Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 38

Tốc độ hàn là tốc độ di chuyển về phái trước của que hàn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc hàn. Trong quá trình hàn nên căn cứ tình hình cụ thể để điều chỉnh tốc độ hàn, nhắm đảm bảo cho mối hàn cao thấp, rộng hẹp đều nhau.

doc6 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: H - LT 38 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (2 điểm): Trình bày các quy định an toàn khi hàn và cắt kim loại bằng khí? Câu 2 (2 điểm): Thế nào là hiện tượng hồ quang bị thổi lệch? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục? Câu 3 (03 điểm): Chế độ hàn là gì? Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn hồ quang tay? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 38 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (02 điểm) Quy định an toàn trong hàn và cắt bằng khí: + Những người được phép thực hiện các công việc hàn và cắt bằng khí phải từ 18 tuổi trở lên và phải có chứng nhận đủ sức khỏe, đã qua đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ đạt yêu cầu do các cơ quan, tổ chức đủ thẩm quyền cấp. 0.2 + Cấm tiến hành các công việc hàn và cắt bằng khí ở những chỗ cao hơn mặt đất 1m mà không che chắn hoặc ở những vị trí không đảm bảo về chiếu sáng. Không thực hiện công việc ở những nơi nguy hiểm trong thời tiết xấu. 0.2 + Cấm bố trí bộ điều chế axetylen di động ở những chỗ đông người và những chỗ có sự bốc hơi các chất có khả năng phản ứng với axetylen thành hỗn hợp dễ cháy nổ. 0.2 + Phải đặt các bình chứa khí ở cách vị trí hàn và các nguồn nhiệt khác có ngọn lửa hở một khoảng cách ít nhất là 10mét. 0.2 + Khi thao tác đối với các chai (bình) chứa khí ôxi : - Cấm dùng các dụng cụ có dính dầu mỡ để thao tác. - Cấm mang vác bằng tay hoặc lăn. - Cấm tháo nắp chai bằng búa đập và đục. - Cấm sử dụng các chai bị nứt, bị hỏng (móp, sứt, mẻ,…). - Cấm dụng các van giảm áp có ren không thích hợp ở những chỗ có mối ghép bằng ren. - Cấm dụng các chai có ren hở khí. - Cấm để bình điều chế và chai có chứa khí mà thiếu việc kiểm soát. Khoảng cách giữa các chai chứa khí ôxi và bình điều chế nên đặt xa hơn 5m. 0.5 + Khi thao tác đối với bình điều chế: - Cấm dùng một bình điều chế di động cung cấp axetylen cho từ 2 vị trí hàn, cắt trở lên. - Cấm nạp cacbit canxi có cỡ hạt nhỏ hơn quy định trong hồ sơ kỹ thuật của bình. - Cấm đặt bình ở các chỗ hàn, các chỗ có nguồn lửa hoặc tia lửa trực tiếp trong vòng 10m. Cấm di chuyển cacbit canxi trong các thùng hở. 0.5 + Cấm thợ hàn khí đem mỏ hàn, mỏ cắt bằng khí đang cháy ra khỏi vị trí làm việc. 0.2 Câu 2 (02 điểm) 1. HiÖn t­îng hå quang bÞ thæi lÖch : Cột hồ quang có thể xem như dây dẫn bằng khí nối giữa điện cực và vật hàn, do vậy nó có tính nhạy cảm với từ trường. Dưới tác dụng của từ trường cột hồ quang có thể dịch chuyển như một dây dẫn bình thường, đôi khi cột hồ quang bị thay đổi hình dáng và bị kéo dài ra. Bình thường trục tuyến của hồ quang và trục tuyến của que hàn cùng nằm trên đường thẳng (hình 1) 0.25 Hình 1. Hồ quang bình thường 0.25 Trong một số trường hợp, khi hàn trục tuyến của hồ quang và trục tuyến của que hàn không cùng nằm trên đường thẳng (hồ quang bị lắc sang phải, sang trái, về phía trước, phía sau). Hiện tượng đó gọi là hồ quang bị thổi lệch (hình 2) 0.25 Hình 2. Hồ quang bị thổi lệch 0.25 2. Nguyªn nh©n hå quang thæi lÖch: - Do ảnh hưởng của các luồng khí - Do thuốc bọc que hàn không đều, chỗ que hàn có thuốc bọc dày khi cháy sẽ tạo áp suất lớn hơn đẩy hồ quang lệch về phía kia. - Do sự phân bố từ trường xung quanh cột hồ quang không đều. Khi hàn xung quanh cột hồ quang và điện cực sinh ra từ trường. Nếu từ trường phân bố đối xứng thì hồ quang không bị thổi lệch, còn nếu từ trường phân bố không đối xứng thì hồ quang bị thổi lệch về phía từ trường yếu hơn. - Do hiện tượng sắt từ. Nếu có một khối sắt từ đặt gần cột hồ quang cũng làm cho sự phân bố từ trường xung quanh cột hồ quang không đều. Kết quả là cho cột hồ quang bị thổi lệch về phía vật mang tính sắt từ. 0.5 3. Biện pháp khắc phục: - Dùng tấm chắn để giảm bớt luồng khí ảnh hưởng đến cột hồ quang. - Thay đổi thích hợp vị trí tiếp điện của vật hàn. - Hàn với hồ quang ngắn. - Điều chỉnh góc nghiêng que hàn cho thích hợp (nghiêng que hàn về phía hồ quang bị thổi lệch). - Đặt thêm vật sắt từ nối tiếp với vật hàn để kéo dài hồ quang ra phía sau của vật hàn. 0.5 Câu 3 (03 điểm) Chế độ hàn là tổng hợp các tính chất cơ bản của quá trình hàn để đảm bảo nhận được mối hàn có hình dáng, kích thước mong muốn. Đặc trưng cho chế độ hàn điện gồm: 1. Đường kính que hàn: Để nâng cao hiệu suất, có thể chọn đường kính que hàn lớn. Nhưng hàn bằng que hàn có đường kính lớn mối hàn hình thành không tốt và tăng cường độ làm việc của thợ hàn. Do đó chọn đường kính que hàn to, nhỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau: 0.5 + Bề dày của vật hàn. + Loại đầu nối. + Vị trí mối hàn. + Thứ tự lớp hàn. Trong trường hợp chung quan hệ giữa đường kính que hàn với bề dày vật hàn có thể dùng công thức sau: 0.5 - Đối với hàn giáp mối: d = S + 1 2 0,25 - Đối với mối hàn góc chữ T: d = K + 2 2 Trong đó: - d: Đường kính que hàn (mm) - S: Chiều dày chi tiết hàn (mm) - K: Cạnh mối hàn (mm). 0,25 2. Cường độ dòng điện hàn: Dòng điện hàn có những ảnh hưởng tới hình dạng, kích thước, chất lượng mối hàn cũng như năng suất hàn. Bằng phương pháp tính toán gần đúng khi hàn thép ở vị trí hàn bằng, áp dụng công thức sau: I = ( b + a d ) d (A) 0,25 Trong đó: I: Cường độ dong điện hàn (A) b, a là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (b =20, a = 6) - d: Đường kính que hàn (mm) Nếu vật có chiều dày lớp S > 3d hoặc khi hàn các liên kết chữ T, để đảm bảo hàn ngấu phải tăng dòng điện hàn lên 10 - 15%. Nếu vật hàn mỏng S < 1,5d hoặc khi hàn đứng, phải giảm dòng điện hàn xuống 10 – 15%. Khi hàn ngang, hàn trần giảm dòng điện hàn xuống 15- 20%. 0,25 3. Điện thế của hồ quang: Điện thế hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định: hồ quang dài điện thế cao và ngược lại. Do đó nên sử dụng hồ quang ngắn để hàn, chiều dài hồ quang không vượt quá đường kính que hàn. 0,5 4. Tốc độ hàn: Tốc độ hàn là tốc độ di chuyển về phái trước của que hàn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc hàn. Trong quá trình hàn nên căn cứ tình hình cụ thể để điều chỉnh tốc độ hàn, nhắm đảm bảo cho mối hàn cao thấp, rộng hẹp đều nhau. 0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doch_lt_38_4863.doc
Tài liệu liên quan