Đề cương ôn tập thi học kì 2- Môn vật lý 11

Câu 1.Từ trường đều là gì? Đặc điểm đường sức của từ trường đều? Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểmCác đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.Ví dụ: từ trường đều có thể tạo ra giữa 2 cực của nam châm hình chữ U Câu 2.Lực Lo-ren-xơ là gì? Biểu thức. Mọi hạt mang điện tích chuyển động trong một từ trường, đều chịu tác dụng của lực từ. Lực này được gọi là lực Lo-ren-xơ. + Độ lớn: f = Bv|q|sinα Trong đó: q là điện tích của hạt (C); v là vận tốc chuyển động của điện tích (m/s)

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6632 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi học kì 2- Môn vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kì 2- Môn vật lý 11 Học sinh: Lớp: A/ LÝ THUYẾT Từ trường đều là gì? Đặc điểm đường sức của từ trường đều? Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm Các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau. Ví dụ: từ trường đều có thể tạo ra giữa 2 cực của nam châm hình chữ U Lực Lo-ren-xơ là gì? Biểu thức. Mọi hạt mang điện tích chuyển động trong một từ trường, đều chịu tác dụng của lực từ. Lực này được gọi là lực Lo-ren-xơ. + Độ lớn: f = Bv|q|sinα Trong đó: q là điện tích của hạt (C); v là vận tốc chuyển động của điện tích (m/s) Từ thông là gì? Biểu thức tính từ thông Từ thông là đại lượng đặc trưng cho số đường sức từ xuyên qua bề mặt S của một khung dây, được tính theo công thức: Trong đó: Φ là từ thông –Wb (Vê be), B là cảm ứng từ (T) S là diện tích của khung dây (m2), α là góc tạo bởi và pháp tuyến của S. Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Thế nào là dòng điện cảm ứng? Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng khi từ thông Φ qua khung dây biến thiên thì trong khung dây xuất hiện dòng điện Dòng điện xuất hiện trong mạch kín khi có hiện tượng cảm ứng điện từ gọi là dòng điện cảm ứng Ic. Suất điện động cảm ứng là gì? Phát biểu định luật Faraday về suất điện động cảm ứng. Biểu thức. Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ. Định luật Faraday về suất điện động cảm ứng : Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó hay Trong đó là độ biến thiên từ thông (Wb), khoảng thời gian từ thông biến thiên (s) ec là suất điện động cảm ứng (V) Hiện tượng tự cảm là gì? Suất điện động tự cảm là gì? Năng lượng từ trường sinh ra trong ống dây? Hiện tượng tự cảm : Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch kín. Suất điện động cảm ứng trong mạch xuất hiện do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. Biểu thức hay Trong đó là độ biến thiên cường độ dòng điện (A) khoảng thời gian dòng điện biến thiên (s) etc là suất điện động tự cảm (V) L là độ tự cảm của mạch (H- henry) Năng lượng từ trường sinh ra bên trong ống dây : W là năng lượng từ trường (J) L là độ tự cảm (H), i là cường độ dòng điện (A) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị lệch phương (gãy khúc) khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. + Tia khúc xạ nằm trong mặt phằng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi: = hằng số Định luật KXAS dạng đối xứng: n1.sini = n2.sinr Với: n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới i là góc tới n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ r là góc khúc xạ Chiết suất tỉ đối của 2 môi trường là gì ? Tỉ số không đổi trong định luật khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (chứa tia tới): = n21 + Nếu n21 > 1 (hay n2> n1) thì r < i : góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ta nói môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1. + Nếu n21 i : góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Ta nói môi trường 2 chiết quang kém môi trường 1. Chiết suất tuyệt đối của môi trường là gì ? Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không. Chiết suất của chân không bằng 1. Mối quan hệ giữa chiềt suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối: Phát biểu nguyên lý thuận nghịch của chiều truyền tia sáng. Anh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó. Từ tính thuận nghịch của của sự truyền ánh sáng ta có: Định nghĩa cảm ứng từ B ? Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng diện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.B = Đơn vị của cảm ứng từ : tesla (T). Đặc điểm của vec-tơ cảm ứng từ ? + Hướng của : Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. + Dộ lớn B = với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ I đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó. Hiện tượng tự cảm là gì? Hiện tượng tự cảm : Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch kín. Công thức độ tự cảm của ống dây. Giải thích. Đơn vị đo độ tự cảm là gì? Độ tự cảm được tính bởi: Trong đó: N là số vòng dây l là chiều dài ống dây (m), S là tiết diện của ống dây (m2) L là độ tự cảm (H) Lăng kính là gì? Tính chất của tia sáng khi truyền qua lăng kính. Vẽ đường đi của tia sáng qua lăng kính Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác. Một lăng kính được đặc trưng bởi 2 yếu tố: Góc chiết quang A và Chiết suất n của lăng kính. Tính chất của tia sáng khi truyềnqua lăng kính: tia ló ra khỏi lăng kính bao giờ cũng lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới. Các công thức của lăng kính. Trong đó: i1 là góc tới i2 là góc ló A là góc chiết quang của LK D là góc lệch giữa tia tới và tia ló sini1 = n.sinr1 A = r1 + r2 sini2 = n.sinr2 D = i1 + i2 – A Thấu kính là gì ? Định nghĩa độ tụ ? Định nghĩa số phóng đại của ảnh ? Nói rõ các quy ước về dấu của d, d’, f, k. Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng. Định nghĩa Độ tụ: D = + Trong đó: f tính bằng mét (m) là tiêu cự của thấu kính + Đơn vị của độ tụ là điôp (dp) Số phóng đại ảnh được định nghĩa như sau: + Nếu k > 0: ảnh và vật cùng chiều; + Nếu k < 0: ảnh và vật ngược chiều. Qui ước dấu: f > 0 : TK hội tụ. f < 0 : TK phân kì. d > 0 : vật thật d < 0 : vật ảo d’ > 0 : ảnh thật d' < 0 : ảnh ảo b/ CÁC CÔNG THỨC CẦN GHI NHỚ: 1/ Từ thông Φ=B.S.cosα Trong đó: Φ là từ thông –Wb, B là cảm ứng từ (T) S là diện tích của khung dây (m2), α là góc tạo bởi và pháp tuyến của khung dây. 2/ Suất điện động cảm ứng Trong đó ec là suất điện động cảm ứng (V) Φ1 là từ thông lúc sau (Wb), Φ2 là từ thông lúc đầu (Wb), Δt là khoảng thời gian từ thông biến thiên (s) 3/ Suất điện động tự cảm Trong đó etc là suất điện động tự cảm (V) i1 là cường độ dòng điện lúc sau (A), i2 là cường độ dòng điện lúc đầu (A), Δt là khoảng thời gian từ thông biến thiên (s) 4/ Năng lượng từ trường W là năng lượng từ trường (J) L là độ tự cảm (H) i là cường độ dòng điện (A) 5/ Định luật khúc xạ ánh sáng n1.sini = n2.sinr Với: n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới i là góc tới n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ r là góc khúc xạ 6/ Các công thức Thấu kính a/ Độ tụ: f : mét (m); D: điốp (dp) Qui ước: f > 0 : TK hội tụ. f < 0 : TK phân kì. d > 0 : vật thật d < 0 : vật ảo d’ > 0 : ảnh thật d' < 0 : ảnh ảo b/ Vị trí vật (d)- Vị trí ảnh (d’) Công thức về vị trí ảnh - vật: à à ; c/ Công thức về độ phóng đại ảnh: ; * k > 0: ảnh, vật cùng chiều; *k < 0: ảnh, vật ngược chiều. *| k | > 1: ảnh cao hơn vật; *| k | < 1: ảnh thấp hơn vật; *| k | = 1: ảnh can = vật d/ Khoảng cách giữa vật và ảnh l= |d+d’| C/ BÀI TẬP ÔN TẬP Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích giới hạn là S = 5cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm với véc tơ mợt góc a = 30o. Tính từ thông qua diện tích S Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10–4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng Wb. Tính góc hợp bởi mặt phẳng của hình vuông đó với vectơ cảm ứng từ . Cuộn dây dẫn dẹt hình tròn gồm 500 vòng, mỗi vòng có đường kính 20 cm. Cuộn dây được đặt trong một từ trường đều, vector vuông góc với các mặt phẳng chứa vòng dây và có độ lớn B = 2.10–3T a/ Xác định từ thông qua khung dây. b/ Cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian =10-2s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a=10cm, đặt cố định trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung.Trong khoảng thời gian s, cho độ lớn của tăng đều từ 0 đến 0,5T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung. Một khung dây phẳng, diện tích 20cm2,gồm 50 vòng đặt trong từ trường đều.Véc tơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn bằng 2.10-4T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi Cho một ống dây dài 60cm, đường kính 3cm, có 3500 vòng dây a/Tính độ tự cảm của ống dây? b/Cho biết trong khoảng thời gian 0,01s cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 1,5A đến 3A.Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây? Cho một ống dây dài,có độ tự cảm L=0,5H,điện trở thuần R=2.Khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua ống dây thì năng lượng từ trường trong ống dây là W=100J. Tính cường độ dòng điện qua ống dây? Một tia truyền trong một chất lỏng, đến mặt thoáng của chất lỏng và hợp với mặt thoáng một góc 600. Ta được tia phản xạ từ mặt thoáng và tia khúc xạ ra không khí vuông góc với nhau. Tính chiết suất của chất lỏng. Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Hãy tính giá trị của góc tới. Tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n dưới góc tới i = 450.Góc hợp bởi tia khúc xạ và phản xạ là 1050. Hãy tính chiết suất của n? Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh dưới góc tới i thì tia sáng bị lệch một góc α = 150. Chiết suất của thủy tinh là . Tính góc tới i và góc khúc xạ r. Một tia sáng truyền từ môi trường trong suốt 1 có chiết suất 1,5 sang môi trường trong suốt 2 có chiết suất . Biết tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc nhau. Hãy tính góc khúc xạ r và góc tới i? Ba môi trường trong suốt (1),(2),(3) có thể đặt tiếp giáp nhau.Với cùng góc tới i=600; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 450; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 300. Hỏi nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i thì góc khúc xạ là bao nhiêu? Một vật sáng AB=1cm đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f =20cm cho ảnh A’B’=2cm. Xác định vị trí của vật và ảnh. ảnh đó là thật hay ảo vẽ hình. Đặt vật AB = 2cm trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12cm, cách thấu kính một khoảng d = 12cm. Xác định vị trí, tính chất của ảnh. Vẽ ảnh Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có độ tụ D = + 5dp và cách thấu kính một khoảng 30cm. Xác đinh vị trí tính chất của ảnh. Vẽ ảnh Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có độ tụ D = - 5dp và cách thấu kính một khoảng 10cm. Xác định vị trí, tính chất của ảnh. Vẽ ảnh Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì tiêu cự 25cm, cách thấu kính 25cm. Xác định vị trí tính chất của ảnh. Vật AB = 2cm nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm cho ảnh A’B’ cao 8cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Vật sáng AB=2cm qua thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Tính khoảng cách từ vật tới thấu kính. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách giữa vật và ảnh Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20cm, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tính tiêu cự của thấu kính Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 TKHT có tiêu cự 20cm. Xác định vị trí của vật để có được ảnh cách vật 90cm. Cho 1 TKPK có tiêu cự 30cm. Xác định vị trí đặt vật để có được ảnh cách vật 125cm. Một cái cọc được cắm thẳng đứng trong một bể rộng chúa đầy nước. Phần cọc nhô lên mặt nước dài 0,6m. Bóng của cái cọc ở trên mặt nước là 0,8m; ở dưới đáy bể bài 1,7m. Tìm chiều sâu bể? Chiết suất cỉa nước là 4/3 Cho lăng kính tam giác ABC có góc A = 60; chiết suất n = ,bên ngoài là không khí. Chiếu tới mặt (AB) tia đơn sắc với góc tới i = 600, tia khúc xạ đi tới mặt (AC). Tính góc ló và góc lệch D giữa tia ló và tia tới. Lăng kính có chiết suất n = 1,5 và góc chiết quang A = 30. Một chùm tia sáng hẹp,đơn sắc được chiếu vuông góc đến mặt trước của lăng kính. Tính góc ló và góc lệch của chùm tia sáng. 1 lăng kính thủy tinh có chiết suất n , có tiết diên thẳng là 1 tam giác đều ABC, đặt trong không khí. Chiếu 1 tia sáng đơn sắc nằm trong mặt phẳng của tiết diện thẳng tới (AB) sao cho có tia ló ở (AC) với góc ló là 45. Tính góc lệch của tia tới và tia ló. C/ ĐỀ LUYỆN TẬP CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 11 NĂM HỌC 2010-2011: T ự luận 100%, gốm 2 phần: Phần 1: Lý thuyết (4 đ) gồm 2 đến 3 câu hỏi ngắn. Phần 2: Bài tập (6đ) gồm 2 bài: Phần Cảm ứng điện từ (3 điểm) Phần Quang học (3 điểm) ĐỀ 1 Từ thông là gì? Viết biểu thức tính từ thông, nói rõ các đại lượng và đơn vị của chúng. Hiện tượng tự cảm là gì? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. Viết biểu thức và nói rõ các đại lượng có trong biểu thức. Một ống dây có độ tự cảm 400mH. Dòng điện qua ống dây giảm đều từ 2A đến 1A trong thời gian 10-2 s. Suất điện động tự cảm sinh ra trong ống dây là bao nhiêu? Đặt vật sáng AB trước 1 TKPK tiêu cư 15cm cho ảnh cao bằng nửa vật. Xác định vị trí của vật và của ảnh. Nói rõ tính chất ảnh. Vẽ hình ĐỀ 2 Phát biểu định luật Faraday về suất điện động cảm ứng. Biểu thức. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Cuộn dây có 500 vòng , diện tích mỗi vòng S = 10 cm2 có trục song song với của từ trường đều . Tính Cảm ứng từ lúc đầu biết trong thời gian t = 10-2 s từ trường tăng đến 0,2T và suất điện động cảm ứng có độ lớn 5 V . Cho một thấu kính có độ tụ D= 4 dp, đặt một vật AB=2cm vuông góc với trục chính ở phía trước của thấu kính và cách thấu kính một khoảng là 30cm, ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính: a/Xác định vị trí, tính chất và độ cao của A’B’. b/AB ở vị trí nào trước thấu kính để ảnh A’B’ là ảnh ảo và cao hơn vật 3 lần. ĐỀ 3 Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Trình bày đường đi của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính? Ống dây dài l = 62,8 cm có 2000 vòng, vòng dây có diện tích , và có dòng điện I = 2 A đi qua . Độ tự cảm của ống dây. Tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây khi dòng điện tăng lên 2 lần trong thời gian t = 0,5s . Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có độ tụ D = - 5dp và cách thấu kính một khoảng 30cm. Xác đinh vị trí. tính chất, độ phóng đại của ảnh. Vẽ ảnh ĐỀ 4 a/Tính độ tự cảm của cuộn dây biết sau thời gian t = 0,01 s, dòng điện trong mạch tăng đều từ 2 đến 2,5 A và suất điện động tự cảm là 10 V. b/Một cuộn dây có năng lượng từ trường là 64.10-3J khi có dòng điện 0,5A chạy qua. Tính độ tự cảm của cuộn dây. Câu 1 (2 điểm) Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. Viết biểu thức định luật và nói rõ các đại lượng có trong biểu thức. Câu 2 (2 điểm) Suất điện động cảm ứng là gì? Phát biểu định luật Faraday về suất điện động cảm ứng. Biểu thức (nói rõ các đại lượng và đơn vị của chúng) Câu 3 (2 điểm) Cho một ống dây dài có độ tự cảm L=0,04H. Cho dòng điện có cường độ I=0,5 A chạy qua ống dây. Hãy : a/ Tính năng lượng từ trường trong lòng ống dây. b/ Trong thời gian 0,05s người ta cho cường độ dòng điện giảm đều về 0. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. Câu 4 (2 điểm) Vật sáng AB có chiều cao 2 cm qua thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần vật. Tính: a/ Khoảng cách từ vật tới thấu kính. b/ Độ cao của ảnh. Ảnh cách vật bao nhiêu? Câu 5 (1 điểm) Tia sáng truyền từ chất lỏng đến mặt thoáng của chất lỏng, hợp với mặt thoáng một góc 600 và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc nhau. Tính chiết suất của chất lỏng. Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a=10cm, đặt cố định trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung và độ lớn B=0,5T. a/ Tính từ thông qua khung dây dẫn. b/ Trong khoảng thời gian 0,05s cho từ trường giảm đều về 0. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương ôn tập thi học kì 2- Môn vật lý 11.doc