Giáo trình mô đun: Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển cống

Bước 8: Lắp động cơ - Trình tự lắp ngược lại với khi tháo ( chi tiết tháo sau thì lắp trước ). Một số chú ý sau khi lắp:  + Kiể m tra sự quay trơn.  + Xác định chiều quay đúng.  + Kiể m tra lại đầy đủ và an toàn các chi tiết. 3.4. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc

pdf55 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun: Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển cống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến áp tự ngẫu. ................................................................. 41 Bài 2. Bảo dƣỡng tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ .......... 51 2.1.Mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha quay một chiều. .......................... 51 Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ ............................................................................... 52 Nghiên cứu sơ đồ mạch điện .......................................................................... 52 4 Bản vẽ .............................................................................................................. 52 2.2. Mạch mở máy qua cuộn kháng ............................................................... 54 Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ ............................................................................... 56 Nghiên cứu sơ đồ mạch điện .......................................................................... 56 Bản vẽ .............................................................................................................. 56 2.3. Nội dung công tác bảo dƣỡng động cơ ................................................... 57 2.3.1 Sơ đồ tháo, lắp đông cơ không đồng bộ 3 pha .................................... 59 2.3.2. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc ................................... 59 2.3.3. Quy trình thực hiện công việc .......................................................... 59 Các bƣớc tháo động cơ điện xoay chiều 3 pha .............................................. 59 2.3.4. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc ................................................ 62 5 MÔ ĐUN: VẬN HÀNH, BẢO DƢỠNG TỦ ĐIỀU KHIỂN CỐNG Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun Vận hành bảo dưỡng tủ điện cho cống có thời gian đào tạo là 60 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 04 tiết kiểm tra với mục đích, vận hành được tủ điều khiển cống theo đúng quy trình đảm bảo cung cấp nước theo đúng thời vụ và đáp ứng đủ nhu cầu cần nước của khu vực, ngoài ra cần biết được cấu tạo các bộ phận để bảo dưỡng tủ điện đúng với yêu cầu kỹ thuật Bài 1. Vận hành tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ Mục tiêu: - Nhận biết đúng các trang thiết bị điện trên tủ điện; - Thuyết minh đúng nguyên lý mạch điện; - Trình bày được đặc điểm về dòng điện và thời gian của quá trình khởi động; - Trình bày được quy trình vận hành mạch điện; - Thực hiện vận hành tủ điện đúng quy trình; - Tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp trong vận hành. A. Nội dung: 1. Trang thiết bị trên tủ điện. 1.1. Nút ấn 1.2.Nút nhấn tự phục hồi (push button)  Cấu tạo b. Dạng thực tế của nút nhấn a. Cấu tạo nút nhấn 1 2 3 4 5 6 HÌNH 1.1: NÚT NHẤN TỰ PHỤC HỒI 6 1. Núm tác động; 4. Tiếp điểm thường mở (NO); 2. Hệ thống tiếp điểm; 5. Tiếp điểm thường đóng (NC) 3. Tiếp điểm chung (com); 6. Lò xo phục hồi.  Công dụng Nút nhấn được dùng trong mạch điều khiển, để ra lệnh điều khiển mạch hoạt động. Nút nhấn thường được lắp ở mặt trước của các tủ điều khiển. Tín hiệu do nút nhấn tự phục hồi tạo ra có dạng xung như hình 1.2. 1.3.Nút dừng khẩn (emergency stop) – nút nhấn không tự phục hồi  Cấu tạo  Công dụng Nút dừng khẩn được dùng để dừng nhanh hệ thống khi xảy ra sự cố. Thông thường người ta dùng tiếp điểm thường đóng để cấp điện cho toàn bộ 1 0 0 Nhấn Nhả Nhả 1 0 1 Nhấn Nhả Nhả Nút nhấn thường mở Nút nhấn thường đóng HÌNH 1.2: TÍN HIỆU DO NÚT NHẤN TẠO RA HÌNH1.3: NÚT DỪNG KHẨN Nhẩn vào núm khi cấn chuyển trạng thái các tiếp điểm. Xoay núm theo chiều mũi tên khi muốn trả các tiếp điểm về trạng thái ban đầu 7 mạch điều khiển. Khi hệ thống xảy ra sự cố nhấn vào nút dừng khẩn làm mở tiếp điểm thường đóng ra cắt điện toàn bộ mạch điều khiển. 1.4.Công tắc (switch)  Cấu tạo  Công dụng Công tắc thực tế thường được dùng làm các khoá chuyển mạch (chuyển chế độ làm việc trong mạch điều khiển), hoặc dùng làm các công tắc đóng mở nguồn (cầu dao). 1.5.Rơle điện từ  Cấu tạo 0. Tiếp điểm chung (com); 1. Tiếp điểm thường đóng (NC); 2. Tiếp điểm thường mở (NC); 3. Cuộn dây (phần cảm); 4. Mạch từ (phần cảm); 5. Nắp (phần ứng); 6. Lò xo; A, B: Nguồn nuôi cho rơle. a. Công tắc 1 pha b. Công tắc 3 pha HÌNH 1.4: CÔNG TẮC 1 PHA VÀ 3 PHA HÌNH 1.9: CẤU TẠO RƠLE ĐIỆN TỪ 0 1 2 A B 3 4 5 6 8 - Mạch từ: có tác dụng dẫn từ. Đối với rơle điện từ 1 chiều, gông từ được chế tạo từ thép khối thường có dạng hình trụ tròn (vì dòng điện một chiều không gây nên dòng điện xoáy do đó không phát nóng mạch từ). Đối với rơle điện từ xoay chiều, mạch từ thường được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện ghép lại (để làm giảm dòng điện xoáy fuco gây phát nóng). - Cuộn dây: Khi đặt một điện áp đủ lớn vào hai đầu A và B, trong cuộn dây sẽ có dòng điện chạy qua, dòng điện này sinh ra từ trường trong lõi thép để rơle làm việc. - Lò xo: Dùng để giữ nắp. - Tiếp điểm: Thường có một hoặc nhiều cặp tiếp điểm, 0 - 1 là tiếp điểm thường mở, 0 - 2 là tiếp điểm thường đóng.  Nguyên lý - Khi chưa cấp điện vào hai đầu A - B của cuộn dây, lực hút điện từ không sinh ra, trạng thái các chi tiết như Hình 1.9. - Khi đặt một điện áp đủ lớn vào A - B, dòng điện chạy trong cuộn dây sinh ra từ trường tạo ra lực hút điện từ. Nếu lực hút điện từ thắng được lực đàn hồi của lò xo thì nắp được hút xuống. Khi đó tiếp điểm 0 - 1 mở ra và 0 - 2 đóng lại. Khi mất nguồn cung cấp, lò xo sẽ kéo các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.  Công dụng Rơle điện từ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Nhiệm vụ chính là để cách ly tín hiệu điều khiển, nhằm đảm bảo cho mạch hoạt động tin cậy, đúng qui trình... 1.6. Công tắc tơ (contactor) HÌNH1.10: DẠNG THỰC TẾ MỘT SỐ LOẠI RƠLE ĐIỆN TỪ 9  Công dụng Côngtắctơ là phần tử chủ lực trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Nó được dùng để đóng cắt, điều khiển... động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và dân dụng. a. Khái quát: Contactor là một loại khí cụ điện đóng cắt hạ áp dùng để khống chế tự động và điều khiển từ xa các thiết bị điện có điện áp 500V và dòng điện 600A. với sự hỗ trợ của nút ấn Contactor có 2 trạng thái: đóng và cắt, có số lần đóng cắt lớn, tần số đóng cắt cao có thể tới 1500 lần /giờ. Contactor có thể chia thành nhiều loại: - Theo nguyên lý truyền động có Contactor : điện từ, khí ép, thủy lực (thông dụng là kiểu điện từ). - Theo nguyên lý dòng điện có Contactor : một chiều, xoay chiều. Trong giáo trình này, chủ yếu trình bày Contactor kiểu điện từ. b. Cấu tạo, phân loại: - Cấu tạo: a. Loại 4 tiếp điểm HÌNH1.11 DẠNG THỰC TẾ MỘT SỐ LOẠI CÔNGTẮCTƠ 10 Hình 1.13: Các bộ phận chính của Contactor. Vỏ nhựa Mạch từ phần ứng Các tiếp điểm phụ Mạch từ phần cảm Cuộn dây (cuộn hút) Các tiếp điểm chính Lò xo phản lực Cực đấu dây của các tiếp điểm chính của công tắc tơ Hai đầu cuộn dây (cuộn hút) Các cực đấu dây của các tiếp điểm phụ thường đóng Các cực đấu dây của các tiếp điểm phụ thường mở Thời gian ngaột Hình 1.12 Cấu tạo contactor 11 - Mạch từ: là các lõi thép có hình dạng EI hoặc chữ UI. Nó gồm những lá tôn silic, có chiều dầy 0,35mm hoặc 0,5mm ghép lại để tránh tổn hao dòng điện xoáy. Mạch từ thường chia làm hai phần, một phần được kẹp chặt cố định (phần tĩnh), phần còn lại là nắp (phần động) được nối với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn. - Cuộn dây: cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định. Vì vậy, không được phép cho điện vào cuộn dây khi nắp mở. Cuộn dây có thể làm việc tin cậy (hút phần ứng) khi điện áp cung cấp cho nó nằm trong phạm vi (85-100)% Uđm . - Hệ thống tiếp điểm: a. Theo khả năng dòng tải: * Tiếp điểm chính: chỉ có ở Contactor chính, 100% là tiếp điểm thường mở, làm việc ở mạch động lực, vì thế dòng điện đi qua rất lớn (10  2250)A. * Tiếp điểm phụ: có cả thường đóng và thường mở, dòng điện đi qua các tiếp điểm này nhỏ chỉ từ 1A đến khoảng 10A, làm việc ở mạch điều khiển. b. Theo nhiệm vụ làm việc: * Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở: (xem phần Rơle). - Cơ cấu truyền động: phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao tác đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép tiếp điểm và giảm được tiếng va dập. - Phân lọai: + Theo nguyên lý truyền động có: Contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thường gặp Contactor kiểu điện từ. Contactor kiểu điện từ có hai lọai: - Contactor chính: có 3 tiếp điểm chính còn lại là tiếp điểm phụ. - Contactor phụ: Chỉ có tiếp điểm phụ (không có tiếp điểm chính). + Theo dạng dòng điện ta có: Contactor điện một chiều, Contactor điện xoay chiều 12 + Theo kết cấu ta có: Contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao (ở bảng điện gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (buồng tàu điện). c. Các yêu cầu cơ bản + Điện áp định mức: Uđm là điện áp mạch điện tương ứng với tiếp điểm chính phải đóng cắt. Điện áp định mức có: 110v, 220v, 440v DC và 127v, 220v, 380v và 500v AC. Cuộn dây hút có thể làm việc bình thường ở điện áp giới hạn (85% -105%) điện áp định mức của cuộn dây. + Dòng điện định mức: là dòng điện định mức đi qua tiếp điêm chính. Thời gian công tắc tơ ở trạng thái đóng không quá 8 giờ. Dòng điện định mức Contactor hạ áp thông dụng có các cấp : 10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 250, 300, 600A (nếu Contactor đặt trong tủ hoặc làm việc dài hạn dòng điện cho phép thấp hơn Iđm từ (10- 15)% vì làm mát kém. + Khả năng cắt đóng: là dòng điện định mức đi qua tiếp điêm chính khi cắt và khi đóng (4 - 7)Iđm động cơ rô to lồng sóc và 10*Iđm đối với phụ tải điện cảm. + Tuổi thọ Contactor: được tính bằng số lần đóng cắt, sau số lần đóng cắt đó công tắc tơ không dùng được nữa. - Độ bền cơ: số lần đóng cắt không tải (10 - 20) triệu lần thao tác. - Độ bền điện: số lần đóng cắt tiếp điểm có tải 1 triệu lần. + Tần số thao tác: số lần đóng cắt công tắc tơ trong một giờ có các cấp: 30, 100, 150, 300, 600, 1200 - 1500 lần / giờ. + Tính ổ định lực điện động: nghĩa là tiếp điểm chính của nó cho phép dòng điện lớn nhất đi qua mà không bị lực điện động làm tách rời tiếp điểm (dòng điện thử = 10* Iđm). + Tính ổ định nhiệt: nghĩa làkhi có dòng ngắn mạch chạy qua trong một thời gian cho phép, các tiếp điểm không bị cháy hoặc bị dính lại. d. Ký hiệu: a) Cuộn dây: b) Tiếp điểm chính: Thường được ký hiệu bởi 1 ký số: Các ký số đó là: 1 - 2; 3 - 4; 5 - 6. 13 Trong Contactor chính, 3 tiếp điểm đầu tiên bên tay trái luôn luôn là tiếp điểm chính, những tiếp điểm còn lại là tiếp điểm phụ. c) Tiếp điểm phụ: Thường được ký hiệu bởi 2 ký số: - Ký số thứ nhất: Chỉ vị trí tiếp điểm (số thứ tự, đánh từ trái sang). - Ký số thứ hai: Chỉ vai trò tiếp điểm: + 1 - 2 (NC): Thường đóng. + 3 - 4 (NO): Thường mở. e. Các đại lượng cơ bản: Điện áp định mức (điện áp đặt vào đầu tiếp điểm chính): đó là điện áp định mức của tải (mạch động lực). Điện áp định mức của cuộn dây (điện áp đặt vào 2 đầu cuộn dây): đó là điện áp làm việc định mức của cuộn dây Contactor, nó được thể hiện ngay trên Contactor. Giá trị điện áp này có thể giống và cũng có thể khác giá trị điện áp trên tiếp điểm chính. Dòng điện định mức: là giá trị dòng điện đi qua tiềp điểm chính trong chế độ làm việc lâu dài mà không phá hủy tiếp điềm. Các cấp dòng định mức thông dụng của Contactor như sau: (10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 300, 600) Ampe. Khả năng đóng cắt: là giá trị dòng điện lớn nhất cho phép đi qua tiếp điểm chính khi đóng hoặc cắt Contactor. 14 Tuổi thọ của Contactor: là số lần đóng cắt tối đa mà sau đó Contactor không làm việc được nữa, thường tuổi thọ Contactor do độ bền cơ khí, độ bền điện quyết định. Tần số thao tác: là số lần đóng cắt trong một giờ. Tần số thao tác bị hạn chế bởi sự phát nóng của các tiếp điểm chính do hồ quang sinh ra. Các cấp tần số thao tác thông dụng: (30, 100, 120, 150, 300, 600, 1200, 1500) lần. f. Nguyên lý làm việc: Sự làm việc của Contactor điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta cung cấp một điện áp U = (85  100)% Uđm vào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ trường, từ trường này sẽ tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực kéo lò xo của hệ thống truyền động. Nó sẽ hút lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái. Nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ đóng lại. Hình 1.14. Quá trình chuyển động hệ thống tiếp điểm của Contactor trƣớc và sau khi có điện g. Cách lựa chọn Dựa vào dòng điện định mức của tải và căn cứ vào tính chất của phụ tải làm việc gián đoạn hay liên tục và căn cứ vào dãy dòng điện, điện áp định mức của Contactor từ đó ta lựa chọn công tắc tơ cho thích hợp UCTT = Ulưới ; ICTT  Iđm h. Đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng 15 Công tắc tơ có nhiều loại và rất đa dạng nhưng thường sử dụng là Contactor điện xoay chiều thường dùng ở tần số công nghiệp (50 Hz) Contactor có số lượng tiếp điểm chính (1  5) tiếp điểm nhưng thông dụng hơn cả là Contactor có kết cấu 3 cực + Dòng điện định mức của các tiếp điểm chính là dòng điện dùng trong chế độ làm việc gián đoạn - liên tục với chu kỳ 8 giờ, thời gian đóng cắt rất bé. Thời gian đóng (0,08  0,1 s), thơi gian nhả (0,03  0,04s) + Phạm vi ứng dụng: tuỳ theo giá trị dòng điện mà Contactor phải làm việc trong lúc bình thường hay khi cắt mà người ta dùng các cở khác nhau, phạm vi sử dụng phụ thuộc và: loại hộ tiêu thụ cần được kiểm tra: động cơ rôto lồng sóc hay rôto dây quấn Những điều kiện thực hiện đóng mở, quá trình khởi động nặng, nhẹ, đảo chiều và hãm vv... Tóm lại Contactor có phạm vi sử dụng đa dạng, sử dụng với dòng điện xoay chiều, một chiều, sử dụng với động cơ có hệ số cos  cao cho đến các loại động cơ có cos nhỏ. Động cơ rôto lồng sóc cho đến động cơ rôto dây quấn. 1.7. Các thiết bị bảo vệ a. Cầu chì  Cấu tạo 1. Nắp. 2. Võ; 3. Dây chảy HÌNH 1.17: CẦU CHÌ 1 2 3 a. Cấu tạo cầu chì b. Một dạng cầu chì 16  Công dụng Bản chất của cầu chì là một đoạn dây dẫn yếu nhất trong mạch, khi có sự cố đoạn dây này bị đứt ra đầu tiên. Cầu chì dùng bảo vệ thiết bị tránh khỏi dòng ngắn mạch. b. Aptomat (Current Breaker; CB)  Cấu tạo Aptomat là một thiết bị bảo vệ đa năng, tuỳ theo cấu tạo aptomat có thể bảo vệ sự cố ngắn mạch, sự cố quá tải, sự cố dòng điện dò, sự cố quá áp... Trong thực tế người ta dùng phổ biến là aptomat bảo vệ sự cố ngắn mạch, trong công nghiệp để bảo vệ sự cố ngắn mạch và sự cố quá tải cho các động cơ điện người ta còn tích hợp thêm rơle nhiệt vào aptomat. Trong dân dụng, để tránh sự cố điện giật nguy hiểm cho tính mạng con người, người ta thường trang bị cho hệ thống điện trong nhà aptomat bảo vệ sự cố dòng điện dò (aptomat chống giật). Nguyên lý của aptomat bảo vệ sự cố ngắn mạch.  Công dụng Aptomat dùng để đóng cắt và bảo vệ mạch điện. Với giá thành ngày càng rẻ, hiện nay nó thay thế hầu hết các vị trí của cầu dao và cầu chì. 1. Nam châm điện; 5. Lò xo; 2. Móc răng; A: Cực nối nguồn; 3. Thanh truyền động; B: Cực nối tải. 4. Tiếp điểm; 3 1 2 4 5 5 A B a. Cấu tạo b. Dạng thực tế CB 1 pha HÌNH 1.18: CẤU TẠO VÀ DẠNG THỰC TẾ APTOMAT CB 1 PHA 17 c. Rơle nhiệt  Cấu tạo 1. Thanh lưỡng kim; 4. Lò xo; 2. Phần tử đốt nóng; A: Cực nối nguồn; 3. Hệ thống tiếp điểm; B: Cực nối tải.  Công dụng Rơle nhiệt dùng để bảo vệ sự cố quá tải. Trong thực tế người ta thường gắn rơle nhiệt phía sau công tắc tơ gọi là khởi động từ. 2 Nguyên lý mạch điện trên tủ điện. 2.1. Mạch điều khiển trực tiếp động cơ máy bơm dùng khởi động từ và nút bấm đơn . a. Sơ đồ nguyên lý HÌNH 1.19: CẤU TẠO VÀ DẠNG THỰC TẾ RƠLE NHIỆT 3 PHA a. Cấu tạo 1 2 4 3 A B b. Dạng thực tế rơle nhiệt 3 pha 18 b. Bảng kê các thiết bị - khí cụ Bảng 1.1: TT Thiết bị - khí cụ SL Chức năng Ghi chú 1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. 2 1CC 3 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực. 3 RN 1 Rle nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB). 4 K 1 Côngtắctơ, điều khiển động cơ làm việc. 5 2CC 2 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển. 6 M; D 1 Nút bấm thường mở; thường đóng điều khiển mở máy và dừng động cơ. 7 1Đ; 2Đ 1 Đèn tín hiệu trạng thái làm việc và quá tải của động cơ. HÌNH 1.20: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐKB 3 PHA CD 1CC RN ĐKB A B C K N K M D RN 2CC RN 2Đ 1Đ 1 3 5 K 2 4 6 8 19 c. Sơ đồ nối dây d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành  Lắp ráp - Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết. - Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành. - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây. - Lắp mạch theo sơ đồ: Lắp mạch điều khiển sau đó lắp mạch động lực.  Kiểm tra - Mạch điều khiển: o Sơ đồ kiểm tra như Hình 1.20, nếu khi ấn nút M(3,5); quan sát kim của Ohm kế và kết luận: - Ohm kế chỉ một giá trị nào đó: mạch lắp ráp đúng; - Ohm kế chỉ 0: cuộn K bị ngắn mạch; - Ohm kế không quay: hở mạch điều khiển. - Kiểm tra mạch tín hiệu - Kiểm tra mạch động lực: 1CC K HÌNH 1.21 : SƠ ĐỒ NỐI DÂY MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐKB QUAY 1 CHIỀU CD 2CC RN 1Đ 2Đ OFF FWD 20 Tiến hành tương tự như trên, đối với mạch động lực cần lưu ý trường hợp mất 1 pha, có thể kết hợp đo kiểm và quan sát bằng mắt.  Vận hành mạch - Cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơle nhiệt). - Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:  Ấn nút M(3,5) cuộn K hút, đèn 1Đ sáng; buông tay ấn nút mạch vẫn hoạt động.  Ấn nút D(1,3) cuộn K nhã, đèn 1Đ tắt;  Ấn nút M(3,5); khi mạch đang vận hành tác động vào nút test ở RN, cuộn K mất điện, đèn 1Đ tắt và đèn 2Đ sáng lên. - Cắt nguồn, liên kết lại dây nối mạch động lực. Sau đó cấp nguồn cho mạch và thực hiện lại các thao tác ở trên. Quan sát chiều quay, tốc độ, trạng thái khởi động của động cơ. - Cắt nguồn, hoán vị thứ tự 2 pha nguồn vào cầu dao 1CD và vận hành lại. Quan sát chiều quay, tốc độ, trạng thái khởi động của động cơ. - Ghi nhận sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên. Giải thích nguyên nhân?  Mô phỏng sự cố - Cấp nguồn và cho mạch hoạt động như trên. - Sự cố 1: Mạch đang vận hành tác động vào nút test ở RN. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tượng, giải thích. - Sự cố 2: Cắt nguồn, hở mạch tiếp điểm K tại điểm số 3. Sau đó cấp lại nguồn, vận hành và quan sát hiện tượng, giải thích. K M D RN 2CC RN 2Đ 1Đ 1 3 5 K 2 4 6 8 Ấn xuống  0 HÌNH 1.22: SƠ ĐỒ KIỂM TRA MẠCH ĐIỀU KHIỂN 21 - Sự cố 3: Phục hồi lại sự cố trên, hở 1 pha mạch động lực. Cho mạch vận hành quan sát hiện tượng, giải thích.  Viết báo cáo về quá trình thực hành - Lược thuật lại quá trình lắp ráp, các sai lỗi mắc phải (nếu có). - Giải thích các hiện tượng khi vận hành mạch, các nguyên nhân gây hư hỏng khi mô phỏng... e. Bài tập mở rộng 1.Mạch điều khiển ĐKB quay 1 chiều điều khiển ở 2 nơi. a. Học sinh vẽ hoàn chỉnh sơ đồ và lăp ráp mạch. b. Vận hành, quan sát và ghi nhận hiện tượng. c. Mô phỏng sự cố, quan sát ghi nhận hiện tượng. d. Làm báo cáo thực hành, giải thích hiện tượng. A B C N HÌNH 1.23: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BÀI TẬP 1.1 CD 1CC RN ĐKB K M1 D2 2Đ 1Đ RN RN D1 M1 2CC 22 3.Mạch đảo chiều gián tiếp (sử dụng nút bấm). a. Sơ đồ nguyên lý (hình 1.25) b. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện Bảng 1.2: TT Thiết bị - khí cụ SL Chức năng Ghi chú 1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. 2 1CC 3 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực. 3 2CC 2 Cầu chì, bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển. 4 RN 1 Rle nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB). 1C C K HÌNH 1.24: SƠ ĐỒ NỐI DÂY BÀI TẬP 1.1 CD 2CC RN 1Đ 2Đ OFF 1 FWD 1 OFF 2 FWD 2 A B C N 23 5 T, N 2 Công tắc tơ, điều khiển động cơ quay thuận, nghịch. 6 MT; MN 2 Nút bấm thường mở, điều khiển động cơ quay thuận, quay nghịch. 7 D 1 Nút bấm thường đóng, điều khiển dừng động cơ. 8 1Đ; 2Đ; 3Đ 3 Đèn tín hiệu trạng thái quay thuận, quay nghịch và quá tải của động cơ. Sơ đồ nối dây: (xem Hình 1.26) c. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành  Lắp ráp - Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết. - Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành. - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây. - Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ: HÌNH 1.25: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY GIÁN TIẾP ĐKB 3 PHA 3 CD T 1CC ĐKB A B C N RN 2 T N RN 6 1 3 5 7 9 11 3 D MT MN T N N T RN 3Đ 1Đ 2Đ 2CC 4 N 24 - Liên kết bộ nút bấm, đánh số các đầu dây ra (có 4 hoặc 5 đầu dây ra từ bộ nút bấm). - Đấu 1 đầu của cuộn hút này với 1 cực tiếp điểm thường đóng của công tắc tơ kia. - Đấu cực còn lại của tiếp điểm thường đóng với các đầu dây ra từ bộ bấm. - Đấu tiếp điểm duy trì, đầu còn lại của cuộn hút, mạch đèn tín hiệu... - Lắp mạch động lực theo sơ đồ: - Hoán vị thứ tự 2 pha ở công tắc tơ N (xem sơ đồ nối dây).  Kiểm tra HÌNH 1.26: SƠ ĐỒ NỐI DÂY MẠCH ĐẢO CHIỀU GIÁN TIẾP ĐKB 3 PHA 1CC RN T Y N OFF FW D RE V CD 2CC 1Đ 2Đ 3Đ 25 - Mạch điều khiển:  Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 1 và số 6 trên sơ đồ hình 1.25. - Ấn nút MT để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây T (nhận xét tương tự phần 1.2.1). - Ấn nút MN để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây N. - Kiểm tra mạch tín hiệu. - Mạch động lực: Tiến hành tương tự như trên, đối với mạch động lực cần lưu ý trường hợp mất 1 pha, có thể kết hợp đo kiểm và quan sát bằng mắt.  Vận hành mạch - Cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơle nhiệt). - Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:  Ấn nút MT(3,5) cuộn T hút, đèn 1Đ sáng;  Ấn nút D(1,3) cuộn T nhã, đèn 1Đ tắt;  Ấn nút MN(3,9) cuộn N hút, đèn 2Đ sáng;  Khi cuộn T đang hút, ấn MN(3,9). Quan sát hiện tượng, giải thích?  Tác động vào nút test ở RN. Quan sát hiện tượng, giải thích? - Cắt nguồn, liên kết lại dây nối mạch động lực. Sau đó cấp nguồn cho mạch và thực hiện lại các thao tác ở trên. Quan sát chiều quay, tốc độ, trạng thái khởi động của động cơ.  Mô phỏng sự cố - Sự cố 1: Mạch đang vận hành tác động vào nút test ở RN. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tượng, giải thích. - Sự cố 2: Cắt nguồn, cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơle nhiệt). Nối tắt tiếp điểm N(5,7) và T(9,11). Sau đó cấp lại nguồn, vận hành và quan sát hiện tượng, giải thích. Chú ý: sự cố này chỉ được mô phỏng khi đã cô lập mạch động lực.  Viết báo cáo về quá trình thực hành: - Lược thuật lại quá trình lắp ráp, các sai lỗi mắc phải (nếu có). - Giải thích các hiện tượng khi vận hành mạch, các nguyên nhân gây hư hỏng khi mô phỏng... d. Bài tập mở rộng * Mạch đảo chiều quay gián tiếp ĐKB 3 pha điều khiển ở 2 nơi. - Học sinh vẽ hoàn chỉnh sơ đồ và lăp ráp mạch. 26 - Vận hành, quan sát và ghi nhận hiện tượng. - Mô phỏng sự cố, quan sát ghi nhận hiện tượng. - Làm báo cáo thực hành, giải thích hiện tượng. HÌNH 1.27: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BÀI TẬP 1.2 T CD 1CC ĐKB N RN T N RN 1D MT2 MN2 RN 3Đ 1Đ 2Đ 2CC 2D MT1 MN1 A B C N 27 * Vẽ sơ đồ, lắp ráp và vận hành mạch đảo chiều quay gián tiếp ĐKB 1 pha. * Vẽ sơ đồ (nguyên lý, nối dây) mạch điều khiển chƣơng trình đố vui cho 3 đội A, B, C hoạt động nhƣ sau: - Mỗi đội có 1 nút bấm và 1 đèn tín hiệu. - Có 1 chuông dùng chung cho cả 3 đội. - Đội nào ấn nút trước tiên sẽ giành quyền ưu tiên để trả lời (chuông reo, đèn sáng); hai đội còn lại ấn nút sẽ mất tác dụng. HÌNH 1.28: SƠ ĐỒ NỐI DÂY BÀI TẬP 1.2 1Đ 2Đ 3Đ OFF1 FWD1 REV1 1CC RN T Y N CD 2CC B A C N OFF2 FWD2 REV2 28 4. Mạch đảo chiều trực tiếp (sử dụng nút bấm). a. Sơ đồ nguyên lý Sơ đồ này tương tự như sơ đồ Hình 1.25, nhưng ở đây sử dụng bộ nút bấm kép (liện động cơ khí) để thực hiện đảo chiều trực tiếp. Nghĩa là, khi động cơ đang vận hành với chiều quay nào đó; muốn đảo chiều thì không cần phải ấn nút dừng mà chỉ việc ấn ngay nút đảo chiều. b. Sơ đồ nối dây: (Xem Hình 1.30) c. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành Khi lắp ráp cần liên kết chính xác các cực nối dây trong bộ nút bấm. Một điều cần lưu ý nữa cần xác định chính xác vị trí lắp tiếp điểm duy trì. Vấn đề kiểm tra, vận hành tương tự như phần 1.2.2. HÌNH 1.29: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐẢO CHIỀU TRỰC TIẾP ĐKB 3 PHA MT MN N 1 T D N T 3 3 5 7 11 13 N T RN 9 15 6 4 RN 3Đ 1Đ 2Đ A N 2CC 2 29  Mô phỏng sự cố: Ngoài các sự cố như phần 1.2.2 có thể mô phỏng sự cố sau: - Tháo 1 đầu các tiếp điểm duy trì tại điểm số 5 và số 11; nối vào điểm số 7 và số 13. Quan sát hiện tượng và giải thích? d. Bài tập mở rộng * Mạch đảo chiều quay trực tiếp ĐKB 3 pha điều khiển ở 2 nơi. a. Học sinh vẽ hoàn chỉnh sơ đồ và lăp ráp mạch. b. Vận hành, quan sát và ghi nhận hiện tượng. c. Mô phỏng sự cố, quan sát ghi nhận hiện tượng. d. Làm báo cáo thực hành, giải thích hiện tượng. HÌNH 1.30: SƠ ĐỒ NỐI DÂY MẠCH ĐẢO CHIỀU TRỰC TIẾP ĐKB 3 PHA 1CC RN T Y N CD 2CC 1Đ 2Đ 3Đ OFF FW D RE V 30 HÌNH 1.31: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BÀI TẬP 1.5 D N T R N R N 3Đ 1Đ 2Đ 2CC D HÌNH 1.32: SƠ ĐỒ NỐI DÂY BÀI TẬP 1.5 1Đ 2Đ 3Đ OFF 1 FWD 1 REV 1 1C C R N T Y N C D 2C C B A C N OFF 2 FWD 2 REV 2 31 6. Mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha qua cuộn kháng a. Sơ đồ nguyên lý: (Xem hình 1.33) b. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện Bảng 1.4 TT Thiết bị - khí cụ SL Chức năng Ghi chú 1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. 2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực. 3 2CC 2 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển. 4 M; D 2 Nút bấm thường mở, thường đóng điều khiển mở máy và dừng động cơ. 5 RN 1 Rle nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB). 6 Đg 1 Công tắc tơ đóng cắt nguồn chính. 7 K 1 Công tắc tơ loại cuộn kháng sau khi khởi động xong. 8 CK 3 Cuộn kháng mở máy để hạn chế dòng điện. 9 RTh 1 Rơle thời gian; trì thời để loại cuộn kháng. 10 1Đ; 2Đ; 3Đ 3 Đèn tín hiệu trạng thái làm việc, khởi động và quá tải của động cơ. 32 c. Sơ đồ nối dây: (Xem Hình 1.34) d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành  Lắp ráp - Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết. - Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành. - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây. - Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ: - Liên kết bộ nút bấm, đánh số các đầu dây ra (có 3 đầu dây ra từ bộ nút bấm). - Đấu đường dây vào cuộn hút công tắc tơ Đg, đấu tiếp điểm duy trì. - Đấu mạch RTh: chú ý kỹ các cực đấu dây ở đế RTh (cực cấp nguồn, điểm chung của các tiếp điểm...). - Đấu đường dây vào cuộn hút công tắc tơ K. - Đấu mạch đèn tín hiệu 1Đ, 2Đ... HÌNH 1.33: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH MỞ MÁY QUA CUỘN KHÁNG ĐKB RÔTO LỒNG SÓC 3  CD Đg 1C C ĐK B A B C K RN CK D RN RTh RTh 3 5 6 2 Đg M K 7 Đg RN 3Đ 9 11 5 K K 1Đ 2Đ 2CC N 4 33 - Lắp mạch động lực theo sơ đồ: - Cuộn kháng nối tiếp với tiếp điểm động lực công tắc tơ Đg, trước hoặc sau RN cũng được. - Các tiếp điểm động lực công tắc tơ K đấu song song với từng cuộn kháng và phải liên kết đúng thứ tự pha.  Kiểm tra - Mạch điều khiển:  Dùng Ohm kế chấm vào điểm số 1 và số 6 trên sơ đồ hình 1.33. - ấn nút M để kiểm tra thông mạch, ngắn mạch cuộn dây Đg (nhận xét tương tự phần 1.2.1).  Chấm Ohm kế vào điểm số 5 và số 6 trên sơ đồ hình 1.33. - Nối tắt tiếp điểm RTh(5,7), nếu Ohm kế chỉ giá trị thấp hơn điện trở cuộn Đg là mạch cuộn K đã liên kết tốt. - Kiểm tra mạch tín hiệu. - Kiểm tra mạch động lực:  Đối với mạch động lực cần lưu ý trường hợp đấu trái pha ở các tiếp điểm động lực công tắc tơ K, có thể kết hợp đo kiểm và quan sát bằng mắt.  Vận hành mạch HÌNH 1.34: SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY MẠCH MỞ MÁY QUA CUỘN KHÁNG 1C C R N Đ g CD 2C C Rth CK 1 2 3 4 5 6 7 8 K OFF ON 1 Đ 2 Đ 3 Đ 34 - Cô lập mạch động lực (hở dây nối mạch động lực phía sau rơle nhiệt). - Chưa gắn RTh vào mạch. - Cấp nguồn và vận hành mạch điều khiển:  ấn nút M(3,5) cuộn Đg hút, đèn 2Đ sáng;  Dùng dây dẫn chấm vào để nối tắt tiếp điểm RTh(5,7) (chấm vào 2 điểm 8 - 6 trên đế RTh) thì cuộn K hút đèn 1Đ sáng và 2Đ tắt đi.  Hở dây nối và ấn nút D(1,3). - Cắt nguồn, liên kết lại dây nối mạch động lực, gắn RTh vào đế. - Chỉnh thời gian trì hoãn của RTh từ (5 - 10)s. - Sau đó cấp nguồn cho mạch, ấn nút M(3,5) để khởi động; ấn D(1,3) để. Quan sát chiều quay, tốc độ khởi động, tốc độ làm việc của động cơ...giải thích?  Mô phỏng sự cố - Cắt nguồn cung cấp - Sự cố 1: Dời điểm nối dây trên đế RTh ở cực số 6 sang điểm số 5. Sau đó cho mạch vận hành. Quan sát động cơ, ghi nhận hiện tượng, giải thích. - Sự cố 2: Hở mạch cấp nguồn cho cuộn K; nối tắt tiếp điểm K(7,9). Sau đó cấp lại nguồn, vận hành và quan sát hiện tượng, giải thích. - Sự cố 3: Hoán vị 2 đầu dây bất kỳ của tiếp điểm K ở mạch động lực; hở mạch tiếp điểm K(3,5). Sau đó cấp lại nguồn, vận hành và quan sát hiện tượng, giải thích. Chú ý: sự cố này phải mô phỏng nhanh, không được kéo dài. Từng sự cố ở trên phải được mô phỏng độc lập nhau.  Viết báo cáo về quá trình thực hành - Lược thuật lại quá trình lắp ráp, các sai lỗi mắc phải (nếu có). - Giải thích các hiện tượng khi vận hành mạch, các nguyên nhân gây hư hỏng khi mô phỏng... e. Bài tập mở rộng * Mạch mở máy ĐKB 3 pha qua cuộn kháng có đảo chiều quay. a. Học sinh vẽ hoàn chỉnh sơ đồ và lăp ráp mạch (hình 1.34; 1.35). b. Vận hành, quan sát và ghi nhận hiện tượng. c. Mô phỏng sự cố, quan sát ghi nhận hiện tượng. d. Làm báo cáo thực hành, giải thích hiện tượng. f. Bài tập tự giải 35 * Vẽ sơ đồ, lắp ráp, vận hành và mô phỏng các sự cố mạch mở máy ĐKB 3 pha qua cuộn kháng mà sau khi mở máy xong thì rle thời gian bị loại ra khỏi mạch. * Vẽ sơ đồ, lắp ráp, vận hành và mô phỏng các sự cố mạch mở máy ĐKB 3 pha qua cuộn kháng mà sau khi mở máy xong thì rle thời gian và công tắc tơ nguồn bị loại ra khỏi mạch. HÌNH 1.35: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BÀI TẬP 1.6 A B C N CD T 1CC ĐKB K RN CK N K 1Đ 2Đ T N RN 1D MT MN RN 3Đ 2CC RTh 36 HÌNH 1.36: SƠ ĐỒ NỐI ĐẤU DÂY BÀI TẬP 1.6 CD Rth 1 2 3 4 5 6 7 8 RN 1Đ 2Đ 3Đ T 1CC 2CC N K Y OFF1 FWD1 REV1 CK B A C N 37 7. Mở máy qua biến áp tự ngẫu. a. Sơ đồ nguyên lý b. Bảng kê các thiết bị - khí cụ điện Bảng 1.5 TT Thiết bị - khí cụ SL Chức năng Ghi chú 1 CD 1 Cầu dao nguồn, đóng cắt không tải toàn bộ mạch. 2 1CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực 3 2CC 3 Cầu chì bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển. 4 M; D 2 Nút bấm thường mở, thường đóng điều HÌNH 1.37: MẠCH MỞ MÁY QUA BATN – ĐKB ROTOR LỒNG SÓC 3 CD Đg 1CC ĐKB A B C K RN K BATN D RN RTh RTh 3 5 6 2 Đg M K 7 Đg RN 2Đ 9 5 K 1Đ 2CC N 4 38 khiển mở máy và dừng động cơ. 5 RN 1 Rle nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ (ĐKB). 6 Đg 1 Công tắc tơ đóng cắt nguồn chính. 7 K 1 Công tắc tơ loại cuộn kháng sau khi khởi động xong. 8 BATN 1 Biến áp tự ngẫu dùng điều chỉnh điện áp mở máy. 9 RTh 1 Rơle thời gian; trì thời để cắt BATN. 10 1Đ; 2Đ; 3Đ 3 Đèn tín hiệu trạng thái làm việc, khởi động và quá tải của động cơ. c. Sơ đồ nối dây HÌNH 1.38: SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY MẠCH MỞ MÁY QUA BIẾN ÁP TỰ NGẪU 1CC RN Đg CD 2CC Rth BATN 1 2 3 4 5 6 7 8 K OFF ON 1Đ 2Đ 39 d. Qui trình lắp ráp - kiểm tra - vận hành  Lắp ráp - Chọn đúng chủng loại, số lượng các thiết bị khí cụ cần thiết. - Định vị các thiết bị lên bảng (giá) thực hành. - Đọc, phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây. - Lắp mạch điều khiển theo sơ đồ: - Tiến hành tương tự như phần 1.3.1. - Cần lưu ý, ở đây không dùng đèn báo trạng thái khởi động vì đối với công tắc tơ thông thường chỉ có 2 tiếp điểm thường đóng (đã được sử dụng ở mạch động lực) nên không còn tiếp điểm. Trường hợp muốn tín hiệu trạng thái này phải sử dụng thêm mô-đun tăng cường tiếp điểm cho công tắc tơ K. - Lắp mạch động lực theo sơ đồ: - BATN nối tiếp với tiếp điểm động lực công tắc tơ Đg, trước hoặc sau RN cũng được. - Các tiếp điểm động lực công tắc tơ K đấu song song với từng pha của BATN và phải liên kết đúng thứ tự pha. Điểm chung của BATN phải đấu qua tiếp điểm thường đóng của công tắc tơ K để sau khi khởi động xong thì cô lập (hở mạch) biến thế  Kiểm tra - vận hành mạch - Tiến hành tương tự như phần 1.3.1. - Khi vận hành, điều chỉnh BATN để có những cấp điện áp ra khác nhau. Quan sát tốc độ khởi động, tốc độ làm việc của động cơ...giải thích?  Mô phỏng sự cố - Các sự cố tương tự như phần 1.3.1.  Viết báo cáo về quá trình thực hành - Lược thuật lại quá trình lắp ráp, các sai lỗi mắc phải (nếu có). - Giải thích các hiện tượng khi vận hành mạch, các nguyên nhân gây hư hỏng khi mô phỏng... Bài 2. Bảo dƣỡng tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ Mục tiêu: 40 - Mô tả được kết cấu tủ điện và vị trí lắp đặt các nhóm thiết bị: đo lường, điều khiển, bảo vệ, đóng cắt, thanh dẫn, cầu nối dây nguồn vào và nguồn ra; - Nhận biết đúng các khí cụ trên tủ điện và tỡm hiểu kỹ cấu tạo, nguyên lý tác động, chức năng nhiệm vụ của khí cụ trên mạch điện; - Xác định được khí cụ, thiết bị cần bảo dưỡng; - Thực hiện được công việc bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho thiết bị, mạch điện, tủ điện; - Tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp trong bảo dưỡng. A. Nội dung: 1.Mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha quay một chiều. a. Sơ đồ nguyên lý b. Sơ đồ nối dây Hình 2.1 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐKB 3 PHA QUAY 1 CHIỀU CD 1CC RN ĐKB A B C K N K M D RN 2CC RN 2Đ 1Đ 1 3 5 K 2 4 6 8 41 c. Trình tự sửa chữa mạch điện TT Nội dung công việc Dụng cụ, vật tƣ Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Kìm điện, Tuốc nơ vít, Dao, Dây dẫn, Đèn thử, Đồng hồ vạn năng Tất cả các dụng cụ, vật tư đảm bảm chất lượng có thể thay thế được. 2 Nghiên cứu sơ đồ mạch điện Bản vẽ - Hiểu được sơ đồ mạch - Dựa theo sơ đồ mạch để kiểm tra phát hiện vị trí hư hỏng. 3 Vận hành thử xác định hiện tượng phán đoán nguyên nhân - Nguồn điện 3 pha - Quy trình vận hành - Vận hành đúng quy trình - Dựa theo hiện tượng phán đoán nguyên nhân hư hỏng chính xác - Nguồn điện 3 - Sửa chữa gọn gàng chuẩn xác 1C C K Hình 2.2 SƠ ĐỒ NỐI DÂY MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐKB QUAY 1 CHIỀU CD 2C C RN 1Đ 2Đ OFF FW D 42 4 Tiến hành sửa chữa pha - Đèn thử hoặc Đồng hồ vạn năng - Kìm, Tuốc nơ vít - Dây dẫn - Không gây mất an toàn - Không làm hỏng thiết bị hay thay đổi thiết bị không đúng vị trí. 5 Kiểm tra vận hành thử mạch - Nguồn điện 3 pha - Đèn thử hoặc Đồng hồ vạn năng - Thao tác vận hành thử máy đúng theo quy trình công nghệ (nếu có) - Các thiết bị, vật tư thay thế phải đảm bảo phù hợp, an toàn bộ mạch - Mạch hoạt động tốt 6 Bàn giao ( nếu có văn bản bàn giao ) Giấy, Bút - Văn bản bàn giao phải ghi rõ tình trạng hư hỏng và thay thế thiết bị - Hướng dẫn những chú ý đặc biệt khi vận hành mạch điện nếu có d. Hư hỏng các khí cụ điện và các nguyên nhân gây hư hỏng. * Hiện tượng hư hỏng tiếp điểm. a. Nguyên nhân: - Chọn không đúng công suất khí cụ điện: chẳng hạn dòng điện định mức, điện áp và tần số thao tác của khí cụ điện không đúng với thực tế v v… - Lực ép trên các tiếp điểm không đủ. - Giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng, cong, vêng (nhất là đối với loại tiếp điểm bắc cầu) hoặc lắp ghép lệch. - Bề mặt tiếp điểm bị ôxy hóa do xâm thực của môI trường làm việc (có hóa chất, ẩm ướt vv… - Do hậu quả của việc xuất hiện dòng điện ngắn mạch một pha với „‟đất‟‟ hoặc dòng ngắn mạch hai pha ở phía sau công tắc tơ, khởi động từ vv… e.Hiện tượng hư hỏng cuộn dây (cuộn hút) 43 - Nguyên nhân: - Ngắn mạch cục bộ giữa các vòng dây do cách điện xấu. - Ngắn mạch giữa các dây dẫn ra do chất lượng cách điện xấu hoặc ngắn mạch giữa dây dẫn và các vòng dây quấn do đặt giao nhau mà không có lót cách điện. - Đứt dây quấn. - Điện áp tăng cao quá điện áp định mức của cuộn dây. - Cách điện của cuộn dây bị phá hỏng do bị va đập cơ khí. - Cách điện của cuộn dây bị phá hủy do cuộn dây bị quá nóng hoặc vì tính toán các thông số quấn lại sai hoặc điện áp cuộn dây bị nâng cao quá, hoặc lỏi thép hút không hoàn toàn, hoặc điều chỉnh không đúng hành trình lõi thép. - Do nước êmunxi, do muối, dầu, khí hóa chất…của môI trưỡng âm thực làm chọc thủng cách điện vòng dây. f.Sửa chữa khí cụ điện điều khiển. *. Biện pháp sửa chữa: a. Lựa chọn khí cụ điện cho đúng công suất dòng điện, điện áp và các chế độ làm việc tương ứng. b. Kiểm tra và sửa chữa nắn thẳng, phẳng giá đỡ tiếp điểm, điều chỉnh sao cho trùng khớp hoàn toàn các tiếp điểm động và tỉnh của Contactor c. Kiểm tra lại lò xo của tiếp điểm động xem có bị méo, biến dạng hay đặt lệch tâm khỏi chốt giữ. Phải điều chỉnh đúng lực ép tiếp điểm (có thể dùng lực kế để kiểm tra). d. Thay thế bằng tiếp điểm mới khi kiểm tra thấy tiếp điểm bị quá mòn hoặc bị rỗ cháy hỏng nặng. Đặc biệt trong điều kiện làm việc có đảo chiều hay hảm ngược, các tiếp điểm thường hư hỏng và màI mòn rất nhanh đặc biệt là tiếp điểm động. e. Kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân bên ngoài gây hư hỏng cuộn dây và quấn lại cuộn dây theo mẫu hoặc tính toán lại cuộn dây đúng điện áp và công suất tiêu thụ yêu cầu. f. Khi quấn lại cuộn dây, cần làm đúng công nghệ và kỷ thuật quấn dây, vì đó là một yếu tố quan trọng đẻ dẩm bảo độ bền và tuổi thọ của cuộn dây. 44 2. Mạch mở máy qua cuộn kháng a. Sơ đồ nguyên lý: Hình 2.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH MỞ MÁY QUA CUỘN KHÁNG ĐKB RÔTO LỒNG SÓC 3 CD Đg 1CC ĐKB A B C K RN CK D RN RTh RTh 3 5 6 2 Đg M K 7 Đg RN 3Đ 9 11 5 K K 1Đ 2Đ 2CC N 4 45 b. Sơ đồ nối dây: (Xem Hình 2.4) d. Trình tự sửa chữa mạch điện TT Nội dung công việc Dụng cụ, vật tƣ Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Kìm điện, Tuốc nơ vít, Dao, Dây dẫn, Đèn thử, Đồng hồ vạn năng Tất cả các dụng cụ, vật tư đảm bảm chất lượng có thể thay thế được. Hình 2.4 SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY MẠCH MỞ MÁY QUA CUỘN KHÁNG 1CC RN Đg CD 2CC Rth CK 1 2 3 4 5 6 7 8 K OFF ON 1Đ 2Đ 3Đ 46 2 Nghiên cứu sơ đồ mạch điện Bản vẽ - Hiểu được sơ đồ mạch - Dựa theo sơ đồ mạch để kiểm tra phát hiện vị trí hư hỏng. 3 Vận hành thử xác định hiện tượng phán đoán nguyên nhân - Nguồn điện 3 pha - Quy trình vận hành - Vận hành đúng quy trình - Dựa theo hiện tượng phán đoán nguyên nhân hư hỏng chính xác 4 Tiến hành sửa chữa - Nguồn điện 3 pha - Đèn thử hoặc Đồng hồ vạn năng - Kìm, Tuốc nơ vít - Dây dẫn - Sửa chữa gọn gàng chuẩn xác - Không gây mất an toàn - Không làm hỏng thiết bị hay thay đổi thiết bị không đúng vị trí. 5 Kiểm tra vận hành thử mạch - Nguồn điện 3 pha - Đèn thử hoặc Đồng hồ vạn năng - Thao tác vận hành thử máy đúng theo quy trình công nghệ (nếu có) - Các thiết bị, vật tư thay thế phải đảm bảo phù hợp, an toàn bộ mạch - Mạch hoạt động tốt 6 Bàn giao ( nếu có văn bản bàn giao ) Giấy, Bút - Văn bản bàn giao phải ghi rõ tình trạng hư hỏng và thay thế thiết bị - Hướng dẫn những chú ý đặc biệt khi vận hành mạch điện nếu có 3. Nội dung công tác bảo dưỡng động cơ Động cơ điện luôn phải được chăm sóc chu đáo hàng ngày, vào những thời gian , không bơm và ngay cả sau những đợt bơm., phải tiến hành bảo dưỡng. 47 Nội dung bảo dưỡng động cơ điện bao gồm. *) Lau chùi sạch máy, trong ngoài các vị trí có thể luồn tay vào được, xung quanh bệ máy, giá đỡ... *) Xiết lại, kiểm tra từng bu lông bệ máy , bu lông khớp nối, dây tiếp đất. *) Xử lý những chỗ rò rỉ dầu và nước, lau sạch những bộ phận bị văng dầu, mỡ và nước. *) Luôn đảm bảo tuyệt đối không để nước mưa hắt vào động cơ, đảm bảo sàn đặt động cơ sạch sẽ không có bụi cát. *) Công tác tiểu tu, đại tu phải được tiến hành theo đúng chế độ và kỳ hạn quy định. *) Khi vận hành bình thường : sau 1500-2000 giờ phải tiểu tu một lần hoặc ít nhất một năm một lần. *) Khi vận hành bình thường sau 8000-10.000 giờ đại tu một lần, hoặc ít nhất 4 năm một lần. *) Hồ sơ tài liệu kỹ thuật:Mỗi động cơ phải có một bản lý lịch riêng. Trong đó bao hàm các thông số kỹ thuật, phiếu xuất xưởng , bản vẽ lắp ráp, hướng dẫn sử dụng... Lý lịch ghi rõ ngày lắp đặt , tình trạng điện trở cách điện qua từng năm, số lần đã trung đại tu, tình trạng làm việc bình thường, số lần nguyên nhân sự cố (nếu có), số giờ vận hành hàng năm và các văn bản thí nghiệm kiểm tra . Trong thời gian làm việc, phải ghi chép đầy đủ vào “sổ vận hành”. Cán bộ kỹ thuật cơ điện của trạm bơm có trách nhiệm tập hợp , phân tích đánh giá và ghi vào lý lịch riêng của mỗi động cơ và các thiết bị điện khác. Hồ sơ tài liệu kỹ thuật ... là điều kiện quan trọng để thực hiện được tốt công việc chăm sóc và vận hành động cơ điện. 48 3.1. Sơ đồ tháo, lắp đông cơ không đồng bộ 3 pha 3.2. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc Stt Dụng cụ - Vật tƣ - Thiết bị Số lƣợng Ghi chú 1 Đồng hồ M 01 chiếc 2 Đồng hồ vạn năng 01 chiếc 3 Áp tô mát 3 pha 40A 01 chiếc 4 Dây dẫn PVC 01 chiếc 5 Động cơ 3 pha 4,5Kw 01 chiếc 6 Dụng cụ tháo, lắp 1 bộ 7 Tuốc nơ vít, kìm các loại 1 bộ 3.3. Quy trình thực hiện công việc Bước 1: a b c d e f Các bước tháo động cơ điện xoay chiều 3 pha 49 Đo điện trở cách điện giữa pha với vỏ Đo điện trở cách điện giữa các pha Tìm hiểu cấu tạo thực tế, các thông số của động cơ. Ghi chép tình trạng máy trước khi tháo :  + Quay trơn , kẹt , sát cốt ...?  + Sự nguyên vẹn của các chi tiết.  + Tình trạng kỹ thuật điện.  + Sự phát nhiệt, những hư hỏng. Xác định biện pháp tháo cụ thể.  Chuẩn bị dụng cụ tháo phù hợp, vật liệu phục vụ tháo, lắp, bảo dưỡng.  Tổ chức nơi làm việc thoáng rộng, đủ ánh sáng. Đánh dấu vị trí lắp ráp cần thiết để sau này lắp lại không bị sai lẫn ( vị trí các đầu dây, vị trí mặt bích, cánh quạt, độ sâu Puli, bánh đai . v ..v.) Bước 2: Đo điện trở thuần của bộ dây.Ghi kết quả. Bước 3: Đo điện trở cách điện giữa các pha. Ghi kết quả Bước 4: Đo điện trở cách điện giữa các pha với vỏ. Ghi kết quả   Chú ý: Nếu điện trở cách điện nhỏ hơn 0.5 M thì phải sấy động cơ. Bước 5: Tháo động cơ theo trình tự sau: - Tháo bảo hiểm cánh quạt, cánh quạt: với cánh quạt dùng vam hoặc nêm búa để tháo, giữ không làm biến dạng cánh quạt gây mất cân bằng hay cọ sát khi máy quay. - Tháo puli, bánh đai hoặc khớp nối: dùng vam chuyên dùng để kéo tháo ( nên thấm dầu vào vị trí tiếp xúc giữa trục puli trước khi tháo). Trường hợp khó tháo, nên dùng biện pháp gia nhiệt nhanh puli bằng đèn khò và vam kéo ( chú ý : quá trình gia nhiệt puli phải làm mát cổ trục). - Tháo nắp chắn mỡ 50 - Tháo bu lông liên kết giữa nắp bích và thân động cơ, tháo nắp bích: khi tháo nắp cần nới bulông dần và đều , dùng búa có đệm gõ long dần các nắp. Nếu nắp ép chặt phải dùng nêm, cũng có khi phải dùng vam kéo. - Rút roto ra khỏi stato ( Hình ): với máy nhỏ, dùng tay nâng nhẹ roto ra khỏi stato, với máy lớn nặng phải dùng xích treo, giá đỡ, ống lồng trục để hỗ trợ. Khi rút roto ra cần chú ý: Phải đệm kê, không để roto cọ sát, không làm xước sát dây quấn. Roto phải được đặt trên giá đỡ chắc chắn để vệ sinh, kiểm tra , sửa chữa. Bước 6: Trình tự bảo dưỡng, sửa chữa phần cơ khí.  - Kiểm tra sửa chữa Stato: + Quan sát mặt trong Stato nếu thấy có vết sát xước hoặc lá thép bị xô, biến dạng phải sửa. cỏ thể dùng nêm gỗ và búa gõ nắn, nơi cần dũa thì dùng dũa sửa nhưng phải có tấm bìa cách điện kê đệm để tránh gây xước sát men dây và cũng là không cho mạt thép lọt vào dây quấn. + Nếu lõi thép bị rỉ có thể dùng giấy ráp đánh sạch sau quét lên bề mặt lớp sơn cách điện loãng và sấy khô. + Kiểm tra đầu bộ dây có bị xước sát hoặc vật lạ thâm nhập vào không, khi đầu bộ dây có biểu hiện lão hoá, cách điện giòn mủn thì nên sấy khô và quét lên một lớp sơn cách điện ( sơn phủ ) rồi tiếp tục sâý khô sơn. + Lõi thép Stato phải được ghép chặt chẽ với vỏ máy. + Vỏ máy, các vị trí lắp ráp phải nhẵn, không có bavia hoặc sơn bẩn phủ bám, dùng dũa, dao cạo chuyên dùng để tẩy sạch.  - Kiểm tra sửa chữa Rôto: + Quan sát bề mặtlõi thép roto, nếu thấy bị gam sát, không nhẵn thì phải sửa. + Trục và thân roto không được lắp lỏng, trục phải thẳng, ở các vị trí lắp ráp phải nhẵn. + Đối với Rôto kiểu lồng sóc, kiểm tra các thanh dẫn trong rãnh có bị lỏng, đứt, nứt không. Bề mặt lõi thép phải sạch ,nhẵn. + Cánh quạt trên thân trục phải chắc chắn. không bị biến dạng hoặc gẫy vỡ, toàn bộ phải được rửa sạch bụi bẩn, dầu mỡ. + Kiểm tra vòng bi, bạc: vòng bi sau khi rửa sạch phải quay trơn, không bị rơ, không có viên bi vỡ, nếu phải thay bi thì dùng vam tháo ra khỏi trục và chọn vòng bi mới đúng chủng loại và ép vào trên trục. Việc tra mỡ vào ổ bi 51 phải chú ý điều kiện làm việc và tốc độ quay của động cơ để chọn loại mỡ phù hợp Bước 8: Lắp động cơ - Trình tự lắp ngược lại với khi tháo ( chi tiết tháo sau thì lắp trước ). Một số chú ý sau khi lắp:  + Kiểm tra sự quay trơn.  + Xác định chiều quay đúng.  + Kiểm tra lại đầy đủ và an toàn các chi tiết. 3.4. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc Bảng ghi kết quả Pha dây quấ n Điện trở cách điện pha với vỏ Điện trở cách điện pha với pha Điệntrở thuần AX-Vỏ BY-Vỏ CZ-Vỏ AX- BY AX- CZ BY- CZ AX BY CZ Các bước công việc Đúng Sai 1. Tìm hiểu thực trạng của động cơ Đo điện trở thuần của bộ dây. Đo điện trở cách điện giữa các pha. Đo điện trở cách điện giữa các pha với vỏ Tháo động cơ Bảo dưỡng, sửa chũa phần cơ khí Lắp động cơ Ghi kết quả vào bảng 52 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: - Vị trí mô đun: Mô đun được học trước các môn học, mô đun kỹ thuật chuyên môn. - Tính chất mô đun: Là mô đun kỹ thuật chuyên môn bắt buộc. II. Mục tiêu: - Kiến thức + Nhận biết đúng các trang thiết bị điện trên tủ điện; + Thuyết minh đúng nguyên lý mạch điện; + Trình bày được đặc điểm về dòng điện và thời gian của quá trình khởi động; + Trình bày được quy trình vận hành mạch điện; - Kĩ năng + - Thực hiện vận hành tủ điện đúng quy trình; - Thái độ + Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 06 - 01 Vận hành tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ Tích hợp Phòng LT - TH 28 6 21 1 MĐ 06 - 02 Bảo dưỡng tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ Tích hợp Phòng LT - TH 28 6 21 1 53 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 60 12 42 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị học tập. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết đúng các trang thiết bị điện trên tủ điện; - Thuyết minh đúng nguyên lý mạch điện - Bài kiểm tra phải đạt 50% trở lên - Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sửa chữa được các ban hỏng do duy trì. - Sửa chữa được các ban hỏng do mất pha - Bài kiểm tra phải đạt từ 50 % trở lên. - Kiểm tra vấn đáp hoặc thực hành. VI. Tài liệu tham khảo - Kỹ thuật sửa chữa điện máy công cụ, Bùi Văn Yên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999; 54 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Đông - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 2. Thƣ ký: Ông Đồng Văn Ngọc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Liên Hương, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội - Ông Hoàng Văn Ngân, Trưởng phòng Cơ điện Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy - Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Hưng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Vương Văn Hưng - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi - Ông Nguyễn Văn Cổn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Đỗ Văn Thích - Giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Văn Lâm, Hưng Yên./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_mo_dun_06_van_hanh_bao_duong_tu_dien_dieu_khien_cong_9554.pdf
Tài liệu liên quan