Đề tài Hướng dẫn làm bài tập nhóm

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP NHÓM A. Yêu cầu và tác dụng của bài tập nhóm Yêu cầu Bài tập nhóm này mang tính chất của một đề tài nghiên cứu thực nghiệm sử dụng kỹ thuật hồi quy bội. Từng nhóm sinh viên theo chỉ định sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu và từ chủ đề này tự chọn lấy MỘT (hoặc một số) biến phụ thuộc và các biến độc lập, tự thu thập số liệu và xây dựng mô hình hồi quy với các kỹ thuật hồi quy được học trong chương trình. Sau khi hoàn tất việc xây dựng mô hình nhóm nghiên cứu phải nộp bản báo cáo tóm tắt và sử dụng đèn chiếu (Overhead) hoặc PowerPoint để báo cáo kết quả nghiên cứu. Tác dụng Bài tập này nhằm rèn luyện cho Anh(Chị) làm nắm vững các khái niệm cơ bản của kinh tế lượng, phát huy tinh thần làm việc tập thể, tạo tính chủ động trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng môn học. Nhân bài tập này, Anh(Chị) có thể thực hiện được nghiên cứu về đề tài mà nhóm mình quan tâm. B. Hướng dẫn chung Chủ đề nghiên cứu Từng nhóm sinh viên sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu. Không giới hạn chủ đề nghiên cứu nhưng khuyến khích chọn các chủ đề liên quan đến các môn đã được học và ở tầm mức vừa với năng lực nghiên cứu hiện tại, thời gian và khả năng tài chính của các Anh(Chị). Đồng thời chủ đề nghiên cứu của nhóm cũng phải là chủ đề mà tất cả các thành viên của nhóm chấp nhận. Từ chủ đề này chọn biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc 1 Do giới hạn của chương trình nên biến phụ thuộc phải là biến định lượng . Biến độc lập Nhóm nghiên cứu sẽ tự chọn các nhân tố tác động lên biến phụ thuộc làm biến độc lập. Biến độc lập có thể là biến định lượng hoặc biến định tính nhưng phải có ít nhất một biến định lượng. Trên biến định tính nhóm nghiên cứu có thể sử dụng biến giả, biến tương tác hoặc kết hợp cả hai. Nguyên tắc chung trong lựa chọn biến Biến phụ thuộc được chọn phải sát với chủ đề nghiên cứu. Biến độc lập phải được chọn một cách cẩn thận sao cho:  Có thể phát biểu bằng lời để giải thích tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.  Các biến độc lập được chọn là các nhân tố chính tác động lên biến phụ thuộc. Phải phát biểu về quan quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc một cách rõ ràng. Phát biểu này có thể là:  Lý thuyết kinh tế hoặc một môn học khác có liên quan.  Giả định dựa trên sự suy luận hợp lý. Các biến phụ thuộc và biến độc lập phải  Được định nghĩa rõ ràng với đơn vị đo lường cụ thể hoặc được phân loại một cách rõ ràng.  Dễ tìm hoặc dễ điều tra. Mô hình dự kiến ban đầu và mô hình cuối cùng thường khá khác biệt do cơ sở lý thuyết ban đầu có thể không thực sự đúng hoặc do vấn đề hạn chế của dữ liệu. Anh(Chị) hãy nhớ ghi chú lại quá trình xây dựng mô hình để rút ra bài học cho chính mình. Nên nhớ, không được “đào mỏ dữ liệu”, nghĩa là không được áp dụng các kỹ thuật kinh tế lượng và thủ 1 Hoàn toàn có thể thực hiện hồi quy trên biến phụ thuộc mang tính định tính. Tiêu biểu là các mô hình thuật Eviews để nhận được mô hình có ý nghĩa thống kê cao nhất mà không suy xét ý nghĩa kinh tế cũng như sự hợp lý của quá trình xây dựng mô hình. Tính chân thực của dữ liệu Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sử dụng cho mô hình phải được ghi chú rõ nguồn gốc và các phương pháp tổng hợp hay biến đổi dữ liệu nếu có. Đối với dữ liệu sơ cấp: Phải nêu rõ phương pháp chọn mẫu và phải lưu giữ phiếu điều tra cho đến khi kết thức môn học. Bất cứ hành động chỉnh sửa dữ liệu hoặc chỉnh sửa kết quả hồi quy đều không được chấp nhận. C. Tiến độ thực hiện 1. Đề cương nghiên cứu Hạn nộp: Đề cương này không được chấm điểm nhưng là cơ sở để giảng viên hướng dẫn nhóm tiếp tục nghiên cứu. Bản đề cương này phải nêu rõ ràng và ngắn gọn:  Tên đề tài  Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu  Danh sách các biến phụ thuộc và độc lập.  Nêu rõ biến nào đã có dữ liệu kèm theo nguồn gốc của dữ liệu, biến nào chưa tìm được số liệu và dự kiến khả năng tìm được(Không in dữ liệu kèm theo đề cương). 2. Kết quả sơ bộ Hạn nộp: Kết quả sơ bộ không quá 4 trang. Kết quả sơ bộ phải bao gồm các nội dung sau:  Mô tả dữ liệu và các trị thống kê mô tả tổng hợp kèm nhận xét ngắn gọn.  Ma trận tương quan của các biến số kèm theo nhận xét ngắn gọn.  Nhận xét về chất lượng của dữ liệu và sự tương thích giữa giả thiết ban đầu và quan hệ của các biến số dựa trên ma trận tương quan.  Kết quả ước lượng sơ bộ mô hình. Các khiếm khuyết của mô hình và dự kiến biện pháp khắc phục (Khắc phục đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi, tương quan chuỗi ).  Các kết luận và đề xuất liên quan đến chủ đề của đề tài. 3. Bản báo cáo hoàn chỉnh Ngày nộp: Hình thức: Không cần trình bày với hình thức quá cầu kỳ và tốn kém, chỉ cần là bản in quy cách như sau:  Có đánh số trang  Khổ chữ (size): 12 14 2  Font: Chấp nhận các font dễ đọc của bất cứ bảng mã nào . Ví dụ: VNI for Window: Vni-Times, Vni-Helve-condense, ABC: .VNTime, .VNBook-Antiqua Unicode: Times New Roman, Arial Narrow Tuyệt đối tránh dùng các font gây rối mắt như : VNI-Thuphap, Script,Angiang, . Biên (Margin):  Lề trái: 1.25” hay 3,17 cm  Các lề còn lại: 1 “ hay 2,54 cm. 2 Handout này được soạn thảo bằng bảng mã Unicode, font Times New Roman, size 12.

pdf4 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn làm bài tập nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Kinh tế lượng Niên khóa 2004-2005 Handout 4 Hướng dẩn làm bài tập nhóm Khoá 19 Biên soạn: Lê Tấn Luật Last printed 8/17/2011 9:46 PM 1 / 4 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP NHÓM A. Yêu cầu và tác dụng của bài tập nhóm Yêu cầu Bài tập nhóm này mang tính chất của một đề tài nghiên cứu thực nghiệm sử dụng kỹ thuật hồi quy bội. Từng nhóm sinh viên theo chỉ định sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu và từ chủ đề này tự chọn lấy MỘT (hoặc một số) biến phụ thuộc và các biến độc lập, tự thu thập số liệu và xây dựng mô hình hồi quy với các kỹ thuật hồi quy được học trong chương trình. Sau khi hoàn tất việc xây dựng mô hình nhóm nghiên cứu phải nộp bản báo cáo tóm tắt và sử dụng đèn chiếu (Overhead) hoặc PowerPoint để báo cáo kết quả nghiên cứu. Tác dụng Bài tập này nhằm rèn luyện cho Anh(Chị) làm nắm vững các khái niệm cơ bản của kinh tế lượng, phát huy tinh thần làm việc tập thể, tạo tính chủ động trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng môn học. Nhân bài tập này, Anh(Chị) có thể thực hiện được nghiên cứu về đề tài mà nhóm mình quan tâm. B. Hướng dẫn chung Chủ đề nghiên cứu Từng nhóm sinh viên sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu. Không giới hạn chủ đề nghiên cứu nhưng khuyến khích chọn các chủ đề liên quan đến các môn đã được học và ở tầm mức vừa với năng lực nghiên cứu hiện tại, thời gian và khả năng tài chính của các Anh(Chị). Đồng thời chủ đề nghiên cứu của nhóm cũng phải là chủ đề mà tất cả các thành viên của nhóm chấp nhận. Từ chủ đề này chọn biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc Do giới hạn của chương trình nên biến phụ thuộc phải là biến định lượng1. Biến độc lập Nhóm nghiên cứu sẽ tự chọn các nhân tố tác động lên biến phụ thuộc làm biến độc lập. Biến độc lập có thể là biến định lượng hoặc biến định tính nhưng phải có ít nhất một biến định lượng. Trên biến định tính nhóm nghiên cứu có thể sử dụng biến giả, biến tương tác hoặc kết hợp cả hai. Nguyên tắc chung trong lựa chọn biến Biến phụ thuộc được chọn phải sát với chủ đề nghiên cứu. Biến độc lập phải được chọn một cách cẩn thận sao cho:  Có thể phát biểu bằng lời để giải thích tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.  Các biến độc lập được chọn là các nhân tố chính tác động lên biến phụ thuộc. Phải phát biểu về quan quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc một cách rõ ràng. Phát biểu này có thể là:  Lý thuyết kinh tế hoặc một môn học khác có liên quan.  Giả định dựa trên sự suy luận hợp lý. Các biến phụ thuộc và biến độc lập phải  Được định nghĩa rõ ràng với đơn vị đo lường cụ thể hoặc được phân loại một cách rõ ràng.  Dễ tìm hoặc dễ điều tra. Mô hình dự kiến ban đầu và mô hình cuối cùng thường khá khác biệt do cơ sở lý thuyết ban đầu có thể không thực sự đúng hoặc do vấn đề hạn chế của dữ liệu. Anh(Chị) hãy nhớ ghi chú lại quá trình xây dựng mô hình để rút ra bài học cho chính mình. Nên nhớ, không được “đào mỏ dữ liệu”, nghĩa là không được áp dụng các kỹ thuật kinh tế lượng và thủ 1 Hoàn toàn có thể thực hiện hồi quy trên biến phụ thuộc mang tính định tính. Tiêu biểu là các mô hình Logit, Probit,.. Nếu rất tâm đắc với đề tài thì giảng viên sẳn sàng hướng dẫn hồi quy định tính. Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Kinh tế lượng Niên khóa 2004-2005 Handout 4 Hướng dẩn làm bài tập nhóm Khoá 19 Biên soạn: Lê Tấn Luật Last printed 8/17/2011 9:46 PM 2 / 4 thuật Eviews để nhận được mô hình có ý nghĩa thống kê cao nhất mà không suy xét ý nghĩa kinh tế cũng như sự hợp lý của quá trình xây dựng mô hình. Tính chân thực của dữ liệu Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sử dụng cho mô hình phải được ghi chú rõ nguồn gốc và các phương pháp tổng hợp hay biến đổi dữ liệu nếu có. Đối với dữ liệu sơ cấp: Phải nêu rõ phương pháp chọn mẫu và phải lưu giữ phiếu điều tra cho đến khi kết thức môn học. Bất cứ hành động chỉnh sửa dữ liệu hoặc chỉnh sửa kết quả hồi quy đều không được chấp nhận. C. Tiến độ thực hiện 1. Đề cương nghiên cứu Hạn nộp: Đề cương này không được chấm điểm nhưng là cơ sở để giảng viên hướng dẫn nhóm tiếp tục nghiên cứu. Bản đề cương này phải nêu rõ ràng và ngắn gọn:  Tên đề tài  Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu  Danh sách các biến phụ thuộc và độc lập.  Nêu rõ biến nào đã có dữ liệu kèm theo nguồn gốc của dữ liệu, biến nào chưa tìm được số liệu và dự kiến khả năng tìm được(Không in dữ liệu kèm theo đề cương). 2. Kết quả sơ bộ Hạn nộp: Kết quả sơ bộ không quá 4 trang. Kết quả sơ bộ phải bao gồm các nội dung sau:  Mô tả dữ liệu và các trị thống kê mô tả tổng hợp kèm nhận xét ngắn gọn.  Ma trận tương quan của các biến số kèm theo nhận xét ngắn gọn.  Nhận xét về chất lượng của dữ liệu và sự tương thích giữa giả thiết ban đầu và quan hệ của các biến số dựa trên ma trận tương quan.  Kết quả ước lượng sơ bộ mô hình. Các khiếm khuyết của mô hình và dự kiến biện pháp khắc phục (Khắc phục đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi, tương quan chuỗi…).  Các kết luận và đề xuất liên quan đến chủ đề của đề tài. 3. Bản báo cáo hoàn chỉnh Ngày nộp: Hình thức: Không cần trình bày với hình thức quá cầu kỳ và tốn kém, chỉ cần là bản in quy cách như sau:  Có đánh số trang  Khổ chữ (size): 12  14  Font: Chấp nhận các font dễ đọc của bất cứ bảng mã nào2. Ví dụ: VNI for Window: Vni-Times, Vni-Helve-condense,.. ABC: .VNTime, .VNBook-Antiqua… Unicode: Times New Roman, Arial Narrow… Tuyệt đối tránh dùng các font gây rối mắt như : VNI-Thuphap, Script,Angiang,... Biên (Margin):  Lề trái: 1.25” hay 3,17 cm  Các lề còn lại: 1 “ hay 2,54 cm. 2 Handout này được soạn thảo bằng bảng mã Unicode, font Times New Roman, size 12. Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Kinh tế lượng Niên khóa 2004-2005 Handout 4 Hướng dẩn làm bài tập nhóm Khoá 19 Biên soạn: Lê Tấn Luật Last printed 8/17/2011 9:46 PM 3 / 4 Nội dung Trang bìa: Có tên nhóm tác giả, tên đề tài và ngày hoàn thành Báo cáo chính thức: Phần báo cáo chính thức không quá 5 trang với các nội dung sau:  Phát biểu vấn đề và lược khảo các nghiên cứu có liên quan  Cơ sở lý thuyết (hoặc giả thiết)  Thiết lập mô hình tổng quát  Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu  Ước lượng mô hình và kiểm định giả thiết  Diễn dịch kết quả  Kết luận và đề xuất  Các hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng nghiên cứu  Cảm ơn  Tài liệu tham khảo Ghi chú: trong phần báo cáo chính thức này nhóm phải diễn đạt bằng lời là chính, chỉ trình bày các phương trình và trị thông kê chính một cách thật đơn giản. Lưu ý là người đọc báo cáo có thể không có chuyên môn sâu về Thống kê và Kinh tế lượng. Bảng dữ liệu và kết quả tính toán được thể hiện ở phụ lục. Phụ lục:  Bảng dữ liệu tổng hợp dùng cho tính toán và nguồn gốc của từng biến số.  Trị thống kê mô tả tổng hợp  Ma trận tương quan  Kết quả hồi quy bằng Eviews hoặc Excel.  Kết quả kiểm định(đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi, ..) bằng Eviews nếu có.  Đóng góp của từng thành viên của nhóm vào đề tài. 4. Thuyết trình đề tài Ngày:  Thời lượng: tối đa 10 phút thuyết trình và 5 phút trả lời chất vấn.  Hình thức: Tùy chọn thuyết trình bằng phim đèn chiếu (Overhead) hoặc bằng Projector(sử dụng máy tính của giảng viên). D. Tiến độ và thang điểm Tiến độ Ngày hoàn thành Cơ cấu điểm Đề cương nghiên cứu 0% Báo cáo sơ bộ 5% Báo cáo hoàn chỉnh 10% Thuyết trình 5% E. Đánh giá Đối với báo cáo sơ bộ và báo cáo hoàn chỉnh: Báo cáo phải có hình thức trình bày được chấp nhận rộng rãi và có bố cục phù hợp, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, ít lỗi chính tả, lỗi đánh máy và văn phạm. Làm nỗi bật được chủ đề nghiên cứu, kết quả đạt được và các kết luận rút ra từ nghiên cứu. Đối với bài thuyết trình: Thuyết trình ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được nội dung và kết quả nghiên cứu. Thể hiện sự tham gia đồng đều của cả nhóm vào việc thực hiện đề tài. F. Các lưu ý khác Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Kinh tế lượng Niên khóa 2004-2005 Handout 4 Hướng dẩn làm bài tập nhóm Khoá 19 Biên soạn: Lê Tấn Luật Last printed 8/17/2011 9:46 PM 4 / 4 Những hành vi sau được xem là vi phạm nguyên tắc nghiên cứu khoa học và cũng là vi phạm quy chế học tập và sẽ bị xử lý theo đúng quy chế:  Copy lại công trình của tác giả khác.  Sử dụng số liệu không rõ nguồn gốc.  Chỉnh sửa số liệu và/hoặc kết quả ước lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHướng dẫn làm bài tập nhóm.pdf
Tài liệu liên quan