Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 20

- Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch sẽ giảm được biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và hường về vùng lân cận đối diện. Đặc biệt lhi hàn các gân tăng cứng cho dầm thép chữ I, cần đảo hướng hàn. - Để khử biến dạng góc thường dùng phương pháp tạo biến dạng ngược trước khi hàn.

doc5 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa II - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Đề 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: H - LT 20 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (02 điểm): Phân loại vảy hàn? Các yêu cầu chung đối với vảy hàn? Câu 2 (02 điểm): Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn khí? Câu 3 (03 điểm): Nêu các nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng hàn? Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong khi hàn? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐÁP ÁN  ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 20 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (02 điểm) 1. Phân loại: Căn cứ vào nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn, chia làm hai loại: - Hàn vảy mềm: nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn nhỏ hơn 4500C . - Hàn vảy cứng: nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn lớn hơn 4500C . 0.5 2. Các yêu cầu chung đối với vảy hàn: - Phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại cần hàn. - Không hình thành các pha chuyển hóa cứng. - Vảy hàn không nhất thiết phải có thành phần hóa học giống như kim loại cơ bản. 0.5 - Phải có độ bám dính, độ chảy tràn, độ mao dẫn tốt. Những tính chất này phụ thuộc vào tổ hợp vật liệu hàn - thuốc hàn - Các nguyên tố có trong vảy hàn và kim loại cơ bản phải có khả năng hòa tan và khuyếch tán vào nhau tốt. Nhưng đồng thời nó không được phép tạo với kim loại mối hàn các pha trung gian(intermedium). - Vảy hàn phải có cơ tính tương đối cao nhưng cũng phải có khả năng tạo ra mối hàn có độ bền cao. 1.0 Câu 2 (02 điểm) Các thông số cơ bản của chế độ hàn khí gồm: + Góc nghiêng mỏ hàn so với mặt phẳng hàn được chọn như sau: Chiều dày càng lớn, nhiệt độ chảy và độ dẫn nhiệt của vật liệu hàn càng cao, góc nghiêng càng lớn. Ví dụ: Khi hàn đồng góc nghiêng α = 60÷80o, còn khi hàn chì α ≤ 10o. 0.5 + Công suất ngọn lửa: công suất ngọn lửa tính bằng lượng tiêu hao trong một giờ, Vật hàn dày, nhiệt độ chảy, độ dẫn nhiệt cao thì công suất ngọn lửa lớn và ngược lại. Công suất của ngọn lửa khi hàn phải cao hơn hàn trái. 0.5 • Khi hàn thép cacbon thấp, đồng thau, đồng thanh thường chọn lượng tiêu hao C2H2 trong một giờ theo công thức sau: V C2H2 = (100 ÷ 120).S [lít/h] - đối với hàn trái V C2H2 = (120 ÷ 150).S [lít/h] - đối với hàn phải Trong đó S là chiều dày vật hàn [mm]. • Khi hàn đồng đỏ do tính dẫn nhiệt lớn nên tính theo công thức sau: V C2H2= (150 ÷ 200).S [lít/h] 0.5 + Đường kính que hàn phụ: phụ thuộc vật liệu hàn và phương pháp hàn. Khi hàn thép cacbon chọn theo công thức kinh nghiệm sau: Hàn trái: d = [mm] Hàn phải: d = [mm] 0.5 Câu 3 (03 điểm) 1. Nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn: - Nung nóng không đồng đều kim loại vật hàn làm cho những vùng ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và vùng kim loại lân cân nó. 0.5 - Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó. 0,5 - Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là những thay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao. 0,5 2. Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong khi hàn - Khi hàn các vật dày, các loại thép dễ bị tôi thì cần phải xem xét việc nung nóng sơ bộ trước khi hàn, đồng thời phải giảm bớt cường độ dòng điện hàn hoặc công suất ngọn lửa hàn, để tránh suất hiện các vết nứt. Nung nóng sơ bộ vật hàn để giảm ứng suất và biến dạng dư đáng kể 0,25 - Khi hàn các chi tiết bị kẹp chặt, dễ sinh ra ứng suất lớn. Do đó trình tự thực hiện các mối hàn trong kết cấu phải làm sao cho vật hàn luôn luôn ở trạng thái tự do, nhất là đối với mối hàn giáp mối là loại mối hàn có độ co ngang lớn. 0,25 - Các mối hàn đối xứng và song song nên hàn đồng thời bằng nhiều thợ hoặc thực hiện một cách xen kẽ và đối xứng. 0,25 - Chế độ hàn cần chọn sao cho vùng ảnh hưởng nhiệt càng nhỏ càng tốt. 0,25 - Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch sẽ giảm được biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và hường về vùng lân cận đối diện. Đặc biệt lhi hàn các gân tăng cứng cho dầm thép chữ I, cần đảo hướng hàn. 0,25 - Để khử biến dạng góc thường dùng phương pháp tạo biến dạng ngược trước khi hàn. 0,25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doch_lt_20_8595.doc