Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn Hóa học

Câu 48: Một hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2 N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được muối Y và khí Z làm xanh quỳ tím ẩm. Nung Y với NaOH rắn (xúc tác CaO) thu được CH 4 . Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COONH3CH3 . B. CH3CH2COONH4 . C. HCOONH3CH2CH3 . D. HCOONH2(CH 3 ) 2 . Câu 49: Số sản phẩm tạo thành khi cho buta-1,3-đien tác dụng với Br 2 (tỉ lệ 1 : 1, ở 40 0 C) là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 50: Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất sau: Br 2, H 2S, KMnO4, NaNO 3 , BaCl 2 , NaOH, KI? A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.

pdf4 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H.Ư – THPT BÙI THỊ XUÂN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh. B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng > 650C, tinh bột chuyển thành dd keo nhớt. C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng. D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột. Câu 2: Cho các phát biểu sau, Số phát biểu đúng là: (a) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. (b) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc dung dịch Na3PO4. (c) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời. (d) Từ quặng đolomit có thể điều chế được kim loại Mg và Ca riêng biệt. (e) Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của tương ứng. A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 3: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở, thành 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam kết tủa. Cho phần II tác dụng vừa đủ với 1 gam H2 (có xúc tác Ni, đun nóng) thu được hỗn hợp ancol Y. Ngưng tụ Y, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa Na dư thấy khối lượng bình tăng (0,5m + 0,7) gam. Hai anđehit đó là A. HCHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH3CHO. C. CH2=CHCHO và HCHO. D. CH2=CHCHO và CH3CHO. Câu 4: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (Z nhiều hơn Y hai nguyên tử oxi). Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X, thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là A. 74,59%. B. 25,41%. C. 40,00%. D. 46,67%. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước, thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là A. 23,4 và 35,9. B. 15,6 và 27,7. C. 23,4 và 56,3. D. 15,6 và 55,4. Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 9,46 gam một este X trong NaOH dư, thu được 10,34 gam muối. Mặt khác, cũng 9,46 gam X có thể làm mất màu vừa hết 88 gam dung dịch Br2 20%. Biết rằng trong phân tử X có chứa hai liên kết π. Tên gọi của X là A. metyl ađipat. B. vinyl axetat. C. vinyl propionat. D. metyl acrylat. Câu 7: Trong các phát biểu sau, Các phát biểu đúng là: (1) Thêm hoặc bớt một hay nhiều nơtron của một nguyên tử thu được nguyên tử của nguyên tố mới. (2) Thêm hoặc bớt một hay nhiều electron của một nguyên tử thu được nguyên tử của nguyên tố mới. (3) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s2 thì hóa trị cao nhất của X là 2. (4) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 4s1 thì hóa trị cao nhất của Y là 1. (5) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Z có phân lớp ngoài cùng là 3p5 thì hóa trị cao nhất của Z là 7. A. (2), (3), (4). B. (5). C. (3). D. (1), (2), (5). Câu 8: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2, thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là: A. 11,28 gam. B. 9,85 gam. C. 3,94 gam. D. 7,88 gam. Câu 9: Ba hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất: X và Y đều tham gia phản ứng tráng gương; X và Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. HCOOC2H5, HO-C2H4-CHO, C2H5COOH. B. CH3COOCH3, HO-C2H4-CHO, HCOOC2H5. C. HCOOC2H5, HO-C2H4-CHO, CHO-CH2-CHO. D. HO-C2H4-CHO, C2H5COOH, CH3COOCH3. Câu 10: Khi cho cùng một lượng chất hữu cơ X tác dụng với Na dư và với NaHCO3 dư thì thu được số mol khí H2 gấp hai lần số mol khí CO2. Công thức phân tử của X là A. C7H16O4. B. C6H10O5. C. C8H16O4. D. C8H16O5. H.Ư – THPT BÙI THỊ XUÂN Câu 12: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là: (a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 700C. (b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH. (c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục. (d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen. (e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl). A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 11: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3. Hóa trị của Y trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hiđro có tỉ lệ 3 : 1. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Fe. Câu 13: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuSO4 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 4,48. B. 11,20. C. 5,60. D. 5,04. Câu 14: Tripeptit mạch hở X được tạo nên từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm – NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Công thức phân tử của X là: A. C9H17N3O4. B. C6H11N3O4. C. C6H15N3O6. D. C9H21N3O6. Câu 15: Cho 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe tác dụng với 100 ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm ba kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch X lần lượt là A. 0,3M và 0,7M. B. 0,4M và 0,2M. C. 0,4M và 0,6M. D. 0,5M và 0,3M. Câu 16: Cho các nguyên tố: E (Z = 19), G (Z = 7), H (Z = 14), L (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố trong các oxit cao nhất có độ phân cực của các liên kết giảm dần là: A. E, L, H, G. B. E, L, G, H. C. G, H, L, E. D. E, H, L, G. Câu 17: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 60,48. B. 45,36. C. 30,24. D. 21,60. Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hiđro hóa triolein ở trạng thái lỏng thu được tripanmitin ở trạng thái rắn. B. Dầu mỡ bị ôi là do liên kết C=C ở gốc axit trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí. C. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit. D. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng và có mặt dung dịch H2SO4 loãng. Câu 19: Cho các cặp kim loại tiếp xúc với nhau qua dây dẫn là: Zn-Cu; Zn-Fe; Zn-Mg; Zn-Al; Zn-Ag cùng nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Số cặp có khí H2 thoát ra ở phía kim loại Zn là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 20: Đốt cháy 3,834 gam một kim loại M trong khí clo, thu được 16,614 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HCl, thu được dd Y. Cô cạn cẩn thận dd Y, thu được 18,957 gam chất rắn khan. M là: A. Mg. B. Al. C. Be. D. Ca. Câu 21: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 x mol/l, thu được 400 ml dung dịch X có pH = 2 và m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là A. 0,075 và 2,330. B. 0,075 và 17,475. C. 0,060 và 2,330. D. 0,060 và 2,796. Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Có thể điều chế hiđro bromua bằng cách đun nóng kali bromua rắn trong dung dịch axit sunfuric đặc. B. Có thể điều chế hiđro clorua bằng cách hòa tan natri clorua rắn trong dung dịch axit sunfuric loãng. C. Không thể phân biệt được 3 dd NaCl, NaBr, NaI trong 3 bình riêng biệt nếu không dùng dd AgNO3. D. Dẫn khí clo đi qua dung dịch NaI, thấy màu của dung dịch đậm lên. H.Ư – THPT BÙI THỊ XUÂN Câu 23: Cho (x + 1,5y) mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x mol NH4 + , y mol Ba 2+ và z mol HCO3 -, đun nóng nhẹ. Sau khi các phản ứng kết thúc thì thu được dung dịch: A. Ba(HCO3)2. B. không chứa chất tan. C. Ba(OH)2. D. chứa Ba(HCO3)2 và NH4HCO3. Câu 24: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, 3-monoclopropan-1,2-điol, etylen glicol, anbumin, ancol etylic, Gly-Ala. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 25: Cho các chất: metanol, phenol, axit valeric, fomanđehit, etylamin, trimetylamin, tristearin. Số chất mà giữa các phân tử của chúng có thể tạo liên kết hiđro với nhau là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 26: Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) . Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thêm H2 vào bình làm cho tốc độ của phản ứng thuận giảm đi. B. Nếu tăng nhiệt độ của bình phản ứng thấy màu tím của hệ đậm lên thì phản ứng thuận tỏa nhiệt. C. Tăng nồng độ HI làm màu tím của hệ nhạt đi. D. Tăng dung tích của bình phản ứng làm cân bằng của hệ chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 27: Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng CO dư thu được 42 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là A. 25,6%. B. 32,0%. C. 50,0%. D. 48,8%. Câu 28: Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,2 mol axetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 28,5. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là A. 32. B. 64. C. 48. D. 16. Câu 29: Cho các chất sau: H2O (1), C6H5OH (2), C2H5OH (3), HCOOH (4), CH3COOH (5), HClO4 (6), H2CO3 (7). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH là A. (3), (1), (2), (7), (4), (5), (6). B. (1), (3), (2), (5), (4), (7), (6). C. (3), (1), (2), (7), (5), (4), (6). D. (3), (1), (2), (5), (4), (7), (6). Câu 30: Cho m gam một loại quặng photphorit (chứa 7% là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn thu được khi làm khan hỗn hợp sau phản ứng là A. 53,62%. B. 34,20%. C. 42,60%. D. 26,83%. Câu 31: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là: A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF. Câu 32: Hỗn hợp M gồm axit X, ancol Y và este Z (tạo thành từ X và Y) đều đơn chức; trong đó số mol X gấp hai lần số mol Y. Biết 17,35 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được 16,4 gam muối khan và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là: A. HCOOH và C3H7OH. B. CH3COOH và CH3OH. C. CH3COOH và C2H5OH. D. HCOOH và CH3OH. Câu 33: Cho các hỗn hợp bột gồm hai chất có số mol bằng nhau: Ba và Al2O3; Cu và Fe3O4; NaCl và KHSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp khi hòa tan vào nước dư không thu được kết tủa hoặc chất rắn là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 34: Cho các chất: Cl2, CuSO4, S, SO2, H2S, Fe2(SO4)3, SO3. Số chất tạo ra H2SO4 bằng một phản ứng là A. 3. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 35: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và CO2 có tỉ khối so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí X qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 1,5a mol/l, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là A. m = 105a. B. m = 103,5a. C. m = 116a. D. m = 141a. H.Ư – THPT BÙI THỊ XUÂN Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc hai của hai amin đó là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 37: Chất X là một α-aminoaxit mạch hở, không phân nhánh. Cứ 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 183,5 gam muối khan Y. Cho 183,5 gam muối khan Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 249,5 gam muối khan Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. B. NH2CH2CH2CH(NH2)COOH. C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH. D. HOOCCH(NH2)COOH. Câu 38: Với công thức C3H6Cl2, có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, cho sản phẩm có phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch gồm Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là A. 12,6. B. 18,0. C. 23,2. D. 24,0. Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 vào một lượng vừa đủ dd HNO3 đặc nóng, chỉ thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dd Y. Thêm đến dư dd Ba(OH)2 vào dd Y, thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được 32,03 gam chất rắn Z. Giá trị của V là A. 3,36. B. 20,16. C. 11,2. D. 2,24. Câu 41:: o-xilen, stiren, isopren, vinylaxetilen, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu nước Br2 là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 42: Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là A. C3H6. B. CH4. C. C2H4. D. C2H6. Câu 43: Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 47. B. 31. C. 23. D. 27. Câu 44: Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là: A. 2,0. B. 1,0. C. 1,5. D. 3,0. Câu 45: Cho các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ xenlulozơ axetat, tơ nilon-6, tơ lapsan. Những tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. tơ visco và tơ nilon-6,6. B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. C. tơ tằm và tơ lapsan. D. tơ nilon-6,6 và tơ nilon-6. Câu 46: Cho tất cả các đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3, Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). Số phản ứng xảy ra là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 47: Hợp chất hữu cơ X (C6H9O4Cl) và có phản ứng : X + NaOH dư → X1 + X2 + X3 + NaCl Biết X1, X2, X3 có cùng số nguyên tử cacbon và có phân tử khối tương ứng giảm dần. Phân tử khối của X1 là A. 134. B. 143. C. 112. D. 90. Câu 48: Một hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được muối Y và khí Z làm xanh quỳ tím ẩm. Nung Y với NaOH rắn (xúc tác CaO) thu được CH4. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COONH3CH3. B. CH3CH2COONH4. C. HCOONH3CH2CH3. D. HCOONH2(CH3)2. Câu 49: Số sản phẩm tạo thành khi cho buta-1,3-đien tác dụng với Br2 (tỉ lệ 1 : 1, ở 40 0 C) là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 50: Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất sau: Br2, H2S, KMnO4, NaNO3, BaCl2, NaOH, KI? A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_2015_8843.pdf
Tài liệu liên quan