Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn thực hành vận hành máy tàu

HOẠT ĐỘNG 3 - RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Thực hành thao tác công việc chăm sóc bảo quản hàng ngày - Thực hành thao tác công việc chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác - Thực hành thao tác công việc chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa - Thực hành thao tác công việc chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày - Thực hành quy trình thứ tự tháo động cơ - Thực hành quy trình thứ tự nắp ráp động cơ - Thực hành chạy thử động cơ khi mới sửa chữa ra CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Hãy cho biết công việc cần làm chăm sóc bảo quản hàng ngày? 2. Hãy cho biết công việc chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác? 3. Hãy cho biết công việc chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa? 4. Hãy cho biết công việc chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày? 5. Thứ tự nói quy trình nắp ráp động cơ và chạy thử dộng cơ khi mới sửa chữa ra ?

doc122 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn thực hành vận hành máy tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p hút, thoát nhiên liệu cho chế độ chạy tiến và ngược lại. Giữa cam tiến và cam lùi làm liền với nhau và có mặt vát để dịch chuyển. Giả sử khi động cơ đang chạy tiến, muốn chạy lùi, trước hết phải cho dừng động cơ. Sau đó mở van đảo chiều về vị trí lùi. Mở van bình khí làm cho không khí nén đến van phân phối, qua van đi đến bính dầu nhờn lùi. Khí nén dầu nhờn đẩy piston của cơ cấu đảo chiều dịch chuyển làm trục cam di động theo chiều dọc trục. Các vấu cam lùi được tiếp xúc với các cơ cấu truyền động để khống chế các xupáp, các bơm cao áp. Đồng thời các vấu cam khởi động ở chế độ chạy lùi cũng được nằm ở vị trí làm việc. Khi trục cam nằm ở vị trí mới, mở van khởi động, động cơ sẽ được khởi động và trục khuỷu của động cơ sẽ quay ngược lại với chiều quay khi chạy tiến + Nguyên lý đảo chiều động cơ NVD: Khi ta đưa vô lăng về vị trí đảo chiều (tiến hoặc lùi). Cam đảo chiều sẽ tác động vào van (11) bên trái hoặc bên phải mở thông đường gió, đồng thời van khởi động vẫn ở vị trí tĩnh (mở). Gió từ bình khí nén theo đường ống đến van khởi động chính (5) rồi theo đường giữa của van đến van (11) trái hoặc phải rồi tách thành hai đường: Một đường đến đóng các van trượt (7) và một đường đến bình dầu đệm (14) thông qua cơ cấu đảo chiều (13) dịch trục cam qua trái hoặc phải đến hết tầm Đồng thời thông gió đến van (11), có một đường khác tách lên qua van (10) đến tác động vào piston của van khởi động chính ở phần trên đẩy xuống thông đường gió từ xilanh ra ngoài. Quá trình đảo chiều kết thúc H 09 – 4 Hệ thống đảo chiều trực tiếp bằng khí nén động cơ NVD 1 – Bình khí nén, 2- Máy nén, 3- Trục cơ, 4-Trục cam, 5 –Van khởi động chính 6 - Van cáp gió, 7 – Van cấp gió đảo chiều, 8 –10 - Van khởi động, 9 – Bàn điều khiển, 9.1 - Cam khởi động tại vị trí khởi động, 9.2 – Cam đảo chiều tại vị tr1 dừng, 9.3 – Tay quay vị trí khởi động 11- Van cấp gió đảo chiều, 12 - Van quá tải cho van đảo chiều 13 – Cơ cấu đảo chiều, 14 - Dầu đệm đảo chiều, 15 – Van tự đóng, 16 – Đồng hồ áp lực B - Đảo chiều gián tiếp Bộ ly hợp giảm tốc đảo chiều để nối động cơ điesel với trục chân vịt. Bộ giảm tốc đảo chiều dùng để giảm bớt số vòng quay của trục chân vịt so với vòng quay của trục khuỷu, thay đổi chiều quay trục chân vịt mà không thay đổi chiều quay trục khuỷu, nối và tách giữa trục khuỷu và trục chân vịt. Những bộ giảm tốc – đảo chiều có tỷ số truyền khác nhau nhưng về nguyên tắc hoạt động giống nhau. Tỷ số truyền chạy tiến lùi được ghi trên bảng chỉ dẫn của bộ giảm tốc – đảo chiều và ghi trong lý lịch động cơ Có hai loại giảm tốc đảo chiều là ly hợp ma sát và bộ giảm tốc đảo chiều thủy lực: + Hộp đảo chiều giảm tốc có bộ ly hợp ma sát Thiết bị này có hai phần chính: Phần đảo chiều và phần giảm tốc. Cả hai phần lắp trong vỏ đúc, trong đó có cả răng tiến, lùi. Phần đảo chiều gồm tang trống nối tiếp với bánh đà, trong tang trống có đĩa ép và các đĩa ma sát tiến lùi, các bộ phận đăt lực nén Phần giảm tốc gồm các bánh răng tiến, lùi, trục giảm tốc cùng với mặt bích để nối với hệ trục truyền tải cho chân vịt H 09 - 5 Hộp số đảo chiều ma sát Tang trống được bắt nối với bánh đà bằng các bulông. Vì vậy khi bánh đà quay sẽ làm tang trống, đĩa ép, đĩa ma sát và các bộ phận đặt lực nén quay theo. Đĩa ép di động về phía trước, sau theo chiều dọc nhờ các thanh truyền lực . Các thanh truyền lực nối khớp với những tai khuỷu, trên mỗi tai có bộ phận đặt lực nén. Đĩa ma sát được gắn liền với trục bánh răng lùi và đặt giữa mặt bích của tang trống với đĩa ép. Đĩa ép ma sát gắn liền với trục rỗng, bánh răng tiến và đặt giữa mặt bích tang trống và đĩa ép Con trượt dịch chuyển về phía trước và phía sau bởi cần bẩy (tay đảo chiều). Tao ra một độ nghiêng ở những bộ phận đặt lực nén, từ đó những con lăn tỳ vào tai khủyu và tác dụng lực đẩy lò so vào đó. Dưới tác dụng của lò so, các tay khủyu quay, kéo theo các thanh truyền lực, lúc này đĩa ép đổi chỗ, áp chặt một trong hai đĩa ma sát làm cho trục bánh răng tiến hoặc lùi quay theo bánh đà Bánh răng tiến đặt trên trục tiến, thường xuyên ăn khớp với bánh răng trên trục giảm tốc. Trục giảm tốc nhận lực quay và truyền lực đó cho chân vịt + Thiết bị giảm tốc đảo chiều thủy lực Trên trục chủ động của bộ giảm tốc có bánh răng hai hàng ăn khớp với khớp nối bánh răng di động và tới ba cặp bánh răng hành tinh. Chuyển động quay từ trục khủyu được truyền tới trục chân vịt bằng bánh răng đệm và các bánh răng hành tinh. Mỗi cặp trong ba cặp bánh răng hành tinh vào ăn khớp với vành bánh răng. Vành răng này nối với trục bị động qua đường tâm. Bánh răng ăn khớp với bánh răng trung tâm. Bánh răng trung tâm ăn khớp với khớp nối và puli H 09 - 6 Hộp số đảo chiều thủy lực Để hoạt động tiến puli được hãm lại nhờ các guốc phanh đặc biệt điều khiển bằng thủy lực, còn bánh răng trung tâm thì ngừng quay. Bánh răng hai hàng truyền chuyển động quay cho các bánh răng hành tinh thông qua bánh răng đệm nhờ có các trục mà nó làm cho các vành bánh răng chuyển động quay tự do và bánh răng quay quanh bánh răng trung tâm đã bị hãm Trục bị động quay về phía trục chủ động với tỷ số truyền 1/2. Khi chạy không tải, các guốc phanh được các lò xo nới ra. Chuyển động quay của trục chủ động truyền sang cho vành bánh răng, bánh răng trung tâm và puli hãm trong khi các trục của bộ phận truyền chuyển động hành tinh cố định, điều này loại trừ việc truyền chuyển động quay từ động cơ tới trục chân vịt bị động Trong thời gian đảo chiều, vành bánh răng được các guốc phanh hãm lại và bộ bánh răng hành tinh lăn theo bề mặt trong của vành bánh răng với tỷ số truyền 1/2 theo hướng ngược với chuyển động quay của trục chủ động Chuyển động quay của bộ truyền động hành tinh truyền đến cho trục chân vịt qua các trục bánh răng Các guốc phanh điều khiển bằng dầu nhờn nhờ có các van trượt chuyển đổi C - Vận hành và bảo quản hệ thống Vận hành hệ thống đảo chiều tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi các động tác phải dứt khoát và đúng thao tác. - Đối với đảo chiều trực tiếp trục khuỷu thường sử dụng khí nén do vậy cần thao tác nhịp nhàng chính xác tránh hao tổn nhiều khí nén. Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết trong hệ thống đảm bảo hoạt động tốt trong mọi tình huống - Khi sử dụng bộ giảm tốc đảo chiều phải chú ý các điều kiện sau: Khi nhập số tiến hay lùi phải dứt khoát không nửa chừng như thế sẽ mau mòn đĩa bố Trước khi nhập số phải được giảm vòng quay tới mức tối thiểu mà khi nhập số động cơ không bị tắt Khi đảo chiều thì hệ trục lai chân vịt phải bảo đảm đã có số vòng quay thấp nhất tránh còn vòng quay lớn sẽ gây có tiếng kêu va đập của các bánh răng với nhau dẫn tới hư các răng D – Những sự cố thường gặp trong vận hành hệ thống đảo chiều + Sự cố khi đảo chiều trực tiếp trục khuỷu - Khí nén trong bình khí nén không đủ - Chưa mở các van trên bình khí nén - Một vài van trượt của bộ phận phân phối bị kẹt - Trục cam của bộ phận phân phối bị kẹt - Xupáp khởi động của một vài xi lanh bị kẹt ở vị trí mở - Trục khuỷu hoặc xupáp không đặt đúng với vị trí khởi động hoặc pha phân phối khí của nhà chế tạo + Sự cố khi đảo chiều bằng giảm tốc đảo chiều - Không đủ dầu trong két, áp suất dầu không đủ - Nhiệt độ dầu trong két vượt quá mức giới hạn - Không khí, nước có lẫn trong hệ thống - Bơm dầu hoặc van điều khiển bị mòn - Bầu lọc dầu bị bẩn - Các bộ phận của trục truyền động giảm tốc đảo chiều bị cong vênh - Lớp ma sát của đĩa khớp ly hợp bị mòn - Đĩa ma sát bị dính dầu mỡ - Lò so của khớp bị gãy II - TRÌNH DIỄN VÀ THAO TÁC MẪU - Giới thiệu các phương pháp khởi động động cơ - Hướng dẫn tìm hiểu vị trí, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng khí nén - Hướng dẫn tìm hiểu vị trí, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện - Thao tác các công việc chuẩn bị khởi động và thao tác các phương pháp khởi động động cơ - Hướng dẫn tìm hiểu các nguyên nhân hư hỏng và sự cố thường gặp trong hệ thống khởi động động bằng khí nén và khởi động bằng điện - Hướng dẫn tìm hiểu các phương pháp đảo chiều cho động cơ - Chỉ dẫn tìm hiểu vị trí, công dụng, cấu tạo, nguyên lý từng phương pháp đảo chiều động cơ - Thao tác các công việc chuẩn bị đảo chiều và đảo chiều động cơ - Thực hành công việc bảo quản, bảo dưỡng hệ thống đảo chiều - Chỉ dẫn tìm hiểu nguyên nhân và sự cố thường gặp khi hệ thống đảo chiều làm việc HOẠT ĐỘNG 3 - RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Thực hành thao tác các phương pháp khởi động động cơ - Tìm hiểu công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng khí nén - Tìm hiểu công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện - Tìm hiểu những nguyên nhân hư hỏng và sự cố thường gặp trong hệ thống khởi động động bằng khí nén và khởi động bằng điện - Thực hành thao tác các phương pháp đảo chiều động cơ - Tìm hiểu công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống đảo chiều động cơ trực tiếp trục khuỷu cho động cơ - Tìm hiểu công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống đảo chiều động cơ gián tiếp bằng thủy lực - Tìm hiểu công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống đảo chiều động cơ gián tiếp bằng hộp số ma sát - Thực hành thao tác đảo chiều trực tiếp truc khuỷu cho động cơ - Thực hành thao tác đảo chiều gián tiếp bằng hộp số - Thực hành những công việc chuẩn bị đưa hệ thống đảo chiều trực tiếp truc khuỷu cho động cơ vào khai thác - Thực hành công việc bảo quản, bảo dưỡng hệ thống đảo chiều trực tiếp truc khuỷu cho động cơ - Tìm những sự cố thường gặp khi hệ thống đảo chiều trực tiếp truc khuỷu cho động cơ hoạt động - Thực hành công việc bảo quản, bảo dưỡng hệ thống đảo chiều gián tiếp cho động cơ bằng hộp số - Tìm những sự cố thường gặp khi hệ thống đảo chiều gián tiếp bằng hộp số cho động cơ hoạt động CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1 - Hãy nêu những phương pháp khởi động động cơ thường dùng cho tàu thủy ? - Hãy cho biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng khí nén? - Hãy cho biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện ? - Cho biết những sự cố thường gặp trong hệ thống khởi động bằng khí nén và khởi động bằng điện? - Hãy nêu các phương pháp đảo chiều động cơ tàu thủy? - Hãy nêu cấu tạo, nguyên lý đảo chiều trực tiếp truc khuỷu cho động cơ? - Hãy nêu cấu tạo, nguyên lý đảo chiều gián tiếp bằng hộp số giảm tốc thủy lực cho động cơ ? - Hãy nêu cấu tạo, nguyên lý đảo chiều gián tiếp bằng hộp số giảm tốc ma sát cho động cơ ? - Nêu những công việc phải làm trước khi vận hành hệ thống đảo chiều cho động cơ và công việc bảo quản bảo dưỡng thường xuyên? - Nêu những sự cố thường gặp khi hệ thống đảo chiều trực tiếp truc khuỷu cho động cơ hoạt động? - Nêu những sự cố thường gặp khi hệ thống đảo chiều gián tiếp bằng hộp số giảm tốc cho động cơ hoạt động NỘI DUNG PHIẾU `KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Bài: Hệ thống khởi động và đảo chiều cho động cơ Mã bài: 15 - 09 Họ và tên của học viên : STT Nội dung kiểm tra đánh giá Số liệu kiểm tra Yêu cầu kỹ thuật Đánh giá sinh viên ( Trình bày, thao tác , tìm hiểu sử lý ) Đạt Không đạt Các phương pháp khởi động động cơ và công việc chuẩn bị khởi động và thao tác các phương pháp khởi động động cơ Vị trí công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng khí nén Vị trí công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện Những nguyên nhân hư hỏng và sự cố thường gặp trong hệ thống khởi động bằng khí nén và khởi động bằng điện Các phương pháp đảo chiều động cơ và công việc trước khi đảo chiều động cơ Vị trí công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống đảo chiều động cơ gián tiếp bằng hộp số thủy lực Vị trí công dụng, vị trí, cấu tạo các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống đảo chiều động cơ gián tiếp bằng hộp số ma sát Những công việc phải làm trước khi vận hành hệ thống đảo chiều cho động cơ và công việc bảo quản bảo dưỡng thường xuyên Những sự cố thường gặp khi hệ thống đảo chiều trực tiếp truc khuỷu cho động cơ hoạt động Những sự cố thường gặp khi hệ thống đảo chiều gián tiếp bằng hộp số giảm tốc cho động cơ hoạt động Bài 10 HỆ THỐNG TRUC CHÂN VỊT TÀU THỦY Mã bài 15 - 10 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài học này học viên sẽ nắm vững: - Chi tiết kết cấu, hoạt động của hệ thống trục chân vịt tàu thủy - Biết khai thác, chăm sóc bảo quản bảo dưỡng và phát hiện nguyên nhân hư hỏng và khắc phục đơn giản của hệ thống NỘI DUNG CHÍNH : - Kết cấu , nguyên lý làm việc của hệ thống trục chân vịt - Vận hành bảo quản và những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 – NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - Nghiên cứu tìm hiểu công dụng, vị trí, kết cấu các chi tiết của hệ thống trục chân vịt . - Nghiên cứu tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống trục chân vịt - Nghiên cứu tìm hiểu công việc chuẩn bị đưa hệ thống vào làm việc - Nghiên cứu tìm hiểu vận hành, bảo quản và bảo dưỡng - Nghiên cứu tìm hiểu những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động Các tài liệu nghiên cứu tìm tại các cuốn lý thuyết máy và thực hành vận hành động cơ HOẠT ĐỘNG 2 – NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Để mô men quay (công suất) từ động cơ chính đến hệ trục (các bộ phận dẫn tiến), cũng như để tiếp nhận áp lực đẩy do hệ trục sinh ra và truyền tới thân tàu. Người ta sử dụng hệ thống trục tàu thủy. Trục chân vịt được nối trực tiếp và gián tiếp với trục của động cơ phần cuối có ráp chân vịt. Trong kiểu nối trực tiếp, trục động cơ nối ngay với trục chân vịt gồm một khớp nối cứng hoặc đàn hồi.Việc nối gián tiếp được thực hiện bằng bộ truyền động cơ giới. Trong truyền động cơ giới, người ta sử dụng bộ truyền động bánh răng truyền lực từ động cơ đến cho trục chân vịt có tốc độ quay thấp hơn so với trục động cơ. Cụm quan trọng của hệ thống trục là thiết bị đặt trục, nó dùng để đỡ trục chân vịt và để bịt kín chỗ trục chân vịt ra khỏi thân tàu (cụm này còn được gọi là ống bao trục chân vịt). Trục chân vịt đi qua cụm này gọi là ống bao và được đỡ bằng ổ trục đặt ở bên trong ống. Ồ trục thường làm bằng đồng thau, hai đầu có hai mặt bích ép vào. Phần đỡ còn có thể làm bằng gỗ, ba bít, cao su. Các ổ trục được bôi trơn bằng nước ngấm vào. Đầu trước của ống có lắp vòng bít, bên trong được quấn bằng các sợi trết và được mặt bích ép chặt vào, vòng bít không cho nước thấm vào trong tàu. Hiện nay đa phần các phương tiện đều sử dụng bạc cao xu làm ổ trục Một số phương tiện có hệ trục chân vịt dài còn ráp thêm một hoặc hai ổ đỡ trục bằng đồng và được bôi trơn bằng dầu nhờn hoặc mỡ 1 - Kết cấu và nguyên lý hệ trục chân vịt H 10 - 11 Chi tiết nhông hộp số thuỷ lực và hệ trục chân vịt và chân vịt A – Ông bao trục chân vịt: Ống bao trục chân vịt được đặt từ vách kín nước sau cùng đến cột sống đuôi tàu. Ống bao trục chân vịt một mặt bảo vệ trục chân vịt, mặt khác trên đó còn đặt các gối đỡ trục chân vịt ( Bac trục) Chịu tải khá phức tạp và lớn. Kết cấu gồm hai đầu là hai ống thép dày được gắn hai bạc ở giữa là một ống thép thẳng tùy theo chiều dài của trục chân vịt và tùy theo loại phương tiện B – Trục Hệ trục tàu thủy có nhiều đoạn ghép với nhau nhằm tryuền mô men từ động cơ đến chân vịt. Một hệ trục đầy đủ gồm các đoạn trục sau: - Trục chân vịt là đoạn trục lắp phía đuôi tàu một đầu trục có hình côn và chốt dùng để lắp chân vị, phía ngoài là đầu để ráp đai ốc chân vịt. Phía đầu trên là lắp mặt bích nối có thể gắn với trục trung gian hoặc với thiết bị giảm tốc đảo chiều. Ơ giữa trục có hai cổ trục được đỡ bằng hai bạc trong và ngoài - Trục trung gian là trục nối giữa trục chân vịt với trục đẩy hai đầu là hai mặt bích nốimột đầu là bích liền còn một đầu cũng gắn bích nối . Ơ giữa có một cổ trục hoăc hai cổ trục tùy theo độ dài của trục - Trục đẩy thường có kết cấu đơn giản và ngắn. Một đầu dùng bích nối với trục động cơ hoặc hộp đảo chiều còn đầu kia gắn với trục trung gian hoặc trục chân vịt. Trên trục đẩy có vòng lực đẩy (vai trục) để truyền lực đẩy của chân vịt vào thân tàu và triệt tiêu lực dọc trục tác động vào truc động cơ . C – Chân vịt Chân vịt là thiết bị tiếp nhận mô men quay tạo ra lực đẩy tàu chuyển động. Chân vịt được chế tạo bằng thép hoặc bằng đồng. Tùy theo từng loại động cơ, vỏ tàu và công dụng để chế tạo độ xoắn cánh, đường kính và số cánh khác nhau. Tùy theo sự thay đổi bước xoắn của cánh mà được chia thành hai loại là Chân vịt có bước cố định và chân vịt biến bươc. D – Gối đỡ trục ( Bạc ) - Gối trục đẩy (Gối chặn) có tác dụng tiếp nhận lực đẩy của chân vịt truyền cho thân tàu để tàu chuyển động. Chộng lực dọc trục tác động vào động cơ. Gối trục đẩy có vòng chặn và gối trục đẩy kiểu ổ bi đỡ - Gối trục trung gian là kiểu gối trượt do đó về kết cấu và vật liệu chế tao tương tự như bệ đỡ trục khuỷu - Gối đỡ trục chân vịt (Bạc trục) thường được chế tạo bằng đồng thau , gỗ hoặc bằng cao xu. Hiện nay phổ biến là ruột gối là cao xu bên ngoài được bọc một lớp kim loại. Gối đỡ thường được chia ra gối đỡ trước và gối đỡ sau và thường gối đỡ sau dài hơn gối đỡ trước Để khi trục chân vịt quay, nước bên ngoài tàu không vào bên trong tàu người ta dùng các vòng sợi trết làm kín và có thêm một bạc chặn trết phía trong của gối trục trước. H10 – 2 Goái ñôõ truïc ( Baïc truïc) H 10 – 3 Ống bao và trục chân vịt 2- Vận hành và bảo quản - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra mức bôi trơn của các gối đỡ hệ trục chân vịt kiểm tra sự đồng tâm của hệ trục và các bulông nối trục. - Đối với ống bao có bạc đỡ bằng cao su thường làm trơn và làm mát bằng nước của máy chính. Khi động cơ làm việc nước làm mát ngoài sẽ trích một đường nhỏ đưa vào bạc trước cho nên khi tàu hoạt động ta thường nới lỏng mặt bích nén trết để nước vào bạc trước, khi tàu dừng lại thì ta xiết lại cho kín nước. Còn bạc sau khi trục chân vịt quay nước sẽ tự vào làm mát cho bạc - Đối với gối đỡ trục bằng đồng thau được bố trí một bơm mỡ chung cho hai bạc khi bơm mỡ đi theo hai ống dẫn đưa vào bạc trước và sau cho nên thường xuyên bơm mỡ pha với dầu nhờn theo đường ống để bôi trơn cả gối trong và gối ngoài. Với loại bạc này khi tắt động cơ truc chân vịt không hoạt động ta thường bơm mỡ vào hai bạc để làm kín nước - Trong quá trình tàu hoạt động chân vịt có thể bị va chạm cánh chân vịt sẽ bị mẻ, cong cánh hoặc bị dãn và bị xâm thực cánh cho nên đến định kỳ trên đà phải kiểm tra cân chỉnh hàn bù cho đủ lực quay của chân vịt 3 - Những sự cố thường gặp khi khai thác Khi khai thác hệ trục, ống bao và chân vịt thường phổ biến những sự cố : - Cánh chân vịt bị mẻ, gãy - Mất đai ốc chân vịt - Chân vịt bị rơi mất - Trục chân vịt bị gãy - Trục chân vịt bị mòn ở hai ổ đỡ trục - Gối đỡ ( bạc ) bị mòn - Chốt cavét ở hai đầu trục bị mòn II - TRÌNH DIỄN VÀ THAO TÁC MẪU Hướng dẫn tìm hiểu vị trí, công dụng, kết cấu các chi tiết của hệ trục, chân vịt và gối đỡ, bích nén trết. Hướng dẫn tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống trục chân vịt Thực hành công việc chuẩn bị vận hành và công việc bảo quản Hướng dẫn tìm hiểu những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động HOẠT ĐỘNG 3 - RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Thực hành tìm hiểu công dụng, vị trí, kết cấu các chi tiết của hệ thống trục chân vịt . - Thực hành tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống trục chân vịt - Thao tác vận hành bảo quản và bảo dưỡng và chuẩn bị đưa hệ thống vào làm việc - Thực hành tìm hiểu những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động CÂU HỎI ÔN TẬP 1- Nêu vị trí , kết cấu ,công dụng các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống trục chân vịt ? Hãy cho biết những công việc vận hành bảo quản và bảo dưỡng của hệ thống trục chân vịt? Nêu những nguyên nhân sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động? NỘI DUNG PHIẾU `KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Bài Hệ thống trục chân vịt tàu thủy Mã bài: 15 - 10 Họ và tên của học viên : STT Nội dung kiểm tra đánh giá Số liệu kiểm tra Yêu cầu kỹ thuật Đánh giá sinh viên ( Trình bày, thao tác , tìm hiểu sử lý ) Đạt Không đạt Vị trí , kết cấu ,công dụng các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống trục chân vịt Những công việc vận hành bảo quản và bảo dưỡng của hệ thống trục chân vịt Những nguyên nhân sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động Bài 11 HỆ THỐNG ĐIỆN TÀU THỦY Mã bài 15 - 11 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài học này học viên sẽ nắm vững: - Vị trí , kết cấu ,công dụng các chi tiết hoạt động của hệ thống điện tàu thủy - Biết khai thác, chăm sóc bảo quản bảo dưỡng và phát hiện nguyên nhân hư hỏng và khắc phục đơn giản của hệ thống NỘI DUNG CHÍNH: - Vị trí , kết cấu ,công dụng các chi tiết , nguyên lý làm việc của hệ thống điện tàu thủy - Vận hành bảo quản và những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 – NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - Nghiên cứu tìm hiểu vị trí , kết cấu ,công dụng cấu tạo các chi tiết trong hệ thống điện - Nghiên cứu nguyên lý làm việc của các chi tiết trên hệ thống điện tàu thủy - Nghiên cứu những công việc vận hành, bảo quản, bảo dưỡng và đưa điện bờ xuống tàu - Nghiên cứu những hiện tượng , nguyên nhân, sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động Các tài liệu nghiên cứu tìm tại các cuốn lý thuyết điện tàu thuỷ HOẠT ĐỘNG 2 – NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU I - GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Hiện nay một số phương tiện thủy nội địa Việt nam trang bị các thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của ngành vận tải thủy . Vì vậy hệ thống điện tàu thủy hiện nay được bố trí hai hệ thống điện 220V và 24 V - Nguồn điện 220V là nguồn điện lấy từ máy phát soay chiều lắp dưới tàu và nguồn điện lấy từ mạng điện bờ qua cầu dao điện bờ - Cung cấp dòng điện một chiều thấp áp 24V cho các thiết bị điện trên tàu thủy. Hệ thống có hai nguồn cung cấp là ắc quy và máy phát điện một chiều (đinamô) nối song song với nhau để cùng cung cấp điện cho phụ tải. Phụ tải trên tàu gồm động cơ khởi động cho các động cơ, hệ thống ánh sáng và còi, pha ngoài ra còn các bô chỉnh lưu, tiết chế. Khi động cơ chưa hoạt động hoặc chạy ở vòng quay thấp, máy phát không có điện áp hoặc có điện áp thấp hơn điện áp ắc quy thì ắc quy là nguồn cung cấp điện cho hệ thống. Lúc đó không có dòng điện phóng từ ắc quy sang máy phát vì trong máy phát điện có bộ chỉnh lưu (hoặc bộ tiết chế) giữ vai trò khoá điện ngăn không cho dòng điện đi từ ắc quy ngược vào máy phát. Khi điện áp do máy phát vượt quá điện áp ắc quy thì máy phát chịu trách nhiệm cấp điện năng cho toàn hệ thống 1 - Các thiết bị trong hệ thống khởi động và nạp điện H11 – 1 H ệ thống khởi động và nạp điện A- Máy phát điện một chiều Máy phát điện một chiều (đinamô) có nhiệm vụ chuyển biến cơ năng do động cơ cung cấp thành điện năng với dòng điện một chiều thấp áp ổn định cung cấp cho các nhu cầu cấp điện toàn tàu như để nạp điện cho bộ ác quy và cung cáp dòng điện cho các đèn chiếu sáng nơi làm việc của động cơ. Máy phát điện dưới tàu thường sử dụng là 24V -1200 dến 1500 w B -Bộ điều chỉnh trong máy phát một chiều Bộ điều chỉnh của máy phát gồm ba phần: bộ hạn chế điện áp, bộ hạn chế cường độ dòng điện và bộ ngăn dòng điện ngược vào máy phát C - Động cơ điện khởi động Động cơ điện để khởi động động cơ điesel vừa thuận tiện, nhanh chóng lại có khả năng lặp đi lặp lại nhiều lần cho nên các loại động cơ tàu thủy cỡ nhỏ thường dùng động cơ điện khởi động. Động cơ điện chỉ được làm việc trong thời gian ngắn từ 5 giây trở xuống, do bộ ắc quy cung cấp năng lượng. Bộ khởi động là một động cơ điện một chiều, kích thích nối tiếp . Bộ khởi động thuộc kiểu chắn nước và bụi dẫn động bằng quán tính hoặc cần gạt . D - Bình Ac quy Ac quy là nguồn cấp điện khi động cơ chưa hoạt động. Chế độ khởi động động cơ điesel là chế độ làm việc nặng nề nhất đối với ác quy dưới tàu. Vì vậy ắc quy dùng cho động cơ điese thường là bình ắc quy 12V - 200A được đấu nối tiếp thành từng nhóm để dùng cho khởi động và chiếu sáng H 11 – 1 Sô ñoà heä thoáng ñieän aùnh saùng 1- Baûng tap loâ ñieän buoàng laùi 8 - AÙnh saùng ñeøn muõi taøu 2 -AÙnh saùng buoàng maùy 9 – Ñeøn caùbin 3 -AÙnh saùng phoøng nguû 10 - Ñeøn beáp 4 -AÙnh saùng maïn taøu xanh ñoû 11- Ñeøn nhaø veä sinh 5- AÙnh saùng ñeøn haønh trình 12 – Chuoâng 6- AÙnh saùng ñeøn neo 13 – Coøi 7- Aùnh saùng ñeøn sau laùi 3- Sô ñoà maïng ñieän döôùi taøu 4 – Sử dụng và chăm sóc hệ thống A - Chăm sóc nguồn năng lượng - Chăm sóc máy phát ( Đi na mô) + Thường xuyên vệ sinh sạch các bề mặt của máy phát + Các dây dẫn phải bắt chặt, tiếp xúc tốt. Bắt chặt các mối bắt dây trong hệ thống nạp và đầu trụ cực acquy và các đầu dây bắt mát ra vỏ tàu + Hàng tuần phải tra dầu vào bạc đỡ ổ trục + Chổi than mòn quá 1/3 chiều cao phải thay mới, bề mặt tiếp xúc với cổ góp phải đạt 75% trở lên + Không được để dầu, nước bắn vào chổi than ,cổ góp hoặc các cuộn dây của máy + Khi động cơ hoạt động cần chú ý dòng điện nạp không được náp với dòng điện lớn hoặc để dây curoa quá căng., + Khi đã ngừng động cơ cần phải ngắt cầu dao xạc - Chăm sóc động cơ khởi động ( Đề ma rơ) + Đối với động cơ điện chăm sóc bảo quản cũng như máy phát điện + Động cơ khởi động cho động cơ Diesel là cần dòng điện lớn khi khởi động cho nên trước khi khởi động cần kiểm tra dung lượng điện áp của tổ ác quy phải đảm bảo đủ. + Kiểm tra sự bắt chặt các đầu dây từ bình ác quy đến động cơ, động cơ điện phải đảm bảo trơn . + Nhấn nút khởi động từ 3 – 5 giây và chỉ được ấn 3 lần liên tiếp. Nếu động cơ không nổ phải ngừng 10 – 15 phút để tìm nguyên nhân rồi mới nhấn nút khởi động . + Thường xuyên vệ sinh và đảm bảo các má vít tiếp xúc tốt không để bị rỗ + Kiểm tra sự ra vào của bánh răng khởi động - Chăm sóc bảo quản Ac quy + Các đầu dây bắt trên trụ cực phải chặt và tiếp xúc tốt. + Bề mặt ác quy phải khô sạch. + Dung dịch luôn ngập các tấm bản cực từ 10 – 15 mm Nếu thời gian phương tiện nghỉ thời gian dài không sử dụng thì ta cần phải nạp cho ác quy no, lau sạch cất nơi khô ráo thoáng mát, hàng ngày phải nạp điện bổ xung + Khi nạp điện phải bảo đảm dòng điện nạp đúng quy định . Sau mỗi lần phóng phải nạp bổ xung. Nạp ácquy thật no mới đem sử dụng nhưng không nạp với thời gian quá dài + Khi phóng điện không phóng thời gian quá dài, dòng điện phóng không quá 1/10 dung lượng. Nếu phóng dòng điện lớn như khởi động động cơ thì một lần phóng từ 3 – 5 giây . Số lần phóng không qua 03 lần . Giữa 3 lần phóng liên tục phải có thời gian nghỉ để ácquy hạ thấp nhiệt độ B- Chăm sóc hệ thống mạng điện + Thường xuyên kiểm tra và xiết các mối bắt dây trong hệ thống điện + Thường xuyên lau chùi bề mặt các thiết bị điện + Thường xuyên kiểm tra và đổ nước đầy đủ cho các bình ăcquy + Thường xuyên tra thêm dầu mỡ vào các cơ cấu truyền động của động cơ điện và máy phát điện + Định kỳ 06 tháng một lần kiểm tra , bảo dưỡng, đánh bóng cổ góp và thay mới chổi than máy phát và động cơ điện + Định kỳ 06 tháng phải đánh sạch các mặt tiếp điểm của rơ le, câu dao , má vít + Định kỳ 12 tháng tiến hành kiểm tra cách điện và sấy tất cả các máy điện trên tàu C - Khi lấy điện bờ Khi đưa điện xoay chiều ba pha xuống dưới tàu bắt buộc về an toàn là phải bắt mát. Người trực tiếp đấu cấp nguồn phải là người có hiểu biết về mạng điện xoay chiều Nguồn điện bờ đưa xuống tàu phải được bắt qua hộp điện bờ là điểm nối duy nhất. Tuyệt đối không dùng qua bất cứ điểm nối nào khác Hộp điện bờ chỉ sử dụng khi tàu nằm bến và phải đảm bảo chắc chắn con tàu đã được cố định. Đảm bảo máy phát điện xoay chiều dưới tàu không còn hoạt động. Cầu dao máy phát đã ở vị trí OFF và CB hộp điện bờ trong trạng thái cắt ( OFF) - Khi đấu dây vào các trụ điện bờ các cầu dao tải phải cắt hết mới đấu đúng thứ tự các pha - Khi đấu dây xong tiến hành đóng cầu dao điện bờ , đóng CB trên hộp điện bờ xong mới đóng tải cho hệ thống điện tàu - Những sự cố thường gặp khi vận hành - Máy phát điện không nạp do mất từ dư - Khi nạp điện cho ăcquy máy phát điện quá nóng - Khi nạp điện cho ăcquy đồng ampe báo số 0 hoặc trị số nhỏ và lớn hơn định mức - Khi ấn nút khởi động động cơ không quay - Khi ấn nút động cơ khởi động quay nhưng bánh răng của động cơ cài vào bánh đà thì không quay nổi mát diesel - Động cơ bị chạm các cuộn dây hoặc bị chập - Khi khởi động động cơ nóng quá mức - Động cơ bị quá tải - Khi khởi động động cơ đã hoạt động mà bánh răng của động cơ khởi động không tách khỏi bánh đà - Ac quy bị sunfat hóa - Ac quy tự phóng hoặc bị chập II - TRÌNH DIỄN VÀ THAO TÁC MẪU - Chỉ dẫn các vị trí công dụng các chi tiết trong hệ thống điện dưới tàu - Chỉ dẫn nguyên lý làm việc của hệ thống điện tàu thủy - Thực hành thao tác công việc chuẩn bị đưa vào vận hành từng chi tiết Động cơ khởi động Máy phát điện Bình ắcquy Đưa điện bờ xuống tàu - Thực hành bảo quản, bảo dưỡng một số chi tiết của hệ thống - Chỉ dẫn tìm nguyên nhân và những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động HOẠT ĐỘNG 3- RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Thực hành tìm hiểu vị trí, công dụng , cấu tạo các chi tiết trong hệ thống điện dưới tàu - Thực hành tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống điện tàu thủy - Thực hành thao tác công việc chuẩn bị đưa vào vận hành từng chi tiết Động cơ khởi động Máy phát điện Bình ắcquy Đưa điện bờ xuống tàu - Thực hành bảo quản, bảo dưỡng một số chi tiết của hệ thống - Thực hành tìm hiểu nguyên nhân và những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1- Hãy nói vị trí công dụng cấu tạo các chi tiết trong hệ thống điện dưới tàu? 2- Cho biết nguyên lý làm việc của hệ thống điện tàu thủy? 3- Thực hành thao tác công việc chuẩn bị đưa vào vận hành từng chi tiết của hệ thống điện 4 - Thực hành bảo quản, bảo dưỡng một số chi tiết của hệ thống 5 - Hãy cho biết những sự cố thường gặp khi hệ thống hoạt động NỘI DUNG PHIẾU `KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Bài: Hệ thống điện tàu thủy Mã bài: 15 - 11 Họ và tên của học viên : STT Nội dung kiểm tra đánh giá Số liệu kiểm tra Yêu cầu kỹ thuật Đánh giá sinh viên (Trình bày, thao tác , tìm hiểu sử lý ) Đạt Không đạt Vị trí, công dụng , cấu tạo các chi tiết trong hệ thống điện dưới tàu Nguyên lý làm việc của hệ thống điện tàu thủy Những công việc bảo quản, bảo dưỡng một số chi tiết của hệ thống điện dưới tàu Những sự cố thường gặp khi hệ thống điện tàu thủy hoạt động Bài 12 BẢO QUẢN VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ Mã bài 15 - 12 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài học này học viên sẽ nắm vững: - Biết chăm sóc bảo quản bảo dưỡng động cơ theo định ky, thường xuyên - Biết quy trình thứ tự tháo ráp và chạy thử đông cơ NỘI DUNG CHÍNH : - Chăm sóc bảo quản hàng ngày - Chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác - Chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa - Chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày - Quy trình nắp ráp động cơ và chạy thử CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 – NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - Nghiên cứu công việc chăm sóc bảo quản hàng ngày - Nghiên cứu công việc chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác - Nghiên cứu công việc chăm chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa - Nghiên cứu công việc chăm chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày - Nghiên cứu quy trình tháo ráp động cơ và chạy thử Các tài liệu nghiên cứu tìm tại các cuốn lý thuyết máy và thực hành vận hành động cơ HOẠT ĐỘNG 2 – NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Động cơ điesel làm việc được tốt, chủ yếu là do thực hiện được đầy đủ các công việc chăm sóc kỹ thuật (bảo dưỡng kỹ thuật) hằng ngày và định kỳ. Khi động cơ làm việc có trục trặc gì thì phải khắc phục ngay. 1 - Chăm sóc kỹ thuật hàng ngày (hoặc đậu nghỉ). Trong thời gian động cơ hoạt động sau một ca máy hoặc sau một ngày hoạt động công tác bảo quản bảo dưỡng cần phải làm thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn và làm tăng độ tin cậy khi động cơ hoạt động, duy trì bên ngoài sạch sẽ và tra nhiên liệu, dầu mỡ, nước cho động cơ 1- Kiểm tra đủ dầu nhờn trong cacte hoặc két và thân bộ giảm tốc-đảo chiều của động cơ điesel. Xả hết cặn bẩn trong thùng dầu nhờn, bảo đảm trong thùng dầu nhờn không lẫn nước hay các mạt vụn kim loại. Nếu trong dầu nhờn có lẫn nước, thì phải xả hết dầu nhờn đó ra khỏi hệ thống bôi trơn và két hoặc cacte động cơ. Tìm nguyên nhân nước lẫn vào dầu nhờn và khắc phục nguyên nhân, xong mới cho dầu nhờn mới vào hệ thống. Nếu có mạt vụn kim loại, thì phải tìm nguyên nhân và khắc phục. 2- Kiểm tra đủ nước làm mát trong hệ thống làm mát, đủ nhiên liệu trong két trực nhật, Kiểm tra độ nhanh nhạy của cần điều khiển tốc độ, Xả hết cặn bẩn trong két nhiên liệu. 3- Kiểm tra tình trạng ăc quy hoặc hệ thống gió khởi động, các mối nối giữa bộ lọc không khí và bầu góp khí hút và hệ thống khí thoát 4- Kiểm tra độ căng của dây curoa hoặc các thiết bị lai dẫn động cho các bơm nước và đinamô phát điện 5- Kiểm tra độ bắt chặt của các bơm, bầu lọc, đinamô phát điện, bộ khởi động và các nắp của bộ giảm tốc, đảo chiều. Độ kín khít của nắp miệng rót dầu, dầu nhờn, nước, sinh hàn dầu nhờn, nước. 6 - Kiểm tra xem các đường ống của hệ thống làm mát, bôi trơn và cung cấp nhiên liệu có chỗ nào rò rỉ không. Kiểm tra độ bắt chặt của các dây dẫn điện, độ bắt chặt của động cơ điesel và xem xét lại cơ cấu khởi động bằng điện hoặc khí nén, bảo đảm đủ khí nén trong bình và điện áp để khởi động hay không. Lau chùi bên ngoài động cơ và các bộ phận, các mặt phụ lắp bên ngoài động cơ và các đường ống, tra dầu mỡ vào thân bộ ly hợp giảm tốc-đảo chiều 7- Kiểm tra các ổ bạc đạn (vòng bi)và bơm mỡ đầy đủ vào các ổ bạc đỡ của các chi tiết 8- Kiểm tra các thiết bị đồng hồ đo lường còn đảm bảo hoạt động tốt và chính xác không nếu có hư hỏng phải sửa chữa và thay thế Nếu thấy hỏng hóc gì thì phải khắc phục ngay trước khi khởi động động cơ lần tiếp theo, Phải thường xuyên bảo đảm các chi tiết của động cơ không bị ăn mòn cũng như phải giữ động cơ luôn luôn sẵn sàng hoạt động Sau khi khởi động động cơ, kiểm tra xem có rò rỉ trong hệ thống nước làm mát; xem các mối nối hệ thống khi xả có bảo đảm kín khít không; xem các trang thiết bị đo lường có làm việc đều đặn không; xem có rung động mạnh sau khi cho động cơ chịu tải không 2 - Chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác (100 giờ đến 500 giờ) Chăm sóc kỹ thuật gồm các công việc chăm sóc hằng ngày và thêm các việc sau đây: 1- Kiểm tra độ bắt chặt của động cơ điesel và các thiết bị, giữa động cơ với bệ máy 2- Cọ rửa bầu lọc dầu nhờn sau 100 giờ (chăm sóc hệ thống bôi trơn két dầu nhờn, sinh hàn dầu nhờn hoặc hệ thống đường ống của thiết bị làm mát dầu nhờn, các đường ống bên ngoài sau 200giờ trở lên ).. 3- Kiểm tra độ bắt chặt của thân bộ dẫn động bơm nhiên liệu và đinamô phát điện. Kiểm tra góc phun sớm nhiên liệu, căn cứ vào vị trí của dấu hiệu trên mặt bích dẫn động, so với các khắc vạch trên vành đĩa cam của khớp dẫn động bơm cao áp. 4- Rót thêm dầu nhờn vào thân bộ điều tốc cho đến lỗ kiểm tra. Rót vào bơm cao áp một ít dầu nhờn để bôi trơn. Nên rót thêm nhớt vào thân bơm, sau 50 giờ làm việc của động cơ. 5- Tháo bầu lọc không khí và cọ rửa cho sạch hết bụi bẩn; tẩm dầu nhờn cho búi (bối) dây thép; lắp ráp bầu lọc không khi và đặt vào chỗ cũ. 6- Kiểm tra điện áp của ăcquy, mức và tỉ trọng của dung dịch điện phân. 7- Xem xét bề mặt lắp ghép của nắp xilanh với áo xilanh, lỗ kiểm tra của áo xilanh, thân bơm nước ngoài mạn tàu. 8- Cho dầu nhờn, mỡ và các ổ bạc đạn(vòng bi), các gối của trục chạy tiến và trục quay lùi bộ giảm tốc-đảo chiều. Kiểm tra tình trạng các lò xo, các khớp, các thanh, các cam điều khiển khớp ly hợp-đảo chiều; bôi trơn các cơ cấu đó. Chú ý không để mỡ rây vào đĩa ma sát. 9- Kiểm tra tình trạng kẹp chặt của mặt bích trục bị dẫn bộ giảm tốc-đảo chiều với mặt bích hệ thống trục láp lai chân vịt; vặn chặt đai ốc, nếu cần. 10- Kiểm tra độ vặn chặt của bánh răng trên trục chạy tiến và chạy lùi bộ giảm tốc-đảo chiều. Không cho phép có độ rơ chiều trục. 11- Kiểm tra độ bắt chặt thân bộ dẫn động bơm nước ngoài mạn tàu vào thân bộ dẫn động. 12- Chỉ đến số giờ quy định của nhà chế tạo hoặc quản lý thì khi tới bến đậu nghỉ ta mới tến hành thay dầu nhờn cho động cơ trừ trường hợp dầu nhờn bị biến chất thì ta phải thay trước số giờ quy định 3 - Chăm sóc kỹ thuật động cơ khi đến kỳ vào sửa chữa Ngoài những công việc chăm sóc hàng ngày và sau mỗi chuyến công tác, tới khoảng 1000 giờ đến 1200 giờ còn làm thêm những việc sau đây: 1- Xả bỏ hết cặn lắng của thùng nhiên liệu, cọ rửa thùng và các đường ống. Cọ rửa bầu lọc nhiên liệu. 2- Kiểm tra tình trạng của đinamô phát điện, bộ khởi động bằng điện, role điều chỉnh. Thay mỡ trong bạc đạn(vòng bi) của đinamô. 3- Kiểm tra xem xét độ vặn chặt các bulông phần thân động cơ với cacte 4- Kiểm tra độ vặn chặn đai ốc và vít cấy bắt chặt nắp xilanh và thân xilanh; kiểm tra độ vặn chặt các mối nối, các bạc điều chỉnh trục phân phối. Điều chỉnh các pha phân phối khí. Việc điều chỉnh các pha phân phối khí phải làm sau 1000 đến 1100 giờ làm việc của động cơ điesel. 5- Kiểm tra việc điều chỉnh vòi phun theo áp suất và chất lượng phun sương; cọ rửa các lỗ bị tắc và điều chỉnh lưu lượng các vòi phun. Nếu không thấy hiện tượng gì bất thường của vòi phun, thì đến sau 1000 giờ mới cần kiểm tra và điều chỉnh vòi phun. 6 – Rà xoày xupáp , Vệ sinh buồng đốt cạo sạch muội than ở buồng đốt, piston, sec măng. Kiểm tra khe hở bạc lót trục khuỷu, đầu to biên, séc măng. Kiểm tra áp lực nén và ápsuất cháy 7- Kiểm tra độ bắt chặt các bánh răng trên rãnh then trục bơm nước ngoài mạn tàu. Không cho phép có độ rơ dọc trục. Nếu thấy có độ rơ dọc trục thì phải tháo bơm ra để siết chặt bánh răng côn lại cho hết rơ, để không làm mòn rãnh then của trục. Sau đó, hãm đai ốc lại. 8- Xả hết dầu nhờn từ trong khoang bộ giảm tốc - đảo chiều, cọ rửa khoang ấy bằng dầu lửa rối rót vào dầu nhờn mới cho đúng mức quy định 9- Xem xét tình trạng chốt hãm khớp nối của bạc ép và của bạc xoay, cơ cấu ly hợp hộ giảm tốc-đảo chiều. 10- Tra mỡ vào bạc đạn (vòng bi) chặn của bơm nước ngoài mạn tàu. 11- Kiểm tra độ đồng tâm của động cơ điesel và trục bộ giảm tốc, đảo chiều và hệ trục lai chân vịt, khôi phục lại độ đồng tâm, nếu cần. Nếu thấy máy rung động mạnh thì phải kiểm tra lại độ đồng tâm, bất kỳ số giờ động cơ điesel đã làm việc là bao nhiêu. 12- Nếu thấy nhiệt độ thành vách của hệ thống làm mát tăng nhiều mặc dù nhiệt độ nước tương đối thấp thì phải cọ rửa hết các cáu cặn bẩn trong hệ thống làm mát 13- Cọ rửa hệ thống bôi trơn (két chứa hoặc cacte), bầu sinh hàn dầu nhờn hay bụng chứa của thiết bị làm mát dầu nhờn, đường ống bên ngoài, sau đó cho thêm dầu nhờn mới vào hệ thống. 14- Ghi chép vào sổ nhật ký vận hành động cơ điesel những công việc chăm sóc đã làm. 15- Ít nhất mỗi năm một lần, các thiết bị đo lường và kiểm tra phải được các cơ quan có trách nhiệm kiểm định lại và ghi kết quả vào sổ nhật ký vận hành. 4 - Quy trình tháo một động cơ A - Nguyên tắc chung về tháo động cơ: -Yêu cầu trước khi đưa động cơ vào sửa chữa Dựa vào hồ sơ lý lịch động cơ để biết các thông số kỹ thuật mà nhà chế tạo đã quy định Dựa vào nhật ký vận hành máy giúp cho người sửa chữa biết được tình trạng hư hỏng và sự sai lệch các thông số kỹ thuật mà người đi ca đã ghi lại lúc động cơ hoạt động Dựa vào hồ sơ sửa chữa lần trước biết được nguyên nhân hư hỏng và cách sửa chữa lần trước đã làm. Biết được các hạng mục sửa chữa lần trước để biết được chi tiết nào đã thay thế hoặc đã sửa chữa Quan sát bên ngoài động cơ và cho chạy thử như sau: Chạy ở vòng tua thấp nhất từ 10 – 15 phút Chạy có tải và đo các thông số: suất tiêu hao nhiên liệu – suất tiêu hao dầu nhờn – nhiệt độ dầu nhờn – nước và nhiệt độ khí xả B - Các quy trình tháo động cơ: Tháo hết dầu, nhớt, nước trong thân động cơ và trong đường ống, nút các lỗ trên thân máy với ống Tháo tách các hệ thống làm mát, khởi động trục chân vịt ra khỏi động cơ Khi tháo động cơ tất cả các dụng cụ chuyên dùng, giá đỡ ... Phải đúng kích thước cho từng loại chi tiết máy, các cơ cấu nâng hạ phải có tải trọng đảm bảo phù hợp với trọng lượng các chi tiết Khi tháo các chi tiết, cần ghi nhãn hiệu hoăc đánh dấu vào chi tiết ở chỗ dễ thấy nhất .Với các chi tiết dễ hư hỏng như đồng hồ đo, các tấm đệm ... Cần được bảo quản cẩn thận và kiểm tra trước khi dùng lại Sau khi tháo các bulông, êcu cần vặn vào vị trí cũ để tránh mất hoặc nhầm lẫn .đối với hệ bulông vòng cần tháo theo chỉ dẫn. Thông thường tháo từ ngoài vào để tránh biến dạng chi tiết, khi tháo mỗi ê cu tháo 1/6 đến 1/2 vòng đến khi tháo lỏng hết mới tháo toàn bộ -Phụ thuộc vào cấu trúc của từng loại động cơ. Nguyên tắc chung để tháo động cơ là: * Tháo các dụng cụ đo lường, kiểm tra như áp kế, nhiệt kế đồng hồ tốc độ, ampe và các bộ phận báo tín hiệu tự động ....khi tháo xong phải cho vào hộp và dán nhãn hiệu rõ ràng * Tháo các đường ống như dẫn nước, nhiên liệu, dầu nhờn, khí nén với mỗi ống phải có nhãn hiệu. Những ống từ bơm cao áp tới phải có nhãn hiệu ghi rõ ở xi lanh nào để tránh lắp lẫn, đầu các ống sau khi tháo phải được nút gỗ hoặc cột bằng vật liệu mềm ở ngoài * Tháo các cơ cấu treo gắn trên động cơ như bơm nước ngọt, bầu sinh hàn bơm gió quét, động cơ khởi động.... * Tháo cơ cấu phân phối khí * Tháo nắp xi lanh ( theo thứ tự đường chéo từ trong ra ngoài) * Tháo nhóm piston biên * Tháo trục cam và bộ truyền động, đồng thời tiến hành kẹp chì, đo các khe hở của hệ bánh răng ăn khớp để xác định độ mòn * Tháo sơ mi xi lanh và sau cùng tháo trục khuỷu + Sau khi tháo động cơ cần làm sạch các chi tiết nhằm kiểm tra các khuyết tật để sửa chữa và bảo quản các chi tiết Nội dung chủ yếu gồm đánh sạch cáu bẩn, muội than, những lớp sét rỉ bám chặt vào chi tiết, làm sạch các loại dầu mỡ bụi và các chất bẩn khác bám vào Công việc vệ sinh chi tiết được tiến hành bằng tay với những dụng cụ đơn giản như mũi cạo, giấy nhám hoăc ngâm chi tiết trong xăng dầu... Khi làm vệ sinh hàng loạt hay những chi tiết lớn có thể tiến hành cơ giới hoá bằng phương pháp phun cát hoặc bột sắt với p = (4 – 5) at Sau khi vệ sinh làm sạch kiểm tra các chi tiết và chia thành các nhóm: -Các chi tiết cho phép tiếp tục sử dụng -Các chi tiết phải sửa chữa -Các chi tiết không sửa chữa được mà phải thay thế 5 – Quy trình lắp ráp động cơ A- Lắp ráp và kiểm tra các cụm chính của động cơ * Lắp piston và xéc măng: Trước khi lắp ta kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của piston và xéc măng sau đó lắp. Để lắp xéc măng vào piston ta dùng dụng cụ chuyên dùng hoặc ba thanh đồng dẫn hướng * Lắp ráp biên: Gồm lắp bạc đầu to, đầu nhỏ và kiểm tra yêu cầu kỹ thuật khi lắp bạc ở đầu to biên ta có thể cạo rà lưng bạc lót với máng lắp bạc cho đến khi lưng bạc tiếp xúc khít và đều với máng bạc, sau đó ép bạc vào. Khi lắp bạc lót đầu nhỏ thì đường kính ngoài của bạc lót lớn hơn đường kính lỗ đầu nhỏ biên khoảng 0,02 – 0,03 mm để lắp có độ căng nhất định, khi lắp nung đầu nhỏ biên lên đến 1500c và ép bạc vào sau đó kiểm tra và rà lại bạc lót với chốt piston * Lắp piston với tay biên: Đặt piston thẳng đứng, cho đầu nhỏ biên vào, dùng dụng cụ chuyên dùng hoặc dùng tay ép chốt piston vào và lắp chi tiết định vị tuỳ cách hãm dịch chuyển của piston trong bệ chốt yêu cầu sau khi lắp tâm của biên phải vuông góc với tâm chốt piston. Để kiểm tra ta đặt piston lên bàn kiểm tra (tháo hết xéc măng) dùng gỗ chèn sao cho biên vẫn thẳng đứng, dùng thước kiểm tra ở hai bên để xác định độ vuông góc giữa tâm chốt piston và tâm của biên * Lắp sơ mi xi lanh: Trước khi lắp ta phải kiểm tra và đánh sạch các vành tiếp xúc của thân xi lanh và sơ mi, đặt các vòng đệm làm kín. Để lắp ta dùng các thiết bị ép chuyên dùng. Sau khi lắp phải kiểm tra lại sự vuông góc của sơ mi xi lanh và mặt phẳng nằm ngang * Lắp cum nắp xi lanh: Nút các lỗ của hệ thống làm mát phía bên ngoài. Lắp xupáp, vòi phun, lắp xong phải kiểm tra xem có kẹt không? Khi lắp vòi phun phải chú ý đặt các đệm bằng đồng cho đúng vị trí và xiết đều các đai ốc B - Lắp ráp đông cơ * Đặt trục khuỷu Sau khi sửa chữa, ta kiểm tra bệ máy, lắp các bạc lót. Sau đó rà bạc với trục khuỷu. .Cách rà: Cổ trục được bôi một lớp bột rà. Đặt trục vào bệ đỡ và quay 2 – 3 vòng, tháo trục ra và cạo rà các chỗ còn cao trên bề mặt bạc lót Sau khi đặt trục, đo độ co bóp má trục, nếu quá giới hạn cho phép, ta cạo rà lại các ổ trục còn cao. Cuối cùng ta lắp bạc trục và kiểm tra xác định khe hở dầu như sau: Tháo nửa trên của ổ đỡ ra (nắp ổ) và đặt các sợi dây chì lên cổ trục. Ráp nắp ổ trục và xiết đai ốc cho nén đến đúng lực quy định. Sau đó tháo ra và kiểm tra chiều dày của dây chì ta biết được khe hở dầu. Để điều chỉnh khe hở dầu ta có thể thêm bớt căn đệm ở hai bên mép bạc * Đặt thân xi lanh (blốc) Khi đặt thân xi lanh thì đường tâm của nó phải cắt và vuông góc với đường tâm trục khuỷu mặt lắp ghép với bệ máy phải tiếp xúc kín khít. Khi đặt thân máy đúng vị trí, ta bắt các bulông định vị * Lắp cơ cấu biên và piston Khi lắp cơ cấu biên, piston vào động cơ, ta dùng bulông vòng vặn vào đỉnh piston để cột dây đưa cả cụm lên, Sau đó đưa cả cụm cơ cấu vào xi lanh và hạ từ từ xuống để tránh bị kẹt, gãy xéc măng thì trên xi lanh đặt một ống dẫn hướng. Sau đó ta lắp biên với cổ biên tương ứng. Kiểm tra khe hở dầu ở cổ biên. Kiểm tra vị trí đúng đắn của piston trong xi lanh như sau: Để piston ở điểm chết dưới, dùng thước lá đo khe hở giữa piston và sơ mi ở hai phía đầu và cuối động cơ. Chú ý không ấn thước nặng tay vì khi ấn mạnh piston sẽ chuyển dịch sang một phía. Nếu thấy khe hở ở hai phía lệch thì tìm nguyên nhân để khắc phục. Nguyên nhân do độ đảo của biên, là do lắp bạc không đều gây ra (nếu biên không cong) do đó có thể phải cạo rà lại bạc biên. Sau khi đo và kiểm tra piston ở điểm chết dưới ta kiểm tra piston ở điểm chết trên cũng tương tự như vậy Sau đó ta kiểm tra chiều cao buồng đốt bằng cách đo khoảng cách từ mép trên của sơ mi đến mép trên của piston khi piston ở điểm chết trên. Hiệu số giữa số liệu cho trong lý lịch máy và số liệu đo được cho ta chiều dày của tấm đệm dưới nắp xi lanh * Đặt cụm nắp xi lanh Chú ý khi lắp sao cho nắp xi lanh không đụng chạm vào các gujong ở thân máy. Khi xiết đai ốc nắp xi lanh phải đều và theo lý lịch máy hoặc theo nguyên tắc đường chéo từ giữa ra hai đầu. Trước khi lắp phải kiểm tra chiều cao buồng đốt nếu vượt quá quy định thì phải điều chỉnh lại chiều cao buồng đốt bằng cách thay đổi chiều dày miếng đệm ép giữa đế biên và nắp trên của gối đỡ đầu to biên hoặc chiều dày miếng đệm bằng đồng giữa gờ tựa của nắp xi lanh và sơ mi * Đặt cơ cấu phân phối khí Việc đặt trục cam, sửa, lắp các ổ trục bằng cách rà nó với trục, vị trí tương quan giữa trục cam với trục khuỷu, cụ thể là khoảng cách giữa tâm trục cam và tâm trục khuỷu phải bằng nhau Cuối cùng ta lắp và định vị các cần đẩy của xupáp khi lắp phải kiểm tra sự song song giữa trục của con lăn và trục cam. Kiểm tra sự vuông góc giữa cần đẩy và tâm trục cam. Sau khi lắp trục cam ta lắp các bộ phận khác như bơm nhiên liệu, bơm nhớt, bầu sinh hàn các hệ thống ống, các bộ phận điều chỉnh tự động, các dụng cụ đo kiểm tra, đo lường 6 - Chạy thử động cơ Sau khi đã lắp hoàn chỉnh động cơ ta tiến hành chạy thử động cơ trước khi chạy thử cần kiểm tra kỹ lại một lượt về sự kín khít của một số chi tiết như xupáp các đệm làm kín dầu, dầu nhờn, nước và khe hở lắp ráp cũng như góc độ phun nhiên liệu và góc độ đóng mở của các loại xupáp, nạp đầy nhiên liệu, châm dầu nhờn, nước vào động cơ xả gió trong các hệ thống rồi thực hiện các công việc của công tác chuẩn bị khởi động động cơ Thời gian chạy thử động cơ theo quy định như sau: Lúc đầu chạy ở chế độ 50% vòng quay định mức sau đó tăng dần lên 60 ¸ 70% vòng quay định mức trong thời gian 5 ÷ 6 giờ để chạy rà động cơ. Trong quá trình chạy rà ta xem xét trạng thái làm việc của các chi tiết nếu có sự cố phải ngừng máy ngay để sửa chữa, kết thúc chạy rà ta kiểm tra lại các bầu lọc dầu nhờn, nhiên liệu và không khí Cuối cùng là chạy thử cho mắc tải vào động cơ chạy thời gian từ 10 ÷14 giờ ở các chế độ vòng quay ta theo dõi và xác định suất tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn. Ap suất, nhiệt độ dầu nhờn, nước, nhiệt độ khí thải, kiểm tra hệ thống đảo chiều, hệ trục chân vịt và nhiệt độ các ổ đỡ, bạc đạn (vòng bi) ./. II - TRÌNH DIỄN VÀ THAO TÁC MẪU - Thao tác công việc chăm sóc bảo quản hàng ngày - Thao tác công việc chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác - Thao tác công việc chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa - Thao tác công việc chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày - Thao tác quy trình tháo ráp động cơ và chạy thử HOẠT ĐỘNG 3 - RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Thực hành thao tác công việc chăm sóc bảo quản hàng ngày - Thực hành thao tác công việc chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác - Thực hành thao tác công việc chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa - Thực hành thao tác công việc chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày - Thực hành quy trình thứ tự tháo động cơ - Thực hành quy trình thứ tự nắp ráp động cơ - Thực hành chạy thử động cơ khi mới sửa chữa ra CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Hãy cho biết công việc cần làm chăm sóc bảo quản hàng ngày? Hãy cho biết công việc chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác? Hãy cho biết công việc chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa? Hãy cho biết công việc chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày? Thứ tự nói quy trình nắp ráp động cơ và chạy thử dộng cơ khi mới sửa chữa ra ? NỘI DUNG PHIẾU `KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Bài: Bảo quản và bảo dưỡng động cơ Mã bài: 15 - 12 Họ và tên của học viên : STT Nội dung kiểm tra đánh giá Số liệu kiểm tra Yêu cầu kỹ thuật Đánh giá sinh viên ( Trình bày, thao tác , tìm hiểu sử lý ) Đạt Không đạt Những công việc cần làm khi chăm sóc, bảo quản hàng ngày Những công việc chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác Những công việc chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa Những công việc chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày Quy trình nắp ráp động cơ và chạy thử dộng cơ khi mới sửa chữa ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmd_15_th_vh_may_tau_6889_3434.doc
Tài liệu liên quan