Đề tài Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tích cực học tập của sinh viên đại học

Trong số 480 SV tham gia trả lời bảng hỏi có 337 SV nữ, 143 SV nam. Số liệu điều tra đã thể hiện thực trạng mất cân đối về tỷ lệ nam SV và nữ SV trong ĐHQGHN hiện nay, đặc biệt là ở các trường thuộc khối Khoa học xã hội nhân văn và ngoại ngữ. Kết quả phân tích cũng cho thấy số SV đến từ những vùng nông thôn nhiều hơn là đến từ vùng thành thị - 269 em có nơi cư trú trước khi vào học đại học từ những vùng nông thôn, 211 em có nơi cư trú trước khi vào học đại học từ những vùng thành thị. Kết quả học tập của SV nhìn chung không cao (trung bình điểm thi đầu vào đại học của 480 SV thuộc mẫu là 22,5 điểm, trung bình điểm tổng kết học kỳ gần thời điểm khảo sát của những SV này là 3,01). Luận văn cũng tìm ra sự khác biệt về kết quả học tập giữa SV hệ chuẩn và hệ chất lượng cao.

pdf7 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 6117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tích cực học tập của sinh viên đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tích cực học tập của sinh viên đại học Trần Lan Anh Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động học và tính tích cực (TTC) học tập của sinh viên. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới TTC học tập của SV Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ở dạng hành vi. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của sinh viên đại học bằng mô hình hồi quy. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TTC học tập của sinh viên Keywords: Giáo dục đại học; Hoạt động học; Quản lý giáo dục; Sinh viên Content MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài “Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển giao cho cá nhân gánh nặng của việc tự theo đuổi việc học tập của chính mình” (I.W.Gardener). Bản chất của giáo dục đại học (GDĐH) chính là học để biết cách tự học hay nói một cách khác chính là rèn luyện tư duy độc lập. Trong thế giới phát triển như vũ bão ngày nay, sống cũng có nghĩa là không ngừng phải học hỏi, học suốt đời. Bởi vì trước hết tri thức là vô tận và ngày càng vô tận. Nếu phải mất 1500 năm đầu Công nguyên khối lượng kiến thức của toàn nhân loại mới nhân lên được gấp đôi thì tốc độ nhân đôi đó ngày nay chỉ là 18 tháng, và khoảng thời gian để đạt được tốc độ đó trong nền kinh tế tri thức lại ngày càng được rút ngắn. Tiếp theo, từ các quan điểm đuổi theo kiến thức, chỉ biết có học kiến thức, nếu nền giáo dục chỉ ra sức nhồi nhét vào đầu sinh viên (SV) bao nhiêu thứ, thì nhiều mấy cũng không thấy đủ. Vả lại, khối lượng kiến thức thì tăng hàng ngày hàng giờ, nhưng thời gian dành cho đào tạo ở hệ đại học hàng thế kỷ nay hầu như không thay đổi. Vậy bằng cách nào để người học có thể nắm bắt được kiến thức của nhân loại mà không bị quá tải hay hụt hẫng? Ở Việt Nam, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định từ Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993). Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996) nêu rõ: 2 “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy-học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là SV đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Đây là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự phát triển của nước ta . Do đó, tư tưởng này được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12-1998) và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4-1999). Nội dung cơ bản của phương hướng này là chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh, làm cho người học phải huy động toàn bộ chức năng tâm lý, toàn bộ nhân cách và các điều kiện của bản thân để chủ động phấn đấu đạt được mục tiêu giáo dục cho thầy giáo và nhà trường đặt ra. Thực hiện được phương hướng này, chúng ta sẽ thực sự biến được quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục, chương I điều 4). Hoạt động tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của họ. Phát huy được tính tự giác, năng động, sáng tạo của tập thể học sinh cũng như của từng cá nhân học sinh trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn các biện pháp giáo dục là tiền đề tất yếu để đảm bảo sự thành công của công tác giáo dục nói chung, đào tạo nói riêng. Tuy nhiên, học tích cực không phải là một thủ thuật hay một công cụ. Để chấp nhận khái niệm sư phạm của học tích cực cần có sự thay đổi hành vi của cả thầy và trò. Học không phải là điều được làm cho học sinh mà là điều học sinh tự làm cho mình. Người thầy phải khuyến khích học sinh của mình nhận ra rằng các em phải tự dạy mình với sự giúp đỡ của thầy (chứ không phải ngồi đó và chờ có kiến thức nhờ thẩm thấu). Chúng ta cần nghiên cứu để phát hiện ra những thay đổi hành vi đó và điều quan trọng hơn là chúng ta cần tìm ra được những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vi trong quá trình dạy - học. Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành triển khai học chế tín chỉ cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. 3 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV đại học”. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về tính tích cực (TTC) học tập và kết quả của đề tài sẽ giúp cho người dạy, người học và người quản lý nhận rõ TTC trong hoạt động học của SV (SV) đại học, từ đó có những phương pháp dạy, phương pháp học và quản lý dạy và học có hiệu quả cao. 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này hướng đến những mục tiêu sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về TTC học tập; - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới TTC học tập của SV đại học ở dạng hành vi; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TTC học tập của SV; 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu TTC học tập về mặt hành vi của SV Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). 4. Câu hỏi nghiên cứu/ Giả thiết nghiên cứu: 4.1. Câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi 1: TTC học tập của SV hiện nay như thế nào? - Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới TTC học tập của SV đại học ở dạng hành vi? 4.2. Giả thiết nghiên cứu: Giả thiết rằng có 2 nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến TTC trong học tập của SV là: - Yếu tố liên quan đến môi trường:  Phương pháp, cách thức giảng dạy và trình độ của giảng viên  Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập  Ảnh hưởng từ phía gia đình (Phương pháp giáo dục của cha mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ và anh chị em ruột)  Độ khó của môn học  Đi làm thêm  Vị trí ngồi trong lớp  Nơi cư trú trước khi vào học đại học - Yếu tố liên quan đến cá nhân:  Mục đích học 4  Lựa chọn ngành học  Tính cách  Giới  Điểm thi vào đại học  Điểm trung bình của học kỳ gần nhất  Mức chi tiêu của bản thân trung bình mỗi tháng 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: SV đại học - Đối tượng nghiên cứu : TTC học tập 6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu tư liệu - Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 17.0 để phân tích và xử lý số liệu). 7. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: 4 đơn vị thành viên trong ĐHQGHN đại diện cho 4 khối ngành khác nhau: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) - đại diện cho khối ngành Khoa học tự nhiên và toán học; Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) - đại diện cho khối ngành Kinh tế; Trường Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) - đại diện cho Khối ngành Ngoại ngữ; khoa Luật - đại diện cho khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn. 8. Cách thức chọn mẫu 8.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi Luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng và theo cụm. 4 đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, đại diện các nhóm ngành khác nhau được chọn ra như đã kể trên. Tại mỗi đơn vị, chọn ngẫu nhiên 1 khoa bất kỳ. Từ mỗi khoa này, tiếp tục chọn ra 120 SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (mỗi khóa có 30 em). Số SV được phát phiếu hỏi được lấy từ danh sách của mỗi lớp. 8.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu Tại mỗi đơn vị, chọn ngẫu nhiên 4 SV đại diện cho 4 khóa từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Như vậy, sẽ có 16 SV được chọn làm đối tượng phỏng vấn sâu. 9. Mô tả mẫu 5 Trong số 480 SV tham gia trả lời bảng hỏi có 337 SV nữ, 143 SV nam. Số liệu điều tra đã thể hiện thực trạng mất cân đối về tỷ lệ nam SV và nữ SV trong ĐHQGHN hiện nay, đặc biệt là ở các trường thuộc khối Khoa học xã hội nhân văn và ngoại ngữ. Kết quả phân tích cũng cho thấy số SV đến từ những vùng nông thôn nhiều hơn là đến từ vùng thành thị - 269 em có nơi cư trú trước khi vào học đại học từ những vùng nông thôn, 211 em có nơi cư trú trước khi vào học đại học từ những vùng thành thị. Kết quả học tập của SV nhìn chung không cao (trung bình điểm thi đầu vào đại học của 480 SV thuộc mẫu là 22,5 điểm, trung bình điểm tổng kết học kỳ gần thời điểm khảo sát của những SV này là 3,01). Luận văn cũng tìm ra sự khác biệt về kết quả học tập giữa SV hệ chuẩn và hệ chất lượng cao. References A. Các tài liệu nước ngoài 1. Carroll E.Jzard (1992), Những cảm xúc của người, NXB Giáo dục 2. John Holt (1967, sửa đổi 1983), Trẻ em học như thế nào, Lon don: Penguin 3. Ruđích.PA (1980), tâm lý học thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, HN 4. Allan C.Onstein, Loyola University of Chicago ST.John’s University; Thomas J.Lasley II University of Dayton. Các chiến lược để dạy học có hiệu quả, tài liệu tham khảo nội bộ. 5. Carl Lee và đồng sự: A Study of Affective and Metacognitive Factors for Learning Statistics and Implications for Developing an Active Learning Environment, trên 6. Carrol.E.Jzard, Những cảm xúc của con người, NXB Giáo dục, 1992. 7. Côvaliốp.A.G (1971), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục Hà Nội 8. Hetty Hofman, Pamela Wright, Lê Thu Hoà và Nguyễn Hữu Cát biên dịch, Học tích cực - Bước tiếp theo để tăng cường giáo dục y khoa tại Việt Nam, Dự án Việt Nam – Hà Lan: “tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam”, 2005. 9. Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXBGD 10. Meyers và Jones: Promoting Active Learning, 1993 trên 11. Xôlôvâytrich.L.X (1975), Từ hứng thú đến tài năng, NXB Phụ nữ B. Các tài liệu trong nước 12. BS Trần Bá Hoành, Phó Đức Hòa (2003): Áp dụng dạy và học tích cực trong môn tâm lý giáo dục học: Tài liệu dùng cho giảng viên sư phạm môn tâm lý giáo dục học, Nxb ĐH SPHN 6 13. Bùi Gia Thịnh (cb) , Lương Tất Đạt, Vũ Thị Mai Lan (2008), Thiết kế bài giảng vật lí 10 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Nxb Giáo dục 14. Bùi Thị Hường (2005): Phát huy TTC, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học giải các bài toán có lời văn ở phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 127, 15. Bùi Tiến Lâm: Một số khó khăn của giảng viên đại học trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của SV, Tạp chí giáo dục, số 119 16. Cao Thị Thành: Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 9 theo hướng tích cực, Tạp chí giáo dục, số 121 17. Chu Văn Tình: Tổ chức hoạt động nhận thức về học tập tích cực tự chủ của học sinh trong dạy học phần điện học, Tạp chí giáo dục, số 136 18. Đặng Hồng Phương (2007): Phát triển TTC vận động cho trẻ mầm non, NXB ĐHSP 19. Đặng Văn Đức (cb), Nguyễn Thị Hằng (2004): Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực hóa, Tblt1, có sửa chữa, Nxb ĐHSPHN 20. Đặng Văn Hương, Nguyễn Chí Thanh (2007):: Một số phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát huy TTC học tập của học sinh trung học cơ sở: sách trợ giúp giảng viên cao đẳng sư phạm – trao đổi kinh nghiệm, NXB ĐHSP. 21. Đặng Vũ Hoạt (2008): Bài giảng chuyên đề về tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Giáo trình xêmina về lí luận dạy học, Trường ĐHSPHN, lưu hành nội bộ 22. Đào Lan Hương (2000): Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn toán của SV Cao đẳng sư phạm Hà Nội, H.: Luận án TS Tâm lí : 5.06.02 23. Đào Ngọc Thắng (2006), “Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh các trường Trung học phổ thông tỉnh Yên Bái”, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục] 24. Đào Quốc Trị (2003): Một số biện pháp tổ chức quá trình học tập nhằm phát huy TTC nhận thức của SV các trường kỹ thuật quân sự, LA TS Giáo dục học: 5.07.01 25. Đinh Thị Thái Quỳnh (2006): Phương án dạy học "khái niệm lực" vật lí 6 theo hướng phát triển hoạt động học tích cực tự chủ của học sinh, Tạp chí giáo dục, số 136 26. Đỗ Thị Coỏng (2003): Nâng cao tính tự giác tích cực trong hoạt động học tập của SV, Tạp chí tâm lý học, số 3 27. Đổ Thị Coỏng (2004): Nghiên cứu TTC học tập môn tâm lí học của SV đại học sư phạm Hải Phòng, LA TS Tâm lí học: 5.06.02 28. Đỗ Thị Minh Liên (2005): Phát huy TTC nhận thức của trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non, Tạp chí giáo dục, số 124 7 29. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội, 1997. 30. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực , Nhà xuất bản Giáo dục 31. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, Nguyễn Kỳ, Nhà xuất bản Giáo dục 32. Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên (1993), Một số vấn đề về phương pháp giáo dục, tài liệu tham khảo nội bộ, Vụ Giáo viên. 33. Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên, Một số vấn đề về phương pháp giáo dục, Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên, Vụ Giáo viên, 1993, 34. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1997), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQGHN 35. Nguyễn Thu Hường (2005), Đại học Sư phạm Hà Nội, Tìm hiểu TTC trong học tập của SV đối với môn học, Đề tài NCKH đạt giải SV Nghiên cứu khoa học cấp Bộ 36. PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh (2007), Nhận thức, thái độ và thực hành của SV với phương pháp học tích cực”, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN 37. Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến Bộ Maxcơva 38. Phạm Minh Hạc (1996), Tuyển tập J.Piaget, NXB Giáo dục Hà Nội 39. Phạm Thị Minh Đức (cb), Hữu Dung, Nguyễn Ngọc Lanh (1998): Dạy học tích cực trong đào tạo y học, Nxb Y Học 40. Tài liệu dịch, Về hệ thống tín chỉ học tập (1994), Vụ Đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_yeu_to_anh_huong_toi_su_tich_cuc_hoc_tap_cua_sv_dai_hoc_8751.pdf