn hoặc chủ trì một công việc khoa học quan trọng sau này. Các luận văn trên có khác nhau nhiều về giá trị khoa học, mức tự lực nhưng về hình thức trình bày thì không khác nhau. 4.1.2. Công trình khoa học ( CTKH) Thực tế công trình khoa học được đánh giá từ một bài báo trở lên, kể cả các lọai luận văn. Song ở đây, chúng ta tạm phân biệt CTKH với các lọai luận văn để so sánh về mặt ý nghĩa và hình thức trình bày. Công trình khoa học xuất phát từ ý tưởng của tác giả, hoặc từ một sự « đặt hàng » nào đó. CTKH xuất phát từ thực tế và thực sự 38 phục vụ thực tế, giải quyết một vấn đề khó khăn trong thực tế. Cho nên CTKH không còn là một sự tập dượt nữa. Chính vì vậy, một số nhà khoa học trình bày CTKH chỉ chú ý vào một công việc cụ thể, ít trình bày lý thuyết và đôi khi họ cũng ít quan tâm đến hình thức trình bày. Nói như vậy, để dưới đây, chúng ta trình bày một luận văn nói chung, song cũng không có nghĩa là một CTKH thì không cần để ý đến hình thức trình bày. Dù sao một luận văn là một bài học nên hình thức vẫn được coi trọng. 4.2. Quá trình thực hiện một luận văn. 4.2.1. Chọn đề tài: Luận văn tốt nghiệp đại học là công trình đầu tay của sinh viên và nó có xu hướng chuyên sâu hơn trong quá trình học tập ở đại học. Luận văn thạc sĩ và tiến sĩ càng đi sâu hơn. Vì vậy, chất lượng luận văn phụ htuộc nhiều vào khả năng, sở trường, lòng say mê cũng như nhiều yếu tố khác. Do đó khâu chọn đề tài rất quan trọng. Để chọn đề tài, người làm luận văn phải trả lời 10 câu hỏi sau : 1. Đề tài có mới mẻ không ? « mới » ở đây là mới so với bậc học của mình : Vấn đề mới, hướng đi mới, khám phá mới ( LÁTS) chẳng hạn. 2. Mình có thích đề tài này không ? Đề tài dù rất hay, song nếu không phù hợp với sở trường của mình, mình không thích nên chọn đề tài khác. 3. Khả năng có đủ làm đề tài này không ? Đôi khi câu hỏi 2 và 3 cần phải nhân nhượng, dung hòa nhau. Mình thích mà không có khả năng thì cũng khó thành công. 4. Lợi ích của đề tài ? Nếu là luận văn cử nhân thì nên xem lợi ích cho bản thân là chính, đó là trị thức và cách làm việc. Các lọai luận văn khác, đặc biệt là luận án tiến sĩ cần xem xét thêm ở lợi ích kinh tế, tính thực tiễn. 5. Có tài liệu tham khảo không ? Sách, báo, tạp chí, thực tiễn địa phương v.v 6. Thời gian có đủ để làm đề tài không ? Điều này phải hiểu ngược lại, với thời gian cho phép, nội dung nghiên cứu có quá nhiều không, cần giới hạn thế nào ? 7. Giới hạn đề tài thế nào . 8. Dùng phương tiện nghiên cứu có đủ không ? 9. Dùng phương pháp nghiên cứu nào ? 10. Ai hướng dẫn ? Đối với luận án TS thì câu hỏi 10 vô cùng quan trọng. Trình độ, phong cách của thầy có tác dụng đến nghiên cứu sinh. 39 Chú ý : Nói rằng đề tài không có nghĩa là tên luận văn. Đề tài là một ý tưởng, một hướng đi cho công việc nghiên cứu khoa học. Cũng có khi tên đề tài ( chính xác) cũng là đề luận văn mà thầy giao cho. Tuy nhiên, thông thường người ta làm xong đề tài mới cấu trúc chính xác tên của nó. 4.2.2. Sắp xếp công việc.( lập kế họach) Khi đã có ý niệm đề tài, việc lập lịch công việc là tất yếu đối với người nghiên cứu. Đặc biệt luận văn tốt nghiệp lại có rất ít thời gian nghiên cứu ( 1 năm học), cho nên cần sắp xếp lịch chi tiết theo từng tháng. Để có lịch công việc tốt và chính xác, cần đi các bước phụ sau : - Quyết định đề tài ( hướng đi cụ thể ). - Xác định cho được các mục tiêu mà mình phải đạt được. - Biến các mục tiêu thành giả thuyết ( xem 6.3). - Xác định và định nghĩa ( hoặc giới hạn) các thuật ngữ chủ yếu dùng trong đề tài ( trong quá trình làm có thể bổ sung các thuật ngữ khác). - Lập danh sách các tài liệu tham khảo. - Dự kiến quan sát, làm thí nghiệm ( làm gì ? làm thế nào ? cần dữ kiện nào ? Ghi chép thế nào ? Phân tích thế nào ?) - Sắp xếp lịch làm việc. 4.2.3. Sưu tầm tài liệu và chuẩn bị thiết bị, phương tiện nghiên cứu. 4.2.4. Khai thác tài liệu, lập phiếu nghiên cứu. 4.2.4.1. Đọc tài liệu. - Không phải sách nào cũng phải đọc hết cuốn. Hãy tìm mục lục đọc hết những vấn đề cần thiết cho việc nghiên cứu. - Đọc lướt để lấy nội dung ghi vào phiếu, sau này sẽ đọc lại. - Một số nội dung liên quan trực tiếp, hoặc làm phương tiện trực tiếp cho công việc nghiên cứu thì đọc kỹ, ghi phiếu chi tiết hơn. 4.2.4.2. Phiếu nghiên cứu: là những giấy tờ nhỏ, giống nhau đủ để ghi tóm tắt nội dung vấn đề đã đọc, địa chỉ ( trang nào ? tài liệu nào). Có thể phân lọai các phiếu ấy theo ý đồ của mình để vào ô riêng hoặc phong bì riêng. Sau này khi cần có thể nghiên cứu kỹ hơn ( đọc lại) hoặc đưa các nội dung ấy vào bài viết ( có chú thích tác giả và mục lục tài liệu tham khảo). 40 * Ví dụ : Đề tài : « Tổ chức dạy học khám phá môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông ». Các ô, phiếu có thể xếp lọai như : - Tâm lý : Tư duy - Tích cực hóa - Trực quan hóa – Tâm lý học sinh. - Dạy học : hoạt động – khám phá - dạy học nêu vấn đề - câu hỏi . - Tổ chức dạy học : trao đổi - Thảo luận nhóm. - Giáo dục công dân : bài tập - vấn đề - nội dung. Ví dụ : ô phiếu ( ô vấn đề). Việc ghi phiếu như trên chủ yếu nghiên cứu lý thuyết, sau này sẽ tìm lại khi viết luận văn. Cũng có thể lập phiếu ghi số liệu, mẫu vật.v..v..Lọai phiếu này có nội dung nhiều hơn nên kích thước sẽ lớn hơn và sẽ ghi trong quá trình thực hiện đề tài. 4.2.5. Thực hiện đề tài. Các bước đã vạch ra ở mục 4.2. bây giờ mới được tiến hành từng công đoạn. Trong quá trình làm việc, có thể điều chỉnh do kết họach phát sinh. Thậm chí có thể thay đổi hẳn kế họach theo hướng mới. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi đều phải cân nhắc theo thời hạn làm đề tài. Điều chính yếu là phải nghiêm túc thực hiện hoàn thành công việc theo kế họach. 4.2.6. Trình bày luận văn ( sẽ trình bày chi tiết ở mục 4.4) 4.2.7. Viết tóm tắt luận văn ( xem phần 3.1 chương 3) Những tóm tắt này sẽ gởi đi nơi nào tham khảo ý kiến các thầy cùng ngành. Khi bảo vệ phát các bản tóm tắt cho mọi người trong cử tọa bởi vì không có điều kiện đọc công trình của mình. Đặc biệt đối với LÁTS, bản tóm tắt phải đóng thành tập gởi các giáo sư đầu ngành để xin nhận xét trước khi bảo vệ 4.2.8. Bảo vệ luận văn. 4. 3. Giả thuyết khoa học. Nêu vấn đề Khái niệm ( Sách.trang..) ( Bài.Tạp chí) ( Tác giả.) ( Nhà xuất bản, năm..) Nêu vấn đề Cơ sở dạy học nêu vấn đề ( Sách.trang..) ( Tác giả.) ( Nhà xuất bản, năm..) Nêu vấn đề Kích thích tư duy ( Bài.Tập san) ( Tác giả.) ( Nhà xuất bản, năm..) 41 4.3.1. Khái niệm : Trước đây các nhà bác học, tìm kiếm để khám phá một điều mới mẻ đều xuất phát từ một ý định, một tiên đoán mạnh mẽ và nhất là có mục đích rõ ràng cho công việc. Đôi khi cũng bằng phương pháp « thử » và « sai ». trừ trường hợp ngẫu nhiên, tất cả đều có nghi vấn khi bắt đầu công việc. Chính những nghi vấn đó đã thúc đẩy họ, cùng với niềm tin và năng lực của họ, họ đã thành công trong công việc nghiên cứu của mình. Ngày nay, lượng tri thức của con người đã vô cùng sâu và rộng đã là cơ sở vững chắc cho nhiều giả định, cũng như giải quyết được những giả định ấy. Có thể nói rằng « giả định » là nghi vấn, là đoán trước một kết quả, là mở đầu cho sự thành công. Giả thuyết khoa học chính là một cấu trúc hoàn chỉnh về mặt ngôn ngữ cho một giả định. Một đề tài khoa học mà không có những giả định khoa học thì công trình nghiên cứu chẳng qua là sự tích lũy những thông tin rời rạc, không mang ý nghĩa khoa học. Nhà NCKH trước khi bắt đầu công việc mà không có giả thuyết thì chẳng khác nào một người mò mẫm trong đêm không có mục đích, may ra là nắm một cái gì đó và cũng chẳng biết nó quý giá hay thứ bỏ đi. Vậy, một đề tài NCKH luôn phải xuất phát từ một hoặc vài giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học là một quan niệm chưa được chứng minh trong khoa học, có thể bổ khuyết những thiếu sót hoặc thay thế những cái lỗi thời trong hệ thống khoa học, là giai đoạn trước của sự nhận thức, hay một hình thức phát triển của khoa học và có thể trở thành những lý luận khi được xác nhận đầy đủ trong thực tiễn. 4.3.2. Phương pháp cấu trúc giả thuyết. Mỗi đề tài đều có mục đích rõ ràng. Mục đích là cái phải đạt được ở cuối đề tài. Có thể mục đích đề tài được thực hiện từ một giả giả thuyết, nhưng cũng có những đề tài được thực hiện bởi nhiều giả thuyết, nghĩa là hợp bởi nhiều « cái tiêu » phải đến. Trong trường hợp đó, mục đích của đề tài chỉ có thể đạt được khi tác giả đã tới các tiêu ấy. Vì vậy, muốn cấu trúc giả thuyết khoa học, trước tiên phải xác định mục tiêu của đề tài. Nhà nghiên cứu có thể thấy trước được rằng : « Nếu tôi có những điều kiện nhất định thì tôi sẽ đạt đến đích, tức là đạt được mục tiêu đề ra ». Điều giả định ấy sẽ thành giả thuyết. 42 Ví dụ : « Nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp dạy học khám phá trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông ». * Đề tài nhằm chứng minh rằng có thể đưa phương pháp dạy học khám phá vào dạy môn Giáo dục công dân ( GDCD) ở trường trung học phổ thông. Vấn đề đặt ra cho đề tài này là : phương pháp dạy học mới đã được sử dụng ở các môn khoa học khác, liệu có thể áp dụng cho môn GDCD không ? Nhà nghiên cứu tiên đoán : Có thể thay đổi một vài cách thức, lựa chọn nội dung phù hợp và đặc biệt là chú ý nguyên tắc « từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều » để phù hợp với học sinh từng vùng thì sẽ vận dụng được phương pháp này vào giảng dạy môn GDCD ở trường THPT. * Giả thuyết khoa học : Phương pháp dạy học khám phá là khá hiệu quả đối với các môn khoa học khác. Nếu đưa nó vào thực hiện đối với môn GDCD ở những nội dung phù hợp, thay đổi cách tổ chức lớp học sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhà trường Việt Nam và đặc biệt là mức độ vận dụng theo nguyên tắc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại v.v..thì có thể áp dụng đối với môn GDCD ở trường THPT. Như vậy, nhà nghiên cứu cần tìm kiếm từ lý thuyết và thực tiễn những điều kiện trên rồi tổ chức thực nghiệm để chứng minh điều tiên đoán trên ( giả thuyết) đúng. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu muốn thực hiện đại trà ở trường THPT, cần một số điều kiện khác nữa như : khả năng tập huấn giáo viên, khả năng biên sọan tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp, khả năng được ủng hộ ở trường THPT ở các địa phương v.vđó là « cái tiêu » để đi đến mục đích cuối cùng thì có thể biến các điều kiện giả định đó thành những giả thuyết khoa học. Như thế trước tiên nhà nghiên cứu chứng minh rằng có thể thực hiện những giả định đó. Kế đến là tổ chức thực nghiệm sư phạm để chứng minh cho giả thuyết cuối cùng ( đạt mục đích của đề tài). 4.4. Hình thức trình bày một luận văn. 4.4.1. Ý nghĩa của một luận văn : làm luận văn là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình mà tác giả đang học và bản luận văn là kết quả của nội dung đào tạo đó. Nó luyện tập cho người học không những chỉ tìm kiếm nội dung khoa học mới mà cả về nghệ thuật trình bày để trong tương lai tác giả có thể tự mình bắt tay vào NCKH và viết công trình của mình. Luận văn không chỉ là một đề tài NCKH khám phá cái mới của tác giả mà còn là một công trình để người khác ( trong chuyên môn) có thể đọc và hiểu toàn bộ suy nghĩ quá trình làm việc cũng như kết quả của tác giả. Nó đánh dấu mốc trưởng thành 43 về mặt chuyên môn của tác giả, kể cả cách lập luận, sử dụng ngôn ngữ v.vDo đó hình thức trình bày cũng để lại ấn tượng tốt đối với người đọc mà trước hết là người hướng dẫn và phản biện. 4.4.2. Trình bày luận văn. 4.4.2.1. Cấu trúc chung : Luận văn gồm 3 phần chính : Mở đầu, trình bày công việc nghiên cứu và kết luận. Gọi là « phần » vì trong mỗi phần có ý nghĩa riêng về mặt lô gích chứ không có nghĩa là dung lượng của chúng là tương đương. Mỗi phần có thể có nhiều mục, chương, đặc biệt là phần hai của luận văn. Ngoài ra người viết luận văn đừng bao giờ quên những phần phụ như : lời cảm tạ ( ở đầu luận văn), danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục ( nếu có) và mục lục. 4.4.2.2. Mục đích và nội dung các phần chính : a. Phần mở đầu : Phần mở đầu không có ý nghĩa lớn về mặt khoa học, nó mang nhiều tính lô gích và thủ tục. Song « phần mở đầu » không thể thiếu được, bởi vì về phía tác giả nó thể hiện được ý thức làm việc khoa học của tác giả, cũng như sự tôn trọng tác giả đối với người đọc. Về phía người đọc nó làm cho họ hiểu được mục đích của công trình đó, ý đồ của tác giả, cách làm việc của tác giả và những nội dung chính, « cái tiêu » của công trình. Nội dung phần mở đầu tối thiểu bao gồm : - Lý do chọn đề tài : thể hiện mục đích của công trình. - Lịch sử nghiên cứu vấn đề : trình bày khái quát các kết quả đã được nghiên cứu ( theo hướng công trình) trong và ngòai nước. Mục này yêu cầu rất nặng đối với luận văn thạc sĩ và tiến sĩ, nó chứng tỏ sự hiểu biết nhiều và sâu của tác giả trong lĩnh vực này. - Những giả thuyết : cấu trúc từng giả thuyết, có giải thích sơ lược. - Các bước nghiên cứu ( thời gian, nội dung, phạm vi, đối tượng). - Các phương pháp và phương tiện nghiên cứu. - Những khái niệm chính dùng trong công trình : Mục này rất cần thiết cho nhằm làm cho người đọc, nhằm làm cho người đọc hiểu được những khái niệm « lạ » nhưng mang nội dung chính yếu ở phần nghiên cứu của đề tài. Các khái niệm « lạ » ấy có thể là khái niệm mới mà tác giả mới đưa vào, có thể là khái niệm đã biết, nhưng chưa được dùng chỉ giới hạn trong công trình. Mỗi khái niệm « lạ » cần được định nghĩa, giải thích rõ. 44 Chú ý : Bắt đầu phần mở đầu là bắt đầu phần nghiên cứu, không được viết ở đây lời cám ơn, nhắn nhủ hay tâm huyết gì đó. b. Trình bày các công việc nghiên cứu. Đây là nội dung khoa học của công trình. Phần này có thể tách ra thành nhiều mục lớn, hoặc chương, tùy theo mức độ nhiều hay ít, đơn giản hay phức tạp của công việc. Nội dung chính của phần này gồm : - Những nghiên cứu lý thuyết và thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu mới của tác giả. - Phương pháp chung chỉ đạo việc nghiên cứu : phương pháp chọn mẫu, phương pháp xây dựng mẫu điều tra, phương pháp thực nghiệm, phương pháp lấy kết quả và đánh giá kết quả ( thống kê, đồ thị v.v) - Công việc nghiên cứu mới. * Chọn mẫu, xây dựng bảng câu hỏi, chia lớp thực nghiệm, xây dựng giáo án thực nghiệm * Tổ chức điều tra thực nghiệm. * Lấy kết quả, biểu bảng thống kê, số liệu, hình ảnh. * Các phép tính ( nếu có). * Đánh giá kết quả : cần tập trung vào việc chứng minh cho các giả thuyết đặt ra, không trình bày những điều lan man có tính chất phô trương tri thức. Chú ý - Những vấn đề lý thuyết cần trình bày ngắn gọn và phải thể hiện rõ ràng nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sau. Không nên nói quá dài những vấn đề đơn giản, hoặc những vấn đề hầu như không liên quan trực tiếp đến đề tài. Nếu vấn đề lý thuyết thấy phải chia nhiều mục thì sau mỗi mục, mỗi chương, nên có tóm tắt kết quả chương đó. Ví dụ, ý chính của chương này là gì, nó phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu nào. - Những biểu mẫu, hình ảnh, đồ thịđể chứng minh cho rõ thêm mà không dùng trực tiếp cho đoạn viết thì để ở phụ lục, đánh số nó để tiện chú dẫn trong bài viết. Khi viết cần chú ý để người đọc xem thêm, nếu họ cần. Như vậy, nội dung sẽ tập trung hơn, không bị ngắt quảng bởi quá nhiều biểu, bảng, tranh , ảnh v.v c. Phần kết luận. 45 Đây cũng là phần thủ tục làm cho bài viết có hậu. Tuy nhiên, nếu không có phần này, người đọc cũng sẽ không hiểu hết mục đích của công trình và đặc biệt là ý nghĩa sâu xa không thể nói bằng con số hoặc những suy luận có được ở cuối luận văn ( những kết quả). Vì vậy phần kết luận có những nội dung sau : - Nhắc lại ngắn gọn quá trình làm việc, những kết quả đã khẳng định sự suy nghĩ của tác giả thông qua các giả thuyết khoa học và những sai số ảnh hưởng đến kết quả. - Ý nghĩa các kết quả đã đạt được đến thực tiễn, các lĩnh vực khác ( nếu có). - Những kiến nghị ( khuyếch trương hay bãi bỏ). - Hứa hẹn tiếp tục nghiên cứu để vận dụng kết quả hoặc mở rộng sự nghiên cứu hoặc đi sâu hơn nữa trong lĩnh vực này. 4.4.2.3. Các phần phụ của công trình. - Mục lục. Đặt trước công trình hoặc trước tài liệu tham khảo. Trong mục lục, các đề mục nhỏ tới đâu là tùy tác giả, thông thường tối đa không quá 4 chữ số, song phải đánh số trang rõ ràng để người đọc dễ tìm kiếm nội dung. - Tài liệu tham khảo. - Vị trí : đặt sau cùng của bài luận văn, sau mục lục ( nếu không để mục lục trên cùng của bài luận văn). - Nội dung : tất cả những tài liệu đã đọc, tham khảo cho công trình. - Hình thức : Sắp xếp và đánh số theo thư mục quy định chung của thư viện. Những tài liệu có tên tác giả thì xếp thứ tự chữ cái đầu tiên trong tên tác giả theo mẫu tự A, B, C ( in đậm). Những tài liệu tên tác giả là người nước ngòai thì xếp theo tên gia đình - họ. Những tài liệu của nhiều tác giả thì ghi tên tác giả đầu tiên rồi đến các tác giả khác nhau theo như tài liệu đã trình bày. Sau đó là tên tài liệu ( in nghiêng nhạt), nơi xuất bản, năm xuất bản. tạp chí thì ghi số mấy, năm nào . Ví dụ : TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Dũng, ( 1997), « Phương pháp luận sáng tạo khoa học-kỹ thuật », Sở khoa học- kỹ thuật, thành phố HCM. 2. Vũ Cao Đàm, ( 1996), « Phương pháp luận nghiên cứu khoa học », NXBKH-KT, HN. 46 3. Lê Phước Lộc, ( 1994), « Phân tích chương trình vật lý phổ thông », Đại học Cần Thơ. 4. Nghị quyết Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ X..NXB Sự Thật, HN, năm 2005. 5. Dương Thiệu Tống, ( 2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý », tập 1, NXB Đại học quốc gia TPHCM. 6. Từ điển triết học ( Tiếng Việt), ( 1988), NXB Sự Thật, Mátxcơva. ( Xem thêm tài liệu tham khảo ở phần cuối) - Phụ lục. - Vị trí : đặt sau cùng trong luận văn. Nếu có nhiều phụ lục có thể tách chúng ra thành một tập riêng. - Nội dung : Biểu, bảng, tranh, ảnh, bảng câu hỏi, đồ thị, những bài viết, bài nói về công việc của mình, các chương trình máy tính tự viết, thư điện tử v.v.của người khác có liên quan đến công trình trên. - Hình thức : cần đánh số các bài, bảng để trong bài viết, có những chỉ dẫn đúng địa chỉ. * Một số điều cần chú ý trong cách viết. 1) Nội dung viết không quá vắn tắt, nhưng không dài lê thê. Cần tập trung vào côngviệc nghiên cứu. Hết sức tránh những đoạn vô bổ, những câu sáo rỗng ( ví dụ : luôn viết là rất đẹp, rất hay, rất tốt, cần phải mà không có nội dung cụ thể). Muốn vậy, sau khi viết một chương, cần xem lại để bổ sung, cắt bớt những chỗ không cần. Sau khi hoàn thành bài viết, xem lại toàn thể, vừa sửa lỗi chính tả, vừa điều chỉnh câu viết cho chính xác và nếu cần cắt bớt hoặc bổ sung lần nữa để bài viết được đầy đủ, sáng sủa, lô gích 2) Những chỉ dẫn trong bài viết là rất có lợi, nó làm cho bài viết không lập lại, hoặc làm cho bài viết trở nên thuyết phục hơn. Có 2 trường hợp. - Chỉ dẫn trong bài : Khi cần nhắc lại nội dung đã viết hoặc nội dung phía sau, mở ngoặc đơn (.) và chỉ số trang. Ví dụ : ( xem trang) hoặc ( mục lục) - Để thuyết phục và chứng tỏ sự trung thực của tác giả, đôi khi cần trích dẫn những kết luận, những nguyên tắc hay ý tưởng của các tác giả khác, các nhà kinh điển.v..vđể làm cho bài viết mình có « trọng lượng » hơn. Trong trường hợp nếu 47 trích nguyên văn thì để trong ngoặc kép « .. ». Nếu không trích nguyên văn thì cũng chú thích số thứ tự tài liệu tham khảo để trong ngoặc vuông [.] Ví dụ : Khi nói đến tư duy, ta có thể trích câu nói của Einstein nhưng lại nằm trong tài liệu số 3 của tài liệu tham khảo ta viết : Einstein có nói : « Suy nghĩ vẩn vơkhông phải là tư duy[3]. 4.2.2.4. Việc sử dụng chữ số trong bài viết : - Những chữ số bình thường, số thứ tự nên viết bằng chữ. Ví dụ : Sau hai lần thí nghiệm..Cuộc điều tra kéo dài đến lần thứ ba - Những số ngày, tháng , năm, những con số lớn thì viết chữ số. Ví dụ : Cuộc điều tra kéo dài từ 1 tháng 12 năm 2005 đến hai tuần sau đó đã lấy ý kiến của 4117 học sinh .. 4. 2.2.5. Cách trình bày các đề mục. a) Đánh số đề mục : Có nhiều cách đánh số đề mục cốt sao cho việc làm ấy được nhất quán để dễ theo dõi. Cách đánh số thông dụng hiện nay là đánh số theo cấp ( Chúng ta có thể theo dõi cách đánh số trong bài giảng này). Kiểu này có thể đánh số theo vần hoặc trong chương. Ví dụ : Phần 1 : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : 1.1. Thực trạng vấn đề. 1.2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. 2. Các giả thuyết khoa học. 2.1. Giả thuyết 1. 2.2. Giả thuyết 2 v.v.... Phần II : NHỮNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 2.1. Nghiên cứu lý thuyết. 2.1.1.Lý thuyết dạy học. 2.1.1.1.Những yếu tố về tâm lý lứa tuổi. 2.1.1.2. Các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp. 2.1.2. Các định hướng trong qua 1trình dạy học. 2.1.2.1................................. 2.2. Nghiên cứu thực tiễn. 48 v.v.................. b) Nội dung đề mục. Việc thống nhất cách viết một công trình còn thể hiện ở phân bố nội dung đề mục và hình thức viết của chúng. - Phân bố nội dung đề mục phải có dung lượng tương đương, hoặc có ý nghĩa tầm quan trọng tương đương giữa các đề mục có cùng cấp. Ví dụ: các đề tài, mục mang số 1,2,3.......là cùng cấp. Các đề mục mang số 1.2, .1.3, 1.4......là cùng cấp. Những nội dung của đề mục cấp lớn phải bao trùm các nội dung đề mục cấp nhỏ hơn thuộc nó. - Về hình thức trình bày: ngày nay có máy tính cho phép ta làm điều này nhanh chóng và tiện lợi. Các đề mục lớn chữ phải lớn và ngược lại. Các đề mục cùng cấp phải có cỡ chữ, kiểu chữ như nhau. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Cành ( 2004), “ Phương pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế”, NXB Đại học quốc gia, TPHCM. 2. Phan Dũng, ( 2007), “ Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật” NXBKH-KT, HN. 3. Vũ Cao Đàm, ( 1996) “ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB KH- KT, HN. 4. Nguyễn Tiến Đức, ( 2006), “ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB Thống Kê, HN. 5. Lê Phước Lộc, (1994) “ Phân tích chương trình vật lý phổ thông”, Đại học Cần Thơ. 6. Ngô Đình Quả, ( 2005) “ Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục”, NXB TPHCM. 7. Nghị quyết đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ X......NXB Sự Thật, năm 2005. 8. Lê Quang Sơn ( 2005) “ Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp thích hợp với đào tạo đại học”, Tạp chí Đại học sư phạm Đà Nẳng, tháng 5. 9. Dương Thiệu Tống, ( 2002), “ Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý”, tập 1, NXB Đại học QG, TPHCM. 10. Đỗ Công Tuấn, ( 2004), “ Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học” , NXB chính trị QG, HN. 11. Từ Điển Triết học ( Tiếng Việt), ( 1998), NXB Sự Thật Mát xcơ va. 50 PHỤ LỤC MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐBSCL TS. Trần Văn Hiếu ABSTRACT Sustainable development is the common tendency of the world in the present time. To develop subtainably the agricultural production in the Mekong Delta, we need to combine multipurposes to get the balance on the benifits in economy, society and environment. The development serves the demands of the present generation and will not cause any bad effects for the ones in the future. In the past years, the argricutural production in the Mekong Delta has gained many important acchivements, espectially in culturing and cultivating. However, the rapid and unplanned development had caused serious impacts which has destroyed the environment, ruined the balance of ecosystems and influenced the sustainable development. To solve this problem, the author says that we have to plan the argricultural production and aquatic culture in the Mekong Delta, popularize the consciousness of environmental protection in farmer household, carry out the Law of environmental protection and the Law of biodiversity better.... Key words: Sutainable development – Agriculture production – Mekong Delta –The balance of ecosystem – biodiversity – the conciousness of environmental protection.Keywords: Title: Some problems about stainable development in argricultural production in the Mekong Delta.TÓM TẮT Phát triển bền vững là khuynh hướng chung của thế giới trong thời đại ngày nay. Để phát triển một cách bền vững sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, chúng ta cần kết hợp đa mục tiêu để đạt đến sự cân bằng về lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường. Sự phát triển đó nhằm phục vụ nhu cầu của thế hệ hiện tại và sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới các thế hệ tương lai. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng và không có kế hoạch đã gây ra những tác động nghiêm trọng làm hủy hoại môi trường , phá hủy môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Để giải quyết vấn đề này, 51 tác giả cho rằng chúng ta cần hoạch định lại sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, tuyên truyền, phổ biến cho hộ nông dân ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường và Luật đa dạng sinh học v.v... Từ khóa: Phát triển bền vững - sản xuất nông nghiệp - Đồng bằng sông Cửu Long – Cân bằng sinh thái – đa dạng sinh học – Ý thức bảo vệ môi trường. 1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY Gần đây khái niệm phát triển bền vững ( Sustainable Developement ) được đề cập nhiều trên các sách báo kinh tế. Nói đến khái niệm phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển tòan cầu hay phát triển khu vực, phát triển đều theo nghĩa phát triển bền vững. Nghị quyết đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam khi đề ra đường lối phát triển kinh tế cũng nhấn mạnh vấn đề phải gắn việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thực hiện phát triển bền vững. Thuật ngữ “phát triển bền vững” ra đời năm 1987 trong Báo cáo của Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển. GH. Bruntland là người đầu tiên nêu lên khái niệm này. Ngày nay, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, song có thể hiểu: Phát triển bền vững là sự phát triển đòi hỏi phải kết hợp đa mục tiêu để đạt tới sự cân bằng về lợi ích, kinh tế, xã hội và môi trường. Tiêu điểm của sự phát triển bền vững là bảo vệ được môi trường sinh thái, sự phát triển mà thỏa mãn được các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến các thê hệ tương lai trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ.[1] Tư duy phát triển mới này xuất phát từ tình hình vào những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có những phương thức huy động tối đa mọi tiềm năng, mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Với xu thế kinh tế thế giới như vậy, xã hội loài người sẽ đương đầu với nhiều nguy cơ và hiểm họa trong tương lai gần, đó là ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đào sâu hố ngăn cách giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo v.v... Những cảnh báo nghiêm túc của các nhà khoa học làm cho các quốc gia dần dần ý thức được mối quan hệ nhân quả giữa lối sống của loài người với môi trường sinh thái, giữa phát triển kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển bền 52 vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ. Có 3 nội dung cơ bản về phát triển bền vững mà hiện nay các quốc gia đang theo đuổi: - Một là, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và duy trì tốc độ ấy trong thời gian dài. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh thường đi liền với việc đầu tư lớn, khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều khi không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách để tăng sản lượng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Điều đó thường mâu thuẫn với phát triển bền vững, khó duy trì sự tăng trưởng dài lâu và chắc chắn làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. - Hai là, môi trường sinh thái được bảo vệ tốt nhất. Vì vậy phải sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tốt nhất, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên. Nghĩa là, nhịp độ sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh. Mức độ phát thải ô nhiễm phải thấp hơn khả năng xử lý của môi trường tự nhiên thông qua quá trình làm sạch và lọc khí tự nhiên (như rừng, cây xanh...). Các hoạt động kinh tế và mưu sinh của con người phải được coi là một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái và do đó phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng của hệ sinh thái. - Ba là, đời sống xã hội được bảo đảm. Muốn vậy thì trong sự phát triển phải tạo ra một xã hội hài hòa. Bền vững xã hội có nghĩa là không thể để một tầng lớp người hay nhóm người bị gạt ra ngoài tiến trình phát triển của một quốc gia, phân cực giàu nghèo quá mức, dân chủ, bình đẳng xã hội không được bảo đảm ... Như vậy, ý tưởng về phát triển bền vững biểu thị sự hài hòa, đồng tiến hóa và cộng sinh giữa con người, xã hội và giới tự nhiên. Trong mối quan hệ này, con người là trung tâm. Phát triển bền vững được hiểu là sự tương tác hài hòa giữa xã hội của con người và thiên nhiên nhằm bảo vệ sinh quyển mà con người đang sống trong đó và bảo đảm sự phát triển lâu dài vô hạn của con người. Mục đích của sự phát triển bền vững chủ yếu là giải quyết mâu thuẩn giữa nền văn minh và sinh quyển, cái mâu thuẫn có thể dẫn đến sự diệt vong của cả hai, nếu không được khắc phục kịp thời. Những nội dung chung nhất ấy đang được hiểu và thực thi trong những mô hình kinh tế và thể chế chính trị rất khác nhau và vì vậy kết quả đem lại cũng không giống nhau. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. 53 Phát triển kinh tế thị trường là biện pháp, là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả. Tuy vậy, những hạn chế, những mặt trái của cơ chế thị trường, bản thân nó không thể bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tư tưởng chiến lược của Đảng ta là: Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Từ Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã nhận thấy một trong bốn nguy cơ đối với nền kinh tế nước ta đối với thế giới là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Nhưng không vì nguy cơ tụt hậu mà lại muốn đi nhanh, không tính đến sự bền vững của nó. Cũng như không vì thiếu vốn đầu tư trước mắt mà khai thác các nguồn tài nguyên đất nước không cân nhắc, sử dụng một cách phung phí, khai thác tài nguyên thô, phải có kế hoạch dài hạn cái gì hôm nay cần sử dụng, cái gì để dành cho con cháu mai sau. Ngày nay, Việt Nam đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ta càng phải khắc phục chủ nghĩa thành tích, khuyếch trương về số lượng, không nên xem nhẹ yếu tố về chất, trình độ công nghệ nhập của các dự án đầu tư; nếu không gánh nặng nợ nần không những sẽ trút lên vai các thế hệ mai sau mà còn biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ. 2. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Phát triển kinh tế bền vững cũng như phát triển nền nông nghiệp bền vững là một trong những nội dung quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nước ta. và của ĐBSCL. Trong những năm qua, dưới tác động của những chính sách của Đảng và nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn, sản xuất nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Có thể nói hai lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. 2.1. Năng suất, sản lượng lúa không ngừng gia tăng Trong những năm qua, ĐBSCL chẳng những giải quyết tốt vấn đề lương thực của địa phương mà còn góp phần quan trọng gia tăng sản lượng lúa hàng hóa xuất khẩu trên phạm vi cả nước. Nếu so sánh riêng về diện tích gieo trồng, năm 1976, diện tích toàn vùng chỉ đạt 2 triệu 062 nghìn ha, với sản lượng 4 triệu 665 nghìn tấn, năng suất bình quân 20ta/ha, đến năm 1999 với các chỉ tiêu tương ứng là 3 triệu 986 nghìn ha, với sản lượng 16 triệu 281 nghìn tấn và năng suất 40,8ta/ha. Năm 2004, với diện tích toàn vùng 4 triệu 243 nghìn ha, sản lượng đạt hơn 18 triệu tấn quy thóc, năng suất 54 ước đạt 5,5 tấn ha. Năm 2007, sản lượng lúa tòan vùng ước đạt trên 18,45 triệu tấn quy thóc, tăng 210.000 tấn so với năm 2006. Tốc độ tăng sản lượng lúa toàn vùng 30 năm qua bình quân đạt 11%, bỏ xa tốc độ tăng bình quân cả nước (7,8 %) cũng như đồng bằng sông Hồng (5, 35% ) trong thời gian tương ứng. ĐBSCL ngày nay đã trở thành vựa lúa lớn nhất của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Bảng 1: Sản lượng lương thực ĐBSCL so sánh với Đồng bằng sông Hồng và cả nước Năm Sản lượng lương thực cả nước ( 1000 tấn ) Sản lượng lương thực ĐBSCL ( 1000 tấn ) Sản lượng lương thực ĐBS Hồng ( 1000 tấn ) Sản lượng lương thực ĐBSCL so với ĐBS Hồng Cả nước ( Lần ) ( % ) 2000 34538,9 16754,7 6867,9 2,43 48,50 2001 34272,9 16093,0 6648,1 2,42 46,95 2002 36960,7 17821,6 6999,0 2,54 48,21 2003 37706,9 17678,0 6789,0 2,60 46,88 2004 39322,9 18691,0 7052,3 2,65 47,53 2006 39.621.6 19488.2 6517.9 2,98 49,18 2007 39.648.0 18385.3 6853.8 2,68 46,37 Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2007, tr139. [2 ] 2.2. Về thủy sản Về thủy sản cũng có mức tăng trưởng khá.. Các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Phong trào nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt, cá ruộng cá ao, cá lồng, cá bè v.v..phát triển mạnh ở nhiều địa phương, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động và nguồn thực phẩm cho xã hội. Diện tích nuôi trồng thủy sản các loại tăng từ 309.399 ha năm 1995 lên 322.551 ha năm 1997, 351.137 ha năm 1999, năm 2004 lên hơn 750.000ha, năm 2007 hơn 800.000ha. Nhờ vậy sản lượng thủy sản đã đạt gần 1 triệu tấn/năm. Vị thế của ngành thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL đã được khẳng định rất quan trọng và đang có xu hướng tăng dần, từ chỗ chỉ chiếm 19% giá trị toàn ngành năm 1995, lên 21% năm 1997 và 39% năm 2004 là 51,61%, năm 2007 là 54,56%. 55 Tuy nhiên việc phát triển nhanh sản lượng lương thực và nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL một cách nhanh chóng, ồ ạt cũng đã để lại những vấn đề về môi trường đáng báo động, phá vỡ sự phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp ĐBSCL. Để tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng, nhiều hộ nông dân đã sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kể cả những loại hợp chất lân, hữu cơ, cacbonat, những loại thuốc bị cấm như: Wolatox, Monitor, DDT v.v..Điều đó, chẳng những làm cho độ mầu mỡ đất đai thêm xấu đi độ PH trong nước thấp, đất bị chua hóa mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, suy giảm mật độ và thành phần các loại cá sông, mất các rừng ngập mặn, bảo đảm duy trì sự đa dạng sinh học biển. Việc phun, xịt thuốc trừ sâu bừa bãi làm giảm bất cứ loại côn trùng nào kể cả những loài có ích đồng thời gây tổn hại cho động thực vật, vi sinh vật, dẫn đến mất cân bằng sinh thái .v.v..[4 ]. Trong những năm gần đây việc nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành, nhưng cũng đã tác động bất lợi đối với nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật, khai thác giống tự nhiên để nuôi đã làm giảm khả năng khôi phục, tái tạo quần thể của nhiều giống loài thủy sản. Việc xây dựng các hệ thống thoát nước làm thay đổi các lớp trầm tích bề mặt, sử dụng nguồn nước ngầm gây lún, lở, xâm nhập nước mặn, thải ra môi trường tự nhiên thức ăn dư thừa, thuốc phòng trị bệnh vật nuôi, hóa chất xử lý môi trường, các chất bài tiết của động vật..làm giảm chất lượng môi trường nước. Nước bị ô nhiễm đã làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân như: mắc nhiều chứng bệnh về da, mắt, bệnh phụ khoa, tả, thương hàn...Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng dân số và sự phát triển chung của quốc gia. Theo tính toán sơ bộ của Bộ thủy sản cho thấy, mỗi ha nuôi tôm đã thải ra xấp xỉ 8 tấn chất thải rắn cùng với hàng nghìn khối nước thải trong 1 vụ nuôi. Cả ĐBSCL với hơn 500.000ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản thì mỗi năm sẽ thải ra bao nhiêu chất nước thải [5 ]. Nếu theo chỉ đạo của Chính phủ, mục tiêu đến năm 2010, sản lượng ngành thủy sản phải đạt 3,5 triệu tấn ( trong đó tỷ lệ nuôi trồng đạt 2 triệu tấn ) để đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD và 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD mà không có kế hoạch thì hậu quả đối với môi trường sẽ như thế nào ?[6 ] Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém. Tình trạng tự phát, thiếu quy hoạch diễn ra ở nhiều địa phương. Ở những vùng tăng nhanh diện tích nuôi trồng thủy sản như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp 56 v.v...cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, luôn tiềm ẩn rủi ro lớn, kể cả vấn đề về vệ sinh thú y thủy sản. Những mặt hạn chế trên đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng hàng ngàn ha tôm chết hàng loạt ở những vùng nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng v.v....thời gian qua [7 ]. Vấn đề này không chỉ gây dịch bệnh và làm ô nhiệm môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chất thải tích tụ trong môi trường nước còn có nguy cơ làm bùng phát các lọai dịch bệnh trên người như: bệnh đường tiêu hóa, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh giun sán, ký sinh trùng, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất v.vtrong vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Để hướng tới sự phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, dưới đây là những giải pháp chủ yếu: - Thực hiện tốt Nghị quyết số 41/NQ –TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị và Quyết định số 34/2005/ QĐ – TTg của Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu là nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. - Tăng cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường, sớm đưa Luật bảo vệ môi trường vào thực hiện trong thực tế, tuyên truyền, phổ biến Luật đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Nâng cao năng lực về quản lý môi trường ở các địa phương, chú trọng ở cấp quận, huyện, phường, xã, tăng cường bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở nông thôn. - Tiến hành rà soát quy hoạch lâu dài, đồng bộ sự phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản ĐBSCL, hạn chế tính tự phát, phát triển không kế hoạch dẫn đến tác động xấu với môi trường. - Tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ mội trường, tạo thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tái sử dụng, tái chế chất thải, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý. - Có kế hoạch phục hồi, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, tăng cường nguồn lực 57 tài chính cho mục chi bảo vệ môi trường và bảo đảm tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, vấn đề bảo vệ môi trường trong nông nghiệp nông thôn hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL đã và đang là thách thức không dễ giải quyết. Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội thì vấn đề trên cần có sự quan tâm của mọi người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn. Sự tham gia tích cực của người dân vào các chương trình, dự án bảo vệ môi trường đã và đang triển khai sẽ là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của dự án, góp phần cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Xuân Đỉnh “Phát triển bền vững trong định hướng XHCN nền kinh tế thị trường”, Tạp chí cộng sản tháng 3 năm 2005, tr 87. 2. Tổng cục thống kê, “Niên giám thống kê”, năm 2007, tr 139,232. 3. Đức Nguyên, “Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản”, Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 27 tháng 8, năm 2004. 4. Website: http//w.w.w.vneconomy. com. vn ngày 9/27/2005 “Phát triển bền vững : ngành thủy sản nhìn xa trông rộng.”, ngày 27 tháng 9 năm 2007. 5. Website: http// cpv.com vn Ngày 21/2/2005: “Tổ chức lại sản xuất thủy sản ĐBSCL”.ngày 21 tháng 2 năm 2005. 6. Bộ thủy sản, “Hoạt động khoa học công nghệ vì sự phát triển ĐBSCL”, Tài liệu hội thảo vì sự phát triển ĐBSCL tháng 11 năm 2004, Q2, tr 1. 7. Website: htttp//.qdnd.vn, “ Cấp thiết quy họach nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long”, ngày 21 tháng 6 năm 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiaotrtinh_phuongphapnghiencuukhoahoc_gdcd_p2_9987.pdf