Đề tài Một số tình huống về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Quy định của pháp luật về gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ và trách niệm của pháp nhân khi người của pháp nhân gây thiệt hại B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu nên A – bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty. Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng B cho đến khi B ngã quy. Kết quả B bị trấn thương nặng. - Hành vi của A có phải là phòng vệ chính đáng không? Hành vi của A không được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù B cố ý xông vào công ty trong tình trạng say, bị kích động mạnh nhưng hành vi của B không phải đang tấn công gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại ngay tức khắc. A có nhiệm vụ bảo vệ công ty nhưng việc A đánh B túi bụi cho đến khi B ngã quỵ không phải là hành vi chống trả lại một cách tương xứng với hành vi của B.

doc47 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số tình huống về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh mạng bị xâm phạm bao gồm: + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, xét nghiệm, truyền máu… + Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, thuê xe tang, các khoản chi phí cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân… + Khoản tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Trong vụ việc trên, T đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bố mẹ già yếu, sống nương tựa vào anh và đứa con mà vợ anh đang mang thai. Theo quy định của khoản 2 Điều 612 BLDS 2005 về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm, B có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho bố mẹ T kể từ thời điểm tính mạng T bị xâm phạm cho đến khi bố mẹ T chết. Đối với con của T, nếu còn sống sau khi sinh ra sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân. + Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần: Theo quy định của Điều 610 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị thiệt hại. Mức bồi thường do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết việc bồi thường. - A là người cho B mượn xe có phải chịu trách nhiệm gì không? Nếu A biết B không có bằng lái nhưng vẫn cho B mượn xe thì A cũng có một phần lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với một phần thiệt hại; Nếu B có bằng lái, xe của A bảo đảm đủ điều kiện về an toàn để lưu hành thì A hoàn toàn không có lỗi đối với thiệt hại do B gây ra. B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. 20. Quy định của pháp luật khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại A là lái xe làm hợp đồng cho Công ty vận tải Z. Một lần khi đang lái xe chở hàng xuống cầu, xe của A đột ngột hỏng phanh. A đã cố gắng để kìm tốc độ của xe nhưng kết quả xe của A đâm liên tiếp theo phản ứng dây chuyền 4 chiếc xe đi trước, khiến các xe này bị hư hỏng. - Thiệt hại do A hay tự chiếc xe gây ra? Trong tình huống này, thiệt hại do tự bản thân hoạt động của chiếc xe gây ra. A không có lỗi trong việc điều khiển vì tình huống quá bất ngờ, nằm ngoài sự kiểm soát của A. Theo Điều 623 BLDS 2005, xe ô tô là phương tiện giao thông vận tải cơ giới – là nguồn nguy hiểm cao độ. Trong trường hợp này, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. - Ai có trách nhiệm bồi thường? Theo Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp trên, A là người đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nhiệm vụ do Công ty Z giao cho. Công ty Z vẫn đang nắm giữ, quản lý, khai thác, hưởng công dụng, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ, vì vậy, không phải A là người được chuyển giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để khai thác, hưởng lợi. Vì vậy, Công ty Z là chủ sở hữu chiếc xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. - Những trường hợp nào chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? + Trường hợp chủ sở hữu đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng, khai thác, như cho thuê, cho mượn, bán trả góp nhưng trong thời gian người mua chưa trả hết tiền…; + Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại như người bị thiệt hại cố ý lao vào xe để tự tử… + Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết; + Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà chủ sở hữu không có lỗi khi nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật 21. Quy định của pháp luật khi người làm công, người học việc gây thiệt hại P là chủ cửa hiệu sửa chữa xe máy; Q – 16 tuổi là thợ đang học việc. Một lần, sau khi được P giao thay dây ga cho chiếc xe máy của khách, Q thử ga thấy xe nổ tốt. Chợt nhớ phải đi mua bình ác quy mới do người chú họ nhờ, Q tiện thể nổ máy đi luôn, vì biết khách hẹn chiều mới đến lấy xe. Vì vội vàng, phóng nhanh, Q đã tông xe vào K một người đi xe máy khác, làm người này bị thương phải đi cấp cứu bệnh viện; xe máy của họ và xe máy Q đang điều khiển đều bị hư hỏng. - Ai phải bồi thường thiệt hại cho K? Q là người gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ cho K. Thiệt hại Q gây ra cho K không phải khi đang thực hiện công việc được giao. Vì vậy, Q phải tự bồi thường thiệt hại về sức khoẻ và tài sản cho K. - Ai phải bồi thường thiệt hại chiếc xe máy của khách mà Q làm hư hỏng? Chiếc xe máy do khách giao cho cửa hàng của P sửa chữa, vì vậy, P có nghĩa vụ trông giữ, bao quản. Việc Q – thợ học việc của P làm hư hỏng xe, P phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo Điều 622 BLDS 2005 – Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp này, Q cũng có lỗi đã tự ý lấy xe đi (Q mới 16 tuổi nên chưa có bằng lái) và không làm chủ được tốc độ gây thiệt hại cho K, vì vậy, Q phải hoàn trả cho P một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Vì Q 16 tuổi nên nếu Q không có đủ tài sản để bồi thường, P có thể yêu cầu người đại diện của Q (bố mẹ hoặc người giám hộ) bồi thường phần còn thiếu theo Điều 606 BLDS 2005. 22. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra Công an huyện H bắt quả tang một ổ đánh bạc tại nhà A. Khi thấy hô công an đến, mọi người trong nhà bỏ chạy toán loạn, T hốt hoảng cũng chạy theo. Công an đã dùng dùi cui đánh, gây thương tích cho T và một số người khác, sau đó bắt 12 người, trong đó có T đưa lên công an huyện. T bị tạm giữ 2 ngày, bị thu giữ 1 điện thoại di động và 8 triệu đồng. Qua điều tra, công an xác định T là người họ hàng, làm nghề lái xe, đến nhà A trả tiền vay, nên đã huỷ quyết định tạm giữ đối với T. - T có được bồi thường thiệt hại không? Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, “Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” thuộc trường hợp được bồi thường thiệt hại. - Cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho T? Công an huyện là cơ quan đã ra lệnh tạm giữ T có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho T theo Điều 10 Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. - T được bồi thường những thiệt hại nào? Trong vụ việc trên, T được bồi thường các thiệt hại sau: + Thiệt hại về sức khoẻ do T bị đánh, gây thương tích; + Thiệt hại về tài sản: T có quyền yêu cầu được trả lại tài sản đã bị thu giữ gồm điện thoại và 8 triệu đồng. + Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất trong thời gian bị tạm giữ, trong thời gian nghỉ để điều trị thiệt hại về sức khoẻ. 23. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng có chấm dứt không khi người gây thiệt hại chết? A là lái xe, do một lần uống rượu say, không làm chủ được tay lái đã gây thiệt hại đến tính mạng anh K. A đã bồi thường các chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại cũng như một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho thân nhân người thiệt mạng. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, còn khoản tiền cấp dưỡng cho 2 đứa con chưa thành niên của anh B (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi) A thoả thuận với chị B – vợ anh K sẽ cấp dưỡng theo định kỳ mỗi năm 10 triệu đồng. Một năm sau, A bị bệnh mất. - Nghĩa vụ cấp dưỡng của A đối với 2 đứa con chưa thành niên của anh B có chấm dứt không khi A chết? Bồi thường thiệt hại, trong đó có bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi xâm phạm tính mạng. Nhằm tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại có điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi thường, các bên có thể thoả thuận phương thức bồi thường toàn bộ một lần hoặc theo định kỳ. Trong trường hợp này, A thoả thuận với chị B sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ, nhưng mới được 1 năm thì A mất. Thông thường, theo Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản do A để lại, không phải là một nghĩa vụ nhân thân. Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng không chấm dứt khi A chết. Chị B có quyền yêu cầu những người thừa kế của A thanh toán nghĩa vụ này trong khối di sản thừa kế do A để lại. Khoản tiền cấp dưỡng được tính cho đến khi các con của K tròn 18 tuổi, trừ khi từ đủ 15 tuổi, chúng đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân. 24. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra A bán cho B 5 cây bạch đàn. B đã trả tiền và theo thoả thuận, B sẽ tự chặt chuyên chở. B thuê N và M chặt cây mang về xưởng cho mình. Đang chặt dở đến cây thứ 4, N và M mệt nên nghỉ. Không ngờ gió to, cây đổ làm sạt mái nhà bà C ở cạnh đó. Bà C bắt đền A phải bồi thường cho mình. A cho rằng N, M phải chịu trách nhiệm. - Trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? A bán cây cho B, theo thoả thuận, B đã trả tiền và sẽ tự chặt cây mang đi, vì vậy, B đã trở thành chủ sở hữu của 5 cây bạch đàn đó. Theo Điều 626 BLDS 2005, Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Vì vậy, B có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do cây đổ gaat thiệt hại cho bà C. - N, M có phải chịu trách nhiệm gì không? N, M là người được B thuê chặt cây và mang cây về xưởng, vì vậy, N, M là người làm công của B. Theo Điều 622 BLDS 2005, người thuê người làm công “có quyền yêu cầu người làm công có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp này, N, M có lỗi bất cẩn, gây ra thiệt hại. Vì vậy, N, M phải liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền bồi thường cho B. 25. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Hợp tác X có một khu nhà kho cũ, có tường rào xây bằng gạch bao quanh. Hợp tác xã cho anh T thuê để làm xưởng sản xuất nông cụ với thời hạn 5 năm. Một hôm, bức tường rào đột nhiên đổ sập, gây thiệt hại cho 2 cháu A và B khi đang chơi bên ngoài tường rào. Cơ quan điều tra tìm ra nguyên nhân bức tường xây đã lâu, chất lượng kém, chỉ xây bằng vôi và cát mà không có xi măng, tường xây cao 2 m lại không có móng. - Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho 2 cháu A và B Theo Điều 627 BLDS 2005, “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. Trong trường hợp này, Hợp tác xã X là chủ sở hữu công trình xây dựng, nhưng hiện tại đang cho anh T thuê, quản lý, sử dụng. Vì vậy, theo Điều 627 BLDS 2005, anh T có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bức tường đổ gây thiệt hại. SOURCE: BÀI ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ CÁM ƠN TÁC GIẢ  ĐÃ CHIA SẺ BÀI VIẾT 1 NHẬN XÉT BÀI VIẾT Trong bài viết: “MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG” của TS. TRẦN THỊ HUỆ – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội có tình huống như sau: 23. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng có chấm dứt không khi người gây thiệt hại chết? A là lái xe, do một lần uống rượu say, không làm chủ được tay lái đã gây thiệt hại đến tính mạng anh K. A đã bồi thường các chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại cũng như một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho thân nhân người thiệt mạng. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, còn khoản tiền cấp dưỡng cho 2 đứa con chưa thành niên của anh B (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi) A thoả thuận với chị B – vợ anh K sẽ cấp dưỡng theo định kỳ mỗi năm 10 triệu đồng. Một năm sau, A bị bệnh mất. - Nghĩa vụ cấp dưỡng của A đối với 2 đứa con chưa thành niên của anh B có chấm dứt không khi A chết? Bồi thường thiệt hại, trong đó có bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi xâm phạm tính mạng. Nhằm tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại có điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi thường, các bên có thể thoả thuận phương thức bồi thường toàn bộ một lần hoặc theo định kỳ. Trong trường hợp này, A thoả thuận với chị B sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ, nhưng mới được 1 năm thì A mất. Thông thường, theo Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản do A để lại, không phải là một nghĩa vụ nhân thân. Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng không chấm dứt khi A chết. Chị B có quyền yêu cầu những người thừa kế của A thanh toán nghĩa vụ này trong khối di sản thừa kế do A để lại. Khoản tiền cấp dưỡng được tính cho đến khi các con của K tròn 18 tuổi, trừ khi từ đủ 15 tuổi, chúng đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân.Nghĩa vụ cấp dưỡng của A trong trường hợp trên thực sự chấm dứt khi nào?Trước hết tôi đồng ý với quan điểm của tác giả về cách giải quyết tình huống. Tuy nhiên, tôi xin trao đổi một số ý kiến như sau:Thứ nhất: Tác giả bài viết cho rằng: “nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản do A để lại, không phải là một nghĩa vụ nhân thân. Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng không chấm dứt khi A chết”.Theo quan điểm của tôi, khi A chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng của A chấm dứt. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Hôn nhân và Gia đình thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi “Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết”. Và theo khoản 1 Điều 50 Luật này thì “nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”. Vì đây là nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.Theo khoản 8 Điều 374 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ dân sự cũng chấm dứt khi “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện”.Tuy nhiên, không nên hiểu trường hợp này theo nghĩa anh A chết rồi thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng và con chị B không được hưởng khoảng tiền cấp dưỡng còn lại kể từ lúc A chết, nếu hiểu theo nghĩa này thì không được dùng di sản thừa kế của A để thanh toán cho nghĩa vụ cấp dưỡng của A nữa. Chúng ta cần hiểu theo nghĩa, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này cũng như chấm dứt các quyền, nghĩa vụ khác của A đối với những người liên quan khi xử lý các nghĩa vụ của A. Như vậy, quyền lợi các con của chị B có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào A có di sản thừa kế hay không. Nếu có di sản thừa kế thì tiền cấp dưỡng được ưu tiên thanh toán theo khoản 2 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2005. Nếu A không có di sản thừa kế hoặc di sản không đủ thanh toán theo khoản 1 Điểu 683 BLDS thì nghĩa vụ cấp dưỡng của A đối với các con của chị B cũng chấm dứt (tức không được chuyển giao nghĩa vụ này cho những người thừa kế hay bất kỳ ai khác), mặc dù quyền lợi các con của chị B không được đảm bảo.Như vậy, chị B có quyền yêu cầu những người được hưởng thừa kế của A thanh toán nghĩa vụ này trong khối di sản thừa kế hoặc yêu cầu Toà án để giải quyết nếu những người thừa kế không thanh toán (thanh toán nghĩa vụ của A trong giới hạn tài sản của A).Thứ hai, tác giả cho rằng “Khoản tiền cấp dưỡng được tính cho đến khi các con của K tròn 18 tuổi, trừ khi từ đủ 15 tuổi, chúng đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân”.Trong tình huống này rất khó để trích được một khoản tiền (trong khối di sản thừa kế) cấp dưỡng 1 lần cho các con chị B tính đến 18 tuổi, vì còn phụ thuộc vào khối di sản của A nhiều hay ít, A có con nhỏ, cha mẹ già cần cấp dưỡng không… . Theo tôi, trường hợp này cũng phải căn cứ vào di sản thừa kế của A để thanh toán 1 phần nào đó cho phù hợp. Từ lúc A chết cho đến lúc các con của chị B tròn 18 tuổi là khoảng thời gian dài, A thì đã chết không thể có thu nhập trong thời gian này, vì vậy không thể bắt A thanh toán hết số tiền cấp dưỡng những năm còn lại trong khi anh đã không còn sống. Rất mong được chia sẻ! Trả lời CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 13 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI Posted on 20/04/2008 by Civillawinfor 1. CÂU HỎI TỔNG HỢP: 1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người; 2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người; 3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người; 4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người; 5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người; 6. Phân biệt “thú dữ” là nguồn nguy hiểm cao độ và “gia súc”; 7. So sánh trách nhiệm dân sự do gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại; 8. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp bé A 7 tuổi hái hoa trúc anh đào trồng ở giữa giải đường phân cách đường cao tốc và bé A bị ngộ độc chết; 9. Thiệt hại tính mạng, sức khỏe do dùng cây thảo mộc có độc có thuộc trường hợp thiệt hai do cây cối gây ra; 10. Xác định trách nhiệm dân sự do gia súc thả rông gây thiệt hại; 11.  Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A bị nhiễm H5N1 do nhà hàng xóm nuôi gia cầm; 12. Xác định trách nhiệm dân sự do ăn phải thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh được mua từ cáctrung tâm thương mại (chợ, siêu thị…); 13.  Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp tầu chở gạo đâm vào tàu chở dầu do tàu chở gạo có lỗi. Dầu trên tầu chở dầu đã tràn ra sông gây ô nhiễm nặng; 14. Xác định các trường hợp chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi; 15. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đang lái xe máy bất ngờ xe bị nổ lốp làm A mất tay lái đâm phải B và gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho B; 16. Xác định hậu quả pháp lý của người bị nhiễm vi rút từ vật nuôi dẫn tới tử vong hoặc thiệt hại về sức khỏe; 17. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp chị K bán hàng ở nơi cấm họp chợ và bị xe ô tô của C va quệt dẫn tới thiệt hại về tính mạng; 18.  Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; 19. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra; 20. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra; 21. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường; 22. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây xanh trên đô thị gãy đổ do gió bão làm thiệt hại tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người đi đường; 23. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp dây điện đứt làm chết ngườig đi đường; 24. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp X mới 14 tuổi leo lên cột điện và điện giật; 25. Xác định trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ sập cầu Cần Thơ; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cao ốc Pacific làm sập một phần trụ sở Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh; 27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá sấu nuôi sổng chuồng thoát ra sông tự nhiên và gây thiệt hại cho người khác; 28. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của người thứ ba; 29. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá nhà A bơi sang ao của nhà B và đã ăn hết cá của nhà B; 30. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dấn ự trong trường hợp A nuôi chuột cảnh và chuột cảnh đã thoát ra ngoài, sinh sôi rất nhanh cắn nát lúa và hoa màu của những người hàng xóm; 31. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau: - A cho B mượn xe máy và B gây thiệt hại; - A biết B không có giấy phép lái xe nhưng A vẫn cho B mượn và B gây thiệt hại; - A không biết B không có giấy phép lái xe vì thế A cho B mượn xe và B gây thiệt hại; - A cho B 16 tuổi mượn xe máy và B gây thiệt hại; - A cho B đã thành niên có giấy phép lái xe mượn xe máy, B gửi xe vào bãi xe công cộng và xe A phát nổ gây thiệt hại cho người khác; - A để xe máy ở ven đường, chìa khóa vẫn nằm trên ổ điện, B đi qua thấy vậy leo lên xe máy của A khởi động máy và xe máy lao vào một người đi đường gây thiệt hại; - A đưa xe cho B nhưng không nói rõ phanh tay của xe  không sử dụng được, B là người có thói quen sử dụng phanh tay. Do đó khi gặp sự kiện bất ngờ, B bóp phanh tay nhưng không sử dụng được và xe dãdaam vào người đi ngược chiều gây thiệt hại. 32. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường từ trường trên các đường điện 500 KV và 220 KV gây thiệt hại về sức khỏe cho nhưng người dân sống gần khu vực đường điện. 2.  KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Chủ sở hữu công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công trình xây dựng gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi; 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi; 3. Chủ sở hữu tài sản gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi; 4. Xe A nổ do lửa cháy từ nhà bên cạnh. Chủ nhà bị cháy phải bồi thường; 5. Bão làm đổ cây và gây thiệt hại thì chưở ưhux cây không phải bồi thường; 6. A có cây ăn quả lớn, C là con hàng xóm sang nhà A leo lên hái trộm quả, A quát Cxuoongs C giật mình ngã. Aphair bồi thường cho C; 7. M đổ rác thải xây dựng ra đường, N là người lưu hành trên đường, do rác thải của M chắn hết đường, M buộc phải lái xe sang bên chiều đường ngược lại và đã đụng xe với P đi ngược chiều. M phải chịu trách nhiệm bồi thường; 8. Cá sấu là nguồn nguy hiểm cao độ; 9. Đại bàng, diều hâu là nguồn nguy hiểm cao độ; 10. Chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ; 11. Công trình đang xây dựng là nguồn nguy hiểm cao độ; 12. Xe đạp điện là nguồn nguy hiểm cao độ; 13. Điện lưới là nguồn nguy hiểm cao độ; 14. Dược liệu ở dạng thảo mộc có chưa độc tố mà gây thiệt hại thì không được xác định trường hợp cây cối gây thiệt hại; 15. Gây thiệt hại do ô nhiễcm môi trường bao gồm cả gây thiệt hại do hành vi con người và do tài sản gây ra; 16. Do A không làm chủ tốc độ dẫn tới gây thiệt hại, đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; 17. A đang lái xe bị hạt cát bay vào mắt dẫn tới không thể điều khiển xe và gây thiệt hại. A không phải chịu trách nhiệm; 18. A lái xe ô tô đâm vào hai người đi xe máy  ngược chiều làm cả hai người chết. Một người đội mũ bảo hiểm, một người không đội mũ bảo hiểm. Trách nhiệm dân sự của A đối với hai người này là như nhau; 19. Do sét đánh dây điện đứt làm chết người đang gặt lúa dưới đồng. Không phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này; 20. Người dưới 18 tuổi điều khiển xe máy gây thiệt hại thì chủ sở hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường; 21. A mua sữa, uống sữa và bị ngộ độc. A phải kiện nhà sản xuất để được bồi thường; 22. A mua sữa ở đại lý về làm sữa chua bán lại cho khách hàng. khánh hàng dùng sữa chua của A bị ngộ độc. A chỉ phải bồi thường nếu sữa mà A mua từ đại lý đạt chất lượng tốt; 23. A bị nhiễm vi rút H5N1 do nguồn bệnh từ các trang trại nuôi gia cầm cạnh nhà A. Trường hợp này A bị thiệt hại do các trang trại gây ô nhiễm môi trường; 24. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người dưới 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường; 25. Nhà đang xây dựng bị sụp đổ gây thiệt hại thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm; 26. Công ty cây xanh thành phố đang tỉa cành của các cây lớn, nhân viên của công ty đã treo biển thông báo không lưu hành trên đườngtrong thời gian chặt cành, nhưng X vẫn đi vào và đãbij cành cây rơi vào người thiệt hại về sức khỏe. Trường hợp này công ty cây xanh không phải bồi thường; 27. Trâu đực nhà B thấy con trâu cái nhà A đang đi trên đê liền phóng đuổi theo, trâu nhà A thấy vậy phóng chạy đi cả hai con đã quần nát ruộng lúa của nhà C. B phải bồi thường thiệt hại; 28. Nhà máy hóa chất đưa nuớc thải ra sông tự nhiên gây ô nhiễm. Nhà nước là người có quyền yêu cầu bồi thường; 29. A bị dị ứng với nước hoa. Trong phòng làm việc kín, chạy máy lạnh cô B sức nước hoa rất mạnh. A bị dị ứng nặng. B phải bồi thường do gây ô nhiễm môi trường; 30. Nhà P có con chó dữ, X con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng nhà P trêu chó, chó đuổi theo cắn X. P không phải bồi thường 1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết; 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng; 3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết; 4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết; 5. Xác định “chất kích thích” được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau: - Rượu; - Bia; - Đồ uống có ga; - Thuốc ngủ; - Thuốc giảm đau; - Ma túy; 6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn tới gây thiệt hại cho người khác; 7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích; 8. Xác định trách nhiệm dân sự có so sánh trong các trường hợp sau: - A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say khi lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác; - A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, nhưng B không biết uồng, A đã ép B “nếu không uống sẽ không coi B là bạn”, vì thế B đã uống, kết quả B say khi B lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác; - A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say muốn về nhà, nhưng không có xe, A đưa cho B xe máy của mình, khi lái xe về nhà B đã gây tai nạn cho người khác; 9.  So sánh trách nhiệm dân sự giữa nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người; 10. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; 11. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây thiệt hại; 13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi; 14. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự; 15. So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp A gây tai nạn làm B chết và cơ quan tiếnh tố tụng do sai lầm đã tuyên B mức hình phạt tử hình và trên thực tế B đã bị thi hành án tử hình; 16. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một người oan sai do sai lầm của nhiều cơ quan tố tụng; 17. So sánh các trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại, cán bộ công chức gây thiệt hại, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây thiệt hại; 18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp sinh viên đại học Luật Hà Nội gây thiệt hại khi đang trong thời gian thực tập tại Tòa án; 19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp ông A một dân thường phát hiện ra B một tội phạm đang bị truy nã và ông đã truy bắt B, trong quá trình truy bắt ông A đã gây thiệt hại cho người khác; 20. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: Xe congtenno tránh một cậu bé chạy qua đường, sau đó đâm vào cột điện cao thế. Cột điện cao thế đổ ập vào khu xăng dầu bên đường, do cháy nổ toàn bộ khu xăng dầu bùng nổ. Xăng dầu thất thoát ra bên ngoài tràn vào mương dẫn nước làm toàn bộ khu mặt nước nuôi cá gần đó. Các động vật thủy sinh ở khu nước nhiễm xăng dầu đã chết; 21. Xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi gây thiệt hại của những người sau: - Chánh án; - Thẩm phán; - Thư ký phiên tòa; - Kế toán, thủ quĩ của Tòa án; - Bảo vệ Tòa án. 22. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đào mộ và ăn cắp xác người chết trong ngôi mộ đó; 23. Xác định trách nhiệm trong trường hợp A là một thợ lái xe ủi làm đường, trong quá trình ủi đường A đã cho xe ủi sản phẳng một ngôi mộ năm trong mặt bằng làm đường; 24. So sánh trách nhiệm pháp lý trong trường hợp một người mắc bênh tâm thần 12 tuổi và một người mắc bệnh tâm thần 20 tuổi gây thiệt hại khi đang điều trị tại một bệnh viện tâm thần; 25. So sánh trách nhiệm dân sự đối với người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian học nội trú và người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: hàng hóa được chuyển từ nhà sản xuất đến các đại lý phân phối, từ các đại lý phân phối đến người bán lẻ, từ người bán lẻ đến người mua sản phẩm, từ người mua sản phẩm đến người dùng cuối cùng và hàng hóa đã gây thiệt hại cho người dùng cuối cùng do không đảm bảo chất lượng. 27. Xác định các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; 2. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại phần vượt quá; 3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường; 4. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công không phải là phòng vệ chính đáng; 5. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa cháy vào nhà, A đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết quả chăn bông của hàng xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải bồi thường; 6. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 7. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường; 8. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải bồi thường; 9. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có dùng phẩm màu độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé X đã ăn con giống đó và bị ngộ độc. X phải bồi thường thiệt hại; 10. B là chủ tiệm thuốc đã bán thuốc cho C (loại thuộc nếu không dùng đúng cách làm rối loạn nhận thức của C và có thể gây thiệt hại), do B không hướng dẫn cho C cách sử dụng, C dùng quá liều dẫn tới mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho người khác. B và C cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; 11. Việc xác định lỗi của người dùng chất kích thích xác định vào thời điểm trước khi họ dùng chất kích thích; 12. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E; 13. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 14. Chánh án gây thiệt hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại; 15. Sinh viên gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 16. Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thiệt hại là  cán bộ, công chức gây thiệt hại; 17. Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 18. Người làm ở một văn phòng đại diện gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 19. X là điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan giao đã gây thiệt hại, đây là trường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; 20. Khi đang học nội trú mà gây thiệt hại, thì cha mẹ không phải bồi thường; 21. Cô giáo nhờ K một học sinh lớp 6 bê hộ từ phòng thí nghiệm xuống lớp một bình hóa chất để thực nghiệm, trong quá trình bê bình hóa chất do nô đùa K đã làm đổ hóa chất lên bạn học của K là G làm G bị bỏng nặng. Trường hợp này cô giáo phải bồi thường; 22. A đào mộ và hủy hoại xác trong đó, A gây thiệt hại cả hai trường hợp: xâm phạm thi thể và xâm phạm mồ mả, hài cốt; 23. Đại lý bán hàng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua của đại lý. Người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất bồi thường; 24. A và B do cùng làm nhà trên cùng mặt bằng, A và b đã thuê C đến san ủi mặt bằng. Trong quá trình san ủi trên phần đất của B, C để máy ủi va chạm mạnh vào tường nhà M làm sập hoàn toàn một bức tường. A và B phải chịu trách nhiệm liên đới; 25. Nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người là một; 26. Hành vi của A, B, C gây thiệt hại cho E làm phát sinh trách nhiệm liên đới trong bồi thường cho E, trừ khi họ có thỏa thuận khác; 28. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và  điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại cho người bị  oan sai; 29. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và  điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường; 30. Khi người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại trong án oan sai,Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường. NHẬN XÉT BÀI VIẾT Đăng trong: DE CUONG BAI HOC « THU HẸP ĐỐI TƯỢNG CHO VAY BẰNG NGOẠI TỆ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI » CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 11 – MODUL 2: QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG Posted on 12/04/2008 by Civillawinfor 1. CÂU HỎI TỔNG HỢP: 1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự; 4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính; 5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng; 7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý; 9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại; 10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp; 11. Nguyên tắc xác đinh thiệt hại trong trường hợp tài sản vô hình bị xâm phạm; 12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản hữu hình bị xâm phạm; 13. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; 14. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; 15. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; 16. Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật với thiệt hại; 17. Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 18. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thiệt hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thiệt hại; 19. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật; 20. Xác định năng lực chủ thể dân sự trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 21. Tìm một tranh chấp điển hình về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bình luận; 22. Xác định mối liên hệ giữa trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự; 23. So sánh lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đòng với lỗi trong trách nhiệm hình sự; 24. Xác định các trường hợp chấm dứt trách nhiêm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 25. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người gây thiệt hại chết; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi; 27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một thiệt là do tác động của nhiều hành vi; 28. Xác định thiệt hại trong trường hợp do thời tiết các phương tiện giao thông va chạm nhau mang tính dây chuyền; 29. Chị A sau khi đi làm thẩm mỹ hết 100 triệu đồng thì bị anh B gây tai nạn xe máy thiệt hại 80% sức khỏe. Xác định những thiệt mà B gây ra cho A và trách nhiệm dân sự của B; 30. Nhân dịp ngày 8/3, X mua 200 sản phẩm quà lưu niệm với giá 50.000 đồng/sản phẩm để bán lại cho người có nhu cầu về quà lưu niệm. X đã bán được 20 sản phẩm với giá 200.000 đồng thì bị Y gây thiệt hại toàn bộ. Xácddinhj trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Y; 31. Nguyên tắc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 32. Xác định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng có con dưới 15 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự; 33. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp M gây tai nạn xe máy cho chị H đang mang thai 8 tháng và thuộc một trong các trường hợp sau: - Chị H chết nhưng bào thai được cứu sống; - Chị H chết và bào thai không được cứu sống; - Chị được cứu sống nhưng bào thai đã bị chết. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại; 2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; 3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý; 4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại; 7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại; 8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại; 10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau; 11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện; 12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân; 13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân; 14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người; 16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; 17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng; 18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết; 20. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại; 21. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên; 23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm; 24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại; 25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình; 26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại; 27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại; 28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường; 29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại; 32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại; 33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết; 34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường; 36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường; 37. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất; 38. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường; 39. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị táiarn bị hủy hoại; 40. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm; 4 NHẬN XÉT BÀI VIẾT 1. Phân biệt giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc; 2. Mối liên hệ giữa trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 3. Phân biệt giữa hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ và hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe; 4. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba; 5. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm với tư cách là hợp đồng có điều kiện; 7. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có hình thức là hợp đồng mẫu; 8. Phân biệt giữa bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm; 9. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên thuê vận chuyển không đồng thời là hành khách hãy xác định đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hành khách trong trường hợp này; 10. Phân biệt giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bên vận chuyển với bảo hiểm hành khách; 11. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm chết do hành vi của người thứ ba; 13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiệm bị thiệt hại tài sản do hành vi của người thứ ba; 14. A mua bình gas của một cửa hàng chuyên doanh gas, đang sử dụng thì bình gas phát nổ làm sập toàn bộ nhà của A, A và con gái 7 tuổi chết. A là người đã mua bảo hiểm tài sản, A đã mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con gái. Hãy xác định trách nhiệm dân sự phát sinh trong trường hợp này. 15. Hãy nêu các điều kiện cần thiết để là một tổ chức bảo hiểm; 16. Nêu sự khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại; 17. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm chấm dứt hoạt động; 18.Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bao hiểm chết; 19. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chết; 20. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm không có chức năng thục hiện dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng đã xác lập hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 21. A đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm B (A là người được bảo hiểm), hãy xác định các trường hợp công ty bảo hiểm C là người thanh toán tiền bảo hiểm cho A mà không phải là công ty B; 22. Phân biệt giữa hai trường hợp công ty may X mà B làm việc mua bảo hiểm cho B và B mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho mình; 23. Anh C là nhân viên lái xe cho công ty dịch vụ vận chuyển tài sản M, trong một lần điều khiển phương tiện vận chuyển, xe phát nổ toàn bộ xe và hàng của bên thuê vận chuyển trên xe bị hủy hoại, anh C chết. Xe và hàng đã được công ty M mua bảo hiểm. Hãy xác định hậu quá pháp lý trong trường hợp này; 24. Xác định trách nhiệm dân sự của bên vận chuyển, tổ chức bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông và người điều khiển phương tiện đã bỏ mặc hành khách dẫn tới hành khách chết vì không được cấp cứu kịp thời; 22. Hãy xác định các trường hợp làm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt; 23. Khi nào hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba trở thành hợp đồng không vì lợi ích người thứ ba (bên mau bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm); 24. Phân biệt các trường hợp sau: - A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 7 tuổi; - A dùng tài sản của con 7 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con; - A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi; - A dùngtaifsarn của con 17 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe của con; - A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con của mình 7 tuổi; - A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi. 25. Nêu các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu; 26. Nêu ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm; 27. Mối liên hệ giữa dịch vụ bảo hiểm với bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản; 28. Xác định tư cách chủ thể trong trường hợp công ty bảo hiểm A bảo lãnh cho công ty bảo hiểm B xác lập hợp đồng bảo hiểm tài sản cho công ty M; 29. Xác định hậu quả pháp lý  đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên được bảo hiểm chết khi chưa có sự kiện bảo hiểm; 30. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chuyển quyền được bảo hiểm của mình cho người khác. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Tất cả các quan hệ bảo hiểm đều là quan hệ hợp đồng bảo hiểm; 2. Bên mua bảo hiểm là bên được bảo hiểm; 3. Bên được bảo hiểm là bên mua bảo hiểm; 4. Khi nhiều tổ chức bảo hiểm cùng tham gia một hợp đồng bảo hiểm thì giữa họ phát sinh trách nhiệm liến đới trong bảo hiểm; 5. Quyền được thanh toán tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm là một quyền tài sản của bên được bảo hiểm; 6. Bảo hiểm hành khách trong vận chuyển hành khách là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 7. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm bắt buộc; 8. Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm tự nguyện; 9. Bảo hiểm tính mạng là bảo hiểm bắt buộc; 10. Bảo hiểm tính mạng, sức khỏe thuộc loại bảo hiểm nhân thọ; 11. Do phải làm việc trong môi trường bị tai nạn cao, A đã mua bảo hiểm tính mạng tại công ty bảo hiểm X với thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên, mới đóng phí bảo hiểm được 2 năm thì A bị tai nạn chết. Trong trường hợp này công X không phải thanh toán tiền bảo hiểm cho A; 12. Bảo hiểm cho hành khách là loại hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích người thứ ba; 13. Người đang mắc bệnh ung thư không được mua bảo hiểm tính mạng; 14. Theo qui định, người mắc bệnh tim nặng không được tham gia vào vận chuyển hành khách bằng hàng không, A thuộc trường hợp này nhưng A không nói cho người có thẩm quyền của hãng hàng không biết, do đó người có thẩm quyền của hãng hàng không đã đồng ý vận chuyển A. Tuy nhiên, trên chuyến bay A đã đột tử chết. Trường hợp này cả tổ chức bảo hiểm và hãng hàng không không phải chịu trách nhiệm bồi thường; 15. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, tổ chức bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm theo mức thiệt hại thực tế xảy ra; 16. Khi cần có sự kiện bảo hiểm, người được nhận tiền bảo hiểm phải là bên được bảo hiểm; 17. Khi nhiều người cùng được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm thì tiền bảo hiểm được thanh toán đều cho những người này nếu có sự kiện bảo hiểm; 18. Bên bảo hiểm có thể chuyển nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác; 19. Khi bên mua bảo hiểm chết thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt; 20. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi bên mua bảo hiểm sử dụng tài sản của người khác để đóng phí bảo hiểm; 21. Người thứ ba với tư cách là người thụ hưởng tiền bảo hiểm chết thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba chấm dứt; 22. Bảo hiểm hành khách được mua từ tiền tiền vé của hành khách; 23. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng khi bên được bảo hiểm không có lỗi trong gây thiệt hại; 24. Tất cả tài sản của bên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản bảo hiểm; 25. Bảo hiểm hành khách bao gồm cả bảo hiểm hành lý của hành khách; 26. Sự kiện bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản là sự kiện tài sản bị thiệt hại; 27. A đóng phí bảo hiểm cho tài sản của mình. Tài sản của A bị kê biên và phát mại để xử lý nợ của A đối với người khác. Trường hợp này bên bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm tài sản cho A; 28. Khi bên bảo hiểm bị giải thể thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt; 29. Khi bên được bảo hiểm từ chối nhận tiền bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt; 30. Khi tính mạng của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bị tước đoạt bởi hành vi của người thứ ba, thì bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm là người thứ ba gây thiệt hại; 31. Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm có mức phí bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, múc tiền bảo hiểm hoàn toàn do cácbeen thỏa thuận; 32. Trong bảo hiểm bắt buộc, các bên không có sự thỏa thuận về đối tượng được bảo hiểm, mứcphis và mứctieefn bảo hiểm; 33. Phí bảo bảo hiểm được đóng bằng tiền. NHẬN XÉT BÀI VIẾT Đăng trong: DE CUONG BAI HOC « ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 10 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC – HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM ĐIỀU CHỈNH QUI ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU NH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số tình huống về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.doc