Đo lường rủi ro tín dụng bằng mô hình điểm số z

để hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng và cho cả các doanh nghiệp chế biến Thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp nên quan tâm đến chỉ số Z trong việc quyết định đi vay nợ, còn các ngân hàng sử dụng để ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời cần phải thực hiện đồng bộ các đề xuất để gia tăng chỉ số Z, tức là giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp; hạn chế rủi ro tín dụng trong việc cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường rủi ro tín dụng bằng mô hình điểm số z, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG VIỆC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NCS. Nguyễn Thành Cường – Khoa Kế toán – Tài chính – Trường Đại học Nha Trang ThS. Phạm Thế Anh – Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Mục đích chủ yếu của bài viết này là ứng dụng mô hình điểm số Z của E.I.Altman để đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn vay nợ. Từ khóa: Mô hình điểm số Z. ABSTRACT This paper essentially aims at applying Z – Score model by E.I.Altman to evaluate credit risks of banks in offering business loans to seafood processing enterprises currently listed on Vietnam stock market. The findings will serve as a basis to make several recommendations in order to enhance credit risk management efficiency in the banking business, and simultaneously to help raise caution of Vietnam’s seafood processing enterprises in their debt using practice. Key words: Z – Score model. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong kinh doanh ngân hàng việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để các ngân hàng hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trả lời câu hỏi này, các nhà quản trị ngân hàng thường vận dụng các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng như: mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình chất lượng, mô hình Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình điểm số Z. Mục đích của bài viết này là ứng dụng mô hình điểm số Z cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp chế biến Thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm cơ sơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến Thủy sản Việt Nam thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn vay nợ để giảm thiểu nguy cơ phá sản. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài viết sử dụng mô hình điểm số Z của Giáo Sư Edward I. Altman để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Từ mô hình điểm số Z được Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau: Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5 Nếu  Z > 2.99            Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.8 < Z < 2.99    Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Nếu  Z <1.8             Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Mô hình 2: Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5 Nếu  Z’ > 2.9               Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu  1.23 < Z’ < 2.9     Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu  Z’ <1.23               Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Mô hình 3: Đối với các doanh nghiệp khác Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau: Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 Nếu  Z’’ > 2.6                Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu  1.2 < Z’’ < 2.6       Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu  Z’’ <1.1                 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó: X1  =  Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 =  Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets). X3 =  Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets). X4 = Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Tổng Nợ (Total Equity/Total Liabilities). X5 = Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets). Theo cách tiếp cận này, chúng tôi đã thu thập số liệu của 11 doanh nghiệp chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khóa Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 – 2009, sử dụng công cụ thống kê toán với sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL để tính toán và phân tích các chỉ tiêu trong mô hình. Vì vậy, mô hình được tác giả sử dụng trong bài viết này là mô hình 1 – mô hình áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc ngành sản suất đã cổ phần hoá. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Mặt khác, rủi ro tín dụng có thể coi là khả năng vỡ nợ của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần thấy được thực trạng khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp vay vốn càng rõ, càng kỹ sẽ càng tốt. Trên cơ sở số liệu là các báo cáo tài chính của 11 doanh nghiệp chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009, chúng tôi đã tiến hành xử lý số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong mô hình điểm Z. Kết quả tính toán các chỉ tiêu được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 1: Mô hình điểm Z đối với các doanh nghiệp chế biến Thủy sản năm 2007 Chỉ tiêu Công ty X1 X2 X3 X4 X5 Z Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre 0.4193 0.0944 0.1141 2.2519 1.0339 3.3968 Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang 0.7497 0.1828 0.2161 1.5314 1.7700 4.5575 Công ty CP XNK Thủy sản An Giang 0.4268 0.0450 0.0622 2.7948 1.4614 3.9186 Công ty cổ phần BASA (*) 0.4434 0.0471 0.0790 0.9379 1.0269 2.4483 Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta 0.7292 0.0718 0.0982 0.7399 2.6093 4.3526 Công ty CP Đầu tư Thương mại Thủy Sản (*) 0.5939 0.0629 0.0803 0.7581 0.9699 2.4906 Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú 0.6581 0.1044 0.1144 1.0843 1.1116 3.0757 Công ty Cổ phần Thủy sản Số 1 0.9278 0.0682 0.0765 4.5448 1.7030 5.8911 Công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 0.4606 0.0520 0.0582 3.5547 1.2002 4.1507 Công ty CP CB và XNK TS CADOVIMEX (*) 0.8423 0.0253 0.0696 0.3402 1.0932 2.5733 Công ty CP XNK Lâm Thủy sản Bến Tre (*) 0.6351 0.0260 0.0669 0.3609 0.5872 1.8229 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 của các công ty & Tính toán của tác giả) Qua bảng 1 cho thấy, trong năm 2007, có 4 doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản đó là công ty cổ phần BASA ( Z = 2.4483 ), công ty cổ phần đầu tư thương mại Thủy sản ( Z = 2. 4960 ), công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX ( Z = 2.5733 ), công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến tre( Z = 1.8229 ). Bảng 2: Mô hình điểm Z đối với các doanh nghiệp chế biến Thủy sản năm 2008 Chỉ tiêu Công ty X1 X2 X3 X4 X5 Z Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre 0.4345 0.0585 0.0745 7.9726 1.2260 6.8586 Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang 0.7281 0.1822 0.2327 0.7199 1.6549 3.9835 Công ty CP XNK Thủy sản An Giang (*) 0.4760 0.0085 0.0424 0.9013 1.5436 2.8075 Công ty cổ phần BASA (*) 0.3890 0.0007 0.0473 0.7942 1.0719 2.1724 Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta 0.6362 0.0363 0.0965 0.8481 3.0357 4.6773 Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản (*) 0.6263 0.0338 0.0595 0.6949 1.0964 2.5086 Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (*) 0.7237 -0.0168 0.0639 0.7728 1.2689 2.7884 Công ty Cổ phần Thủy sản Số 1 0.8550 0.1525 0.2152 5.0295 1.8752 6.8427 Công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 (*) 0.3745 0.0417 0.0550 1.8056 0.7379 2.5107 Công ty CP CB và XNK TS CADOVIMEX (*) 0.7268 0.0017 0.0728 0.2768 0.9770 2.2580 Công ty CP XNK Lâm Thủy sản Bến Tre (*) 0.7220 0.0114 0.0533 0.8565 1.0394 2.6117 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 của các công ty & Tính toán của tác giả) Qua bảng 2 cho thấy, trong năm 2008, có 7 doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản đó là công ty cổ phần đầu tư thương mại Thủy sản (Z = 2. 5086), công ty cổ phần BASA (Z = 2.1724), công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX (Z = 2.580), công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến tre(Z = 2.6117), công ty CP XNK Thủy sản An Giang (Z = 2.8075), công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (Z = 2.7884), công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 (Z = 2.5107). Như vậy, so với năm 2007, số lượng các doanh nghiệp Thủy sản nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản tăng lên 3 doanh nghiệp. Bảng 3: Mô hình điểm Z đối với các doanh nghiệp chế biến Thủy sản năm 2009 Chỉ tiêu Công ty X1 X2 X3 X4 X5 Z Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre 0.6991 0.1693 0.1939 4.5620 1.0129 5.4661 Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang (*) 0.7339 0.0775 0.1128 0.4075 1.1730 2.7788 Công ty CP XNK Thủy sản An Giang (*) 0.5487 0.0119 0.0472 1.0755 1.1028 2.5791 Công ty cổ phần BASA (**) 0.3530 -0.0187 0.0129 0.8670 0.4201 1.3803 Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (*) 0.8112 0.0224 0.0564 0.3225 1.5080 2.8923 Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản 0.5441 0.0787 0.1168 1.0862 1.2071 3.0074 Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (*) 0.6308 0.0425 0.0515 0.9510 0.4629 2.0198 Công ty Cổ phần Thủy sản Số 1 0.7154 0.0976 0.1299 2.4631 1.4898 4.3913 Công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 (*) 0.3794 0.0732 0.0845 0.8877 0.7909 2.1603 Công ty CP CB và XNK TS CADOVIMEX (**) 0.6387 0.0019 0.0077 0.1821 0.2554 1.1592 Công ty CP XNK Lâm Thủy sản Bến Tre (*) 0.6693 -0.1488 -0.1234 0.6686 1.3780 1.9667 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 của các công ty & Tính toán của tác giả) Qua bảng 3 cho thấy, trong năm 2009, có 6 doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản đó là công ty CP XNK Thủy sản Cửu long An Giang (Z = 2.7788), công ty CP XNK Thủy sản An Giang (Z = 2.5791), Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Z = 2.8923), công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (Z = 2.0198), công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 (Z = 2.1603), công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến tre(Z = 1.9667). Bên cạnh đó, có 2 công ty Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao, đó là công ty cổ phần BASA (Z = 1.3803), công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX (Z = 1.1592). Như vậy, so với năm 2008, số lượng các doanh nghiệp Thủy sản nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản tăng lên 1 doanh nghiệp. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua việc sử dụng mô hình điểm số Z của Giáo Sư Edward I. Altman để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp chế biến Thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 , chúng tôi có những kết luận sau đây: Các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản (Z > 2.99) bao gồm: Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản, Công ty Cổ phần Thủy sản Số 1. Các doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản (1.8 < Z < 2.99) bao gồm: công ty CP XNK Thủy sản Cửu long An Giang, công ty CP XNK Thủy sản An Giang, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú, công ty Cổ phần Thủy sản Số 4, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến tre. Các doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao (Z < 1.8) bao gồm: công ty cổ phần BASA, công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số đề xuất đối với các ngân hàng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời có những đề xuất thiết thực đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam hướng đến mục tiêu giảm thiểu khả năng phá sản như sau: Đối với các ngân hàng: Đề xuất 1: Ứng dụng mô hình điểm số Z trước khi quyết định tín dụng Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, căn cứ vào chỉ số Z, các ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp. Như vậy, mô hình điểm số Z có thể coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng. Đề xuất 2: Áp dụng các chính sách tín dụng linh hoạt đối với các doanh nghiệp chế biến Thủy sản Việt Nam Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp chế biến Thủy sản đều gặp rủi ro trong kinh doanh và có khả năng rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản. Do đó, khi quyết định tín dụng đối với doanh nghiệp này, các ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc xem xét kỹ lưỡng thực trạng tài chính và khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn hoạt động, các ngân hàng nên có chính sách tín dụng ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp thuộc ngành này như chính sách lãi suất ưu đãi, hạn mức tín dụng ưu đãi,… Đối với các doanh nghiệp chế biến Thủy sản: Đề xuất 1: Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tiêu Z phụ thuộc chủ yếu vào tổng tài sản. Do đó, việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản cần phải phân loại và xác định tài sản nào không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số và thanh lý ngay những tài sản này. Bởi vì, khi thanh lý các tài sản này, doanh nghiệp sẽ chuyển hóa tài sản cố định thành tài sản ngắn hạn làm cho X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là X2 và X3 sẽ tăng theo và làm cho Z tăng lên, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản.     Đề xuất 2: Tái cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu Qua kết quả phân tích cho thấy, chỉ tiêu X4 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều có giá trị nhỏ hơn 1. Do đó, việc tái cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản cần phải để ý đến chính sách phân chia cổ tức cho nhà đầu tư. Cổ tức chia ít đi thì lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên làm vốn chủ sở hữu săng tăng lên và X3 sẽ tăng theo và làm cho Z tăng, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể giảm cổ tức đến mức quá thấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ phản ứng, dẫn đến giá cổ phiếu thấp, lúc này sẽ gây ra tác động ngược lại sẽ làm giảm cả X3 và X4 sẽ kéo theo làm cho Z giảm xuống, tức là khả năng phá sản sẽ tăng. Mặt khác, tái cấu trúc tài chính theo hướng này, doanh nghiệp nên hạn chế việc vay nợ, thay vào đó có thể phát hành thêm cổ phiếu, tăng thị giá cổ phiếu khi có cơ hội. Thực hiện giải pháp này sẽ làm cho X4 tăng lên và dẫn đến Z tăng, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp sẽ giảm. Đề xuất 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Qua kết quả phân tích cho thấy, chỉ tiêu X2, X3 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều rất thấp thậm chí bị âm. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Để tăng X2, X3 doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3 và tất nhiên Z sẽ giảm, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp gia tăng. Tóm lại, để hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng và cho cả các doanh nghiệp chế biến Thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp nên quan tâm đến chỉ số Z trong việc quyết định đi vay nợ, còn các ngân hàng sử dụng để ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời cần phải thực hiện đồng bộ các đề xuất để gia tăng chỉ số Z, tức là giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp; hạn chế rủi ro tín dụng trong việc cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Hồ Diệu, Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê 2002. Lâm Minh Chánh (2009), MBA , Chỉ số Z: Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng, The Z – score Bankruptcy Model: Past, Present, and Future, Edward I. Altman, 1977. The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture, Edward I. Altman.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐO lường rủi ro tín dụng bằng mô hình điểm số Z.doc
Tài liệu liên quan