Đề thi nghiệp vụ phòng quản lý rủi ro

4.1 Mức góp vốn mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của Pháp luật; 4.2 Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của TCTD trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu t ư, TDTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó;

pdf8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi nghiệp vụ phòng quản lý rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu [UB.COM.VN] ĐỀ THI NGHIỆP VỤ - PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO Phần 1: Trắc nghiệm (3.5 điểm) Câu 1 (0.2): b. Rủi ro do sự lựa chọn chứ không phải tình cờ Câu 2 (0.2): b. Nợ nhóm 3 trở lên Câu 3 (0.3): d. Tổn thất tối đa trong 99% các trường hợp là 1.000.000 VND trong một ngày nếu thị trường ở tình trạng bình thường. Câu 4 (0.2): d. Tuân thủ các quy định của nhà nước Câu 5 (0.2): c. Tối ưu hóa giữa lợi ích và rủi ro Câu 6 (0.2): d. Toàn bộ nhân viên của ngân hàng Câu 7 (0.2): c. Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân chết, mất tích và các khoản nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Câu 8 (0.3): a. Ngân hàng đang dùng vốn huy động dài hạn để cung cấp cho tài sản có ngắn hạn, lãi suất tăng sẽ làm tăng thu nhập lãi ròng của ngân hàng; Câu 9 (0.3): b. Duy trì sự hoạt động bền vững cho ngân hàng; Duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM; Tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng. Câu 10 (0.3): d. Rủi ro hoạt động Câu 11 (0.2): a. Rủi ro định giá lại, rủi ro đường cong lợi tức, rủi ro lãi suất cơ bản và rủi ro quyền chọn Câu 12 (0.2): c. Chính sách của NHNN về thay đổi lãi suất làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Câu 13 (0.2) a. Z<1.8 Tài liệu [UB.COM.VN] Phần 2: Tự luận và bài tập (7 điểm) Câu 1: 0.5 điểm Khẩu vị rủi ro: là quan điểm về rủi ro, bao gồm loại rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro, tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng. (0.5 điểm) Khẩu vị rủi ro được thể hiện qua triết lý về rủi ro của ngân hàng, qua chính sách của HĐQT nhằm xác định, đánh giá, giám sát và giảm thiểu rủi ro thua lỗ; xác định các sản phẩm, loại tiền tệ, hoạt động kinh doanh Ngân hàng tham gia và mục đích của nó trong phạm vi chiến lược của Ngân hàng; lượng hóa mức độ tổn thất từ các hoạt động kinh doanh mà Ngân hàng sẵn sàng gánh chịu so với tỷ lệ vốn của Ngân hàng. (0.5 điểm) Câu 2: 1 điểm Rủi ro hoạt động (0.25 điểm): chỉ cần kể tên được 1 trong các ngân hàng sau là được đủ 0.25 điểm. • Ngân hàng Societe Generale (Pháp, 2009): thiệt hại 4,9 tỷ EUR do Jerome Kerviel đã bí mật “nướng” vào các giao dịch bất hợp pháp liên quan đến mua bán chứng khoán. • Ngân hàng Chinfon Hà Nội (11/2009) : thiệt hại 2 tỷ đồng do nhân viên lừa đảo trong 2 năm. • Ông Đoàn Tiến Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 1 tỷ đồng của doanh nghiệp; • Phòng giao dịch của MSB trên địa bàn Hà nội ngày 05/04/2010 bị cướp đi hơn 90 triệu đồng. Rủi ro thanh khoản và danh tiếng (0.25 điểm): chỉ cần kể tên được 1 trong các ngân hàng sau (phải đúng năm xảy ra) sẽ được 0.25 điểm. ACB (10/2003); Phương Nam (7/2005); Nông thôn Ninh Bình (5/2007) Cuộc khủng hoảng 2007 – nay, tại Mỹ, 2008 có 25 ngân hàng bị đóng cửa, 2009 có 140 và quý 1/2010 là 41 ngân hàng bị đóng cửa. Một số ngân hàng điển hình của Mỹ bị phá sản/sáp nhập trong cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn vừa qua (0.5 điểm): Tên Quy mô Thiệt hại Giải pháp 1 Lehman Brothers Tổng tài sản: 639 tỷ đôla Tổng vốn góp cổ phần: $22490 tỷ Nợ ngân hàng: 613 tỷ đôla 15/09/2008: nộp đơn phá sản theo chương 1 Luật Phá sản Mỹ Tài liệu [UB.COM.VN] đôla Số lượng nhân viên: 26200 người Là một trong 4 ngân hàng đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ Nợ trái phiếu: 155 tỷ đôla Cổ phiếu mất giá trên 90% vào ngày 15/09/2008 Là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ 2 Merrill Lynch Tổng tài sản: 1,02 nghìn tỷ đôla Số lượng nhân viên: 60.000 người Xếp thứ 32 trong danh sách Global 2000 (các công ty lớn nhất thế giới) Thua lỗ quý IV/2007: 9,83 tỷ đô Thua lỗ ròng quý I/2008: 1,97 tỷ đôla mất giá tài sản (2007): 16,7 tỷ đôla Bán cho ngân hàng Mỹ (BoA) với giá 50 tỷ đôla 3 AIG Tổng tài sản: 1,05 nghìn tỷ đôla Tổng vốn góp ổ phần 78,09 tỷ đôla Số lượng nhân viên: 116.000 người Xếp thứ 6 trong danh sách Global 2000 (các công ty lớn nhất thế giới) Cổ phiếu mất giá 60% vào ngày 16/09/2008 Thua lỗ 6 tháng đầu năm 2008: 13,2 tỷ đôla 16/09/2008: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cấp tín dụng 80 tỷ tương đương 79,9 % cổ phần 4 Countrywide Financial Tổng tài sản: 211 tỷ đôla Là tập đoàn chiếm 20% tổng thế chấp của Mỹ, tương đương 3,5 GDP Tổ chức tiết kiệm và cho vay lớn thứ 3, đồng thời là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử nước Mỹ Thua lỗ (2007): 2,5 tỷ đôla Mất giá tài sản (2007): 1 tỷ đôla 01/07/2008: Bán cho ngân hàng Mỹ với giá 4,1 tỷ đôla 5 Bear Stearns Tổng tài sản: 350,4 tỷ đôla Tổng vốn góp cổ phần: 66,7 tỷ đôla Số lượng nhân viên: 15.500 người Là công ty chứng khoán lớn thứ 7 thế giới Thiệt haiij quý IV/2007: 859 triệu đôla Mất giá tài sản (2007): 1,9 tỷ đôla 30/05/2008: Bán cho JP Morgan Chase với giá 1,1 tỷ đôla 6 IndyMac Tổng tài sản: 32 tỷ đô Là tổ chức cho vay và gửi tiết kiệm lớn nhất ở Los Angeles. Đồng thời là tổ chức thế chấp lớn thứ 7 ở Hoa Kỳ Tiền gửi khách hàng: 19 tỷ đô Chi phí 8,9 tỷ đô cho bảo hiểm tiền gửi Chi phí 541 triệu đô cho các khoản tiền gửi vượt mức bảo hiểm 11/07/2008: Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC tiếp quản 7 Freddie Mac Tổng tài sản: 794,4 tỷ đôla Tổng vốn góp cổ phần: 26,7 tỷ đôla Số lượng nhân viên: 5.281 ngườich Là công ty công lớn thứ 20 trên thế giới là công ty tài chính lớn thứ 2 về thế chấp tại Mỹ Thua lỗ (2007): 4,6 tỷ đôla Thua llox quý II/2008: 821 triệu đôla 07/09/2008: FED kí hợp đồng bỏ ra 1 tỷ đô hỗ trợ cho Freddie Mac, đổi lại giành quyền kiểm soát các cổ phiếu ưu đãi đặc biệt của công ty này. 8 Fannie Mae Tổng tài sản: 882,5 tỷ đôla Tổng vốn góp cổ phần: 44 tỷ đôla Là tổ chức hàng đầu trong thị trường thế chấp dưới chuẩn của Mỹ Thua lỗ (2007): 2 tỷ đôla Thua lỗ quý II/2008: 2,3 tỷ đôla 07/09/2008: cùng với Freddie Mac bị FED tiếp quản Tài liệu [UB.COM.VN] 9 New Century Financial Corp Tổng thu nhập (năm 2006): 417 triệu đôla Giá bán trên thị trường: 1,75 tỷ đôla Số lượng ngân viên: 7.200 người Là tập đoàn cho vay dưới chuẩn lớn nhất của Mỹ Cổ phiếu mất 90% giá trị (03/2007) Giá trị thị trường giảm xuống còn 55 triệu đôla Nộp đơn phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ 10 Ameri Bank Tổng tài sản: 115 triệu đôla Tiền gửi khách hàng: 102 triệu đôla Chi phí 42 triệu đôla cho quỹ bảo hiểm tiền gửi 19/09/2008: Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên Bang Mỹ FDIC tiếp quản 11 Washington Mututal Inc Tổng tài sản: 307 tỷ đôla Washington Mutual là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ Thua lỗ 53 tỷ đôla để từ tháng 6 và 17 tỷ đôla trong 2 tuần gần đây 26/09/2008: Chính phủ tiếp quản và sau đó bán lại cho JP Morgan Chase & Co với giá 1,9 tỷ đôla 12 Wachovia Ngân hàng lớn thứ 6 ở Mỹ Tổng tài sản: 327,9 tỷ đôla Giá cổ phiếu của Wachovia đã sụt giảm tới 81,6%, còn 1,84 USD/ cổ phiếu Thua lỗ 9,7 tỷ đôla trong nửa đầu năm nay 30/09/2008: bị bán lại cho Citi Group với giá 2,16 tỷ đôla (Nguồn: IRIC tổng hợp) Yêu cầu : Phải kể tên được ít nhất 3 trong 10 ngân hàng trên, bắt buộc phải có Lehman Brothers (nếu kể đúng tên và đúng chính tả mới được điểm, điểm 0.25), nếu kể tên được 2 trong 11 ngân hàng còn lại, mỗi ngân hàng kể tên được 0.125 điểm- yêu cầu phải đúng chính tả mới được điểm) Câu 3: 0.5 điểm (trụ cột 1 được 0.5 điểm, trụ cột 2 và 3 mỗi trụ cột được 0.25 điểm) Ba trụ cột của Basel 2 gồm: Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3 Các yêu cầu vốn tối thiểu Ban hành những mức chuẩn tối thiểu đối với quản trị vốn trên một cơ sở nhạy cảm hơn với các rủi ro: - Rủi ro tín dụng - Rủi ro vận hành - Rủi ro thị trường Quy trình xét duyệt giám sát Tăng thêm trách nhiệm và mức độ quyền tự quyết đối với các xét duyệt giám sát và kiểm soát bù đắp: - Đánh giá chiến lược vốn tối thiểu của ngân hàng - Xác nhận các mô hình nội - Mức chi phí vốn - Theo dõi phòng vệ các mức vốn và đảm bảo hành động chống đỡ Kỷ luật thị trường - Ngân hàng được yêu cầu tăng cường công khai thông tin, đặc biệt các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng và hoạt động. - Mở rộng nội dung và tăng tính minh bạch đối với thị trường về các công bố tài chính Câu 4: 2 điểm 1.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (0.2 điểm): Tổ chức tín dụng, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro của tổ chức tín dụng. Tài liệu [UB.COM.VN] 2. Giới hạn tín dụng (1 điểm) (mỗi ý được 0.1 điểm) 2.1 Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD; 2.2 Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với 1 khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD; 2.3 Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD; 2.4 Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng; 2.5 Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với một doanh nghiệp và tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của TCTD; 2.6 Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD; 2.7 Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD; 2.8 Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán; 2.9 Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư kinh doanh chứng khoán; 2.10 Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu GTCG đối với tất cả các khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD. 3. Tỷ lệ khả năng chi trả (0.2 điểm): mỗi ý 0.1 điểm 3.1 Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả; 3.2 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản có đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô Tài liệu [UB.COM.VN] la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày). 4. Giới hạn góp vốn mua cổ phần (0.4 điểm): mỗi ý 0.1 điểm 4.1 Mức góp vốn mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của Pháp luật; 4.2 Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của TCTD trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TDTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó; 4.3 Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong tất cả các công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD; 4.4 Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác và góp vốn mua cổ phần của công ty trực thuộc của TCTD không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD. 5. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (0.2 điểm): tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đối với ngân hàng không được vượt quá 80%. Câu 5: 1.5 điểm 1. Rủi ro tín dụng: Rủi ro của các khoản cho vay ở mức thấp, tỷ lệ dự phòng rủi ro/dư nợ cho vay ở mức 0.392% (0.25 điểm) 2. Rủi ro cơ cấu tài sản nợ-tài sản có (0.25 điểm) Cơ cấu tài sản nợ - có VND: Về cơ cấu tài sản nợ-tài sản có theo giá trị ở mức tương đương với mức chung của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có theo thời hạn còn lại có rủi ro ở mức trung bình do nguồn vốn của ngân hàng có tới 30% là không kỳ hạn, dùng một lượng vốn ngắn hạn và không kỳ hạn tài trợ cho tài sản trung dài hạn. Tài liệu [UB.COM.VN] Cơ cấu tài sản nợ - có USD: Có sự bất hợp lý về cơ cấu tài sản có cũng như tài sản nợ (tài sản bằng trái phiếu chiếm tới 91% tổng tài sản ngoại tệ, huy động từ Interbank lên tới 77% tổng nguồn vốn ngoại tệ). Đồng thời ngân hàng dùng vốn liên ngân hàng (vốn ngắn hạn) để tài trợ cho trái phiếu dài hạn (có thời hạn còn lại trên 8 năm) nên xuất hiện rủi ro về độ lệch kỳ hạn. Ngoài ra rủi ro đối tác ở mức cao do toàn bộ trái phiếu đều do Goldman Sachs phát hành. Theo loại tiền tệ: Ngân hàng duy trì các tài sản và nguồn vốn bằng VND chiếm 74% tổng tài sản theo quy đổi. Tỷ lệ này tương đối thấp so với các ngân hàng trong nước khác. 3. Rủi ro thanh khoản: cao (0.5 điểm) a. VND: khá, do ngân hàng dùng nhiều nguồn vốn ngắn hạn để thực hiện cho vay trung và dài hạn nên rủi ro ở mức khá. Cụ thể, Các tài sản trung dài hạn: 2.500 + 8.000 + 10.000 = 20.500 tỷ Tài sản ngắn hạn: = 53.820- 20.500 = 33.320 tỷ Nguồn trung dài hạn: 9.000 + 2.000 = 11.000 tỷ Nguồn KKH: 16.000 + 400 = 16.400 tỷ (chiếm 30% vốn huy động) Nguồn ngắn hạn: 26.420 tỷ Từ trên ta thấy ngân hàng có nguồn không kỳ hạn tương đối lớn, chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn và đã sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và tài sản trung dài hạn. 46% tài sản dài hạn được tài trợ bởi các nguồn ngắn hạn và không kỳ hạn. Thực tế, cuối năm 2007 và nửa đầu năm 2008 các ngân hàng Việt Nam đã gặp khó khăn rất lớn về thanh khoản, đặc biệt là ngân hàng này có nguồn ngắn hạn cao. b. USD: cao, ngân hàng dùng chủ yếu nguồn USD ngắn hạn trên liên ngân hàng để tài trợ cho trái phiếu với thời hạn còn lại dài. Trong khi đó, USD tại Việt Nam được quản lý chặt chẽ và nếu xảy ra sự cố dễ dàng bị rút hàng loạt và rủi ro này của ngân hàng đang ở mức cao nếu thị trường xảy ra căng thẳng về thanh khoản USD hoặc ngân hàng bị mất tín nhiệm trên interbank. 4. Rủi ro lãi suất: khá (0.25 điểm) Tài liệu [UB.COM.VN] VND: khá, ngân hàng dùng các nguồn ngắn hạn và không kỳ hạn để tài trợ cho các tài sản trung dài hạn do đó nếu lãi suất tăng ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất. Nếu xét tại thời điểm cuối tháng 12/2007 và 9 tháng đầu năm 2008 ngân hàng này sẽ gặp phải rủi ro lãi suất cao do thời điểm đó lãi suất tăng cao. Điều này khiến cho thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm sút. USD: khá, ngân hàng dùng hoàn toàn các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn nên rủi ro ở mức khá. Lãi suất tăng nên ngân hàng bị thiệt hại. Kết luận: Ngân hàng A có trạng thái rủi ro cao (0.25 điểm) Câu 6 (1,5 điểm) > câu này cho nhằm mục đích chọn ứng viên phù hợp với vị trí nào trong các bộ phận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdap_an_de_thi_qlrr_4994.pdf