Dinh dưỡng, thức ăn gia súc gia cầm

Những nghiên cứu về bột gluten ngô còn ít nhưng có thể dùng trong khẩu phần cho tất cả các loài gia cầm. Bình thường, khi hàm lượng sắc tố cần tăng lên, cần nghĩ đến bột gluten ngô. Nhưng nếu số lượng tăng lên, sẽ gây khó khăn cho quá trình làm viên. Thành phần năng lượng cao nhất, hơn cả mỡ và dầu. Nên nhớ rằng hàm lượng xanthophyll bị thất thoát trong quá trình bảo tồn và theo mùa. Ví dụ: hàm lượng xanthophyll tối đa trong ngô được gieo trồng trong vụ từ tháng mười một đến tháng ba. Về mùa nóng, không nên bảo quản gluten ngô quá 4 tháng vì sẽ xảy ra thất thoát xanthophyll

doc5 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dinh dưỡng, thức ăn gia súc gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng đồng sản phẩm của ngô nuôi gia cầm Dr. Richard L. Arnold - InfoNews – US Grains Council Người dịch: Nguyễn Tấn Anh Đồng sản phẩm hay là những sản phẩm có giá trị tăng cường của ngô đã được dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm từ nhiều thập kỷ. Lượng sản phẩm này (bỗng) sẽ trở nên phong phú nếu ngành sản xuất cồn ethylic từ ngô hạt phổ biến hơn. Giá trị dinh dưỡng và giá cả các thành phần của bỗng có liên quan với việc xác định liệu bỗng có được dùng nuôi gia cầm hay không và tỉ lệ dùng cho khẩu phần nhiều hay ít. Khi dùng nuôi nhiều loài khác nhau, sẽ mở ra nhu cầu đối với một hoặc nhiều dạng sản phẩm này. Vì có nhiều nhà máy nghiền trộn thức ăn trong vùng sản xuất thức ăn cho nhiều loài, việc sử dụng những thành phần thức ăn này là rất hấp dẫn. Có được kiến thức về những lợi ích đặc biệt của các sản phẩm sẽ giúp cho các nhà dinh dưỡng và những nhà quản lý việc mua các thành phần thức ăn có được quyết định đúng đắn trong việc mua những nguyên liệu phù hợp cho hoạt động của họ. Vì nhu cầu của các công ty thức ăn rất khác nhau nên khó đưa ra những quy định về tỉ lệ sử dụng từng thức ăn cho tất cả. Tuổi của các loài gia cầm có ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của một loại thức ăn nhất định. Bảng 1 nêu lên giá trị dinh dưỡng của những đồng sản phẩm của ngô dùng cho gia cầm. Bảng 1- Giá trị dinh dưỡng của các đồng sản phẩm của ngô dùng cho gia cầm (1999) Thành phần Các đồng sản phẩm dinh dưỡng Gluten ngô Bột gluten ngô Phần hạt khô của bỗng Protein thô 21,00 60,00 27,00 Lipid 2,00 2,00 8,00 Xơ thô 10,00 2,50 8,50 Khoáng toàn phần 7,80 1,50 4,50 Calcium 0,20 0,02 0,35 Phospo tổng số 0,90 0,50 0,95 Phospho sử dụng được 0,22 0,18 0,14 ME Kcal/lb 795,00 1.700,00 1.175,00 ME Kcal/Kg 1.750,00 3.740,00 2.585,00 Acid linoleic 1,00 1,20 3,90 Xantophyll, ppm 30,00 275,00 10,00 Nói chung, những sản phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 lần so với ngô hạt ban đầu và nâng cao hàm lượng vitamin và khoáng vi lượng. Thực tế, các đồng sản phẩm của ngô được xuất khẩu rộng rãi vì nhiều lý do, như không phải chịu thuế quan hoặc chi phí thuế quan thấp. Việc cất giữ và vận chuyển chúng không khó khăn và chúng thích hợp với nhiều loại khẩu phần. Việc sử dụng nhiều hơn các chất bổ sung acid amin như lysine, threonine và tryptophan cũng sẽ nâng cao nhu cầu về những đồng sản phẩm này của ngô. Mỗi loại đồng sản phẩm này có giá trị dinh dưỡng đặc biệt hoặc có những đặc điểm hấp dẫn có khác so với nhiều loại thức ăn chăn nuôi khác. Bột gluten ngô có giá trị protein và methionine cao và rất phù hợp đối với những khảu phần giàu năng lượng. Nó bị hạn chế về lysine và có liên quan với giá trị protein cao của nó. Có thể lợi ích quan trọng nhất của nó là hàm lượng cao về xanthophll cần cho nhuộm màu trứng và da gà broiler. Phần hạt khô của bỗng với những chất hoà tan (DDGS) rất phù hợp với bất cứ loại thức ăn nào của gia cầm. Trong quá khứ, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá thành phần này về những yếu tố sinh trưởng chưa được xác định của nó. Một vài lợi ích của nó có liên quan với thành phần selenium và chromium của nó. Nó có hàm lượng nâng lượng trung bình và là một nguồn tốt về acid linoleic rất cần thiết cho kích cỡ quả trứng đủ lớn, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng. Bảng 2- Các giá trị acid amin của đồng sản phẩm ngô được chọn lọc cho gia cầm Acid Thành phần amin (%) Gluten ngô Bột gluten ngô Phần hạt khô của bỗng Arginine 1,0 1,9 1,00 Lysine 0,6 1,0 0,60 Methionine 0,5 1,9 0,60 Cystine 0,5 1,1 0,40 Tryptophane 0,1 0,3 0,20 Threonine 0,9 2,0 0,95 Isoleucine 0,6 2,3 1,00 Valine 1,04 2,7 1,33 Phenylalanine 0,8 3,8 1,20 Nguồn: Feedstuf Reference Issue - 1999 Bảng 3- Các giá trị acid amin có thể tiêu hoá của đồng sản phẩm ngô được chọn lọc cho gia cầm Acid Thành phần amin (%) Gluten ngô Bột gluten ngô Phần hạt khô của bỗng Arginine 0,98 2,17 0,80 Lysine 0,50 1,10 0,44 Methionine 0,33 1,47 0,44 Cystine 0,34 1,08 0,48 Tryptophane ND 0,32 ND Threonine 0,60 2,01 0,71 Isoleucine 0,51 2,24 0,80 Valine 0,79 2,64 1,07 Phenylalanine 0,80 3,84 1,11 Nguồn: Ajinomoto Heartland – 2001; ND = Not determined Bảng 2 cho thấy hàm lượng acid amin của các đồng sản phẩm của ngô. Chú ý giá trị tương đối cao của methionine và hàm lượng tương đối thấp của lysine trong bột gluten ngô. Những sản phẩm khác đã tăng giá trị acid amin khá nhiều so với nguyên liệu mẹ của chúng là ngô hạt. Bảng 3 cho thấy giá trị acid amin có thể tiêu hoá được của những thành phần này. Có thể những giá trị của 2 bảng trên không hoàn toàn giống nhau vì xuất xứ của chúng là những nguồn tài liệu khác nhau. Waldroup và cs (1981) cho gà broiler ăn 2 loạt khẩu phần để đánh giá mức độ của DDGS. Loạt thứ nhất là hàm lượng nâng lượng ổn định (3.200 Kcal/Kg) và loạt thứ hai là giảm năng lượng khi tâng DDGS. DDGS được ăn ở các mức 5; 10; 15; 20 và 25% khẩu phần. Trong những khẩu phần có năng lượng ổn định, không xảy ra hiện tượng giảm năng suất khi hàm lượng DDGS tăng lên đến 25%. Nhưng khi DDGS tăng lên trong những khẩu phần giảm năng lượng, tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm quãng 15%. Vì những khẩu phần này cho ăn dưới dạng cám nấu nhừ nên độ choán của khẩu phần không cho phép gà ăn đủ mức ăn vào. Nếu làm thành viên khẩu phần này, có thể khắc phục hiện tượng trên và gà cảm thấy có thể ăn hết mức 25% ấy. Bảng 4- ảnh hưởng của phần hạt khô của bỗng đến gà mái đẻ Khẩu phần Thể trọng (g) SX trứng (g) Khối lượng trứng (g) % ấp nở Cơ sở (W/7% mỡ) 1.758 87,6 57,8 39,2 + 10% DDGS + 20% DDGS 1.862 1.807 84,6 86,0 58,9 58,5 29,8 26,7 Với gà mái đẻ, đã cho ăn DDGS đến mức 30% (Bossord và cs, 1981), các tác giả đề nghị rằng nếu mỡ và lysin được bổ sung. Thành phần này có thể thay thế bột đỗ tương và ngô tuỳ theo giá chi phí của thành phần. Trước kia, Jensen (1978) cho rằng DDGS được dùng với mức 10-20% trong khẩu phần gà mái đẻ đã làm giảm rõ rệt hiện tượng tích mỡ trong gan và làm giảm xuất huyết gan. Jensen cũng phát hiện rằng với mức thấp 2,5% đã cải thiện chất lượng bên trong quả trứng, cụ thể là đơn vị Hough. Theo tác giả, chromium trong DDGS có thể là yếu tố tích cực trong trường hợp này. Bảng 4 cho thấy những tác dụng nêu trên đối với gà đẻ. Gần đây, Noll (2001) đã báo cáo rằng mức 8 và 12% DDGS trong khẩu phần ăn cho gà tây nuôi đến khi xuất bán ra chợ, không có ảnh hưởng gì đến tăng trọng gà. Khi dùng cả bột canola và DDGS thì sản lượng thịt ức giảm. Bổ sung các acid amin tryptophan và arginine thì khôi phục được sản lượng thịt ức. Gehle (1974) đã đạt được kết quả tâng tỉ lệ đẻ trứng (60,1 so với 58,0%) khi dùng 5% DDGS vào khẩu phần gà giống broiler. Có một ít sai khác về tỉ lệ ấp nở của trứng trong thí nghiệm này. Trong một công trình khác (Castanon, 1990) cho thấy rằng hàm lượng năng lượng của bột gluten ngô cho gà mái đẻ thì cao hơn so với trước đây người ta tưởng. Đun nóng quá mức trong khi chế biến có thể làm ảnh hưởng đến lysine có sẵn, do đó nên bổ sung lysine hoặc việc thành lập khẩu phần nên dựa trên cơ sở acid amin có thể tiêu hoá. Một tóm tắt về nghiên cứu trên gà giống được trình bày trong Bảng 5. Hàm lượng bột gluten ngô biến động từ 0,5 đến 10 và 15% trong khẩu phần hoàn toàn bột đường – ngô - đỗ tương. Có những cải thiện nhưng không đáng tin cậy về tỉ lệ đẻ, tỉ lệ chết, tỉ lệ phôi và tỉ lệ ấp nở khi gà ăn gluten ngô. Lượng thức ăn tiêu tốn cho một tá trứng hơi tăng khi mức gluten ngô tăng. Bảng 5- Gluten ngô (CGF) trong khẩu phần hỗn hợp cho gà mái đẻ và gà giống Khẩu phần Tỉ lệ đẻ (%) Tỉ lệ chết (%) Tỉ lệ phôi (%) Tỉ lệ ấp nở (%) Cơ sở 74,6 5,3 96,7 86,6 Cơ sở + 5% CGF 77,7 3,9 97,1 92,7 Cơ sở + 10% CGF 75,6 3,8 97,3 91,9 Cơ sở + 15% CGF 76,1 4,3 97,6 92,8 Những nghiên cứu về bột gluten ngô còn ít nhưng có thể dùng trong khẩu phần cho tất cả các loài gia cầm. Bình thường, khi hàm lượng sắc tố cần tăng lên, cần nghĩ đến bột gluten ngô. Nhưng nếu số lượng tăng lên, sẽ gây khó khăn cho quá trình làm viên. Thành phần năng lượng cao nhất, hơn cả mỡ và dầu. Nên nhớ rằng hàm lượng xanthophyll bị thất thoát trong quá trình bảo tồn và theo mùa. Ví dụ: hàm lượng xanthophyll tối đa trong ngô được gieo trồng trong vụ từ tháng mười một đến tháng ba. Về mùa nóng, không nên bảo quản gluten ngô quá 4 tháng vì sẽ xảy ra thất thoát xanthophyll. Bảng 6- Đề nghị mức tối đa cho các đồng sản phẩm của ngô dùng trong khẩu phần gia cầm Thành phần Tuổi / Loài Gluten ngô Bột gluten ngô Phần hạt khô của bỗng Gà con 0-4 tuần tuổi 15 15 5,0 Gà con trên 4 tuần tuổi 20 20 7,5 Gà đẻ chưa tưng thành 20 25 10,0 Gà giống chưa trưởng thành 20 25 10,0 Gà mái đẻ 20 20 15,0 Gà giống trưởng thành 20 20 20,0 Gà tây dò 10 10 5,0 Gà tây sinh trưởng/kết thúc 15 15 7,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng đồng sản phẩm của ngô nuôi gia cầm.doc
  • docTHỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA CẦM.doc
  • docTỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN GIA SÚC VIỆT NAM TRONG 20 NĂM QUA - TỪ 1982 ĐẾN 2002.doc
Tài liệu liên quan