Giáo trình chăn nuôi cơ bản

Nhu câu vê nư/c c;a gà ph< thuoc vào nhiêu yêu tô như nhiet ño môi trưng, nhiet ño nư/c uông, khôi lưng cơ the, lưng th#c ăn thu nhan, tính chât th#c ăn, vv Trong th@c tê gà thưng ñưc uông nư/c t@ do. Yêu câu nư/c phi trong, sch, không mang mâm benh và có nhiet ño thích hp. Mùa hè nhiet ño nư/c uông không cao hơn nhiet ño môi trưng, mùa ñông nhiet ño nư/c uông không dư/i 200C. Phi thay nư/c thưng xuyên, không ñe gà uông nư/c ban, nư/c chua. Trong 1-2 tuân ñâu thưng dùng máng ch

pdf210 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình chăn nuôi cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư sau: bê Việt Nam: 300 lít cho bú 3- 4 tháng, bê lai Sind: 420 lít cho bú 4 -5 tháng, bê Hà Lan: 600 lít cho bú 6 tháng, bê ñực làm giống cho bú 720 lít. + Sữa thay thế: Sữa thay thế là một loại thức ăn có thể thay thế một phần sữa nguyên. Sữa thay thế phải ñảm bảo ñầy ñủ các chất dinh dưỡng như sữa nguyên, dễ tiêu hoá, ñảm bảo ñủ các axit amin không thay thế. Sữa thay thế có thể sử dụng ở 10 - 15 ngày tuổi. + Thức ăn tinh hỗn hợp: Lượng protein trong thức ăn tinh hỗn hợp cần ñảm bảo 16 - 18 %. Tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp từ 15 - 20 ngày tuổi và cho ăn ở dạng ñặc. Lượng thức ăn tập ăn 0,1 kg/con/ngày, sau ñó tăng dần theo tuổi. + Cỏ khô: Cỏ khô là loai thức ăn tập ăn quan trọng cho bê, nó có tác dụng khích thích sự phát triển dạ cỏ. Có thể tập cho bê ăn từ 10 ngày tuổi. Cỏ khô phải ñảm bảo chất lượng tốt, thơm, ngon. + Cỏ tươi: Có thể tập cho bê ăn cỏ tươi ở 20 ngày tuổi (sau khi tập cho ăn cỏ khô). Lượng cỏ tươi cung cấp cho bê nghé vào khoảng 7 - 8 % so với khối lượng cơ thể. + Thức ăn củ quả: ðây là loại thức ăn giàu tinh bột và ñường. Vì vậy cho bê nghé ăn quá nhiều sẽ gây ỉa chảy. Thường cho bê nghé ăn vào tháng thứ 2. • Các hình thức nuôi dưỡng, quản lý bê nghé: + Nuôi bê nghé theo mẹ: là hình thức cho bê nghe bú trực tiếp và luôn luôn theo mẹ. Hình thức này thường ñược áp dụng trong chăn nuôi trâu bò cày kéo, trâu bò thịt, trâu bò sinh sản. Nhược ñiểm của hình thức này là không xác ñịnh ñược lượng sữa bú ñược của bê, do ñó việc bổ sung thức ăn sẽ khó khăn. + Nuôi bê nghé tách mẹ: Là hình thức tách hẳn bê nghé khỏi con mẹ từ sơ sinh và cho bú gián tiếp bằng bình có ñầu vú cao su. Hình thức này ñòi hỏi ñầu tư và trình ñộ kỹ thuật cao. Hình thức này khắc phục ñược nhược ñiểm của hình thức trên và có thể áp dụng ñược cơ giới hoá, chuyên môn hoá. Ngoài 2 hình thức trên người ta có thể áp dụng hình thức nuôi bê nghé tách mẹ không hoàn toàn và nuôi bê bảo mẫu. 1.2.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng bê từ 7 - 24 tháng tuổi Giai ñoạn này khả năng thích ứng của bê nghé ñã khá cao, song cần nuôi dưỡng chăm sóc tốt ñể ñảm bảo bê nghé sinh trưởng tốt và ñúng hướng sản xuất. Tuỳ theo mục ñích sử dụng, yêu cầu tăng trọng ñể cung cấp lượng thức ăn và thành phần của khẩu phần khác nhau. ðối với bê gây giống cho ăn nhiều thức ăn tinh, yêu cầu tăng trọng 700-800 g/ngày. ðối với bê cái ñể khai thác sữa sau này cần cung cấp nhiều thức ăn xanh, yêu cầu tăng trọng 600-700 g/ngày. Về khẩu phần: ñối với bê 7-12 tháng tuổi cung cấp 55-75 % tính theo số ñơn vị thức - 191 - ăn là thức ăn thô xanh, ñối với bê 12-24 tháng tuổi cung cấp 80-90 % tính theo số ñơn vị thức ăn là thức ăn thô xanh. Khi bê nghé ñã ăn ñược nhiều cỏ nên chăn thả bê nghé ngoài ñồng cỏ. Bê cái có thể ñộng dục vào khoảng 12-16 tháng tuổi, do ñó cần theo dõi ñể có thể phối giống vào tuổi thích hợp. II. Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản 2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của bò cái Cơ quan sinh dục của bò cái bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm ñạo... 2.1.1. Buồng trứng Buồng trứng hình bầu dục, khi sơ sinh chỉ nặng khoảng 0,3 g, khi trưởng thành buồng trứng rộng khoảng 0,8 - 1,5 cm, dài 2 - 3 cm. Buồng trứng vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. Buồng trứng gồm lớp tuỷ và lớp vỏ ngoài cùng. Lớp vỏ gồm có nhiều noãn bào ở các giai ñoạn phát triển khác nhau, tầng ngoài của lớp vỏ là những noãn bào sơ cấp nhỏ, tâng trong là những noãn bao thứ cấp ñang sinh trưởng, khi noãn bao chín lại nổi dần ra ngoài. ðến một giai ñoạn nhất ñịnh noãn bao sẽ vỡ ra, trứng rụng và rơi vào ống dẫn trứng, nơi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng. Nếu gia súc không chửa thể vàng sẽ tồn tại 10 - 15 ngày, sau ñó sẽ tiêu biến ñi. Lớp tuỷ gồm các sợi chun, có nhiều mạch máu và dây thần kinh. 2.1.2. Ống dẫn trứng ống dẫn trứng dài khoảng 10 - 30 cm, nằm gọn trong màng treo tử cung. Cấu tạo của ống dẫn trứng gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ và màng tương. 2.1.3. Tử cung Tử cung của bò là tử cung ñơn, có 2 sừng, từ trong ra ngoài gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ và màng tương. Thai thường cố ñịnh ở sừng tử cung ña số ở sừng tử cung phía bên phải. 2.1.4. Âm ñạo Âm ñạo gồm 3 lớp: màng nhầy, lớp cơ và lớp màng ngoài. 2.2. Thần kinh và thể dịch trong quá trình hoạt ñộng sinh dục của bò cái Khi trâu bò cái ñã ñến tuổi thành thục về tính, tuyến yên, tuyến sinh dục ñã hoàn thiện, do sự tác ñộng của ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt ñộ, mùi vị của con ñực... tác ñộng lên cơ quan nhận cảm của con cái, từ ñó truyền vào vỏ ñại não, vào vùng dưới ñồi (Hypothalamus), vùng duới ñồi sẽ tiết ra yếu tố giải phóng, kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH. FSH tác ñộng lên buồng trứng, kích thích noãn bào phát triển, noãn bào sẽ tiết ra kích tố estrogen làm con cái ñộng dục. Khi lượng estrogen ñạt ñến mức ñộ nhất ñịnh sẽ ức chế lại vùng dưới ñồi, ức chế tuyến Yên phân tiết FSH, LH chiếm ưu thế. LH tác ñộng lên noãn bào ñã chín làm trứng rụng và hình thành thể vàng, dưới tác dụng của LTH (Luteotropinhormon) thể vàng phân tiết progesteron, progesteron ức chế tuyến Yên phân tiết FSH và LH, làm gia súc ngừng ñộng dục. - 192 - Thân kinh có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt ñộng sinh dục của trâu bò cái. Tác ñộng xoa bóp cũng gây hưng phấn thần kinh và hoạt ñộng của cơ quan sinh dục. Xoa bóp cổ tử cung, buồng trứng có thể kích thích trâu bò cái ñộng dục. Chăn thả chung con ñực và con cái có thể nâng cao tỷ lệ ñộng dục. Ngoại cảnh có ảnh hưởng ñến quá trình ñộng dục: ở các nước ôn ñới về mùa ñông do thiếu ánh sáng, sinh sản của trâu bò kém, ở các nước nhiệt ñới về mùa hè tỷ lệ ñộng dục của trâu rất thấp. Cơ chế ñiều tiết hoạt ñộng sinh dục là cơ chế thần kinh - thể dịch. 2.3. Tuổi thành thục của trâu bò cái Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Thành thục sớm hay muộn tuỳ thuộc vào giống, cá thể, mức ñộ dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu... Các giống bò ñã ñược cải tạo như: bò Hà Lan, bò Jec xây ( Jersey) thường thành thục sớm hơn các giống bò ñịa phương. Thí dụ: bò Hà Lan từ 293 ñến 594 ngày, bò Jec xây từ 234 ñến 554 ngày, bò Phi châu từ 569 ñến 808 ngày. Phạm vi chêch lệch có thể từ 6 ñến 24 tháng tuổi. Mức ñộ dinh dưỡng ảnh hưởng ñến tuổi thành thục về tính. Dinh dưỡng cao thành thục ở 440,1 ngày, dinh dưỡng thấp thành thục ở 710,7 ngày (Jonbert). Tuổi thành thục về tính của bò vàng Việt Nam thường khoảng 12 - 18 tháng tuổi.Tuổi ñẻ ñầu tiên của bò lai Sind là 35 tháng, bò Lang-Trắng-ðen dưới 33 tháng, trâu Việt Nam 41 tháng. 2.4. Chu kỳ ñộng dục Chu kỳ ñộng dục tính từ lúc bắt ñầu ñộng dục cao ñộ của lần ñộng dục này ñến ñộng dục cao ñộ của lần sau. Thời gian của một chu kỳ từ 18 - 24 ngày, trung bình là 21 ngày. Triệu trứng ñộng dục biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào từng giai ñoạn: - Giai ñoạn ñầu; Tính từ lúc có hiện tượng ñộng dục xuất hiện ra bên ngoài ñến lúc chụi ñực. Lúc này bao noãn ñã sinh trưởng mạnh, dịch bào ñã nhiều, estrogen ñã bắt ñầu kích thích cơ quan sinh dục và thần kinh hưng phấn, làm cho cơ quan sinh dục tăng sinh, xung huyết, tiết dịch nhờn trong suốt, âm môn hơi bóng, cổ tử cung hé mở. Con cái thường nhảy lên lưng con khác, kém ăn, chạy nhảy, kêu. Thời gian này ở bò kéo dài 6 - 10 h. - Giai ñoạn giữa: Bò ñộng dục cao ñộ, các biểu hiện rõ rệt hơn: cổ tử cung mở to, niêm dịch nửa trong nửa ñục, bò cái chụi ñực, giai ñoạn này kéo dài 10 - 15 h. ðây là giai ñoạn phối giống thích hợp. - Giai ñoạn cuối: Tính từ lúc bò cái không chụi ñực nữa ñến khi cơ quan sinh dục trở lại trạng thái bình thường, giai ñoạn này niêm dịch trở thành bã ñậu, trứng thường rụng vào ñầu giai ñoạn này. + ðặc ñiểm ñộng dục của trâu. Biểu hiện ñộng dục của trâu không rõ như ở bò ( ñộng dục thầm lặng). Chu kỳ ñộng dục của trâu thường dài hơn ở bò, bình thường 18 - 36 ngày, có thể kéo dài tới 60 - 90 ngày và có khi ñộng dục theo mùa vụ. - 193 - 2.5. Kỹ thuật phối giống cho trâu bò 2.5.1. Tuổi bắt ñầu phối Tuổi bắt ñầu phối giống thích hợp cho bò cái sinh sản khoảng 18 - 22 tháng tuổi. Khối lượng bắt ñầu phối phải ñạt 65 - 70 % so với khối lượng khi trưởng thành Tuổi bắt ñầu phối giống thích hợp cho trâu cái khoảng 30 tháng tuổi. 2.5.2. Các hình thức phối giống - Phối tự nhiên: Chăn thả trâu bò ñực và cái chung trong một ñàn, cho chúng tự giao phối với nhau. Hình thức này có ưu ñiểm là không tốn công, tỷ lệ thụ thai cao. Hạn chế là không theo dõi, quản lý ñược, dễ lây lan dịch bệnh. - Phối có hướng dẫn: tiến hành chăn thả ñực cái riêng, khi con cái ñộng dục tăng cường theo dõi và cho ñực phối vào thời ñiểm thích hợp. Hình thức này có ưu ñiểm là nắm ñược ngày phối từ ñó xác ñịnh ñược tháng có thai và có chế ñộ nuôi dưỡng hợp lý. ñồng thời chủ ñộng ñiều khiển sinh sản theo mùa vụ, hạn chế sự lây lan bệnh tật, tiết kiệm ñược ñực giống. - Thụ tinh nhân tạo: áp dụng cho những nơi gần cơ sở nuôi ñực giống và trong công tác lai tạo. Tỷ lệ ñực/cái thích hợp cho phối trực tiếp: ở bò 1/40 - 1/50, ở trâu 1/20- 1/30. 2.5.3. Kỹ thuật phối giống Trứng rụng và di chuyển từ buồng trứng ñến vị trí 1/3 ống dẫn trứng phía trên, cần 6 - 12 h, ñó cũng là thời gian có khả năng thụ thai, Nếu trứng ñã di chuyển xuống phía dưới, trứng ñã già ñi và có màng albumin bao bọc gây khó khăn cho quá trình thụ tinh. Tinh trùng ñến vị trí 1/3 ống dẫn trứng phía trên cần 10 - 14 giờ. Căn cứ vào ñặc ñiểm di chuyển của trứng và tinh trùng, thời gian trứng rụng, chúng ta có thể phối giống vào cuối giai ñoạn 2 hoặc ñầu giai ñoạn 3. Tức là lúc buồng trứng có noãn bào chín vàsắp rụng trứng, cổ tử cung mở to, niêm dịch trắng ñục, con cái chịu ñực cao ñộ. Nếu phát hiện ñộng dục vào buổi sáng, chiều cho phối lần thứ nhất, sáng hôm sau phối lần thứ hai. 2.5.4. Mùa vụ phối giống Do ñặc ñiểm khí hậu thời tiết của nước ta, ñặc ñiểm hoạt ñộng nông nghiệp, nguồn thức ăn có tính chất mùa vụ, trong một năm khi vào thời vụ cày bừa, khi rét, khi thiếu cỏ là những thời ñiểm không thích hợp cho trâu bò sinh sản. Không nên phối cho bò vào các tháng 3, 4, 5, 9, 10, 11 và trâu vào các tháng 1, 2, 3, 7, 8, 9. Nếu phối vào các tháng ñã nói trên trâu bò sẽ ñẻ vào các tháng không thích hợp. 2.6. Nuôi dưỡng quản lý trâu bò cái sinh sản 2.6.1. Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò cái sinh sản bao gồm: nhu cầu duy trì, nhu cầu cho phát triển thai, nếu trong thời gian mang thai trâu bò phải làm việc thì phải cộng thêm nhu cầu làm việc. Nhu cầu duy trì phụ thuộc vào khối lượng cơ thể của trâu bò. - 194 - Bảng nhu cầu duy trì của trâu bò Khối lương (kg) ðơn vị TĂ Khối lượng (kg) ðơn vị TĂ 275 3,3 425 4,1 300 3,3 450 4,5 325 3,5 475 4,5 350 3,7 500 4,7 370 400 3,8 4,0 550 600 4,9 5,1 Nhu cầu dinh dưỡng cho thai phụ thuộc vào tháng có thai, từ khi có thai tháng thứ 3 ñến tháng thứ 6 cộng thêm 0,5-1,0 ðVTĂ, từ tháng thứ 7 ñến tháng thứ 9 cộng thêm 1,0-2,0 ðVTĂ. Mỗi ñơn vị thức ăn cần có 90-100 g protein tiêu hoá, 7-8 g Ca, 4-5 g P, cứ 100 kg khối lượng cơ thể bổ sung 8-10 g muối ăn. Khi phối hợp khẩu phần cần chú ý ñến tháng có chửa: thời kỳ chủa ñầu (bắt ñầu - tháng thứ 6) cho ăn chủ yếu thức ăn xanh, thời kỳ chửa cuối cần bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp dễ tiêu. 2.6.2. Chăm sóc quản lý trâu bò cái sinh sản - ðịnh chế ñộ làm việc: Trong 6 tháng chửa ñầu có thể cho trâu bò cái làm việc vừa phải, tránh các công việc năng nhọc. Từ tháng thứ 7 trở ñi cho trâu bò nghỉ làm việc. - ðề phòng xẩy thai do tác ñộng cơ giới: Chuồng trại ñảm bảo khô ráo, bãi chăn thả rộng rãi, bằng phẳng. Không chăn thả theo ñàn quá ñông. - Chăm sóc khi trâu bò ñẻ: Trước khi trâu bò ñẻ cần chuẩn bị chuồng nuôi sạch sẽ, có rơm ñộn chuồng. Biểu hiện của trâu bò sắp ñẻ: bụng sa xuống, sụt hông, âm ñạo xưng to và nhão, niêm dịch nhiều nhưng loãng, vú mọng. ñầu tiên màng ối vỡ, trâu bò răn mạnh ñể ñẩy thai ra. Tư thế của thai bình thường: 2 chân trước ra trước, móng úp sấp hoặc 2 chân sau ra trước móng ngửa. Nếu tư thế của thai không bình thường cần ñiều chỉnh thai ñúng tư thế. Sau khi ñẻ 4 - 6 h nhau thai sẽ ra. Nếu sau 10 - 12 h nhau thai không ra là không bình thường, cần phải can thiệp. Sau khi ñẻ cần rửa sạch phần thân sau, ñầu vú, cơ quan sinh dục bằng thuốc tím 0,1 % hoặc nước muối 10 % rồi mới cho bê nghé bú. Sau khi trâu bò ñẻ 10-15 phút cần cho uống nước muối có pha thêm ít cám (10 kg nước + 10 kg cám + 50 g muối). Ngày thứ nhất sau khi ñẻ cho ăn cỏ khô và nước cháo loãng. III. Chăn nuôi trâu bò ñực giống 3.1. ðặc ñiểm cấu tạo cơ quan sinh dục 3.1.1. Âm nang Âm nang giống như cái túi ở giữa hai ñùi, trong ñó có tinh hoàn phụ, tinh hoàn... Cấu tạo âm nang gồm 3 lớp: ngoài cùng là lớp da, giữa là lớp cơ và bên trong giáp với tinh hoàn là lớp tương mạc.Dưới da có lớp màng gân gắn chặt với da, khi sợi cơ của lớp này co lại, lớp da cũng nheo lại. Dưới lớp màng gân là lớp cơ gồm những sợi cơ vân gắn chặt với màng tương mạc của tinh hoàn. Nếu những sợi cơ trên co lại thì cả tinh hoàn cũng co lên. Do âm nang có cấu tạo như vậy nên có tác dụng ñiều tiết nhiệt cho tinh hoàn, nhiệt ñộ của tinh hoàn luôn thấp hơn thân nhiệt 3 - 4 0C. - 195 - 3.1.2. Tinh hoàn Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng và kích tố sinh dục ñực. Lớp màng ngoài của tinh hoàn là màng trắng, mặt trong của nó phát ra các bức ngăn chia tinh hoàn thành nhiều ô. Trong mỗi ô có khoảng 2 - 3 ống sinh tinh nhỏ với ñộ dài khoảng 50 - 60 cm. Các ống sinh tinh nhỏ từ các ô tập trung lại ở thể hygmor, hình thành lưới ống sinh tinh thẳng. Trong ống sinh tinh có hai loại tế bào: tế bào sinh dục ñể sản sinh ra tinh trùng, tế bào sertoli có tác dụng dinh dưỡng. Xung quanh ống sinh tinh nhỏ là tổ chức gian chất gồm mạch máu, lâm ba và tế bào kẽ. Tinh hoàn bò ñực trưởng thành dài 8-12 cm, rộng 4-6 cm, nặng khoảng 300-500 g. 3.1.3. Dịch hoàn phụ Dịch hoàn phụ là nơi hình thành cuối cùng và nơi dự trữ tinh trùng. Ngoài là lớp vỏ, trong gồm nhiều ống của tinh hoàn và của dịch hoàn phụ ñể tích trữ tinh trùng và dẫn tinh trùng ñến ống dẫn tinh. 3.1.4. Ống bẹn Ống bẹn là cửa thông giưã xoang bụng dưới và dịch hoàn phụ ñể cho thần kinh, mạch máu, ống dẫn tinh thông qua mà ngưòi ta gọi chung là thừng dịch hoàn. 3.1.5. Tuyến phụ Tuyến sinh dục phụ tiết ra tinh thanh trong khi giao phối. Tuyến sinh dục phụ gồm: Tuyến niệu ñạo, tuyến tiền liệt, túi tinh. 3.1.6. Dương vật Dương vật là ñường niệu ñạo, ñồng thời cũng là cơ quan giao phối, gồm 3 phần: ñầu, mình và gốc. - 196 - 3.1.7. Bao bì Bao bì là bộ phận cuối của cơ quan sinh dục, dài và hẹp, ở phía sau rốn, chung quanh có lông. Nó có tác dụng bảo vệ quy ñầu, phân tiết dịch nhờn và ñưa dương vật vào âm ñạo. 3.2. Thần kinh thể dịch trong quá trình hoạt ñộng của ñực giống Khi ñực giống ñến tuổi thành thục về tính, chức năng các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục hoàn thiên. Dưới tác ñộng của các nhân tố ngoại cảnh, kích thích ñược truyền vào vùng dưói ñồi (hypothalamus), xuống tuyến yên. Tuyến yên tiết ra FSH, LH. FSH có tác dụng kích thích quá trình hình thành tinh trùng, LH có tác dụng kích thích tế bào kẽ tiết ra kích tố sinh dục ñực testosteron. Testosteron hoạt hoá tế bào thượng bì ống sinh tinh, mẫn cảm với kích thích của FSH ñể sản sinh ra tinh trùng. Testosteron còn có tác dụng xúc tiến sự phát triển tổ chức cơ năng của các tuyến phụ, duy trì sức sống của tinh trùng và khả năng thụ thai của tinh trùng. Testosteron cũng có tác dụng nhất ñịnh ñối với sự phát triển cơ thể và hình thành ñặc ñiểm thứ cấp ở con ñực. 3.3. Tuổi thành thục về tính của trâu bò ñực giống Thành thục về tính của trâu bò ñực giống tính từ khi trong tinh hoàn xuất hiện tinh trùng. Giống, tuổi, khối lượng, dinh dưỡng và nhiều nhân tố khác ñều có ảnh hưởng ñến tuổi thành thục về tính. Bê ñực giống sinh trưởng tốt, 32 - 36 tuần tuổi ñã có tinh trùng trong ống sinh tinh, 39 tuần tuổi có tính hăng và trên 39 tuần tuổi có thể xuất tinh lần ñầu. Nói chung tuổi thành thục của bò ñực giống từ 6 - 11 tháng tuổi. Các giống chín sớm, mức dinh dưỡng tốt, có sự tác ñộng kích thích nhất ñịnh.. sẽ thành thục sớm và lấy tinh lần ñầu sớm. Tuổi sử dụng lần ñầu ở liên xô quy ñịnh từ 14 - 18 tháng tuổi. Khối lượng khi bắt ñầu sử dụng phải ñạt 60 - 70 % so với khối lượng khi trưởng thành. Trong ñiều kiện ở nước ta có thể cho phối ở 18 - 24 tháng tuổi. Trâu ñực cần cho phối muộn hơn. 3.4. Phẩm chất tinh dịch Lượng tinh dịch tuỳ thuộc vào giống, tuổi, cá thể, dinh dưỡng... có khác nhau. Bình quân khoảng 5 - 6 ml, biến ñộng từ 1 - 15 ml. Mật ñộ tinh trùng có thể từ 0 - 3.109 , trung bình khoảng 2 - 2,2 .109 tinh trùng trong một ml tinh dịch. Mùa hè khi trời nóng bức, nuôi dưỡng kém, nồng ñộ tinh trùng giảm xuống nhiều. pH tinh dịch thường là 6,6 - 6,9, thức ăn, sức khoẻ, cách lấy tinh, cách bảo quản... ñều có ảnh hưởng ñến ñộ pH. Lượng chất khô trong tinh dịch cũng biến ñổi theo giống, tuổi và ñiều kiện nuôi dưỡng, phạm vi biến ñộng từ 3 - 10 %. Hệ số tương quan giữa số lượng tinh trùng và hàm lượng chất khô là 0,48. Lượng ñường fructose ở trong tinh dịch rất cao. Có thể từ 376 - 1062, bình quân là 683 mg/100 ml tinh dịch . Axit lactic nằm trong khoảng 510 - 1100 mg/100 ml tinh dịch. Hàm lượng axit lactic nhiều hay ít phụ thuộc vào sự hoạt ñộng của tinh trùng sau khi lấy tinh. Nếu dùng biện pháp ức chế tốt sự hoạt ñộng của tinh trùng thì hàm lượng axit lactic sẽ thấp. Trong tinh dịch cũng như trong tinh trùng có rất nhiều axit amin cần thiết, trong ñó hàm lượng arginin là cao nhất, sau ñó là: lizin, glyxin, glutamin. - 197 - Hàm lượng phốtpho trong tinh dịch bò tương ñối cao, ñạt 128,9 mg/ 100 ml tinh dich. Hàm lượng phốtpho càng cao thì số lượng tinh trùng càng lớn ( r = 0,88). Ngoài ra trong tinh dịch còn có một số chất khác như: vitamin, men và một số kích tố. 3.5. Những nhân tố ảnh hưởng ñến phẩm chất tinh dịch 3.5.1. Giống Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường ñộ trao ñổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với ñiều kiện thời tiết, khí hậu tốt hay kém sẽ có chất lượng tinh dịch khác nhau. Lượng tinh dịch ở bò ñực ngoại có thể ñạt 10 - 15 ml trong 1 lần lấy tinh, bò Việt Nam khoảng 3 - 5 ml, trâu càng ít hơn. 3.5.2. Thức ăn Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng ñến chất lượng tinh dịch. Trao ñổi chất của bò ñực giống cao hơn bò thường từ 10 - 12%, khi giao phối cường ñộ trao ñổi chất tăng từ 10 - 12 %, thành phần tinh dịch cũng ñặc biệt hơn các sản phẩm khác, vì vậy thức ăn của bò ñực giống ñòi hỏi cả về số lượng và chất lượng. Nhiều thí nhiệm ñã chứng minh rằng: giá trị sinh học của protein trong thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt ñến chất lượng tinh dịch. Vitamin cũng rất quan trọng ñối với bò ñực giống, thiếu vitamin E và vitamin A làm dịch hoàn kém phát triển, phản xạ về tính kém. Phốtpho là một nguyên tố khoáng quan trọng ñối với bò ñực giống, thiếu phốtpho thì quá trình hình thành tinh trùng giảm, tỷ lệ thụ thai ở con cái thấp. Loại hình thức ăn cũng có ảnh hưởng rõ rệt ñến chất lượng tinh dịch, nên sử dụng thức ăn toan tính ñối với bò ñực giống. 3.5.3. Chăm sóc Thức ăn, giống tốt nhưng nếu chăm sóc không tốt cũng ảnh hưởng ñến chất lượng tinh dịch. Một con bò ñực giống có thể sống 15 - 20 năm, nhưng thời gian sử dụng trung bình trong khoảng 5 - 8 năm, thậm chí chỉ 2 - 3 năm. Berker ñã nghiên cứu 2 254 con bò bị loại thải, trong ñó chỉ có 10 % do khả năng di truyền cho ñời sau kém bị loại thải, còn lại do nhiều nguyên nhân khác. 3.5.4. Khí hậu, thời tiết Ở các nước ôn ñới chất lượng tinh dịch kém nhất về mùa ñông, tốt nhất về mùa hạ và mùa thu, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng. Trong ñiều kiện nước ta cần chú ý ñến nhân tố nóng, ẩm. Ngoài ra còn nhiều nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng tinh dịch như: chế ñộ lấy tinh, tuổi, mức ñộ ñồng huyết bệnh tật.. IV. Chăn nuôi bò sữa 4.1. Cấu tạo tuyến sữa Tuyến sữa là cơ quan sản xuất sữa ở trâu bò cái. Cấu tạo của tuyến sữa bao gồm: tổ chức liên kết, mạch máu, dây thần kinh, tuyến thể, hệ thống dẫn sữa. Tuyến sữa gồm 2 phần chính: Phần phân tiết gồm các tuyến bào; phần dẫn sữa gồm có các ống dẫn sữa lớn và các ống dẫn nhỏ. - 198 - - Hệ thống phân tiết: Hệ thống phân tiết bao gồm các bao tuyến, các bao tuyến có chức năng tổng hợp sữa. Mỗi bao tuyến ñược cấu tạo bởi các tế bào thượng bì ñơn, các tế bào này liên kết với nhau và tạo ra xoang bao tuyến. Xoang bao tuyến ñược thông ra ngoài bởi ống dẫn sữa nhỏ. Trong thời kỳ tiết sữa mạnh, các tế bào tích trữ nhiều dịch phân tiết. Chung quanh bao tuyến là một lớp tổ chức liên kết mỏng, có nhiều vi ti huyết quản, thần kinh, lâm ba và cơ thượng bì. - Phần dẫn sữa gồm rất nhiều ống dẫn sữa nhỏ từ các tuyến bào ñi ra , nối với nhau thành ống dẫn nhỏ, ñến ống dẫn lớn, tiếp ñến là bể sữa và ống tiết sữa. Ngoài tổ chức trên còn có 4 tầng cơ rất dày gồm: cơ dọc, cơ vòng, cơ hỗn hợp và cơ tia. Bể sữa chia làm 2 phần: phần trên gọi là bể tuyến, phần dưới gọi là bể ñầu vú. 4.2. Thành phần của sữa và quá trình hình thành sữa 4.2.1. Thành phần của sữa Thành phần của sữa bao gồm có nước, mỡ sữa, protit, ñường sữa, khoáng, vitamin và men. Hàm lượng các chất trong sữa của mỗi giống bò không giống nhau, ngay trong cùng một giống tuỳ theo ñiều kiện nuôi dưỡng, kỹ thuật vắt sữa hàm lượng các chất trong sữa cũng khác nhau. ` Thành phần sữa của một số giống trâu bò Thành phần (%) Loại sữa Nước Mỡ Protit ðường Khoáng Bò Thanh Hoá 82,83 4,69 6,75 4,91 0,84 Bò lai Sind 81,71 5,65 6,35 4,65 0,79 Bò Hà Lan 87,50 3,80 3,30 4,70 0,70 Trâu Việt Nam 79,9 8,50 5,70 4,97 0,87 (Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ) Mỡ: khác với các loại mỡ khác, mỡ trong sữa gồm nhiều axit béo có trọng lượng phân tử thấp (C4 - C8 ) chiếm tới 33-36 % trong tổng số axit béo trong mỡ, vì thế nên mỡ sữa dễ tiêu. ðường kính của hạt mỡ: 2-3 µm, 1 ml sữa có khoảng 20 - 50 tỷ hạt mỡ.Trong sữa tươi, hạt mỡ khó liên kết với nhau, do xung quanh hạt mỡ có lớp albumin bao bọc. Khi ñể lâu hay lắc mạnh lớp albumin sẽ bị phân huỷ, hạt mỡ kết hợp với nhau nổi lên trên. Protit: Protit trong sữa tươi gồm: cazein, albumin, globulin, galactalbumin, galactglobulin. Cazein chiếm 2- 8%, albumin chiếm 0,5%, globulin chiếm 0,1%. Cazein gồm có: C, O, N, H, P, S, không tan trong nước và rượu. Dưối tác dụng của muối, axit yếu và men tiêu hoá cazeinogen kết tủa lại. Albumin: Albumin không có P, có thể hoà tan trong nước, dưới tác dụng của tiêu hoá và axit albumin không lắng xuống, ñun nóng ở nhiệt ñộ 800C thì lắng xuống. Albumin dễ tiêu hoá do phân tử nhỏ và có tác dụng lớn trong việc duy trì áp suất thẩm thấu của mạch máu. Globulin: Khi ñun nóng globulin không ngưng kết, globulin là một chất kháng thể rất cần thiết cho bê nghé sơ sinh. Sữa thường chỉ có 0,1 %, nhưng sữa ñầu có tới 12 %. - 199 - ðường sữa (lactose): Có màu trắng, kết tinh, không hoà tan trong rượu và trong ete, lactose dễ lên men dưới tác dụng của vi khuẩn lactic. Sữa thường ñường chiếm 4 -5 %, nhưng trong sữa ñầu lại giảm xuống ñể tránh lên men. Vitamin: trong sữa có ñầy ñủ các loại vitamin, tuỳ theo ñiều kiện thức ăn và nuôi dưỡng hàm lượng có thay ñổi vitamin A với hàm lượng cao nhất là 1 000 - 6 000 mg/kg trong sữa ñầu, giảm xuống còn 6 mg/kg trong sữa thường. Vitamin C có khoảng 15 mg/kg sữa, dễ bị oxy hoá, vắt sữa vào ban ñêm mùa ñông nhiều vitamin C hơn vắt sữa vào ban trưa, chiều và mùa hè có nhiều ánh nắng. Vitamin C dễ bị nhiệt phân huỷ. Ngoài ra còn có vitamin E, D, B, vitamin E có khả năng chịu nhiệt cao. Khí thể: Trong sữa còn hoà tan một số khí thể, 1lít sữa có 57-87 ml khí thể. Khi mới vắt sữa lượng khí thể rất cao, khi ñể lâu hay ñun sôi khí thể bay ra hết. Men: Trong sữa còn có một số men (peroxydaza, dehydraza, catalaza). Người ta lợi dụng những ñặc ñiểm của men ñể kiểm nghiệm sữa rất có hiệu quả. 4.2.2. Quá trình hình thành sữa Tuyến sữa tiếp nhận nguyên liệu từ máu ñưa ñến, chủ ñộng chuyển hoá thành sữa với ñặc tính, thành phần khác hẳn máu. Trong sữa ñường gấp 90 lần trong máu, mỡ gấp 9 lần, protit ít hơn 2 lần, K nhiều gấp 5 lần, Ca gấp 13 lần, P gấp 10 lần, Na ít hơn 7 lần... Qua nghiên cứu người ta thấy: ñể hình thành 1 lít sữa cần có 400 - 500 lít máu chảy qua tuyến sữa. Mỡ sữa: Chủ yếu do các axit béo tạo nên. ðường sữa: gồm 2 phân tử glucose và galactose kết hợp với nhau tạo thành. galactose một phần ñược tạo thành từ glucose, một phần từ axit béo. Protit: Cazein và globulin ñược tuyến sữa tổng hợp từ các axit amin do máu chở tới, zactalbumin và lactglobulin do tuyến vú tổng hợp. Tuyến sữa lợi dụng albumin có sẵn trong máu ñể tạo albumin sữa. Kháng thể trong sũa do máu ñưa tới. Trong quá trình hình thành sữa các kích tố của tuyến Yên, tuyến Giáp, buồng trứng... có tác dụng nhất ñịnh kích thích quá trình tạo sữa, trong ñó tuyến Yên ñóng vai trò quan trọng. 4.2.3. Tác dụng của thần kinh và thể dịch trong quá trình bài tiết sữa Tác dụng của thần kinh: Nhiều thí nghiệm và thực tiễn ñã chứng minh thần kinh có tác dụng rất lớn trong quá trình bài tiết sữa. ðộng tác xoa bóp có tác dụng kích thích tuyến yên phân tiết prolactin, mặt khác thần kinh trực tiếp kích thích các cơ thượng bì co bóp làm cho sữa xuống bể sữa. Xoa bóp bầu vú sản lượng sữa có thể tăng 10-12%, tỷ lệ mỡ tăng 0,2-0,4%. Tác dụng của thể dịch: Quá trình bài tiết sữa bị ảnh hưởng của quá trình thần kinh - thể dịch. Dưới tác dụng của thần kinh thuỳ sau tuyến Yên phân tiết ra oxytoxin, vasopressin làm cho các tế bào thượng bì, các tầng lớp cơ ở tuyến bào, ở ống dẫn sữa co bóp có thứ tự ñể ñẩy sữa ra ngoài. 4.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa 4.3.1. Giống và cá thể Giống là yếu tố cơ bản, không có giống tốt thì nhất ñịnh không có sản lượng sữa cao. Các giống bò ñịa phương hiện nay do chưa cải tạo nên sản lượng sữa thấp. Trong cùng một giống cùng ñiều kiện nuôi dưỡng, sản lượng sữa cũng không giống nhau, có con cao con thấp, - 200 - do quá trình sinh trưởng phát dục, kết cấu về giải phẫu, tổ chức của các cơ quan, ñặc biệt là tuyến vú khác nhau. Sự khác nhau giữa các cá thể tạo ñiều kiện cho chúng ta tiến hành chọn lọc. 4.3.2. Thức ăn Trong khi tiết sữa khẩn trương nếu thiếu thức ăn, bò sữa sẽ huy ñộng nguồn dinh dưỡng trong cơ thể cho quá trình tạo sữa, nhưng không ñược lâu, cơ thể sẽ gầy sút và ảnh hưởng ñến thời gian sử dụng sau này. Nếu thức ăn quá dư thừa, bò sữa sẽ béo lên. Loại hình thức ăn cũng có tác dụng rõ rệt ví dụ thức ăn xanh, củ quả, bã bia... là loại thức ăn tăng sữa rất tốt. Mức ñộ protein trong khẩu phần của bò sữa cũng ảnh hưởng ñến sản lượng sữa. Lượng protein cao hoặc thấp quá ñều không tốt. Ảnh hưởng của mức protein trên 1kg sữa Lượng protein (g) Tỷ lệ sữa giảm trong 10 tuần (%) 40,3 19,2 50,7 16,9 59,4 15,4 69,8 19,1 79,0 20,6 ðối với loại sữa có tỷ lệ mỡ 3,4 - 3,8 %, mỗi kg sữa cần cung cấp 60 g protein. Cần cung cấp ñầy ñủ vitamin, khoáng và nước uống cho bò sữa. 4.3.3. Chăm sóc quản lý Bò sữa rất mẫn cảm với sự chăm sóc quản lý. Chăm sóc quản lý không những ảnh hưởng ñến sản lượng sữa, mà còn ảnh hưởng ñến bệnh tật, tỷ lệ sinh sản, tính tình...tất cả ñều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến sản lượng sữa. 4.3.4. Kỳ cho sữa Trong một kỳ cho sữa, thường tháng thứ 2 có sản lượng cao nhất sau ñó sản lượng sữa giảm dần. Trong một ñời bò sữa, luợng sữa ñạt cao nhất lúc 4 - 8 năm tuổi. Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa như: Kỹ thuật vắt sữa, tuổi ñẻ lứa ñầu, tháng có thai, tầm vóc của bò sữa, ñộng dục, tỷ lệ ñẻ, sẩy thai. ảnh hưởng của việc dùng thuốc... 4.4. Nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý bò sữa 4.4.1. Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò sữa ñược xác ñịnh trên cơ sở nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất. Nhu cầu duy trì phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, nhu cầu sản xuất phụ thuộc vào sản lượng sữa, ngoài ra còn nhu cầu cho thai phát triển và nhu cầu cho sự phục hồi , phát triển cơ thể. + Nhu cầu cho sản xuất sữa: Nhu cầu cho sản xuất sữa phụ thuộc vào sản lượng sữa, 4 % mỡ ( sữa tiêu chuẩn). Cách tính lượng sữa tiêu chuẩn: M = ( M’ x 0,4 ) + (15 x F ) - 201 - M; là lượng sữa tiêu chuẩn có tỷ lệ mỡ 4 %. M’: là lượng sữa thực tế vắt ñược. 0,4: là tỷ lệ mỡ 4%. F: là lượng mỡ thực tế tính theo lượng sữa vắt ñược. 15: là hệ số. Mỗi kg sữa 4 % cần cung cấp 0,5 ñơn vị thức ăn. + Nhu cầu cho thai phát triển: Nhu cầu cho thai phát triển phụ thuộc vào tháng có thai. Nếu chửa 5 tháng thì bổ sung thêm 0,4 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 6 tháng thì bổ sung thêm 0,7 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 7 tháng thì bổ sung thêm 0,9 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 8 tháng thì bổ sung thêm 1,2 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 9 tháng thì bổ sung thêm 1,5 ñơn vị thức ăn. + Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể; Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể phụ thuộc vào tuổi của trâu bò sữa. Nếu trâu bò sữa 3 năm tuổi cần bổ sung 0,4 ñơn vị thức ăn. Nếu trâu bò sữa 4 năm tuổi cần bổ sung 0,3 ñơn vị thức ăn. Nếu trâu bò sữa 5 năm tuổi cần bổ sung 0,2 ñơn vị thức ăn. + Nhu cầu cho sự phục hồi cơ thể: Khi cạn sữa ñối với những trâu bò gầy sút, ñể tăng trọng 200 g/ngày cần bổ sung 1 ñơn vị thức ăn. Mỗi ñơn vị thức ăn cần có 100-110 g protein tiêu hoá, 6-7 g Ca, 4-5 g P, 6-7 g NaCl. Khi phối hợp khẩu phần cho trâu bò sữa cần chú ý các loại thức ăn trong khẩu phần. 4.4.2. Chăm sóc quản lý ðối với trâu bò sữa công tác chăm sóc quản lý ñòi hỏi sự cẩn thận, chặt chẽ và chu ñáo. ðối với trâu bò vắt sữa cần chú ý một số ñiểm sau: - Thái ñộ phải hoà nhã, nhất là khi vắt sữa. Người vắt sữa phải nắm vững ñặc ñiểm, tính tình của từng con trâu, bò sữa. - Thường xuyên tắm chải và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. - Thức ăn phải ñảm bảo sạch sẽ. Cứ 10 ngày một lần, căn cứ vào sản lượng sữa ñể ñiều chỉnh khẩu phần cho thích hợp. Phải chú ý ñảm bảo cung cấp ñủ nước uống sạch. Một con bò có năng suất sữa 6-7 kg/ngày cần cung cấp 40 kg nước vào mùa ñông, 60 kg nước vào mùa hè. Cần chú ý phòng và ñiều trị bệnh kịp thời cho trâu bò sữa, nhất là bệnh viêm vú. 4.4.3. Kỹ thuật vắt sữa 4.4.3.1. Vệ sinh Trước khi vắt sữa cần tiến hành tráng dụng cụ ñựng sữa bằng nước sôi. Sau khi vắt sữa phải gặt sạch vải lọc, khăn mặt bông và rửa sạch, khử trùng dụng cụ ñựng sữa bằng nước sôi. Tiến hành vệ sinh chuồng sạch sẽ trước khi vắt sữa. Trâu bò sữa trước khi vắt sữa phải rửa sạch mông và bầu vú. Dùng nước nóng 40 - 450C ñể rửa bầu vú. Khi rửa kết hợp với việc xoa bóp bầu vú, thao tác như sau: xoa từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Khi vắt gần hết sữa cần nghỉ vắt và tiến hành xoa bóp từng núm vú ñể khai thác triệt ñể sữa. - 202 - 4.4.3.2. Vắt sữa Trong thực tế hiện nay thường sử dụng cách vắt sữa bằng tay và vắt sữa bằng máy. + Vắt sữa bằng tay. - Vắt nắm: cả 2 tay nắm vào ống ñầu vú và co các ngón tay lại theo thứ tự từ trên xuống dưới: ñầu tiên là ngón tay trỏ, tiếp ñến là ngón giữa, ngón nhẫn, cuối cùng là ngón út. - Vắt vuốt: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt ống ñầu vú ở phía trên, sau ñó vuốt xuống. Khi vắt phải chú ý tránh tai nạn. + Vắt sữa bằng máy Trước khi vắt sữa cần vệ sinh máy và chuẩn bị tốt các bước cần thiết trước khi lắp cốc vắt sữa vaò ống ñầu vú. Tần số bóp của cốc vắt sữa từ 40 - 45 lần/phút là vừa. + Số lần vắt sữa trong ngày. Số lần vắt sữa trong ngày phụ thuộc vào sản lượng sữa của từng con. Nếu sản lượng sữa 10 - 15 kg/ ngày, vắt 2 lần/ ngày. Nếu sản lượng sữa 15 - 20 kg/ ngày, vắt 3 - 4 lần/ ngày. + Thời gian vắt sữa. Nếu vắt 2 lần/ngày: sáng 3 h - 4 h 30’ chiều 15h - 16 h. Nếu vắt 3 lần/ ngày: sáng 3 h - 4 h 30’. trưa 10 h - 11 h chiều 17 h - 18 h. 4.5. Biện pháp nâng cao khả năng cho sữa 4.5.1. Giống Giống là nhân tố cơ bản nhất và lâu dài nhất ñể nâng cao khả năng cho sữa. Chất lượng giống của ñàn bò sữa của nước ta còn thấp, tỷ lệ bò vắt sữa trong ñàn còn quá ít. Hơn nữa khí hậu của nước ta ña số không phù hợp với các giống bò sữa ôn ñới. Nhu cầu về sữa ñể cải thiện ñời sống của nhân dân ngày càng tăng, năng suất lao ñộng ngày càng phải nâng cao, do ñó công tác giống càng trở nên cấp bách, Hiện nay chúng ta ñang tăng cường xây dựng trại nhân giống, chọn lọc ở các tỉnh, trại nhân giống thuần ở các vùng có khí hậu tốt như: Mộc Châu - Sơn La, ðức Trọng - Lâm ñồng. 4.5.2. Thức ăn Thức ăn là yếu tố quan trọng ñể ñảm bảo và nâng cao chất lượng giống. Hiện nay ở nhiều nơi do không chủ ñộng sản xuất, dự trữ ñầy ñủ thức ăn, nên bò tơ chậm ñộng dục, bò cái gầy yếu, sữa ít. Giống không tốt, thức ăn lại thiếu nên sản lượng sữa lại càng thấp, không phát huy ñược khả năng của ñàn bò hiện có và nâng cao chất lượng giống về sau. 4.5.3. Chăm sóc, quản lý Muốn có giống tốt, sản lượng sữa cao, ngoài biện pháp giải quyết tốt thức ăn cần phải có biện pháp chăm sóc và quản lý tốt. Nếu chăm sóc không tốt, quản lý không chặt sẽ không thể tiến hành ñược công tác giống, sức khoẻ của con vật không ñược ñảm bảo. Công tác quản lý chăm sóc ñòi hỏi tỷ mỷ, lâu dài, thường xuyên do ñó phải có sự kiên trì và tinh thần trách nhiệm cao. - 203 - 4.5.4. Nâng cao tỷ lệ ñẻ Bê tơ không chửa ñẻ sẽ không có sữa, bò cái không chửa ñẻ thời gian cạn sữa sẽ kéo dài, không những không vắt ñược sữa mà còn không có bê ñể bổ sung cho ñàn bò sữa. V. Chăn nuôi trâu bò cày kéo 5.1. Sức kéo của trâu bò 5.1.1. Hướng sử dụng sức kéo của trâu bò Sức kéo của trâu bò ñược sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên chở hàng hoá dưới một số hình thức sau: - Cày bừa: ðây là công việc quan trọng trong sản xuất trồng trọt. Bò kéo cày kém hơn trâu nhất là ở ruộng nước, nhưng ở những vùng ñồng màu, với ñặc ñiểm là ñất cát nhẹ bò ñược dùng phổ biến hơn, vì bò có khả năng chụi nóng, chụi rét hơn trâu. Khi sử dụng các công cụ kéo nhẹ, bò có tốc ñộ nhanh hơn trâu. - Kéo xe: Bò lai Sind ñược sử dụng phổ biến ñể kéo xe trên các tuyến ñường ngắn, còn trâu kéo xe khoẻ hơn nhưng tốc ñộ chậm nên thường ñược sử dụng ñể kéo xe, kéo gỗ ở những vùng trung du, miền núi. - Thồ: Hình thức thồ hàng thường ñược áp dụng cho ngựa ở các vùng núi cao. Một số nơi còn dùng trâu bò ñể ép mía, nghiền thức ăn cho gia súc. Nhìn chung trong ñiều kiện thực tế của sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay, lợi dụng sức của trâu bò ñể nâng cao sức lao ñộng và giải phóng ñôi vai còn khá phổ biến. 5.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức kéo của trâu bò 5.1.2.1. Giống Giống là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sức kéo. Những giống có tầm vóc càng lớn, càng có khả năng cày kéo tốt. Những giống có khả năng chụi ñược khí hậu nóng ẩm, cũng như thích nghi ñược công việc cày kéo thì có sức kéo tốt. Trong thưc tế hiện nay bò lai Sind có sức kéo tốt hơn bò Việt Nam. Các giống bò ôn ñới tuy to lớn, nhưng không thích nghi với công việc cày kéo. 5.1.2.2. Cá thể Trong cùng một giống, các cá thể có tầm vóc, ngoai hình, thể chất , tính tình khác nhau, do ñó sức kéo cũng khác nhau. Những cá thể có tính tình hiền lành nhưng nhanh nhẹn, không gan lì , dữ tợn cũng không quá nhút nhát là những cá thể có sức kéo tốt, dễ ñiều khiển. Những cá thể có tầm vóc lớn thì có sức kéo lớn. Những cá thể có ngoại hình phù hợp với hướng cày kéo, thể chất thô săn thì có sức kéo tốt. 5.1.2.3. Tính biệt và tuổi Thông thường con ñực có sức kéo khoẻ hơn so với con cái. Con cái tính tình hiền, sức kéo yếu nên dùng ñể cày bừa ở nơi ñất nhẹ. Trong giai ñoạn trưởng thành (3 - 6 tuổi) là giai ñoạn trâu bò cho sức kéo tốt nhất. 5.1.2.4. Nuôi dưỡng chăm sóc Trâu bò ñược nuôi dưỡng tốt, chăm sóc , quản lý và sử dụng hợp lý sẽ có khả năng bảo vệ và nâng cao ñược sức kéo. - 204 - 5.1.2.5. Chế ñộ sử dụng hợp lý Trong quá trình khai thác sức kéo cần có chế ñộ sử dụng hợp lý. Quan hệ giữa sức kéo, thời gian làm việc và vận tốc theo công thức sau: 3''' =++ T T V V P P Trong ñó P, V, T là sức kéo trung bình, tốc ñộ và thời gian làm việc phù hợp với khả năng của trâu bò, P', V', T' là sức kéo, tốc ñộ và thời gian làm việc thay ñổi ñể phù hợp với khả năng của trâu bò. Ví dụ: Một con bò nặng 300 kg, có sức kéo trung bình 50 KG N, kéo xe với tốc ñộ 0,7 m/s, làm việc 8 h/ngày. Nếu sức kéo ñòi hỏi là 60 KG N, tốc ñộ kéo xe là 0,7 m/s, Hỏi thời gian làm việc là bao nhiêu thì thích hợp? ( ) 2462,2381 50 6038''3' h V V P PTT =−=             +−=             +−= 5.1.2.6. Công cụ và trình ñộ sử dụng Xe và cày bừa không tốt ñều ảnh hưởng ñến năng suất làm việc của gia súc. Với xe bánh sắt không có ổ bi chỉ kéo ñược 5 - 7 tạ, nếu xe có bánh lốp và có ổ bi có thể kéo ñược 17 - 20 tạ. Người cày bừa thành thạo có năng suất cao hơn so với người không thành thạo. 5.1.2.7. Tính chất của mặt ñường, mặt ruộng Sức kéo không những phụ thộc vào trọng tải, mà còn phụ thuộc vào hệ số ma sát của mặt ñường. Nếu trâu bò kéo xe trên ñường bằng thì mối quan hệ giữa trọng tải, sức kéo và hệ số ma sát với mặt ñường ñược biểu thị bằng công thức: C P =W Trong ñó W là trọng tải, P là sức kéo, C là hệ số ma sát với mặt ñường. Như vậy nếu trọng tải lớn thì ñòi hỏi sức kéo lớn, hệ số ma sát càng nhỏ thì trọng tải càng lớn. Nếu trâu bò kéo xe trên ñường dốc thì ñòi hỏi sức kéo phải lớn hơn. Sức kéo khi lên dốc = Sức kéo trung bình + sức kéo phụ Sức kéo phụ là sức kéo giữ cho trâu bò và xe ñứng ñược trên dốc. Sức kéo phụ = (khối lượng xe + khối lượng bò + trọng tải). sin α Trong ñó α là ñộ dốc. Ví dụ: Một con bò nặng 350 kg, kéo một chiếc xe có khối lượng 200 kg, trọng tải của xe là 1000 kg, leo lên dốc có ñộ dốc là 70, sức kéo trung bình khi ñi trên ñường bằng là 50 KG N và khi lên dốc sức kéo sẽ là: Sức kéo lên dốc = 50 + { ( 200 + 350 + 1000 ) sin 70 } = 50 + ( 1550 x 0,12) = 236 KG N Như vậy khi kéo xe lên dốc, với ñộ dốc 70, bò phải sản ra một sức kéo gấp gần 5 lần so với khi không lên dốc. Khi cày bừa ở ruộng lầy thụt năng suất giảm 30 - 40 % so với khi cày bừa ở ruộng cạn. - 205 - 5.1.2.8. Thời tiết khí hậu Khi thời tiết khí hậu quá nóng, quá rét ñều ảnh hưởng tới sức kéo của trâu bò. Nước ta có 2 vụ chính là vụ chiêm và vụ mùa, khi cày bừa cho vụ mùa thì thời tiết quá nóng, ngược lại khi cày bừa cho vụ chiêm thì thời tiết lại quá rét. 5.2. Nuôi dưỡng và quản lý trâu bò cày kéo 5.2.1. Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò cày kéo Tiêu chuẩn ăn = nhu cầu duy trì + nhu cầu sản xuất Nhu cầu sản xuất phụ thuộc vào sức kéo. A = P. L Trong ñó: A là công (Nm) P là sức kéo (N) L là ñộ dài ñường ñi (m) 5.2.2. Chăm sóc và quản lý trâu bò cày kéo 5.2.2.1. Chống nóng Trong khi làm việc trâu bò sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn, nếu trâu bò làm việc trong ñiều kiện nóng bức thì khả năng toả nhiệt sẽ bị hạn chế. Quá trình toả nhiệt của cơ thể theo nhiều con ñường khác nhau: qua da, qua quá trình hô hấp, qua con ñường bài tiết. Quá trình toả nhiệt của cơ thể theo nhiều phương thức: truyền nhiệt, bức xạ nhiệt, khuếch tán nhiệt và bốc hơi nước. Các phương thức truyền nhiệt, bức xạ nhiệt, khuếch tán nhiệt ñều rất hạn chế khi nhiệt ñộ môi trường cao, hơn nữa trâu bò ít tuyến mồ hôi nên khả năng toả nhiệt qua phương thức bốc hơi nước hạn chế. Do ñó chống nóng cho trâu bò là rất cần thiết. ðể chống nóng nên cho trâu bò làm việc vào thời ñiểm mát mẻ trong ngày, cho trâu ñằm tắm thường xuyên. Trâu bò có tầm vóc nhỏ, màu da sáng có khả năng chịu nóng tốt hơn. 5.2.2.2 . Chống rét Vào mùa ñông nhiệt ñộ môi trường thấp, thức ăn kém sẽ làm cho trâu bò kiệt sức, dễ bị ñổ ngã khi làm việc nặng. Cần chống rét cho trâu bò trong vụ ñông - xuân bằng cách: ñảm bảo chuồng ấm áp, khô ráo, tránh gió lùa, những ngày quá rét cần có áo ấm cho trâu bò. Không sử dụng quá sức trâu bò khi làm việc, không ñi làm quá sớm. Tăng thêm lượng thức ăn cho trâu bò khi quá rét. VI. Chăn nuôi trâu, bò thịt Chăn nuôi trâu bò thịt thì giai ñoạn nuôi thịt thường bắt ñầu từ khi cai sữa ñến 24 tháng tuổi rồi giết thịt. Thường trâu bò thịt gặm cỏ tươi ngoài bãi chăn thả mỗi ngày thu ñược khoảng 10 kg thức ăn. Vậy phải cho ăn thêm một số loại thức ăn tại chuồng như cỏ tươi, cỏ khô, cỏ ủ chua, rơm, củ, quả… - Cuối kì khi giết thịt trâu bò thường ñạt trên dưới 300 kg, nên cần tổ chức nuôi vỗ béo khoảng 3 tháng (từ tháng thứ 22 - 24). - Trong giai ñoạn nuôi vỗ béo thì ngoài thức ăn thô còn cho ăn thêm 1 kg thức ăn tinh mỗi ngày. - Thức ăn tinh và củ, quả cho ăn mỗi ngày 2 lần trước khi ăn cỏ tươi. - Cỏ khô luôn có ở trong máng ñể cho trâu bò ăn tự do. - 206 - - Lượng cỏ tươi cho trâu bò ăn buổi sáng ít hơn buổi chiều từ 30-40% vì ñêm trâu bò sẽ có thời gian ñể nhai lại. - Thường xuyên tắm vào mùa hè, chải vào mùa ñông cho lông, da sạch sẽ (hai ngày một lần). - Chuồng trại cần quét dọn sạch sẽ, tránh ruồi muỗi ñốt trâu bò, tạo ñiều kiện cho trâu bò ăn và nghỉ yên tĩnh. - Trong chuồng cần cung cấp ñủ nước sạch ñể trâu bò uống tự do. 6.1. Thức ăn thô Cung cấp cho trâu bò thường có hàm lượng chất xơ trên 18%. 6.1.1. Thức ăn xanh Bao gồm các loại rau cỏ thiên nhiên mà trâu bò sử dụng lúc tươi xanh như cỏ voi, cỏ họ ñậu, ngọn mía… 6.1.2. Thức ăn khô Bao gồm các loại như rơm, cỏ khô, cây ngô phơi khô… 6.1.3. Thức ăn củ, quả Bao gồm các loại như khoai lang, bầu, bí… 6.1.4. Thức ăn phế phụ phẩm Bao gồm các loại như hèm bia, bã ñậu, rỉ mật ñường… 6.2. Thức ăn tinh Là thức ăn có hàm lượng protein, ñường, mỡ cao. 6.2.1. Thức ăn củ, quả Bao gồm các loại như: khoai, ngô, tấm, cám… 6.2.2. Thức ăn bổ sung ñạm - Gồm các loại như bột cá, bột thịt. - Urê trộn ñều vào thức ăn tinh cho trâu, bò ăn dần dần hoặc hoà vào nước rồi phun ñều vào cỏ khô hoặc rơm cho trâu bò ăn. 6.2.3. Thức ăn bổ sung khoáng, vitamin - Như sử dụng ñá liếm. - Các bánh dinh dưỡng ñược chế biến từ khoáng, vitamin, rỉ mật ñường. Câu hỏi ôn tập chương VI 1/ ðặc ñiểm ngoại hình, sức sản xuất của một số giống bò ñang nuôi ở Việt Nam? 2/ ðặc ñiểm tiêu hóa của bê, nghé? Từ ñó ñề xuất các biện pháp nuôi dưỡng hợp lý? 3/ Các phương thức nuôi dưỡng bê, nghé? Ưu nhược ñiểm của từng phương thức? 4/ Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của ñàn trâu bò nước ta? 5/ Kỹ thuật phối giống cho trâu bò vừa cày kéo, vừa sinh sản (tuổi, hình thức, mùa vụ phối giống)? 6/ Thành phần của sữa? Các nhân tố ảnh hưởng ñến sản lượng sữa? 7/ Bò cạn sữa là gì (mục ñích, ý nghĩa, nguyên tắc và phương pháp cạn sữa)? 8/ Những nhân tố ảnh hưởng ñến sức kéo của trâu, bò? 9/ Mối quan hệ giữa sức kéo (P), vận tốc (V) và thời gian (t)? Ứng dụng trong việc sử dụng trâu bò cày kéo? - 207 - Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường ðHNN I Hà Nội. 2000-2001 2. Các chuyên ñề chăn nuôi. NXB Khoa học và Kỹ thuật 3. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường ðHNN I Hà Nội. 2000-2001 4. Trần Cừ - Cù Xuân Dần - Lê Thị Minh. Sinh lý học gia súc. NXB Nông Thôn. 1975 5. Nguyễn Xuân Tịnh - Tiết Hồng Ngân - Nguyễn Bá Mùi - Lê Mộng Loan. Sinh lý học gia súc. NXB Nông Nghiệp. 1996 6. N.V. Kurilov - A.P. Krotkova. Sinh lý và hoá sinh tiêu hoá của ñộng vật nhai lại. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1979 7. Trần ðình Miên. Chọn giống và nhân giống gia súc. NXB Nông nghiệp. 1977 8. ðặng Vũ Bình - ðinh Văn Chỉnh - Nguyễn Hải Quân - Ngô Thị ðoan Trinh. Giáo trình chọn giống và nhân giống vật nuôi. 1995 9. Vũ Duy Giảng - Nguyễn Thị Lương Hồng - Tôn Thất Sơn. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. NXB Nông Nghiệp. 1999 10. Viện chăn nuôi quốc gia. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. NXB Nông Nghiệp. 1995 11. Hội ñồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn. NXB Nông Nghiệp. 2000 12. ðào Trọng ðạt - Phan Thanh Phương. Bệnh gia súc non. NXB Nông Nghiệp. 1986 13. Lê Văn Tri - Nguyễn Ngọc Doãn. Sinh học vitamin. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1987 14. GS-TS A.Henning. Chất khoáng trong nuôi dưỡng ñộng vật nông nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1984 15. P.E Xondachencop. Trao ñổi chất và năng suất ở ñộng vật nhai lại. NXB Nông Nghiệp. 1984 16. Lê Xuân Cương. Năng suất sinh sản của lợn nái. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1986 17. US Feed Grasin Council. Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp. 1996 18. Tài liệu tập huấn "Kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại”. Cục khuyến nông - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm 19. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn. Hội ñồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ. NXB Nông Nghiệp. 1998 20. Giáo trình chăn nuôi lợn ðHNN I. NXB Nông Nghiệp. 1999 21. Nguyễn Trọng Tiến - Nguyễn Xuân Trạch - Mai Thị Thơm - Lê Văn Ban. Giáo trình chăn nuôi trâu bò ðHNN I. 1991 22. Các tài liệu của các hãng nươc ngoài hướng dẫn nuôi các tổ hợp gà thịt: Hybro, BE, Hubbard, ISA vedette, Sasso… 23. Các tài liệu của các hãng nước ngoài hướng dẫn nuôi các tổ hợp gà trứng: ISa Brown; Hy- line Brown; Goldline 54 24. Giáo trình ấp trứng nhân tạo - Trường công nhân kỹ thuật nuôi gia cầm. 1993 25. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu ðoàn: Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiêp. Hà nội 1994 - 208 - 26. Quy trình Kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp (tiêu chuẩn ngành) Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội 1991 27. Võ Bá Thọ - Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 1996 28. Milos Satava a kolektive - Chov drubeze (velka zootechnika)-statni zemedelske nakladatelsvi. Praha 1984 - 209 - Mục lục Bài mở ñầu MSc. Phạm Quang Hùng I. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi ............................................................................1 II. Tình hình chăn nuôi trong nước và trên thế giới ...........................................................2 Chương I. Sinh lý gia súc, gia cầm MSc. Phạm Quang Hùng I. Sinh lý tiêu hoá.............................................................................................................12 II. Sinh lý nội tiết ..............................................................................................................26 III. Sinh lý sinh dục ............................................................................................................31 IV. Cơ quan sinh sản của gia cầm ......................................................................................42 V. Sự thụ tinh ...................................................................................................................44 VI. Sinh lý chửa ñẻ của gia súc ..........................................................................................45 Chương II. Giống vật nuôi GS.TS. ðặng Vũ Bình I. Một số khái niệm cơ bản về vật nuôi ...........................................................................49 II. Các phương pháp chọn giống vật nuôi.........................................................................58 III. Nhân giống vật nuôi .....................................................................................................60 IV. Hệ thống tổ chức trong công tác giống vật nuôi ..........................................................68 V. Giới thiệu một số giống vật nuôi phổ biến ở nước ta ..................................................70 Chương III. Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi ThS. Nguyễn Văn Thắng I. Vai trò của các chất dinh dưỡng ..................................................................................87 II. Các phương pháp ñánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn .......................................107 III. Chế biến và dự trữ thức ăn ........................................................................................113 IV. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn ......................................................................................117 Chương IV. Chăn nuôi lợn MSc. Phạm Quang Hùng I. Chăn nuôi lợn ñực giống ............................................................................................124 II. Chăn nuôi lợn cái giống .............................................................................................130 III. Chăn nuôi lợn con ......................................................................................................143 IV. Chăn nuôi lợn thịt.......................................................................................................148 Chương V. Chăn nuôi gia cầm ThS. Nguyễn Thị Tú I. Sức sản xuất trứng......................................................................................................155 II. Kỹ thuật ấp trứng........................................................................................................163 III. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt .........................................................................................169 IV. Kỹ thuật chăn nuôi gà ñẻ ...........................................................................................172 - 210 - Chương VI. Chăn nuôi trâu bò ThS. ðoàn Liên I. Chăn nuôi bê nghé ......................................................................................................185 II. Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản ...................................................................................189 III. Chăn nuôi trâu bò ñực giống .....................................................................................192 IV. Chăn nuôi bò sữa........................................................................................................195 V. Chăn nuôi trâu bò cày kéo..........................................................................................201 VI. Chăn nuôi trâu bò thịt ................................................................................................203

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
Tài liệu liên quan