Đề thi thử đại học lần 5 Năm học 2013 - 2014 Môn thi: Hóa học Khối A, B

Câu 57: Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl dư ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 10oC thì cần thời gian là A. 9 phút. B. 81 phút. C. 27 phút. D. 1 phút

pdf5 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 5 Năm học 2013 - 2014 Môn thi: Hóa học Khối A, B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1/5 - Mã đề thi 132 SỞ GD& ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH (Đề thi có 05 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 5 NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn thi: HÓA HỌC, khối A, B Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề 132 Cho: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu, từ câu {} đến câu {}) Câu 1: Có các nhận xét sau: (1) Quá trình chuyển electron tử lớp K sang lớp L là quá trình thu nhiệt. (2) Hạt nhân ion Na+ mang điện tích dương còn hạt nhân ion Cl- mang điện tích âm. (3) Hai nguyên tử là đồng vị của nhau sẽ có cùng số hạt mang điện. (4) Số obitan tối đa có trên lớp L là 8. (5) Trong mọi nguyên tử đều có tổng số hạt nơtron lớn hơn hoặc bằng tổng số hạt proton. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 2: Trong số các phát biểu sau: (1) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [Ar] 3d104s24p6 . X là nguyên tố d. (2) Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron [Ar] 3d54s2. Y là nguyên tố nhóm VB. (3) Các nguyên tố nhóm IB đều có nhiều trạng thái oxi hoá. (4) Nguyên tử của nguyên tố T có cấu hình electron [Kr] 4d105s25p5. T là nguyên tố nhóm VIIA. Những phát biểu đúng là A. (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 3: Ion Xn+ tồn tại trong dung dịch và có cấu hình electron là [Ar]. Số nguyên tố X thỏa mãn đề bài là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 4: Một hỗn hợp X gồm CH3OH; C2H4(OH)2; CH2=CH-CH2OH; C3H5(OH)3. Cho 3,98 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 3,98 gam hỗn hợp X thu được m gam CO2 và 3,42 gam H2O. Giá trị của m là A. 6,16. B. 7,04. C. 5,28. D. 6,60. Câu 5: Cho BaO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm một lượng dư bột nhôm vào dung dịch Y thu được dung dịch E và khí H2 . Thêm NaHCO3 vào E thấy tạo kết tủa G và khí bay lên. Kết luận đúng là A. dung dịch Y ; H2SO4 ; dung dịch E : Al2(SO4)3 và H2SO4 . B. dung dịch Y Ba(OH)2 ; dung dịch E : Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2. C. dung dịch Y Ba(OH)2 ; dung dịch E : Ba(AlO2)2. D. dung dịch Y : H2SO4 ; dung dịch E : Al2(SO4)3. Câu 6: Chia 102,45 gam hỗn hợp X gồm hai muối HCO3 − và CO3 2− của cùng một ion mang điện tích 1+ thành ba phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư được 40 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 29,55 gam kết tủa. Phần 3 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KOH 2M. Giá trị vủa V là A. 0,4 lít. B. 0,15 lít. C. 0,125 lít. D. 0,075 lít. Câu 7: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3 . X tác dụng với Na, NaOH , Na2CO3 và HCOOH. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X phù hợp: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8: Đốt a mol X là este 3 lần este của glixerol và 3 axit đơn chức thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 5,6 lít H2 đktc thu được 32 gam X’. Nếu đun m gam X với dd NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 35,0 B. 40,6. C. 35,5. D. 39,6. Câu 9: Hỗn hợp T gồm 3 hiđrocacbon ở thể khí(ở đktc), mạch hở có công thức tổng quát là: CmH2n, CnH2n, Cn + m - 1H2n (n,m có cùng giá trị trong cả ba chất và m < n). Khi cho 15,12 gam hỗn hợp T (mỗi chất có số mol bằng nhau) qua bình đựng dung dịch brom dư đến phản ứng hoàn toàn, thì khối lượng bình brom tăng lên là A. 7,56 g B. 11,52 g C. 15,12 g D. 10,08 g Câu 10: Hãy cho biết dung dịch nào không tác dụng với FeBr2? A. H2SO4 đặc B. HClO3 C. H2S D. AgNO3 Câu 11: Từ các chất : NH4NO3, dung dịch H2SO4 loãng, Cu, dung dịch NaOH loãng( chỉ dùng thêm nhiệt độ) có thể điều chế trực tiếp được các chất khí nào? A. NO, N2O, NH3, N2, O2 và H2 B. NH3, N2O, NO, O2 và N2 Trang 2/5 - Mã đề thi 132 C. N2O, NH3, H2, NO, O2 và SO3 D. NH3, NO2 , NO, N2O5 và N2 Câu 12: Hỗn hợp X gồm Al2O3; Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết 59,84 gam hỗn hợp X vào 300 gam dung dịch H2SO4(loãng) 39,2% sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn Z (khan) và 204 gam H2O bay ra. Mặt khác, 74,8 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 0,4 mol KOH trong dung dịch. Cho khí CO dư đi qua 74,8 gam hỗn hợp X nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng có giá trị là bao nhiêu gam? A. 50,75 gam B. 56,30 gam C. 60,4 gam D. 73,15 gam Câu 13: Điều khẳng định luôn đúng là A. Tính bazơ của amin no, mạch hở bậc 1< bậc 2< bậc 3 B. Nhiệt độ sôi của axit cacboxylic lớn hơn nhiệt độ sôi của ancol có cùng số nguyên tử cacbon. C. Hidrocacbon no không tham gia được phản ứng cộng D. Độ điện li của CH3COOH tăng lên khi pha loãng dung dịch này bằng H2O. Câu 14: Có các nhận xét sau về clo và hợp chất của clo (1) Nước Javen có khả năng tẩy màu và sát khuẩn. (2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước clo thì quì tím chuyển màu hồng sau đó lại mất màu. (3) Trong phản ứng của Clo với dung dịch KOH thì clo đóng vai trò là chất oxi hóa. (4) Hiđro clorua làm quỳ tím ẩm chuyển màu hồng, tác dụng với đá vôi giải phóng khí cacbonic. (5) Dung dịch axit iot hiđric khi tác dụng với các oxit bazơ tạo thành muối và nước. Trong các nhận xét trên các nhận xét đúng là A. (1), (2), (4) và (5) B. (1), (2), (3) và (4) C. (1) và (2) D. (1), (2) và (5) Câu 15: Nung nóng hỗn hợp gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6 trong bình kín (có xúc tác Fe) rồi đưa về nhiệt độ 250C thấy áp suất trong bình lúc này là P1. Sau đó cho một lượng dư dung dịch NaHSO4 đặc vào bình (nhiệt độ lúc này trong bình vẫn là 250C) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là P2 (P1 = 1,125P2, giả sử thể tích dung dịch thêm vào không đáng kể so với thể tích của bình). Hiệu suất tổng hợp NH3 là A. 15%. B. 10%. C. 25%. D. 20%. Câu 16: Hỗn hợp X gồm 1 số amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2, không có nhóm chức khác) có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 16 : 7. Để tác dụng vừa đủ với 23,9 gam hỗn hợp X cần 300 ml dd HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 23,9 gam hỗn hợp X cần 18,48 lít O2 (đktc), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 70 gam. B. 40 gam. C. 66 gam. D. 50 gam. Câu 17: Thứ tự các chất xếp theo chiều tăng dần lực axit là A. C2H5COOH <CH2ClCOOH< CH3COOH<HCOOH. B. C2H5COOH < CH3COOH < HCOOH <CH2ClCOOH C. HCOOH<CH3COOH<CH2ClCOOH< C2H5COOH. D. HCOOH<CH3COOH<C2H5COOH<CH2ClCOOH. Câu 18: Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Vậy giá trị của V là A. 8,40 lít B. 16,8 lít C. 11,2 lít D. 7,84 lít Câu 19: A là một este 3 chức mạch hở. Đun nóng 7,9 gam A với NaOH dư. Đến khi phản ứng hoàn toàn thu được ancol B và 8,6 gam hỗn hợp muối D. Tách nước từ B có thể thu được propenal. Cho D tác dụng với H2SO4 thu được 3 axit no, mạch hở, đơn chức, trong đó 2 axit có phân tử khối nhỏ là đồng phân của nhau. Công thức phân tử của axit có phân tử khối lớn là A. C7H14O2. B. C5H10O2 . C. C4H8O2. D. C6H12O2 Câu 20: Trộn 5,67 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, sinh ra 1,68 lít (ở đktc) khí H2. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 64,0%. B. 20,5%. C. 76,2%. D. 80,0%. Câu 21: Cho hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp khí Y gồm O2, O3 (tỉ khối Y đối với hiđro bằng 19). Trộn X với Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 1 : 2 rồi đốt cháy hỗn hợp thu được, sau phản ứng chỉ có CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích tương ứng là 6 : 7. Tỉ khối của hỗn hợp X so với H2 là A. 14. B. 12. C. 10,75. D. 16. Câu 22: Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Ca và CaC2 tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y (tỉ khối của Y đối với H2 bằng 5). Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lit CO2 (đktc) vào dung dịch X sinh ra 5 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 6,8. B. 7,2. C. 8,4. D. 10,4. Câu 23: Cho sơ đồ : Na  A1  A2  A3  A4  A2  dpnc Na. Biết A1, A2, A3, A4 là các hợp chất của natri. Các chất A1, A2, A3, A4 lần lượt là Trang 3/5 - Mã đề thi 132 A. NaOH, NaCl, NaNO3, Na2CO3 B. Na2SO4, NaNO3, NaAlO2, NaCl. C. Na2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3 D. Na2SO4, NaOH, NaAlO2, NaCl. Câu 24: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói vê anđehit? A. Để phân biệt anđehit fomic với anđehit khác người ta thường cho chúng tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 sau đó cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch axit. B. Từ ancol metylic muốn điều chế ancol etylic ít nhất phải qua 4 phản ứng.. C. Anđehit vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. D. Anđehit vừa có thể tham gia phản ứng trùng hợp, vừa có thể tham gia phản ứng trùng ngưng . Câu 25: X là axit cacboxylic mạch hở có chứa hai liên kết  trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 dư thu được số mol CO2 bằng số mol của X phản ứng. Công thức tổng quát của X là A. CnH2n -2O4 (n 2). B. CnH2n -2O2 (n 3). C. CnH2n O2 (n 1). D. CnH2n O4 (n 2). Câu 26: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc phenyl C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. Na kim loại. B. H2 (Ni, đun nóng) C. dung dịch NaOH D. Nước brom Câu 27: Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên ? A. protein B. thủy tinh hữu cơ C. tơ tằm D. xenlulozơ Câu 28: Cho trioleoylglixerol (triolein) lần lượt vào các bình riêng biệt chứa: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH, H2. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 29: Khi cho amin X đơn chức vào dung dịch chứa hỗn hợp NaNO2 và HCl thấy có khí thoát ra. Mặt khác khi cho X tác dụng với dung dịch FeCl2 dư thu được khối lượng kết tủa đúng bằng khối lượng X tham gia phản ứng. X là: A. etylamin B. metylamin C. propylamin D. butylamin Câu 30: Một α – amino axit có công thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ α – amino axit đó thì thu được 12,6 gam nước.Vậy X là A. tetrapeptit B. đipeptit C. tripeptit D. pentapeptit Câu 31: Khi hình thành liên kết trong phân tử HCl theo phương trình H + Cl → HCl thì hệ A. Toả năng lượng B. Thu năng lượng C. Qua hai giai đoạn: Toả năng lượng rồi thu năng lượng D. Không thay đổi năng lượng Câu 32: X là một gluxit. X không tham gia phản ứng tráng bạc nhưng thủy phân X trong môi trường axit thì dung dịch thu được tham gia phản ứng tráng bạc. X có thể là: A. glucozơ B. fructozơ C. mantozơ D. saccarozơ Câu 33: X là một hợp chất có công thức phân tử C6H10O5 thỏa mãn các phương trình phản ứng sau: X + 2NaOH  Ct 0 2Y + H2O Y + HCl(loảng)  Z + NaCl Hãy cho biết khi cho 0,15mol Z tác dụng với Na dư thu được bao nhiêu mol H2 ? A. 0,075 mol. B. 0,1 mol. C. 0,15 mol. D. 0,2 mol. Câu 34: Dẫn khí CO lấy dư đi qua một ống sứ chứa (0,2 mol ZnO; 0,2 mol Fe3O4; 0,2 mol MgO; 0,3 mol Na2O; 0,4 mol CuO được trộn đều với nhau), nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 112,0 gam B. 98,8 gam C. 95,6 gam D. 79,6 gam Câu 35: Cho hỗn hợp Q gồm 0,2 mol Fe; 0,2 mol Mg và 0,4 mol FeO vào một dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho tiếp vào dung dịch X 0,1 mol HNO3 và 0,06 mol HCl sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa tạo ra có giá trị là (biết các phản ứng hoàn toàn) A. 285,50 gam B. 221,3 gam C. 279,89 gam. D. 70,19 gam Câu 36: Ứng dụng nào sau đây không phải là của phèn chua? A. Dùng làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải B. Dùng làm trong nước đục. C. Dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy( làm cho giấy không thấm nước) D. Dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực và dùng trong kĩ nghệ nhuộm vải Câu 37: Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, N2O, NO và NO2 trong đó hai khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận toàn bộ X thu được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là A. 0,893. B. 0,725. C. 0,923. D. 0,945. Trang 4/5 - Mã đề thi 132 Câu 38: Cho một hỗn hợp gồm 5,4 gaml Al; 22,4 gam Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 44 gam kim loại. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch KOH loãng lấy dư, để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 27,0 B. 42,6 C. 29,4 D. 32,1 Câu 39: Đun nóng một hợp chất hữu cơ đơn chức X với dung dịch HCl thu được hai hợp chất hữu cơ Y và Z chỉ chứa C, H, O có khối lượng bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được khối lượng 45:88: 22 OHCO mm . Công thức phân tử của chất Z là A. C5H10O2. B. C4H8O2. C. C6H12O2 D. C7H14O2 Câu 40: Bình kín chứa 0,15 mol O2 và 0,9 mol NO2. Người ta cho vào bình đó 5 lít H2O và lắc mạnh, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Lấy 0,5 lít dung dịch X pha loãng bằng H2O đến thể tích 8 lít, thu được dung dịch Y. Chấp nhận sự hòa tan chất khí vào chất lỏng không làm thay đổi thể tích của chất lỏng thì độ pH của dung dịch Y có giá trị là A. 2,0 B. 2,1 C. 2,2 D. 1,0 II. PHẦN RIÊNG [10 câu]. Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B). A. Theo chương trình Chuẩn ( từ câu {} đến câu {}) Câu 41: Cho 1,78 gam hỗn hợp fomanđehit và axetanđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư Cu(OH)2 trong NaOH nóng, thu được 11,52 gam kết tủa. Khối lượng fomanđehit trong hỗn hợp bằng : A. 0,88 gam. B. 0,45 gam. C. 0,60 gam. D. 0,90 gam. Câu 42: Cho 5,8 gam hỗn hợp X (chiếm 0,1 mol) gồm hai ancol no,mạch hở (có số lượng nhóm hiđroxyl hơn kém nhau một đơn vị) tác dụng với Na dư thu được 1,568 lít H2 (đktc). Công thức của hai ancol là A. C3H7OH và C3H6(OH)2 B. C2H5OH và C3H6(OH)2 C. C3H7OH và C2H4(OH)2 D. CH3OH và C2H4(OH)2 Câu 43: Cho 1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì thu được m1 gam muối. Mặt khác, cho 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được m2 gam muối. Biết m2 – m1 = 88. Công thức phân tử của X có thể là công thức nào sau đây A. C6H14O2N2 B. C5H9O4N C. C3H7O2N2 D. C4H9O4N2 Câu 44: Trong các chất sau: CH3OH, CH3COONa , CH3COOCH3, CH3CN , CH3OCH3 , C2H5OH, (CH3CO)2O, CH3CH=CHCH3, có bao nhiêu chất tạo ra axit axetic bằng 1 phản ứng? A. 5 B. 7 C. 8 D. 6 Câu 45: Sau một thời gian bảo quản trong phòng thí nghiệm, dung dịch axit HNO3 đặc thường ngả màu vàng là do HNO3 A. bị oxi hoá bởi không khí. B. dễ bị phân huỷ. C. bị khử bởi không khí. D. tác dụng với bình chứa axit. Câu 46: Để m gam phôi sắt ngoài không khí, sau 1 thời gian Fe bị oxi hoá thành hỗn hợp X gồm 4 chất rắn có khối lượng 27,2 gam. Hoà tan vừa hết X trong 300 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch Y được dung dịch Z chứa hỗn hợp FeCl3 , Fe(NO3)3 , HNO3 dư và có 2,24 lít NO duy nhất thoát ra (đktc). Giá trị của m và a lần lượt là: A. 22,4 gam và 3M B. 22,4 gam và 2M C. 16,8 gam và 2M D. 16,8 gam và 3M Câu 47: Hỗn hợp m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,80 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt bằng : A. 0,02 mol và 0,02 mol. B. 0,015 mol và 0,005 mol. C. 0,005 mol và 0,015 mol. D. 0,01 mol và 0,01 mol. Câu 48: Cho 0,75 lít dung dịch K2CO3 0,2M ( D= 1,2 gam/cm 3) vào trong 200 gam dung dịch FeCl3 16,25% đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của KCl trong dung dịch Y có giá trị là A. 4,20% B. 4,12% C. 2,06% D. 2,30% Câu 49: Cho sơ đồ: Fe  A1  A2  A3  A4  A5  Fe. Biết A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7 là các hợp chất khác nhau của sắt (II). Vậy A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là A. FeSO4, Fe(OH)2, FeO, FeCl2, FeS. B. FeO, Fe(OH)2, FeCl2, FeS, FeSO4 C. FeO, FeCl2, FeS, Fe(OH)2, FeSO4. D. Fe(NO3)2, FeS, FeCl2, Fe(OH)2, FeSO4 Câu 50: Nung nóng đến khối lượng không đổi bốn hỗn hợp sau: Hỗn hợp 1 gồm m gam NH4NO3 và m gam NaNO2, thu được chất rắn X1. Hỗn hợp 2 gồm m gam KHCO3 và m gam KNO3, thu được chất rắn X2. Hỗn hợp 3 gồm m gam KMnO4 và m gam FeO, thu được chất rắn X3. Hỗn hợp 4 gồm m gam KClO3 và m gam MnO2, thu được chất rắn X4. Thứ tự tăng dần khối lượng của chất rắn thu được sau khi nung nóng là Trang 5/5 - Mã đề thi 132 A. X1, X2, X3, X4 B. X2, X3, X1, X4 C. X1, X2, X4, X3 D. X1, X4, X2, X3 B. Theo chương trình Nâng cao ( từ câu {} đến câu {}) Câu 51: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y làm mất màu vừa đủ 100 ml nước brom 0,15M. Tính khối lượng Ag tạo ra nếu đem 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3. A. 4,32 gam. B. 1,62 gam C. 2.16 gam. D. 1,08 gam Câu 52: Một hỗn hợp X gồm 3 oxit: BaO, MgO, Al2O3. Dãy hóa chất nào sau có thể tách riêng rẽ các chất trong X? A. dung dịch NH3 và dung dịch HCl. B. H2O, khí CO2 C. dung dịch NaOH, khí CO2. D. dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH. Câu 53: Thêm 500ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 vào dung dịch chứa 0,02 mol CrSO4 rồi để trong không khí đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là A. 2,03 gam. B. 1,72 gam. C. 6,72 gam. D. 5,69 gam. Câu 54: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho anđehit axetic tác dụng với HCN thu được chất hữu cơ X. Thủy phân X trong môi trường axit vô cơ loãng thu được chất hữu cơ Y. (2) Cho etyl bromua tác dụng với Mg trong dung môi ete: Lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với CO2 thu được chất Z. Cho Z tác dụng với dd HCl thu được chất hữu cơ T. Nếu lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với nước thu được chất hữu cơ Q. Các chất Y, T, Q lần lượt là: A. Axit propionic, etyl clorua, etan. B. Axit lactic, axit propionic, ancol etylic. C. Axit lactic, axit propionic, etan. D. Axit propionic, etyl clorua, ancol etylic. Câu 55: Hợp chất Y có công thức phân tử C5H10O2 có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Khi Y tác dụng với Na thu được số mol H2 bằng số mol Y đã phản ứng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện của Y là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 56: Tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tính tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su A. 2:1. B. 1:1. C. 3:1. D. 1:2 Câu 57: Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl dư ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 10oC thì cần thời gian là A. 9 phút. B. 81 phút. C. 27 phút. D. 1 phút Câu 58: Có các nhận xét sau về C và hợp chất của nó: (1) Ở nhiệt độ cao C có thể phản ứng được với CaO, Fe2O3. (2) Ở nhiệt độ cao cả khí CO, NH3 và H2 đều có thể khử CuO về Cu. (3) Có thể thu được khí CO2 bằng cách nung hỗn hợp gồm C6H12O6 và CuO ở nhiệt độ cao. (4) Dung dịch muối hiđrocacbonat có môi trường bazơ. (5) BaCO3 có thể hòa tan được vào dung dịch HNO3, dung dịch KOH và dung dịch C2H5OH. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 59: Cho các chất: HCOOH (1); CH3COOH (2); C6H5OH (3); C3H5(OH)3 (4); C2H5OH (5) ; p-CH3C6H4OH (6) Độ linh động của nguyên tử H giảm theo thứ tự: A. (1) > (2) > (3) > (4) > (5) > (6). B. (2) > (1) > (3) > (6) > (4) > (5). C. (1) > (2) > (6) > (3) > (5) > (4). D. (1) > (2) > (3) > (6) > (4) > (5). Câu 60: Tích số ion của nước ở 300C, 250C, 200C lần lượt là các giá trị lớn hơn 10-14 , bằng 10-14, nhỏ hơn 10-14. Như vậy, sự điện li của nước là quá trình A. toả nhiệt. B. thu nhiệt. C. không xác định. D. không toả nhiệt, cũng không thu nhiệt. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- -----Họ, tên thí sinh:............................................................... SBD: ............................................ Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm Người ra đề: Cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà - Nguyễn Thị Loan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_hoa_lan_5_chuyen_bac_ninh_0965.pdf
Tài liệu liên quan