Đề thi tự luyện số 08 Môn Sinh học

Câu 59: Khảo sát số lượng sinh vật trong một ruộng lúa nước người ta nhận thấy có 400 cây lúa, 120 cây cỏ lồng vực, 29 con cào cào, 45 con cua, 6 con rắn nước. Độ phong phú của cỏ lồng vực trong quần xã sinh vật này là A. 30%. B. 1,2. C. 0,8. D. 1/5. Câu 60: Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học theo mùa: A. Sự biến đổi thời tiết, khí hậu theo mùa. B. Sự biến đổi có tính chu kỳ ngày và đêm. C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa. D. Sự biến đổi có tính chu kỳ của độ dài chiếu sáng trong ngày.

pdf10 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tự luyện số 08 Môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Đoạn okazaki là A. các đoạn ADN mới được tổng hợp có kích thước 1000 đến 2000 bazơ trên một trong hai mạch khuôn của quá trình tái bản. B. các phân tử ARN được phiên mã từ những gen có kích thước nhỏ tạo ra nhiều đoạn ARN với số lượng từ 1000 đến 2000 bazơ. C. đoạn ADN được tổng hợp liên tục trong quá trình tái bản của phân tử ADN trong tế bào nhân thực cũng như tế bào nhân sơ. D. là các trình tự phân mảnh trong gen của sinh vật nhân thực trong đó vùng mã hóa được xen kẽ giữa các trình tự intron không mã hóa và các trình tự okazaki mã hóa cho các axit amin. Câu 2: Khẳng định chính xác về ARN A. rARN có sự kết hợp với các protein khác nhau để tạo thành sợi nhiễm sắc cấu tạo nên NST. B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin, có một loại tARN vận chuyển nhiều loại axit amin trong tế bào. C. Hầu hết các mARN ở tế bào nhân thực có mang thông tin cho việc tổng hợp một chuỗi polypeptide, chúng có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào. D. Ở tế bào nhân thực, hầu hết các phân tử ARN mới được tổng hợp phải đi qua quá trình ghép nối để tạo thành mARN trường thành và thực hiện chức năng. Câu 3: Ở một số trường hợp, người ta xác nhận có đột biến cấu trúc trong vùng mã hóa của gen nhưng sản phẩm của gen là chuỗi polypeptide không bị ảnh hưởng, nguyên nhân là: A. Hầu hết các đột biến ở mức phân tử đều không ảnh hưởng đến chất lượng của protein mà gen mã hóa. B. Đây là hiện tượng đột biến làm xuất hiện một đoạn mã TAX trên mạch mã gốc của gen nằm giữa vùng mã hóa. C. Đột biến tạo thành codon mới mã hóa cho cùng một axit amin với codon trước đột biến. D. Đột biến xảy ra tại các exon nên không có hiệu quả làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polypeptit mà gen mã hóa. Câu 4: Khẳng định KHÔNG chính xác về quá trình sinh tổng hợp protein: A. Ở sinh vật nhân thực, tARN vận chuyển cho axit amin f-methionin sẽ kết hợp với phức hệ mARN và ribosome để cung cấp axit amin đầu tiên của chuỗi polypeptit. B. Sau khi quá trình sinh tổng hợp protein hoàn tất, các tiểu phần của phân tử protein tách nhau ra và cho đến khi quá trình giải mã kế tiếp cần tới nó. C. Ở sinh vật nhân thực, quá trình hoàn thiện chuỗi polypeptit được thực hiện bằng cách: axit amin đầu tiên là methionin được tách ra khỏi chuỗi nhờ enzym đặc hiệu. D. Ribosome trượt trênmARN từ đầu 5’ đến đầu 3’ theo cách trượt từng bộ 3 ribonucleotit cho đến khi gặp tín hiệu kết thúc. ĐỀ THI TỰ LUYỆN SỐ 08 Giáo viên: NGUYỄN THÀNH CÔNG Đây là đề thi tự luyện số 08 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công). Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1 và phần 2). Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 5: Ở người, tính trạng mù màu do một alen lặn nằm trên X không có vùng tương đồng trên Y quy định. Ở một gia đình, bố bình thường, mẹ mù màu và sinh ra 2 đứa con trai, 1 bình thường và một mù màu. Giải thích nào dưới đây là chính xác nhất về sự di truyền của tính trạng nghiên cứu trong gia đình nói trên? A. Sự di truyền tính trạng bình thường theo quy luật di truyền liên kết giới tính, không xảy ra đột biến. B. Đứa con bị bệnh mù màu là kết quả của đột biến dị bội, đứa con không mù màu là kết quả của sự di truyền bình thường. C. Rối loạn giảm phân I ở người bố tạo ra giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với trứng bình thường của mẹ sinh ra đứa con không bị bệnh, còn đứa con bị bệnh là kết quả của hiện tượng di truyền liên kết giới tính bình thường. D. Rối loạn giảm phân II ở bố và rối loạn giảm phân I ở mẹ sinh ra các giao tử bất thường, sự kết hợp 2 loại giao tử bất thường của bố và mẹ sinh ra đứa con không mù màu, đứa con mù màu là kết quả của hiện tượng di truyền liên kết giới tính bình thường. Câu 6: Ở loài đậu thơm, cánh hoa bình thường có sắc tố anthocyanin làm cánh hoa màu tím. Hai đột biến lặn trên hai NST khác nhau xuất hiện trong hai cây khác nhau. Đột biến a1 cho cánh hoa màu xanh khi đồng hợp, còn đột biến m2 cho cánh hoa màu đỏ ở trạng thái đồng hợp. Người ta nhận thấy con đường chuyển hóa sắc tố như sau: Kiểu hình của cây M1m1M2m2 là A. Hoa màu tím. B. Hoa màu trắng. C. Hoa màu xanh. D. Hoa màu đỏ. Câu 7: Một hỗn hợp các ribonucleotide loại A và loại U được trộn lẫn với nhau để tiến hành tổng hợp hóa học một đoạn mARN. Biết rằng trong hỗn hợp có 60%A. Xác suất bắt gặp các bộ ba kết thúc trong mạch mARN được tổng hợp là: A. 11,4% B. 34,2% C. 9,6% D. 6,4% Câu 8: Trong chu kỳ tế bào, trạng thái NST thay đổi từ NST đơn chuyển sang chromatide chị em xảy ra sau A. Giữa kỳ đầu và kỳ cuối của quá trình phân bào. B. pha G1 của chu kỳ tế bào. C. pha S của chu kỳ tế bào. D. pha G2 của chu kỳ tế bào. Câu 9: Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao cây do 2 locus chi phối theo quy luật tương tác cộng gộp. Sự có mặt của mỗi alen trội (của mỗi locus) đều làm chiều cao tăng thêm 10cm. Các số liệu cho thấy, sự phân bố chiều cao của quần thể chạy từ 100cm đến 140cm. Cho giao phấn cây 100cm và cây 140cm được F1, cho F1 tự thụ phấn, theo lý thuyết đời F2 tỷ lệ cây cao 120cm là: Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - A. 37,5%. B. 25%. C. 6,25%. D. 50%. Câu 10: Khi nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở một loài côn trùng người ta nhận thấy tính trạng màu mắt chịu sự chi phối của 2 locus di truyền độc lập A và B, trong đó khi có mặt alen trội của cả 2 locus cho mắt đỏ, khi chỉ có alen trội của locus A cho mắt nâu, chỉ có alen trội của locus B cho mắt trắng và cùng màu với đồng hợp lặn 2 locus. Một locus khác di truyền độc lập với 2 locus trên gồm 2 alen, D – cánh dài và d- cánh ngắn. Lai cá thể đực mắt đỏ, cánh dài và cá thể cái mắt nâu, cánh dài thu được 3 đỏ, dài: 3 nâu, dài: 1 đỏ, ngắn: 1 nâu, ngắn. Phép lai cho kết quả trên là: A. AaBbDD x AabbDd. B. AaBbDd x AABbDd. C. AaBBDd x AabbDd. D. AABbDd x AabbDd. Câu 11: Chúng ta biết rằng tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh ở ruồi giấm chịu sự chi phối của hai locus cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Cho các cá thể cùng loài giao phối với nhau. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Số lượng phép lai tạo ra bốn loại kiểu hình khác nhau là A. 1. B. 4. C. 6. D. 10. Câu 12: Ở loài lúa, hạt bầu là trội so với hạt dài, chín sớm là trội so với chín muộn. Lai các cây lúa hạt bầu, chín sớm với cây lúa hạt dài, chín muộn thu được các hạt lua lai F1. Gieo các hạt này người ta thu được 60 cây hạt bầu, chín muộn: 60 cây hạt dài, chín sớm: 15 cây hạt bầu, chín sớm: 15 cây hạt dài, chín muộn. Nhận định nào dưới đây là KHÔNGchính xác khi nói về phép lai này? A. Có hoán vị gen xảy ra với tần số hoán vị là 40%. B. Đối với cả hai tính trạng đều là phép lai phân tích. C. 2 locus quy định 2 tính trạng cùng nằm trên một nhóm gen liên kết. D. Ở các con lai không có sự xuất hiện cá thể đồng hợp trội. Câu 13: Khi lai hai cá thể F1 đều dị hợp về hai cặp gen và có kiểu hình là hạt tròn, màu trắng. Trong số các kiểu hình xuất hiện ở F2 thấy số cây hạt dài, màu đỏ chiếm 4%. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy điịnh và các tính trạng đều trội hoàn toàn. Nhận định nào dưới đây KHÔNG chính xác khi nói về phép lai nói trên? A. Hạt tròn, màu trắng là trội so với hạt dài, màu đỏ. B. Chắc chắn hai cá thể F1 đem lai xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử. C. Tần số hoán vị gen có thể là 40% ở 1 cơ thể đem lai. D. Tần số hoán vị gen có thể là 16% ở một cơ thể đem lai. Câu 14: Ở một loài thực vật, xét 2 locus trên cùng một cặp NST tương đồng, mỗi locus có 2 alen bao gồm A – thân cao, trội hoàn toàn so với a – thân thấp. B – quả tròn, trội hoàn toàn b – quả dài. Phép lai phân tích giữa cây dị hợp 2 tính và cây đồng hợp lặn 2 tính thu được tỷ lệ: 320 cao, tròn: 180 cao, dài: 430 thấp, tròn: 70 thấp, dài. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tần số hoán vị giữa 2 locus là: A. 7%. B. 28%. C. 42%. D. 14%. Câu 15: Trong phép lai ba tính, trong đó A là trội không hoàn toàn so với a, B trội hoàn toàn so với b, C trội hoàn toàn so với c. Các gen nằm trên các NST khác nhau, không có đột biến xảy ra. Cặp bố mẹ đem lai phải có kiểu gen như thế nào để đời sau thu được tỷ lệ 9:9:3:3:3:3:1:1? A. AaBbCc x aaBbCc. B. AaBbCc x aaBbCc hoặc AABbCc x AaBbCc. C. AaBbCc x AABbCc hoặc AaBbCc x aabbCc. D. AaBbCc x aaBbCc hoặc AaBbCc x aaBbcc. Câu 16: Tiến hành giao phấn giữa hai cây có cùng kiểu gen dị hợp ở hai gen người ta thu được kết quả như sau 65% số cây cho quả tròn, ngọt; 15% số cây cho quả bầu dục, chua; 10% số cây cho quả tròn, chua và 10% số cây cho quả bầu dục, ngọt. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Nhận định nào dưới đây là không chính xác khi nói về phép lai nói trên? Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - A. Có hiện tượng hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử. B. Tần số hoán vị gen xảy ra ở một trong hai cá thể ban đầu là 40% C. Một trong hai cá thể ban đầu đem lai có liên kết gen hoàn toàn ở hai locus nghiên cứu. D. Tỷ lệ cá thể đồng hợp trội ở đời con chiếm 20% Câu 17: Một quần thể giao phối có các kiểu gen ở thế hệ P là 0,5AA; 0,3Aa và 0,2aa. Nếu số lượng cá thể của quần thể rất lớn, và không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa. Thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ là A. 42,25%AA; 45,5%Aa; 12,25%aa. B. 45,5%AA; 42,5%Aa và 12,5%aa. C. 65%AA; 15%Aa; 20%aa. D. 0,5AA; 0,3Aa; 0,2aa. Câu 18: Ở người, bệnh teo cơ do một đột biến gen lặn gây ra và biểu hiện ở trẻ sơ sinh với tần số vào khoảng 9/10000 trẻ được sinh ra. Gen trội quy định tính trạng bình thường. Số người mang alen lặn đột biến nói trên trong một khu vực dân cư với dân số 3 triệu người là bao nhiêu? A. 174600 người B. 2700 người C. 175950 người D. 177300 người Câu 19: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ ban đầu là 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa. Áp lực chọn lọc với các kiểu gen khác nhau trong quần thể là khác nhau trong đó kiểu gen aa có áp lực = 1, các kiểu gen còn lại có áp lực = 0. Ở đời sau, cấu trúc di truyền của quần thể có dạng: A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa. B. 0,36AA: 0,24Aa: 0,4aa. C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. D. 0,525AA: 0,15Aa: 0,325aa. Câu 20: Có nhiều phương pháp chọn tạo giống khác nhau, mỗi đối tượng sinh vật lại tỏ ra thích hợp với một trong số phương pháp đó. Chẳng hạn người ta thường tiến hành gây đột biến nhân tạo và chọn lọc trên đối tượng vi sinh vật. Tại sao đối tượng này không sử dụng các phương pháp lai tạo? A. Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật quá nhanh, không có hiện tượng tái tổ hợp di truyền B. Sinh sản vô tính là chủ yếu nên không dùng phương pháp lai tạo. C. Vi sinh vật quá nhỏ để tiến hành các phép lai tạo. D. Tất cả các đặc điểm trên đều chính xác. Câu 21: Điều đặc biệt ở phương pháp tạo giống bằng công nghệ chuyển gen so với các phương pháp chọn giống thông thường là ở chỗ A. Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt từ những giống ban đầu có năng suất và chất lượng trung bình hoặc thấp. B. Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng có những tính trạng mới về các đặc điểm hình thái, giải phẫu so với giống gốc. C. Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng có khả năng sản xuất các chế phẩm sinh học, đặc biệt là các chế phẩm ứng dụng trong y học mà trước đó chúng không có. D. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 22: Trong chọn giống, người ta thường sử dụng consixin làm tác nhân gây đột biến nhân tạo vì consixin có khả năng A. Làm mất hoặc thay thế một cặp nucleotit của gen. B. Tạo thành vô số những trình tự lặp trên gen mã hóa sản phẩm nào đó, đặc biệt đối với những gen quy định tính trạng số lượng. C. Cản trở sự hình thành của thoi phân bào, gây ra hiện tượng nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không được phân chia gây hiện tượng đột biến đa bội. D. Ngăn cản sự đứt gãy của dây tơ vô sắc trong quá trình phân bào hình thành giao tử. Các nhiễm sắc thể dính vào nhau gây ra hiện tượng lặp đoạn trên các nhiễm sắc thể lớn. Câu 23: Theo thống kê cho thấy, bệnh máu khó đông phổ biến hơn đối với nam giới. Nguyên nhân của hiện tượng này là Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - A. Nam giới dễ nhiễm các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường. B. Các đặc điểm sinh lý của nam giới khác nữ giới. Hệ thống hormon sinh dục nam là một trong những nguyên nhân tạo ra căn bệnh nói trên. C. Bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y – nhiễm sắc thể của đàn ông. D. Bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X, ở nam giới gen lặn này biểu hiện ngay cả ở trạng thái lặn. Câu 24: Một người đàn ông bị bệnh máu khó đông đến gặp nhà tư vấn di truyền để hỏi về việc người con gái của ông tuy không bị bệnh máu khó đông nhưng sắp kết hôn với một người bị máu khó đông. Ông muốn biết liệu các cháu ngoại của ông có bị bệnh này hay không? Theo anh (chị) thì A. Xác suất để cặp vợ chồng có con trai đầu lòng mắc bệnh máu khó đông là 50% B. 50% số con của họ bị bệnh máu khó đông. C. 50% số con trai bị bệnh, còn các con gái không bị bệnh. D. 50% số con gái bị bệnh, còn các con trai không bị bệnh. Câu 25: Trong quá trình phát triển phôi người, có giai đoạn phôi có đuôi; toàn bộ cơ thể phủ lông dày giống những loài linh trưởng hiện nay… Những bằng chứng này chứng tỏ A. Con người có nguồn gốc từ các loài linh trưởng hiện nay B. Cơ quan nào ở người không sử dụng đến sẽ bị tiêu biến. C. Loài người và các loài linh trưởng hiện nay có tổ tiên chung. D. Trong giai đoạn phát triển phôi, cơ thể người có phủ lông. Câu 26: Đối với quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, chúng thường có những đặc điểm A. Các động vật có khả năng phát tán mạnh. B. Các động vật ẩn sinh, ít hoạt động cố định trong một khu vực. C. Các thực vật sống trong cùng một hệ sinh thái. D. Các nhóm vi sinh vật cùng sử dụng một loại dinh dưỡng. Câu 27: Thực nghiệm cho thấy, một nhóm nhỏ cá thể di cư khỏi quần thể gốc đến một khu vực khác có điều kiện sống tương tự điều kiện sống ban đầu và thành lập nên một quần thể mới. Tuy nhiên, khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể mới và quần thể gốc sau vài thế hệ vẫn thấy sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen. Điều giải thích nào chính xác nhất? A. Các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên quần thể mới. B. Đột biến gen C. Giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể. D. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Câu 28: Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là một trong những quá trình quan trọng của tiến hóa sinh vật. Nhân tố nào sau đây thể hiện vai trò xuyên suốt trong quá trình ấy? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các cơ chế cách ly. D. Quá trình giao phối. Câu 29: Khi nghiên cứu quá trình tiến hóa lớn, điều khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác? A. Tiến hóa lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các bậc phân loại trên loài và mối quan hệ tiến hóa giữa các loài giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới. B. Nghiên cứu tiến hóa kết hợp với phân loại giúp xây dựng cây phát sinh chủng loại, và gốc của cây phát sinh chủng loại chính là nguồn gốc chung của sinh giới. C. Các loài sinh vật đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung theo kiểu tiến hóa phân nhánh tạo nên một thế giới vô cùng đa dạng như ngày nay. D. Trong số các quá trình tác động vào quá trình tiến hóa để hình thành các loài như hiện nay, tiến hóa theo kiểu đồng quy tính trạng là quá trình chủ đạo. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - Câu 30: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, giao phối đóng vai trò khá quan trọng. Điều này thể hiện ở A. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể nghiên cứu. B. Giao phối ngẫu nhiên duy trì tần số alen và thành phần kiểu gen ở trạng thái cân bằng không đổi qua nhiều thế hệ. C. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. D. Giao phối ngẫu nhiên làm tăng kích thước của quần thể một cách nhanh chóng. Câu 31: Thời điểm ghi nhận sự có mặt của các loài thú trên trái đất nằm trong A. Kỷ tam điệp B. Kỷ Jura C. Kỷ phấn trắng. D. Kỷ đệ tam. Câu 32: Khi nói về quá trình phát sinh và phát triển của loài người, nhận định nào dưới đây là chính xác? A. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, người và các loài linh trưởng châu Phi có chung tổ tiên cách nay khoảng 1,8 triệu năm. B. Từ loài H.nealderthalensis đã phát sinh ra loài người hiện đại H. sapiens cách đây khoảng 30000 ngàn năm. C. Các dạng người tối cổ là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại H. sapiens D. Tuy các nhân tố của chọn lọc tự nhiên vẫn còn tác động, nhưng các nhân tố xã hội đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển con người và xã hội loài người trong giai đoạn hiện nay. Câu 33: Vùng ôn đới nhiều cây rụng lá vào mùa đông có ý nghĩa: A. Giảm tiêu thụ năng lượng B. Tiết kiệm nước. C. Thích ứng với sự biến đổi của sánh sáng D. Thích ứng với nhiệt độ thấp của môi trường Câu 34: Khi môi trường không thuận lợi như nguồn thức ăn giảm, bệnh tật, sẽ dẫn tới: A. Tăng mức tử vong. B. Tăng mức sinh sản. C. Tăng mức nhập cư. D. Tăng mức xuất cư và tử vong. Câu 35: Mức độ sinh sản không phụ thuộc vào: A. Số cá thể trong tuổi sinh sản. B. Số cá thể trong một lần sinh. C. Số cá thể ngoài tuổi sinh sản. D. Số lần đẻ trong đời của một cá thể. Câu 36: Phát biểu không đúng về diễn thế sinh thái: A. Có sự biến đổi tuần tự của các quần xã. B. Thực vật có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới. C. Môi trường có vai trò quan trọng trong diễn thế sinh thái. D. Diễn thế là một quá trình mà không thể dự báo trước được. Câu 37: Đối với những vùng như vùng tàn tro sau hoạt động của núi lửa, sinh vật hoặc nhóm sinh vật nào sẽ là tiên phong: A. Thực vật. B. Động vật thân mềm. C. Nấm mốc và địa y. D. Động vật đất. Câu 38: Chu trình cacbon được thực hiện dựa vào hoạt động của: A. Cây xanh. B. Vi khuẩn sống hoại sinh. C. Động vật ăn cỏ. D. Tất cả các sinh vật trên. Câu 39: Sản lượng sinh vật thứ cấp được tạo ra chủ yếu bởi: A. Thực vật bậc cao. B. Động vật bậc thấp. C. Tảo nâu, tảo đỏ. D. Các loại vi khuẩn quang hợp. Câu 40: Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường sử dụng sinh vật nào: A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 - PHẦN RIÊNG ----------- Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II------------- Phần I. Theo chương trình CƠ BẢN (10 Câu, từ Câu 41 đến Câu 50). Câu 41: Về chức năng của NST, điều khẳng định nào dưới đây là không chính xác? A. Điều hòa hoạt động của các gen thông qua các mức độ cuộn xoắn của NST. B. Mỗi loài có hình dạng, số lượng NST đặc trưng, có thể quan sát rõ nhất trong kỳ giữa của quá trình phân bào. C. Giúp tế bào phân chia đồng đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở phân phân bào. D. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 42: Nếu nói về đột biến mất đoạn NST ở sinh vật nhân thực, cơ chế nào sau đây giải thích hợp lý nhất? A. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm cho mỗi NST có thể tăng hoặc giảm số lượng gen của mình. B. Một đoạn NST bị đứt ra, vì nó có thể không chứa tâm động nên nhanh chóng bị tiêu biến. C. Một đoạn NST bị đứt ra không chứa tâm động và bị tiêu biến hoặc sự trao đổi chéo không cân giữa hai NST tương đồng làm giảm số lượng gen trên 1 trong 2 NST. D. Một đoạn ngắn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác. Câu 43: Đối với sự mềm dẻo di truyền của một sinh vật có giới hạn biến đổi nhất định gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng này phụ thuộc vào A. Sự biến đổi của điều kiện môi trường. B. Sự biến đổi về cơ thể trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. C. Kiểu gen của cơ thể. D. Sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 44: Ở một loài thực vật, xét dự di truyền của 3 locus trong đó A – thân cao là trội hoàn toàn so với a – thân thấp; B – lá xẻ là trội hoàn toàn so với b – lá nguyên và D – có tua cuốn là trội hoàn toàn so với d – không tua cuốn, quá trình giảm phân bình thường ở cả bố và mẹ và không xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Tiến hành phép lai phân tích và thu được 4 loại kiểu hình với tỷ lệ ngang nhau, số phép lai có thể thu được kết quả trên: A. 4. B. 8. C. 6. D. 10. Câu 45: Việc ứng dụng kỹ thuật di truyền để chuyển gen của các loài sinh vật khác nhau vào tế bào vi khuẩn nhằm mục đích A. Chọn những giống vi sinh vật có khả năng tổng hợp các hoạt chất của nó với hiệu suất cao hơn nữa. B. Tạo ra các dòng vi khuẩn không có khả năng tạo một sản phẩm nào đó. C. Chọn, và tạo các dòng vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn đồng thời có khả năng sinh ra một lượng lớn các sản phẩm vốn có trong quá trình trao đổi chất và năng lượng của nó. D. Tạo ra những dòng vi sinh vật có khả năng tổng hợp một lượng lớn các sinh phẩm vốn có ở loài khác. Câu 46: Vật chất di truyền của virus HIV không phải là ADN mà là ARN. Trong chu trình sống của virus này trong cơ thể người, một enzym thiết yếu được sử dụng để tổng hợp ADN đó là A. Enzym ADN polymeraza. B. Enzym EcoR1. C. Enzym phiên mã ngược. D. Enzym ARN polymerase. Câu 47: Các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật được giải thích theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại là do Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 - A. Các biến dị là vô hướng, sự chọn lọc các dạng khỏe mạnh nhất sẽ hình thành những quần thể thích nghi. B. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, các quần thể sinh vật đều có khả năng thích nghi với sự biến động đó, các sinh vật đang tồn tại đều có những đặc điểm thích nghi riêng, nếu không có những đặc điểm thích nghi chúng đã bị tuyệt diệt. C. Sự thích nghi ở sinh vật có được nhờ kết quả của quá trình phân hóa vốn gen của quần thể trên các phương diện như khả năng sống sót, khả năng sinh sản thông qua sự có mặt của đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. D. Các biến dị không phát sinh vô hướng, ở môi trường nào thì biến dị xuất hiện theo hướng của môi trường đó và được chính môi trường đó chọn lọc. Câu 48: Ở thực vật, việc thực hiện lai xa giữa hai loài là tương đối khó khăn cho việc tạo ra con lai. Tuy nhiên, một trong số những nhận định sau đây là không chính xác, đó là A. Hạt phấn khác loài không nảy mầm trên đầu nhụy của loài khác. B. Hạt phấn khác loài có thể nảy mầm trên vòi nhụy nhưng chiều dài ống phấn không đủ cho quá trình chuyển tinh tử vào noãn bào để tiến hành thụ tinh. C. Do ống phấn ngắn nên không thụ tinh được. D. Các con lai khác loài thường bât thụ và không có khả năng sinh sản. Câu 49: Đối với quần thể, sự cạnh tranh giữa các cá thể A. Làm tiêu diệt những cá thể yếu và kết quả là sự tồn tại của cá thể khỏe mạnh nhất. B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Số lượng và mật độ cá thể duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại của quần thể. D. Giúp mở rộng các quần thể nhờ hiện tượng tách đàn. Câu 50: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta thấy: A. Sự phụ thuộc thức ăn của sinh vật dị dưỡng vào sinh vật tự dưỡng B. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã C. Mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã D. Dòng năng lượng trong quần xã. Phần II. Theo chương trình NÂNG CAO (10 Câu, từ Câu 51 đến Câu 60). Câu 51: Mỗi dạng đột biến NST được sử dụng vào các mục đích khác nhau, dạng đột biến nào được con người sử dụng để lập bản đồ gen ở người? A. Đột biến chuyển đoạn. B. Đột biến lặp đoạn. C. Đột biến mất đoạn. D. Đột biến đảo đoạn. Câu 52: Đối với sự hoạt động của operon Lactose ở E.coli, sự có mặt của glucose đóng vai trò như A. Chất kích thích cho sự hoạt động của operon. B. Chất ức chế không cho operon hoạt động. C. Chất đồng cảm ứng. D. Chất ức chế bị bất hoạt. Câu 53: Tiến hành lai phân tích ruồi giấm mắt đỏ kiểu dại, người ta thu được đời con phân ly như sau 1 ruồi măt đỏ kiểu dại: 1 ruồi măt nâu: 1 ruồi mắt đỏ cờ: 1 ruồi mắt trắng. Giải thích nào dưới đây là chính xác? A. Quá trình phát sinh giao tử ở ruồi có mắt kiểu dại đem phân tích xảy ra đột biến gen dẫn tới hiện tượng trên. B. Hiện tượng tương tác bổ trợ giữa hai gen trội quy định tính trạng màu mắt ở ruồi. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 - C. Khi một trong hai locus xuất hiện alen trội thì màu mắt của cá thể sẽ là đỏ dại. D. Nếu trong số 4 alen của hai cặp gen nói trên có ít nhất 2 alen lặn cùng tồn tại sẽ cho ra kiểu hình mắt trắng. Câu 54: Tiến hành phép lai phân tích F1 có kiểu hình hoa kép, đài ngả. Đời FB thu được 125 hoa kép, đài ngả: 325 hoa kép, đài thẳng: 775 hoa đơn, đài ngả: 575 hoa đơn, đài thẳng. Biết rằng hình dạng lá đài do một cặp gen quy định trong đó đài ngả là trội hoàn toàn so với đài thẳng. Quy luật chi phối tính trạng kiểu hoa là: A. Tương tác cộng gộp B. Tương tác át chế C. Tương tác bổ trợ D. Cả 3 khả năng trên Câu 55: Ngày nay công nghệ sinh học ứng dụng trong chọn, tạo giống đã có những bước tiến vượt bậc. Để tổng kết về những ứng dụng cũng như thành tựu của công nghệ sinh học thì điều gì dưới đây là không chính xác? A. Bằng công nghệ gen đã tạo ra được những chủng vi sinh vật tổng hợp được các sản phẩm là các protein không có trong bất kỳ loài sinh vật nào khác, chẳng hạn như Insulin, hGH hay các vacxin viêm gan B để phòng bệnh. B. Chọn giống bằng kỹ thuật chuyển gen giúp thời gian tạo giống mới rút ngắn đáng kể. C. Sử dụng công nghệ gen để tạo ra những giống động vật mới có năng suất và chất lượng cao về sản phẩm. D. Một số loài động vật chuyển gen có thể tạo ra protein người, hay một số sản phẩm như thuốc chữa bệnh cho con người. Câu 56: Khi nghiên cứu rất nhiều cặp vợ chồng không có họ hàng với nhau, trong đó mỗi cặp đều có vợ hoặc chồng bị một bệnh di truyền hiếm gặp A.Kết quả của những cuộc hôn nhân này cho thấy: Gia đình nào cũng có ít nhất một người con (trai hoặc gái) mắc căn bệnh nói trên. Từ những kết quả phân tích này, có thể kết luận A. Đây là căn bệnh gây ra bởi gen trội nằm trên NST thường B. Bệnh di truyền gây ra bởi gen trội nằm trên NST X C. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. D. Bệnh này do gen lặn nằm trên NST X gây ra. Câu 57: Ở nhiều trường hợp, chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm tăng dần tần số tương đối của các alen hoặc tổ hợp alen có giá trị thích nghi hơn đảm bảo sự phát triển ưu thế của loại kiểu hình thích nghi nhất. Tuy nhiên, ở một số trường hợp quần thể song song tồn tại một số kiểu hình ở trạng thái cân bằng. Khẳng định nào sau đây là không chính xác khi nói về hiện tượng đa hình cân bằng. A. Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen. B. Ở người, hệ nhóm máu ABO gồm các nhóm máu: A; B; AB và O, tỉ lệ các nhóm máu này là đặc trưng và ổn định cho từng quần thể. C. Hiện tượng đa hình cân bằng đảm bảo cho các quần thể của một loài thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường sống. D. Hiện tượng đa hình cân bằng chỉ là trạng thái nhất thời không ổn định vì sự biến động của môi trường là liên tục do vậy luôn có sự tác động của chọn lọc lên quần thể. Câu 58: Loài chuối nhà tam bội được tạo nên từ loài chuối rừng lưỡng bội theo cách A. Lai xa và đa bội hóa. B. Quá trình tự đa bội. C. Sự cách ly sinh thái. D. Cách ly địa lý. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 08 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10 - Câu 59: Khảo sát số lượng sinh vật trong một ruộng lúa nước người ta nhận thấy có 400 cây lúa, 120 cây cỏ lồng vực, 29 con cào cào, 45 con cua, 6 con rắn nước. Độ phong phú của cỏ lồng vực trong quần xã sinh vật này là A. 30%. B. 1,2. C. 0,8. D. 1/5. Câu 60: Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học theo mùa: A. Sự biến đổi thời tiết, khí hậu theo mùa. B. Sự biến đổi có tính chu kỳ ngày và đêm. C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa. D. Sự biến đổi có tính chu kỳ của độ dài chiếu sáng trong ngày. Giáo viên : NGUYỄN THÀNH CÔNG Nguồn : Hocmai.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-08_de_thi_tu_luyen_so_08_2534.pdf
Tài liệu liên quan