Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập - Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Sông Quao, nhằm cung cấp nước tưới ổn định cho 8120 (ha) theo thiết kế và mở rộng hơn 3000 (ha) đất nông nghiệp của 12 xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Ngoài ra, dự án sẽ cải thiện việc cấp nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết và nhân dân trong vùng dự án. Đảm bảo an toàn hồ chứa nước, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân hạ du, tăng năng suất, sản lượng; đảm bảo an ninh, lương thực góp phần góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tạo cảnh quan môi trường vùng dự án

pdf40 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập - Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn thời gian chi phí cho hoạt động sản xuất của người dân nam và nữ trên địa bàn, tạo điều kiện và cơ hội cho họ tham gia các hoạt động xã hội. Cung cấp đủ nước cũng góp phần làm giảm gánh nặng đối với Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 13 những nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ đơn thân, người già neo đơn và làm giảm nguy cơ mặc bệnh đối với phụ nữ và trẻ em. 3.2. Tác động tiêu cực Thu hồi đất và tái định cư Khi thực hiện tiểu dự án phải di dời 18 hộ BAH (77 người) ở xã Thuận Hòa với tổng diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 162.000m2 và 2.332m2 đất thổ cư để trả lại hành lang bảo vệ công trình. Tất cả 18 hộ BAH thuộc diện AH nặng, mất hơn 20% diện tích đất canh tác và nhà cửa, trong đó có 10 hộ phải di dời nhà, 3 hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương (1 hộ nghèo, 2 hộ gia đình neo đơn). Các hộ buộc phải di dời hiện nay đang sống trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình hoặc hành lang thoát lũ của hồ. Để giảm thiểu các tác động thu hồi đất, trong quá trình thiết kế chi tiết, Tư vấn thiết kế cần tham vấn cộng đồng địa phương để tìm các biện pháp giảm thiểu việc thu hồi đất và các tác động bất lợi khác đến người dân. Mặt khác, một Khung chính sách tái định cư cho toàn dự án và một Kế hoạch hành động tái định cư cho mỗi tiểu dự án đã được chuẩn bị để đảm bảo mọi thiệt hại của người bị ảnh hưởng do dự án gây ra đều được bồi thường thỏa đáng. Rủi ro về an toàn cộng đồng và sức khỏe Một số lượng lớn công nhân sẽ có mặt trên địa bàn trong thời gian thi công công trình, điều này gây ra những xáo trộn nhất định đối với đời sống kinh tế – xã hội – văn hóa của địa phương. Mặc dầu, địa phương đã có khu vực dành riêng cho công nhân ở tập trung, nhưng một số lượng lớn người đến sẽ nảy sinh rất nhiều nhu cầu khác nhau như ăn, ở, vui chơi, giải trí, và các nhu cầu văn hóa khác. Cũng có thể xảy ra hiện tượng những nhu cầu này khác xa với văn hóa cộng đồng địa phương, do vậy tạo ra những xáo trộn nhất định đối với cộng đồng, đặc biệt là với cộng đồng dân tộc thiểu số ở các xã Thuận Hòa và Hàm Trí nơi có công trường thi công. Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia (Phụ lục 3 của Đánh giá xã hội TDA), và Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng (Phụ lục 2 của Đánh giá xã hội TDA) đã được lập nhằm đảm bảo các vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe và trật tự xã hội do tập trung công nhân được truyền thông đúng cách và kịp thời cho những người có khả năng bị ảnh hưởng, bao gồm cả công nhân và người dân địa phương, do vậy mà các nguy cơ sẽ được giảm thiểu. Việc thi công công trình sẽ kèm theo các tác động tiêu cực về môi trường như bụi, tiếng ồn....bên cạnh đó, các vấn đề bệnh tật cũng có thể nảy sinh do một lượng người từ nơi khác kéo đến. Việc tập trung số lượng lớn công nhân có thể gây ra các vấn đề về mại dâm, gây nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ HIV/AIDS, và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Các vấn đề này đã được xác định và chuẩn bị trong Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng (Phụ lục 2 của Đánh giá xã hội TDA). Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 14 Việc sử dụng một số tuyến đường để chuyên chở nguyên vật liệu sẽ gây ra những ảnh hưởng về việc đi lại của người dân và gây nguy cơ tai nạn giao thông. Do vậy, chủ đầu tư dự án, đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình cần chuẩn bị các phương án quản lý nhân công phòng trách tối đa các tác động bất lợi tới cộng đồng. Về phía địa phương, cần chuẩn bị các kế hoạch truyền thông trang bị cho người dân những kiến thức tối thiểu về các vấn đề xã hội có thể nảy sinh cũng như các mô hình bệnh tật nhằm tạo cơ chế tự bảo vệ cho người dân trước những rủi ro đến từ bên ngoài. Rủi ro đối với hoạt động sản xuất Theo cam kết của chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị liên quan, sẽ nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm tránh gián việc cấp nước thường xuyên cho sản xuất nông nghiệp cho người dân vùng hạ lưu. Các biện pháp thi công ở giai đoạn này cho thấy việc cấp nước sẽ đảm bảo như khi không có hoạt động thi công. Kế hoạch đã được chuẩn bị để đảm bảo việc xây dựng sẽ không gây ra, hoặc gây tác động tối thiểu đến các hoạt động nông nghiệp và sinh kế của người dân địa phương. 3.3. Giải pháp giảm thiểu Tham vấn với các bên liên quan Nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới những tác động tiêu cực có thể phát sinh và nhằm thiết lập kênh thông tin liên lạc, trong quá trình chuẩn bị dự án đã tham vấn nhiều lần với cộng đồng sở tại. Do dự án có tính chất vay vốn nước ngoài , mức đền bù trên một địa bàn cùng tồn tại nhiều loại vốn đầu tư với các chính sách đền bù hỗ trợ không nhất quán sẽ sinh khiếu kiện do đó tỉnh sẽ có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác kiểm kê, chi trả, mức giá thay thế của dự án dựa trên khung chính sách tái định cư của dự án được Thủ tướng phê duyệt. PPMU phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về mục tiêu đầu tư dự án, các chính sách của dự án để cộng đồng hiểu rõ về những yêu cầu sử dụng nước làm tăng hiệu quả sử dụng nước và hiệu suất sử dụng nước. Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP) Mặc dù đã rất nỗ lực để tránh thu hồi đất và tái định cư người dân địa phương nhưng vẫn không thể tránh khỏi yêu cầu thu hồi đất và các tài sản khác của người dân. Theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, dự án đã lập Kế hoạch hành động tái định cư cho các dự án vòng một và kế hoạch tái định cư cho các dự án vòng hai sẽ được lập tương tự. Kế hoạch này phản ánh cách thức dự án sẽ giảm thiểu tổn thất của những người BAH trong dự án, khôi phục sinh kế của họ bằng cách đền bù, hỗ trợ, và/hoặc trợ cấp cho họ. Mục tiêu chung của Kế hoạch hành động tái định cư nhằm đảm bảo rằng tất cả những người BAH đều được bồi thường theo giá thay thế những tổn thất của họ và đưa ra những biện pháp hỗ trợ khôi phục để họ có thể khôi phục sinh kế của họ - ít nhất là như mức trước khi có dự án. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 15 Xây dựng kế hoạch nhằm giảm thiểu những thiệt hại do ngập úng hoặc hạn hán trong quá trình thi công Cần có kế hoạch cấp nước cụ thể trong quá trình thi công cũng như kế hoạch điều tiết nước, đồng thời thông báo bản kế hoạch tới người dân địa phương tránh các thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các nhóm người dễ bị tổn thương Trong quá trình diễn ra dự án, có những tác động tiêu cực có thể nảy sinh, vì thế cần lưu ý đặc biệt tới những nhóm dễ bị tổn thương. Cần thu hút sự tham gia của nhóm người này trong các hoạt động truyền thông hay tham vấn để thu thập những nhu cầu của họ đối với dự án, từ có xây dựng phương án đáp ứng kịp thời. Cần chú trọng hơn tới trẻ em trai, trẻ em gái và nhóm người dân tộc thiểu số trong việc trang bị các kiến thức liên quan tới vấn đề sức khỏe, các vấn đề liên quan tới an toàn cộng đồng như tệ nạn xã hội, an ninh trật tự. Các vấn đề về mại dâm, HIV/AIDS, và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đã được xác định là nguy cơ đối với sức khỏe trong Đánh giá xã hội của TDA. Các biện pháp cần được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ đối với không chỉ công nhân (là những người di cư đến) mà còn cả cộng đồng ở hạ lưu hồ chứa, bao gồm cả người Kinh và DTTS trong vùng TDA. Các vấn đề này đã được xác định và chuẩn bị trong Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng (Phụ lục 2 của Đánh giá xã hội TDA). IV. Tình hình kinh tế xã hội của người DTTS trong vùng dự án Dự án đề xuất nằm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đây là tỉnh có 27 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với tỉ lệ 7,33 % dân số toàn tỉnh. Trên cơ sở đề xuất của dự án, khu vực ảnh hưởng của dự án nằm trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc với hai xã bị ảnh hưởng chính là xã Hàm Trí và xã Thuận Hòa. Tổng số dân số của người DTTS hiện nay ở 2 xã 3,329 người, chiếm tỉ lệ 23,1% tổng dân số của hai xã. Theo kết quả sàng lọc ban đầu, việc thực hiện dự án sẽ không làm ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai và tài sản của các hộ DTTS trong khu vực. Tuy nhiên, do tính chất của dự án và thông qua tham vấn, việc thực hiện dự án sẽ có những tác động bất lợi đến nguồn sinh kế của các hộ DTTS trong khu vực trong thời gian thực hiện dự án. Như đã nêu trong phần 1 (Giới thiệu), phần sau đây chỉ nêu ra các kết quả SA theo OP 4.10 đối với các hộ DTTS trong khu vực dự án (chi tiết trong báo cáo SA được thực hiện trên toàn bộ dân số bị ảnh hưởng bởi dự án, xem trong báo cáo SA). Lưu ý rằng thông tin và các phân tích chỉ ra trong báo cáo chỉ tiến hành trên các hộ DTTS sinh sống trong khu vực dự án được tham gia phỏng vấn và thảo luận nhóm. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 16 4.1. Đặc điểm về cộng đồng DTTS trong khu vực dự án Trong khu vực dự án, hai xã trong phạm vi ảnh hưởng đều có người DTTS sinh sống. Theo Thống kê dân số, dân tộc theo đơn vị hành chính của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc có 12 nhóm DTTS sinh sống. Các nhóm dân tộc thiểu số đã sinh sống lâu đời tại khu vực gồm: Chăm, Ko Ho, Ra glai. Bên cạnh những nhóm DTTS bản địa, tỉnh Đồng Nai tiếp nhận khá nhiều nhóm DTTS di cư từ những tỉnh thuộc khu vực miền Bắc tới sinh sống tại nơi đây vào những năm 1980 và 1990 của thế kỷ trước. Các nhóm DTTS khác có rất ít người và họ chung sống cùng cộng đồng địa phương, không có các hoạt động văn hóa mang bản sắc riêng. Các dân tộc Chăm, K,Ho và Raglai là tộc người đã cư trú lâu đời ở khu vực dự án cùng với người Kinh , như minh họa trong bản đồ dưới đây (khu vực màu đỏ). Hầu hết người DTTS đều nói tiếng Việt. Do vậy, họ không gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người. Đến nay, họ vẫn còn lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa truyền thống như tín ngưỡng đa thần trong cộng đồng người K ho, người Raglai và đạo Bà la môn và Hồi giáo Bà ni trong cộng đồng người Chăm. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 17 Hình 2: Khu vực TDA nơi có người DTTS sinh sống Về cơ cấu và tổ chức xã hội, làng là tổ chức xã hội cao nhất. Mỗi thành viên trong làng có quan hệ huyết thống với nhau thiên về bên ngoại (mẫu hệ). Trong cộng đồng người K Ho và người Raglai, già làng được bầu làm người đứng đầu làng, là người khỏe mạnh, có tiếng nói, có vốn hiểu biết và nắm rõ phong tục tập quán của làng; là người có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn dân làng tổ chức đời sống sản xuất, bàn bạc giải quyết công việc đối ngoại của làng. Đối với cộng đồng người Chăm, vị trí trên được nắm giữ bởi thầy cả và thầy trang, là những chức sắc trong hệ thống tôn giáo của người Chăm. Trong truyền thống và hiện nay, các tộc người này theo chế độ mẫu hệ, huyết thống tính theo dòng họ mẹ, con cái được thừa kế tài sản của gia đình, quyền hành trong gia đình đều thuộc về người mẹ hoặc ông cậu. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, dần dần tổ chức đại gia đình mẫu hệ tan rã, thay thế bằng các gia đình hạt nhân. Hiện nay, sự thay đổi trong cộng đồng hai tộc người này biểu Hồ Sông Quao Ghi chú Khu vực tưới Khu vực dân cư Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 18 hiện qua việc con cái có thể theo họ cha hoặc họ mẹ, công việc trong gia đình có sự đồng thuận của cả vợ và chồng. Hình thức hôn nhân một vợ một chồng, sau hôn nhân cư trú bên vợ là chính. Ngày nay, do trình độ văn hóa được nâng cao hơn so với trước nên độ tuổi kết hôn cũng tăng lên, hiện tượng tảo hôn vẫn còn nhưng không phổ biến như trước. Trong tang ma, các nghi lễ vẫn giữ được phong tục tập quán truyền thống. Về ngôn ngữ, các dân tộc này sử dụng cả tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông. Người Raglai và người Chăm có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo và người K Ho có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Môn – KHơ me. Riêng người Chăm hiện vẫn còn chữ viết (chữ Phạn và chữ Chàm cổ). Các nhóm dân tộc trên đều giữ ý thức trao truyền tiếng mẹ đẻ cho con cái trong gia đình và cộng đồng. Trong cộng đồng người Chăm có tổ chức những lớp học truyền dạy chữ viết cho các thế hệ sau. Trên địa bàn xã Thuận Hòa, nguồn thu nhập chính của người K Ho và người Raglai cả hai tộc người này phụ thuộc vào các hoạt động liên quan đến tài nguyên đất như trồng trọt,chăn nuôi, khai thác lâm sản và giao khoán bảo vệ rừng. Đối với hoạt động trồng trọt, cộng đồng DTTS tại đây hiện gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Nguồn nước chính cho trồng trọt tại khu vực phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Tại khu vực, chưa có hệ thống thủy lợi đưa nước đến khu vực sản xuất, nguồn nước tại chỗ không đủ cung cấp nước cho các hộ dân trong khu vực. Đây là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán. Do vậy, nguồn thu nhập từ của người DTTS tại đây rất thấp, sản lượng trong nông nghiệp chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu lương thực của gia đình. Trong chăn nuôi, người DTTS nơi đây thường chăn nuôi bò, heo, dê. Các hộ gia đình chăn nuôi bò gặp nhiều khó khăn do việc thiếu nước. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên. Vào mùa hạn, trữ lượng thức ăn trong tự nhiên không đủ cung cấp cho nuôi bò với số lượng lớn. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, một số hộ DTTS nơi đây còn có nguồn thu nhập từ rừng thông qua việc khai thác tài nguyên rừng và nhận rừng giao khoán. Tuy nhiên, hiện nay thu nhập từ rừng của người dân giảm do tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra, một số hộ DTTS còn có nguồn thu nhập từ hoạt động làm thuê, tuy nhiên công việc này chỉ xảy ra theo mùa vụ và không ổn định. Nhìn chung, nguồn sinh kế chính của người DTTS tại đây phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên đất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được xem là nguồn thu nhập chính của các hộ. Nguồn nước và việc ổn định được nguồn nước là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn. Trên địa bàn xã Hàm Trí, nguồn sinh kế của Chăm từ trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Trong đó, trồng trọt và buôn bán là hai nguồn sinh kế chính của tộc người này. Trong hoạt động trồng trọt người dân gặp nhiều thuận lợi từ điều kiện tự nhiên như diện tích đất lớn, nguồn nước dồi dào nên người dân đã canh tác được 3 vụ với các loại cây trồng chính là lúa, Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 19 hoa màu, đậu và mía. Tuy nhiên vào mùa mưa lũ, khu vực này thường bị ngập lụt do quá trình xả lũ làm ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng. Vấn đề giới Trong đó nhóm người Kinh và người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai)bình đẳng hơn so với nhóm người Chăm trong các hoạt động sản xuất và chăm sóc. Trong nhóm hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai), phụ nữ và nam giới chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động chăm sóc, sản xuất và cộng đồng cao hơn so với nhóm hộ người Kinh và người Chăm. Đơn cử như trong hoạt động trồng rừng, tỷ lệ tham gia của các nhóm hộ lần lượt là: Hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai) 62,5%, hộ người Kinh 37,9% và hộ người Chăm 32,1%. Đây là một hoạt động mà hoặc là hai vợ chồng cùng tham gia hoặc là một mình nam giới thực hiện, không có nữ giới thực hiện đơn lẻ, nhưng có tới gần 2/3 số hộ người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai) có cả nam giới và phụ nữ tham gia, điều này khẳng định sự chia sẻ công việc khá đồng đều giữa những người khác giới trong gia đình người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai). Hoạt động chăm sóc con cái, tỷ lệ lần lượt là: 46,2%; 48,1%; và 32,4%, mặc dầu trong hoạt động này, phụ nữ ở tất cả các nhóm dân tộc đều phải là người đảm nhiệm chính, tuy nhiên tỷ lệ này cũng cho thấy các hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai) và hộ người Kinh có sự chia sẻ nhiều hơn so với hộ người dân tộc Chăm. Về tham gia các hoạt động cộng đồng, tỷ lệ hai người cùng tham gia của các nhóm dân tộc Kinh, Chăm và dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai) là: 54,9%, 50,0% và 46,2%; Tỷ lệ phụ nữ tham gia họp là: 3,7%, 7,9% và 38,5%; Tỷ lệ nam giới tham gia họp là: 41,5%, 42,1% và 15,4%. 4.2. Kết quả khảo sát hộ DTTS Nghề nghiệp Nông, lâm, ngư nghiệp là những nghề thu hút lao động trên địa bàn nhiều nhất, 49,4% số người tham gia vào công việc này. Các nghề khác đều chiếm tỷ lệ % không đáng kể: Công nhân 1,9%, cán bộ/công nhân viên nhà nước 4,2%, buôn bán 1,1% và nội trợ 1,5%. Bảng 2. Nghề nghiệp của người DTTS (n=51) TT Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1 Mất khả năng lao động 7 2.7% 2 Nông, lâm, ngư nghiệp 130 49.4% 3 Buôn bán 3 1.1% 4 Cán bộ/công nhân viên nhà nước 11 4.2% 5 Học sinh, sinh viên 35 13.3% 6 Tiểu thủ công nghiệp 24 9.1% 7 Công nhân 5 1.9% 8 Lực lượng vũ trang 8 3.0% 9 Nội trợ 4 1.5% 10 Hưu trí 11 4.2% 11 Làm thuê 35 13.3% Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 20 TT Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 12 Thất nghiệp 24 9.1% 13 Khác 36 13.7% Tổng 263 100 Mức sống Người dân tự đánh giá mức sống của gia đình không cao, chỉ có 7,8% cho rằng gia đình mình thuộc diện khá giả, 54,9% trung bình, 23,5% có túng thiếu và 13,7% nghèo đói. Những hộ có nữ làm chủ hộ thì có mức sống thấp hơn so với những hộ có nam làm chủ hộ, tương tự như vậy, các hộ gia đình mà chủ hộ là người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai...) thì có mức sống thấp hơn so với các hộ người Kinh và người Chăm. Về vấn đề lương thực của các hộ gia đình: 68,6% số hộ không thiếu lương thực, chỉ có 3,9% hộ thiếu trên 4 tháng trong 1 năm, 15,7% số hộ thiếu từ 1 đến 2 tháng. Phần lớn người trả lời (49%) đánh giá xu hướng phát triển của địa phương trong vòng 3 năm qua là không thay đổi, chỉ có 39,2% cho rằng đời sống có tốt hơn, trong khi tỉ lệ đánh giá đời sống kém đi là 11,8%. Bảng 3. Mức sống của người DTTS TT Mức sống Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) 1 Phân loại mức sống 51 100 Khá giả 4 7.8 Trung bình 28 54.9 Túng thiếu 12 23.5 Nghèo 7 13.7 2 Mức độ thiếu lương thực trong 12 tháng qua 51 100 Có thiếu trong 1-2 tháng 8 15.7 Có thiếu trong 3-4 tháng 6 11.8 Có thiếu trên 4 tháng 2 3.9 Không thiếu 35 68.6 3 Mức sống thay đổi trong vòng 3 năm qua 51 100 Không đổi 25 49.0 Tốt hơn 20 39.2 Kém đi 6 11.8 Giáo dục Trình độ học vấn ở cấp tiểu học chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm trình độ học vấn khác Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 21 (43,7%). Cả hai xã đều đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và 100% trẻ 5 tuổi được đến trường mầm non. - Tất cả các hộ gia đình người dân tộc thiểu số đều được hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ đi học, nhưng số trẻ bỏ học vẫn rơi vào các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo mà ở đây là nhóm hộ người Cơ Ho và Ra-giai. Bảng 4. Trình độ học vấn của những người trong hộ gia đình (n=51) Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Mù chữ 57 21.7% Chưa đi học 28 10.6% Tiểu học 115 43.7% THCS 27 10.3% THPT 23 8.7% Trung cấp/dạy nghề 2 0.8% Cao đẳng/đại học 11 4.2% Tổng 263 100.0% Đất đai Theo báo cáo của UBND các xã thì mỗi năm, xã đều có kế hoạch trình lên huyện về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân địa phương (bao gồm đất ở và đất sản xuất). Nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm gia đình người dân tộc khác với nhóm người Kinh và người Chăm. 46,2% số hộ dân tộc khác không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở so với 18,4% người Chăm và 11,0% người Kinh. Đây cũng là nhóm có điều kiện sống và điều kiện phát triển kinh tế kém hơn so với hai nhóm còn lại. Vậy, việc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho nhóm này gặp khó khăn trong phát triển kinh tế. Bảo hiểm y tế Số hộ gia đình có tham gia BHYT khác là 76,9%. Theo luật BHYT thì người dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn về kinh tế xã hội nằm trong diện được nhà hỗ trợ cho hưởng BHYT. Cấp nước Nguồn nước sử dụng tương đối đa dạng. Nước uống được lấy từ giếng khoan (56,9%) và nước máy (43,1%). Hầu hết nước sử dụng cho tắm giặt được lấy từ giếng (86,3%), trong khi nước sản xuất lấy từ hệ thống thủy lợi (60,8%). Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 22 Bảng 5. Tình hình sử dụng nước Loại nước Nước uống Giếng Nước máy Tổng Tỉ lệ (%) 56.9 43.1 100 Loại nước Nước tắm giặt Giếng Nước máy Tổng Tỉ lệ (%) 86.3 13.7 100 Loại nước Nước sản xuất Sông Hồ chứa Giếng HH tưới Mưa Tổng Tỉ lệ (%) 2.0 15.7 7.8 60.8 13.7 100 Loại hình nhà ở Nhà ở được coi như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá về mức sống của người dân. Theo kết quả khảo sát, 94,1% số hộ sinh sống trong loại hình nhà ở bán kiên cố; 3,9 % số hộ ở nhà gỗ, lợp lá và 2,0% số hộ ở nhà kiên cố. Bảng 6. Loại hình nhà ở (n=51) TT Loại hình nhà ở Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) 1 Nhà kiên cố 1 2.0 2 Nhà bán kiên cố 48 94.1 3 Nhà gỗ, lợp lá 2 3.9 Tổng 51 100.0 Nhà của người dân tộc Cơ Ho khu 29 xã Thuận Hòa Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 23 V. Tóm tắt các kết quả tham vấn cộng đồng DTTS 5.1. Mục tiêu của tham vấn cộng đồng Là một phần của đánh giá xã hội được thực hiện cho tiểu dự án này, tham vấn người dân tộc thiểu số trong vùng dự án đã được tiến hành một cách tự do, được thông báo trước và có sự tham gia theo chính sách OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới. Mục đích của tham vấn là để a) thông báo cho các dân tộc thiểu số trong khu vực tiểu dự án các tác động tiềm tàng của dự án (tác động tiêu cực và và tác động tích cực), b) ý kiến phản hồi từ các dân tộc thiểu số (trên cơ sở tác động được xác định), và c) đề xuất các hoạt động phát triển để đảm bảo người dân tộc thiểu số trong khu vực tiểu dự án có thể nhận được các lợi ích kinh tế xã hội (từ dự án) phù hợp văn hóa với họ, và trên cơ sở đó xác nhận sự ủng hộ rộng rãi của DTTS đối với việc thực hiện TDA. 5.2. Phương pháp tham vấn Có nhiều công cụ điều tra khác nhau, như các thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát hiện trường và điều tra hộ gia đình, được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi từ các dân tộc thiểu số. Tham vấn tự do, được thông báo trước theo chính sách OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới được duy trì trong suốt quá trình tham vấn.  Công cụ điều tra: khi sử dụng các công cụ điều tra trên, các chuyên gia tư vấn đã nhận ra rằng cần duy trì việc tự do sử dụng ngôn ngữ khi tham vấn với các dân tộc thiểu số. Trước khi tiến hành tham vấn, việc kiểm tra sở thích sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số được thực hiện và ngôn ngữ đó được sử dụng trong suốt quá trình tham vấn. Trong tiểu dự án này, người dân tộc thiểu số là người Chăm, Cơ Ho, Ra glai... tuy nhiên họ đã xác nhận trước khi phỏng vấn họ cảm thấy thoải mái với ngôn ngữ là tiếng Việt. Do đó, các cuộc tham vấn đã được tiến hành bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Để đảm bảo sự tự do ngôn ngữ cho người dân tộc thiểu số được tham vấn, mỗi nhóm dân tộc thiểu số được tư vấn một cách riêng biệt. Một người dân địa phương (trong cùng nhóm dân tộc thiểu số) đã được mời tham gia quá trình tham vấn trong trường hợp ngôn ngữ dân tộc thiểu số địa phương là cần thiết để trao đổi thông tin thông suốt giữa người dân tộc thiểu số và nhóm tư vấn. Các tư vấn là những người có kinh nghiệm cơ bản về dân tộc thiểu số ở Việt Nam.  Quá trình tham vấn: các cuộc tham vấn đã được tiến hành vào tháng 3/2015. Các cuộc tham vấn sử dụng cả điều tra hộ gia đình, và thảo luận nhóm/họp cộng đồng (như đã đề cập ở trên) trong suốt quá trình tham vấn. Có cả nam giới và phụ nữ tham gia tham vấn. Đặc biệt phụ nữ DTTS đã được khuyến khích đưa ra ý kiến/thắc mắc của mình. Khi cần thiết, nhà văn hóa (cho họp cộng đồng) được sử dụng để thực hiện việc tham vấn (cho thảo luận nhóm/ họp cộng đồng). Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 24 5.3. Kết quả tham vấn a) Cộng đồng người dân tộc thiểu số và những hộ gia đình dân tộc thiểu số được tham ván đều xác nhận rằng họ đã được thông báo về dự án. Các hộ dân tộc thiểu số đều ủng hộ việc tiến hành thực hiện dự án. a) Các hộ gia đình EM và các cộng đồng DTTS hiểu được tác động tích cực của dự án. Họ cũng hiểu được tác động tiêu cực của dự án và họ đã đồng ý với đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực cũng như những biện pháp hỗ trợ bổ sung sẽ được thực hiện thông qua EMDP này để đảm bảo các dân tộc thiểu số hiện nay trong khu vực dự án có thể nhận được lợi ích kinh tế xã hội phù hợp với văn hóa của họ. Trên cơ sở các tác động của dự án và các biện pháp giảm thiểu đề xuất, các EM và các cộng đồng DTTS thể hiện sự hỗ trợ rộng rãi cho thực hiện dự án. Ngoài ra, họ có những ý kiến cụ thể / đề nghị tập trung vào hai lĩnh vực: (i) các kiến nghị nghị liên quan đến quá trình thi công dự án; và (ii) các kiến nghị liên quan đến phát triển cộng đồng. Các ý kiến cụ thể như sau: Trong quá trình thi công dự án: - Quá trình thực hiện dự án cần tiến hành nhanh chóng để giảm thiểu tác động - Hỗ trợ người dân chuyển đổi giống cây trồng trong vụ thiếu nước (cây ngắn ngày, cây cần ít nước) - Đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất vào vụ mùa chính Các hoạt động phát triển cộng đồng - Hỗ trợ hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh cho người dân - Tăng cướng các lớp bổ túc văn hóa và dạy nghề tại địa phương - Hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và đào tạo nghề. - Tăng cường hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ cộng đồng Trên cơ sở đánh giá xã hội cho tiểu dự án, không có người dân tộc thiểu số nào sẽ bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất. Tại khu tưới sử dụng nước từ các hồ chứa cho mục đích tưới tiêu, không có tác động bất lợi nào cho các dân tộc thiểu số. Một EMDP đã được chuẩn bị cho tiểu dự án này - trên cơ sở đánh giá xã hội và tham vấn với các dân tộc thiểu số để cung cấp các cơ hội phát triển cho các DTTS hiện diện trong khu vực tiểu dự án. Tại khu vực hồ chứa, một RAP đã được chuẩn bị để đảm bảo việc thu hồi đất của một số hộ gia đình sẽ được bồi thường thích hợp và kịp thời - theo RPF. Tham vấn tự do và thông báo trước với DTTS cho thấy vì không có tác động bất lợi cho các dân tộc thiểu số, và EMDP đã được chuẩn bị để cung cấp các cơ hội phát triển cho dân tộc Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 25 thiểu số, nên đã có sự ủng hộ rộng rãi cảu cộng đồng dân tộc thiểu số (xã Thuận Hòa và Hàm Trí) để thực hiện tiểu dự án. 5.4. Tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện EMDP Để đảm bảo việc tham vấn tự do và được thông báo trước với người dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện EMDP đươc tiếp tục, khung tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số sau đây sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện EMDP, như được tóm tắt dưới đây: Cách tiếp cận tham vấn trong quá trình thực hiện EMDP cũng giống như cách tiếp cận tham vấn đã được sử dụng trong quá trình chuẩn bị EMDP. Tư vấn sẽ dựa trên cách thức tham vấn tự do, được thông báo trước và có dự tham gia để xem xét các cộng đồng DTTS có bất kỳ phản hồi nào khác không, và để kiểm tra xem có bất kỳ tác động của tiểu dự án bổ sung phát sinh mà không lường trước được trong quá trình chuẩn bị EMDP không. Trường hợp cần thiết, EMDP được thực hiện, sẽ được tiếp tục xây dựng, hoặc cập nhật về phương pháp để đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách thích hợp cho các dân tộc thiểu số. Các cộng đồng DTTS được hưởng lợi từ EMDP này nên tham gia vào cả quá trình thực hiện và quá trình giám sát & đánh giá để tối đa hóa các mục đích của EMDP. PPMU sẽ dẫn đầu trong việc thực hiện EMDP này và đảm bảo người dân tộc thiểu số tham gia vào quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá của EMDP. Trong trường hợp có tác động bất lợi được xác định trước khi thực hiện tiểu dự án, đặc biệt là khi thiết kế kỹ thuật chi tiết có sẵn trong quá trình thực hiện Dự án, các phương pháp tham vấn, như đã đề cập ở trên, nên được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi từ các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng. Việc thay thế thiết kế kỹ thuật nên được triển khai để tránh tác động bất lợi. Trong trường hợp các tác động không thể tránh được, chúng nên được giảm thiểu hoặc bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp tác động bất lợi đã được xác định (khi các phương pháp thiết kế / xây dựng kỹ thuật rõ ràng), DTTS bị ảnh hưởng sẽ được tư vấn và thông báo về quyền lợi của họ. EMDP sẽ được cập nhật cho phù hợp và sẽ được công bố trước khi thực hiện EMDP/RAP. 5.5. Công bố EMDP Trong quá trình chuẩn bị, bản cuối cùng của EMDP/RP sẽ được công bố rộng rãi trong cộng đồng tại những nơi công cộng, bao gồm trụ sở UBND xã/ huyện, các nhà cộng đồng và phải được trình bày theo một ngôn ngữ và bố cục mà người DTTS và tất cả những bên liên quan có thể đọc và hiểu được. Các văn bản này cũng sẽ được công bố tại Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi, Bộ NNT&PTNT, UBND tỉnh Bình Thuận và các huyện, xã có liên quan, và văn phòng thông tin của WB tại Washington D.C, trước khi trình duyệt dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, PPMU và chính quyền địa phương các cấp phải đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các hộ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trong khu vực dự án đi qua sẽ Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 26 nhận được đầy đủ thông tin và được mời tham dự các buổi tham vấn trong quá trình thực hiện EMDP. Phần này được viết dựa trên Khung chính sách DTTS của dự án EMPF (xem chi tiết trong EMPF). VI. Các hoạt động phát triển trong EMDP này Như đã đề cập ở trên, EMDP nhằm mục đích cung cấp thêm các lợi ích kinh tế xã hội cho các hộ gia đình EM theo OP 4.10. Những hoạt động này là các hoạt động liên quan đến việc đào tạo, bao gồm đào tạo khuyến nông, đào tạo phát triển kinh doanh, và pháp luật về an toàn giao thông. Các khóa đào tạo sau đây đã được đề xuất bởi các dân tộc thiểu số trên cơ sở tham khảo ý kiến với họ. (i) Đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp: Các Hoạt động góp phần tăng trưởng nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống cho cộng đồng. Dự kiến khoảng 1025 hộ gia đình EM sẽ được đào tạo, với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ii) Đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn giao thông và phòng tránh tệ nạn xã hội: Dự kiến khoảng 1025 hộ gia đình EM sẽ được đào tạo, (iii) Đào tạo phát triển kinh doanh: đây là hoạt động quan trọng đối với hộ gia đình nhằm mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình. Một chương trình đào tạo chuẩn sẽ được sử dụng với tên gọi “Bước đầu kinh doanh của bạn” (được phát triển bởi các Tổ chức Lao động Quốc tế). Các khóa đào tạo nhằm mục đích để các hội viên (là hộ gia đình EM) để xác định / phân tích ý tưởng kinh doanh mới có thể được phát triển thành kế hoạch kinh doanh khả thi, như một đầu ra của đào tạo, mà sẽ giúp họ có được một khoản vay từ ngân hàng địa phương, và thành công bắt đầu một công việc mới. Dự kiến khoảng 1025 hộ gia đình EM sẽ được đào tạo, với sự tham gia của Hội phụ nữ, Hội Nông dân của địa phương. Các khóa đào tạo sẽ được thiết kế để đảm bảo: (i) các nội dung phù hợp với văn hóa của người dân tộc thiểu số, (ii) Phụ nữ được khuyến khích tham gia, ít nhất là 50 % số người tham gia là phụ nữ. EMDP này sẽ được cập nhật trước khi thực hiện để xác định lại nhu cầu phát triển của người DTTS đồng thời phản ánh các nhu cầu khác mà họ có thể cần khi tác động của dự án được xác định dựa trên thiết kế kỹ thuật cuối cùng. VII. Tổ chức thực hiện MARD là cơ quan Chủ quản dự án, MARD giao CPO làm chủ dự án, chịu trách nhiệm điều phối chung các hoạt động của dự án với nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Một Ban Chỉ đạo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 27 Dự án (PSC) sẽ được thành lập, bao gồm đại diện của MARD, các Bộ, ngành, các cơ quan chính quyền của các tỉnh dự án, chịu trách nhiệm theo dõi thường xuyên và quản lý các dự án trong quá trình thực hiện. Ở cấp Trung ương. CPMU sẽ được thành lập thuộc CPO để điều phối chính sách và các vấn đề chiến lược, đưa ra toàn bộ hướng dẫn và hỗ trợ trong việc điều phối. CPMU chịu trách nhiệm thực hiện chung của các EMDP đã được chuẩn bị thuộc Dự án DRaSIP/WB8. CPMU sẽ đảm bảo rằng tất cả các PPMU hiểu rõ mục đích của EMPF và biết làm thế nào để trình EMDP cho các tiểu dự án có liên quan. CPMU có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho PPMU trong quá trình chuẩn bị EMDP cho các tiểu dự án có liên quan. CPMU có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện dự án EMDP một cách hiệu quả, bao gồm giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện EMDP. Tại giai đoạn đầu của việc thực hiện dự án, CPMU sẽ đào tạo cho nhân viên xã hội - ở cấp độ trung ương và địa phương, nhằm giúp họ có khả năng tiến hành việc nghiên cứu (về những người DTTS hiện sinh sống tại khu vực bị ảnh hưởng của tiểu dự án) để quyết định khi nào cần thiết có dự án EMDP, và trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá yếu tố tác động xã hội, và chuẩn bị EMDP. Khi nguồn lực địa phương không đủ để chuẩn bị EMDP, những tư vấn có trình độ có thể sẵn sàng hỗ trợ PPMU phát triển một EMDP cho một tiểu dự án theo EMPF. Ở cấp địa phương. Ban Quản lý dự án cấp tỉnh (PPMU) và các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện EMDP. Nguồn nhân lực và ngân sách phù hợp và đủ để đạt mục tiêu của EMDP, cần bao gồm trong bản EMDP để NHTG xem xét trước và thông qua. Trong trường hợp những người DTTS bị ảnh hưởng do việc thu hồi đất, nhằm mục đích xây dựng cho các tiểu dự án, vấn đề bồi thường, hỗ trợ người DTTS sẽ được đặt ra thông qua các bản RAP được chuẩn bị cho tiểu dự án theo hướng dẫn RPF của dự án. VIII. Cơ chế giải quyết khiếu nại Cơ chế khiếu nại của Dự án được tách làm hai: một ở nội bộ các cộng đồng có liên quan và một phần khác, liên quan đến bên thứ ba/hòa giải. Đối với mỗi địa phương, Ủy ban giải quyết khiếu nại sẽ được thành lập từ cấp độ làng/xã tới huyện, xây dựng dựa trên các ban bệ có liên quan hiện có, các tổ chức, đại diện phụ nữ và người dân tộc. Ở cấp độ làng, hội đồng dựa trên cơ sở cùng quản lý kết hợp với cơ chế khiếu nại hiện có, và sẽ được chủ trì bởi những người lãnh đạo bộ tộc/người đứng đầu giáo xứ và người già, được sự chấp nhận đa số của cộng đồng địa phương nói chung và của nhóm DTTS nói riêng. Hồ sơ khiếu nại sẽ được cung cấp cho những người hoặc những nhóm người trực tiếp hay gián tiếp bị tác động bởi dự án, cũng như có thể quan tâm đến dự án và/hoặc có khả năng bị ảnh hưởng đến thu nhập, cả mặt tích cực và tiêu cực. Dự án sẽ cung cấp khóa đào tạo và hỗ trợ tăng cường cấu trúc hiện có nhằm giải quyết hiệu quả và hài hòa các khiếu nại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Mọi sự phàn nàn và khiếu nại cần được PPMU ghi vào văn bản một cách chính xác, các bản in ấn phải được lưu giữ hồ sơ ở cấp độ cộng đồng và ở cấp huyện. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 28 Nếu người DTTS bị tác động không thỏa mãn với quy trình, biện pháp bồi thường và giảm nhẹ, hay bất kỳ một vấn đề nào khác, thì đại diện cho EMP hoặc chính người DTTS, hoặc trưởng làng có thể đệ trình khiếu nại lên PPC hoặc lên PPMU theo mẫu Hồ sơ Khiếu nại trong bản Dự án EMDP. Các vấn đề khiếu nại cần được giải quyết một thỏa đáng phù hợp với mong muốn của người DTTS bị tác động. Những chi phí có liên quan tới khiếu nại của người DTTS được miễn đối với người DTTS có hồ sơ khiếu nại. PPMU và tư vấn giám sát độc lập có trách nhiệm giám sát tiến độ giải quyết khiếu nại của người DTTS. Mọi trường hợp khiếu nại cần được ghi chép lại trong hồ sơ dự án của PPMU, và được xem xét thường xuyên bởi tư vấn giám sát độc lập. Cơ chế khiếu nại được thiết lập dựa trên pháp luật Việt Nam. Thủ tục giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện như sau: Cấp thứ nhất - Ủy ban Nhân dân Xã/Phường/thị trấn: Người bị ảnh hưởng có thể mang đơn khiếu nại của mình đến bộ phận Một Cửa của Uỷ ban nhân dân xã/phường, bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Thành viên của UBND xã/phường ở bộ phận Một Cửa có trách nhiệm thông báo cho lãnh đạo UBND xã/phường/thị trấn về đơn khiếu nại. Chủ tịch UBND Xã/phường/thị trấn, người có trách nhiệm giải quyết sẽ gặp riêng hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại để tìm hiểu vấn đề. UBND xã/phường/thị trấn có 30 ngày, kể từ khi tiếp nhận đơn khiếu nại, để giải quyết vấn đề. Văn phòng UBND Xã/phường/thị trấn chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các khiếu nại mà UBND Xã/phường/thị trấn xử lý. Cấp thứ 2 - Ủy ban Nhân dân Huyện: Nếu sau 30 ngày, hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại không nhận được tin tức gì từ UBND xã/phường/thị trấn, hoặc nếu các hộ gia đình bị ảnh hưởng là không hài lòng với quyết định giải quyết đối với khiếu nại của mình, hộ gia đình bị ảnh hưởng có thể trình vụ việc, hoặc bằng văn bản hoặc bằng lời nói tới UBND huyện tại bộ phận Tiếp dân. UBND huyện sẽ có 30 ngày để giải quyết vụ việc tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại. UBND huyện chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các khiếu nại UBND huyện xử lý và sẽ thông báo cho Hội đồng Bồi thường cấp huyện và người bị ảnh hưởng về bất kỳ quyết định nào được thực hiện. Các hộ BAH có thể khiếu nại vấn đề của mình tại Tòa án nếu muốn. Cấp thứ 3 - Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận: Nếu sau 30 ngày người dân bị ảnh hưởng có khiếu nại không nhận được phản hồi từ UBND Huyện, hoặc không thỏa mãn với quyết định đưa ra cho khiếu nại của mình, hộ dân bị ảnh hưởng có thể trình vụ việc của mình, hoặc bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp, tới bất cứ cán bộ nào UBND tỉnh tại Trụ sở Tiếp dân. UBND tỉnh sẽ có 45 ngày để giải quyết khiếu nại làm hài lòng các bên có liên quan. UBND tỉnh có trách nhiệm lưu hồ sơ của tất cả các khiếu nại mà mình giải quyết. Các hộ BAH có thể khiếu nại vấn đề của mình tại Tòa án nếu muốn. Cấp cuối cùng, Tòa án: Nếu sau 45 ngày người dân bị ảnh hưởng có khiếu nại không nhận được phản hồi của UBND tỉnh, hoặc không thỏa mãn với quyết định đưa ra cho khiếu nại của Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 29 mình, vụ việc có thể được trình lên Tòa án để xem xét và đưa ra phán quyết. Quyết định của Tòa án sẽ là quyết định cuối cùng. Quyết định giải quyết khiếu nại sẽ phải được gửi cho người khiếu nại và các bên có liên quan và phải được niêm yết công khai tại trụ sở của UBND của cấp giải quyết khiếu nại sau 03 ngày có quyết định/kết quả giải quyết khiếu nại tại cấp phường/xã/thị trấn và sau 07 ngày tại cấp huyện hoặc tỉnh. Để đảm bảo cơ chế khiếu nại mô tả trên được đưa vào thực tế và được những người DTTS bị tác động (do tiểu dự án) chấp thuận, cơ chế đó cần được tư vấn cho các nhà chức trách địa phương và cộng đồng địa phương khi xem xét, tính toán đến yếu tố đặc thù văn hóa cũng như truyền thống, hệ thống văn hóa có ảnh hưởng đến việc phát sinh và giải quyết phàn nàn/khiếu nại. Nếu mục tiêu và nỗ lực của người DTTS được thực hiện nhằm xác định và quyết định cách thức giải quyết vấn đề để họ chấp nhận được Tờ rơi sẽ được phát cho người DTTS, trong đó người bị tác động bất lợi có thể xảy ra cũng như người hưởng lợi, kèm theo thông tin về dự án (như đề cập ở trên) nhằm chỉ ra người liên lạc tại xã và Ban QLDA nhằm hỗ trợ cho việc khiếu nại từ người DTTS được thuận lợi, nếu có xảy ra. Phần này được viết dựa trên Khung chính sách DTTS của dự án EMPF (xem chi tiết trong EMPF). IX. Giám sát và Đánh giá CPMU chịu trách nhiệm giám sát chung và thực hiện EMPF và EMDP. Việc thực hiện EMPF và EMDP sẽ được giám sát độc lập bên ngoài do tư vấn có chuyên môn đề xuất. Tư vấn giám sát độc lập sẽ do CPMU thuê tuyển. Dịch vụ này được tích hợp trong hợp đồng giám sát độc lập thực hiện RPF và RAP. Giám sát nội bộ Đơn vị chịu trách nhiệm. CPMU thuộc CPO sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chung EMPF và EMDP. CPMU chịu trách nhiệm hướng dẫn chung cho PPMU và PPMU chịu trách nhiệm thực hiện EMDP của tiểu dự án. Bảng 7. Chỉ số giám sát nội bộ Nội dung giám sát Chỉ tiêu giám sát Chi phí và thời gian - Có đủ nhân viên để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch? - Hoạt động hỗ trợ đáp ứng các kế hoạch đã lập? - Chi phí cho việc thực hiện EMDP được phân bổ cho các cơ quan thực hiện kịp thời và đầy đủ? Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 30 Tham vấn, khiếu nại và các vấn đề đặc biệt - Có tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin cho người dân tộc thiểu theo kế hoạch? - Có tập trung thảo luận nhóm thực hiện với nhóm EM? - Có bao nhiêu người EM biết về lợi ích của họ? - Người DTTS biết và sử dụng cơ chế giải quyết khiếu như thiết lập trong EMPF? Kết quả? - Số lượng và loại khiếu nại nhận được (được phân loại theo giới tính và nhóm dễ bị tổn thương) - Số lượng và loại khiếu nại giải quyết (được phân loại theo giới tính và nhóm dễ bị tổn thương) - Mức độ nhận thức và sự hài lòng về những lợi ích của người dân tộc thiểu số. - Mức độ hài lòng về cơ chế khiếu nại. Giám sát độc lập Đơn vị chịu trách nhiệm. Tư vấn giám sát độc lập (IMC) được ký hợp đồng làm giám sát việc thực hiện việc bảo vệ quyền lợi xã hội của các tiểu dự án, bao gồm cả EMDP. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến. Giám sát độc lập cần phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện dự án để xác định đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hành động ngay từ phía CPMU và PPMU. Bảng 81. Chỉ số giám sát độc lập Nội dung giám sát Chỉ tiêu giám sát Thông tin cơ bản về hộ DTTS - Vị trí - Số hộ EM - Số lượng trung bình của các thành viên hộ gia đình, tuổi tác, trình độ học vấn - Giới tính của chủ hộ - Mức độ tiếp cận vào các dịch vụ y tế và giáo dục, các tiện ích và dịch vụ xã hội khác - Hiện trạng đất đai và sử dụng đất hợp pháp - Nghề nghiệp và việc làm - Nguồn và mức thu nhập Mức độ thỏa mãn của DTTS - Người DTTS có đồng ý với việc thực hiện EMDP? - Người dân tộc thiểu số đánh giá về mức độ phục hồi của đời sống và sinh kế của họ? - Mức độ nhận thức của người dân tộc thiểu về quá trình khiếu nại và thủ tục bồi thường khiếu nại? - Có khiếu nại của người dân tộc thiểu số được nhận và giải quyết Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 31 Nội dung giám sát Chỉ tiêu giám sát kịp thời và thỏa đáng theo quy định của EMPF? Hiệu quả của hỗ trợ - Quyền lợi cho người dân tộc thiểu số có thỏa đáng? - Có hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương? Tác động khác - Có tác động nào về việc làm hoặc thu nhập của người dân tộc thiểu số? - Làm thế nào những tác động không mong muốn được giải quyết (nếu có)? Phần này được viết dựa trên Khung chính sách DTTS của dự án EMPF (xem chi tiết trong EMPF). X. Ngân sách và Tài chính Tất cả các chi phí cần thiết để tiến hành các hoạt động trong EMDP này nằm trong chi phí của dự án. PPMU sẽ phối hợp thực hiện EMDP kịp thời để đảm bảo EMDP có thể hỗ trợ các dân tộc thiểu số có mặt trong khu vực dự án có thể nhận được lợi ích kinh tế phù hợp với văn hóa xã hội của họ. Bảng 2: Dự toán của EMDP Chương trình Số khóa học Số gia đình được hưởng lợi Đơn giá/khóa học (VNĐ) Tổng cộng (VNĐ) 1 Đào tạo phát triển nông nghiệp 5 1025 75,000,000 375,000,000 2 Đào tạo kỹ năng, khả năng kinh doanh 5 1025 210,000,000 1,050,000,000 3 Hướng dẫn an toàn giao thông, phòng tránh tệ nạn xã hội 5 1025 180,000,000 900,000,000 Tổng 2,325,000,000 Dự phòng (10%) 232,500,000 Quản lý phí (10%) 232,500,000 Tổng (VND) 1025 2,790,000,000 Tổng (USD) 127,981 (Tỉ giá: 1 USD = 21,800 VND) Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 32 Phụ lục 1. Phân bố dân số và dân tộc trên phạm vi các xã BAH TT Đơn vị hành chính (huyện/xã) thành phần dân tộc Dân số Dân tộc thiểu số Ghi chú Hộ Khẩu Hộ Khẩu HUYỆN HÀM THUẬN BĂC 42,056 171,343 2,874 12,964 1 Xã Đông Giang 634 2,475 568 2,338 Dân tộc Chăm 26 95 Dân tộc Cơ Ho 473 1,996 Dân tộc Gia Rai 66 235 Dân tộc Tày 2 6 Dân tộc Nùng 1 6 2 Xã La Dạ 736 3,296 538 2,560 Dân tộc Chăm 5 21 Dân tộc Cơ Ho 495 2,394 Dân tộc Dao 1 1 Dân tộc Tày 31 116 Dân tộc Hoa 1 3 Dân tộc Mường 3 17 Dân tộc Khơ Me 2 8 3 Xã Đông Tiến 237 1,050 227 997 Dân tộc Chăm 3 9 Dân tộc Cơ Ho 221 979 Dân tộc Chơ Ro 1 2 Dân tộc Nùng 2 7 4 Xã Hàm Phú 2,005 8,414 220 1,001 Dân tộc Chăm 218 995 Dân tộc Gia Rai 2 6 5 Xã Hàm Trí 2,073 8,606 440 2,207 Dân tộc Chăm 432 2,175 Dân tộc Gia Rai 8 32 6 Xã Thuận Minh 1,732 6,982 191 859 Dân tộc Chăm 5 18 Dân tộc Gia Rai 181 819 Dân tộc Khơ Me 5 22 7 Xã Thuận Hòa 1,425 5,795 254 1,122 Dân tộc Chăm 6 22 Dân tộc Gia Rai 85 376 Dân tộc Cơ Ho 160 712 Dân tộc Tày 3 12 8 TT Ma Lâm 3,564 14,539 324 1,471 Dân tộc Chăm 319 1,454 Dân tộc Gia Rai 2 6 Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 33 Dân tộc Cơ Ho 2 7 Dân tộc Mường 1 4 9 Thị Trấn Phú Long 4,148 16,196 15 62 Dân tộc Chăm 2 6 Dân tộc Hoa 12 52 Dân tộc Nùng 1 4 10 Xã Hồng Liêm 2,339 10,014 11 31 Dân tộc Chăm 3 10 Dân tộc Hoa 3 6 Dân tộc Nùng 2 6 Dân tộc Thái 2 5 Dân tộc Ra Glai 1 4 11 Xã Hồng Sơn 3,324 13,589 7 28 Dân tộc Chăm 1 5 Dân tộc Nùng 6 23 12 Xã Hàm Đức 4,568 19,094 9 34 Dân tộc Chăm 3 10 Dân tộc Hoa 3 13 Dân tộc Thái 3 11 13 Xã Hàm Liêm 3,038 11,209 6 19 Dân tộc Chăm 3 9 Dân tộc Hoa 2 8 Dân tộc Nùng 1 2 14 Xã Hàm Chính 3,509 14,265 5 20 Dân tộc Ra Glai 3 14 Dân tộc Tày 2 6 15 Xã Hàm Hiệp 3,011 12,644 1 3 Dân tộc Nùng 1 3 16 Xã Đa Mi 1,082 4,187 58 212 Dân tộc Hoa 18 64 Dân tộc Tày 24 95 Dân tộc Thái 1 6 Dân tộc Mường 7 21 Dân tộc Khơ Me 2 7 Dân tộc Nùng 3 8 Dân tộc Dao 1 1 Dân tộc Cơ Ho 2 10 17 Xã Hàm Thắng 4,631 18,988 (*) Nguồn: Thống kê dân số, dan tộc theo đơn vị hành chính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 34 Phụ lục 2. Biên bản tham vấn DTTS Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 35 Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 36 Phụ lục 3. Tóm tắt kết quả tham vấn DTTS TT Khu vực dự án Thời gian Địa điểm Người tham dự Kết quả tham vấn 1 Xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận 18/03/2015 Thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa - Đại diện chính quyền thôn - Già làng thông Dân Hiệp - Đại diện các hộ dân tộc Kho và Raglay (06 hộ) - Tư vấn xã hội - Qua họp nhóm và phỏng vấn hộ dân tại xã Thuận Hòa ghi nhận phần lớncác hộ dân ủng hộ dự án; - Theo ý kiến của cộng đồng, DA sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân do địa phương chưa phụ thuộc vào nguồn nước của hồ Sông Quao; - Người dân mong muốn sau khi sửa chữa và nâng cấp hồ chứa, người dân được cung cấp nước từ hồ Sông Quao phục vụ sản xuất giúp tăng kinh tế hộ gia đình; - Quá trình xây dựng có thể ảnh hưởng đến một số hộ lấy nước từ đập Đại Ninh thông qua hồ Sông Quao cũng như có thể làm mất an ninh xã hội; - Cộng đồng DTTS thích nghe ngôn ngữ riêng của cộng đồng và họ có thói quen ngại phát biểu trước đám đông. Vì vậy các buổi phổ biến thông tin và tham vẫn nên sử dụng tiếng của người đồng bào. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện DA có thể nhờ sự hỗ trợ của các già làng trong địa Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 37 phương kêu gọi người dân hỗ trợ DA. 2 Xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận 19/03/2015 Thôn Lâm giang, xã Hàm Trí - Đại diện ấp Lâm Giang - Đại diện hộ dân tộc Chăm (06 hộ) - Tư vấn xã hội - Người dân đã nhận được thông tin về dự án thông qua tivi, đài phát thanh và cuộc họp xã thông báo; - Người dân rất đồng thuận và ủng hộ thực hiện DA. Do Hồ chứ đang có vết nứt và khu vực đang bị thiếu nước; - Dự án có khả năng gây ản hưởng một phần đến hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân do địa phương phụ thuộc vào nguồn nước của hồ Sông Quao. Tuy nhiên sau khi DA hoàn thành giúp nâng cấp hồ giúp tích nước gia tăng phục vụ sản xuất của người dân phát triển. Người dân mong muốn DA diễn ra để đảm bảo tính an toàn hồ đập và góp phần cung cấp nước cho địa phương; -Người dân mong muốn sau khi sửa chữa và nâng cấp hồ chứa, người dân được cung cấp nước từ hồ Sông Quao phục vụ sản xuất giúp tăng kinh tế hộ gia đình; - Quá trình ngăn đập không ảnh hưởng đến hoạt động trồng thanh long và chăn nuôi nên người dân vẫn duy trì được sinh kế; - Quá trình xây dựng có thể ảnh hưởng các hộ sản xuất phụ thuộc nguồn nước hồ Sông Quao và các hộ đánh bắt cá trên Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số – Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao 38 hồ; - Quá trình xây dựng có thể làm xáo trộn trật tự xã hội. Đề xuất: Trong giá trình thực hiện sửa chữa đập, mong muốn DA hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng trong vụ thiếu nước (cây ngắn ngày, cây cần ít nước); hỗ trợ người dân mất thu nhập bằng gạo hoặc trợ cấp; Quá trình xây dựng sửa chữa cần diễn ra nhanh để giảm tác động; Đảm bảo mực nước phục vụ sản xuất vào vụ mùa chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_drasip_emdp_song_quao_binh_thuan_25062015_v_1435.pdf