Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc

- Sau khi hoàn tất bài thực hành, các bạn đã có trong tay nghề HVKT. Tuy nhiên nghề nào cũng vậy, chúng ta phải: 1- Thường xuyên trao dồi kiến thức nghề bằng cách đi thực tế công trường, tiếp xúc nhiều KTS, thợ thi công, cửa hàng VLXD. 2- Luyện kỹ năng vẽ bằng cách vẽ càng nhiều càng tốt. (tối thiểu: 4h/ngày) 3- Tăng vốn kinh nghiệm làm việc bằng cách làm nhiều loại công trình khác nhau. * 3 yếu tố trên sẽ khẳng định mức lương của các bạn. Đó cũng là lý do chênh lệch mức lương của các HVKT.

pdf118 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến trúc Chương 7 – Hotline: 01233011860 5 + Lấy cao độ WC (cao độ tầng có WC) + Vẽ hệ KC Dầm, sàn (lưu ý: code KC và sàn âm 50) + Gõ XL-spacebar gióng các đối tượng bị cắt để vẽ và hatch. + Gõ XL-spacebar gióng các đối tượng ta thấy và vẽ. + Bố trí thiết bị ta thấy (dùng block có sẵn trong file thư viện) - Dim cao độ các thiết bị WC, dim cao độ tầng. - Hatch gạch tường hoàn thiện và gạch điểm (nếu có) - Đặt kí hiệu code cao độ, - Ghi chú vật liệu hoàn thiện. - Triển khai them chi tiết tắm đứng (nếu có) File tham khảo (file đính kèm C7.2.1) Hết Chương 7 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 7 – Hotline: 01233011860 6 Hỗ trợ làm BT Chương 7 Các Lỗi thường gặp trong công tác triển khai WC 1- Lỗi thiếu Dầm tại vị trí có Tường hoặc Dầm chính tại lưới trục. 2- Lỗi tường xây không chạm tới đáy Sàn hoặc Dầm. 3- Lỗi scale Hatch (tỉ lệ >=1/50) + Hatch vật liệu tường (bị cắt) : ANSI 31 - scale=400 + Hatch vật liệu BTCT : BTCT - scale=20 4- Lỗi hatch solid BTCT (dùng kiểu hatch BTCT như file KIEN TRUC.dwt) 5- Lỗi sai chiều cao text dim (dùng của file KIEN TRUC.dwt và không được edit chiều cao text dim) 6- Lỗi sai chiều cao text. Xem trong file KIEN TRUC.dwt ta thấy trong bản vẽ có 3 loại chiều cao Text (khổ A3) + Tên bản vẽ: cao text = 400 + Tiêu đề: cao text = 250 + Ghi chú chi tiết: cao text = 160~180 (áp dụng cho text dim) 7- Lỗi chữ lộn ngược (có 2 cách giải quyết như bên dưới) 8- Lỗi thiếu hoặc sai độ dốc thoát nước (WC có độ dốc thông thường i=2%~3%) Các câu hỏi chọn lọc [manhhung787] Em có thắc mắc khi làm phần này: Trong các mặt bằng em không thấy code WC phần này KTS cung cấp hay minh thêm vào ạ? code giữa các vị trí trong WC thường vị trí thu nước thì code phải thấp hơn vị trí khác chỗ này đánh code thế nào ạ?Cao độ trần giả so với trần WC là bao nhiêu ạ? Trả lời: - Code WC tùy vào ý đồ thiết kế của KTS. Ở đây ta được học code WC thấp hơn code bên ngoài 30. nền WC hoàn thiện không bằng nhau mà sẽ được cán dốc về vị trí phễu thu nước. Ta thể hiện bằng kí hiệu độ dốc (i= 2%) và hướng thoát nước (mũi tên). Đó là lý do tại sao sàn BTCT khu vực WC người ta sẽ làm -50 so với sàn bên ngoài. - Cao độ trần giả phụ thuộc vào cao độ sàn BTCT tại vị trí đó và ý đồ của KTS (gạch ốp tường). + Thông thường trong nhà ở, ta thường gặp kiểu nhà có hệ WC cùng vị trí (chỉ khác tầng). Do đó trên WC sẽ là WC nên mục đích của việc đóng trần giả ngoài cách âm, cách nhiệt, che hệ KC, nó còn có chức năng che hệ đường dây đường ống kỹ thuật. Do đó khoảng cách giữa trần Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 7 – Hotline: 01233011860 7 giả và sàn BTCT tầng trên phải đủ để thi công các đường ống (cách đấy Dầm tại vị trí đó #200, thông thường khoảng này thỏa nên ta không quan tâm nhiều) + Kiểu cũ ta thường thấy WC ốp gạch tường cao khoảng 1700~2000, phía trên sơn nước. Ngày nay ta thường thấy các WC thường được ốp gạch tường cao tới Trần giả. Do đó tùy vào kích thước gạch và kiểu ốp mà ta có cao độ Trần giả. Ở đây ta học là 2700 (gạch ốp 300x300 hoặc 300x600) ------------ lcnguyen]Em đã tham khảo một số bản vẽ của các anh chị khác nên em có vài câu hỏi: 1- Mình có thể thay đổi (di chuyển) các thiết bị vệ sinh trong WC hay ko? 2- Mình có cần phải ghi chú về các thiết bị vệ sinh hay ko? (Ví dụ ký hiệu: Cái này là cái vòi tắm hoa sen) !!!??? 3- Anh Hiệp cho em hỏi là có cách nào để em có thể xác định dc loại gạch lát nền được ko? VD như em muốn lát Đá Bóng Kiếng 6 tấc vậy thì em phải làm sao để xác định cho viên đá đó đúng 6 tấc vuông trong quá trình hatch? Trả lời : 1- HVKT có thể thay đổi vị trí các thiết bị WC của file TKSB hay ko? Câu trả lời là có 2 trường hợp: - Nếu người thiết kế hoặc chủ nhà có coi hướng (phong thủy) thì ta ko được thay đổi. - Ngược lại thì chúng ta có thể thay vị trí. Tuy nhiên, cách bố trí phải hợp lý hơn hoặc được duyệt bởi người thiết kế. Ví dụ: + Dim các thiết bị không được lẻ (#0) + Các thiết bị cách nhau (hoặc cách tường) tối thiều là 500 (tránh vường khuỷu tay). - Lưu ý: + Tránh đặt lavabo vướng cửa đi. + Cửa sổ gắn thấp hoặc hướng lật của của sổ để người bên ngoài có thể thấy người bên trong. Ví dụ: WC đặt gần vị trí thang lệch tầng thường mắc lỗi này. + Phểu thu phải đặt ở góc tường (cuối phòng WC) hoặc gần hộp gen và có tính toán trước để gạch lát nền chỉ phải cắt 1 viên. 2- Vấn đề này cũng có 2 trường hợp: - Đối với đơn vị thiết kế chuyên nội thất thì họ sẽ chỉ định luôn thiết bị cụ thể. Ví dụ: mã hiệu, nhà sản xuất của thiết bị,.. - Đối với đơn vị thiết kế không chuyên nội thất thì không cần phải như thế. 3- Nguyên chỉnh tại mục spacing (xem hình) Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 7 – Hotline: 01233011860 8 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 8 – Hotline: 01233011860 1 Mục đích chương: + Hướng dẫn bạn dùng công cụ Attribute Extraction để thống kê Block attribute Cửa. + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai Cửa Sơ đồ tư duy Chương 8 Nhiệm vụ của các bạn là phát triển them các nhánh kiến thức sau khi học xong chương 8 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 8 – Hotline: 01233011860 2 Chương 8.1: THỐNG KÊ CỬA = Attribute Extraction Hiệp xin giới thiệu đến các bạn 1 công cụ khá hay của Cad. Công cụ xuất dữ liệu (thuộc tính) của block thuộc tính để chúng ta thống kê (đếm) Cửa thông qua block thuộc tính Cửa. Ngoài ra thì ta còn dùng công cụ này để xuất Danh mục bản vẽ nếu Block khung tên là Block thuộc tính. Thực hành các bước theo hình chụp B1: Dùng layiso (2-spacebar) cho hiển thị các block kí hiệu Cửa để thống kê. Vào Tool\attribute extraction Next... Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 8 – Hotline: 01233011860 3 Quét chọn các kí hiệu Cửa Next... Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 8 – Hotline: 01233011860 4 Next... Nhập tên bảng. Chọn table style = FORM TABLE có sẵn trong file KIEN TRUC.dwt Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 8 – Hotline: 01233011860 5 Next... - Click vào màn hình đặt bảng thống kê. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 8 – Hotline: 01233011860 6 Chương 8.2: TRIỂN KHAI CỬA Công năng Cửa: Ngăn cách động, lấy sáng, lấy gió, cách âm, cách nhiệt. - Các loại Cửa thông dụng trong công trình dân dụng: Cửa sắt, cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép, cửa gỗ, cửa cuốn, cửa thủy lực (bản lề sàn) * Nhiệm vụ: - Thống kê đủ (đúng) số lượng cho đơn vị thi công (thầu phụ) - Cung cấp kích thước Cửa chính xác (lọt lòng hoặc phủ bì) - Kiểu cửa (mở, trượt,...), chủng loại Cửa (sắt, gỗ, nhôm,...), vật liệu hoàn thiện (sơn tĩnh điện, độ dày kính,...) * Quy trình: - Tham khảo hoặc yêu cầu KTS cung cấp mẫu, kích thước chính xác (lọt lòng hoặc phủ bì) - Thống kê cửa bằng cách đếm (kí hiệu cửa) thủ công, dùng lệnh (LI) để đếm block hay công cụ Attribute Extraction - Lập bảng thống kê File tham khảo (file đính kèm C8.2.1) - Vẽ Cửa theo thông số cung cấp(*) và Bố cục vào khung. File tham khảo (file đính kèm C8.2.2) - Quy cách ghi kí hiệu Cửa (file đính kèm C8.2.3) (*) Tùy vào cách làm việc của từng công ty, nhưng hiện nay đa phần bản vẽ shop drawing Cửa do Thầu phụ cung cấp. Đơn vị thiết kế chính chỉ làm nhiệm vụ được nêu ở trên. Do đó chúng ta chỉ vẽ Mặt đứng cửa không vẽ mặt bằng, mặt cắt cửa. Ghi chú (tại bản vẽ Cửa để ràng buộc đơn vị thi công hay thầu phụ) + Đơn vị thi công Cửa cần khảo sát, đo đạc tại công trường để biết kích thước sau cùng. Nếu sai lệch lớn hơn 1cm so với bản vẽ thiết kế thì phải báo ngay cho đơn vị thiết kế chính xử lý. + Đơn vị thi công Cửa xem MB định vị cửa để biết được hướng mở cửa (vị trí bản lề), khung tường 100, 200. Nếu sai lệch so với bản vẽ thiết kế thì phải báo ngay cho đơn vị thiết kế chính xử lý. Kích thước Cửa thông dụng (file đính kèm C8.2.4) Chủng loại sắt và nhôm hộp (file đính kèm C8.2.5) Cửa tham khảo (file đính kèm C8.2.6) Hết chương 8 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 1 Mục đích chương: + Giới thiệu và cung cấp bộ Lisp tuyển chọn hỗ trợ vẽ nhanh + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai MB lát gạch và quy trình triển khai. + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai MB trần và quy trình triển khai. + Giúp bạn nắm rõ chi tiết cấu tạo Mái bằng, mái dốc. Sơ đồ tư duy Chương 9. Nhiệm vụ của các bạn là phát triển thêm các nhánh kiến thức sau khi học xong chương 9 Chương 9.1: Lisp tuyển chọn phần 2 - Xem chức năng Lisp và download tại trang: Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 2 Chương 9.2: TRIỂN KHAI MB LÁT GẠCH Mục đích: Để Thợ thi công ốp lát gạch hoàn thiện, bóc khối lượng dự toán hoặc bộ phận cung cấp vật tư. - Copy mặt bằng Xref các tầng và bố trí vào khung - Vẽ đường bao từng phòng và hatch gạch nền. Kiểu nền hoàn thiện thông dụng: + Phòng khách, bếp, hành lang, phòng shc: lát gạch 600x600 + Phòng ngủ: lát gỗ công nghiệp hoặc gạch 600x600 hoặc gạch 400x400 + Ban công, WC, sân thượng: lát gạch 300x300 hoặc 400x400 + Tùy vào thiết kế ta có các mẫu gạch khác như: 300x600, 150x800, 450x450 - Định vị mốc lát gạch hay còn gọi là viên gạch lát đầu tiên - Hatch gạch điểm trang trí (nếu có) - Diện tích khu vực ốp lát gạch - Ghi chú thêm thông tin: chủng loại gạch, nhà cung cấp,... - Có 3 kiểu lát gạch cơ bản là: lát thằng, lát xéo 45 độ và lát so le hay còn gọi là lát chữ công. Ngoài ra ta còn thấy một số kiểu lát đặt biệt khác như: lát thảm hoặc lát theo một quy luật nào đó. - Tham khảo trang: Molution Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 3 Chương 9.3: TRIỂN KHAI TRẦN TRANG TRÍ Mục đích: Để Thợ thi công đóng trần giả hoàn thiện, bóc khối lượng Dự toán, làm việc với Thầu phụ. Chức năng trần giả: Che hệ kết cấu, hệ đường dây đường ống kỹ thuật, trang trí, cách âm, cách nhiệt. Lưu ý: trường hợp nhà không đóng trần giả thì sẽ không có bản vẽ này, mà chỉ có bản vẽ bố trí đèn tường. - Copy mặt bằng Xref từ mặt bằng nội thất - Vẽ trần theo hình mẫu do KTS cung cấp. Lưu ý: kích thước và cao độ có thể điều chỉnh nhưng kiểu trần phải được khống chế. - Dim kích thước trần (so với Tường) - Đánh code (cao độ) trần và kiểm tra xem trần tiếp giáp với Tường phải thấp hơn đáy Dầm 50~100 hay không (khoảng hở này là để các đường ống kỹ thuật đi băng qua) . Có 2 kiểu đánh code Trần: + Đánh theo nền hoàn thiện, Ví dụ: từ nền hoàn thiện lên tới trần là 2900 thì ta có cao độ trần là 2900. + Đánh theo quy ước trần tiếp giáp tường là trần code 0.0 thì Trần thấp hơn trần 0.00 ta đánh code dương (Trần lồi). Ví dụ : +100, +50. Trần cao hơn trần 0.00 ta đánh code âm (Trần lõm). Ví dụ : -100, -150 - Ghi chú trần đặc biệt (trần hở cấp, trần chống ẩm,...) - Dim định vị đèn (so với trần) - Ghi chú đèn và ánh sáng. Ví dụ: đèn hắt trần phòng ngủ AS vàng, đèn hắt trần phòng khách, bếp AS trắng Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 4 Chương 9.4: MÁI (Wiki) (search google với từ khóa Mái) - Có 2 loại Mái cơ bản 1- Mái bằng: hay còn gọi là Mái BTCT 2- Mái dốc: có 4 loại vật liệu thường dùng là mái ngói, mái tole, mái kính cường lực và mái polycacbonat 1- Mái bằng: cấu tạo như sàn BTCT nhưng do chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng, mưa,... nên thường có thêm 2 lớp là: chống thấm và cách nhiệt. Hiện nay, do nhu cầu chống nóng cho Mái BTCT ít nên chương trình học chúng ta cũng bỏ qua lớp này. - Mái bằng cũng là 1 dạng Mái nên bắt buộc phải có các yếu tố, thành phần sau: + Đủ độ dốc để thoát nước vào máng thu nước (i>=2%) + Máng thu nước (sê nô) đủ độ dốc để thoát nước về hướng cầu chắn rác (i>=2%) (xem Chương 5.1 để hiểu về độ dốc) + Cầu chắn rác (thiết bị chặn rác trước khi nước được dẫn vào đường ống đứng thoát nước mái xuống trệt) + Lớp chống thấm. Như đã học ở Chương 3, hệ KC Mái được liên kết với hệ KC (Dầm, cột) của tầng trên cùng. 2- Mái dốc A- Mái ngói: - Hệ kết cấu BTCT: tương tự Mái bằng BTCT chỉ khác 1 điểm là độ dốc lớn hơn (i>=60% tương đương góc 31 độ). Cấu tạo: + Ngói lợp liên kết với li tô (liên kết ngàm) - Loại ngói theo ý đồ thiết kế của KTS + Lớp li tô + Sàn dốc BTCT liên kết (truyền tải xuống) hệ Dầm (dốc theo sàn mái) + Dầm sàn mái liên kết (truyền tải xuống) hệ Cột tầng trên cùng. - Hệ kết cấu thép hình: độ dốc phải thỏa >=60%. Cấu tạo: + Ngói lợp liên kết với li tô (liên kết ngàm) - Loại ngói theo ý đồ thiết kế của KTS + Li tô liên kết (truyền tải xuống) cầu phông (liên kết hàn) - Li tô cách khoảng theo Ngói, thường dùng thép hình 25x25, 30x30 + Cầu phông liên kết (truyền tải xuống) xà gồ (liên kết hàn) - Cầu phông cách khoảng 800, thường dùng thép hình 40x80, 50x100 + Xà gồ liên kết (truyền tải xuống) vì kèo hoặc tường hồi(*) (liên kết hàn) - Xà gồ cách khoảng 1000, tùy vào bước cột của nhà. Ví dụ: bước cột (4m ~ 5m ~ <=6m) ta dùng thép hình 70x140. Lớn hơn 6m lấy số liệu từ KS. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 5 + Vì kèo truyền tải xuống hệ Cột tầng trên cùng - Kích thước hình dáng vì kèo lấy số liệu từ KTS và KS. (*) Tường hồi là tường chịu tải từ xà gồ truyền xuống hệ Dầm (cột) của tầng trên cùng với điều kiện nhịp cột (bước cột) <= 4m. Lưu ý: độ dày thép hộp hệ KC mái từ 1.5~2.0mm (tham khảo thêm ý kiến của KS) - Hệ kết cấu Gỗ: độ dốc cũng phải thỏa i>=60% tương đương góc 31 độ. Cấu tạo: + Ngói lợp liên kết với li tô (liên kết ngàm) - Loại ngói theo ý đồ thiết kế của KTS + Li tô liên kết (truyền tải xuống) cầu phông (liên kết bát vít) - Li tô cách khoảng theo Ngói, thường dùng gỗ 30x30 + Cầu phông liên kết (truyền tải xuống) xà gồ (liên kết bát bu lông) - Cầu phông cách khoảng 800, thường dùng gỗ 40x80, 50x100 + Xà gồ liên kết (truyền tải xuống) vì kèo hoặc tường hồi(*) (liên kết bát bu lông, ngàm) - Xà gồ cách khoảng 1000, tùy vào bước cột của nhà. Ví dụ: bước cột (4m ~ 5m ~ <=6m) ta dùng gỗ 70x140. Lớn hơn 6m lấy số liệu từ KS. + Vì kèo truyền tải xuống hệ Cột tầng trên cùng - Kích thước hình dáng vì kèo lấy số liệu từ KTS và KS. + Tường hồi là tường chịu tải từ xà gồ truyền xuống hệ Dầm (cột) của tầng trên cùng với điều kiện nhịp cột (bước cột) <= 4m. B- Mái Tole (nhà ở) - Hệ kết cấu thép: độ dốc nhỏ hơn mái ngói thường là 10% tương đương góc 6 độ. Cấu tạo: + Tole lợp liên kết với xà gồ thép hình (liên kết vít) - Loại tole theo ý đồ của KTS + Xà gồ thép hình liên kết ngàm (truyền tải xuống) tường hồi. + Tường hồi là tường chịu tải từ xà gồ truyền xuống hệ Dầm (cột) của tầng trên cùng. - Hệ kết cấu Gỗ: độ dốc nhỏ hơn mái ngói thường là 10% tương đương góc 6 độ. Cấu tạo: + Tole lợp liên kết với xà gồ gỗ (liên kết đinh nón) - Loại tole theo ý đồ của KTS + Xà gồ gỗ liên kết ngàm (truyền tải xuống) tường hồi. + Tường hồi là tường chịu tải từ xà gồ truyền xuống hệ Dầm (cột) của tầng trên cùng. C- Mái polycacbonat - Hệ kết cấu thép: độ dốc nhỏ hơn mái tole thường là 5% tương đương góc 3 độ. Cấu tạo: + Polycacbonat hoặc composite lợp liên kết khung thép hình (liên kết vít, silicon) + Khung thép hình liên kết với Dầm môi tại vị trí đó (liên kết bát tắc kê sắt) - Khung thép theo ý đồ của KTS. Hết chương 9 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 6 Hỗ trợ làm BT Chương 9 A- Các lỗi thường gặp trong công tác triển khai MB lát gạch 1- Lỗi định vị gạch mốc (viên gạch lát đầu tiên) không hợp lý. 2- Lỗi chủng loại (kích thước) gạch không đúng ý đồ của KTS. 3- Lỗi thiếu phần diện tích lát gạch. 4- Lỗi chưa tắt Layer vật dụng và các kí hiệu không cần thiết khác. 5- Lỗi không hatch các vị trí ốp lát khác như: bậc cấp, cầu thang,... B- Các lỗi thường gặp trong công tác triển khai MB trần trang trí 1- Lỗi thiếu thông tin như: cao độ trần, kích thước trần. 2- Lỗi triển khai trần không đúng ý đồ của KTS (nhầm code cao thấp) 3- Lỗi chưa tắt Layer vật dụng, cửa và các kí hiệu không cần thiết khác. 4- Lỗi làm trần sát đáy Dầm (hệ thống đường dây đường ống không đi được) 5- Lỗi thiếu bố trí đèn trần và dim định vị đèn (so với trần) Các bước để vẽ MB Mái - Để vẽ MB Mái nói đúng hơn là thiết kế Mái (ngầm hiểu Mái ở đây là mái dốc) ta phân tích 2 yếu tố: chức năng mái, cấu tạo mái. + Chức năng mái: Bảo vệ công trình, che mưa, nắng,... Bảo vệ  KC bền vững, cách âm, chống trộm, côn trùng, khói bụi,... Che nắng  Vật liệu cách nhiệt tốt Che mưa  Thỏa độ dốc, đủ ống hoặc ống đủ lớn để thoát nước mưa tốt (tham khảo KS nước) + Cấu tạo mái: Hệ Dầm sàn BTCT, hệ KC gỗ, hệ KC thép (tham khảo KS KC) - Do hệ KC mái liên kết với hệ KC của tầng trên cùng nên ta phải định vị hệ Cột của tầng trên cùng để từ đó bố trí hệ KC mái; định vị hộp gen để dẫn nước về đó. Việc còn lại là ta vẽ sao cho phù hợp với ý đồ thiết kế thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ của công trình. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 7 Các bước vẽ Trần trang trí từ hình mẫu Điều kiện: Phải tham khảo và hiểu được nhiều kiểu Trần ngoài thực tế đã thi công. 1- Copy hình mẫu vào Cad 2- Hiểu được ý đồ thiết kế của hình mẫu để áp dụng cho công trình đang triển khai kiểm tra mức độ phù hợp. 3- Đo ước lượng bằng mắt các khoảng hở và giật cấp cũng như các hốc trần 4- Thể hiện mặt bằng Trần (vẽ Trần lớn trước, các chi tiết nhỏ vẽ sau) 5- Đánh code cao độ theo quy ước thể thợ thi công hiểu được ý đồ thiết kế (như bài học) 6- Vẽ mặt cắt Trần tại vị trí mà nhìn ở MB vẫn chưa thi công được. Một số điểm lưu ý khi thiết kế trần, đèn - Đèn lon (downlight) âm trần nên bố trí cách khoảng từ 1200~1400 (cho loại bóng có công suất 15~20W). Bóng có công suất lớn thì bố trí thưa ra và không nên bố trí dày hơn tránh nát trần. Độ sáng cần thiết cho các phòng: + Bếp, phòng học: 9w/1m2 + Phòng khách, sinh hoạt chung, WC: 6w/1m2 + Phòng ngủ, sân: 4,5w/1m2 + Hiện tại người thiết kế rất hay mắc các lỗi sau: Không đủ AS cho WC, bếp, p.học và dư AS cho p.ngủ, p.khách. Một số điều chú ý: - Để phòng sáng như ban ngày, ánh sáng phải phân bố đều, mạnh, đặc biệt là chiếu mạnh ánh sáng lên đều các vách tường. - Để làm căn phòng nhìn rộng hơn, cần tập trung ánh sáng chiếu đều lên các vách. - Để có cảm giác thư giãn, chiếu sáng không đều trong phòng, có nơi mạnh, nơi yếu. - Để sử dụng riêng tư, thân mật, chiếu sáng không đều, nơi người sử dụng thì ánh sáng yếu. Càng ra xa, ánh sáng càng mạnh. - Để tạo cảm giác dễ chịu: chiếu sáng không đều, tập trung lên các vách. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 9 – Hotline: 01233011860 8 Các câu hỏi chọn lọc: [laanhtai] Hiệp giải thích dùm trần phẳng là cái gì vậy ? có phải là cao trình 2700, 2820 là đáy sàn Bê tông phải không? tức là dùng đáy sàn làm trần như 1 số nhà dân dụng.. Trả lời: Trần thạch cao hiện nay có 2 loại - Trần khung nổi (600x600, 600x1200); thường dùng cho các cửa hàng, văn phòng, nhà mái tole,... Lý do: có thể tái sử dụng và dễ dàng thay thế từng tấm. - Trần khung chìm: thường dùng cho các công trình nhà ở và các công trình khác. Ngoài những chức năng cơ bản như đã trình bày ở phần lý thuyết. Trần giả thường được thiết kế để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà như: giật cấp, hở cấp, đèn hắt, tạo hiệu ứng,... - Theo chất liệu thì có: thạch cao chống ẩm và thạch cao thường. + Trần phẳng là trần không giật cấp + Trần giật cấp là trần khác cao độ tại 1 khu vực nào đó. Ví dụ: phòng khách, phòng ngủ,... + Trần hở cấp (dân thi công còn gọi là hở môi) cũng là 1 dạng giật cấp nhưng miếng thạch cao đứng của cấp dưới sẽ không chạm lên cấp trên và thông thường ta đặt đèn hắt trần để trang trí. File tham khảo (file đính kèm C9.3.1) ------------ [html.info] Cái quy ước code trần ở bài 1 là quy ước chung hay thế nào hả anh? Trả lời: Có 2 cách ghi cao độ Trần (để thợ thi công) 1- Ghi cao độ trần cụ thể. Ví dụ: Trần phòng khách có 3 cấp: 2900, 3000, 3100 và thợ kéo thước từ nền hoàn thiện lên 2900, 3000, 3100. Lúc này sẽ gặp trường hợp là thực tế sẽ có vị trí không thỏa cao độ chỉ định vì lý do cấn Dầm, cấn ống thoát nước,... Lúc này thợ sẽ gọi điện í ới vì cao độ trần không như thiết kế mà thợ lại không dám tự ý hạ cao độ trần! Có thể nói kiểu ghi code này không hay, không sát với thực tế thi công. 2- Thông thường các công trình nhà ở ta thường làm trần sao cho cao nhất có thể nên ta có cách ghi thứ 2 hợp lý hơn: Xác định cao độ trần chính và làm chuẩn để búng mực (thường là cách đáy Dầm 50, 100 hoặc bằng mí nếu cần thiết). Chính là trần mà ta ghi code 0.00. Từ đó, trần nào cao hơn code 0.00 thì ta quy ước là trần âm (-100, -150,...) trần nào thấp hơn code 0.00 thì ta quy ước là trần dương (+100, +150,...) Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 1 Mục đích chương: + Giúp bạn nắm rõ các vấn đề về ghi chú và tỉ lệ thể hiện chi tiết. + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai Mái lấy sáng và quy trình triển khai. + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai Ban công và quy trình triển khai. + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai Vách trang trí và quy trình triển khai. Sơ đồ tư duy Chương 10 Nhiệm vụ của các bạn là phát triển thêm các nhánh kiến thức sau khi học xong chương 10 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 2 Chương 10.1: Các vấn đề cần biết trước khi triển khai chi tiết Câu hỏi 1: Khi nào thì vẽ và khi nào thì ghi chú? - Một số người quan niệm 1- Cái gì không vẽ được thì ta ghi chú. 2- Cái gì không ghi chú được thì ta vẽ. - Vậy 1 đúng hay 2 đúng? Trước khi trả lời chúng ta tìm hiểu khái niệm: + Triển khai chi tiết (bóc chi tiết): là sử dụng các hình chiếu chi tiết ở tỉ lệ > tỉ lệ 1/100 để làm rõ các nội dung kiến trúc để thợ thi công mà ở tỉ lệ 1/100 chưa thể thi công được và các chú thích để cung cấp thêm thông tin nội dung thiết kế. Trả lời: - Tùy vào trường hợp cụ thể mà ta ghi chú hay vẽ. Các cấu kiện liên kết đơn giản thì ta ghi chú. Các cấu kiện liên kết phức tạp, liên quan đến khối lượng, chi phí công trình chúng ta phải vẽ hình chiếu chi tiết với tỉ lệ lớn hơn (1/50, 1/20,...) Ví dụ: + Thay vì ta vẽ mặt cắt sắt hộp và dim 2 cạnh là 50 và 100 thì ta ghi chú = text là: sắt hộp 50x100 + Thay vì dim mảng tường lớn có các Ron âm cách đều nhau thì ta ghi chú = text là: Tường kẻ ron âm 20 cách khoảng 250 chẳng hạn. + Thay vì dim số lượng lớn các Lam bê tông hoặc lam sắt cách đều nhau thì ta ghi chú = text là: Lam kích thước, cách khoảng bao nhiêu? + Ngược lại ta không thể ghi chú vào cầu thang và ghi dưới dạng text là: câu thang đổ BTCT, bậc xây gạch đinh và chiều cao mỗi bậc là 170,... Mà chúng ta phải có hình chiếu chi tiết ở tỉ lệ 1/50 hoặc lớn hơn để diễn họa ý đồ thiết kế. Câu hỏi 2: Có bao nhiêu loại tỉ lệ khi thể hiện hình chiếu chi tiết? Trả lời: - Theo TCVN 6079 quy định tỉ lệ trong bản vẽ Kiến trúc, xây dựng là 1/2000; 1/1000; 1/500; 1/200; 1/100; 1/50; 1/20; 1/10; 1/5; 1/2; 1/1 (để dễ nhớ thì ta cứ liên tưởng đến mệnh giá tiền) - Đối với hình chiếu chi tiết ta thường dùng là: 1/1, 1/2, 1/5, 1/10, 1/20, 1/50. Đôi khi chúng ta thấy có tỉ lệ 1/25, được dùng khi tỉ lệ 1/20 không thể bố cục vào bản vẽ. Chúng ta vẫn có thể dùng không vấn đề gì cả. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 3 Chương 10.2: TRIỂN KHAI MÁI LẤY SÁNG - Các bạn xem lại phần Cấu tạo Mái ở Chương 9.4 - Chức năng: Lấy sáng, lấy gió và bảo vệ. - Mục đích: Để thợ (thầu phụ) thi công phần mái lấy sáng. - Công tác: Vẽ hình chiếu chi tiết (làm rõ kích thước, liên kết cấu tạo và vật liệu cấu kiện). - Các cấu kiện liên kết với nhau đều theo nguyên tắc (chính-phụ) + Chính: là các kết cấu chịu lực chính của công trình như: Dầm, sàn. + Phụ: là các kết cấu khung đỡ hệ mái lấy sáng. * Lấy MB Mái lấy sáng từ mặt bằng Xref để triển khai - XC mặt bằng có Mái lấy sang cần triển khai (xem lại chương trước để biết cách làm) - Copy ra 1 bản để vẽ mặt cắt - Bản kia scale (x2) để triển khai (TL-1/50) + Vẽ đường cắt và hướng nhìn. + Dim chi tiết. + Hatch vật liệu. + Ghi chú code cao độ, chi tiết liên kết (liên kết hàn, liên kết vít, liên kết tắc kê,...) * Lấy mặt cắt Mái lấy sáng từ mặt cắt Xref để triển khai - XC mặt cắt có Mái lấy sáng cần triển khai (xem lại chương trước để biết cách làm) - Dim cao độ các cấu kiện. - Hatch các đối tượng bị cắt. - Ghi chú cao độ, vật liệu hoàn thiện và liên kết. - Bóc chi tiết các liên kết đặc biệt (nếu cần thiết) * Vẽ thêm mặt cắt Mái lấy sáng (khi đường cắt ở MB chưa thể hiện hết cấu tạo mái lấy sáng) + Quay mặt bằng theo hướng nhìn của đường cắt (hướng lên). + Lấy cao độ tầng vị trí Mái lấy sáng + Vẽ hệ kết cấu dầm sàn + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng bi cắt và vẽ + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng ta thấy và vẽ. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 4 * Tóm tắt các thành phần có trong hình chiếu chi tiết Mái lấy sáng: 1- Dầm môi, Sàn, Tường tại vị trí đó - được liên kết vào Dầm chính 2- Hệ khung sắt đỡ mái - được liên kết vào (1) 3- Cửa sổ, Lam (*) lấy gió. 4- Mái polycabonate, composite,... (*) Lam nhôm, sắt, gỗ, bê tông đúc sẵn. File tham khảo (file đính kèm C10.2.1) Hình mái lấy sáng trượt (file đính kèm C10.2.2) Chương 10.3: TRIỂN KHAI BAN CÔNG (tương tự cho Logia) A- Khái niệm: + Ban công: Là phần sàn (có thể đi ra) nhô ra khỏi hệ kết cấu (Dầm sàn) chính. Do đó phía trên Ban công sẽ không có sàn chính. Thường có từ 2 đến 3 mặt lộ thiên. + Lô gia: Là phần sàn (có thể đi ra) và không nhô ra khỏi hệ kết cấu (Dầm sàn) chính. Do đó phía trên lô gia sẽ có sàn chính. Thường chỉ có 1 mặt lộ thiên. - Chức năng (ban công và lô gia): Relax, thẩm mỹ. - Mục đích: Để thợ (thầu phụ) thi công phần ban công, lô gia. - Công tác: Vẽ hình chiếu chi tiết (làm rõ kích thước, liên kết cấu tạo và vật liệu cấu kiện). - Các cấu kiện liên kết với nhau đều theo nguyên tắc (chính-phụ) + Chính: là các kết cấu chịu lực chính của công trình như: Dầm chính, cột chính + Phụ: là các kết cấu chịu lực phụ như: Dầm phụ, cột phụ. B- Lấy mặt bằng Ban công từ mặt bằng Xref: - XC mặt bằng có Ban công cần triển khai (xem lại chương trước để biết cách làm). - Copy ra 1 bản để vẽ mặt cắt - Bản kia scale (x2) để triển khai (TL-1/50) + Vẽ đường cắt và hướng nhìn. + Dim chi tiết. + Hatch gạch. + Ghi chú code trong và ngoài ban công, độ dốc thoát nước về phễu thu và các ghi chú khác. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 5 C- Lấy mặt đứng Ban công từ mặt đứng Xref để triển khai - XC mặt đứng có Ban công cần triển khai (xem lại chương trước để biết cách làm). - Dim chi tiết. - Ghi chú chi tiết để thợ thi công xây thô và thi công hoàn thiện. D- Lấy mặt cắt Ban công từ mặt cắt Xref để triển khai - XC mặt cắt có Ban công cần triển khai (xem lại chương trước để biết cách làm). - Dim cao độ các cấu kiện. - Hatch các đối tượng bị cắt. - Ghi chú cao độ và trích dẫn chi tiết cần triển khai. (ví dụ: lan can tay vịn, phào chỉ,...) - Bóc chi tiết lan can tay vịn. E- Vẽ thêm mặt cắt (nếu 1 đường cắt chưa thể hiện hết cấu tạo ban công hoặc ban công phức tạp) + Quay mặt bằng theo hướng nhìn của đường cắt (hướng lên). + Lấy cao độ tầng vị trí Ban công + Vẽ hệ kết cấu dầm sàn + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng bi cắt và vẽ + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng ta thấy và vẽ. + Vẽ lan can tay vịn (tham khảo ý đồ của KTS) - Liên hệ người phụ trách lấy file tham khảo cần thiết. - Tùy theo yêu cầu thiết kế mà tay vịn có thể là: Sắt, bông gang, inox, gỗ, kính. Tuy nhiên vẫn theo mội vài nguyên tắc chung sau: + An toàn. Cao độ lan can tay vịn cao tương ứng với tầng cao (từ 900 đến 1200) + Phù hợp thẩm mỹ với tổng thể nhà. + Hình tham khảo lan can tay vịn (file đính kèm C10.3.1) F- Triển khai lan can tay vịn (file đính kèm C10.3.2) + Phóng lan can tay vịn (thường là tỉ lệ 1/25 hoặc 1/20) + Dim kích thước + Làm rõ chi tiết liên kết với Dầm môi, sàn của Ban công. + Ghi chú vật liệu hoàn thiện. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 6 * Tóm tắt các thành phần có trong các hình chiếu chi tiết ban công: 1- Hệ Dầm phụ (dầm console, dầm môi) - được liên kết vào hệ Dầm chính (cột chính, cột phụ) 2- Sàn lật 3- Tường, cửa. 4- Lan can tay vịn - được liên kết vào cột; dầm; sàn; tường. 5- Phễu thu nước - đặt âm sàn. 6- Gạch ốp lát hoàn thiện. File tham khảo (file đính kèm C10.3.3) Chương 10.4: TRIỂN KHAI VÁCH TRANG TRÍ Chức năng: Trang trí Mục đích: Để thợ (thầu phụ) thi công phần vách (tường) trang trí * Lấy MB Vách trang trí từ mặt bằng Xref - XC mặt bằng có Vách trang trí cần triển khai (xem lại chương trước để biết cách làm). + Phóng MB vách trang trí (thường là tỉ lệ 1/25 hoặc 1/20) + Tạo wipeout và hatch lại BTCT cho cột solid + Dim kích thước. + Ghi chú vật liệu hoàn thiện, liên kết * Lấy MĐ Vách trang trí từ mặt cắt Xref - XC mặt cắt có Vách trang trí cần triển khai (xem lại chương trước để biết cách làm). - Phóng MĐ vách trang trí (thường là tỉ lệ 1/25 hoặc 1/20) - Dim kích thước. - Hatch vật liệu hoàn thiện. - Ghi chú vật liệu hoàn thiện. - Vẽ mặt cắt nếu có liên kết cấu tạo phức tạp cần làm rõ. Ví dụ: vách có đèn hắt tường. - Trường hợp vẽ mới mặt đứng vách trang trí. Các bước như sau: + Quay mặt bằng theo hướng nhìn (hướng lên). + Lấy cao độ tới Trần thạch cao + Tùy vào kiểu vách mà ta vẽ. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 7 - Nếu VTT chỉ là vách tường lửng, xẻ rãnh hoặc đục lỗ hoặc là hốc âm thì ta gióng từ mặt bằng và lấy thông tin cao độ từ KTS. - Nếu VTT có dạng song gỗ thì ta cũng gióng từ mặt bằng, cao tới trần thạch cao - Nếu VTT là dạng vách kệ gỗ thì chúng ta phải có kích thước cụ thể từ file sketchup hoặc vẽ theo hình. - Nếu VTT là vách 3D hay vách gỗ cắt CNC thì phải có kích thước cụ thể từ file sketchup. Sau đó ta bóc ra và ghép vào khung ô lưới 100. Tương tự như kiểu triển khai chi tiết cho bông sắt La uốn hoặc chi tiết phù điêu - Tuy nhiên tùy vào mức độ chi tiết của bản vẽ. Thông thường chúng ta chỉ làm rõ kích thước, vật liệu hoàn thiện. - File tham khảo (file đính kèm C10.4.1) Hết Chương 10 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 10 – Hotline: 01233011860 8 Hỗ trợ làm BT Chương 10 G- Lỗi chung 1- Lỗi thiếu kí hiệu trục, dim trục 2- Lỗi hatch phần BTCT. + Tỉ lệ 1/100 hatch solid. + Tỉ lệ 1/50 hatch mẫu BTCT (trong file KIEN TRUC.dwt) + Tỉ lệ 1/25; 1/20 phải vẽ thêm lớp vữa. 3- Lỗi thiếu code cao độ, dim cao độ. 4- Lỗi dim phần KC (cột, dầm, sàn) A- Các lỗi thường gặp trong công tác triển khai Mái 1- Lỗi thiếu ghi chú chi tiết (hoặc liên kết), kích thước chi tiết (thiếu thông tin để thi công) 2- Lỗi không thỏa độ dốc hay độ dốc không hợp lý (như bài học). 3- Thiếu kí hiệu độ dốc trên MB B- Các lỗi thường gặp trong công tác triển khai Ban công/lô gia 1- Lỗi thiếu ghi chú chi tiết (hoặc liên kết), kích thước chi tiết (thiếu thông tin để thi công) 2- Lỗi không hatch gạch và thiếu kí hiệu cấu tạo nền C- Các lỗi thường gặp trong công tác triển khai Vách trang trí 1- Lỗi thiếu ghi chú chi tiết (hoặc liên kết), kích thước chi tiết (thiếu thông tin để thi công) 2- Lỗi vẽ không đúng cấu tạo hoặc ý đồ của KTS Câu hỏi: Khi triển khai các công trình sau, chúng ta tận dụng được những chi tiết gì hay là phải vẽ lại mới tất cả? Trả lời: Trong bản vẽ triển khai Kiến trúc có 2 loại chi tiết: 1- Chi tiết lớn: thay đổi (kích thước) theo từng cấu kiện. Ví dụ: Chi tiết Thang, khu WC, Ban công,... Các chi tiết này khi triển khai công trình mới chúng ta phải vẽ lại và chỉ tận dụng được các thông tin ghi chú, kí hiệu,... 2- Chi tiết điển hình: là những chi tiết không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể (kích thước) theo từng cấu kiện. Ví dụ: lan can tay vịn, (mũi) bậc thang, ngạch cửa WC, phào chỉ, len gạch, cắt trần và các chi tiết liên kết khác. Những chi tiết này ta có thể tận dụng hoàn toàn để lắp ghép vào các bản vẽ khác. Do đó để công việc triển khai đạt hiệu quả, người HVKT cần phải sưu tầm các chi tiết điển hình này (lưu ý: phải chuẩn hóa Layer theo form của mình) Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 11 – Hotline: 01233011860 1 Mục đích chương: + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai Bậc cấp và quy trình triển khai + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai Ram dốc và quy trình triển khai + Giúp bạn nắm rõ các thành phần có trong bản vẽ triển khai Cổng tường rào và quy trình triển khai. + Giúp bạn xác định các chi tiết điển hình để tối ưu hóa công tác triển khai + Giúp bạn nắm rõ phần thoát nước Mái. Sơ đồ tư duy Chương 11 Nhiệm vụ của các bạn là phát triển thêm các nhánh kiến thức sau khi học xong chương 11 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 11 – Hotline: 01233011860 2 Chương 11.1: TRIỂN KHAI BẬC CẤP – RAM DỐC - Chức năng: Giao thông, thẩm mỹ. - Mục đích: Để thợ (thầu phụ) thi công phần bậc cấp. - Công tác: Vẽ hình chiếu chi tiết (làm rõ kích thước, liên kết cấu tạo và vật liệu cấu kiện). - Tạm thời chúng ta phân ra 2 loại bậc cấp: + Loại 1: đổ BT lót và xây gạch tạo bậc. Ốp lát hoàn thiện. Áp dụng trong trường hợp: nền đất ổn định, số bậc nhỏ, diện tích nhỏ. - Loại 2: tương tự như Thang. Áp dụng trong trường hợp: nền đất không ổn định, số bậc lớn, diện tích lớn * Lấy mặt bằng Bậc cấp từ mặt bằng Xref: - XC mặt bằng có bậc cấp cần triển khai (tương tự cách lấy MB thang) - Copy ra 1 bản để vẽ mặt cắt (A) - Bản kia scale (x2) để triển khai (TL-1/50) + Vẽ đường cắt và hướng nhìn. + Dim mặt bậc cấp và định vị (so với trục) + Hatch mặt bậc và đánh số (tất cả) bậc cấp. + Ghi chú nền, code cao độ (trên dưới), vật liệu hoàn thiện. * Vẽ mặt cắt Bậc cấp (dùng mặt bằng A để vẽ mặt cắt) + Quay mặt bằng theo hướng nhìn + Lấy cao độ trên và dưới Bậc cấp + Vẽ hệ kết cấu dầm sàn/nền. + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng bi cắt và vẽ + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng ta thấy và vẽ. + Vẽ lan can tay vịn (nếu có) - Tham khảo ý đồ của KTS. + Dim cao độ Bậc cấp. + Hatch các đối tượng bị cắt. + Ghi chú cao độ và vật liệu hoàn thiện. Lưu ý: + Thông thường code dưới là sân, code trên là sảnh (tầng trệt) + Dầm chân bậc cấp liên kết với móng chân bậc cấp. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 11 – Hotline: 01233011860 3 + Dầm trên bậc cấp là Dầm phụ (hoặc Đà kiềng) + Bảng bậc cấp (thân bậc cấp) đầu dưới liên kết với Dầm chân bậc cấp, đầu trên liên kết với Dầm phụ (hoặc Đà kiềng) + Dầm limong là Dầm chạy dọc thân bậc cấp (nếu bậc cấp rộng) - tham khảo thêm ý kiến KS. + Ở đây ta chỉ vẽ MB, MC bậc cấp (không vẽ MĐ bậc cấp) - File tham khảo chi tiết bậc cấp xây gạch (file đính kèm C11.1.1) Ram dốc - Ram dốc thường thấy ở các dạng nhà có tầng Hầm (bán hầm). Ram dốc thường xuất phát từ tầng hầm và kết thúc là sân đường. Nên khi thiết kế Ram dốc thường có hệ thống mương hở thu nước. Tùy vào độ dốc và diện tích ram mà ta thiết kế mương thu nước ở đầu dưới hoặc cả 2 đầu (trên và dưới) - Lưu ý: các Ram dốc garage ta nhà phố không bóc chi tiết. - Cấu tạo ram dốc là cấu tạo dạng lớp như sàn BTCT. Do đó ta triển khai ram dốc tương tự Thang, chỉ khác là ram dốc không xây gạch tạo bậc. - Đối với công trình công cộng ta thường thấy ram dốc có lan can. Nhưng đối với nhà dân dụng ram dốc chỉ có con lươn hoặc tường để chặn nước. - Mặt ram dốc ta thường thấy kẻ ron âm. Mục đích là để dẫn nước ra biên và tăng độ ma sát chống trơn trượt. - Do cấu tạo ram dốc là cấu tạo BTCT nên phần MC ram ta có thể dẫn người đọc sang BVKC. - File tham khảo chi tiết ram dốc (file đính kèm C11.1.2) Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 11 – Hotline: 01233011860 4 Chương 11.2: TRIỂN KHAI CỔNG TƯỜNG RÀO - Chức năng: Ngăn cách động, bảo vệ. - Mục đích: Để thợ (thầu phụ) thi công phần cổng tường rào - Công tác: Làm rõ kích thước, liên kết cấu tạo và vật liệu cấu kiện) - Kết cấu chính: Đà kiềng. - Tường được xây trên đà kiềng. - Cửa cổng được liên kết vào sắt (chờ) của cột cổng. - Việc còn lại là chúng ta vẽ MB, MĐ, MC cổng và tường rào trích đoạn. * Lấy mặt bằng Cổng tường rào từ mặt bằng Xref: - XC mặt bằng Cổng tường rào (tương tự cách lấy MB thang) - Copy ra 1 bản để vẽ mặt cắt (A) - Bản kia scale (x2) để triển khai (TL-1/50) + Vẽ đường cắt và hướng nhìn. + Dim chi tiết Cổng tường rào. + Hatch đối tượng cần làm rõ vật liệu hoàn thiện. + Ghi chú code cao độ, chi tiết liên kết, vật liệu hoàn thiện. * Vẽ mặt cắt Cổng tường rào (dùng mặt bằng A để vẽ mặt cắt) + Quay mặt bằng theo hướng nhìn + Lấy cao độ nền vị trí Cổng tường rào. + Vẽ hệ kết cấu dầm sàn + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng bi cắt và vẽ (*) + Gõ XL-spacebar để gióng các đối tượng ta thấy và vẽ. + Dim cao độ các cấu kiện. + Hatch các đối tượng bị cắt. + Ghi chú cao độ và vật liệu hoàn thiện. + Bóc chi tiết các cấu kiện cần làm rõ hơn nữa (ví dụ: mái đầu cửa cổng, lam sắt, hộp đèn,...) File tham khảo (file đính kèm C11.2.1) Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 11 – Hotline: 01233011860 5 Chương 11.3: CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH Chi tiết điển hình: Là những chi tiết mà ta có thể tận dụng 1 phần hoặc 100% cho các công trình khác như: - Chi tiết liên kết nói chung. Ví dụ: chi tiết liên kết sắt vào BTCT, Gỗ vào sắt, Kính vào nhôm,... - Chi tiết sê nô. - Chi tiết phào chỉ, ron. - Chi tiết lan can tay vịn. - Chi tiết mũi bậc thang, tam cấp. - Chi tiết ngạch cửa đi, ngạch cửa WC lệch code. - Chi tiết len đá tắm đứng. - Chi tiết mặt đá lavabo âm. - Mương thoát nước ram dốc tầng hầm. - Chi tiết cửa. - Chi tiết len chân tường. - Chi tiết cấu tạo thang máy. ----- Sê nô - Mái bằng - Người triển khai không nên xem bản vẽ TKSB đã chuẩn vì KTS rất thường hay bỏ qua hoặc binh chưa tới phần thoát nước mái. Do đó HVKT cần biết thêm 1 số kiến thức về phần kỹ thuật CTN để triển khai và thể hiển MB mái cho đúng. - Mái bằng BTCT thông thường là sàn dương đánh dốc về sê nô (sàn lật) còn có trường hợp Mái bằng BTCT dùng sàn lật toàn bộ. Lúc này chúng ta phải chống thấm kỹ vì mái lúc này như 1 máng nước lớn rất dễ thấm nếu phương án thoát nước không thỏa: Đường kính ống, số lượng ống hoặc độ dốc thoát nước. Cần kiểm tra: - Xem phương án thoát nước mái, đỊnh vỊ hộp gen các tầng dưới. Từ đó định vị cầu chắn rác và đánh dốc về đó với độ dốc thông thường i=2% - Tuy nhiên có 1 trường hợp vì yêu cầu của kiến trúc mà chúng ta sẽ không dùng hộp gen bao che đường ống TNM. Đó là trường hợp ta phải đi ống xuyên dầm (dầm console) và nằm trong tường 200 bên dưới (cách này ta phải đặt ống chờ sẵn khi đổ BT dầm) ==> Thể hiện lại MB Mái cho đúng, việc này là rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến bộ phận triển khai CTN cũng như tác động của môi trường đối với công trình, đặc biệt là phần chống thấm. - Chi tiết sê nô mục đích chính là để diễn giải các lớp cấu tạo để thợ thi công. Do đó với các loại nhà phố (mái bằng) thông thường ta có thể không cần bóc chi tiết. Đối với các loại nhà biệt thự (mái ngói), sê nô âm thì ta phải bóc chi tiết. - File tham khảo các chi tiết điển hình (file đính kèm C11.3) Hết chương 11 Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 12 – Hotline: 01233011860 1 Mục đích chương: + Tóm tắt công việc triển khai. + Cách bố cục bản vẽ và in ấn. + Cung cấp lại những dữ liệu làm hành trang vào nghề gồm: File Template, Block thư viện thường dùng, Block động, Lisp tuyển chọn Học đến chương này thì cơ bản các bạn đã có sản phẩm là hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công trên máy (file mềm), nhưng chưa phải là sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng chính là hồ sơ được in ra giấy (file cứng) mà các bạn sẽ được học ở Chương 12 này. Tóm tắt quy trình triển khai. 1- Nhận file thiết kế sơ bộ của KTS gồm: MB, MĐ và MC (nếu có), hình phối cảnh (nếu có), kích thước cửa và 1 số thông tin cần thiết khác. 2- Xác định khổ giấy, thông thường là A3, lấy khung tên của đơn vị mình đối chiếu với khung A3 trong file KIEN TRUC.dwt sao cho trùng khớp (nếu không ta dùng lệnh AL với tham số Y - Xem chương 12.2). - Bố trí MB vào khung, lúc này khi in ra giấy ta có bản vẽ tỉ lệ 1/100. Nhưng nếu: + MB lớn hơn khung tên thì ta xem xét cắt MB hoặc chọn khổ giấy lớn hơn (A2). Trường hợp này ít gặp đối với nhà ở dân dụng. + MB nhỏ hơn khung tên thì ta scale khung (0.9, 0.8, 0.75,...) lúc này bản vẽ sẽ tương ứng với tỉ lệ (1/90, 1/80, 1/75,...) chứ không còn là 1/100 nữa. Nhưng ta vẫn ghi là bản vẽ tỉ lệ 1/100. Lúc này ta gọi bản vẽ này là "phi tỉ lệ". Với cách làm này thì bản vẽ khi in ra sẽ trông rõ hơn bản vẽ đúng tỉ lệ 1/100. + Lúc này chúng ta sẽ dựa trên file KIEN TRUC.dwt để điều chỉnh: text dim, kí hiệu, text ghi chú, khoảng cách 3 làn dim,... * Ví dụ ta scale tỉ lệ 1/75 thì chiều cao text dim = 180 x 75/100 = 135 (có thể lấy 140) * Ví dụ ta scale tỉ lệ 1/80 thì chiều cao text dim = 180 x 80/100 = 144 (có thể lấy 150) * Tương tự ta có thể chọn khoảng cách 3 làn dim là 600-400-400 - Sau khi làm công tác này thì chúng ta đã có khung tên và bộ form dùng cho công trình hiện tại. Ta sẽ lưu thành file .dwt để sử dụng cho lần sau. (Bước 2 được bỏ qua ở Chương 4 vì đề cập ngay các bạn sẽ bị rối) 3- Kế tiếp chúng ta làm theo quy trình từ Chương 4 đến Chương 11. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 12 – Hotline: 01233011860 2 Chương 12.1: BỐ CỤC BẢN VẼ Để Bố cục và kiểm tra được bản vẽ ta phải đọc được bản vẽ (xem chương 3.3) Bố cục bản vẽ hay còn gọi là sắp xếp bản vẽ vào khung sao cho hợp lý. Mục đích là để người đọc dễ hiểu. Một số quy tắc khi bố cục bản vẽ - Đầy đủ những thông tin liên quan. Nếu không, phải có trích dẫn đến bản vẽ khác. - Các bản vẽ phải đồng bộ (kích thước chữ, font chữ, chiều cao dim, các ghi chú, kí hiệu) - Bố cục phải chặt chẽ, không được có nhiều khoảng trống (hình chiếm từ 70~80% giấy). Ta bố trí hình trước, text sau. - Ta có thể xoay hình vẽ ngang hoặc đứng để bố trí vào khung, nhưng chữ không xoay. - Lưu ý: Không nên trích dẫn lồng chi tiết của chi tiết sang bản vẽ khác. Như thế sẽ gây khó khăn cho người đọc bản vẽ. 1- Các bản vẽ MB chi tiết. - Có thể bố trí 1 hoặc 2 MB vào 1 khung (tùy vào kích thước công trình và tỉ lệ ta muốn thể hiện như đã nói ở bài trên) - Ở đây có 1 mẹo nhỏ để cho bản vẽ khỏi trống là ta scale khung để hình phi tỉ lệ (như đã trình bày ở phần trên). Ngoài ra, nếu vẫn để khung đúng tỉ lệ 1/100 thì bản vẽ sẽ bị trống và các họa viên khác thông thường sẽ bóc chi tiết các hộp gen phóng ở tỉ lệ 1/50 đặt vào. Tuy nhiên Hiệp ít dùng cách này vì hộp gen nhìn vào MB kích thước tỉ lệ 1/100 là đủ để thi công rồi. 2- Các bản vẽ MB nội thất, cửa. - Có thể bố trí 1 hoặc 2 MB vào 1 khung (tùy vào kích thước công trình và tỉ lệ ta muốn thể hiện) 3- Các bản vẽ MĐ - Có thể bố trí 1 hoặc 2 MĐ vào 1 khung (tùy vào kích thước công trình và tỉ lệ ta muốn thể hiện) - Sau khi bố trí MĐ vào tương đối vào khung ta bố trí tiếp ghi chú VLHT. - Nếu còn khoảng trống ta có thể bố trí thêm chi tiết phào chỉ, ron tường,... 4- Các bản vẽ MC - Có thể bố trí 1 hoặc 2 MC vào 1 khung (tùy vào kích thước công trình và tỉ lệ ta muốn thể hiện) - Nếu còn khoảng trống ta có thể bố trí thêm phần diễn giải cấu tạo nền, chi tiết sê nô, phào chỉ. 5- Bản vẽ chi tiết Thang - Bố trí theo thứ tự (và cố gắng vào 1 khung): + MB, MC, chi tiết mũi bậc. + Chi tiết lan can, chi tiết liên kết (can can-tay vịn, lan can-thang) + Ghi chú vật liệu, cấu tạo nền, thuyết minh cao độ thang. 6- Bản vẽ chi tiết WC - Bố trí theo thứ tự (và cố gắng vào 1 khung): Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 12 – Hotline: 01233011860 3 + MB, MC + Các chi tiết đặc biệt như: len đá vách tắm đứng, ngạch cửa,... + Ghi chú vật liệu 7- Bản vẽ chi tiết Cửa - Nếu công trình nhỏ ít cửa thì bố trí cửa đi và cửa sổ vào 1 khung. - Nếu công trình nhiều cửa thì cửa đi 1 khung, cửa sổ 1 khung - Bố trí lần lượt cửa đi từ lớn đến nhỏ (chưa kẻ khung) - Sau khi bố trí tất cả cửa đi vào ta move điều chỉnh vị trí tương đối các cửa và kẻ khung - Diễn giải từng cửa: Tên (kí hiệu cửa), số lượng, kiểu (mở, trượt,...), chủng loại/vật liệu, vị trí. - Tương tự cho cửa sổ. 8- Bản vẽ chi tiết Ban công, chi tiết Vách trang trí, mái lấy sáng, cổng, tường rào, bậc cấp, ram dốc, sê nô,... - Có thể bố trí riêng 1 chi tiết ở 1 khung hoặc nhiều chi tiết vào 1 khung (tùy vào số lượng chi tiết và tỉ lệ chi tiết ta muốn thể hiện) - Ở mỗi chi tiết ta có thể lấy thêm chi tiết để lấp đầy khoảng trống. Ví dụ: + Ban công ta có thể lấy thêm chi tiết ngạch cửa, phào chỉ, ron tường để bố trí lấp đầy khoảng trống. + Vách trang trí ta có thể lấy thêm chi tiết ron tường, hốc phức tạp có gắn đèn,... + Mái lấy sáng ta có thể lấy thêm chi tiết lam lấy gió, chi tiết chống thấm, chi tiết liên kết,... + Cổng tường rào ngoài MB, MĐ đôi khi ta cần vẽ thêm MC để thể hiện hết cấu tạo hoặc ta có thể lấy thêm chi tiết hộp đèn, chi tiết ray trượt,... + Bậc cấp ta có thể lấy thêm chi tiết mũi bậc, rãnh chống trượt. + Ram dốc ta có thể lấy thêm chi tiết chống thấm, rãnh âm, mương thu nước, nắp mương, lan can. 9- Bản vẽ MB lát gạch - Ngoài bản vẽ ta có thể chi chú thêm: chủng loại gạch, nhà cung cấp,... 10- Bản vẽ MB trần - Có thể bố trí thêm MC trần qua các vị trí phức tạp cần làm rõ. Vấn đề bố cục bản vẽ và các chi tiết lấp đầy khoảng trống chỉ mang tính chất tương đối cho từng đơn vị khác nhau. Ví dụ: khi nhận thiết kế giá thấp thì ta không thể triển khai quá chi tiết và ngược lại. Còn 1 mẹo để bản vẽ không trống và đẹp đó là scale khung nhỏ lại ở mức cho phép. Ví dụ: 0.9, 0.85, 0.8, 0.75. Khi đó ta sẽ có bãn vẽ ở tỉ lệ tương ứng là: 1/90, 1/85, 1/80, 1/75 (không còn là tỉ lệ 1/100). Lúc này ta phải điều chỉnh tăng nét lên 1 chút (xem chương 12.2) Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 12 – Hotline: 01233011860 4 Một số quy tắc kiểm tra bản vẽ. - Kiểm những lỗi không khớp (đá nhau) của các bản vẽ. Lỗi này thường mắc phải do các bộ môn KT, KC, ĐN phối hợp không tốt (Sai kích thước cấu kiện, code cao độ, vật liệu cấu kiện). Ví dụ: + Kích thước ô sàn WC thay đổi --> Bộ phận KC không update kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công trình. + Nội thất bố trí theo phong thủy --> Bộ phận ME không update kịp thời các thiết bị điện sẽ không khớp với đồ dùng điện! + Thống kê Cửa sai --> khối lượng Dự toán sai theo. - Kiểm những thiếu sót đối tượng, nét, ghi chú, chuyển chú. Ví dụ: + Nét lệch code vị trí cửa + Kí hiệu chuyển chú bị sai địa chỉ. + Sai các thông tin tại khung tên như: Tên chủ đầu tư, công trình địa điểm, số (kí hiệu bản vẽ), ngày tháng phát hành hồ sơ,... Lưu ý: Nếu các anh chị đã học lớp này thì các lỗi thường gặp như trên sẽ không dễ mắc phải. Chương 12.2: Cách tạo form riêng như file KIEN TRUC.dwt Bao gồm: - HATCH: nên dùng theo file KIEN TRUC.dwt - DIMSTYLE (file đính kèm C12.2.2) - LAYER – NÉT VẼ (file đính kèm C12.2.1) - KÍ HIỆU: Mỗi đơn vị có 1 form kí hiệu riêng nhưng cơ bản là tương tự file KIEN TRUC.dwt - KHUNG BẢN VẼ: như file KIEN TRUC.dwt là khung mặc định tỉ lệ 1/100. - FONT CHỮ, CỠ CHỮ: nên dùng theo file KIEN TRUC.dwt Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 12 – Hotline: 01233011860 5 Chương 12.3: IN ẤN In theo layer (nét in đã được định sẵn trong bảng layer properties manager) Ngoài ra ta có thể định nét trực tiếp trong quá trình vẽ (lúc này nét được định trực tiếp sẽ không theo bảng Layer properties hay nói cách khác việc định trực tiếp có hiệu lực hơn) In theo màu (để khỏi nhầm lẫn(*), ta chọn lineweight=default trong bảng layer) (*): Việc chọn hay không chọn lineweight sẽ không có tác dụng khi ta định nét trực tiếp trong bảng lệnh in. Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 12 – Hotline: 01233011860 6 Thông số lệnh in 1- Chọn máy in. 2- Chọn khổ giấy. 3- Chọn vùng in (cách in) 4- Tỉ lệ in, canh lề (Fit to paper để in phi tỉ lệ) 5- Hướng khổ giấy (đứng, ngang) 6- Mở bảng định nét in. 7- Chọn màu cho nét (in trắng đen thì ta chọn black) 8- Độ mờ của nét. 9- Định nét in. a- In theo layer, chọn là use object lineweight. b- In theo màu, chọn màu và chọn nét tương ứng. 10- Lưu thành file (.ctb) để sau này sử dụng lại hoặc đem ra tiệm in. 11- Lưu thiết lập áp dụng cho lệnh in tiếp theo trong cùng 1 file (khi ta nhấn lệnh in tiếp theo thì không cần thiết lập lại) Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc Chương 12 – Hotline: 01233011860 7 Chương 12.4: TỰ TẠO TÀI LIỆU 1- Sưu tầm các file triển khai để nghiên cứu (file đính kèm C12.4.1) 2- Sưu tầm các file ảnh nội ngoại thất công trình để nghiên cứu (file đính kèm C12.4.2) 3- Tạo file ý tưởng triển khai để làm việc (file đính kèm C12.4.3) 4- Sưu tầm các loại VLXD (file đính kèm C12.4.4) Chương 12.5: TỔNG KẾT KHÓA HỌC HVKT TỪ XA - Sau khi hoàn tất bài thực hành, các bạn đã có trong tay nghề HVKT. Tuy nhiên nghề nào cũng vậy, chúng ta phải: 1- Thường xuyên trao dồi kiến thức nghề bằng cách đi thực tế công trường, tiếp xúc nhiều KTS, thợ thi công, cửa hàng VLXD. 2- Luyện kỹ năng vẽ bằng cách vẽ càng nhiều càng tốt. (tối thiểu: 4h/ngày) 3- Tăng vốn kinh nghiệm làm việc bằng cách làm nhiều loại công trình khác nhau. * 3 yếu tố trên sẽ khẳng định mức lương của các bạn. Đó cũng là lý do chênh lệch mức lương của các HVKT. Hết Chương 12 Cảm ơn các bạn đã tham gia khóa học. Trong quá trình làm việc các bạn gặp khó khăn gì về nghề HVKT thì gửi vào mail truongthehiep1980@gmail.com nhé!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_day_nghe_hoa_vien_kien_truc_2014_8429.pdf